Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:16:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Tuy Hòa ba mươi năm kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 52313 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 08:36:53 am »

Đầu năm 1964, tại chiến trường huyện Tuy Hòa, địch tập trung lực lượng, cả bộ binh, pháo binh, không quân, cơ giới phản kích lại ta. Trước hết là đánh phá lấn chiếm các vùng giải phóng ở các xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân, Hòa Tân, Hòa Đồng, Hòa Mĩ, Hòa Thịnh. Tình hình diễn ra khá ác liệt, lực lượng vũ trang ta đã có phương thức hoạt động linh hoạt, vừa phân tán chống địch càn quét, khi cần thiết tập trung đánh trả, địch lấn chiếm chỗ này ta lại ở ra chỗ khác. Chiều 20 tháng 1 năm 1964 nắm lấy thời cơ thuận lợi huyện đã sử dụng đại đội 377 cùng lực lượng vũ trang, du kích xã tiến đánh địch ở thôn Phú Nhiêu làm chết bị thương 7 tên, địch tháo chạy ra Phú Thứ, ta giải phóng toàn bộ xã Hòa Mĩ.

Chấp hành nghị quyết của khu ủy 5, Huyện ủy tiến hành mở đột sinh hoạt chính trị cho toàn bộ cán bộ chiến sĩ trong huyện, tập trung vào những nội dung quan trọng;

+ Phát huy thắng lợi, cùng cố lòng tin của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

+ Hiểu rõ âm mưu mới và bản chất của kẻ thù.

+ Xây dựng củng cố và phát triển lực lượng vũ trang.

+ Tổ chức đội ngũ và lực lượng chính trị.

+ Đề ra biện pháp đấu tranh chống xe M113 của địch bằng lực lượng quần chúng.

+ Đẩy mạnh công tác binh địch vận.

+ Quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy “rời núi” bám dân, bám làng với khẩu hiệu: “Đảng bám dân, dân ám đất, bộ đội và du kích bám địch”, học tập tinh thần Ấp Bắc huyện Tuy Hòa 1 làm trọng điểm của tỉnh. Sau đợt học tập cán bộ chiến sĩ đều tin tưởng phấn khởi thống nhất quan điểm: dân là nguồn lực của cách mạng, bám được dân là có sức mạnh, bám được dân mới huy động được sức người sức của, dân là chiếc nôi che chở đùm bọc nuôi dưỡng lực lượng vũ trang cách mạng, phải thực hiện tốt tinh thần toàn quân và dân 1 ý chí như cá với nước thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Để hỗ trợ cho địa bàn trọng điểm của tỉnh, phân khu Nam tăng cường cho huyện đại đội 83. Lực lượng vũ trang huyện đã có đại đội 377, trung đội tập trung Miền Đông, đội công binh Đèo Cả. Ngoài ra mỗi xã đều có một trung đội du kích từ 15 đến 20 cây súng, hầu hết cán bộ chiến sĩ đã qua thử thách chiến đấu. Trang bị vũ khí được tăng cường, địa bàn đứng chân bám trụ của các đơn vị được phân công cụ thể như sau: Đại đội 83: Cảnh Tịnh - Mĩ Hòa (Hòa Thịnh), Phú Thọ, Lạc Chỉ (Hòa Mĩ); Đại đội 377 đứng ở Hội Cư - Cảnh Phước (Hòa Tân), Phú Phong (Hòa Đồng); Trung đội Miền Đông đứng ở Đa Ngư (Hòa Hiệp); đội công binh bám chặt tuyến Đèo Cả. Lực lượng vũ trang tổ chức luân phiên bám làng bám dân (cơ sở che chở, đào hầm bí mật để ở), các cơ quan huyện đều tổ chức 1/2 ra phía trước (xuống làng) đứng sát lực lượng, sát dân để chỉ đạo chỉ huy và kịp thời giải quyết mọi tình huống.

Lực lượng ta vừa triển khai xong, địch dùng lực lượng phản ứng ngay. Lần này địch áp dụng chiến thuật mới dùng xe M113 mở đường cho bộ binh tiến quân, còn sẵn sàng đột kích và vu hồi khi bị ta chặn đánh.

Ngày 10.7.1964 địch vào Hòa Tân bị lực lượng 377 cùng du kích chặn đánh quyết liệt, diệt và làm bị thương một số, ta vẫn giữ được địa bàn đứng chân. Ngày 12.7.1964 đại đội địch càn vào thôn Cảnh Tịnh (Hòa Thinh), thôn Phú Thọ (Hòa Mĩ), lực lượng 83 chặn đánh không cho sục vào làng. Ngày hôm sau 13.7.1964 địch dùng xe thiết giáp M113 tiếp ứng, chúng chạy vòng qua nam Hòa Thịnh nhằm đánh vu hồi sau lưng lực lượng ta nhưng chúng đã bị ngăn chặn bởi “đội quân tóc dài” gần 400 mẹ, chị kéo ra chặn đầu xe không cho chúng chạy. Với lời lẽ mềm mỏng nhưng cũng vô cùng kiên quyết, các ông chạy phá hư hết lúa của bà con, chúng tôi lấy gì ăn. Địch hung hăng đe dọa và tiến tới, các mẹ, các chị vẫn kiên quyết chặn đầu xe tăng giặc buộc chúng phải quay đầu chạy lại đường cũ. Sau thắng lợi này, huyện ủy và huyện đội Tuy Hòa tổ chức một hội nghị rút kinh nghiệm để tìm ra những biện pháp, lí lẽ ứng xử một cách hợp tình hợp lí để tiếp tục đấu tranh với địch, có đại biểu của tỉnh, tỉnh bạn Khánh Hòa và các xã trong huyện về dự. Hội nghị đạt kết quả tốt, các xã trong huyện đều biểu thị quyết tâm học tập tinh thần của phụ nữ Hòa Thịnh. Kết thúc hội nghị, huyện ủy tổ chức phát động phong trào thi đua “chặn xe tăng địch”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 08:37:40 am »

Trong những tháng 4, 5, 6 năm 1964, lực lượng địa phương liên tục chiến đấu, có nhiều trận tiêu biểu, hiệu suất chiến đấu cao. Đêm 30.4.1964 Đại đội 377 do đồng chí Tô Nào Huyện đội trưởng và đồng chí Châu, Đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy tổ chức tập kích vào cầu Tổng Phú Thứ do 5 tổng đoàn dân vệ chốt giữ. Gần 30 phút nổ súng tiến công ta làm chủ hoàn toàn diệt 13 tên, bắt sống 26 tên, thu 40 súng, 1 máy PRC 10, xóa sổ tổng đoàn xã Sơn Thành, thiệt hại nặng 2 tổng đoàn xã Hòa Thịnh và Hòa Đồng. Ta hi sinh 1 đồng chí, bị thương 2 đồng chí. Chiến thắng cầu Tổng đã phá được chốt khống, chế, năng chặn hành lang và kèm kẹp nhân dân trên trục tam giác quan trọng, mở rộng bàn đạp tạo điều kiện thuận lợi cho ta có điều kiện tiến tới thực hiện chủ trương của huyện là nắm chắc tình hình, đẩy mạnh hoạt động vũ trang dồn ép địch, giải phóng xã Hòa Bình trước mùa mưa.


Sau đó vài ngày Đại đội 377 dùng hỏa lực cối, đại liên tập kích vào quận lị Phú Lâm gây cho địch nhiều thiệt hại, làm mất ổn định vùng giải phóng của chúng. Trong tháng 4, tháng 5 năm 1964 Đại đội 377 phối hợp với lực lượng vũ trang xã Hòa Vinh đánh 2 trận. Trận thứ nhất ta bí mật đưa quân vào lót sẵn ở Thôn Nhất, mở sáng bọn ngụy quyền và dân vệ (tối trốn ra Phú Lâm ngủ) kéo vào, ta bất ngờ nổ súng xung phong, địch tháo chạy thục mạng, ta diệt tại chỗ 10 tên, thu 10 súng. Tiếp đó là trận phục kích ở Phú Lương - Đông Mĩ, địch lọt vào trận địa, ta nổ súng vây chặt quân địch không cho chúng tháo chạy, kết quả diệt 15 tên, bắt sống 4 tên, thu 7 súng, ta an toàn.

Trước những thất bại của địch, bọn địa phương quân bị lực lượng ta đánh liên tục, nhiều trung đội, tổng đoàn dân vệ bị tiêu diệt, tan rã, bọn bảo an cũng bị tổn thất nặng nề, bọn ngụy quân thì tinh thần sa sút dao động, bọn ngụy quyèn sợ hãi, nhiều tên bỏ quê trốn đi noi khác, tình hình trốn, lánh, đào rã ngũ ngày càng tăng. Công tác binh địch vận là một mũi tiến công quan trọng đẩy tinh thần của binh lính ngụy suy sup càng sụp sụp nặng nề hơn, đặc biệt là trung đội dân vệ ở xã Hòa Bình nổi dậy làm binh biến, diệt ác ôn đầu sỏ, mang toàn bộ vũ khí theo cách mạng. Khắp các xã trong huyện nơi nào cũng có bọn lính ngụy mang súng về với cách mạng, với nhân dân, có đến hàng trăm người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 08:38:45 am »

Để cứu vãn tình thế suy yếu, ngày 08.6.1964 địch dùng 1 trung đoàn được pháo binh, không quân chi viện trực tiếp, mở cuộc càn đánh phá căn cứ Miền Đông. Trọng điểm là các thôn Đa Ngư, Phú Lạc (Hòa Hiệp). Lực lượng trung đội vũ trang Miền Đông, du kích xã cùng Đại đội 83 (Phân khu) chặn đánh quyết liệt bẻ gãy hàng chục đợt tấn công của địch, giết chết 81 tên (có 2 cố vấn Mĩ), hàng chục tên khác bị thương, buộc địch phải rút quân. Ta hi sinh 1 đồng chí, bị thương 7 đồng chí. Cùng thời gian này lực lượng vũ trang và du kích 2 xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân, công binh huyện liên tục phá hoại và đánh địch trên trục đường sắt Đèo Cả, buộc địch phải bỏ ga Hảo Sơn và Thạch Tuân.

Ngày 26.7.1964 địch đổ quân càn quét phía tây xã Hòa Mĩ, lực lượng của phân khu Nam chặn đánh quyết liệt, không tiến quân được nên phải dùng 6 xe M113 chi viện. Xe chạy đến Phú Nhiêu các mẹ, các chị gần 500 người kéo ra vây chặt xe tăng. Chị Bùi Thị Liễu 37 tuổi lăn xả nằm trước đầu xe, mặc dù địch lôi kéo, chị kiên quyết không ngồi dậy, các mẹ, chị ùa vào ngồi, nằm quay chị Liễu buộc địch phải quay đầu xe chạy về Phú Lâm. Xe tăng không chi viện được, tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta bảo vệ được lực lượng, xóm làng và nhân dân không bị đốt phá bắt bớ.

Tiếp theo ngày 19.8.1964 mẹ Lê Thị Kính 75 tuổi cùng các mẹ, chị xã Hòa Đồng lại tiếp tục chặn xe tăng giặc thắng lợi, đánh bại ý đồ của địch càn quét đánh phá phía tây Hòa Đồng và xã Hòa Mĩ. Từ sự mở đầu cuộc đấu tranh của “Đội quân tóc dài” chặn xe tăng địch ở Hòa Thịnh thắng lợi, tiếp đến Hòa Mĩ, Hòa Đồng và các xã trong huyện đêu phát huy được sức mạnh tinh thần dũng cảm bắt nguồn từ trí thông minh, mưu trí, lòng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc.


Lê Thị Kính sinh năm 1911

Những chiến công kì diệu của những người mẹ, người chị ngăn chặn được hành động tội ác của quân thù, bảo vệ được con em của mình, giữ được xóm làng và đồng bào của quê hương. Lịch sử truyền thống vẻ vang của huyện Tuy Hòa đã trân trọng ghi nhận những chiến công oanh liệt, in đậm dòng chữ “Phụ nữ Tuy Hòa chặn xe tăng địch”, những thắng lợi ấy còn có ý nghĩa quan trọng trực tiếp là:

- Giải quyết được tư tưởng sợ xe tăng bao vây.

- Ngại trụ bám ngoài làng, củng cố và xây dựng quyết tâm “Bám làng, bám dân” mà chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 08:40:34 am »

Tháng 9 năm 1964 nắm chắc quy luật địch, lực lượng 377 cùng du kích bí mật luồn sâu vào thôn Phước Nông phục kích. Đến 16 giờ bọn dân vệ từ Mĩ Lệ, Phước Mĩ kéo xuống, địch lọt vào khu vực phục kích (cầu Bá Nhún), ta bất ngờ nổ súng phủ đầu và chọc thẳng vào đội hình của chúng, khiến cho chúng không kịp chống trả phải tháo chạy tán loạn. Ta bắn chết tại chỗ 20 tên, thu 12 súng, thừa cơ ta kêu gọi quần chúng nổi dậy với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng vũ trang truy tróc tề ngụy và giải phóng hoàn toàn xã Hòa Bình.

Tháng 7 năm 1964 do yêu cầu phát triển lực lượng tập trung của tỉnh, tỉnh điều động 2 trung đội của Đại đội 377 bổ sung cho Tiểu đoàn 85. Huyện ủy khẩn trương rút lực lượng vũ trang, du kích của các xã bổ sung quân cho Đại đội 377, tiến hành huấn luyện khẩn trương để bảo đảm nhiệm vụ chiến đấu. Sau khi huấn luyện xong, huyện tổ chức Đại đội 377 cùng lực lượng vũ trang xã Hòa Phong bao vây, lấn ép bọn địch đóng ở Hòn Kén, liên tục đánh phá các ấp chiến lược trong xã. Sau 5 ngày bị vây ép và cô lập, bọn địch ở Hòn Kén đã bí mật tháo chạy về Hòa Đinh (Tuy Hòa 2). Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, đồng bào toàn xã đã nổi dậy phá tan hệ thống ấp chiến lược, giải tán bộ máy ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn xã Hòa Phong.

Vào trung tuân tháng 10.1964 Ban chỉ huy tỉnh đội một lần nữa quyết định “Rút toàn bộ Đại đội 377 bổ sung cho tỉnh Khánh Hòa, chỉ để lại 2/3 cán bộ khung”. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, huyện ủy chỉ thị cho Ban chỉ huy huyện đội và các xã đội cấp tốc điều động, bổ sung đủ quân số cho Đại đội 377. Với tinh thần khẩn trương, chỉ trong 5 ngày đã bổ sung đủ, tiến hành huấn luyện, chỉ trong một thời gian ngắn đơn vị đã sẵn sàng chiến đấu được.

Cuối năm 1964 trước tình hình chung có nhiều biến động có lợi cho ta, địch tiếp tục suy yếu, thế và lực cỏa ta đã có phần mạnh hơn địch. Phong trào phát triển toàn diện về mọi mặt. Phân khu Nam và Tỉnh ủy, Tỉnh đội thống nhất nhận định và đề ra chủ trương mới cho huyện Tuy Hòa: “Tăng cường hoạt động liên tục mạnh mẽ trên toàn huyện bằng phương châm 3 mũi giáp công, giải phóng toàn bộ các xã, dồn ép địch xuống quận lị Phú Lâm, cô lập các chốt địch chiếm đóng trên tuyến đương quốc lộ 1, xây dựng và phát triển thực lực cách mạng, huy động và chi viện sức người sức của cho 2 tỉnh Đắc Lắc và Khánh Hòa.

Mở màn cho đợt hoạt động, ngày 16.12.1964 Đại đội 377 phục kích địch ở đường quốc lộ 1 (ngoài thôn nhất Hòa Vinh) diệt 5 tên, bắt sống 3 tên, thu 5 súng, số địch sống sót chạy về quận. Chớp lấy thời cơ lực lượng 377 cùng vũ trang và du kích xã Hòa Vinh tiếp tục vây ép địch ở đầu cầu bắc Bàn Thạch, chúng bỏ chốt chạy sang đầu cầu phía nam. Đoạn đường số 1 chạy ngang qua Hòa Vinh ta hoàn toàn làm chủ, nối liền với xã Hòa Hiệp. Cuối năm 1964, toàn bộ chiến trường Tuy Hòa 1, chỉ có một điểm chốt nam cầu Bàn Thạch do một đại đội bảo an trấn giữ, hầu hết lực lượng địa phương quân và bọn ngụy quuyền đều bu bám quanh quận lị Phú Lâm. Ta giải phóng hoàn toàn 7 xã: Sơn Thành, Hòa Phong, Hòa Thịnh, Hòa Mĩ, Hòa Đồng, Hòa Tân, Hòa Bình, 4/5 xã Hòa Xuân, 3/4 xã Hòa Hiệp, 3/4 xã Hòa Vinh, 1/4 xã Hòa Thành, số dân vùng giải phóng 75.000/100.000 người.

Song song với thành tích tác chiến của lực lượng vũ trang, mặt trận tiến công chính trị của đồng bào toàn huyện liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của hàng ngàn chị em phụ nữ xã Hòa Hiệp nhập quận, nhập thị buộc bọn ngụy quyền quận, tỉnh phải nhượng bộ và chấp nhận những yêu sách của quần chúng. Cuộc biểu tình tháng 10.1964 của lực lượng đồng bào trong 7 xã có gần 10.000 người thắng lợi. Lực lượng nhân dân tham gia vận chuyển ra chiến trường và cho các tỉnh bạn (Đắc Lắc, Khánh Hòa) có đến hàng chục ngàn lượt người, cung ứng cho cách mạng hàng ngàn tấn lương thực, hàng ngàn nam nữ thanh niên nhập quân giải phóng bổ sung cho các tỉnh bạn, phân khu và lực lượng chủ lực. Phong trào nhân dân du kích chiến tranh được phát triển rộng rãi, các lực lượng, nhiều thứ quân được trưởng thành nhanh chóng, để xây dựng được 31 làng chiến đấu, căn cứ cách mạng được mở rộng và củng cố, các khu vực sản xuất từ miền Tây xuống miền Đông luôn phát triển, thu hoạch được hàng trăm tấn lương thực, hoa màu.

Năm 1964 quân dân huyện Tuy Hòa đã gặt hái những thành tích to lớn, giải phóng nhiều xã, nhiều dân nhất, có lực lượng vũ trang mạnh nhất, đóng góp nhân lực, tài lực cho cách mạng nhiều nhất, đấu tranh chính trị giành thắng lợi cao nhất, công tác binh địch vận đạt kết quả cao, phát động cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, đẩy phong trào nhân dân du kích chiến tranh phát triển mạnh mẽ. Những thành đích đó là nhờ sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất, luôn nắm vững quan điểm và đường lối của Đảng, vận dụng sáng tạo phương châm cách mạng tiến công bằng 2 chân 3 mũi giáp công của huyện ủy và huyện đội. Vùng. giải phóng huyện Tuy Hòa được mở rộng. Lò 3 đến Vũng Rô có chiều dài trên 15 cây số. Tỉnh nhận vũ khí, hàng chi viện từ miền Bắc vào bằng đường biển, đồng chí Trần Suyền (Bí thư Tỉnh ủy) được Đảng ủy Phân khu Nam cử phụ trách tổ chức con tàu từ miền Bắc đưa vũ khí vào Vũng Rô, eo biển phía nam Đèo Cả, có địa hình núi bao quanh 3 mặt, có độ sâu, tàu trọng tải lớn cặp bến thuận lợi. Mặt khác Hòa Hiệp là xã đã giải phóng 2/3, có phong trào nhân dân du kích chiến tranh mạnh mẽ, khí thế cách mạng của nhân dân lên cao. Phía đông nam xã Hòa Xuân có thôn Phước Giang, Mĩ Khê cũng là vùng giải phóng, Hòa Hiệp, Hòa Xuân nối liền căn cứ Rừng Xép chạy dài đến Vũng Rô.


Căn cứ cách mạng miền Đông Tuy Hòa (rừng Xép)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 08:42:47 am »

Xét những điều kiện cụ thể đó, tỉnh ủy và phân khu ủy quyết định sử dụng đơn vị K60, trung đội vũ trang Miền Đông, lực lượng du kích 2 xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân do đồng chí Lĩnh chỉ huy làm nhiệm vụ bảo vệ cảng cho tàu cặp bến, bảo vệ hành lang vận chuyển. Đại đội 377 của huyện sẵn sàng cơ động chi viện khi cần thiết. Lấy lực lượng du kích và cơ sở cách mạng xã Hòa Hiệp và một bộ phận Hòa Xuân làm các nhiệm vụ dọn đường, chuẩn bị kho, trạm, bến bãi, cầu tàu, vận chuyển v.v… hơn 1.000 du kích và thanh niên được chọn lựa đi làm cầu tàu. Cầu tàu dài 20 mét, làm bằng cây gỗ dùng dây kết lại, thành mê có chiều rộng 4 mét, yêu cầu phải làm trong đêm và xong trước 24 giờ (kịp thời gian tàu cập bến), bốc hàng xong phải. thu, dỡ cất giấu, ngụy trang trước lúc trời sáng để tránh sự phát triển của địch. Huy động hàng 10 ghe thuyền của vùng biển xã Hòa Hiệp để vận chuyển hàng (quần chúng cốt cán, cơ sở cách mạng) để đảm bảo được bí mật. Mọi công việc chuẩn bị hết sức khẩn trương, tấp nập trong sự im lặng mà hồ hởi phấn khởi của tất cả mọi người có mặt tham gia làm nhiệm vụ đặc biệt này.

 “Con tàu số 41”(1) do đồng chí Hồ Đắc Thạch làm thuyền trường, đồng chí Lê Kim Tự (quê Hòa Hiệp), đồng chí Trần Mĩ Thành (quê Sông Cầu), 2 đồng chí được tỉnh điều ra Bắc trong năm 1963 để làm nhiệm vụ thủy thủ dẫn đường cũng có mặt trên con tàu 41 này… “Dưới ánh sáng đèn diện rực rỡ nhiều màu sắc trong không khí ồn ào náo nhiệt của bến cảng Hải Phòng vào một đêm tháng 12.1964, con tàu lặng lẽ rời bến theo “con đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” hướng thẳng vào Nam. Một chặng đường dài gần 2000 hải lí, trên mạt biển sóng nước mênh mông nhưng cũng đầy nguy hiểm mang theo gần 100 tấn hàng quân sự từ hậu phương tiếp sức cho tiền tuyến, liệu tầu có cập được bến trên quê hương hay sẽ xảy ra trận thủy chiến địch sẽ nhận chìm. Trong sự băn khoăn lo lắng ấy nhưng lại thấy vinh quang và tự hào cho ngày trở lại…”(2)

Vào lúc 1 giờ sáng ngày 05.12.1964 chuyến tàu không số đầu tiên đã cập bến Vũng Rô an toàn. Hàng ngàn du kích, nam nữ thanh niên, cán bộ chiến sĩ của lực lượng vũ trang chờ sẵn trên bờ, khi thấy tàu vào nỗi mừng vui khôn xiết, mạn tàu vừa ép sát chiếc cầu tàu dã chiến, cán bộ chiến sĩ, anh chị em thanh niên, du kích cùng các thủy thủ ôm chặt nhau trong tình thương yêu thắm thiết. Công việc bốc hàng lên bờ, vận chuyển diễn ra khẩn trương chỉ trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Tàu lại rời bến Vũng Rô trở lại miền Bắc trong sự lưu luyến bùi ngùi và tràn đầy niềm tin tưởng thắng lợi. Toàn bộ vũ khí, thuốc men được lực lượng dân công chuyển về các kho và đưa qua khỏi quốc lộ 1 lên miền Trung.


Di tích lịch sử Vũng Rô

Đêm 25.12.1964 chuyến tàu thứ 2 lại vào cặp bến. Đêm 10.01.1965 chuyến thứ 3 tiếp tục vào Vũng Rô, công việc giải phóng tàu, vận chuyển hàng theo trình tự trong tinh thần khẩn trương. 3 chuyến tàu đã đưa vào chiến trường Phú Yên hơn 200 tấn súng đạn, mìn, thuốc nổ, thuốc chữa bệnh và trở lại miền Bắc an toàn. Phân khu đã kịp thời phân phối hàng vạn khẩu súng, hàng chục tấn đạn, thuốc nổ cho các tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hòa.


(1) Kí hiệu riêng, mật danh liên lạc.
(2) Theo những lời kể của đồng chí Lê Kim Tự.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 06:19:25 pm »

Đêm 25.01.1965 chuyến tàu thứ tư lại cập bến Vũng Rô do trên đường vào gặp nhiều trở ngại thời gian chậm 2 giờ đồng hồ. Mặc dù các lực lượng khẩn trương giải phóng tàu nhưng không kịp, tàu phải nằm lại. Do ta ngụy trang tàu không tốt, chiều 26.01.1965 máy bay quan sát của địch quần phát hiện bắn hỏng tàu. Ngay tối hôm đó ta dùng thuốc nổ phá hủy tàu. Sáng 27.01.1965 địch dùng Trung đoàn 46 quân cộng hòa mở cuộc càn quét lớn khu vực Vũng Rô và căn cứ Miền Đông. Lực lượng K60, trung đội vũ trang Miền Đông và lực lượng du kích chặn đánh quyết liệt, diệt hàng trăm tên địch. Vì chúng quá đông nên ta dùng thuốc nổ phá hủy số vũ khí và hàng chưa kịp chuyển về căn cứ. Tại Hòa Hiệp ở 2 thôn Đa Ngư, Phú Lạc, lực lượng du kích cùng bộ đội địa phương đánh địch suốt 2 ngày ròng rã, địch dùng máy bay ném bom triệt phá xóm làng, nhưng lực lượng ta vẫn tiếp tục chiến đấu kiên cường, diệt hơn trăm tên địch, bắn rơi 1 máy bay. Ở hướng Bãi Bàn, Bãi Xép địch dùng tàu thủy đổ bộ cũng bị ta chặn đánh diệt hơn 50 tên. Sau hơn 1 tuần cuộc càn quét kết thúc, địch dùng nhiều đợt máy bay liên tục ném bom, bắn phá vùng căn cứ Miền Đông.

Cuộc càn ồ ạt của Trung đoàn 46 ngụy có gây cho ta những tổn thất về người, chúng phá và cướp được một số vũ khí ta chưa kịp chuyển, nhưng chúng phải trả giá nặng nền gần 300 tên chết và bị thương, 1 máy bay bị bắn cháy. “Sự kiện Vũng Rô” địch la ó om sòm trên đài phát thanh, báo chí “Cộng sản Bắc Việt xâm nhập trái phép”. Càng la lối ầm ĩ chúng càng chuốc lấy thua thiệt, vô tình chúng đã tuyên truyền cho thắng lợi của cách mạng.

Các chuyến tàu không số cập bến Vũng Rô là một sự kiện đặc biệt, là mốc lịch sử quan trọng của quân dân Phú yên. Không những nó mang đến cho quân và dân Phú Yên và các tỉnh lân cận một nguồn vũ khí, thuốc men quan trọng, mà nó còn đem đến cho đồng bào miền Nam niềm tin tưởng lớn lao vào sự nghiệp cách mạng. Đó là một thắng lợi lớn, một niềm cổ vũ lớn cho quân và dân Tuy Hòa nói riêng, miền Nam nói chung.

Sau khi tiếp nhận vũ khí chi viện của miền Bắc, huyện Tuy Hòa tổ chức lễ phát súng cho lực lượng du kích toàn huyện. Tại thôn Mĩ Xuân xã Hòa Thịnh buổi lễ được tiến hành nghiêm trang với sự có mặt của 1.500 du kích và hàng ngàn cán bộ chiến sĩ đồng bào. Các đồng chí lãnh đạo của huyện ủy cũng đã phát biểu nói về mục đích ý nghĩa của buổi lễ và nêu bật mối quan hệ khăng khít giữa tiền tuyến và hậu phương, biết ơn sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ cùng toàn thể đồng bào miền Bắc. Sau khi làm lễ xong 1.500 khẩu súng được giao tận tay cho từng du kích. Anh em đã bày tỏ lòng quyết tâm của mình “Bám dân, bám đắt, bám làng, chiến đấu bảo vệ quê hương”.

Giữa lúc tỉnh nhà giành được nhiều thắng lợi to lớn về quân sự, chính trị, thế lực của ta mạnh hơn trước, vùng giải phóng được mở rộng, liên hoàn đế sát thị xã, thị trấn với số dân ta làm chủ hơn 2/3. Đại hội của tỉnh đảng bộ Phú Yên lần thứ 2 tiến hành họp tại Sơn Xuân (Sơn Hòa) với sự có mặt của 150 đại biểu thay mặt cho gần 2.000 đảng viên trong tỉnh. Đây là cuộc đại hội lịch sử của đảng bộ Phú Yên sau hơn 10 năm trong cuộc chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ và anh dũng giành được nhiều thắng lợi vô cùng vẻ vang.

Nghị quyết đại hội đề ra nhiệm vụ quân sự năm 1965 là: “Hoạt động của lực lượng vũ trang chủ yếu là phía trước và đồng bằng. Các lực lượng vũ trang phải coi trọng nhiệm vụ bám dân, phát động quần chúng phá ấp, phá kèm kẹp, phát động phong trào nhân dân du kích chiến tranh, xây dựng thôn, xã, chiến đấu vững chắc, rộng khắp là nhiệm vụ hàng đầu. Tích cực phản công địch càn quét, lấn chiếm. Tích cực hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị, binh vận. Trong chiến đấu, kết hợp tập kích đồn bốt, phục kích đánh giao thông, đánh viện. Trong chiến đấu, kết hợp tập kích đồn bót, phục kích, đánh giao thông, đánh viện, đánh xe M113, hạ được máy bay, bao vây bắt rút cứ điểm, phá hoại hậu cứ của địch. Tích cực sử dụng lực lượng huyện và tích lũy đủ số lượng, tốt về chất lượng. mở rộng tiêu hao, nâng cao tiêu diệt từng đại đội địch, tích cực lấy của địch bồi dưỡng ta…”

Để quán triệt tinh thần nghị quyết của tỉnh ủy, đại hội đại biểu Đản bộ huyện Tuy Hòa lần thứ 3 được triệu tập, có 140 đại biểu chính thức thay mặt cho hơn 800 đảng viên về dự, đại hội họp 3 ngày từ 19 đến 21.3.1965. Đại hội nhất trí đánh giá trong 2 năm qua dưới sự lãnh đạo của huyện, Đảng bộ, quân và dân Tuy Hòa đã giành được thắng lợi: mở rộng vùng giải phóng, xây dựng chính quyền cách mạng ở cơ sở, đồng viên sức người, sức của cho kháng chiến, thực lực cách mạng được xây dựng mạnh hơn bao giờ hết, cơ sở xây dựng được phát triển.

Về phương hướng nhiệm vụ đến, đại hội nhấn mạnh và coi trọng việc phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của phương châm “2 chân 3 mũi giáp công”, ra sức củng cố chính quyền cơ sở, củng cố các lực lượng cách mạng mạnh về mọi mặt, phát triển đấu tranh chính trị, chống càn quét bảo vệ vùng giải phóng.

Để ngăn chặn phong trào nhân dân nổi dậy làm chủ, xây dựng chính quyền cách mạng liên tiếp nổ ra trong toàn huyện, ngày 18.4.1965 Mĩ ngụy dùng một trung đoàn bộ binh có đại bác, máy bay, xe tăng trực tiếp chi viện mở cuộc hành quân càn quét vào miền Đông, trọng điểm là các thôn giải phóng phía nam xã Hòa Hiệp. Lực lượng vũ trang và du kích xã dựa vào làng chiến đấu ở Xóm Tre (Thôn Đa Ngư) kiên quyết đánh trả nhiều đợt tấn công của địch. Song do quá chênh lệch về lực lượng và vũ khí trang bị nên địch đã tỏ ra áp đảo và tiến hành vây chặt quân ta. Cuộc chiến đấu diễn ra ròng rã suốt cả ngày. Đến chiều lực lượng ta đã chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng, các đồng chí ta vẫn bình tĩnh, quyết tâm, còn sức còn chiến đấu, quyết không đầu hàng địch. Họ phá hết súng ống và anh dũng hi sinh. Trận chiến đấu kết thúc, 81 tên giặc phải đền tội tại chỗ, trong đó có 2 cố vấn Mĩ. Ta hi sinh 15 đồng chí. Các anh đã ngã xuống nhưng tấm gương bất khuất, anh hùng của họ mãi mãi còn tồn tại với thế hệ mai sau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 06:20:14 pm »

Công tác binh địch vận được chú trọng và đẩy mạnh kết hợp với sức mạnh quân sự đấu tranh chính trị nên đã thu được những thắng lợi rực rỡ. Tháng 5/1965 một trung đội dân vệ ở thôn Phú Nông xã Hòa Bình đã nổi dậy làm binh biến, được sự hỗ trợ của Đại đội 377, anh em đã giết tên chỉ huy ngoan cố, quay sóng trở về với cách mạng.

Trong 6 tháng đầu năm 1965 các lực lượng vũ trang, bán vũ trang huyện đã liên tục đột nhập đánh phá ấp chiến lược, hỗ trợ cho phong trào nhân dân nổi dậy phá ấp, giải phóng nhiều xã. Vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, phong trào nhân dân du kích chiến tranh phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, dồn ép địch buộc chúng co lại phòng giữ.

Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mĩ buộc phải đề ra chiến lược mới. “Chiến tranh cục bộ” hòng nhanh chóng giành thắng lợi quyết định bằng sức manh của đội quân viễn chinh Mĩ.

Giữa tháng 3.1965 đơn vị quân viễn chinh Mĩ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng. Thường vụ khu ủy và quân khu ủy 5 đã chủ trương phát động quần chúng và dana trong quân khu “Quyết đánh và quyết thắng quân viễn chinh Mĩ”.

Ngày 2.5.1965 Bộ tư lệnh Quân khu ra chỉ thị “Chuẩn bị tư tưởng cho bộ đội trực tiếp chiến đấu với các đơn vị quân Mĩ”. Chỉ thị vạch rõ “Việc tiêu diệt từng đơn vị quân Mĩ có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với chiến trường miền Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế, không chỉ có ý nghĩa chiến thuật mà còn có ý nghĩa chiến lược”.

Ngày 19.5.1965 nhân kỉ niệm lần thứ 75 ngày sinh của Hồ Chủ tịch, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phát động phong trào thi đua “quyết đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mĩ” tặng cho cán bộ chiến sĩ có nhiều thành tích diệt Mĩ. Khẩu hiệu “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” được phổ biến rộng rãi trong các lực lượng vũ trang của quân khu.

Ở huyện Tuy Hòa, sau khi tiếp nhận tinh thần chỉ thị “Sẵn sàng đánh quân viễn chinh Mĩ” của khu ủy và quân khu ủy 5, lời tuyên bố và kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quyết tâm đánh tháng giặc Mĩ xâm lược”, huyện ủy và huyện đội Tuy Hòa tiến hành triển khai nhiệm vụ cụ thể, chuẩn bị tinh thần, tư tưởng và quyết tâm cho quân dân toàn huyện tập trung những nội dung chủ yếu là:

- Tiếp tục hoạt động vũ trang, diệt phá nhiều mâm tề, nhiều trung đội địa phương quân, làm mất chỗ dựa khi quân Mĩ vào.

- Mở rộng và củng cố vung giải phóng, tích cực xây dựng thôn, làng chiến đấu.

- Củng cố tổ chức cách mạng trong thôn xã, phát triển du kích hợp pháp, du kích mật, cơ sở mật, mạng lưới quân báo nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác binh địch vận, chú ý xây dựng “Cơ sở nội tuyến” trong hàng ngũ địch.

- Tăng cường bổ sung quân số và trang bị cho lực lượng bộ đội huyện, các trung đội tập trung, lực lượng vũ trang xã tích cực và tranh thủ huấn luyện về kĩ thuật, chiến thuật.

- Xây dựng căn cứ, hậu cứ của từng xã, huyện, các đơn vị, cơ quan.

- Ra sức và tranh. thủ mọi lúc mọi nơi tăng gia sản xuất, luôn quá triệt quan điểm “tự lực tự tự cường”, đặc biệt quan tâm làm vũ khí tự tạo, cải tiến vũ khí địch để đánh địch, phát triển vũ khí thô sợ, chông, mìn, cạm, bẫy, làm tốt công tác “Hậu cần tại chỗ”.

Huyện ủy cũng chủ trương tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị ngắn ngày với tinh thần tranh thủ, khẩn trương nhằm mục đích: chống tư tưởng sợ quân Mĩ, dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ trên chi viện. Xác định chiến tranh cục bộ sẽ ác liệt hơn, xây dựng quyết tâm dù: “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Tháng 6.1965 tỉnh điuề động đồng chí Tô Nào Huyện đội trưởng, đồng chí Nguyễn Khánh Thành Huyện đội phó về tỉnh. Ban chỉ huy huyện đội được bổ sung khá đầy đủ gồm có 4 đồng chí: đ/c Ba Lệnh làm Huyện đội tưởng, đồng chí Năm Thọ, Chính trị viên, đồng chí Tứ, Huyện đội phó, đồng chí Ngọc, Chính trị viên phó.

Trước tình hình quân Mĩ và chư hầu chuẩn bị nhảy vào Phú Yên, Bộ tư lệnh phân khu Nam quyết định mở chiến dịch Thu - Đông để phối hợp với các chiến trường trong Quân khu. Lấy tỉnh Phú Yên làm trọng điểm, mục tiêu của chiến dịch: tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực địch, phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh, bồi dưỡng và xây dựng lực lượng ta.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của chiến dịch trên hướng chính của trọng điểm, trên quyết định thành lập Ban chỉ huy chung gồm 5 đồng chí: đồng chí Lư Giang tư lệnh phân khu Nam làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Lương Công Huyền, Phó Bí thư Tình ủy làm Chính trị viên, đồng chí Nguyễn Cự Trung đoàn trưởng Trung đoàn 10 làm Chỉ huy phó, đồng chí Sáu Sang huyện ủy làm Chính trị viên phó, đồng chí Mười Hòa (Nguyễn Quyền) huyện ủy viên làm Chính trị viên phó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 06:21:06 pm »

Đầu tháng 10 năm 1965, trên hướng chính của Tuy Hòa 1 lực lượng ta có trung đoàn 10 (Ngô Quyền), tiểu đoàn 30 và lực lượng vũ trang huyện đóng quân. Lúc này trung đoàn Ngô Quyền đang tiến hành làm công tác chuẩn bị để cơ động về phía đông tiêu diệt mục tiêu then chốt (quận lị Phú Lâm). Công việc chuẩn bị chưa xong thì ngày 22.10.1965 địch dùng 3 tiểu đoàn ( 1 + 3 thuộc trung đoàn 47) và tiểu đoàn 23 biệt động quân mở trận càn lớn vào các xã Hòa Bình, Hòa Đồng, Hòa Tân, Hòa Phong, Hòa Mĩ nhằm đánh phá vùng giải phóng và cướp lúa.

Trước tình hình diễn biến mới, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định thực hiện phương án 2 “Tập trung lực lượng phản công đánh bại cuộc càn quét của địch”.

Sáng ngày 23.10.1965 tiểu đoàn 12, 11 của trung đoàn 10 phản công địch ở Phú Diễn (Hòa Đồng) diệt 2 đại đội địch và phát triển tiến công đánh địch trên tục đường 5: Phú Thứ, Mĩ Lệ (Hòa Bình). Suốt 1 ngày chiến đấu quyết liệt, địch dùng không quân pháo binh chi viện đánh vào trận địa và phía sau lưng ta. Chúng phá sập, bắn cháy, hư nhiều nhà cửa, tài sản của nhân dân. Nhưng trước sức tấn công mạnh mẽ của quân ta đến 16 giờ địch phải tháo chạy theo đường 5 về Phú Lâm bỏ lại nhiều xác chết của đồng bọn. Kết quả ta diệt làm bị thương gần 150 tên địch, thu 17 súng, ta hi sinh 11 đồng chí, bị thương 8 đồng chí.

Đêm 25.10.1965 tiểu đoàn 30 tập kích địch ở Đông Mĩ (Hòa Vinh) và điểm chốt Nam cầu Bàn Thạch (Hòa Xuân). Trận đánh cầu Bàn Thạch kéo dài đến trưa ngày 26.10 ta không làm chủ được trận địa. Địch tập trung lực lượng pháo binh và lực lượng máy bay ném bom bắn phá vào đội hình của ta. Lực lượng ta bị tổn thất một số, vũ khí đạn dược lại hết nên ta tổ chức lui quân. Kết quả ta đánh thiệt hại 2 đại đội bảo an, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên, ta hi sinh, bị thương 32 đồng chí. Đây là trận chiến đấu quyết. liệt và kéo dài, ta thương vong nặng.

Tuy ta tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nhưng cũng có thể nói ta chưa thắng trong trận đánh này. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc ta không làm chủ được trận địa, thương vong niều cần phải mổ xẻ để rút kinh nghiệm:

- Trước hết là do chuẩn bị chiến trường không tốt, sử dụng lực lượng không hợp lí.

- Không phát huy được uy lực của hỏa lực chi viện trực tiếp (ĐKZ bắn không trúng mục tiêu).

- Tư tưởng chủ quan, cho rằng lực lượng ta mạnh “Đánh là thắng ngay”.

- Coi thường địch, cho là quân bảo an yếu, không có sức chiến đấu bao nhiêu.

Để tiếp tục giải phóng vùng lõm áp sát hậu cứ của địch, ngày 23.11.1965 hành quân cấp tốc xuống miền Đông vượt sông Bàn Thạch cùng đội vũ trang và lực lượng du kích xã Hòa Hiệp tổ chức vận động tiếp cận mục tiêu (3 thôn Bắc Hòa Hiệp). Một bộ phận lực lượng huyện cùng du kích xã Hòa Vinh phục chặn và sẵn sàng đánh địch trên tuyến đương 1 (Đông Mĩ - Thôn 4) và đường từ ngã 3 bảng xuống Phú Hiệp để hỗ trợ cho hướng chính của đại đội 377 ở Hòa Hiệp.

Trên đường hành quân tiếp cận mục tiêu, vào lúc 2 giờ sáng ngày 24.11.1965 gặp địch ở Lò 2 ta nổ súng, địch bỏ chạy. Đến 4 giờ sáng phát hiện được địch ta tiến hành bao vây nổ súng diệt tại chỗ 10 tên, 4 tên bị bắt sống, thu 7 súng, địch lại bỏ chạy. Ta bị thương 3 đồng chí. Theo hướng mục tiêu quy định, ta truy kích và phát triển tiến công lên đến 2 thôn đầu xã (Thạch Lâm - Phú Nhuận). Ngày hôm sau 25.11.1965 ta làm chủ và trụ lại ở thôn Phú Hiệp, dùng lực lượng mai phục sẵn sàng đánh địch phản kích. Đúng như dự kiến, lúc 10 giờ địch phản kích ta nổ súng diệt một số tên, chúng tháo chạy, ta truy kích đến đầu xã chốt lực lượng lại hỗ trợ cho đồng bào nổi dậy giải phóng toàn bộ các thôn của phía bắc xã Hòa Hiệp (sát quận lị Phú Lâm).

2 ngày sau địch dùng 1 tiểu đoàn cộng hòa có không quân, pháo binh chi viện, xe tăng đi cùng phản kích chiếm lại các thôn ta mới giải phóng. Đến Phú Hiệp bị lực lượng ta chặn đánh suốt cả ngày buộc địch phải lui quân mang theo 12 tên chết và bị thương, ta bị thương 2 đồng chí. Đại độ 377 cùng lực lượng vũ trang và du kích xã bám làng quần đánh địch hỗ trợ cho đồng bào đào hào, hầm, rào làng chiếm đấu.

Trung đoàn 47 ngụy cùng bọn bảo an dân vệ ở Phú Yên liên tiếp bị ta diệt gọn từng đại đội, trung đội, tinh thần binh lính hoang mang sa sút nghiêm trọng. Trước tình hình đó Bộ tư lệnh sư đoàn 22 ngụy cấp tốc điều trung đoàn 4 cùng tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 5 thuộc chiến đoàn 2 dù quân tổng dự bị đến tiếp cứu cho quân ngụy ở Phú Yên.

Quân Mĩ dùng máy bay trực thăng chuyển một tiểu đoàn pháo vội vã đến sân bay Đông Tác để chi viện cho quân ngụy, ngày 07-11-1965 Sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 22 ngụy đến thị xã Tuy Hòa, ngày hôm sau 8-11 chúng mở trận càn “Quyết thắng 172” vào xã Hòa Hiệp để hòng vớt vát những thất bại cay đắng trên chiến trường Tuy Hòa. Nhưng chúng lại bị đại đội 377 lực lượng vũ trang, du kích xã Hòa Hiệp dựa vào làng chiến đấu, giao thông hào địa đạo chặn đánh và bẻ gay nhiều cánh quân của địch. Mặc dù chúng dùng cả máy bay ném bom, xe tăng hòng đánh bật lực lượng ta nhưng đều bị đẩy lui, diệt 60 tên, bắn cháy 2 xe M113. Trận càn “quyết thắng 172” của sư đoàn 22 ngụy lại bị thất bại hoàn toàn.

Đêm 06-12-1965 tiểu đoàn 13 thuộc trung đoàn 10 tập kích tiêu diệt 1 đại đội bảo an ở Phước Bình (Hòa Thành). Đêm 20-12-1965 đồng chí Đặng Mừng du kích xã Hòa Tân dùng súng trường bắn rơi 1 máy bay C130, 6 tên giặc lái Mĩ bị chết thiêu, ta thu 4 súng ngắn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 06:22:03 pm »

Thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1960-1965) đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã đề ra nhiều âm mưu và kếh hoạch như “Kế hoạch Stalây - Taylo”, “Chiến dịch Hải Yến”, quốc sách “Ấp chiến lược”… chúng đã gây biết bao chết chóc đau thương, những tội ác dã man mà quân và dân Tuy Hòa mãi mãi khắc cốt ghi xương mối thù này. Chỉ tính trong 2 năm 1964 và 1965 địch đã giết hại 1.283 người dân thường (có 137 phụ nữ, cắt đầu mổ bụng: 132 người, thủ tiêu diết lén 158 người, bắt giam tù, đầy hàng chục ngàn người, đốt phá: 1194 chiếc ghe, thuyền và 1141 tấm lưới của bà con ngư dân, cướp và bắn chết 4.506 trâu bò, hàng ngàn ngôi nhà bị phá sập đốt cháy. Điển hình của sự dã man tàn bạo là vụ địch dùng máy bay ném bom, bom xăng xuống thôn Phú Lạc (Hòa Hiệp) vào ngày 27 và 28 tết Ất Tị làm 83 người chết (có 30 trẻ em), làm bị thương gần 100 người, phá sập 142 ngôi nhà. Ngày 06-5-1965 địch dùng máy bay ném bom trường cấp 2 của huyện ở xã Hòa Thịnh trong lúc các cháu học sinh đang học và vui chơi, làm chết 9 cháu và bị thương 12 cháu khác, phá sập toàn bộ trường học. Những tội ác tày tời mà đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai gây ra cho nhân dân ta hòng bắt nhân dân ta phải khuất phục sự tàn bạo. Hầu như không có gia đình nào không bị mất mát người thân thích ruột thị, hàng ngàn người bị tàn phế suốt đời. Trái ngược với điều chúng mong muốn, quân và dân Tuy Hòa biết chấp nhận hi sinh, biến đau thương tang tóc thành hành động cách mạng. Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên một phần sức mạnh liên kết mọi người thành một khối vững chắc đứng lên dìm đầu quân cướp nước và bè lũ bán nước để trả thù cho những người thân. Kẻ thù dù có nhiều mưu ma chước quỷ, dù có tàn bạo dã man đến mức nào cũng không thể nào hiểu được dân tộc này, mảnh đất này. Cái tạo nên sức mạnh không phải là lực lượng chí quy với vũ khí giết người hiện đại, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân, thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ vĩ đại. Sức mạnh đó còn được nhân lên gấp bội bởi đức tính thông minh, cần cù nhẫn nại nhưng cũng gan góc và anh dũng tuyệt vời của cả một cộng đồng dân tộc. Yêu nước thương nòi biết nhận hi sinh mất mát về mình đã trở thành một đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Trong cuộc chiến đấu không cân sức này mảnh đất Tuy Hòa đã sản sinh ra những người con anh hùng bất khuất, chính những con người binh thường giản di đó đã làm rạng rỡ truyên thống đấu tranh anh dũng của quân và dân huyện nhà. Mẹ Lê Thị Kính 5 tuổi ở xã Hòa Đồng, chị Bùi Thị Liễu xã Hòa Mĩ, em. Nguyễn Văn Lí 12 tuổi xã Hòa Thịnh dũng cảm lăn vào cản xe tăng giặc. Các chị Mai Thị Ràng, Nguyễn Thị Hòa, Đỗ Thị Phục, Đặng Thị Bế, Nguyễn Thị Tăng xã Hòa Hiệp dẫn đầu các đoàn biểu tình, địch đàn áp vẫn xông lên. Mẹ Sáu (Hòa Hiệp), chị Tỏ (Hòa Thịnh) đã nhắc nòng súng địch đang bắn để bảo vệ cán bộ cách mạng thoát chết. Phụ nữ Hòa Xuân tay không bắt sống giặc lái Mĩ, anh Thi Hòa Hiệp dùng cuốc bắt sống giặc khi chúng có súng trên tay. Em Nguyễn Thành Liên ở Hòa Thành trên đường công tác gặp địch phục kích, các em bị thương nặng vẫn nén đau nằm im chờ địch lại gần em dùng súng tiểu liên và 2 quả lựu đạn đánh trả giết 11 tên địch (có 1 đại úy ngụy) và đã anh dũng hi sinh. Đồng chí Cường chiến sĩ Đại đội 377 trong trận chống càn ở Hòa Hiệp đã bình tĩnh dùng súng chống tăng diệt 1 xe tăng của địch, 15 chiến sĩ của đội vũ trang Hòa Hiệp đã ngoan cường chiến đấu với 1 trung đoàn địch có xe tăng, pháo binh, không quân suốt 1 ngày, lúc hết đạn đập phá súng thề quyết tử không để giặc bắt, các đồng chí đã anh dũng hi sinh. Anh Trần Bá xã đội phó (Hòa Hiệp) khi bị giặc bắt anh vẫn chống cự đến cùng. Khai thác dụ dỗ không được chúng đã bắn anh, trước khi chết anh vẫn ngẩng cao đầu hô lớn “Hồ Chí Minh muôn năm”. Những cái chết của các anh đã trở thành bất tử. Ngoài ra còn có hàng ngàn tấm gương khác cũng chiến đấu anh dũng kiên cường liên tiếp lập nên những chiến công góp phần xứng đáng cùng quân dân tỉnh nhà đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”.

Trong 5 năm qua quân dân Tuy Hòa đã chiến đấu lớn nhỏ 470 trận (kể cả đơn vị bạn, của phân khu, quân khu và lực lượng của tỉnh tăng cường), loại khỏi vòng chiến đấu: 4.437 tên địch, gồm 2.116 tên chết (có 10 tên Mĩ). 1.428 tên bị thương (có 8 tên Mĩ), bắt sống 268 tên (có 1 tên Mĩ, 1 Phi Luật Tân); hàng và đào rã ngũ 11.267 tên, thu 280 súng các loại, bắn rơi 7 máy bay, bắn cháy và phá hỏng 11 xe M113, 25 xe quân sự, lật nhào 13 đoàn tàu quân sự, bắn chìm và bị thương 3 chiếc hải thuyền.

Trên. mặt trận tiến công chính trị có hàng trăm cuộc đấu tranh, biểu tình nhập quận, nhập thị, chống càn quét, chống dồn dân bắt lính, cướp của đốt nhà… liên tiếp diễn ra và giành nhiều thắng lợi góp phần lớn trong phong trào cách mạng của huyện nhà. Một mũi tiến công quan trọng khác là công tác. binh địch vận mũi nhọn thọc thẳng vào hàng ngũ địch, những cuộc binh biến phản chiến nổ ra ở Hòa Hiệp, Hòa Bình, Hòa Xuân gây cho địch đã hoang mang lại càng suy yếu hơn.

Về tổ chức và phát triển lực lượng, từ đường lối của Đảng trong lãnh đạo các cấp luôn quán triệt sâu ssắc “Bạo lực cách mạng” quan điểm “Tự lực tự cường” đường lối chiến tranh nhân dân trên cơ sở phát triển nhân dân du kích chiến tranh. Thực lực cách mạng của huyện từng bước đi lên từ 6 đồng chí đội vũ trang (năm 1960), năm 1965 có đại đội tập trung huyện 377, trung đội vũ trang Miền Đông, trung đội vũ trang Miền Tây, đội công binh Đèo Cả. Toàn huyện có 3.000 dân quân du kích, được trang bị hơn 2000 khẩu súng, ngoài ra còn tổ chức hơn 50 du kích mật, đã huy động hơn 3000 năm nữ thanh niên bổ sung cho các đơn vị chủ lực của phân khu Nam, quân khu 5, tỉnh Khánh Hòa và Đắc Lắc.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng, quân và dân Tuy Hòa đã đoàn kết đứng lên anh dũng chiến đấu, bắt đầu từ đồng khởi Hòa Thịnh phong trào cách mạng không ngừng lớn mạnh cho đến nay ta giải phóng 4/5 đất đai, làm chủ 85% dân số, giữ vững và phát huy mạnh mẽ quyền chủ động trên chiến trường. Đẩy địch vào thế bị động đối phó, góp phần cùng quân dân miền Nam làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ, buộc chúng phải ồ ạt đưa quân Mĩ và chưa hầu vào miền Nam, tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” nhằm cứu vãn nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lược lâu dài trên đất nước ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2011, 06:26:01 pm »

CHƯƠNG V

PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP
BẰNG CÁC PHƯƠNG THỨC CHIẾN ĐẤU LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
HUYỆN TUY HÒA GÓP PHẦN CÙNG TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN HUYỆN NHÀ
ĐÁNH BẠI “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ

I - ĐÁNH BẠI ÂM MƯU PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC HAI MÙA KHÔ, BẼ GÃY CUỘC HÀNH QUÂN VAN-BUA-REN CỦA QUÂN MĨ TRÊN ĐẤT TUY HÒA (NĂM 1966)

Trước những thất bại liên tiếp trong năm 1964 và những tháng đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” có nguy cơ bị phá sản hoàn toàn, “Chiến tranh cục bộ” dùng sức mạnh quân sự của đội quân viễn chinh Mĩ và chư hầu ồ ạt vào chiến trường miền Nam, hòng lật lại thế trận, giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn.

Ngày 11-7-1965, Tổng thống Mĩ Giôn-xơn đã chuẩn y kế hoạch của tướng Oét-mô-lê và Bộ Quốc phòng Mĩ “đưa vào miền Nam Việt Nam từ 40-50 tiểu đoàn quân viễn chinh Mĩ và chư hầu, mở nhiều cuộc hành quân quy mô đánh vào các vùng xung yếu (những vùng phong trào cách mạng phát triển mạnh). Thực hiện âm mưu “tìm diệt” quân chủ lực Bắc Việt, “bẻ gãy xương sống Việt Cộng” là biện pháp chiến lược chủ yếu để. giành thắng lợi…”.

Trước những thay đổi chiến lược chiến tranh của Mĩ, tháng 12-1965 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ 12 định ra nhiệm vụ, chủ trương và phương châm chiến lược để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, quàn quân đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Qua đó đánh giá tình hình hội nghị đã kết luận “… Mặc dầu đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch không thay đổi lớn. Do đó cách mạng miền Nam Việt Nam vẫn giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công…”(1).

Hội nghị nêu rõ mục tiêu chủ yếu của lực lượng vũ trang là: “Tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng quân Mĩ, làm cho nó tổn thất nặng, không làm được nòng cốt và chỗ dựa cho quân ngụy, không thể ngăn chặn được sự tan rã của ngụy quân ngụy quyền. Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận ngụy quyên tới mức mà không còn là lực lượng mà đế quốc Mĩ có thể dựa vào để tiếp tục chiến tranh xâm lược thực dân mới”(2).

Dưới ánh sảng nghị quyết lần thứ 12 của BCH Trung ương Đảng, Khu ủy và quân khu ủy 5 đề ra phương hướng nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang trong toàn Quân khu là “Ra sức tiến công và phản công địch, kiên quyết tiêu diệt quân Mĩ và quân ngụy, đánh bại kế hoạch phản công chiến lược của chúng, giữ vững mở rộng và xây dựng căn cứ địa miền núi và vùng giải phóng đồng bằng, phát triển lực lượng cách mạng, nắn vững tư tưởng chỉ đạo tác chiến là chủ động tiến công, tích cực phản công”.

Ngày 01-11-1965 Mĩ đưa tiểu đoàn pháo binh vào sân bay Đông Tác chi viện cho các Trung đoàn 41 và 47 quân ngụy mở cuộc hành quân càn quyét ở miền Đông của huyện. Hơn 10 ngày sau lữ đoàn Rồng Xanh lính đánh thuê Nam Triều Tiên, lữ đoàn 1 sư đoàn dù 101 Mĩ ồ ạt đổ bộ lên sân bay Đông Tác và rừng Hòa Hiệp.

Trước sự có mặt của quân Mĩ và chư hầu ở Đông Tác, Hòa Hiệp, Huyện ủy Tuy Hòa phải chuyển chủ trương “Giải phóng huyện vào cuối năm 1965 đầu năm 1966” sang tinh thần mới là: “Quyết tâm giữ vững vùng giải phóng, kiên quyết đánh trả quân địch càn quét, chủ động tấn công vào căn cứ hậu phương của chúng, chống tư tưởng gờm, sợ Mĩ”. Chuẩn bị tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong huyện sẵn sàng chịu đựng và vượt qua những thử thách ác liệt để chiến thắng giặc Mĩ xâm lược. Quán triệt nghị quyết 12 của BCH Trung ương Đảng, Huyện ủy chỉ đạo các địa phương và lực lượng vũ trang tích cực chuẩn bị sẵn sàng, chủ động đánh phủ đầu quân Mĩ và chư hầu Nam Triều Tiên, đánh bại các cuộc hành quân càn quét của chúng, giữ vững vùng giải phóng.

Để thăm dò, giải tỏa và chuẩn bị bàn đạp cho cuộc hành quân Van-bua-ren, địch lấy khu vực Đông Nam huyện Tuy Hòa để càn quét đánh phá. Mờ sáng ngày 01-01-1966, địch dùng hàng trăm máy bay trực thăng đổ 2 tiểu đoàn Nam Triều Tiên thuộc lữ “Rồng Xanh” xuống xóm mới, Lạc Long (Hòa Xuân), chia làm 2 cánh đánh sâu vào ven núi, thung lũng Hảo Sơn và hóc Ông Thơm, tại chân Đá Lộp. Đại đội 377 khi phát hiện địch tiến vào đã lợi dụng ưu thế địa hình, gọp đá, ở trên cao, chờ địch đến thật gần bất ngờ dùng tiểu liên, lựu đạn bắn và ném phủ đầu vào đội hình của chúng. Địch lâm vào thế bất lợi, bị đánh bất ngờ, số lính chết, bị thươg nhiều nên chống trả yếu ớt, bọn địch phá sau vì sương mù nên không chi viện được, những tên sống sót tháo chạy thục mạng. Các chiến sĩ ta lợi dụng thời cơ xung phong chiếm lĩnh trận địa, thu được 1 khẩu đại liên, 19 súng AR15, 2 súng chống tăng M72, 2 M79, 2 súng ngắn, hàng trăm xác chết và bị thương của giặc nằm la liệt khắp trận địa.


(1), (2) Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM