Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:12:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 167275 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #30 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 09:54:37 am »


NGƯỜI LÍNH Ở CHỐT BÃI MÍT – TÍCH TƯỜNG ( P3)

                                                                                                    NGUYỄN HỮU LUÂN

Khi ánh pháo sáng bừng lên, tôi  thoáng thấy khuôn mặt người lính. Một lính trẻ , khuôn mặt bầu – Không phải người lính vượt sông lúc chiều.
  “ Chốt của chúng em chỉ còn lại 4 người, mấy ngày nay địch đã tiến hành thăm dò, chuẩn bị tấn công nên lính giữ chốt  rất căng thẳng. Hồi chiều muộn, có 1 người của bọn em qua sông để xin tiếp tế. Mang được lương thực về chốt, bảo em mang cơm lên điểm trực ăn, các anh ấy hội ý với nhau  rồi sẽ  cử người thay ca. Em chờ đến đêm mà không thấy đổi trực, về hầm thì cả 3 người đã đi rồi, giờ chốt chỉ còn lại mình em. Em nghĩ chỉ có ra báo các anh, cho người sang giữ chốt ngay thì mới kịp ”. Người lính nhấn giọng khi nói câu cuối.
-   Qua sông gấp để báo cáo tình hình. Tôi khẽ ra lệnh.
Người lính cùng nhóm chúng tôi trong chuyến vượt sông đặc biệt. Dưới cột pháo sáng lơ  lửng,  cậu ngồi yên lặng, còn chúng tôi hối hả như muốn bay qua sông ngay lúc này – Chốt Bãi mít đang bỏ trống.
Cùng tôi có mặt trong chiếc hầm chỉ huy của C trưởng bộ binh, tuờng trình tóm tắt tình hình đã xảy ra tại chốt. Với giọng rắn rỏi ngừơi lính  nhấn mạnh rằng có thể địch sẽ tấn công  chốt trong những ngày tới.
      Tin khẩn đã được báo đi. Trong lúc chờ lệnh từ tiểu đoàn, tôi ngắm nhìn ngưồi lính. Cậu lính trẻ, nhỏ nhắn, má còn  lông tơ như  lính  của tiểu đội tôi. – Điều gì đã khiến người lính trong hoàn cảnh sống chết kề bên, dù chỉ còn một mình vẫn không thoái lui, không bỏ chốt.  Không chút  dao động hay tỏ ra hoảng sợ  -  từ nét mặt, cử chỉ và lời nói của người lính đã toát lên điều đó . 
      Lệnh từ tiểu đoàn truyền xuống - C5 triển khai lực lượng và phương án tác chiến giữ chốt. Lệnh chiến đấu ban ra.  Tiếng đại đội trưởng nói nghe khô khốc trong đêm. Những người lính bộ binh cùng vũ khí qua sông triển khai chiến đấu  tại chốt bãi mít trước khi trời sáng.
Chẳng có mệnh lệnh trực tiếp nào cho chúng tôi nhưng tôi cảm nhận được nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra, thời gian không có nhiều –  trời sắp sáng rồi.
Đột ngột, C trưởng quay sang hỏi người lính “ Cậu có về cứ đơn vị đêm nay không ? “
-   “ Em thông thuộc địa hình và bố trí hệ thống phòng thủ. Em sẽ dẫn các anh  triển khai chiến đấu trên chốt này. Nhất định không thể để địch chiếm được chốt” Người lính nói dứt khoát như đang ra lệnh cho chính mình.
Nhớ lại việc lúc chiều, tôi bảo mang cơm nắm cho người lính trong lúc chờ bộ binh tập kết ngoài bến vượt.  Cậu ăn một cách chậm rãi, ngon lành –  có lẽ  bây giờ cậu mới thấy đói.
     Chúng tôi với nhóm bộ binh tiền trạm cùng người lính tiếp cận vào chốt bãi mít.  Xuồng chưa vào sát bờ, cậu đã lội xuống đẩy xuồng theo lạch nước vào phía bờ thoải. Rồi  nhanh chóng cùng tốp lính tiền trạm lao nhanh vào bóng đêm, hướng về phía hàng mít khẳng khiu trước mặt trong ánh pháo sáng
và tiếng đại bác ùng oàng trong đêm. .
Chúng tôi hối hả chuyển quân, bầu trời phía đông đã rạng ra, bình minh rồi.
Thông tin báo về tiểu đoàn : C5 đã chiếm lĩnh chốt “ Bãi mít ” và sẵn sàng chiến đấu.
 Ngủ thiếp đi sau một đêm căng thẳng và vất vả, tôi bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo, tiếng cối và tiếng súng bộ binh vang lên từ bãi sông. Địch đang tấn công  hòng chiếm các chốt bên kia sông. Tiếng VO10 rú lên liên tục, bổ nhào xuống  chốt Bãi mít. Trận chiến ác liệt theo dải đất ven sông phía làng Tích tường  đã kéo dài suốt cả ngày.
Vừa chập tối, chúng tôi khẩn trương cho xuồng chở tiếp viện và vận tải qua sông. Vừa tới bến sông, trong bóng tối nhập nhoạng bóng những người lính chiến khiêng  những chiếc cáng tiến lại bến sông. Chỉ nhìn nét mặt họ tôi hiểu cuộc chiến đấu hôm nay đã diễn ra ác liệt hơn thường ngày. Từ rìa cao của bờ sông, hai người lính bị thương được dìu từ từ tiến đến xuồng. Họ dừng lại, nén đau chờ để cáng thương  xuống trước. Qua ánh sáng mờ mờ, tôi nhận ra Hùng – nhóm trưởng bộ binh - đang chuyển chiếc cáng thứ hai xuống.
 Lính bị thương hay hy sinh. Tôi hỏi khẽ.
-   Hy sinh rồi – người lính còn lại của chốt Bãi mít hôm qua đấy. Anh ấy đã chiến đấu ở hướng tấn công chính diện, chống lại một trung đội địch. Lúc bị thương nặng ra hiệu muốn nhắn lại cho em điều gì nhưng em không thể đến được – địch đang tấn công. Hùng nói nghèn nghẹn, môi bặm lại.
Chúng tôi yên lặng, nhấn sâu mái chèo đưa thuyền gấp qua sông. Chỉ nghe thấy tiếng nước vỗ mạnh vào mạn xuồng chìm lấp đi trong tiếng pháo nổ. Một nỗi buồn mênh mang trào dâng thấm sâu tận đáy lòng trong từng người lính, trong đầu tôi đang vấn vương “  Người lính ấy đã muốn nhắn điều gì ? “
Thuyền cập bờ, những chiếc cáng được chuyển đi. Tôi như người bị hút hồn chạy lao theo dừng chiếc cáng của người lính ấy. Kéo chiếc tăng che khuôn mặt người lính đã hy sinh. Đôi mắt đã nhắm lại- anh ấy đã thanh thản ra đi.
Nhưng đôi môi vẫn vẫn đang khép hờ như còn lời muốn nhắn nhủ - trước lúc ra đi.
Nhóm vận tải cúi người nâng cáng lên đi về phía đường mòn. Tôi cúi người, lặng yên.Tiếng gió thổi qua đám cỏ lao xao nghe như lời của người lính “ Các anh hãy giữ chốt bãi mít “.
Tôi bặm môi, gìm nén mình trong khắc khoải. Không ai trong chúng tôi  biết được lời nhắn nhủ của người lính ấy, còn tên  của người lính nữa -  tôi vẫn chưa  biết .
Những trận đánh bảo vệ các chốt ven sông ở Tích tường – Như lệ diễn ra khốc liệt trong những  tháng ngày cuối năm 72 và tháng đầu 73.  Đơn vị  của chúng tôi đã bảo vệ được những cứ điểm bên sông đối diện với làng Tích tường cho đến ngày ký kết hiệp định hòa bình 1/1973.
 Chúng tôi về thăm lại Quảng trị vào tháng 5 – kỷ niệm ngày giải phóng .
Rẽ vào nghĩa trang liệt sỹ, tôi thắp nén hương, cúi mình tưởng nhớ những người đã ngã xuống nơi đây. Rất nhiều ngôi mộ vô danh. Theo làn khói hương đang lan tỏa, hình bóng người lính năm xưa dẫn đầu đoàn quân xuyên qua màn đêm tiến về Bãi mít như đang hiện về - “ Em sẽ dẫn các anh  triển khai chiến đấu trên chốt này. Nhất định không thể để địch chiếm được chốt ”.
Dòng sông Thạch hãn vẫn chậm chậm chảy uốn mình qua  doi cát ấy, ánh nắng đầu hè chiếu những tia nắng vàng xuống mặt sông theo làn gió thổi, ánh lên tia sáng nhảy nhót như đang cười . Gió từ dưới sông thổi lên bãi, những cành lá rung trong gió như  bàn tay vẫy chào người lính trở về với đất mẹ và     làn gió còn mang  theo những lời thì thầm của người lính mà ta còn chưa  biết - chỉ có thể  suy ngẫm mà thôi.


                                                                      -----  5/ 2011 -----
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 10:09:55 am »

  Khỉ thật! Sao nước mắt cứ nhèo nhoẹt thế này.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 01:43:10 am »

.
     Tôi cũng ở Như Lệ và tích Tường những ngày cuối tháng 12/1972 cho đến lúc ngừng bắn. Nhưng tôi là trinh sát sư đoàn nên chỉ đảo qua các chốt rồi về báo cáo tình hình. Chúng tôi chỉ tranh thủ những lúc ngớt pháo và không có địch tấn công lên chốt mới lên thôi. Thế mà cũng không tránh được.

     Cảnh hàng ngày địch dùng pháo tối đa và tấn công bằng xe tăng và bộ binh lên các chốt thì tôi lại chứng kiến. Hàng đêm chứng kiến anh em hy sinh và bị thương được công binh chuyển qua sông mà thấy đau đớn quá. Kinh hoàng nhất là thuyền qua sông bị pháo bắn, không nơi ẩn nấp. Vừa xót xa vừa cảm phục công binh. Hình ảnh chớp giật của đạn pháo liên hồi, những ánh chớp nhoáng nhoàng trên mặt sông, bung vào con thuyền.  Hàng đêm, biết đưa thuyền qua sông là có thể chết bất cứ lúc nào, vậy mà các anh vẫn đi. Xót ruột quá . . . !

    Tử thần đã vẽ lên một bức tranh trong đêm, ầm ào dữ dội mà hoang vắng đến rợn người, nó tràn ngập vào mắt tôi, xuyên lên óc:

    Một bức tranh bằng chì với những nét kỷ hà sắc nhọn, nhạt nhòa, đủ cả, . . . nhảy múa, rồi tĩnh lặng, chớp lóe lên, rồi bỗng đen xẫm lại.
    
    Một dòng sông và một bến bờ trĩu nặng . . .
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 09:35:19 am »


    Gửi bác nguyenquochung,

   Tôi thưởng thức cái món " chiến tranh" này tại Quảng trị, còn bác  đã thưởng ngoạn "nó " ở đâu ? .  Chúng tôi  bắt buộc phải chén cái món  đã nấu sẵn  đó rồi.  Chẳng có sách nào nói " nó " gồm đủ những vị gì. Tôi thấy nó bao giờ cũng có vị cay, có thể khác nhau đôi chút thôi.   Rất  Nhiều ngừời  và cả những ngừoi muốn nhưng cũng không bao giờ được chén cái món đó.
Vậy nên ta đã chén rồi thì cũng tả lại để cho mọi người cùng biết với cái vị thật của " nó", nó không phải là thứ nước sốt nhàn nhạt. Nếu có cay suýt xoa thì cũng hiểu đúng cái món ấy nó như vậy đấy.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 09:57:33 am »

  Sáng hôm qua, em đọc bài của bác viết mà không cầm được nước mắt, ngượng với mọi người xung quanh mà không là sao ngăn lại được. Ba người lính bỏ chốt và người lính một mình ở lại tạo thành hai vế đối lập làm cho hình ảnh của người lính đó trở nên đẹp đẽ và cao quí hơn bao giờ hết.

  Rất mong những bài viết tiếp theo của bác.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 01:57:43 pm »

Baì viết của bác Hữu Luân C17 quá hay, tôi nghĩ rằng nó có thể đăng trên tạp chí VNQĐ. Bác viết tiếp về những người lính QT để mọi người hiểu rõ về gian khổ, ác liệt mà thế hệ chúng ta đã trải qua, xin chào Bác nhé hẹn gặp lại./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2011, 03:58:29 pm »


Gửi các CCB e95,

 Tôi gửi cho các CCB ( có  cả các bác hưng yên) bức ảnh chụp nhân kỷ niệm 60 năm thành lập E để các bác xem và có thể lưu làm kỷ niệm ( do không có địa chỉ nên không gửi được )

 Chào, nguyen huu luan

  ( Ảnh chụp có 12 bác trước lễ đài, chưa chuyển được file ảnh đi ( có 221kb) - nhờ quản trị mạng  xem giúp )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 03:26:59 pm »


   Gửi TTNL,

   Tôi có xem lại bản đồ  bến vượt Như lệ, và có trao đổi với CCB C17. Theo tôi bến Như lệ ( TTNL gọi là  bến Thượng phước) thì phải lùi theo dòng chảy  xuống một đoạn, nó nằm gần giữa bãi cát của Thượng phước và cũng là đoạn mà sông Thạnh hãn hẹp nhất ở khu vực này ( Cái bến - khu vực khoanh đỏ ở gần cuối làng rồi ), và cũng gần khu vực Đồi chè . ( Đã khoanh bản đồ nhưng chưa gửi được )

 Chiếc cầu mà hôm trước đã trao đổi với TTNL xác địng là cầu qua khe NHư lệ> Tôi đang hiệu chỉnh thông tin để viết một vài bài về bến vượt Như lệ.
 
  Chào , nguyenhuuluanc17

Tb:  Tôi đã khoanh trên bản đồ Như lệ và gửi lại nhưng chưa được ( có 156kb)- Không rõ là vì sao? TTNL  tư vấn để có thể  gửi được ảnh kèm trên diễn đàn ( Tôi gửi  bản đồ theo email vậy )
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:45:47 pm »

Tb:  Tôi đã khoanh trên bản đồ Như lệ và gửi lại nhưng chưa được ( có 156kb)- Không rõ là vì sao? TTNL  tư vấn để có thể  gửi được ảnh kèm trên diễn đàn ( Tôi gửi  bản đồ theo email vậy )

     Trong khi chờ Bác nguyenhuuluanc17 tìm hiểu cách post ảnh. Tôi thay mặt bác ấy, đưa cái bản đồ mà bác ấy xác định lại bến vượt Thượng Phước. Đó là chỗ khoanh màu tím trên sông.

Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 09:24:13 pm »

        Gửi các CCB  đã tham gia dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập E95,

Nhân dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập E95, tôi có chụp ảnh các CCB, do không có địa chỉ nên không gửi được. Thông qua diển đàn gửi các CCB bức hình này làm kỷ niệm, nếu ai cần ảnh xin cho biết qua diễn đàn .
Chào, nguyenhuuluanc17



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM