Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166945 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 03:43:21 pm »

Một người lính công binh nữa mà tôi muốn  đề cập đến, là Anh Nguyễn Sơn Hiền K14C

     Khi chúng tôi học năm thứ tư đến đợt tập quân sự ( khoảng 1tháng) trong phòng tôi ở là hội 3Đ ( cái gì cũng được, bao nhiêu cũng được, lúc nào cũng được) gồm các cựu  chiến binh sinh viên trở về trường học tiếp, anh em sống với nhau rất vui vẻ; buổi tối hay đi chơi và nấu mỳ ăn với nhau vì chúng tôi là CB đi học và dân HN nên có điều kiện hơn.

     Hôm đó đang nấu mỳ ăn, thì anh Sơn Hiền và một số người nữa sang chơi ( mỗi người lúc nào cũng có một cái thìa ở túi quần sau lúc cần thì " chiến đấu ngay). Mỳ đang nấu thì báo động QS, phòng chúng tôi " đành phải nhờ "anh Hiền trông hộ nồi mỳ. Sau khi báo động xong vừa mệt vừa đói, Anh Cường bảo :" gửi trứng cho ác rồi".

        Khi về đến lán thấy bếp nguội tanh, anh Hiền và các bạn không cònở đó nữa mở nồi ra thấy các anh ấy rất "lịch sự" chỉ"chiến đấu" đúng nửa nồi, còn lại vẫn để dành cho chúng tôi một nửa. Khi đó mỳ chỉ nấu với cà chua và một ít mỳ chính thôi, nhưng đó là quá sang rồi. Đó là một câu chuyện vui để đời không bao giờ tôi quên được những năm tháng trở về học tiếp./
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2011, 08:36:47 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 09:00:34 pm »

       Một người lính công binh nữa mà tôi muốn  đề cập đến, là Anh Nguyễn Sơn Hiền K14C
     Khi chúng tôi học năm thứ tư đến đợt tập quân sự ( khoảng 1tháng) trong phòng tôi ở là hội 3Đ ( cái gì cũng được, bao nhiêu cũng được, lúc nào cũng được)  .... 
   Hôm đó đang nấu mỳ ăn, thì anh Sơn Hiền và một số người nữa sang chơi . Mỳ đang nấu thì báo động QS, phòng chúng tôi " đành phải nhờ "anh Hiền trông hộ nồi mỳ. Sau khi báo động xong vừa mệt vừa đói, Anh Cường bảo :" gửi trứng cho ác rồi".
        Khi về đến lán thấy bếp nguội tanh, .... mở nồi ra thấy các anh ấy rất "lịch sự" chỉ"chiến đấu" đúng nửa nồi, còn lại vẫn để dành cho chúng tôi một nửa. Khi đó mỳ ..... Đó là một câu chuyện vui để đời không bao giờ tôi quên được những năm tháng trở về học tiếp./
     Gửi các bác CCB DHXD,
  Trả lời thay hộ Bác Hiền[/color] : - Thứ nhất là tại sao các bác đã là CCB chiến đấu rồi lại còn tập quân sự nữa - nên mới đến nỗi như thế  ( mỳ chín lại bỏ đi), Chứ Bộ đội này về đi học không phải tập quân sự ( miễn hẳn hoi ). Việc này không phải là vì  Bác Hiền đâu, " Mỡ để miệng mèo" thì ai cũng thế  Huh ( Chứ không phải là " trứng để cho ác" đâu ) , Bác ấy tên là " Hiền " mà lỵ ...  Smiley   Wink
Thứ nữa là Bác " Hiền " thì rất thính và quái.  Lúc vào chiến đấu Tiểu đội tôi có chuẩn bị được một ít "thịt bò kho khô" cất trong 2 thùng đạn đại liên, hành quân cử hẳn 1 cậu chuyên gánh. gặp  các tiểu đội khác không ai biết, đến lúc gặp Bác "Hiền " - Dừng lại tớ bảo Tí " Nói khẽ , chia cho bọn tớ nửa thùng nhé  Smiley. Cậu lính kêu " Tiểu đội trưởng ơi, A Hiền đòi xin một nửa thùng này". Thế mà cũng phải san 1/2 T cho Bác ấy đấy. ( mà cũng chỉ có Bác ấy lấy được thôi "_ Không cần phải dắt "cù dìa" trong túi đâu nhé  Smiley . Đến thế là cùng... Huh chứ nửa nồi Mỳ" không người lái" của Bác là cái đinh .  Bác ấy là " SƠN  HIỀN - Hiền núi đấy.
Tạm  trả lời Bác , hôm khác tôi xin hầu Bác nhiều chuyện về Bác " Hiền"...
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 11:00:56 pm »

Không những LC giúp người yêu của bạn mình làm đồ án trong khi bạn đang điều trị vết thương mà chính LC đã cõng Sơn băng qua bãi mìn khi Sơn bị dính mìn trong lúc đang rà phá mìn ở căn cứ Thành Tuy Hạ sau khi giải phóng SG. LC xứng đáng là thủ lĩnh của anh em chúng mình.
Dọc đường hành quân vào Nam, tôi và Sơn cùng tiểu đội do anh Được (K13C) làm a trưởng và anh Oanh (K12C) làm a phó ...
TÔI có lời chuyển tới các CCB DHXD : Tôi ngưỡng mộ đội hình CCB của các Bác. Các Bác đã gắn bó với nhau trong học tập, khi tham gia quân ngũ. Rồi cùng chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi, sống chết bên nhau.
Cho đến giờ ĐỘI HÌNH Ấy vẫn đang sát cánh bên nhau. Có thể nói đây là một " HỘI" Hàng đầu trong số các HỘI CCB trong các trường mà Tôi được biết : Có truyền thống, bề dày lịch sử,có hoạt động mang nhiều ý nghĩa và sâu rộng và đặc biệt vẫn thường xuyên phát triển không ngừng về nhiều mặt.
Xin chúc HỘI CCB DHXD ngày càng phát triển và mang lại nhiều niềm vui cho mọi người.
 Tôi xin gửi bức hình của HỘI  lên diễn đàn để diễn tả  đội hình hoành tráng  đó, với Bác Lê Cường ( CT) và Bác LÊ XUÂN TƯỜNG ( Mõ) , mời các Bác chiêm ngưỡng   ( L Cường - Sơn Hiền đứng canh nhau)           
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #63 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 11:06:07 pm »

Báo cáo vơí bác Luân,
         Chúng tôi cũng suy nghĩ như bác ; nhưng lúc đó ở trường tôi có qui định ( không hiểu do Bộ hay bộ môn quân sự của trường) phải những đồng chí nào có quân hàm Thượng úy thì mới được miễn ( lúc đó tổ trưởng bộ môn QS mới có  Đại úy)

        Thậm trí lớp tôi có Anh Nguyễn Công Nhân là một ca sĩ của Tuyên văn Quân đoàn 1 , khi Hiệu trưởng điều động đi thi văn nghệ của trường và cho miễn tập QS, mặc dù đoạt huy chương vàng cho trường với hai bài hát : Đường chúng ta đi ( nhạc Huy Du , thơ Xuân Sách ) và Gửi Việt trì Thành phố ngã ba sông của Hồ Bắc khi trở về vẫn bị Bộ môn riềng cho tới số, phải học lại QS.

        Khi đó Bác cường có cô em gái rất xinh, nhiều anh bạn cứ ngấp nghé xin làm em rể ( trong đó có Anh Hiền) Bác Cường nói vui :" Em thì em tao, của thì của nó, thằng nào khéo thì thằng ấy ăn". cuối cùng cũng chẳng ông nào "ăn" được . Thành ra bác Hiền quay về xin làm em rể anh Phùng Đến bây giờ nhắc lại chuyện cũ cả hội anh em vẫn cười.Bây giờ già rồi ai nấy đã yên bề gia thất, thỉnh thoảng nhắc lại chuyện thời trai trẻ cho vui./.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2011, 03:58:26 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #64 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 08:56:04 am »

XEM LÍNH PHÁO BẮN MÁY BAY  Ở TÍCH TƯỜNG    ( TIẾP )
 

Hôm sau lính  công binh sang chơi, kể lại cho tôi nghe. Khẩu đội pháo cao xạ  rất phấn khởi, bàn luận ghê lắm và ra quyết tâm- rồi đánh cuộc sẽ bắn rơi được VO10 tại Tích tường.
Tình hình chiến sự tại Tích tường lúc này vẫn im ắng. Yên lặng cả lúc đêm bởi những trận tập kích hầu như không thấy.  Cái im lặng như núi lửa đang tích tro  bụi chuẩn bị cho đợt phun trào mới.
Đêm ngồi gác, từ cửa hầm nhìn bầu trời, nghĩ lan man,  nhớ gia đình – bạn bè. Tìm phương Bắc, ngôi sao Bắc đẩu ở đâu trên bầu trời nhỉ ? Nhớ bài học địa lý, dựa vào chòm sao cái gàu ( Đại hùng tinh), chiếu theo cạnh của nó sẽ thấy sao Bắc đẩu .       Kia – nó đấy, nho nhỏ thôi nhưng sáng lấp lánh và không đổi hướng. Bao giờ kết Thúc Chiến tranh nhỉ ? Tụi lính chúng tôi Sẽ trở về mái trường xưa. Nghĩ lan man một lúc trời đã sáng lúc nào không hay.  Bắt đầu nghe tiếng ù ù của con VO10 đâu đó vọng lại, một ngày chiến đấu mới đã bắt đầu rồi.
Sau đợt bị bắn hụt, mấy hôm nay thấy con VO10 quần đảo gần khu vực chúng tôi rất rát. Nhiều  lần thấy nó  lượn xuống thấp như  cố tìm kiếm gì đó, song chúng cũng chưa phát hiện được điều gì. Tôi nghe lính kháo nhau  ta đã đưa máy chiếc tăng vào Tích tường, dấu gần chỗ chúng tôi. Tôi nhắc lính ngụy trang kỹ và không đi lại nhiều để  đảm bảo an toàn.
Bẵng đi vài hôm, như thường lệ  là chuẩn bị bữa trưa, chợt nghe tiếng quần đảo và tiếng rú của VO10 khác thường. Vài phút sau, tôi nghe tiếng súng cao xạ nổ cấp tập. Nhoi lên cửa hầm quan sát, tôi nhìn sang phía  lính pháo đóng quân. Cả hai khẩu pháo đang nhả đạn liên tục ngắm bắn chiếc VO10. Xung quanh pháo rất nhiều lính cầm cành cây khua  mạnh vào cột khói đang bốc lên, cố gắng để khói tản ra nhưng không thành. Tiếng pháo nổ càng cấp tập hơn đồng thời với  2 cột khói đậm đã vượt lên trên những ngọn cây rừng.
Chiếc VO10 đã quay đầu vòng lại, nó đột ngột bổ nhào  xuống bắn đạn khói rồi rú lên để ngóc đầu gấp. Phát đạn khói đầu tiên đã bắn xuống khu vực đặt pháo, đã nhìn thấy rõ 3 cột khói bốc cao. Lính cao xạ vẫn quyết đánh, những tiếng đạn nổ và ánh chớp nhỏ lóe lên trên không mỗi lúc liên tục hơn. Chiếc VO10 thứ hai đã lao đến, rồi xuất hiện cột khói nữa gần những khẩu pháó.
Tình hình căng rồi, đã lộ hết – bây giờ là đối đầu trực tiếp. Lính pháo thủ không còn quạt khói nữa, một số tập trung cho pháo bắn, số nữa đã tản ra.
Cả hai chiếc VO10 tập trung lao xuống liên tục, vừa bắn pháo khói và bắn đạn đại liên . Tiếng súng hỏa lực trộn lẫn thành một âm thanh hỗn loạn. Tôi đã nghe thấy tiếng pháo mặt đất địch nổ trên các quả đồi xung quanh. Sau chừng vài phút, 2 chiếc phản lực  lao đến và đang quay vòng định hướng mục tiêu theo dấu khói.
Chúng tôi buộc phải di chuyển sang kia đồi -  phía hầm bộ binh, tránh xa với khu vực đang giao chiến nhưng vẫn theo dõi trận đánh của pháo phòng không.
Hai chiếc phản lực thay nhau  bổ xuống ném bom, tiếng  bom nổ rền vang cùng với khói bụi và đất đá văng khắp nơi. Tôi nhìn thấy lính pháo vừa bò, vừa chạy ra khỏi khu vực trận địa. Khói và lửa bùng lên khắp dải  đất , không nhìn thấy cây nữa.
Hai chiếc VO10 tiếp tục quần đảo, tiếng đạn đại liên réo trong không khí, tiếng rít của máy bay phản lực tăng cường ầm vang bầu trời.  các đợt máy bay phản lực thay nhau đến đội bom,  tiếp tục đánh phá khu vực pháo cho đến tận chiều tà . Khi cuộc ném bom đã ngừng, chúng tôi nhìn sang thấy khu vực cây cối cháy đen, xác xơ , không còn dấu vết của dải rừng xanh hôm nào nữa.
Hai khẩu pháo  bị bom hất đổ nghiêng , rồi  lúc sau nhìn thấy lính pháo lục tục trở lại. Ngay sau đó là cuộc di chuyển khẩn cấp của khẩu đội pháo. Lính tập trung kéo pháo ra khỏi trận địa để di chuyển trong đêm.
Pháo phòng không đánh trận với thế hỏa lực chênh lệch thế này, lại vào thời kỳ giữ chốt không phát huy được – rất khó đánh , lại có thể tổn thất nữa.  Chúng tôi nghĩ là do khẩu đội bị phát hiện nên buộc phát đánh thôi, chưa vào chiến dịch mà đánh ban ngày thì không trụ được.
Từ hôm đấy lính công binh chúng tôi  không thấy pháo cao xạ bắn ở Tích tường nữa.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 04:28:57 pm »

  Gửi các CCB C17 và E95,
       
       NGÀY NÀY 39 NĂM TRƯỚC - NGÀY 1 THÁNG 7 NĂM 1972 -
  KỶ NIỆM NGÀY ĐẠI ĐỘI C17/E95 CHÚNG TÔI BẮT ĐẦU BƯỚC VÀO CUỘC CHIẾN ĐẤU  "  BẢO VỆ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ " , những ngày tháng của cuộc chiến ấy đã ghi sâu vào tâm trí  của tôi và  đồng đội -những người lính của " MỘT THỜI HOA LỬA "   ấy. Và nhiều đồng đội TÔI đã ở lại trên mảnh đất QUẢNG TRỊ, để  mãi mãi nhớ về họ với niềm nhớ thương khôn xiết.
Dưới đây là trích đoạn trong NHẬT KÝ, tôi gửi lên đây để  ôn lại thời khắc không quên đó .
    ẢNH NHẬT KÝ :
       
               

 TRÍCH NHẬT KÝ:     THÁNG 7
1/7  -  12g ( đêm) chúng tôi có mặt ở Quảng thạch. Thao thức mãi. Ngày mai là ngày chuẩn bị tất cả trước lúc lên đường. Thời gian dành cho chúng tôi ngắn ngủi có ngần đó mà thôi. 4g ( sáng) là tất cả đã lên đường rồi. Tất cả đều cập rập để chuẩn bị.
Thời gian và không gian không ủng hộ chúng tôi. Mưa nhưng mọi việc cũng không thể trì hoãn.
Trả gạo, lấy ruốc , lấy đường và thuốc. Đến tận lúc đi mọi việc vẫn còn rối mù.
Hành quân xuống Quảng liên để đi ca nô.Thế là chúng tôi sẽ từ giã nơi đây. Quảng thạch nơi rừng núi nuôi chúng tôi.
Ca nô đưa chúng tôi đi trong đêm. Trăng sáng lấp lánh trong làn nước biếc của sông song chúng tôi không để ý đến nó. Cái mệt làm chúng tôi thiếp đi.
Mở mắt tôi thấy đã tới nơi, vội rời ca nô lên bờ. Chúng tôi tới trạm và nghỉ ở xóm “ QUÂN VÀO ”  ( danh từ của trạm ). Nơi mà biết bao người lính đã dừng chân nơi đây trước khi đặt chân lên Trường sơn.

Hôm nay là 2/7 . Chuẩn bị lĩnh thực phẩm ăn đường. Tối chúng tôi tiếp tục hành trình.
Ô tô đưa chúng tôi đi trên con đường vào Nam.  Xóc nẩy người, qua đường 1 và các con đường khác . Tới trạm lúc 1h đêm ngày 3/7 . Từ đây chúng tôi sẽ đi bộ , tiếp tục đến các trạm  trên dãy Trường sơn. Ngày hành quân, đêm hành quân  chúng tôi đang đi vào trận chiến.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #66 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 08:20:04 am »

       Nhìn những  dòng, và ảnh những trang nhật ký của Bác Luân " Hàng Bột" Tôi lại nhớ cuốn nhật ký của mình, tôi cũng đã viết rất nhều từ khi đi bộ đội, nhưng khi vào trận thì tất cả phải để lại hậu cứ, khi bị thương không về lấy được, thậm chí cả ba lô, đồ dùng cá nhân, và rất nhiều các kỷ vật, trên người chỉ có một bộ quần áo bị rách do mảnh đạn xuyên thủng. dép đứt quai cũng không có để thay, đến khi chuyển thương ra được Vĩnh Linh, ban đêm gặp một người nghe giọng quen, quen nhìn rõ lại, thì ra anh Lê Minh Châu 14T- ĐHXD, lúc đó tôi hỏi anh có quai dép không, anh bảo vẫn còn nguyên hai  cuộn, anh cho tôi một cuộn. Sau này nhắc lại chuyện khi về cùng học K17 lúc đó anh mới nhớ ra tôi ( anh Lê Minh Châu người Nghệ An, sau này về học K17T, cùng lớp Hùng " Bồ")
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #67 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 07:37:36 am »

@nguyenhuuluanc17: Rất cám ơn bác với những lời có cánh tôn vinh Hội chúng tôi, Hội chung của chúng ta, những CCB SV đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ thành cổ QT. Đây là danh tính của các thành viên có mặt trong bức ảnh hoành tráng đó:
Hàng ngồi: chienc3, Hùng côn, Long, Mạnh Cường (đã mất), Nhân, Nghĩa, ?, Tự, Tân, Sơn bàn chải, Đức, Vượng, ? (hai thành viên ? tôi không nhận ra, bác nào bổ khuyết cho tôi với, cám ơn nhiều!)
Hàng đứng: Trung sứt, nguyenhuuluanc17, Thu già, LVC, Hiền phệ, Quang, Hùng mù, Hùng bồ, Khánh Đức, Thu râu, Dũng bạc, Thông (đã mất), Tuấn mèo, Tần, Hòa, Tường, Công.
Mới mấy năm mà đã vơi mất 2 thành viên rồi đấy. Các bác ơi, nên quý trọng cuộc sống này, tình bạn, tình đồng đội vô cùng đáng trân trọng này. Kính chúc các thành viên hội ta mãi khỏe, yêu đời và yêu mến nhau!
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #68 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 09:47:39 pm »

@nguyenhuuluanc17: Rất cám ơn bác với những lời có cánh tôn vinh Hội chúng tôi, Hội chung của chúng ta, những CCB SV đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ thành cổ QT. Đây là danh tính của các thành viên có mặt trong bức ảnh hoành tráng đó:
Hàng ngồi: chienc3, Hùng côn, Long, Mạnh Cường (đã mất), Nhân, Nghĩa, ?, Tự, Tân, Sơn bàn chải, Đức, Vượng, ? (hai thành viên ? tôi không nhận ra, bác nào bổ khuyết cho tôi với, cám ơn nhiều!)
Hàng đứng: Trung sứt, nguyenhuuluanc17, Thu già, LVC, Hiền phệ, Quang, Hùng mù, Hùng bồ, Khánh Đức, Thu râu, Dũng bạc, Thông (đã mất), Tuấn mèo, Tần, Hòa, Tường, Công.
Mới mấy năm mà đã vơi mất 2 thành viên rồi đấy. Các bác ơi, nên quý trọng cuộc sống này, tình bạn, tình đồng đội vô cùng đáng trân trọng này. Kính chúc các thành viên hội ta mãi khỏe, yêu đời và yêu mến nhau!

@chienc3: Ngồi giữa Nghĩa và Tự là Quy (e95) hàng xóm với bạn đấy. Còn ngổi ngoài cùng có lẽ là lái xe của Nhân.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #69 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 08:12:59 am »

Các bác ạ ! Hình như các cuộc vui nào cũng không vắng bóng Ba người tên là Hùng," hình như " ba ông này có cùng tính " Vui đâu chầu đấy" phải xem lại.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM