Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:45:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 10:44:55 pm »

Quần xanh, áo kẻ đỏ, đứng bên cạnh mái vòm, ... Cứ như diễn viên xiếc chứ không phải cựu binh Xê 20!
Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #51 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 03:16:08 pm »

Người lính Công binh E95 Nguyên Hữu Luân  đâu rồi? Mấy hôm nay mất hút ; tiếp tục kể chuyện để anh em nghe và trao đổi chứ, như đã hẹn, chiều thứ bẩy gặp nhau để "ôn nghèo kể khổ" mà không thấy. Mong là đừng có "nhức đầu sổ mũi " đấy.
Không Anh là một người lính Trinh sát, nhưng hiện nay Anh đang công tác tại một Cơ quan về cầu , do vậy khi bức ảnh này được chụp tại cầu Đầu Mầu, máu nghề nghiêp nổi lên anh đề nghị phải chụp toàn bộ kết cấu "vòm trên vòm" của cây cầu đã được "Đế quốc sài lang " làm rất nhiều năm trước đây nhưng bây giờ vẫn còn vững và rất đẹp. Dáng đứng của anh lính trinh sát rất đẹp đang lao về phía trước./
   Chào các Bác _   Nghe thấy các Bác " Bình" mà nóng cả ruột,  đang đi  "trốn " phải chui ra ngay Smiley.  Đúng là " lính"  chiến , hô xung trận là các Bác có mặt ngay- không cần phải chỉ huy hô hét  Wink Huh
   Cũng góp lời ' bình" :  Quả là con mắt lính trinh sát nên nhìn  rất xa - Bức ảnh gắn cả quá khứ và hiện tại : (vòm trên vòm),  sơn - thủy hữu tình ( dưới  chân cầu đương nhiên có nước).  Cũng khen cả bác " phó nháy" đã thực hiện được yêu cầu.
Đầu mầu trước là căn cứ với những quả đồi đỏ loét nay đã trải một mầu xanh ( đỏ sang  xanh) vậy thì người lính ngày xưa  khoác áo  xanh nay chuyển sang đỏ -Âu cũng là hợp lẽ với sự chuyển dịch của tương lai, giống như " Anh"  đứng  đấy mà  mảnh đất nơi ấy đang chuyển mình về ngày mai . Để " nhịp cầu nối những bờ vui  và anh nối nhớ thương bằng những nhịp cầu". ( Văn nghệ ).  Còn nếu :          nếu đổ về phía sau thì . . . KHÔNG SAO CẢ vì
...  như diễn viên xiếc chứ không phải cựu binh Xê 20!
     Xiếc thì :  Dưới có đệm đỡ không cũng có " Người " đỡ rồi.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 10:29:23 am »

   
                 TẢN MẠN CỦA LÍNH CÔNG BINH 

      CHUYỆN :  XEM LÍNH PHÁO BẮN MÁY BAY  Ở TÍCH TƯỜNG

Đầu tháng 11/72, Sau đợt địch tập kích vào Nham biều,  tiểu đội công binh của tôi nhận lệnh tham gia chiến đấu với bộ binh tại Tích tường.  Xuống đóng quân gần với tiểu đoàn bộ, trực chiến tại chỗ chờ  lệnh.  Chẳng biết  sẽ làm gì , sau này mới đoán được, nhiệm vụ chính  là chống  địch đột kích khu vực Tích tường
Bọn chúng tôi chọn địa điểm đào hầm  ở lưng chừng đồi, Xung quanh là những quả đồi thấp, nối tiếp nhau.  Địa hình nơi đây hầu như trống trải, chỉ có sim và mua mọc lưa thưa, cỏ  mọc từng bụi lác đác,  không  đủ che phủ  các quả đồi.  Hầm làm dưới  bụi mua  mọc dầy, hướng  đối diện sang phía đồi bộ binh để dễ thông tin, từ đây xuống sông Thach hãn không xa nhưng phải đi vòng vì không có đường.
Phía cuối chân đồi giáp với bộ binh cũng có dòng suối nhỏ, chúng tôi lấy nước để ăn nhưng không tắm được. Sau vài ngày  đóng quân ổn định, chưa thấy có lệnh gì mới, lính của tôi ngồi trực chán,  nghĩ phải đi tìm hiểu xung quanh ( vào trận thì nguy hiểm- một sống , một chết- nhưng ngồi không vài buổi  thì không chịu nổi  Smiley).   Sáng sớm , một cậu lính lên đỉnh đồi cao nhất ngắm nghía rồi về thông tin cho tôi và  tiểu đội : vượt qua đỉnh cao  sang bên kia có một khu rừng nhỏ, có lính ta đóng quân,
3 lính trong tiểu đội đề nghị tôi cho phép vượt đồi sang  phía bên kia, vừa tìm hiểu và hái rau rừng về cải thiện.  Chúng tôi vào chiến đấu đã là tháng thứ 5, ra củng cố cũng không được phát thêm thực phẩm.  Cứ chỉ cấp cho chúng tôi gạo với muối ăn. Bữa cơm hàng ngày  là cơm với nước canh nấu từ lá rau LANG DẠI  cho ít mỳ chính để trôi bữa ( gọi là rau LANG DẠI  vì lá giống lá rau lang nhưng có lông và nhớt ) . Ở đây chẳng có  rau gì đành phải ăn tạm.
Đã quá trưa, cũng chẳng thấy lính nào về. Sốt ruột, tôi bảo 2 cậu lính nữa đi sang tìm xem có chuyện gì. Ngủ một giấc tới gần chiều, tỉnh dậy vẫn chưa thấy lính nào về. Tôi đành đi lên đỉnh đồi xem ra sao.
Từ đỉnh đồi nhìn xuống, có một dải rừng thưa , cây không cao nằm giữa 2 quả đồi cách chỗ chúng tôi một quãng , Gọi là rừng cho oai  chứ thực chất là cụm cây nhỏ mọc liên tiếp, nhưng ở đây có thể coi là rừng rồi. Nhìn kỹ thấy bóng lính và có súng hỏa lực được ngụy trang .
Ngồi chờ một lúc, tôi thấy lính đi từ trong khu đấy ra- cả 5 cậu lính của tiểu đội về cùng lúc, tay lễ mễ ôm mấy bao gạo và rau rừng.
Về hầm rồi, lính kể lại : bên đấy  có pháo cao xạ đóng quân, có 2 khẩu – chẳng rõ là pháo 37 hay 57 ly.  Lính pháo trực chiến cũng buồn, thấy đám lính sang chơi nên được giải khuây, có một cậu còn tìm được đồng hương nên hàn huyên vui lắm. Đến trưa vẫn dở chuyện nên rủ đám lính công binh của tôi ở lại ăn trưa để còn chuyện tiếp đến chiều. Mặc dù là chiến trường nhưng lính  xe-pháo nên cũng tươm hơn. Đãi cơm có ít thịt hộp nấu canh với rau, thế là ngon rồi. Gạo thì thoải mái nên lính của tôi tiện thể xin mấy bọc gạo, để không phải về lấy – đi xa cả ngày đường mới về đến cứ.
Chiều hôm sau, cũng gần tối- chiêc VO10 lượn vè vè thấp hẳn, đang nghĩ không rõ chuyện gì thì thấy  tiếng pháo cao xạ nổ.  Đám lính chúng tôi ngồi bên này đồi ngắm đạn  như hoa cải trên bầu trời,  ngắm lính cao xạ bắn máy bay kiểu VIỆT NAM  Huh.                    Tôi thấy trên pháo chỉ có 3 người : 1 hướng, 1 tà, 1ngắm  bắn.  Còn 3 lính đứng xung quanh pháo, mỗi người cầm một ngọn cây quạt lia  để tản khói. Cứ mỗi loạt đạn pháo,  khói bốc lên là lính ta phải quạt mạnh nhưng vẫn tạo ra một cột khói phía trên ngọn cây.    Đạn nổ bắn xung quanh chiếc máy bay nhưng còn xa,  được vài loạt  chiếc máy bay  hình như cũng phát hiện ra nên bốc lên cao, nó bay zíc zắc để tránh đạn. Pháo ta nhả đạn càng mạnh hơn, đạn nổ  gần hơn nhưng chưa trúng. Chiếc máy bay quay lại một lần nữa ( gần tối chỉ có 1 chiếc – chứ không phải như trong ngày luôn có 2 chiếc quay vòng) để tìm mục tiêu. Tôi nhìn thấy khói bốc cao, liệu máy bay có phát hiện ra không?  Có lẽ đã gần tối,  mặt đất có sương  nên  chiếc trinh sát không phát hiện ra hay là đã đến giờ nghỉ ăn tối nên nó cũng bỏ qua  Roll Eyes.  Chiếc máy bay  lướt qua khu vực rồi bay thẳng về phía Nam .
( Còn tiếp )
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #53 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 02:59:30 pm »

Bác Luân thân mến :
     Nếu nói về những người lính, CCB, lính F325, công binh của E95 mà không nhắc tới  Bác Lê Văn Cường CCB SV DHXD là có lối, hiện nay bác là PGS ( phun thuốc sâu) TS ( thiến sót) GV  DHKTQD Hà Nội. Bác hiện thời đương chức là HỘI trưởng của chúng tôi.Một người anh đáng kính trọng, ( không phải bây giờ) mà thời còn là sinh viên cơ. Cùng học lớp với LS Lê văn Huỳnh ( có bức thư nổi tiếng ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị ). Khi Hoàn thành NVQS trở về trường tôi rất vinh dự học cùng lớp với anh , mà lớp quen gọi là"Cường Ba Ngang". vì tính anh rất vui hay tếu táo, nhưng mọi người đều quý mến. Sau khi tốt nghiệp  nguyện vọng của bác Cường muốn làm " chuyên môn" nhưng vì được các thầy giáo trong khoa tín nhiệm và hơi có cảm tình, khi đang làm đồ án tốt nghiệp trong lớp có 3 anh được đi " đào tạo tiếp" về mặt chính tri ( vì là ba đảng viên được kết nạp tại chiến trường QT là Lê Văn cường, Nguyễn Bình Lưu  sau này là PCT HDND quận Thanh Xuân HN, Văn Đình Ưng sau này là  PVP bộ GD ĐT) . Anh Cường khi đó hay đùa và nói:' Mồm cá chép mép CCV". và " ghét của nào, trời trao của ấy". Sau khi học trường Tuyên giáo TƯ xong anh còn được sang Liên Xô để NCS làm PTS về lĩnh vực Triết học, và CNXH KH và về trường ĐHKTQD làm giảng viên, nhưng với lòng nhiệt tình và bản chất của một người lính, anh luôn luôn  nói và làm theo đúng những suy nghĩ của mình. Tất cả vì anh em đồng đội, nếu có điều kiện thì giúp được ai , cái gì thì giúp. Anh là một trong những người có công để thành lập, duy trì hoạt động của Hội CCB SV ĐHXD cùng với LXT và H " Côn"; cả ba anh này đã lên chương trình " Người đương thời" do em Tạ Bích Loan phụ trách  chương trình hết sức yêu mến, và kính trọng, sau khi các anh đi tìm và đưa được hài cốt của LS LVH về quê an táng. Còn nhiều câu chuyện nữa về anh, tôi sẽ viết tiếp mong các bác tiếp tục " Hồi sau sẽ rõ". Tôi sẽ đưa ảnh của anh lên để mọi người vùng chiêm ngưỡng./.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2011, 04:18:28 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #54 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 03:24:58 pm »

     Như đã hứa tôi xin post lên một bức ảnh của những người đã đi tìm được nơi tìm thấy nơi an táng LS Lê văn huỳnh tại bến vượt Thượng Phước là các bác LXT, LVC,NVH. và em là một người được vinh dự chụp ảnh cùng các bác. Nói mãi các bác mới cho chụp cùng đấy vì cùng chiến hữu , cùng "" hội cùng thuyền./.

      Em xin mạn phép Bác LXT em được " múa rừu qua mắt thợ "Ghi chú :" từ trái sang phải LXT, LVC, tác giả bài viết, NVH'. Tại đài chiến tích SV trong Thành cổ QT ./.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2011, 04:15:45 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #55 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 07:05:45 pm »

     Như đã hứa tôi xin post lên một bức ảnh của những người đã đi tìm được nơi tìm thấy nơi an táng LS Lê văn huỳnh tại bến vượt Thượng Phước là các bác LXT, LVC,NVH. và em là một người được vinh dự chụp ảnh cùng các bác. Nói mãi các bác mới cho chụp cùng đấy vì cùng chiến hữu , cùng "" hội cùng thuyền./.

      Em xin mạn phép Bác LXT em được " múa rừu qua mắt thợ "Ghi chú :" từ trái sang phải LXT, LVC, tác giả bài viết, NVH'. Tại đài chiến tích SV trong Thành cổ QT ./.


Cần phải bổ sung thêm Sơn cụt cùng 2 người c17/e95 quê Hưng Yên là Hiện và Đạo trong cái ngày 6/9/2001 đã tìm ra anh Lan, Huỳnh và Thiệm.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #56 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 07:15:10 pm »

Đây là một người lính công binh chăng ? Không Anh là một người lính Trinh sát, nhưng hiện nay Anh đang công tác tại một Cơ quan về cầu , do vậy khi bức ảnh này được chụp tại cầu Đầu Mầu, máu nghề nghiêp nổi lên anh đề nghị phải chụp toàn bộ kết cấu "vòm trên vòm" của cây cầu đã được "Đế quốc sài lang " làm rất nhiều năm trước đây nhưng bây giờ vẫn còn vững và rất đẹp. Dáng đứng của anh lính trinh sát rất đẹp đang lao về phía trước./


Cầu vòm Đầu Mầu thời Đế quốc sài lang mà còn nguyên vẹn không bị bom pháo phá hủy năm 1972 hay sao Angry Angry Angry. Nhờ các bác điều tra giúp có đúng là còn nguyên hay là phục dựng lại.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #57 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 09:49:44 pm »

Bác Luân thân mến :
     Nếu nói về những người lính, CCB, lính F325, công binh của E95 mà không nhắc tới  Bác Lê Văn Cường CCB SV DHXD là có lối, hiện nay bác là PGS ( phun thuốc sâu) TS ( thiến sót) GV  DHKTQD Hà Nội. Bác hiện thời đương chức là HỘI trưởng của chúng tôi.Một người anh đáng kính trọng, ( không phải bây giờ) mà thời còn là sinh viên cơ. Cùng học lớp với LS Lê văn Huỳnh ( có bức thư nổi tiếng ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị ). Khi Hoàn thành NVQS trở về trường tôi rất vinh dự học cùng lớp với anh , mà lớp quen gọi là"Cường Ba Ngang". vì tính anh rất vui hay tếu táo, ...... Còn nhiều câu chuyện nữa về anh, tôi sẽ viết tiếp mong các bác tiếp tục " Hồi sau sẽ rõ". Tôi sẽ đưa ảnh của anh lên để mọi người vùng chiêm ngưỡng./.
  Bác thaiminhhung thân mến,
  Tôi với Bác Cường vốn không xa lạ gì, chỉ có điều là Bác Cường còn đang bận bịu, còn tôi đang dẫn các chuyên mục chưa đến chỗ Bác Cường thôi.
Nhưng mà Bác đã nói ra , tôi cũng xin có vài lời giãi bày :  Chúng tôi cùng trung đội B2 ( tất nhiên là cùng C rồi), bác Cường ở A5, chúng tôi là A6   ( cái tiểu đội mà tôi thường kể trong chuyện) và Lê văn Huỳnh được biên chế vào tiểu đội tôi sau khi E95 ra củng cố ở Cam lộ. 
 Tiểu đội A5 nhiều lính " to con" (  mẫu như Bác Cường ) nên được ưu tiên " khiêng vác" nhiều, còn lính A6 "nhỏ con" ( mẫu như tôi) nhưng lỳ nên chuyên biệt phái đi " đánh lẻ". Chúng tôi có dớp " CTV" , bác CTV nào mới nhậm chức vài bữa là " tiêu". Vụ 1: A tôi làm công tác chôn cất CTV, còn A bác Cường khiêng thương binh đi viên. Vụ 2: A bác Cường chôn cất CTV cùng 2 lính của A tôi là Huỳnh và Thiệm còn tôi  được đổi ca nhưng là được  khiêng đi viện.
TÔI chuyển lại bức ãnh nhóm đi tìm mộ lS Huỳnh ( Như Bác LXT đã nhắc đến ), đấy cũng là nơi bến vượt mà tôi bị thương ở đó. trong ảnh có Sad từ trái qua phải)
Hàng dưới : Hiện ( hưng yên), LXT
Hàng trên : HÙng, Sơn( cụt), L Cường, Đạo ( Hưng yên)
               
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #58 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 01:15:24 pm »

Lại nói về những người lính công binh

        Bác Lê Văn Cường và bác Sơn ( cụt) những người lính công binh E95  Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ,trở về trường tiếp tục học tập khi đó là năm 1975. Chúng tôi bắt đầu vào học năm thứ tư ĐHXD. Khi đó Bác Cường về học ( vì lúc đi bác đã học gần hết năm thứ tư rồi) nhiều môn bác được miễn học và thi. Nhưng thấy Bác suốt ngày cặm cụi vẽ và tính toán, tôi hỏi sao anh được miễn rồi mà vẫn vẽ vời làm gì cho khổ.; anh nói :' Mình đang giúp người yêu thằng bạn thân làm lại đồ án tốt nghiệp". nó là thằng Sơn học 13KT nó bị thương còn đang điều trị chưa về được, đây là của cái Diệp người yêu nó.

        Sau này tôi mới được biết bác Sơn "cụt" ( cụt 1 chân) sau khi ra trường làm ở Cty DLHN khi bác đang làm BQL dự án xây KS tại phố Vọng Đức- Ngô Quyền, khi đó móng cọc khoan nhồi còn đang thử nghiệm, bên Cty bác Sơn thuê Thầy Lê Đức Thắng bộ môn cơ đất, nền móng thi công chúng tôi đi kiểm tra và biết được điều này.

       Khi đó thầy đứng ở hiện trường giảng giải về móng cọc khoan nhồi để xây những công trình có diện tích thi công hẹp, không gây ảnh hưởng lớn dến các công trình xung quanh. Tôi nói với anh em trong đoàn kiểm tra đây là thầy giáo của tôi, một chuyên gia về nền móng. Cho đến bay giờ khi gặp lại thầy vẫn nhắc chuyện đó./.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2011, 03:19:27 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #59 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 02:44:50 pm »

:' Mình đang giúp người yêu thằng bạn thân làm lại đồ án tốt nghiệp". nó là thằng Sơn học 13KT nó bị thương còn đang điều trị chưa về được, đây là của cái Diệp người yêu nó.

Không những LC giúp người yêu của bạn mình làm đồ án trong khi bạn đang điều trị vết thương mà chính LC đã cõng Sơn băng qua bãi mìn khi Sơn bị dính mìn trong lúc đang rà phá mìn ở căn cứ Thành Tuy Hạ sau khi giải phóng SG. LC xứng đáng là thủ lĩnh của anh em chúng mình.

Dọc đường hành quân vào Nam, tôi và Sơn cùng tiểu đội do anh Được (K13C) làm a trưởng và anh Oanh (K12C) làm a phó, cứ đến chặng nghỉ giải lao Sơn đều tranh thủ viết cho em D bằng bút chì vót nhọn (đây là một thói quen của Sơn). Sơn hay nghêu ngao lời ca :" Biết đến bao giờ gặp lại người em thời ấu thơ. Để báo tin rằng cuộc đời anh nay đã khác xưa. Một phát cực nhanh là đời mãi mãi lìa tan..."

Rất tiếc câu chuyện của đôi bạn S-D lại không đi đến cái đích cuối cùng.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2011, 02:52:58 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM