Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Mười Một, 2023, 08:18:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đứa con của đất  (Đọc 56358 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:12:36 am »

           
CHƯƠNG SÁU

Vào một đêm nọ, giác chừng hai giờ khuya, tôi bị đánh thức dậy bởi những tiếng kêu thét và tiếng chửi rủa từ ngoài ruộng vọng vào. Ban đầu tôi ngỡ tiếng gió hú, vì dạo này gió gào rít suốt đêm. Nhưng lúc trở mình định ngủ tiếp thì tôi nhận ra không phải tiếng gió mà là tiếng người. Tiếng người đang thét. Cái tiếng ấy thoạt đầu còn nghe văng vẳng, rồi mỗi lúc một rõ dần. Tôi liền tụt cái bao bố ra khỏi chân, ngồi nhổm dậy, lắng tai nghe ngóng.

Tiếng người thét lúc im đi, lúc lại nổi lên, cứ càng gần về phía chòi. Tôi lấy làm lạ, vụt chạy ra khỏi chòi. Bấy giờ thì tôi nhìn thấy có nhiều ánh đèn "pin" lia ngang dọc trên mặt ruộng. Và trong tiếng gió hú, nghe có tiếng giầy dẫm lộp bộp, tiếng quát tháo, chưởi thề rồi tiếng kêu la đau đớn vọng

Nhận thấy ánh đèn pin đi thẳng vô phía chòi, tôi mọp xuống bò trở vô, nằm xuống đống rơm như cũ. Tuy vậy mắt tôi vẫn chăm chú theo dõi. Một lát sau, ánh đèn pin sáng xanh đã chiếu loang loáng nơi bờ mẫu, lia vô chòi khiến tôi lóa cả mắt. Tôi nhắm mắt giả đò ngủ. Tốp người từ bờ mẫu xồng xộc đi vào sân chòi, đem theo tiếng gầm gừ quát tháo, mùi khói thuốc thơm, hơi rựơu cùng tiếng báng súng va chạm lách cách.

Một giọng nói cất lên khe khẽ nhưng hách dịch:

- Thôi, dừng lại đây, nghỉ một chút đi. Tói chòi trâu nhà ông già vợ tao rồi!

Nghe vậy, tôi liền tự hỏi : "Ai mà lại kêu Biện Tư là ông già vợ? Có lẽ là thằng Hoành mà anh Đấu nói đó chắc?" Từ chỗ đó, tôi liền đoán ngay ra đám người này là ai. Tôi mở hé mắt. Qua cái chòi không vách, tôi nhìn thấy bọn biệt kích lộc xộc kéo ngang, tay ghìm súng, tay cầm những chiếc đèn pin cổ quặp kiểu Mỹ. Sau ba bốn tên đi đầu thì tới ba người đi giữa, tay bị trói thúc. Trong số đó có một người phụ nữ. Cả ba đều ở trần, kể cả chị nọ.

Thiếu chút nữa là tôi buột miệng kêu lên, vì tôi ngó thấy lưng ba người đều đỏ lòm nhưng máu. Mấy tên biệt kích đi kèm hai bên không ngớt nhảy tới, đâm xỉa những mũi dao găm Mỹ vào vai họ. Chúng đâm không hết dao. Mũi dao của chúng chỉ ấn vào một chút rồi rút ra ngay. Rõ ràng chúng chưa muốn giết chết ngay ba người ấy mà chỉ cốt hành hạ họ cho đau đớn. Ba người đều hãy còn đi được, riêng chị cán bộ thì bước đi đã loạng choạng.

Nhưng chị có vẻ đang cố sức gắng gượng không để gục xuống trên đường. Ba người giờ không la thét nữa, Họ bước đi im lặng. Tôi chỉ nghe tiếng nghiến răng. Đó là lúc lưng ba người lại kế tiếp bị thích thêm những nhát dao mới.

Toán biệt kích ngồi nghỉ ngay ở sân chòi. Còn ba người kia khuỵu xuống nơi sân. Tên chỉ huy lại hỏi, vẫn cái giọng ban nãy:

- Bình toong thằng nào còn rượu, đưa tao!

- Cạn hết rồi, anh Ba!

- Mấy cái thằng này thiệt ... Hồi chiều tao đã dặn mỗi đứa phải đem theo hai "toong" mà không đem đủ.

Nín một chập, hắn cười sực sực:

- Đ.m., tụi cây làm hỗn ở đâu thì được, chớ tới nhà ông già vợ tao là phải tề chỉnh nghe chưa. Muốn uống rượu nếp cội của ông hả? Thì cũng có uống chớ sao lại không, mà điều lâu lâu phải đưa cho ổng cái chi cầm tay, chớ tới uống suông hoài không được đâu, nghe. Tụi bây biết đó, khi nào bắt được Việt cộng giả thì mình may ra mới có cái cầm tay, chớ bắt được Việt cộng chánh hiệu con nai như bữa nay thì coi như húp nước mắm. Ngoài bốn ngàn đồng bạc thưởng có được cái chi? Đ.m., ba thằng Việt cộng thiệt đúng là quân vô sản, hổi giờ tao bắt cả đôi ba trăm đứa, lục xét từ trên răng xuống dưới dái chớ có tầm ra cái chi đáng giá, chỉ có cái lá gan là lớn ...

Nói tới đó, chợt hắn day sang ba người bị bắt giờ đang ngồi đâu những lưng trần đẫm máu lại với nhau:

- Ê, có phải vậy không tụi bây?

Những người bị bắt yên lặng không đáp. Hắn lại cười nghe sực sực và tiếp:

- Thiệt, lá gan của tụi bây đứa nào cũng lớn, mỗi cái đựng đầy tràn một dĩa. Tao chưa mổ tụi bay lấy gan ra coi, nhưng tao biết. Từ hồi chập tối tới giờ tụi bây bị xử lăng trì như vầy mà chưa núng là lớn gan quá rồi. Nhưng khoan, đừng có thấy tao khen mà ham, còn ngày mai ngày kia ... Tao hứa là sẽ hành tới chừng nào ba đứa bây chịu quỳ xuống lạy thằng Hoành này thì thôi. À, báo luôn cho tụi bây biết trước: ông già vợ tao cũng có nhiều cú đánh hiểm lắm, ổng có cái cú lói ba toong, chắc tụi bây chưa biết đâu!

- Cái đó thì tao có nghe!

Một trong ba người bị bắt vùng cất tiếng. Giọng nói hơi khản nhưng rõ rành. Tên Hoành không dè có câu trả lời đó. (Hắn đinh ninh những nhát dao đâm lên vai lên lưng những người này suốt quảng (quãng) đường áp giải đã buộc

họ im nín). Hắn lặng yên một giây rồi chiếu đèn pin thẳng vô mặt người vừa nói. Tôi nhóng lên nhìn. Khuôn mặt bị ánh đèn chiếu sáng đó là khuôn mặt của một chú cán bộ tuổi trạc bốn mươi. Trên khuôn mặt ấy đang lừ lừ hắt lên một đôi mắt sáng quắc, ánh căm hờn nén lại với cái vẻ bình thản lạnh người, và đôi mắt không hề chớp trước ánh đèn dọi thẳng. Tôi nhìn kỹ thấy chú cán bộ này có thể là chưa tới bốn mươi, bởi lẽ một bộ râu rất rậm: đã làm cho chú già đi một cách cố ý. ánh đèn từ tay tên Hoành cứ chiếu vô mặt chú đó. Thế rồi hắn mới lỏng tay cho ánh đèn phụt tắt. Hắn không nói một i nào.

Nhưng bây giờ lúc ánh đèn không còn dọi sáng khuôn mặt người cán bộ đứng tuổi ấy nữa thì bỗng nhiên tôi lại còn nhìn thấy khuôn mặt đó rõ hơn. Tôi nhìn thấy trong trí nhớ. Cách đây quãng hai năm có một người hệt như thế đã đến ở trong nhà tôi. Ba má tôi dấu người ấy suốt ngày dưới hầm, chuyền cơm chuyền nước xuống. Tối tối, ba tôi lại dỡ nắp hầm đưa người ấy ra đi tới gà gáy sáng mới trở lại. Tên họ người ấy là gì tôi không được rõ. Tôi chỉ nhớ mặt, mà nếu đúng là người đã ở nhà tôi dạo trước thì tôi biết thứ, người đó thứ chín. Ba má tôi gọi là anh Chín và chăm sóc rất chu tất. Hôm người đó rời nhà tôi, có hai anh khoác hai khẩu cạc-bin tới đón.

Tôi nghĩ là người cán bộ quan trọng ở trên xuống. Cho nên khi ánh đèn pin nơi tay tên Hoành tắt rồi là lúc tôi hết sức bồn chồn lo lắng. Tôi chắc là tôi không nhớ lầm. Đúng là chú Chín ấy thiệt rồi. Tôi không thể quên đôi mắt ấy đâu, cái đôi mắt mà dạo đó, mỗi tối ló lên khỏi hầm là lại tươi cười nhìn tôi với chị Hòa, đôi mắt không nói mà như nói lên lời âu yếm. Mới rồi ngoài

sân chòi, chính đôi mắt đó đã quắc nhìn dữ dội.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #11 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:15:00 am »

                         tiếp :

Càng về sáng trời càng lạnh. Trong chòi cũng như ngoài ruộng trống đâu đâu cũng ngập gió mà không chỗ nào nhốt được gió lại. Thinh không vật vã, rền rĩ tiếng gió hú. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới biết cái lạnh thông thường của gió bấc cuối năm bằng sự cảm thấu một nỗi đau đớn dường như đang thiệt sự cắt xé thịt da. Tôi mường tượng tới những vết thương rạch nát trên lưng các cô chú ở ngoài sân kia. Gió đang hành hạ các vết thương ấy thêm buốt nhức biết chừng nào. Tôi khẩn mong gió dừng, tôi những muốn ôm gió cản gió lại; van gió đừng nổi lên nữa.

Bỗng tên Hoành lại nhá đèn về phía người nó vừa rọi mặt, nói:

- Đồng chí Chín Khẩn à, chúng tôi đi kiếm đồng chí cả năm nay. Đồng chí thiệt giống như con lươn, cứ vuột ra khỏi tay chúng tôi hoài. Bữa nay thì hết vuột nổi rồi. Nhưng chúng tôi có sự chiếu cố, chắc đồng chí cũng phải thấy: đồng chí có bị cấy lên lưng quá một chục mũi dao đâu?

- Cái đó thì tao cũng hiểu ...

- Đồng chí thông minh quá. Có vậy đồng chí mới làm tới cấp tỉnh ủy được chớ. Mà đồng chí ơi, chúng tôi cũng đâu nỗi ngu. Nói tắt là chúng ta đều hiểu nhau cả!

Tên Hoành điểm thêm sau câu nói bằng một chuỗi cười sừng sực.

Nhưng người mà hắn gọi là Chín Khằn đó đang chăm chú đến một việc khác. Đang ngồi, chợt chú xoay hẳn người sang bên chị phụ nữ, lo lắng kêu lên:

- Trời, cô Tư, cô làm sao vậy?

Chú vừa gọi vừa kề lưng nương chịu cho đầu chị nọ ngả vào. Tên Hoành bấm đèn. Trong quầng sáng của ánh đèn, tôi nhìn thấy chị nọ gục đôi vai tràn dẫm máu lên lưng chú Chín, thở hổn hển. Rồi lặng im. Thấy thế, tên Hoành bước tới. Hắn đưa mũi giày nhấc cầm (cằm) chị lên, rồi buông cho cằm chị rơi xuống vai chú Chín như cũ. Hắn nói thản nhiên:

- Nữ đồng chí này xỉu rồi ... Thôi, chịu khó khiêng nó đi, anh em!

Hai tên biệt kích đến khiêng chị. Tóc chị rơi xõa xuống đất. Chú Chín và người kia cũng bị chúng dựng dây, đẩy đi tới.

Đợi bọn chúng rời khỏi sân chòi đi vô vườn nhà Biện Tư, tôi liền nhổm dậy bò ra. Con Biếc con Thắm tự nãy giờ cũng đã thức, nhưng vì sợ quá nên cả hai vẫn nằm im. Bây giờ hai đứa tung bao bố, chạy ra theo tôi. Trời vẫn tối. Gió vẫn thổi loạn. Ba đứa chúng tôi quờ quạng tay đụng nhằm máu ướt nơi sân thì thương các cô chú quá liền òa khóc.

Chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc trong đêm sắp hầu tàn. Đó là một trong những đêm xuân dài và đen nhứt.( Hết chương 6 )
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2011, 09:29:51 am gửi bởi vmt » Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #12 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:17:36 am »

                     
CHƯƠNG BẢY

Đêm hôm sau, một sự việc bất ngờ nữa xẩy đến.

Khoảng chín giờ đêm, lúc tôi và chị em Biếc đã ngủ say thì có người đến lay chân tôi:

- Quyết, Quyết!

Tôi giựt mình tỉnh dậy hỏi:

- Ai, ai?

- Tao, tao là Ba Đấu đây!

Tôi hất tung cái bao bố, lồm cồm ngồi dậy dụi mắt. Anh Đấu nắm lấy cánh tay tôi, thì thào:

- Ra đây, ra đây!

Anh Đấu lôi tôi ra khỏi chòi, dắt tới bờ ruộng. Đợi tôi thật tỉnh ngủ, anh mới bắt đầu nói:

- Quyết à, anh có chuyện này cần em, em ráng giúp anh ...

- Chuyện gì đó anh, anh cứ nói đi!

- Nè, đêm hôm qua em có thấy đám người nào kéo ngang qua đây không?

- Có!

Tôi đáp và thuật lại hết mọi sự tai nghe mắt thấy. Tôi hỏi anh:

- Có phải thằng cầm đầu đám đi bắt người hồi hôm là thằng Hoành mà anh nói với em không?

- Thì chính nó chớ ai!

- Không biết nó bắt hai chú với một chị đó ở đâu mà lúc dắt về đây nó cứ lấy dao đâm xỉa lên lưng. Em nằm trong chòi tức chịu không nổi, nhiều lúc em muốn nhảy ra cắn họng tụi nó quá. Ngồi tại sân chòi một lát thì chị đó xỉu ...

Anh Đấu cúi đầu, nói giọng nghèn nghẹn:

- Chị đó đã chết

- Trời ơi!

- Chết hồi xế chiều ngày hôm nay, trong lẫm lúa Biện Tư ...

Tôi ôm chầm lấy anh Đấu mà khóc. Anh Đấu nghẹn ngào nói tiếp:

- Còn một anh đã bị tụi nó dẫn vô rừng. Như vậy cũng coi như chết. Giờ chỉ còn lại một ...

- Ai, có phải chú già già đó không?

- Ừ, còn lại chú lớn tuổi nhất đó!

- Chú Chín, em biết ... Tụi nó còn nhốt chú ngoài nhà Biện Tư hả anh?

- Phải, ngày hôm nay tụi nó nhốt chú ở đó. Nhưng bây giờ chú không còn ở đó nữa. Mà sao em lại biết chú?

- Em cũng không biết có chắc phải là chú không. Hồi hôm khi thằng Hoành rọi đèn vô mặt chú, em thấy chú giống hệt một người mà hồi đó ba má em nuôi trong nhà. Lại nghe tụi thằng Hoành kêu chú là Chín Khẩn thì em tin chắc là chú.

- Để rồi gặp chú, em coi có phải không? Tôi ngạc nhiên:

- Làm sao mà còn gặp chú được, tụi nó nhốt chú ở trong lẫm ...

- Không, chú Chín không còn ở trong lẫm lúa Biện Tư nữa. Chính vì vậy mà anh mới phải kêu em đây ...

- Bây giờ chú ấy ở đâu?

Anh Đấu nắm tay tôi trỏ ra phía ruộng:

- Chú Chín bây giờ đang ở ngoài đó. Em biết chỗ lùm trâm bàu rồi chớ gì?

- Chỗ lùm trâm bầu thì em biết. Nhưng sao chú lại ở đó?

Anh Đấu hạ giọng:

- Anh tin em nên không dấu em làm chi, để anh nói cho nghe ... Chú Chín là người cán bộ quan trọng của đằng mình. Tụi thằng Hoành bắt được chú như em đã biết. Chúng giam chú ở lẫm lúa nhà Biện Tư, tính sáng mai này giải lên tỉnh. Một người như chú Chín thì không thể chết, không thể để nó giải đi được. Cho nên anh đã đưa chú ra hồi nãy ...

Tôi mừng quýnh kêu:

- Trời đất, làm sao mà anh đưa chú Chín ra được?

- Thiệt là không dễ, nhưng có khó thì cũng có dễ. Thời may là giác đó tụi nó đang nhậu nhẹt. Với lại anh không mở khóa chính của lẫm lúa. Chìa khóa do Biện Tư cất còn lâu mới mở được cái khóa tổ chảng ở cửa lẫm. Anh vô lẫm bằng cách trổ ngói từ trên nóc, nhưng lúc ra lại dỡ ván lót kho đưa chú Chín ra. Anh đã cõng chú Chín một hơi tới lùm trâm bầu. Hồi nãy anh cõng ngang qua đây, mấy em đâu có biết. Mà thôi, chuyện đó để nói sau. Cú này chắc chắn là anh phải bỏ nhà Biện Tư dông luôn. Hiện thời tự chú Chín đi không nổi đâu, tụi nó đánh chú dữ quá, mà nếu anh cõng thì cũng chưa biết cõng chú về đâu vì mối mang cơ sở chưa móc ráp chi hết. Ngay đêm nay anh phải đi lo bắt liên lạc với cơ sở. Tạm thời anh để chú Chín ở lùm trâm bàu, nhờ em nhơn lúc đi thả trâu lo cơm nước coi sóc cho chú. Có lẽ chậm gì tới mai anh cũng về tới. Coi như giao chú Chín cho em trọn ngày mai. Em nhắm có bảo đảm được không?

Tôi trả lời anh Đấu không chút do dự:

- Cái đó em xin bảo đảm!

Anh Đấu mừng rỡ nói:

- Vậy thì tốt rồi, anh tin ở em. Nhưng anh dặn thêm, ngay đêm nay hoặc sớm ngày mai thế nào tụi nó cũng hay và sẽ truy lùng gắt. Chỗ lùm trâm bầu thì chắc tụi nó không để ý tới, nhưng cũng phải coi chừng, nói giả dụ như tụi nó có mon men ra hướng đó thì em tính sao?

- Em sẽ gác kỹ. Em sẽ kiếm chỗ sẵn. Hễ tụi nó có ra thì em cho chú Chín chém vè, tía nó cũng không kiếm ra!

- Phải hết sức cẩn thận. Bây giờ anh đi, nghe Quyết. Anh đã có dặn chú Chín rồi. Sáng mai em ra gần tới thì cứ la trâu rùm lên là chú biết ngay!

- Được rồi!

- Vậy anh đi. Không biết rồi anh có dịp gặp lại mấy em không, vì trở về lùm trâm bầu lúc nào anh sẽ đưa chú Chín đi ngay. Nhưng thế nào rồi cũng có lúc gặp ...

Anh Đấu buông tôi ra. Nhưng mới xấp bước, anh đã quay lại dặn thêm:

- Mai đem cơm nước cho chú Chín, em nhớ đem theo muối để đắp vết thương cho chú!

Tôi gật đầu, rồi đứng đó dõi theo bóng anh Đấu cho tới khi anh đi khuất mình vào bóng đêm. Tôi thương và khâm phục anh hết sức. Thiệt tôi không dè anh Đấu gan dạ tới mức ấy. Mà coi anh vẫn như thường. Vậy mới hay đó không phải chỉ là anh Đấu - biết võ, bắt chân tôi, nhồi liệng tôi xuống đống rơm. Đó là anh Đấu nằm ép mình giữa nhà Biện Tư như nằm phục giữa hang cọp.

Anh Đấu là người ở về phe chúng tôi, ở về phía bà con cha mẹ tôi, nhưng bấy lâu anh dấu mình. Tới lúc anh xuất hiện, như buổi tối hôm nay, anh đã làm tôi bất. ngờ thán phục, bất ngờ sung sướng tới mê mẩn. Mới đây, tôi là đứa trẻ như ngoi dậy từ máu, phút này không thấy mình còn bơ vơ lẻ loi nữa. Trước mặt tôi giờ hiện ra vô sổ người gan lì ở về phe tôi, không biết sợ thằng Biện Tư, thằng Hoành, không biết sợ Mỹ - Diệm. Ban đầu tôi những tưởng vô nhà Biện Tư như vô cửa chết, ngờ đâu từ của chết tôi lại thấy lối sống.

Tôi hăm hở quày quả vô chòi. Em Biếc và Thẳm vẫn ngủ. Hai đứa nó ngủ ngon lành quá. Đêm nào hai đứa cũng ngủ ngon như vậy, vì trọn ngày phải quần quật xách nước tưới rẫy. Dưới ánh sao làng rạng chiếu vô chòi, tôi dòm thấy con Biếc nằm ngáy nhè nhẹ, đều đều. Làn gió đêm sau khi đi qua đồng tới chòi, thổi mớ tóc trên trán Biếc phơ phất. Lòng tôi tràn ngập nỗi sung sướng đến hồi hộp. Tôi ngồi ngó Biếc, tin chắc là Biếc mà hay chuyện vừa xảy ra thì thế nào em cũng vui hệt như tôi. Hồi khuya hôm qua, Biếc cứ bò lê cạnh mấy vũng máu mà khóc mướt. Em không biết sợ máu me ấy. Em đã biết thương đau. Như đối với mẹ cha ngày trước.

Chưa có năm nào mà tôi lại thấy những ngày giáp Tết đến kỳ lạ như năm nay. Giáp Tết mà máu chảy tuôn, ngoài đồng, trên đường, trên các bờ mẫu. Chỉ mới từ hồi hôm tới giờ, ở đây thôi, lại có hai người chết. May mà chú Chín vừa được anh Đấu cứu thoát. Nhưng chú chỉ thoát ra được cách đây không đầy ba cây số. Chú còn phải được cứu thoát hẳn. Tôi nghĩ tới lùm cây trâm bầu và nhiệm vụ anh Đấu giao cho tôi. Bây giờ không có sức gì có thể ngăn trở tôi làm nhiệm vụ đó. Bằng mọi cách, kể cả thân mình, tôi phải cất giấu chú Chín trót lọt. Tôi sẽ không để cho kẻ nào bắt lại được chú. Gạo thì đã có sẵn không lo. Nhưng nếu nấu trội thêm thì phải nói sao với chị em con Biếc. Với lại tôi tính phải nấu nhiều, đủ cho chú Chín ăn trong  ngày, và vì tối mai anh Đấu trở về nên phải lo cho cả chú Chín lẫn anh Đấu có cơm đem theo. Như vậy không thể nào tôi làm việc ấy một mình được. Tôi quyết định nhất thiết phải nói cho Biếc rõ, đề em ấy phụ giúp với tôi.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:19:59 am »

                  Tiếp :


Tôi nắm tay Biếc lay nhẹ. Đang ngủ ngon như vậy, nhưng Biếc tỉnh dậy ngay. Biếc mở mắt hoảng sợ hỏi dồn:

- Cái gì, cái gì đó anh Quyết?

Hình như ấn tượng khủng khiếp của đêm hôm qua hãy còn đè nặng tâm trí Biếc, nên em ngỡ đâu chắc có tụi biệt kích thằng Hoành đi bắt người dẫn về nữa. Tôi thương hại, đợi Biếc thiệt bình tĩnh rồi mới bắt đầu kể cho em nghe chuyện vừa gặp anh Đấu. Vẻ mặt Biếc thảng thốt như nằm chiêm bao. Em bíu chặt lấy tay tôi, kêu:

- Thiệt hả anh, thiệt hả anh?

Biếc nói với tôi rằng vụ cơm nước cứ để Biếc lo. Em bảo sáng ngày em sẽ nấu thêm cơm bỏ vô cái giỏ ngày thường dùng để bắt cá, rồi tôi cứ xách cái giỏ đó mà đi thả trâu. Em còn nói:

- Để sáng sớm mai em đi kiếm bắt mau mau ít con cua về nướng cho chú Chín đó ăn. Hồi má em còn sống, má em kể lúc mình đánh Tây, má em nấu cơm trong quân y, cứ đi bắt cua đồng về cho mấy chú thương binh ăn. Má em nói ăn cua đồng thì vết thương mau lành ...

Sáng sớm hôm sau, tên Hoành và Biện Tư mới biết là người tỉnh ủy viên đã trốn mất. Bởi đêm hôm ấy bọn biệt kích được Biện Tư cho nhậu nhẹt để thưởng công chúng đã bắt dược tên Việt cộng quan trọng. Bao nhiêu rượu trong nhà y đều cho đem ra. Bọn biệt kích uống say không còn biết trời đất gì nữa. Chúng nó yên chí cái lẫm lúa ấy quá đỗi chắc chắn, và người bị giam đã bị chúng hành hạ đến mức không còn có sức mà bò nữa chớ đừng nói là chạy trốn. Cho nên sau cuộc nhậu, cả bọn đều lăn ra ngủ. Không ngờ sáng ngày, lúc tên Hoành ra lệnh cho bọn biệt kích sửa soạn giải chú Chín Khẩn đi thì không còn có chú Chín Khẩu nào trong lẫm lúa nữa. Hay tin, Biện Tư chạy vào lẫm lúa. Ngó thấy nóc bị trổ và bên dưới sàn ván bị tháo rút, Biện Tư bảo con rể:

- Rõ ràng có người vô dắt thằng Chín Khẩn ra. Nó trổ nóc ngói rồi dỡ sàn nè, ghê không? Hoành à, vụ này tao nghi chắc có đứa phản, dòi ở trong dòi ra đây!

Tên Hoành lắc đầu

- Ba rà lại đám đầy tớ trong nhà coi, chớ lính của con thì chắc chắn là không. Tụi này do chính tay con đi tuyển, không lõi thằng nào đâu. Hơn nữa, từ đầu hôm tới sáng tụi nó đều ngồi nhậu đủ mặt mà?

Biện Tư cho gom hết kẻ ăn người ở trong nhà lại. Tất cả đều có mặt, trừ anh Đấu. Biện Tư la lớn:

- Chớ thằng Đấu đâu mất rồi mà không thấy ở đây?

Mọi người bảo là không biết. Y cho người chạy ra nhà kho là chỗ anh Đấu thường ngủ đêm. Lẽ dĩ nhiên cũng không có. Không còn nghi ngờ gì nữa, y nói với tên Hoành:

- Thằng Đấu dắt Chín Khẩn trốn rồi. Tụi bây cho truy nã theo coi!

Theo lệnh tên Hoành, bọn biệt kích chia làm hai tốp. Một tốp lấy xuồng máy của Biện Tư chạy dọc theo sông. Một tốp kéo lên hướng rừng.

Tốp lên rừng chạy qua vườn nhà Biện Tư, qua chòi trâu chúng tôi. Tốp này có cả Biện 'Tư cùng đi. Khi ra tới chòi. Biện Tư quát hỏi tôi lúc bấy giờ đang tỉnh tuồng kéo nước ở giếng:

- Nè Quyết, hồi hôm tới giờ tụi bây có thấy thằng Đấu dắt ai đi ngang qua đây không? Tôi đáp không thấy. Biện Tư không hỏi nữa, vung văng ba toong về phía rừng, bảo tốp biệt kích:

- Lên bìa rừng đi!

Lúc Biện Tư và đám biệt kích đi huốt, tôi kéo gầu nước dưới giếng lên, còn nghe tiếng Biện Tư làu bầu:

- Biết lắm mà, bộ vó cái thằng Đấu đó tao tình nghi lâu rồi ... Thiệt là nuôi ong tay áo!

Tôi vừa đổ gầu nước ào ào vô thùng tưới vừa cười. Nghe nó nói về anh Đấu, tôi nghĩ bụng: "Biện Tư ơi, mày mới bị có một con ong chích thôi. Trong tay áo mày còn nhiều ong lắm, coi chừng có bữa nó chích mày nhảy nai cho coi!".

Tôi bây giờ rất vững bụng. Bọn chúng đổ đi lùng hướng khác chớ không ra đồng. Trong con mắt của chúng, rừng sâu kia mới phải thế là nơi anh Đấu đưa chú Chín đi trốn. Chúng không chú ý mấy tới cánh đồng trống lốc, trơ trọi kia. Thiệt, đứng ở chỗ chòi chúng tôi ngó ra, lùm cây trâm bầu chỉ thầy lúp xúp, mờ nhạt không có gì đáng để ý. Trong buổi sáng sớm, cánh đồng lại dường như trải rộng ra không che đậy chi hết. Bọn biệt kích đi một chốc thì Biếc về. Biếc đi bắt cua từ sớm giờ đem về gần hai chục con cua đồng, chúng tôi đứa đi tưới, đứa lo nấu cơm. Biếc rửa sạch cua bỏ vô nồi đất rang với muối. Muối nóng lửa, nhảy kêu rúc rắc. Đợi muối hết nhảy, Biếc nhấc nồi xuống. Tôi chực sẵn, kê miệng giỏ cơm cho Biếc bốc bỏ vào giỏ những con cua rang muối vàng rộm. Chúng tôi ăn cơm sớm hơn mọi bữa. Biếc khuyên tôi ăn thiệt no, vì chiều nay có thể tôi lùa trâu về muộn.

Nhưng tôi không ăn được, tôi chỉ ăn qua quít vài chén rồi đứng dậy. Em Biếc cũng đứng lên theo. Trong lúc tôi lo treo cái giỏ cơm và chai nước uống lên cổ trâu, Biếc đứng bên rơm rớm nước mắt:

- Anh quyết mà có gặp lại anh Ba Đấu thì nói em chúc ảnh đi mạnh giỏi. Nói ảnh đừng quên mấy đứa mình ở đây nghe anh Quyết!

- Ảnh không quên đâu!

Tôi nói rồi leo lên lưng trâu. Không đầy năm phút sau, đàn trâu mười sáu con do tôi dắt, đồm độp kéo ra đồng. Tôi như một ông tướng, ngồi trên lưng con Cộ, cầm ngang cành roi đưa mắt đảo ngó bốn bề. Không có gì lạ trên cánh đồng đang bừng nắng. Lũ biệt kích không có ở đây. Chỉ có gió, với cơ man những gốc rạ lặt lìa, với chim. Chim bay từng đàn, thoắt hạ cánh đậu chỗ nầy, thoát chớp cánh bay đi chỗ khác. Chim áo già có tới mấy ngàn con, ríu rít là là trên mặt ruộng. Chim tu hú ở đâu không thấy mặt, mà chỉ nghe tiếng kêu vòng vọng. Con chim te te hoành hoạch, cái giống chim có tiếng kêu nghe mới hối hả làm sao.

Tôi dong trâu đi thang tới khoảnh đồng cách lùm trâm bầu không xa, thả cho trâu ăn ở đó rồi tháo giỏ cơm, chai nước, tụt xuống khỏi lưng con Cộ. Theo lời dặn của anh Đấu, lúc sắp sửa tới lùm trâm bầu tôi la lối ca hát om xòm. Sau khi dòm ngó quanh quất cẩn thận, tôi mới luồn vô lùm trâm bầu. Tôi hồi hộp đưa mắt tìm kiếm nhưng chưa trông thấy chú Chín ở đâu cả. Khi tôi đi gần về cuối lùm cây thì chợt nghe có tiếng ho khẽ. Tôi liền vẹt nhánh lá, đi lại phía đó. Đi được mươi bước, tôi tằng hắng một tiếng thì nghe một tiếng ho nữa đáp lại.

Tôi lủi tới và mừng rỡ đứng sững. Trước mặt tôi, trong một vuông cỏ mọc kín dưới vòm lá trâm bầu giao cành rậm rịt, chú Chín đang ngồi ngó ra. Lưng chú dựa vào một thân cây trâm bầu, hai chân duỗi thẳng. Chú tươi cười dơ tay ngoắc tôi lại. Còn tôi thì cứ xách giỗ cơm đứng đó, rưng rưng nước mắt. Mới qua đêm, mà trông chú thiệt thương. Chú mặc cái quần ngắn, để lộ đôi ống chân bị đánh, máu bê bết dán lại khô sẫm. Bây giờ chú đã mặc áo, có lẽ là áo của anh Đấu. Nét mặt chú Chín nhợt hẳn đi, rõ ràng chú đã đuối sức lắm. Chỉ có đôi mắt là vẫn sáng. Đôi mắt nhìn tôi vẫn hệt như ngày xưa, vẫn âu yếm tươi cười và bình thản như không có sự gì xảy ra hết.

Đứng thần người mất một lúc, tôi mới chạy đến ôm chầm lấy chú. Hai chú cháu tôi ôm lấy nhau. Tôi nói:

- Chắc chú Chín quên cháu rồi?

- Chú nhớ, cháu là con Năm Đô chớ gì. Vừa rồi Ba Đẩu có nói. Mà trước đó, chú cũng biết cháu về coi trâu cho Biện Tư. Hồi ba má cháu hy sinh, chú hay tin, định trở về đem các cháu đi nhưng không sao về được! Tôi đưa tay rờ rẫm khắp người chú Chín:

- Tụi nó đánh chú dữ lắm phải không?

- Ừ, đánh cũng bộn, đâm ở lưng ở vai ...

- Cháu có thấy, hồi đêm hôm lúc tụi nó dừng lại ở sân chòi ... Cháu nhận ra chú, cái lúc thằng Hoành rọi đèn đó?

- Ủa, vậy hả?

- Dạ, lúc đó cháu nằm trong chòi mà!

Bỗng chú Chín nín lặng, mắt đỏ hoe, rưng rưng. Rồi chú ngó mông ra ruộng, lát sau khẽ nói:

- Hồi hôm về tới đó thì còn đủ ba người. Nay chỉ còn lại có mỗi mình chú thôi. Vậy hồi hôm cháu có ngó thấy một chị bị ngất xỉu tại sân chòi không?

- Cháu có thấy!

- Đó là cô Đạm. Chiều qua, trong lẫm lúa tối om, cô ấy sờ soạng tìm nắm lấy tay chú mà nói: "Cháu đuối sức lắm rồi, chú Chín ơi. Nếu chú còn sống trở về được nhờ chú thưa lại cùng với Đảng, với bà con là tới chết cháu không có gì ân hận, chỉ tiếc là lúc nầy Đảng lại cần người. Chú mà có trở về được thì làm ơn bảo bọc dùm đứa nhỏ cho cháu, con nhỏ của cháu có tật hay nấc sữa ... Cô Đạm nói thế rồi ngã đầu vô vai chú và thôi không nói nữa. Chú kêu mãi cô cũng không đáp. Lúc đó bàn tay của cô vẫn nắm chặt tay chú, rồi bàn tay lạnh dần ... Quyết ơi, cháu có thấy không, quyết giết chết hết bà con anh em mình. Cô Đạm chết cũng như má cháu, chỉ có khác là má cháu chết lúc mang thai, còn cô ấy thì mới sanh đứa con gái vừa tròn một tháng. Con nhỏ coi mới thiệt dễ thương làm sao!
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #14 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:24:19 am »

                     Tiếp :

Chú Chín kể tới đâu, nước mắt tôi chảy tới đó. Nhưng chú Chín đã vội bảo:

- Đừng khóc cháu. Chú cháu mình đừng thèm khóc, mà phải nhớ lấy, đề rồi có ngày bắt tụi nó phải trả nợ. Đã là nợ máu thì phải đòi tụi nó trả lại bằng máu!

Tôi nghe chú Chín nói câu đó bằng một giọng dữ dội, mà lại nói rất khẽ. Tôi nín lặng, nhưng câu nói ấy đã khắc vào lòng tôi mãi mãi. Lát sau, tôi nới khỏi tay chú Chín, với lấy cái giỏ:

- Cháu đem cơm cho chú đây. Chắc chú đói lắm rồi, chú ăn cơm đi. Có cua rang muối nữa nè chú. Con Biếc nó lội từ sớm đi bắt cua đó. Nó nói ăn cua đồng thì thương tích mau lành.

Chú Chín vụt đưa mắt nhìn tôi, lo lắng hỏi:

- Sao, con Biếc nào, sao nó cũng biết chú ở đây à?

Tôi vội giải thích:

- Chú đừng lo, Biếc là đứa con gái ở đợ cùng với cháu. Biếc còn có một đứa em tên là Thắm. Ba má của tụi nó cũng chết y như ba má cháu. Má nó chết trong nhà giam, còn ba nó bị tụi ác ôn bắt đem vô rừng đập chết. Nó đi kiếm, mò được xương của ba nó ở dưới bàu ...

Nghe tôi nói chú Chín chợt nhíu mày. Bỗng chú sực nhớ ra, kêu lên:

- Trời ơi, thôi chắc là hai đứa nhỏ con của vợ chồng anh Tư Thắng rồi!

Chú lại hỏi:

- Vậy con Biếc gì đó có nói nó ở xã nào không?

- Nó ở trên Long-khánh.

- Đúng là con Tư Thắng không sai rồi!

Chú Chín bảo thế, rồi tiếp

- Để chú hỏi lại, chắc Ba Đấu biết ... Thiệt thằng Biện Tư nầy hết chỗ nói. Cũng là lũ nó giết hại không biết bao nhiêu anh em đồng chí mình, rồi còn gom bắt con cái của đồng chí mình về ở đợ cho nó. Nhứt định phải diệt thằng nầy đi mới được!

- Đâm nó chết phứt cho rồi, mấy chú mà giao cho cháu, cháu đâm nó liền!

- Không được, đó không phải là việc của cháu. Nhưng rồi nó cũng phải đền tội thôi, không còn lâu đâu.

- Chú Chín, chú cho cháu đi theo chú với, đi luôn bữa nay ...

- Khoan đã, vụ mấy cháu rồi chú sẽ tính đưa đi. Nhưng bây giờ thì chưa đi được!

- Chú ăn cơm đi .

Tôi lấy chén xới cơm, gắp cua rang:

- Chú Chín cứ ngồi ăn bình tĩnh, để cháu leo lên cây gác rồi lát nữa cháu xuống lấy muối đắp vết thương cho chú ...

Tôi leo lên một cây bằng lăng cách đó vài bước. Ngồi trên chảng ba cây bằng lăng da dẻ loang lổ với vòm lá rợp đầy những bông tím, tôi đảo mắt ngó khắp bốn bề.

Cánh đồng vẫn trải rộng, lóa nắng. Đàn trâu của tôi vẫn ngoan ngoãn gậm cỏ. Những con sáo đang nhảy nhót trên lưng trâu, liến láu. Ngó miệt rừng, rừng cũng không có gì lạ. Ở chỗ bìa rùng giáp mí trảng găng, không thấy có bóng một người nào. Chắc tụi biệt kích do Biện Tư dẫn lên đó lùng kiếm không ra đã kéo về ngỏ (ngõ) đường cái. Tôi rất vững bụng. Ngồi trên cây cao, tôi có thể phóng tầm mắt rộng ra hằng mấy cây số. Uớc chừng một con chó chạy trên đồng tôi cũng ngó thấy chó đừng nói tới bọn biệt kích kéo ra. Sau khi đã quan sát kỹ bốn bề, tôi cúi nhìn chú Chín đang lặng lẽ ngồi ăn cơm ở dưới. Chú ăn khoan thai. Tôi nghe chú nhai cua rau ráu mà vui trong bụng. Bỗng tôi lại thấy nơi giữa đỉnh đầu chú, tóc dán bệt lại một lõm khô cứng bằng bàn tay. Thôi chắc chú bị tụi thằng Hoành đánh chảy máu đầu rồi. Mắt tôi lại xốn lên.

Ăn cơm xong, chú Chín ngước nhìn lên như có ý hỏi tôi có động tĩnh gì không. Tôi leo xuống nói:

- Yên, không có g đâu chú?

- Thôi, lát nữa rồi lên coi chừng. Bây giờ chú nhờ cháu một chút!

Chú đưa cho tôi cái chén đã có muối rấp nước:

- Cháu đắp những vết thương ở lưng cho chú.

Tôi cởi áo cho chú Chín. Để khỏi bật lên tiếng kêu, tôi cắn chặt môl lại. Trên tấm lưng gày gò của chú Chín, có trên một chục vết dao đâm. Máu ở các vết thương đã khô đọng, giờ đang chảy ra thứ nước vàng, ri rỉ. Đúng là bọn chúng chưa muốn giết chú ngay mà đây là một kiểu tra tấn. Bởi vì nếu chúng muốn giết chú thì chỉ cần một nhát dao ấn sâu hơn là đủ. Tôi lấy nước trong chai rửa qua các vết thương, sau đó vốc muối xoa lên. Tôi xoa và biết chú bị rát dữ. Nhưng chú Chín không rên.

Tôi nói:

- Tụi nó đâm chú tới mười ba vết! Chú Chín cười:

- Ấy là tụi nó có sự chiếu cố cho chú rồi đó. Mà thiệt, tụi nó chưa định giết chết chú ngay đâu. Đêm trước nó chơi kiểu đó, cốt buộc mấy chú khai ra, chỉ bắt thêm. Nhưng vô ích, không có ai khai gì hết. Tụi nó tức mình, dẫn chú Sáu vô rừng. Cô Đạm thì do bị nó đâm rấn thêm mấy dao nữa nên chịu không nổi. Còn chú, dù có tức mình, nó cũng không đâm thêm.

- Hồi thằng Hoành rọi đèn, rồi nó nói chiếu cố chú cháu có nghe!

- Ờ, nó nói vậy ... Thằng chó chết, chiếu cố hay không thì chú cũng đã ra khỏi lẫm lúa rồi.

- Nó nói chú như con lươn, cứ vuột hoài!

Chú Chín bật cười:

- Ờ, Ờ, nó còn nói vậy nữa chớ. Nó có dè đâu lần nầy rốt cuộc nó cũng vuốt đuôi lươn.

- Cháu thoa đều hết rồi, chú!

- Được rồi, đưa chú mượn chén muối.

Chú Chín cầm chén muối, tự xoa bóp ống chân một chút rồi thong thả mặc áo vào. Chú kéo tôi lại sát bên chậu yếm để tay lên vai tôi. Chú nhìn tôi rất lâu, nghĩ ngợi gì lung lắm. Nhưng hình như không phải chú chỉ nghĩ ngợi về tôi, mà là nghĩ tới chuyện chi còn vượt khỏi tôi nữa.

Chất muối rất có hiệu quả. Tới trưa trưa, chú Chín nói đỡ đau. Sợ chú ngồi lâu mệt, tôi liền đạp cỏ dọn lấy một chỗ cho chú nằm, còn tôi thì lại leo lên cây bằng lăng ngồi gác. Bốn bề ruộng đồng như im ngủ dưới nắng trưa chói chang.

Tôi ngồi gác chăm chú cho tới lúc mặt trời chiếu chênh chếch, dời bóng cây bằng lăng sang một bên. Và buổi chiều đổ bóng râm xuống từng khoảnh ruộng. Chú Chín đã thiếp đi được một chút trên cái đệm cỏ do tôi dọn cho chú. Lúc tôi trở xuống, chú ngồi dậy ôm lấy tôi mà nói:

- Cháu sửa soạn thả trâu về đi, kẻo tụi nó nghi. Cháu cứ về ở đó một thời gian rồi chú sẽ tính cách đón mấy cháu đi?

Tôi bịn rịn không muốn rời chú Chín. Đã đành là tôi không thể theo chú rồi, nhưng chẳng nỡ để chú ở lại lùm trâm bầu một mình, sợ có chuyện gì xẩy ra. Chú Chín lại giục:

- Cháu cứ về, chiều rồi tụi nó không đi lùng kiếm chú nữa đâu. Bây giờ chú thấy trong người dễ chịu hơn nhiều rồi!

Tôi nói:

- Cháu để giỏ cơm lại đây, chút nữa chú ăn thêm. Còn lại chú đem theo ăn đường. Mai cháu sẽ lại lùa trâu ra đây. Nếu tối nay anh Đấu trở về đón chú đi được êm thì chú nhớ bẻ một nhánh trâm bầu tươi bỏ tại chỗ này để cháu biết. Tối anh Đấu tới, nói tụi cháu chúc ảnh đi mạnh giỏi!

- Được rồi!

Tôi ôm chú Chín một lúc nữa rồi buông chú ra, vẹt cỏ đi. Đi mấy bước, tôi ngó lại thấy chú Chín ráng gượng đứng dậy nhìn theo tôi. Tôi nhớ mãi cánh tay run run của chú với vịn lên thân cây trâm bầu, và một tay kia vẫy theo tôi như vẫy với một người lớn chớ không phải với một đứa trẻ.      ( Hết chương 7 )

Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #15 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:28:41 am »

                         
CHƯƠNG TÁM

Anh Đấu đã trở về ngay tối hôm ấy v chú Chín đi thoát. Bởi vì hôm qua, sau khi thả trâu, tôi luồn vô lùm trâm bầu thì, nhặt được một nhánh trâm bầu tươi để lại trên đệm cỏ. Tôi vui mừng quá. Nhánh trâm bầu đó đã kín đáo báo cho tôi biết hai người đã rời khỏi đây một cách an toàn. Chiều hôm ấy, tôi khoái chí hát nghêu ngao, và tôi cầm cả nhánh trâm bầu về để báo cho Biếc mà cùng mừng với tôi.

Tôi có ngờ đâu, ngay lúc đó một tai họa dang đợi tôi ở nhà. Mọi sự tưởng đã trót lọt, không dè chiều đó, con Len ra chòi xét coi khạp gạo thấy số gạo của chúng tôi hụt đi một cách đáng ngờ. Khi tôi đưa trâu về tới chòi thì con Len đã gọi thằng Hoành ra. Thấy tôi về, thằng Hoành kêu:

- Ê, thằng kia lại tao biểu!

Tôi mới từ lưng trâu thót xuống, tên Hoành đã nhảy tới xách tai tôi:

- Đ. mẹ, tụi bây lấy gạo nấu cơm cho ai ăn?

Tôi liếc nhìn em Biếc và Thắm bấy giờ đứng nép sợ hãi bên chòi. Tôi tin chắc là chưa có em nào khai ra, nên trả lời tên Hoành:

- Tụi tôi có nấu cho ai ăn đâu!

- Tại sao còn ba bốn bữa nữa mới hết tháng mà số gạo đong cho ba đứa bây đã hết trọi rồi hả?

- Gạo mà hụt như vậy là tại tôi, tại tôi ăn bữa nào cũng đói, nên mấy đứa nó nấu rấn thêm ...

Tôi đã lựa được một câu trả lời rất có lý. Tên Hoành buông tai tôi ra, nhưng dúi mạnh tôi ngã xuống đất, giọng hầm hè bực tức:

- Đ. mẹ, mày nói tao chưa tin đâu. Được rồi, tao sẽ ra chòm trâm bầu liền bây giờ. Tao mà gặp Chín Khẩn ngoài đó thì tao bắn mày!

Tôi lẳng lặng ngồi dậy, nghĩ bụng: "Cho mày kiếm, kiếm mãn đời mày cũng không có!" Tên Hoành nói xong dắt thêm mấy tên biệt kích đi ngay, mặc dù lúc đó trời đã sụp tốt. Em Biếc rất lo lắng, vì em không biết chú Chín đã rời khỏi lùm trâm bầu chưa. Tôi liền nói cho em biết là chú Chín đã đi rồi, tui nó có đi kiếm cũng mất công thôi. Tôi đưa nhánh trâm bầu cho Biếc coi và nói thêm:

- Nhánh trâm bầu này lá đã héo chắc chắn là anh Đấu đã đưa chú Chín hồi hôm. Tụi nó có rượt theo cũng không kịp, với lại tụi nó có biết hai người đi lối nào mà rượt?

Em Biếc yên tâm mò ra rẫy bới một ít khoai môn về luộc ăn, vì gạo chúng tôi còn lại một ít đều đã bị con Len vét ráo. Con Len nói từ đây đến cuối tháng sẽ bỏ cho chúng tôi nhịn đói. Chúng tôi ngồi thu lu trong chòi ăn những củ khoai môn luộc trộm. Biếc nhường cho tôi tới ba củ trong số năm củ. Chúng tôi ăn khoai xong, lăn ra ổ rơm nằm. Tôi bắt chước anh Đấu lén ra giồng thuốc, hái mấy lá thuốc héo về vấn hút. Dạo này tôi hút thuốc đã biết ngon mới chết chớ. Em Biếc cứ rầy rà tôi về vụ hút thuốc, bảo rằng tôi còn nhỏ mà bày đặt hút làm chi. Tôi chỉ cười mà vẫn hút chớ không chừa được.

Tôi nằm phì phào chưa hết nửa điếu thuốc thì thằng Hoành về. Nghe tiếng chân giầy của bọn chúng, tôi nhổm dậy, dụi tắt thuốc. Lát sau tên Hoành sục vào chòi, kéo áo lôi tôi ra:

- Ê, tao kiếm gặp chỗ Chín Khẩn ngoài lùm trâm bầu rồi!

- Chỗ nào tôi đâu có biết?

- Tại sao ở ngoài đó có chỗ cỏ bị rạp xuống hả? Phải thằng Đấu đem dấu Chín Khẩn nơi đó rồi kêu mầy đem cơm nước ra cho Chín Khẩn không?

Thiệt tôi cũng không ngờ bọn tên Hoành tìm ra vuông cỏ mà tôi đã dọn cho chú Chín nằm. Hắn nói trúng phong phóc hết, nhưng tôi biết tất cả cũng đều là do hắn đoán ra rồi truy tôi chớ không nắm được bằng cớ gì hết. Tôi vẫn nói:

- Tôi không biết chỗ ông nói là chỗ nào, chớ mọi bữa thả trâu tụi tôi cũng hay vô đó nằm chơi. Chắc là ông ngó thấy chỗ mấy đứa tôi nằm rồi đó!

- Nằm chơi gì ở tận trong hốc. Đ.m., thằng nhỏ này nói láo. Nhất định nó có dính vô vụ cứu Chín Khẩn, tụi bây cứ lôi đầu nó ra bắn bỏ cho tao!

Tên Hoành la lên, và một tên khác đẩy tôi ra sân chòi, chĩa thẳng mũi súng cạc-bin vô ngực tôi và bắt đầu đếm:

- Một, khai ra mau!

- Đ.m., tao mà đếm tới ba là mầy rồi mạng nghe mày nhỏ!

Trong khi đợi tên biệt kích đếm tới ba, tôi tự hỏi không lẽ nó bắn tôi thiệt, lẽ nào tôi lại chết trong buổi chạng vạng này. Nhưng tôi cũng hết sức hồi hộp, vì đối với bọn biệt kích, chúng nó có thể giết chết một mạng người không cần phải tính toán lâu. Em Biếc và Thắm sợ quá thét lên. Tôi cương quyết không hé miệng, bởi tôi nghĩ nói ra một việc đã xong hết cả rồi thì nói để làm gì, nói để chúng không bắn tôi chết ngay nhưng rồi sẽ tra tấn đánh đập tôi dai dẳng rốt cuộc cũng đến chết mà thôi.

Tên biệt kích đếm tới ba. Tôi đứng trơ trơ. Hắn bóp cò nghe cái "rốp". Tôi giựt mình, rồi khi biết rõ là hắn chưa cho đạn nhảy lên lòng lửa, tôi buồn cười quá nhoẻn cười. Tên biệt kích ngó thấy, hăm he:

- Đ.m., cười hả mầy, cười tao bắn thiệt cho mầy coi!

Nói là nói vậy chớ hắn cũng không bắn thiệt tôi. Hắn lên đạn hẳn hòi, rồi bóp cò hẳn hòi,nhưng phát súng chỉ nổ "đoàng" sát mang tai tôi. Thấy tôi vẫn đứng êm ru, tên biệt kích bất lực báo cáo với tên Hoành:

- Thằng nhỏ này quá gan, bắn sát bên tai mà nó cứ nín thinh!

Tên Hoành chạy tới thoi vô mặt tôi, lên gối và đá tôi. Tôi té xuống. Hắn dẫm đạp lên người tôi, hỏi dồn như kẻ say máu:

- Mày khai không, mày khai không?

- Tôi có biết gì đâu mà khai?
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:32:58 am »

                        Tiếp :
Hắn bước trở vô chòi, rút soạt cái lưỡi hái dắt trên mái chòi xuống, chạy ra kề lưỡi hái quấu vô mặt tôi.

Em Biếc và Thắm bụm mặt khóc hu hu. Tôi bị cái lưỡi hái quấu, máu chảy đầy mặt. Rồi tôi thấy nóc chòi vụt chao nghiêng, tựa như cái mui ghe bị lắc. Bóng em Biếc và Thắm cũng chao theo. Tôi không còn biết gì nữa.

Tôi ngất đi không biết bao lâu, lúc tỉnh lai thấy mình nằm trên ổ rơm, có em Biếc và Thắm ngồi bên cạnh. Hai em mừng rỡ thấy tôi mở mắt ra. Tôi thì thấy ngực đau lói. Biếc lấy áo của em, thấm nước, lau mặt cho tôi. Cái áo em dính đầy máu tôi. Tôi biết là tôi bất tỉnh không phải vì nhát lưỡi hái mà chính là vì những cái đạp của tên Hoành. Tôi hỏi:

- Tụi nó đi

- Đi rồi, anh xỉu thì tụi nó bỏ đi!

Biếc đáp lời tôi, nước mắt chảy ràn lụa. Tôi nghiến răng:

- Đừng khóc, anh không có sao đâu, anh sẽ giết chết nó!

Biếc vội bụm miệng tôi lại:

- Anh nói lớn, nó nghe thì chết!

Rửa sạch máu me trên mặt tôi, Biếc lấy chiếc áo vải xiêm dài tay xỏ mặc cho tôi. Bấy giò tôi mới khóc. Tôi khóc không vì đau đớn mà vì cảm động thấy Biếc thương tôi lo cho tôi quá. Với lại khi Biếc vừa mặc cho tôi chiếc áo do chính má tôi may, tự nhiên tôi nghĩ sao má tôi, hay chị Hòa tôi, cô tôi, hay em Biếc em Thắm đây đối với tôi trìu mến thương yêu dường ấy, còn cớ sao Biện Tư bọn thằng Hoành lại đối với tôi ác độc dường ấy.

Suốt đêm tôi không ngủ được, thỉnh thoảng lại thấy lói đau ở ngực. Còn vết thương do cái lưỡi hái thằng Hoành cứa nơi mặt cứ ri rỉ chảy máu, đau rát hết sức.

Biếc ngồi bên lau, chậm máu cho tôi tới khuya. Biết ngày mai thế nào em ấy cũng phải thay tôi đi chăn trâu, nên tôi nói: - Biếc đi ngủ đi, đưa cái áo đây tôi lau.

Nói mãi Biếc mới chịu đi ngủ. Tôi nằm, lát lát đưa cái áo Biếc lên thấm máu. Mỗi lần thấm máu ở mặt mình, cơn uất ức lại trào lên nghẹn ngang cổ họng. Tôi phải đè xuống, nén xuống, mà nghĩ rằng phải cố đè nén như anh Đấu đã từng đè nén uất ức một hai năm giữa nhà Biện Tư. Gần đây tôi hơi biết cái đó là cần, chớ không thể thí mạng mình ngay được. Cho nên ban nãy, khi thằng Hoành đánh đá, tôi ráng chịu. Tôi chịu đựng rất khó khăn vì cái ý định chống trả lại cứ trào lên, trào lên. Ban nãy, mấy lượt tôi đã tính đánh lại thằng Hoành, rồi thây kệ tới đâu thì tới nhưng sự thiệt nếu tôi hành động như vậy chắc là tôi đã chết. Tụi thằng Hoành có thể giết chết tôi mà không có tội vạ gì.

Nằm trong đêm tối với những vết thương đau nhức ê ẩm, tôi uất ức căm thù nhưng tôi cũng thấy bằng lòng và sung sướng vì mình đã làm tròn phần việc anh Đấu giao. Dẫu tôi có bị đánh đập thế này thì chú Chín và anh Đấu cũng đã thoát rồi. Đó là điều an ủi, điều phấn khơi nhất cho tôi. Lẽ dĩ nhiên là tôi cũng thấy mình sơ sót. (Phải chi tôi rà vuốt, dựng dậy chỗ vuông cỏ bị rạp ấy. Phải chi tôi chú ý hơn về việc nhà Biện Tư có thể sẽ coi lại số gạo trong khạp).

Em Biếc thức dậy rất sớm. Tưởng tôi đã ngủ, em rón rén đến rờ rẫm coi tôi có sao không. Tôi nằm im, để bàn tay em đặt lên ngực, để bàn tay em lướt lên mặt. Tôi nghe thấy cả tiếng trái tim hồi hộp đập nhịp trong lồng ngực nhỏ bé của em nữa kia. Nhưng tôi vẫn nằm im giả vờ như ngủ, vì tôi đang có được cái cảm giác êm ái dịu dàng nó làm cho quên hết ê ẩm đau nhức. Lâu sau tôi mới cựa mình. Biếc khẽ cất tiếng hỏi:

- Anh Quyết, anh Quyết, anh coi còn đau nhiều lắm không?

- Không đau lắm đâu. Chỉ sợ cái lưỡi hái sét 1 làm độc ...

- Để em rửa nước muối cho khỏi làm độc. Em sẽ đi hái lá thuốc dòi vắt cho anh uống, bắt cua nướng cho anh ăn!

- Uống lá thuốc dòi chi vậy?

- Thứ đó uống hết tức ngực, má em nói người ta bị ho lao uống cũng hết ... Lấy lá cây thuốc dòi giã nát, vắt nước, cho đường vô. Mình không có đường thì kiếm khúc mía ...

Phải nói là ít có đứa con gái nào mới chín mười tuổi mà lại có nhiều sáng kiến giỏi dắn như Biếc. Mỗi lần Biếc đề ra món ăn hoặc thứ thuốc chi đó, em đều bảo: "Thấy má em làm, nghe má em nói". Nghĩa là hầu hết sự hiểu biết của em đều bắt nguồn từ mẹ. Mới biết người mẹ quan trọng đến là dường nào. ấy vậy mà cả tôi lẫn Biếc đều chẳng còn mẹ nữa. Tôi nằm đau liệt đến cả chục hôm mới trở dậy được.

Suốt trong thời gian đó, hai chị em Biếc rất cực. Biếc vừa lo chăm sóc tôi, vừa lo tưới rẫy, vừa thay tôi đi chăn trâu. Em ấy làm công việc quần quật nhưng săn sóc tôi rất chu đáo. Thuốc thang cũng là do em chạy chữa cho tôi. Chẳng có gì ngoài thuốc dòi, gừng, muối và cua đồng.

Trưa nào em cũng bắt tôi phải uống hết một chén nước thuốc dòi vắt với mía. Tôi nghĩ rằng chính nhờ thứ thuốc đó mà tôi khỏi tức ngực, và cũng nhờ cua đồng mà tôi mau hết ê ẩm thân mình.

Tôi khỏe lại dần và đi chăn trâu được có ba bốn bữa thì vào một buổi sáng sớm, Biện Tư cho người ra gọi tôi vô nhà lớn. Hẳn bảo tôi đem theo cả quần áo để đi có công chuyện ít bữa. Khi tôi vô tới nhà thì thấy Biện Tư và một người đàn ông lạ mặt đang đợi tôi. Biện Tư bảo với người kia:

- Đây thằng nhỏ này đây!

Rồi Biện Tư nói với tôi:

- Cậu Bảy Vàng đây là em ruột của tao. Nhà cậu Bảy ở trên Xà-bang cần có người lên tiếp hái cà-phê chừng năm ba bữa nửa tháng. Mày đi theo cậu Bảy lên đó nghe!

Tôi chưa kịp nói sao thì người đàn ông tên là Bảy Vàng bước tới vui vẻ vỗ vai tôi:
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #17 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:34:37 am »

                    

- Thằng em mày xuống nhà tao phụ hái cà-phê ít bữa rồi về. Nếu thằng em mày làm ăn khá, tao sẽ nói với anh Tư tao cho trừ nợ, cho thằng em mày về luôn khỏi ở coi trâu nữa!

Rồi không đợi tôi nghĩ tới nghĩ lui, hắn xăng xở chụp cái nón nỉ đen lên đầu: - Thôi, đi cho sớm, không thôi lỡ cỡ xe đò nó chạy mất. Ra đó mình kiếm hủ tiếu ăn rồi lên xe là vừa!

Thiệt chẳng khác chi cái hôm Biện Tư bắt tôi từ nhà cô Tám tôi đem về đây. Chỉ khác là Bảy Vàng không bắt như kiểu Biện Tư. Hắn hứa hẹn tôi ngay từ đầu, hứa hẹn một cách ngọt ngào và xởi lởi. Tôi những tưởng cũng đi ít bữa thiệt, nên đi phứt cho rồi. Lần này ra đi, tôi cũng mặc mỗi cái áo vải xiêm má tôi may, với cái quần cụt để lộ đôi chân cao kều mốc thếch.

Để đem cho được tôi về tới Xà-bang, Bảy Vàng không quên những lời hứa vặt. Ngay khi ra tới chợ Phước- Kiển, hẳn liền dẫn tôi vô tiệm nước kêu hai tô hủ tiếu. Một cho hắn, một tô cho tôi. Thú thật đó là lần đầu tiên trong đời, tôi mới biết thế nào là hủ tiếu. Tự nhỏ tới lớn tôi có ăn hủ tiếu bao giờ đâu. ở cái xứ Phước-lai khỉ ho cò gáy của tôi đâu có tiệm nước bán hủ tiếu. Tôi chỉ được ăn bánh canh tôm, bánh canh cá do má tôi nấu. Món hủ tiếu, theo tôi nó cũng tờ tợ như món bánh canh, nhưng nước xúp coi mòi ngọt dữ. Tôi ăn hủ tiếu thấy ngon quá là ngon. Chắc cũng có phần do lâu nay ở ngoài chòi tôi chỉ ăn rặt mắm nục và khô cá lù đù. Tôi nghĩ thương cho em Biếc em Thắm. Cảnh chợ Phước Kiển cũng đã đủ làm cho tôi ngơ ngác. Người đi chợ buôn bán đông quá là đông. Xe đò chở khách đậu một dãy năm bảy chiếc sơn màu xanh đỏ, lát lát lại bóp còi nghe bin bin.

Ở tiệm nước ra, Bảy Vàng dẫn tôi đến bên một chiếc xe xanh. Hắn nhảy lên chỗ gần tay lái, nói gì với người sốp- phơ rồi chỉ cho tôi lên ngồi ở băng kế đó. Tôi thấy Bảy Vàng oai vệ móc túi lấy kiếng mát 2 đeo vô, đình huỳnh ngồi luôn bên cạnh người sốp-phơ không cần phải mua vé chi cả. Còn tôi, lần đầu tiên ngồi xe hơi, tôi hết sức lóng cóng ngượng nghịu. Tôi có cảm tưởng hành khách ngồi xung quanh ai cũng để ý dòm tôi, và dường như ai cũng biết tôi hổi giờ ở ruộng chưa hề đi xe vậy.

Chuyến xe đò chạy lên Bà-rịa. Tôi ngó thấy phố xá Bà-rịa mà ngớp. Xe đậu tại Bà-rịa một chút rồi chạy về tới Xà-bang vào lối mười giờ. Bảy Vàng ghé tạt vô nhà người quen ở chợ Xà-bang lấy chiếc xe mô-tô hắn gửi ởỉ đó rồi chở tôi về nhà hắn ở cách chợ chừng năm cây số. Cái cảnh ở Xà-bang là cái cảnh xứ đất đỏ hực, đỏ từ đường đi tới tường vách, nhà, cửa, đỏ áo quần người và cả những con chó chạy quanh cũng nhuộm đỏ bụi đường.

Xà bang bạt ngàn rừng cây cao su, rừng cây cà phê chia thành lô thẳng tắp, mịt mù. Nổi bật lên trên cái nền xanh ngắt của cây lá là mấy nóc biệt thự đỏ chói của chủ sở người Pháp và cạnh đó là mái nhà tôn xám xạm của cu ly cạo mủ.

Nhà của Bảy Vàng ở quá khỏi khu vực đồn điền một đỗi, cũng thuộc Xà-bang - Ngãi-giao, cái làng tiếp giáp với rừng Hắc-dịch nơi tôi từng nghe nói có nhiều sóc của người Châu Ro. Ngôi nhà Bảy Vàng nằm dưới chân một triền đồi đất đỏ. Từ xa ngó cơ ngơi nhà hắn loáng thoáng hiện ra như một cái trại. Ngôi nhà lợp ngói, nhưng vách là vách ván, chung quanh nhà có hàng rào cắm bằng những cây rừng lớn hơn bắp chân.

Chiếc mô-tô Bảy Vàng chở tôi vừa chạy tới cổng thì cánh cổng gỗ cũng vừa mở ra. Bảy Vàng cho xe vọt vào luôn. Tôi ngó ngoái lại, thấy người mở cổng đứng nép bên là một ông già nhỏ thó đang co ro như dấu người vào một cái áo bành tô màu cứt ngựa cũ rách. Và khi tôi quay nhìn tới trưóc thì thấy một người đàn bà yểu điệu đi ra. Người đàn bà nầy dáng dong dỏng, chân mày cạo sắc lẻm, mặc cái áo ni-lông ngắn tay để hở ngực.

Trông mụ sắc sảo như người ở ngoài chợ. Mụ nói với Bảy Vàng bằng một giọng uốn éo tôi chưa hề nghe thấy:

- Vậy mà tưởng bữa nay mình còn gặp con nào ở trên chớ. Ủa, mình chở thằng nhỏ nào về nữa đó?

- Nó ở trên anh Tư cho xuống phụ tiếp công việc. Lát nữa, để chỉ cho nó xuống Hai. Ông Hai ổng già yếu quá không còn coi nổi bốn mươi mốt con bò đâu!          ( hết chương 8 )
--------------------------------
1   Rỉ.
2      Kính dâm
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2011, 09:40:54 am gửi bởi vmt » Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #18 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 07:49:39 pm »

                               
CHƯƠNG CHÍN

Qua hôm sau, tôi không phải chỉ lãnh một cái bao của Bảy Vàng giao cho để đi hái cà-phê mà còn lãnh chăn dắt tới bốn mươi mốt con bò. Thoạt tiên tôi ngỡ Bảy Vàng đưa cái bao để tôi chui vào ngủ như hồi tôi mới về ở nhà Biện Tư. Nhưng không phải thế. Bảy Vàng bảo tôi:

- Mày đi thả bò, nhơn thể ghé vô vườn cà-phê của tao ở đó hái cà-phê luôn, hái đầy bao thì thôi!

Tôi cầm cái bao, lùa bò đi.

Chiều hôm đó, ông già Hai, tức ông già khi sáng ra mở cổng, đã dắt chỉ cho tôi biết chỗ thả bò. Tôi thấy ông nhìn tôi với đôi mắt buồn bã lo lắng, giống như đôi mắt anh Đấu nhìn tôi khi tôi mới tới nhà Biện Tư. Ông già Hai lặng lẽ như một cái bóng. Ông nói ít lắm, và nói chậm rãi từng tiếng một. Ông khuyên dặn tôi:

- Cháu ráng cho bò ăn no, đừng chểnh mảng cậu Bảy Vàng đánh chết!

Đêm đến, ông già nhỏ thó ấy trăn trở, ho sù sụ. Trên tấm phản rộng, ông nằm ở trong cùng, còn tôi nằm phía ngoài. Cái gian xép này dính liền với kho lúa. Có lẽ trước cũng là một gian của kho lúa. Giờ người ta đã tháo bớt ván dừng ở chung quanh khiến gian nhà trống hơ. Chỗ còn kín là chỗ ông già nằm. Chắc chính ông đã cặm cui lấy những tấm ván còn lại ở phía ngoài che gom chỗ ông, hầu chống đỡ những cơn gió về khuya, lúc nào cũng dọa dẫm, muốn bứt ông rời khỏi cuộc sống, như cơn gió ấy đã bứt đi bao chiếc lá úa. Tôi thấy ông già có vẻ như đang nằm đợi chết. Ông gầy quá, mà những trận ho lại cứ liên tiếp hành hạ ông. Mỗi lần nổi cơn ho, người ông như bị gẫy gập làm đôi. Từ lúc có thêm tôi, coi ông lại càng buồn bã thêm. Nhứt là khi Bảy Vàng bảo ông giao bò, bảo ông chỉ dẫn nơi chốn cho tôi chăn dắt. Bởi sự có mặt của tôi đâu như cũng là sự loại bỏ ông. Nhưng hình như ông chỉ buồn cho thân ông, chớ không buồn giận tôi. Tôi biết vậy, qua cái câu ông căn dặn tôi, và cả trong đôi mắt ông lặng lẽ nhìn tôi.

Trên con đường ngoằn ngoèo đỏ sẫm dẫn từ những trảng cỏ, tôi bắt đầu ngẫm nghĩ về Bảy Vàng. Tôi thấy đằng sau câu nói của ông già Hai, Bảy Vàng là một Bảy Vàng khác. Tôi hoang mang nghi ngại về lời hứa của hắn, là sau năm mươi hôm phụ việc, hắn sẽ chovề và sẽ nói với Biện Tư giũ nợ cho cô Tôi. Lời hứa ấy liệu hắn có giữ hay không. Trước mắt tôi chưa có cái gì chắc chắn trả lời tôi cả, chỉ có ngồn ngộn bốn mươi mốt con bò vàng hực đang chen chúc đi chật cả đường, làm cho những người cu ly cao su đều phải né dạt vô lề đường.

Tôi nghe loáng thoáng có người nói:

- Cha chả, Bảy Vàng bữa nay kiếm ở đâu được thằng nhỏ chăn bò cao như sếu vậy kìa?

- Va cần phải kiếm chừng vài đứa như vậy mới giữ xiết bầy bò của va mà. Tôi coi rồi, cứ cái mửng nầy thì ít lâu nữa bà con Châu Ro hết sạch bò với va!

Những câu nói đó càng làm tôi đâm nghi thêm. Tôi chẳng biết tại sao bà con Châu Ro rồi sẽ hết sạch bò với Bảy Vàng. Vậy thì hẳn là bò này của bà con trong các sóc Châu Ro, rồi làm sao đó mới lọt về tay Bảy Vàng? Té ra không phải là bò của Bảy Vàng nuôi, Bằng cách nào mà hắn thâu tóm được ngần ấy con bò? Tới bốn mươi mốt con chớ ít ỏi gì. Tôi không thấy giận những bác cu-ly cạo mủ ban nãy đã gọi tôi là thằng nhỏ chân sếu, mà tôi chỉ nghĩ về Bảy Vàng, về đàn bò, hồi nhớ lại lúc còn sống ba tôi có lần nói dân Châu Ro nghèo cực lắm, con nít Châu Ro đẻ ra nuôi không được chết nhiều lắm.

Nhưng dẫu cơ sự lấn cấn trong đầu về Bảy Vàng, tôi cũng cố làm tròn công việc của ngày đầu tiên. Tôi lùa bò tới chỗ trảng cỏ, thả cho bò ăn cỏ rồi xách bao vô vườn cà-phê mà Bảy Vàng bảo là vườn cà-phê của hắn. Về chuyện này tôi không ngờ vực gì cả. Tôi tin rằng tất cả vườn cao su và cà phê ở quanh đấy đều là của Bảy Vàng.

Bấy giờ giữa mùa cà phê đang chín. Tôi lọt vô khu vườn cà phê trĩu quả, luồn qua những gốc cà phê rụng đầy trái chín và những bãi cứt chồn lổn nhổn hạt cà phê nâu nhánh. Tôi cứ vít cành xuống hái từng chùm. Tới lúc mặt trời đứng bóng, tôi đã hái được đầy bao. Tôi quảy cà phê trở ra bìa trảng để coi bò ăn đã no chưa, bỗng tôi trông thấy trên trảng là một đàn bò khác chớ không phải đàn bò của tôi. Nhưng con bò lạ không biết của ai, đã ngang nhiên chiếm lấy vùng trảng xanh cỏ nhứt, còn bò của tôi thì bị dồn sang tận mé bên kia trảng. Tôi liền bỏ cái bao cà phê xuống, xách gậy chạy ra. Đến nơi tôi quơ gật đáng đuổi đàn bò lạ chạy nhốn nháo. Thình lình giữa lúc ấy, tôi chợt nghe tiếng chửi lớn rồi liền đó nghe hơi gió rít. Một viên đạn sỏi không biết từ đầu bắn tới, trúng chả vai tôi làm tôi đau điếng. Ngó về hướng có tiếng chửi, tôi thấy xuất hiện hai đứa trạc tuổi tôi đang cười rố lên cười vì viên đạn của chúng đã bắn trúng. Tôi nhìn kỹ, nhận ra một đứa lớn hơn tôi một chút, mặc áo chim cò, tay còn cầm cái nạng giàn thun, đang tiếp tục tra đạn định bắn phát nữa. Tôi giận sôi gan, nghĩ bụng "Đã cướp cỏ bò tao mà còn dám bắn tao, phải đập mấy thằng này một trận mới được!". Thế rồi bất kể viên đạn thứ hai của kẻ địch đang bay vù tới, tôi chạy lao thẳng lại chỗ thằng mặc áo chim cò, đấm vào mặt nó một cú đấm trời giáng Nó té ngã người trên cỏ. Tôi lập tức nhảy tới, giật lấy cái nạng giàn thun, đánh bồi thêm mấy cú nữa khiến cho nó tối tăm cả mặt mũi.

Thằng nhỏ cùng đi với nó tính xông vô tiếp ứng, liền bị tôi hốt chân, bế bổng cả người liệng trên bãi cỏ. Miếng đánh nầy là của anh Đấu dạy, lâu nay tôi luyện rất thuộc, nên hể tôi mà dừng thì coi như ăn chắc. Thằng nhỏ bị tôi liệng, quá sợ lồm cồm ngồi dậy, dãn ra, chớ không dám xáp vô nữa.

Tôi thấy thằng nhỏ này coi bộ nghèo, in dân chăn bò như tôi nên tôi không rượt theo, chỉ lo giữ chặt thằng mặc áo chim cò. Tôi đạp chân lên ngực thằng này, nghiến răng trèo trẹo hỏi:

- Mày là thằng nào, ở đâu mà dám cả gan tới đây đuổi bò tao, rồi còn bắn tao nữa, hả?

Nói mau, không tao đập chết luôn! Đã bị tôi dận chân lên ngực mà nó trả lời cà xốc:

- Tao là con chủ sở Nam Trung nè. Còn mày là thằng nào?

Tôi nghe nó nói càng thêm nổi xung, liền nắm tóc kéo lết đi:

- Mầy xưng là con của chủ sở hả? Tưởng con ai chớ con chủ sở thì tao mừng quá. Tao sẽ trói đầu mày bỏ tại đây cho ban đêm cọp ra ăn thịt mày chơi!

Day về phía thằng nhỏ mặc quần cụt rách đang bỏ chạy, tôi thét:

- Còn thằng kia trở lại đây tao hỏi. Mày mà chạy, tao giết thằng này!

Thằng nhỏ nghe tôi dọa, riu ríu quay lại. Tôi hỏi:

- Mày cũng là con của chủ sở phải không?

- Dạ không, tôi đi coi bò cho sở của anh này!
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 07:53:07 pm »

                               Tiếp :

Thằng bé trỏ vào thằng mặc áo chim cò. Tôi nói:

- Tao tưởng mầy cũng là anh em với nó thì tao trói hai thằng luôn thể. Còn nếu mầy đi coi bò thì thôi, tao tha. Nhưng tao cấm mày mở trói cho nó. Tới chiều mầy cứ việc lùa bò về một mình, nghe chưa? Bây giờ mầy đi ra tháo một sợi giây vàm cho tao!

- Dạ thưa anh bò đi ăn đâu có giây vàm.

- Mấy con bò tụi bây cỡi đó mà không có giây vàm à?

Thằng nhỏ túng thế đành phải nghe lời tôi đi ra trảng tháo lấy một sợi giây vàm đem vô cho tôi. Tôi dùng sợi giây đó trói ghịt thằng con chủ sở Nam Trung vào gốc cao su ở bìa trảng. Rồi bỏ mặc nó ở đấy, tôi đi lùa bò tới những chỗ có cỏ ống cao lêu nghệu, cho bò ăn thiệt no.

Tôi gọi thằng bé mặc quần cụt rách ra bảo:

- Mầy cũng lùa bò đi ăn đi, còn thiếu gì chỗ có cỏ ngon. Tao chỉ kiếm đủ cỏ cho bò của tao thôi, tao đâu có giành hết chỗ để mầy bị chủ đánh?

- Em cũng đâu dám dành chỗ của anh, tại thằng con chủ sở nó biểu!

- Sao nó lại đi theo mầy?

- Nó đi bắn chim.

- Bữa nào nó cũng đi à?

- Lâu lâu nó mới đi. Nó học trên Sài-gòn, hôm rầy về sở chơi. Mà anh ơi, anh thả nó ra đi, chớ anh trói nó luôn lát nữa em về một mình em bị đòn chết?

Nghe thằng nhỏ nói thế, tôi bỗng động lòng. Thiệt ra mọi sự đều do thằng con chủ sở gây hấn, nhưng nếu tôi cương quyết trị tội nó thì khổ lây tới thằng nhỏ nầy.

Tôi tính chắc phải thả thằng con chủ sở ra. Nhưng tôi vẫn không nói vội. Tới xế chiều, sau khi bò của tôi và bò của thằng nhỏ đều no căng bụng, tôi mới dắt thằng nhỏ đi lại chỗ trói thằng con chủ sở. Tôi nói với thằng con chủ sở bấy giờ đã bắt đầu khóc vì hoảng sợ.

- Nói thiệt, tội của mầy đáng lẽ để cho cọp tha mới phải. Ngặt thằng nầy nó năn nỉ xin tha cho mầy, nên tao thương nó mà tha cho mầy một lần, nghe chưa?

- Dạ ...

- Tao tha nhưng mày phải lạy tao ba lạy, sau nầy gặp tao phải kêu bằng anh xưng em đàng hoàng, nghe chưa?

- Dạ.

Bây giờ tôi nói chi thằng con chủ sở cũng dạ hết. Nó đã mất hẳn cái vẻ xấc láo, ngang ngổ ban nãy. Khi được tôi mở trói, nó đứng dậy vươn vai dợm bỏ đi. Tôi nắm lưng nó kéo lại bắt nó phải lạy. Thằng con chủ sở còn dùng dằng chưa chịu, tôi trừng mắt nạt:

- Ê, cự nự là tao trói lại liền!

Nó sợ hết hồn, mọp hai gối xuống, chắp tay xá ẩu. Tôi chưa vừa ý, bắt nó phải lạy đàng hoàng. Thằng con chủ sợ bị tôi bó buộc gắt gao mới chịu lạy đủ ba lạy. Tôi tha cho nó đi.

Cầm trên tay cái nạng giàn thun mới tước được, tôi thích thú ngó theo bóng thằng mặc áo chim cò chạy lốc thốc trên trảng cỏ. Bây giờ tôi đang ở trong cái trạng thái hả hê của kẻ thắng trận. Tôi nghĩ trên người tôi chẳng có quần tốt áo tốt như thằng kia. Tôi cũng chẳng có bò, chẳng có một gốc cà phê, một gốc cao su nào. Cha mẹ tôi thì chết hết, cô Tám tôi không có một thước đất và thân tôi hết ở đợ coi trâu cho Biện Tư lại ở đợ coi bò cho Bảy Vàng. Vậy không lẽ tôi còn phải nhịn nhục tới cỡ nào nữa. Bên tai tôi còn âm vang câu nói của chú Chín Khẩn: "Phải bắt tụi nó trả nợ, nợ máu phải trả bằng máu!". Nhớ tới chú Chín, tôi lại nóng ruột muốn trở về Phước Kiển. Không phải tôi định trở về với Biện Tư, mà là trở về cùng em Biếc em Thắm, đợi ngày chú Chín cho người tới đón. Chú Chín có hứa với tôi như vậy và tôi rất hy vọng điều ấy.

Tôi đem cái bao cà phê ràng buộc lên lưng bò, quơ gậy đuổi dồn đàn bò ra đường. Lòng tôì hả hê vì vừa bắt được thằng con chủ sở phải lạy mình. Buổi chiều trong rừng cao su trước khi mặt trời tắt, nó còn nhuộm đỏ ngàn lá một màu lửa. Đàn bò chạy rấn lên, như chính chúng cũng vội vàng về cho kịp trước lúc đêm xuống.

Những móng bò nện đồm độp trên đường, làm bốc cuộn lên một đám bụi lớn, đỏ hồng. Còn những cái lục lạc bằng thau nhỏ đ trên cổ chúng lạỉ được dịp thi nhau khua lên leng keng inh ỏi. Trước mắt tôi, dưới ráng chiều đỏ dậy cả một góc trời, ngôi nhà trại của Bảy Vàng hiện ra như đặt trên một miếng tiết. Từ phía cổng hậu, khói đã lên. Khói tợ như sương đặc, từ từ lan tỏa ra bên ngoài vòng rào sân bò cặm san sát những thân cây rừng vạt nhọn chĩa thẳng lên trời như những cây giáo lớn. Tôi lùa đàn bò qua cổng hậu, vào cái sân tràn ngập khói đó.

Khói làm tôi cay mắt và muốn sặc. Lùa hết bò vào sân, tôi vác cái bao cà phê chạy trở ra. Tại cổng, tôi gặp Bảy Vàng đã đứng ở đó. Hắn vỗ vai tôi:

- Thằng em mày bữa nav cho bò ăn no hết bả? Tao cũng có đếm bò rồi, còn đủ số. À, mầy hái được bao cà- phê đó à? Khá, mầy khá lắm. Nói thiệt với mầy, vườn cà phê đó không phải của tao đâu. Mà không sao, tao biểu hái mầy cứ việc hái, không đứa nào đám làm gì đâu?

Tôi hơi sửng sốt. Bảy Vàng nói đã đếm bò, lại còn biết là bò ăn no nữa. Nãy giờ tôi chớ thấy hắn ở đâu. Chả lẽ hắn đứng ở đâu đó mà tôi không thấy. Hắn lại bảo vườn cà phê tôi hái bữa nay không phải của hắn. Vậy thì rõ ràng tôi đã đi ăn trộm dùm cho hắn mà chính tôi cũng chẳng hay. Nhưng chắc chắn hắn có uy quyền gì đây, mới bảo rằng tuy không phải của hắn, có hái cũng không ai dám làm gì hắn!

Về tới gian nhà kho, tôi nghe tiếng ông già Hai ho sặc sụa. Chắc tại khói. Khói do chính ông hun lên để kịp khi bò về khỏi bị muỗi cắn. Ông Hai trỏ phần cơm dành cho tôi để ở góc phản, nói giữa cơn ho:

- Cơm đó, cháu ... cháu ăn đi. Sao, cậu Bảy có nói chi không, cậu Bảv có đánh cháu không?

Tôi nghĩ mà thương cho ông già. Ông cứ lo cho tôi bị Bảy Vàng đánh. Bộ lau nay ông vẫn thường bị Bảy Vàng đánh lắm sao. Tôi nói:

- Không, ổng không nói gì. Mà cháu làm gì ổng đánh cháu mới được chớ!

- Ờ tao hỏi chừng vậy thôi. Chắc cháu đói bụng hung rồi, thôi ăn cơm đi.

- Ông Hai ăn chưa?

- Ăn rồi, ăn rồi!

Ông già đã nói dấu. Thiệt ra chiều nay ông đã bỏ cơm. Ông không ăn được. Giờ đây cái cơ thể già nua bệnh tật ấy chừng như đã tới lúc không nuốt được cơm nữa. Sau đó ông có thú thiệt rằng ông cũng có ráng ăn, nhưng chỉ trệu trạo nhai được vài miếng rồi gác đũa, rồi ho. Bây giờ ông ngồi bên nhìn tôi ăn hết chén nầy tới chén khác. Trong đôi mắt âm thầm bao giờ cũng như có rắc tro của ông già chợt thấy hắt lên cái ánh đỏ hồng của than củi khi mờ khi rạng. Tôi chắc ông già đang nhen nhóm sự hồi nhớ. Có lẽ ông đang nhớ lại khi vào tuổi của tôi, ông cũng ăn khỏe như tôi vậy. Có lẽ ông nhìn tôi mà tưởng chừng như thấy tôi bây giờ là ông dạo nào, trong cái quá vãng xa xôi của những chiều tà đầy tiếng bò rống, tiếng lục lạc bò vang khua, và mùi bò nồng nặc len vào cả trong hơi thở.
           (hết chương 9 )
   
    
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM