Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:09:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 167388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #200 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2012, 09:35:37 pm »

@ luân trắng : lại khóc rồi đây này bạn ơi . Viết tiếp đi nhé , bọn mình chờ đây để đọc với nhau /
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #201 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2012, 09:54:59 pm »

Những người lính đang xem bản đồ để trở về bốn mươi năm trước; vì giờ đây địa hình đã thay đổi rất nhiều so với trước đây

TTNL, Nguyễn Hữu Luân, Nguyễn XuânLộc , Hoàng Văn Tần, Thưởng, Minh điếc, Tuy, Tiến ...

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2012, 09:13:17 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #202 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 01:25:05 pm »


                      TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -   HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM (2 )   


     Đứng ở cầu bắc qua khe Như Lệ,  nơi giáp giới  Tích Tường và thôn Như Lệ. Tốp CCB E101 và Công Chiến 320A cụm lại nghe Lê xuân Tường truyền cảm qua “ Thuyết minh “  về những trận chiến tại đây –  hiểu biết của Anh  không hề kém  “ Lính  CỰU “ đã chiến đấu trên đất này.  Còn trận chiến tại An Tiêm – chợ Sãi – Cửa Việt  vốn là địa bàn chiến đấu của đơn vị anh  thì đã là  món “ Tủ “ từ lâu  rồi. Cô cháu gái – trẻ nhất đoàn – theo sát  “ Ông Cậu  lính ” để  đắp thêm vào vốn hiểu biết về  Quảng trị  1972 đang còn vơi của mình .  “Phó nháy”  Thái Minh Hùng  cố gắng chớp được nhiều những bức ảnh  “ thời sự” của cả đoàn và  nhiệt tình đáp ứng “ theo yêu cầu’ của các CCB muốn có những bức ảnh kỷ niệm đẹp giữa khung cảnh  dòng sông – cây cầu mới với không gian xanh trải rộng.
 Các bác CỰU của E95  đang cố tìm lại các điểm “ chốt  chiến đấu “ trên thực địa hiện giờ. Khi xưa bom đạn và thần chết lúc nào cũng nhăm nhe “ thịt “,  lính muốn ngó nghiêng cũng chịu, ở đâu biết đấy –  Địa hình thay đổi nhiều !  40 năm rồi, trước hoang vu giờ cây đã phủ xanh hết  – Lính năm xưa  phải thốt lên như vậy.
Với góp mặt của  lính  E101 - E95/ 325 gồm cả lính bộ binh, trinh sát, thông tin, công binh, vận tải – mỗi người đều có hồi ức riêng với những câu chuyện từ ký ức của mình từng phần cuộc chiến trong bức tranh toàn cảnh  tại TT-NL được tái hiện  lên : Ác liệt- đẫm máu – hy sinh không thua kém cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ  Quảng trị.

              Khe Như lệ  và  cầu nhìn từ bờ Bắc sông Thạch hãn


       

         
     “ Lên xe đi , điểm tiếp chúng ta sẽ đến là Đồi CHÈ “ – trưởng đoàn hô. Xe chạy tiếp rồi tiếng Lê  Minh   ” Đồi Chè đây “.  Chúng tôi xuống xe,  bên trái đường  một con đường nhỏ dẫn đến  lùm cây xanh  trước mặt,  một cụm dân cư  mới của Như lệ đang hình thành .
Đồi Chè đây ư ? – Trận chiến ác liệt cuối 72 tại đây và các chốt xung quanh nó đã dữ dội đến mức chỉ cần nhắc địa danh “ đồi Chè “   thì bất kể  người lính nào cũng nao lòng – Nhiều người lính của E95 đã hy sinh, cho đến giờ vẫn chưa biết nằm đâu xung quanh đồi Chè này.
Hai Cựu SV- của đại học xây dựng Được, Sản  thuộc C17 /95 đã hy sinh  tại đây.
Nhóm CCB của Lê xuân Tường đã bao lần tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy  hài cốt của  Được –  Phía bờ sông quanh đồi Chè  giờ đã là rừng cây xanh tốt cũng giống như bao rừng cây khác - Ai có biết  dưới  kia biết bao LS  đã nằm lại nơi đây ! Máu xương của họ đã hòa thấm vào mạch đất này .


            Đồi Chè  -  Làng Như lệ nơi trận chiến ác liệt năm xưa đã diễn ra


     
   
       
     Chúng tôi chụp nhiều ảnh kỷ niệm. Mỗi cái cây trên đồi Chè kia  đã mang theo hình bóng người  đồng đội của chúng tôi nằm lại vĩnh viễn nơi này  – Tôi thấy nao nao khi nhìn vào bức hình  chụp, bóng họ vẫn đâu đây với giọng nói thì thào cuốn đi theo làn gió.
họ vẫn hiện hữu từng ngày và  đùa vui ở tuổi 18 đôi mươi  như khi họ ngã xuống....                 Có thật thế không hay tưởng tượng ra đấy ? Xin kể cho các bạn câu chuyện dưới đây :
     Theo Tuy dẫn đường,  chúng tôi vào thắp hương tại ngôi miếu thờ trong vườn của dân tại Như lệ. Trong vườn này, 10/2005 các CCB E95 đã tìm thấy căn hầm chiến đấu của  LS Ngọc và Thoại - C7/d5/95,   hy sinh ngày 31/12/72  bị lựu đạn địch sập hầm. Hài cốt của các anh được qui tập về NTLS Hải Lăng nhưng  các anh dường như vẫn còn lưu luyến mảnh đất này nên thường hiện lên đùa nghịch chòng ghẹo, quậy dân làng ( dân làng kể vậy ). Đồng đội đã lập ngôi miếu để dân khói nhang cho các anh nơi đây,  cầu  cho linh hồn  bình an thanh thản và dường như từ đấy không thấy các anh quậy nữa.         ( Còn tiếp )
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #203 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 09:26:57 am »

      Theo chân bác Tuy và bác Hữu Luân, tôi cùng vào thắp hương tại miếu thờ các LS hy sinh trong vườn cây của làng Như Lệ này năm 1972.

      Gọi là miếu nhưng thực ra chỉ là một Ban thờ nhỏ bằng gỗ dựng trên một cây gỗ giống như những ban thờ hay thấy trong vườn ở miền Bắc. Mảnh vườn dạng đất pha cát chỉ trồng được những luống khoai lang lưa thưa, xơ xác dưới nắng hè Quảng trị.

        Nghe CCB Tuy kể, sau khi hết chiến tranh, người dân về lại nơi đây định cư. Chỗ góc vườn có vết tích của một căn hầm vì có những cọc sắt. Người dân chỉ nhổ cọc sắt đem bán sắt vụn mà không nghĩ dưới đó còn có hài cốt bộ đội giải phóng. Có điều lạ là chỗ vạt đất đó không thể trồng lên một cây gì.

         Sau này do dân báo lại, các CCB E95 đã về tìm và lấy được hài cốt của các liệt sĩ hy sinh trong đó. Chỗ đó năm xưa khi ta vỡ chốt, địch đã phun xăng vào hầm đốt nên cỏ cây không mọc được.

          Về sau, dân phản ánh là các cháu học sinh gái khi đi học về khuya qua đây hay bị các chú bộ đội hiện lên chòng ghẹo. Cũng phải thôi, các cháu học sinh bây giờ tuổi 14, 15, còn các anh thì "mãi mãi tuổi 20" nên chẳng chênh nhau bao xa, muốn trêu đùa tí chút thì chẳng phải là lạ. Có điều các anh không thể trở về thật, không thể là những chàng trai tuổi đôi mươi có thể đem lại hạnh phúc hữu hình có các em thì các em đâm ra sợ.

         Vây là cái miếu được dựng lên để hương khói cho linh hồn các anh còn vương vấn không cảm thấy đơn côi. Hãy chỉ nhìn ngắm thôi và che chở cho hạnh phúc của lứa học sinh con cháu hôm nay được hạnh phúc.

       Có phải vậy không, những đồng đội "mãi mãi tuổi hai mươi" đáng trân trọng của tôi?
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #204 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 11:48:36 am »


  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (3 )

    Rời đồi Chè,  chúng tôi  đến làng Như lệ. Làng ở ven sông, khi ấy có cái bờ lở dốc cao dựng đứng, gặp pháo  bắn lính cứ nép vào bờ là không sao  – đạn pháo rơi xuống sông hết. Lính bộ binh tham chiến ở đây có D4 – D5/95, ngoài ra có  đủ cả các đơn vị phối thuộc E, F và mặt trận B5. Mùa đông năm 1972 cái làng bỏ  hoang ấy là bãi chiến trường, hai bên giành nhau từng “ chốt” là cái nền nhà, mảnh vườn trơ trụi hay những thửa ruộng chỉ có cỏ và cây dại mọc. Chiếm được “ chốt”  thì ở lại cảm tử giữ,  ngày mất “chốt” phải rút- đêm đi tập kích giành được lần hồi tìm lính hy sinh lúc sáng không biết ở đâu ? Còn  biết bao LS hy sinh ở Như lệ đã tìm kiếm từ sau giải phóng đến giờ  vẫn chưa thấy ...  Chỉ riêng C công binh tôi :  9 liệt sỹ hy sinh tại Tích tường -Như lệ - Đá đứng với 7 lính  ở Thượng phước – Như lệ.
    Đoàn theo CCB Tuy dẫn đường vào viếng ngôi miếu thờ LS Ngọc và Thoại trong làng. Tôi lang thang  tìm lại bến vượt Thượng phước- Như lệ của a6/C17 năm xưa.  Một nhóm CCB của lữ 241 – binh chủng phòng không cũng đang cụm lại ngay bên bờ sông, đối diện ngõ đi vào giữa làng. Các anh về đây tìm lại người đồng đội hy sinh tại Như Lệ khi đơn vị rút từ Mỹ Chánh về đây. Tôi thấy một người cầm một bản sơ đồ phôtô và một bản vẽ tay bằng bút bi với nét vẽ còn mới. Các CCB ấy đã chuẩn bị để tìm lại người LS hy sinh từ 40 năm trước -    Ba cụm hương đang cháy  dở cắm quanh  gốc chuối dưới vệ sông – Có phải các CCB ấy đã dò ra được vị trí  chôn cất LS ?
Một chủ nhà dân ngay vệ sông cũng sốt sắng gia nhập nhóm tìm mộ LS. Anh thông tin về địa hình,  “ Con đường cũ nằm phía dưới kia kìa – Vừa nói vừa chỉ tay xuống vệ sông – Đường cũ cách đường mới  hơn 10 mét  về phía bờ sông đấy, các bác điều chỉnh vị trí cần tìm LS  nếu hình vẽ  lấy bờ sông làm mốc. À này ! Nếu lấy cái cây to ở bờ sông thì ở đây có hai cây ; chỉ còn cái cây gạo nó ở cách đây khoảng 100m còn một cây nữa ở đây thì  nước kéo đổ rồi. “ Các CCb 241 người ngược, người xuôi, người nhao xuống bờ sông đối chiếu, họ đang cố gắng tìm lại người đồng đội vẫn đang còn nằm lại trên mảnh đất Như lệ này.
   Tôi đi xuống bờ sông, nhìn sang làng Thượng Phước bên bờ Bắc. Sông giờ rộng ra, bãi bồi bên kia sông cũng lớn thêm,  còn bờ lở khi xưa bên Như lệ  thay đổi nhiều quá ,  sông đã lấn sâu vào bờ cũ hơn 10m rồi !.  Khó mà tìm lại những dấu tích xưa cũ để chuẩn tìm bến vượt. Tôi lấy chuẩn theo bến bờ Bắc vậy – bên kia  Nó ở cuối làng, con đường xuống bến vần gần như cũ chạy giữa hàng tre. Đứng ở bến phía Bắc  nhìn thấy đường dây điện cao thế gần đấy. Lấy nó mà chiếu sang bờ Nam, cái bến vượt ở gần chỗ tôi  đang đứng –  lúc đánh nhau chở lính đến bến vượt, nhao lên là gần giữa làng mà... Nó ở quanh đây thôi ...  Ngắm kỹ đi, bù lại ngày xưa pháo bắn tối tăm mặt mũi, có lúc nào nhìn ngắm bến đâu ? Chở lính sang đánh nhau giữa đêm có muốn nhìn cũng chẳng thấy gì ...chưa nói đến thương binh đang nằm rải quanh bến chờ, phải chở nhanh sang để cáng đi viện chứ ?  Tôi nhớ đến trận đánh đêm 31/12/1972 – Trước ngày ngừng bắn  của Năm mới 1973 – Đẫm máu – Cả hai bên đều biết sẽ “ Chiến “  nhau trước giờ G ngừng bắn và trận chiến diễn ra từ chập tối đến nửa đêm. Tôi chở thương binh về bờ Bắc giữa làn đạn pháo, cố gắng chờ pháo ngừng thì lao qua sông nhưng mới được nửa đường thì pháo đã bắn như vãi đạn. Thương binh chở về bờ Bắc vần tải không kịp, xếp hàng ở bờ tre. Có một người lính bị thương nằm lâu quá lúc tôi sờ tay vào thấy thân thể giá lạnh, không biết hy sinh từ lúc nào rồi ?                                                                               
Sáng ra, máu của người lính thấm xuống cát thành hình người   -   “ NHỮNG BỨC HÌNH TẠO BỞI CHIẾN TRANH “ –  tôi đã  thêm  vào cùng với các tác phẩm khác mà  chiến tranh đã tạo ra  được TTNL  kể lại trước đó.
   Tôi chụp các bức ảnh về bến vượt bên Như lệ, cố để lưu lại những gì còn sót lại về cuộc chiến năm xưa – Người lính nhớ lại hồi ức –  mình có phải đã hoài cổ không ? Dòng sông vẫn vậy nhưng hai bờ của nó đã đổi thay rồi.Cuộc sống đang tiến lên phía trước đấy thôi .  Mảnh đất Như lệ đang hồi sinh với ngôi nhà mới, con đường và cả lớp người trẻ tuổi đang dần thay thế . Ừ  lớp trẻ  phải vượt lên những mất mát đau thương để phát triển  nhưng cũng đừng quên quá khứ oanh liệt ấy ?        ( Còn tiếp )

       Bến vượt Như lệ tại bờ Nam –  Bên kia sông Làng Thượng Phước. Dòng sông vẫn vậy nhưng  bãi  bồi  bên bờ Bắc
                  ngày càng rộng  thêm  lấn sang Như lệ  -  Cái cây ở bờ sông giờ bị nước cuốn đổ


   

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #205 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 03:44:54 pm »


  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 ) 

    Chúng tôi đến  điểm cuối trên hành trình  thăm Tích tường _ Như lệ :  Đá Đứng – Ngầm Phương Thúy.  Thôn Đá đứng nằm bên bờ Nam Thạch hãn, cũng giống Như Lệ,  Đá đứng  là chiến trường đẫm máu của cuộc chiến 1972.  với vị trí đầu cầu phía Nam của nó án ngữ con đường  qua sông Thạch hãn của  xe quân sự từ  ngầm Phương thúy sang bờ Nam. Cuộc chiến trước và sau ngày ngừng bắn 1/73 cũng ác liệt – đẫm máu  của cả hai phía nhằm giành lấy vị trí chiến lược này .
Xe dừng lại, trước mắt chúng tôi Đá đứng – sông Thạch hãn qua Phương Thúy đã đổi khác hoàn toàn. Nơi đây hiện hữu Công trình thủy lợi Nam thạnh hãn  vói tổ hợp :  Hồ chứa nước- trạm bơm - đập chắn- kênh dẫn nước nằm trên chính dòng sông và bãi bồi của Đá đứng xưa - con sông đào mới nắn dòng Thạch hãn thay cho khúc chữ U tại Đá đứng.  Một con đập bê tông chạy dài chắn ngang dòng sông cũ chạy sang Phương thúy để tạo thành hai hồ chứa nước : Hồ đập tràn và Hồ Tân xuân trên chính nhánh chữ U của dòng Thạch hãn ngày nào. Công trình lấy nước dẫn về tưới cho hàng vạn héc ta đất nông nghiệp của hai huyện Hải lăng và Triệu phong,  đổi thay cuộc sống cho  người dân trên mảnh đất  đã chịu bao đau khổ và sự tàn phá chiến tranh. ( Xem ảnh minh họa )
    Ngắm  nhìn màu xanh của sông nước, màu xanh của rừng núi xung quanh trải dài từ Phương  Thúy đến Động Ông Do, những người lính năm xưa lại nao lòng. Nhìn cảnh vật giờ đây ở Đá đứng ta như thấy chiến tranh đã lùi lại như xa lắm rồi, vết sẹo chiến tranh đã lành, động ông Đô đã phủ màu xanh của cây cỏ thay cho cái màu đỏ máu năm nào. Hãy lành mau hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho thế hệ hôm nay, để cho con cháu chúng ta được hưởng hòa bình – hạnh phúc và để mãi khắc ghi những người chiến sỹ đã hy sinh, máu xương của họ đã thấm vào mạch  đất  nơi đây mãi  mãi trường tồn.
    Những hình ảnh về  Thạch hãn – Đá đứng - Phương thúy – miền Tây Quảng trị thay cho lời kết  về hành trình  thăm  lại TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ của  các CCB Sinh viên- Chiến sỹ sau 40 năm.

                                                                                                                 QT  5/2012 – nguyenhuuluanc17
 
  Ảnh Tích tường Như lệ và các địa danh đến thăm   

      Bản đồ TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  với các địa danh và công trình Nam Thạch hãn

 


      Công trình Thủy lợi  NAM THẠCH HÃN -  Từ Đá đứng sang  Phương Thúy

 

   Kênh dẫn nước công trình Thủy lợi Nam Thạch hãn
   
 
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #206 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 05:46:25 pm »

      Theo chân bác Tuy và bác Hữu Luân, tôi cùng vào thắp hương tại miếu thờ các LS hy sinh trong vườn cây của làng Như Lệ này năm 1972.

      Gọi là miếu nhưng thực ra chỉ là một Ban thờ nhỏ bằng gỗ dựng trên một cây gỗ giống như những ban thờ hay thấy trong vườn ở miền Bắc. Mảnh vườn dạng đất pha cát chỉ trồng được những luống khoai lang lưa thưa, xơ xác dưới nắng hè Quảng trị.


     Bác Trongc6 ! Miếu xây đấy bác ! chỉ có điều hơi nhỏ thôi.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #207 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 09:51:08 pm »


  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 )  


     Tôi chồng bản đò cũ và bản đồ vệ tinh của Google lên nhau và thấy dòng chảy Thạch Hãn ở vùng Đá Đứng bị thay đổi do có đập mới. Nhiều vùng mới bị ngập nước. Một số chỗ dòng chảy mới trùng với cũ. Nhưng nhiều chỗ dòng chảy khác đi nhiều, kể cả bên dưới đập
Logged

HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #208 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 10:07:13 pm »

Đúng là cựu Trinh sát binh địa kiêm tiến sĩ vật lý , quá siêu !!!   
Lúc nào hướng dẫn em làm cái này, bác TTNL nhé.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #209 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 10:15:12 pm »

Bản đồ cũ trinh sát hay dùng đều in năm 1966 . đến nay đã là gần năm mươi năm . Nếu dùng trong quân sự thì sẽ không còn được nữa , thay đổi thế là phải LeMinh nhỉ . Công nhận bạn để tâm về Tích Tường Như Lệ sâu sắc .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM