Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:29:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất nước con người Việt Nam qua ảnh - Phần 6  (Đọc 151682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #250 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 03:28:27 pm »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (4)

Từ ĐN đi về phía Tây chừng 40km chúng ta đến với Bà Nà giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Bà Nà nằm trên đỉnh núi Chúa cao 1487m được người Pháp phát hiện ra năm 1901 và năm 1919 được xây dựng trở thành 1 khu nghỉ dưỡng giành cho các quan chức thực dân và thuộc địa.Trong những năm KC chống Pháp Bà Nà bị phá hủy để thực hiện tiêu thổ KC. Năm 1998 chính quyền và nhân dân ĐN quyết định khôi phục lại khu nghỉ dưỡng Bà Nà.




Cảnh quan ga cáp treo Tóc Tiên để lên đỉnh Bà Nà.





Cổng soát vé và nơi lên ca-bin của cáp treo





Từ trên cáp treo nhìn xuống ga Tóc Tiên, suối Mơ với thác Tóc Tiên...



Phía trước là đỉnh Bà Nà.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2013, 05:42:54 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #251 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2013, 04:11:36 pm »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (5)



Ga Bà Nà.




Mây phủ trên đỉnh Bà Nà.



Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #252 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2013, 09:01:42 am »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (6)

Khu vui chơi trên đỉnh Bà Nà



Các hạng mục vui chơi đang được hoàn thiện.

Nhà ga Indochine và Morin đang hoàn thiện để chuẩn bị cho đường cáp thứ 3 sẽ thay thế đường cáp đầu tiên được xây dựng năm 2000.


Vợ chồng Mõ trên đỉnh Bà Nà


Cổng vào khu giải trí Fantasy park








Bên trong khu giải trí Fantasy park.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #253 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2013, 11:12:23 am »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (7)

Từ ga Bà Nà chúng tôi theo đường cáp 1 đoạn ngắn đến ga De Bay để đến thăm hầm rượu vang và chùa Linh Ứng






Trong quãng thời gian từ năm 1919 - 1938, song song với việc xây dựng hàng trăm ngôi biệt thự, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng… để phục vụ nhu cầu nghỉ mát của các quan chức, sĩ quan quân đội, thương gia người Pháp và những người Việt giàu có, người Pháp đã cho xây dựng hầm rượu này vào năm 1923 để làm nơi cất giữ các loại rượu, đặc biệt là rượu vang một sản phẩm được xem là quốc hồn quốc túy và là niềm tự hào của người Pháp  mà người Pháp mang sang.

Khu hầm rượu vang mang tên De Bay, tên của viên đại úy người Pháp đã tìm ra Bà Nà. Đây là công trình khá độc đáo ở Việt Nam vì các hầm rượu thường chỉ khá phổ biến ở châu Âu. Đặc biệt hơn nữa, các hầm rượu ở châu Âu thường được đào sâu xuống lòng đất còn hầm rượu ở đây thì được đào xuyên vào lòng núi. Hầm rượu có tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 100 mét, chiều cao 2,5 mét, rộng khoảng 2 mét, bên trong có các hầm cất giữ rượu, hầm chưng cất rượu, bar rượu, lò sưởi, sảnh. Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Trần hầm được đào theo hình vòm cung thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp. Hơn nữa, hình vòm còn giúp tạo nên sự vững chắc cho hầm rượu. Đó là lý do vì sao gần một thế kỷ qua, hàng trăm ngôi biệt thự lộng lẫy nguy nga một thời nay chỉ còn những phế tích nhưng hầm rượu vẫn trường tồn với thời gian, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của bom đạn trong chiến tranh, là công trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà.

Nhiệt độ bên trong hầm rượu thường khoảng 16 - 20oC. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để cất giữ các loại rượu vang. Trong hầm rượu có tất cả 14 hốc, gồm có 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn, mỗi hốc này đều có chủ nhân của nó. Họ là những chủ nhân của những ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà. Một số người lớn tuổi trước đây từng làm phu cho người Pháp ở Bà Nà kể lại rằng người Pháp cất giữ rượu vang trong những hốc này và mang ra tiếp đãi khách quý trong những buổi khánh tiết.








Sa bàn tái hiện khu trung tâm hầm rượu De Bay








Khu cất giữ rượu của các đại gia người Pháp







Hầm chưng cất rượu

Trước khi rời hầm rượu vang, mỗi một du khách được mời thưởng thức 1 ly vang (dĩ nhiên không phải vang của thời De Bay). Nhâm nhi ly vang trong không khí mát mẻ, mờ ảo của Bà Nà cũng là một điều thú vị.




Cây bưởi được trồng từ năm 1923 bởi bàn tay những người phu VN đã xây dựng nên Bà Nà.




« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2013, 09:35:11 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #254 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2013, 03:54:13 pm »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN ( 8 )

Từ hầm rượu vang De Bay đi theo đường núi là đến chùa Linh Ứng. Nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu Du lịch sinh thái Bà Nà với độ cao gần 1.500m, chùa Linh Ứng được khánh thành vào ngày 5/03/2004. Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), cả khoảng sân rộng được lót bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông rất đặc biệt với 03 loại lá khác nhau.

Đặc biệt, chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng. Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này nổi bật trên cái nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà - Núi Chúa.






Chúng tôi rời Bà Nà với ấn tượng 4 kỷ lục thế giớ của hệ thống cáp treo Bà Nà:


Tại cửa ra người ta giới thiệu cho du khách 1 số chi tiết của hệ thống cáp treo:



Tại đây ta cũng có thể chiêm ngưỡng thác Tóc Tiên tuyệt đẹp:


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2013, 09:37:45 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #255 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2013, 05:11:39 pm »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (9)

Từ Mỹ Khê chúng tôi đi theo ven biển để đến Hội An. Dọc đường là những bãi tắm tuyệt đẹp với những khu resort đã đi vào hoạt động, những lô đất đã có chủ nhưng vẫn chỉ có cát và cỏ nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện tại.







Những khu đất còn hoang bên cạnh sân bay Nước Mặn với những hăng-ga chứa máy bay...

...khu Non Nước cũng thế


Những xưởng chế tác đá mỹ nghệ Non Nước

Vào bên trong xưởng mà hoa cả mắt nhất là giá cả, chỉ thích hợp với những ai mê mẩn chơi đá tâm linh cho việc làm ăn, và tiến thân để công thành danh toại Cheesy  






« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2013, 07:10:59 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #256 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2013, 07:06:20 pm »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (10)

Vẫn những khu resort cao cấp cho tới gần Hội An



Chỉ lác đác một vài nhà dân giữa những khu nghỉ dưỡng xa xỉ


Chúng tôi đã đến Hội An.

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18.  Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Năm 1999, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới và nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.



Phố cổ Hội An, với những của hàng bán đồ thủ công, mỹ nghệ, đồ lưu niệm...


...và những đền, chùa, hội quán, xưởng chế tác mỹ nghệ...





Một ngôi nhà cổ được tái dựng
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2013, 08:35:56 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #257 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 10:41:26 am »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (11)

Vào thăm một ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi, nhà cổ Phùng Hưng.

Đây là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.

Nó được coi là kiểu mẫu bởi vì nó giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình.

Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.

Hệ thống cửa trên song dưới bản để di chuyển để trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Các cánh cửa có thể tháo rời ra. Người ta cũng lợp mái âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh.

Với tuổi thọ hơn 200 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu khá độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Ðông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.
Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp thương nhân ở thương cảng Hội An xưa.
Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 29/6/1993.

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu khá độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Ðông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây.

Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp thương nhân ở thương cảng Hội An xưa.

Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 29/6/1993.




Chủ nhân xinh đẹp giới thiệu với du khách ngôi nhà cổ của gia đình mình

Người nhà đang làm hàng thêu


Từ trên gác nhìn ra khoảng sân giời với những mái ngói cổ lô xô

Trên gác cũng có 1 gian giới thiệu các sản phẩm thủ công

Gian sinh hoạt của gia chủ...


...với những đồ vật cổ được truyền từ thế hệ trước



Cánh cửa gỗ nhìn ra hiên qua gần 300 năm vẫn còn với thời gian

Từ hiên nhà nhìn xuống đường


 
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2013, 10:07:25 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #258 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 10:04:09 am »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (12)

Đến Hội An mà không đến thăm Chùa Cầu là chưa đến Hội An. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này. Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.

Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.






Cầu vắt qua con mương chảy ra sông Thu Bồn.


Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.

Thăm xưởng chế tác trầm hương, rất tiếc không được phép chụp ảnh bên trong xưởng


Một cái giếng cổ còn sót lại

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #259 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 10:40:58 am »

ĐÀ NẴNG - HỘI AN (13)

Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường ven biển Đà Nẵng - Hội An. Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển gồm 5 ngọn núi có tên Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn.

Chúng tôi lên đỉnh Thủy Sơn bằng thang máy



Từ trên đỉnh Thủy Sơn nhìn bao quát một vùng Non Nước với bãi biển tuyệt đẹp, cư dân đông đúc . Hơn 20 năm trước đây mới là vùng cát trắng.




Hòn Mộc Sơn nhìn từ Thủy Sơn.

Tháp Xá Lợi.



Chùa Linh Ứng.





Vọng Hải Đài


Biển Non Nước nhìn từ Vọng Hải Đài.


Cổng Trời.


Động Vân Thông.



Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM