Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:07:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166971 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #80 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 03:51:09 pm »


    Gửi các bạn của DIỄN ĐÀN,

   Trước hết có vài  " nhời  " xin cáo lỗi với các CCB,
   Tháng rồi đi công tác ( không vào được Mạng ), rồi công việc dồn toa nên không tham gia được DIỄN ĐÀN. Cũng không vào tham dự hay chia vui cùng với bài viết của các BÁC.  Biết là chưa tròn việc  (  Đọc qua có bài các BÁC bàn về sự kiện ĐSQ Mỹ, rất nhiều tin mà  Ng luan cũng có thể cùng trao đổi như :  khu mả Tàu, đường Láng Hạ ... nhưng không tham dự được ) Mong  Các BÁC cho nợ và xin bù.
   Thoắt đã  tháng 8 rồi .  Để mở đầu Tháng xin gửi một đoạn " Trích nhật ký tháng 8 "  :

                         

       Trích nhật ký

      THÁNG 8

     Mở đầu cho tháng 8 là chúng tôi đã nhận nhiệm vụ đào chỉ huy sở ở  NHAN BIỀU  nam – Hành quân – Ba lô căng đầy lương khô . Thức ăn dồi dào lương khô & cơm sấy.
Tiểu đội THÍCH đi công tác sang  TC Quảng trị . Chúng tôi làm chỉ huy sở ở NHAN BIỀU – sau lại trở lại chỉ huy sở trung đoàn cũ  (  sông VĨNH PHƯỚC –  ghi chú ).
   
     THÍCH là người đầu tiên trong đại đội đã bị thương.
Có lẽ chiến dịch sẽ mở trong tháng 8 – Những trận đánh nảy lửa & những chiến công.
Đối với chúng tôi – Những người CB ( công binh ) thì chiến công không phải là con số địch đã bị giết, số xe tăng, máy bay cháy mà là số hầm anh đã đào , số lần vận tải số người đã đưa qua sông trong đêm tại bến vượt .  .....


 Nhớ  Quảng trị  tháng 8/1972 - đấy là tháng với những trận chiến  khốc liệt  để giữ lại từng tấc đất tại thành cổ QUẢNG TRI . Viết lại   dòng  này để cùng nhớ lại  về những đồng đội đã ngã xuống nơi đây.
Logged
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #81 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 02:10:50 pm »

Hôm nay trên báo"KINH TẾ &ĐÔ THỊ CUỐI TUẦN" sô149 (2583) báo của UBNDTP Hà Nội,có in truyện ngắn "Người lính ở chốt bãi mít Tích Tường Như Lệ" của tác giả Nguyễn Hữu Luân,do đã tham gia diễn đàn "Một thời  máu và hoa"Nên tôi đã  đọc những bài viết của chính tác giả cùng nhưng thành viên từng là đồng đội của tác giả trong những ngày chiến tranh tàn khốc của mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị nên cảm nhận truyện ngắn của Nguyễn Hữu Luân rất chân thực và xúc động.Những người lính từng tham gia chiến tranh giai phong đều có thể cảm nhận chiến tranh là bi kịch nhưng chiến tranh cũng là bi tráng,tổn thất đến không cùng nhưng can trường đến không cùng.Tất cả những cái đó trong truyện ngắn của Nguyễn Hữu Luân một người lính trực tiếp có mặt ngay tại bến vượt Tích Tương Như Lệ trông những ngày thang khốc liệt đó được sống  trở về và hôm nay kể lại thật sinh động đều có đủ  và tôi dám chắc rằng những cựu chiến binh của mùa hè đỏ lửa gần 40 năm trược nếu đọc thì cùng có cảm nhận như tôi.Tôi thấy tác giả Nguyễn Hữu Luân ngoài ý nghĩa văn chương ra cái chính là tri ân đông đôi những người lính mà tác giả sát cánh chiến đấu mà họ hi sinh trở thành vô danh ,nếu không có những dòng tri ân thiết thực đó có lẽ it người hình dung được họ dã chiến đấu và hi sinh như thế nào.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #82 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 09:58:30 am »

do đã tham gia diễn đàn "Một thời  máu và hoa"Nên tôi đã  đọc những bài viết của chính tác giả cùng nhưng thành viên từng là đồng đội của tác giả trong những ngày chiến tranh tàn khốc của mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị ....Những người lính từng tham gia chiến tranh giai phong đều có thể cảm nhận chiến tranh là bi kịch  và tôi dám chắc rằng những cựu chiến binh của mùa hè đỏ lửa gần 40 năm trược nếu đọc thì cùng có cảm nhận như tôi.Tôi thấy tác giả Nguyễn Hữu Luân ngoài ý nghĩa văn chương ra cái chính là tri ân đông đôi những người lính mà tác giả sát cánh chiến đấu mà họ hi sinh trở thành vô danh ,nếu không có những dòng tri ân thiết thực đó có lẽ it người hình dung được họ dã chiến đấu và hi sinh như thế nào.
                Gửi  TANTRAO, các CCB và các bạn đọc,
 Nhân đọc những lời của Tân trào, tôi  xin được đôi lời ở đây về những suy nghĩ của  mình -  về những bài đã viết và sẽ viết trên diễn đàn.  Trở về đi học từ chiến trường Quảng trị, tôi đã nhen nhóm ý định sẽ viết lại những điều đã được chứng kiến : được nhìn, được nghe và được kể lại trong trận chiến năm ấy. Và tôi nghĩ rằng đó là một việc phải làm vì những người đã nằm xuống ( trong đó có đồng đội của tôi như LS Lê văn Huỳnh, Nguyễn văn Thiệm ...) đã không thể nói hay kể lại được nữa và tôi phải thay họ, kể về họ - những người mà sự hy sinh rất anh hùng nhưng đối với họ là điều bình thường. và tôi cũng muốn kể lại dưới dạng một câu chuyện, có các bối cảnh và không gian để người đọc có thể hình dung được cuộc chiến khốc liệt Quảng trị năm ấy là thế nào  với  bản  chất " lính"  và vì thế có thể nó tạo ra cảm giác mất mát , hy sinh,  trong  mỗi câu chuyện đều có kể về người  LS nào đó. Không thể viết khác được khi tôi viết lại những sự kiện của chính những người LS ấy - Tôi đã viết những bài đầu tiên trên diễn đàn khi Bác LXT cho tôi địa chỉ  QSVN- Máu và hoa.
  Và tôi đang cố gắng với  từng việc một  làm  những dự định ấy. Hẹn được  gặp ,trao đổi và chia sẻ với các CCB và các bạn trên diễn đàn. " Dàn đồng ca của những CCB năm xưa "
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #83 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 09:12:49 pm »

                             TẢN MẠN CỦA LÍNH CÔNG BINH    ( tiếp)
                      NHỮNG TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU CỦA LÍNH CÔNG BINH C17 TẠI QUẢNG TRỊ

  Trong những ngày tháng 8/1972 và những ngày tháng tiếp sau cho đến ngày đình chiến. Những người lính công binh C17 ngoài những vũ khí của  1 người  lính trận như : AK 47, lựu đạn ....,  lính Công Binh còn phải kèm theo các khí tài của mình. Có 2 loại trang bị phục vụ chuyên là : xẻng- cuốc : dùng khi đào hầm cho Trung đoàn bộ và xuồng cao su phục vụ bên vượt tại NHAM BIỀU, rồi đến TÍCH TƯỜNG và NHƯ LỆ.
Nhớ lại ngày ấy , tôi  gửi lên bức ảnh về 2 khí tài mà công binh C17 chúng tôi đã man g theo và phục vụ cho cuộc chiến tại Quảng trị.
1- Xuồng cao su : - Bình thường xả hơi ra và gấp lại cất vào hầm gần bến vượt ( ảnh 1), sau khi bơm xuồng sẽ căng thì sử dụng các khóa để ngăn thành bốn ngăn( có 2 khóa ở giữa thân và 2 khóa ở đầu và cuối)  - Ảnh 2. Hình ảnh chiếc xuồng đã sẵn sàng cho vượt sông ( Ảnh 3).
Ảnh dưới đây là chiếc xuồng cao su giống như CB đã sử dụng nhưng nhỏ ( 4 người ) . Chiếc của chúng tôi có thể chở được 10 người
                ẢNH 1: xuồng sau khi xả hết khí                                             ẢNH 2: Khóa van để ngăn khoang  
   
                              ẢNH 3 : Xuồng đã sẵn sàng chiến đấu                                                                                         
                     ( Còn tiếp )
pg[/img]                                                                     
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 11:40:28 am »

     
NHỮNG TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU CỦA LÍNH CÔNG BINH C17 TẠI QUẢNG TRỊ

  Khi ở bến Vượt Nhan biều công binh C17 phối hợp với công binh của các đơn vị khác vận tải -chuyển quân và tiếp tế cho  cuộc chiến đấu  tại Th Cổ Quảng trị.
  Sau thời gian củng cố và trở lại chiến đấu, C17 nhận nhiệm vụ phối thuộc với tiểu đoàn bộ binh thuộc E95 ( cuối t10- t11/72), C17 tham gia hướng dẫn kỹ thuật cài mìn để tăng cường phòng thủ tại bờ Bắc Thạnh hãn. Những ngày cuối năm 1972, E95 tiến hành triển khai chiến đấu tại bờ Bắc Thạnh hãn khu vực Tích tường- Như lệ,  tiểu đội 6/ C17 do đ/c Luân phụ trách nhận nhiệm vụ lập bến vượt tại Tích tường phục vụ cho tiểu đoàn 6 BB. Sau biến cố tại chốt " bãi mít", D6 đã lệnh chuyển 1 đại đội bộ bính sang giữ chốt tại bờ Nam  Thạch hãn- khu vực bãi bồi - " Bãi mít" đối diện làng Tích tường ( Xem chuyện : Người lính ở chốt bãi Mít - Tích tường ).    A 6/ C17 đã trực tiếp tham gia  chiến đấu và vận tải tại bến vượt Tích tường. Cuối t12/72, E95 tham chiến tại Như lệ ( bờ nam  THạch Hãn ), tiểu đội 6/C17 triển khai tiếp bến vượt tại Như lệ. Tiểu đội chia đôi : bến vượt Tích tường do Đ/c Thu " già" phụ trách bến,  bến vượt Như lệ do đ/c Luân phụ trách với 2 tổ gồm: Hiện, Uyên, Thịnh , HUỲNH, THIỆM , trực tiếp tham gia  bến vượt - Mỗi bến được trang bị 1 xuồng cao su loại tiểu đội ( chở được tối đa 10 người ). Trong trận đánh dành lại chốt tại Như lệ ngày 2/1/73 (  ngay sau ngừng bắn tết DL 73), khoảng 17h30 khi chuẩn bị vượt sông,  chiếc xuồng  bị trúng đạn pháo.  Trong 4 người hy sinh có 2 CS của A6 :LS HUỲNH và THIỆM hy sinh tại bến. Chỉ còn Luân bị thương,C17( tiểu đội đ/c Thảo ) hôm đó đã phải hủy kế hoạch đánh cầu tại Như lệ ( Sẽ kể lại  trong một câu chuyện - dịp khác) . Bến vượt Như lệ sau đó được bổ xung nhân lực và cùng với bến Tích tường duy trì phục vụ cuộc chiến đấu tại Tích tường - Như lệ cho đến khi ký hiệp định Pa ri 1/73.
                                                                                                                                                           ( Còn tiếp )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #85 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 11:08:18 am »

 
    Gửi các CCB Quảng trị 1972,
 
   Ngày mai 2/9/2011- Những CCB  năm xưa hành quân về thăm lại Quảng trị . Những mảnh đất, địa danh và con người đã mãi mãi gắn bó, được ghi trong ký ức các cựu binh. Thăm lại nơi chiến trường đẫm máu " Thành cổ Quảng trị ", dòng sông Thạch hãn, những thôn làng, bãi sông, ngọn đồi nơi những đồng đội của chúng ta đã hy sinh trong trận chiến 1972 ấy.
Trước chuyến đi đầy kỷ niệm , tôi xin gửi lên đây bức ảnh để chúng ta cùng ngắm lại dòng sông Thạch hãn, thị xã Quảng trị hiện tại.

           
                         
                   Quảng trị - Thạnh hãn - Nhan biều -Tích tường -Như lệ 
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #86 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 12:14:04 pm »


   Gửi các CCB Quảng trị 1972,
 
   Ngày mai 2/9/2011- Những CCB  năm xưa hành quân về thăm lại Quảng trị . Những mảnh đất, địa danh và con người đã mãi mãi gắn bó, được ghi trong ký ức các cựu binh. Thăm lại nơi chiến trường đẫm máu " Thành cổ Quảng trị ", dòng sông Thạch hãn, những thôn làng, bãi sông, ngọn đồi nơi những đồng đội của chúng ta đã hy sinh trong trận chiến 1972 ấy.
Trước chuyến đi đầy kỷ niệm , tôi xin gửi lên đây bức ảnh để chúng ta cùng ngắm lại dòng sông Thạch hãn, thị xã Quảng trị hiện tại.

            
                          
                   Quảng trị - Thạnh hãn - Nhan biều -Tích tường -Như lệ  

@nguyenhuuluanc17: Ngày mai bác là 1 trong 5 cựu SV-CS của 5 trường ĐH nhập ngũ 6/9/71 vào làm lễ dâng hoa tại đài SV-CS của ĐH BK trước khi xuất phát. Bác phải có nhiệm vụ ghi lại những hình ảnh đầu tiên về hành trình của chúng ta để chuyển tải thông tin lên diễn đàn QSVN cho kịp thời.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #87 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 06:15:10 pm »

Gửi  các CCB,
Tôi xin chuyển lên diễn dàn thông tin về  lễ Kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ của các CSV_CS,  với một chương trình tổng hợp gồm :
CT1- Thành cổ Quảng trị - trái tim bạn & tôi
CT2- Ga la “ Ấm tình đồng đội “ và “ Một thời để Nhớ “
CT3- Lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ
Để chuyển đến các Bác thông tin “ sốt dẻo”, tôi thông tin về CT3 trước . Lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ 6/9/71 – 6/9/2011 được tổ chức tại hội trường ĐHBK hà nội với hơn 400 CSV_CS đến dự. Khách mời có nguyên TBT Lê Khả Phiêu,   UV BCT -Đinh Thế HUYNH, đại diện trường ĐHBK hà nội, đại diện UBND tỉnh Quảng Trị, Trường THCS thành cổ Quảng trị , và  nhiều các bạn bè , đồng đội đã đến dự.
Toàn cảnh hội trường – và biểu diễn văn nghệ của buổi lễ :

Ghi nhận đóng góp của các CCB trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ QT, UBND tỉnh đã trao tặng kỷ niệm chương “ Bảo vệ thành cổ “ cho 156 CCB ( đợt này) . Lễ trao kỷ niệm chương cho đại diện của nhóm CCB các trường ĐH tại Hà nội và các quân binh chủng diễn ra trang trọng và tình cảm

Lễ trao tặng phẩm kỷ niệm 40 năm nhập ngũ cho  CSV_CS , đại diện của nhóm CSV-CS các trường ĐH tại Hà nội và các quân binh chủng tiếp nhận và chụp ảnh kỷ niệm.

Tặng phẩm là hình ảnh thu nhỏ tượng đài chứng tích sinh viên được xây dựng tại bảo tàng thành cổ năm 2002:
         
Với tình cảm sâu nặng và tấm lòng yêu thương với Thị xã Quảng trị, CSV-CS đã xây dựng quĩ “Thành cổ Quảng trị - trái tim bạn & tôi”  cho trường THCS thành cổ Quảng trị để khuyến khích các học sinh học giỏi, chăm ngoan, ươm mầm tài năng xây dựng Quảng trị.   Nguyên TBT LÊ KHẢ PHIÊU trao tiền tài trợ xây dựng quĩ với số tiền tổng 100 triệu đồng cho HT trường THCS quảng trị:
             
Các CSV-CS chụp ảnh lưu niệm để nhớ về một thời máu lửa, sống chết bên nhau :

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #88 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 09:41:05 pm »


Trở lại thăm Quảng trị lần này, ngoài dự lễ cúng cơm, Cầu siêu và  dự trai đàn chẩn tế - thả hoa đăng tại thành cổ QT. Đoàn chúng tôi đi viếng nghĩa trang liệt sỹ Đường 9,  thắp hương cho  các đồng đội,   LS  của C17 chôn tại nghĩa trang Quảng trị.
Nhớ lại ngày ấy :  Cuối tháng 10/72 sau khi ra củng cố chúng tôi trở lại chiến đấu, CTV đại đội hy sinh trên đường hành quân. C17 của tôi bị khuyết CTV hơn 2 tháng. Chính trị viên Lê Văn Lan vừa từ Bắc vào, nhận nhiệm vụ dẫn tiểu đội A1 xuống đánh cầu bên Như lệ.Tại  bến vượt Như lệ ngày 2/1/73 (  ngay sau ngừng bắn tết DL 73), khi chuẩn bị vượt sông,  chiếc xuồng  bị trúng đạn pháo.  Trong 4 người hy sinh tại bến có :
Hai  của A6  LÊ VĂN HUỲNH và  NGUYỄN VĂN THIỆM.
Hai  của ban chỉ huy C17 là CTV LÊ NGỌC LAN và liên lạc CHUYÊN.  Năm 2002 được nhóm đi tìm hài cốt LS của CCB C17 ( Cường, Sơn cụt, Hiện, Đạo ) tìm thấy  hài cốt của HUỲNH,THIỆM &CTV Lê Ngọc Lan . ANH được đưa về  chôn tại nghĩa trang Quảng trị.

Tôi đến viếng LS- CTV LÊ NGỌC LAN,  sau 39 năm từ ngày Anh hy sinh. Đằng sau ngôi mộ của ANH còn rất nhiều ngôi mộ khác vẫn còn “ CHƯA BIẾT TÊN “

Mộ Liệt sỹ  LÊ NGỌC LAN tại nghĩa trang  Quảng trị

   

Và  người duy nhất còn lại trên chiếc xuồng năm xưa ấy ,  thắp nén hương  trên mộ –  tưởng nhớ  người đồng đội  –  LS-CTV LÊ NGỌC LAN

   

Phút mặc niệm ấy như kéo dài vô tận … để nghĩ về những đồng đội khác vẫn chưa tìm thấy,  còn nằm đâu đấy;    Các ANH đang ở đâu ??
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2011, 10:16:59 am »

        CHUYỆN  VỀ  NGƯỜI LIỆT SỸ-  CSV_ CS  CỦA C17

Kỷ niệm 40 năm ngày các CSV xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, chúng tôi   những CSV-CS của Trung đoàn 95 anh hùng  trở lại mảnh đất Quảng trị với địa danh đã đi vào lịch sử của trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã  Quảng trị  :  Sông Thạch hãn, Thành cổ, Nhan biều , Tích tường , Như lệ … và còn bao địa danh khác đã thấm máu của những đồng đội đã nằm xuống nơi đây.
Đã có  2 lớp CSV –CS của 2 trường đạị học : Mỏ- địa chất và Xây dựng với  số  lượng 20 người  đã biên chế, làm nòng cốt cho C17- E95 và  cộng với 3 CSV_CS  là cán bộ khung nhập ngũ 1970 ( Sang, Tuyết, Cử ),  tổng  số là 23  CSV-CS đã từng có mặt  trong giai đoạn 1/72 đến 2/73 của đại đội công binh C17/95 ( Quân số nhiều nhất của C17 mới có 60 người –  biên chế 2 trung đội ). Điều này cho ta  hình dung  về sự tham gia của các CSV – CS trong thời điểm ác liệt nhất của chiến tranh cũng như  việc huy động  tổng lực về con người cho Quân đội .
Và trong cuộc chiến đấu tại Quảng trị C17  đã có 3 CSV- CS  hy sinh. Tất cả đều hy sinh tại Quảng trị và đều là CSV của đại học Xây dựng (  Huỳnh , Sản , Được ) –  nó càng khẳng định  trận chiến tại Quảng trị  là ác liệt và tổn thất là cao nhất –   Trong số 17 CSV- CS còn đó ( không tính CB khung ) một số  đã  đi học sỹ quan , còn lại đều  trở lại trường ĐH  học tập (  3 cán bộ khung  sau đi học sỹ quan, riêng  A. Cử,  chuyển sang  Chỉ huy bộ binh – đã hy sinh tại Chiến trường K ).
2 liệt sỹ  :  HUỲNH và  SẢN  đã tìm được hài cốt và đưa về địa phương an táng. Riêng LS  ĐƯỢC cho đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.   
 NHỚ VỀ QUẢNG TRỊ, tôi nhớ đến LS ĐƯỢC. Và hôm nay xin kể tiếp câu truyên về LS, Một con người cụ thể ấy. Để trọn câu truyện xin trích lược phần đầu  từ :

Trích truyện   “    CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (6) “   LXT –   Một thời máu và hoa – Phần 1

Chúng tôi đi B vào một ngày cuối tháng 7/1972 (có lẽ là ngày 27/7 thì phải). Chặng đường hành quân đi B tôi đã nói đến trong phần đầu của Ngược dòng ký ức. Anh Được, anh Oanh chia tay tôi ở Bãi Hà. Anh Oanh về d17 công binh của f325, anh Được cùng 9 người nữa về c17 công binh/e95/f325. Chúng tôi về e101/f325 ở cánh Đông Quảng Trị.

Anh Được hy sinh ngày 18/1/1973 chỉ trước khi HĐ Paris có hiệu lực có 10 ngày. Lê Cường và anh em c17 có kể lại hôm đó anh Được cùng 3 người khác (2 bộ binh, 1 trinh sát) sang đồi Chè bên Tích Tường để tìm vị trí phóng bom thì bị lộ, cả 4 người hy sinh. Sau khi ký HĐ hai bên có tiếp xúc với nhau và lính địch cho biết có 4 xác quân ta để lại trong đó có 1 người trắng trẻo và có răng khểnh - đó là anh Được. Sau khi tôi trở lại đơn vị và nhận được tin anh hy sinh qua thư của bố tôi. Mãi đến khi trở về trường học gặp lại anh em bên c17/e95 mới biết đầy đủ tình tiết những anh em hy sinh bên đó....

Khi phường Cửa Nam khánh thành bia tưởng niệm các LS của phường tại chùa Chân Tiên (phố Lê Duẩn), bố tôi lúc đó là chủ tịch mặt trận tổ quốc phường Cửa Nam không thấy tên anh Được nằm trong danh sách các LS đã bảo tôi: "Con và các bạn đi tìm gia đình anh Được giờ ở đâu để hỏi xem nơi ở mới người ta có đưa tên tên anh vào bia LS không?".. Còn mẹ tôi trong lòng bà vẫn là hình ảnh anh Được và Cao Minh Sơn vào cái ngày chúng tôi đi B, bà chỉ dặn tôi mỗi lần đi Quảng Trị: "Nhớ tìm anh Được và thằng bé xinh trai ở Hải Phòng về".
....
chúng tôi liên lạc được với anh Thực - em trai út của anh Được. Anh Thực cho biết khi ông cụ thân sinh mất trong số giấy tờ để lại không hề tìm thấy những giấy tờ chứng nhận liệt sĩ của anh Được ...

Anh Được như tôi nói ở trên có người yêu tên là O. học cùng lớp. Trước khi đi B, O. đã lên thăm anh và họ đã dâng hiến cho nhau...O.mang trong mình giọt máu của anh Được, nhưng sau khi anh Được hy sinh một thời gian O.lấy chồng cũng là bộ đội. Khi O. mắc trọng bệnh, bạn bè học với nhau có đến thăm và biết O. có 2 con gái mà cháu lớn sinh năm 1973. O. không qua khỏi, sau khi sang cát cho O., người chồng đưa vợ và 2 đứa con về quê.
......   
Gặp anh Thực, chúng tôi cũng kể lại câu chuyện trên cho Thực được biết. Anh Thực cho biết thời gian anh Được đi B và sau này O. có hay đến nhà. Sau đó rồi không thấy đến có thể đã đi lấy chồng...Còn chuyện kia thì cũng không biết....

              PHẦN TIẾP THEO  CÂU CHUYỆN VỀ  ANH ĐƯỢC

Sau khi bị thương, 2/1973 Tôi chuyển về an dưỡng tại đoàn 869/ BTL thủ đô . Những ngày an dưỡng , tranh thủ những chủ nhật được về nhà , tôi đến chơi những gia đình có người thân là  đồng đội đang chiến đấu tai Quảng trị. Tôi đến nhà một người đồng đội ở phố tôi trước, anh ấy bị thương bị cắt mấy khúc ruột, phải nằm điều trị tại Quảng bình để gia đình yên tâm. Rồi tiếp đến là nhà Lê Cường - gia đình ở phố Nguyễn Lương Bằng – nối tiếp với phố của tôi. Tôi ngồi nói chuyện với gia đình về chiến đấu tại Quảng trị và tình hình của L Cường -  giờ đã ngừng bắn nên gia đình cũng yên tâm. Nhờ thông tin từ gia đình L Cường, tôi có địa chỉ và đến chơi nhà anh ruột của Hiền “ phệ” ở phố hàng Bông. Mất một thời gian, vẫn chưa đến được nhà của đồng đội khác,  không rõ là do chưa có địa chỉ hay thời gian thì một lần từ đoàn an dưỡng  về mẹ tôi gọi tôi lại hỏi chuyện.
Bà kể có một ông già ở Hà nội,  đã đến nhà  hỏi thăm tin tức về một người con trai học ĐH xây dựng, cùng đơn vị với tôi và L. Cường. Bác ấy biết tin tôi về do được gia đình L Cường cho biết.Tôi đoán là A. Được, rồi mẹ tôi cũng nói là bác ấy  muốn hỏi về tin về Được. Tôi nhờ mẹ tôi nhắn là Được vẫn còn sống ( tiểu đội của Được nhận nhiệm vụ đánh cầu bên Như lệ, chúng tôi đã  gặp nhau tại bến vượt ngay  hôm  xuồng trúng pháo – kế hoạch bị hủy – tôi bị thương rồi ra Bắc)
Ông mong tin con trai đang chiến đấu ở Quảng trị, có việc liên quan đến Được mà Bác ấy vẫn trăn trở mãi.  Bác thổ lộ với mẹ tôi là chuyện của  Được và O.
Một thời gian sau khi Được đi B, O. có đến nhà và nói chuyện với bố Được. O. đã mang trong mình giọt máu của Được và xin ý kiến : giữ lại hay bỏ (đó là trăn trở mà một người con gái lúc đó không thể  tự mình quyết định được ).
Không rõ Bác đã suy nghĩ thế nào, Lần O. đến sau đó Bác nói với O. là không giữ lại ( vì tương lai của O. hay còn lí do nào khác nữa ?).
Đấy là QĐ của bố Được còn QĐ của O. thì Bác không nói ?( không biết có hy vọng nào không ?)
Rồi thời gian sau khi biết tin Được hy sinh, Bác lại đến nhà nói chuyện với mẹ tôi. Bác tìm người để chia sẻ, ân hận về quyết định đó của mình - ( không biết sự việc đó có diễn ra như vậy không ? ) - đau khổ và  tự dằn vặt . Mẹ tôi cũng lựa lời để Bác ấy dịu nỗi trăn trở nhưng nỗi đau ấy vẫn không nguôi ngoai.
Giờ thì cả 3 người đã  về thế giới bên kia rồi . Chúng ta là người chứng kiến những mất mát,đau thương và cả dằng xé của chính con người ấy. Cầu chúc cho 3 linh hồn  được đoàn tụ trong vui vẻ và nếu thế giới bên kia  có tồn tại thì tôi cầu mong họ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, họ xứng đáng được hưởng  trên  cõi vĩnh hằng ấy .




Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM