Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:07:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 284 Anh hùng hào kiệt của Việt Nam  (Đọc 160897 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #150 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:43:22 am »

ĐẶNG TỬ KÍNH

Đặng Tử Kính người làng Hải Côn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, ông là chú ruột Đặng Thái Thân. Ông là một trong năm thành viên sáng lập ra Duy tân hội.

Tháng giêng năm Ất Tỵ (1905) ông cùng Tăng Bạt Hổ tháp tùng Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích là cầu ngoại viện. Đặng Tử Kính mới qua Nhật, nhưng qua Tăng Bạt Hổ và các nhân sĩ Trung Quốc ông đã có mối quan hệ rộng rãi với chính khách Nhật. Phan Bội Châu giữ ông ở lại Nhật giúp bố trí nơi ăn ở, học tập ở các trường cho lưu học sinh Việt Nam, giao tiếp với các chính khách Nhật và các nhà cách mạng Trung Hoa đang ở Nhật.

Khi Phan Bội Châu có việc về nước lần thứ nhất (1905) lần thứ hai (1906) thì toàn bộ công việc đối nội, đối ngoại ở Nhật đều do Đặng Tử Kính lo liệu. Cuối năm 1908, Chính phủ Nhật thông đồng với nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương trục xuất lưu học sinh Việt Nam chủ yếu ở Nam Kỳ về nước thì ông cũng là người đứng ra lo tiền bạc cho lưu học sinh.

Đến năm 1909 Chính phủ Nhật thực hiện Hiệp ước ký với Pháp đã ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính cùng toàn thể cán bộ, lưu học sinh Việt Nam ở Nhật. Cán bộ, học sinh đành phải về Trung Hoa. Đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn của lưu học sinh, vì tiền bạc trong nước bị nghẽn không gửi sang được. Ông cùng Phan Bội Châu và những đồng chí đang hoạt động ở Trung Quốc phải dựa vào mối quan hệ với các nhân sĩ Trung Quốc, những người dân Trung Quốc ủng hộ cách mạng Việt Nam, kiều bào Việt Nam ở Trung Quốc lo tiền ăn học cho anh em.
Năm 1911 cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) thành công, đây là cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Đặng Tử Kính liền từ Xiêm về Quảng Đông.

Năm 1912, Phan Bội Châu triệu tập cán bộ ba kỳ và cán bộ đang hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm La họp ở Quảng Đông tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Đặng Tử Kính được bầu vào ban chấp hành, phụ trách kinh tế.

Từ năm 1914 khi Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng bị nhà cầm quyền Quảng Đông bắt giam thì Đặng Tử Kính và Nguyễn Thượng Hiền lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội.

Tháng 3 năm 1915, ỏng và Nguyễn Thượng Hiền sang Xiêm vận động công sứ Đức, Áo viện trợ 10.000 đồng tiền Xiêm. Hai ông chia làm 3 phần giao cho ba nhóm Quang Phục quân mua vũ khí để đánh vào Móng Cái, Hà Khẩu, Lạng Sơn. Song đáng tiếc những hoạt động quân sự trên không thành công.

Năm 1925 khi Phạm Hồng Thái trong nhóm Tâm Tâm xã, ném tạc đạn ở Sa Điện Trung Quốc, ám sát hụt Toàn quyền Méc Lanh. Mật thám, lính Pháp truy kích gắt gao, ông nhẩy xuống sông Châu Giang để thoát thân, không ngờ dòng nước chảy xiết, cuốn trôi ông. Đặng Tử Kính cảm phục tinh thần dũng cảm của Phạm Hồng Thái, ông làm bài thơ:

KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN LIỆT SĨ PHẠM HỒNG THÁI
(Trích đoạn cuối)

... Bây giờ cơ đã đến nơi
Lòng người có chí thì trời cũng bênh,
Ông khi ấy một mình len lỏi
Một chiếc thuyền theo dõi bờ sông
Toàn quyền Đông Pháp Mặc Lanh
Hắn lên xe điện thẳng dong hàng
Thành Sa Điện (*) phố phường đón rước,
Mời vào nhà thết tiệc hoan nghênh,
Ông vào thám thính phân minh
Lại gần chú lính đang canh nạt dồn
Tám giờ tối bàn hoàn chưa định,
Việc gấp rồi phải tính mau mau
Khen người kế hoạch mưu cao
Tới ngay cửa sổ ném vào một khi
Người trong tiệc còn chi đâu nữa
Chúng kinh hoàng hồn rữa, phách tan
Tây kia mới hết khoe khoang
Xương tan xác pháo, thịt tan bụi hồng
Chốn Sa Điện một vùng tối mịt
Thuyền Châu Giang trăm chiếc đón đưa
Hy sinh cứu nước bây giờ
Hồn thiêng cao phất, ngọn cờ tự do.
"Anh hùng vị quốc quyên khu" (**)
Sông Châu Giang ấy nghìn thu lưu truyền


(Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX)

Ông mất tại tỉnh Phi Chịt nước Xiêm năm 1928.

(*) Sa Điện tên đất thuộc Quảng Châu (Trung Quốc) tô giới nước Pháp
(**) Người anh hùng vì nước hy sinh thân mình.




NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

Nguyễn Thượng Hiền tự Đỉnh Nam, Đỉnh Thần, hiệu Mai Sơn, sinh năm 1866 trong một gia đình phong kiến quý tộc, quê ở làng Liên Bạt, tổng Xà Cầu, huyện Sơn Lãng, sau đổi là huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, nay là xã Liên Bạt, huyện úng Hòa, tỉnh Hà Tây.

Ông là người thông tuệ, lại chăm chỉ học ở trường và đọc sách. Năm Giáp Thân, Kiến Phúc thứ nhất (1884), ông 19 tuổi đỗ Cử nhân. Ông đỗ cử nhân, nhưng bỏ nhà đi tu. Sau vì anh ông mất sớm, gia đình đón về bắt lấy vợ. Ông kết duyên với con gái Tôn Thất Thuyết.

Ất Dậu, năm đầu Hàm Nghi (1885), ông 20 tuổi thi Hội trúng cách, chưa kịp truyền loa thì kinh thành thất thủ, nên chưa được công nhận chính thức. Ông ở lại Huế học tập.

Khoa thi năm Nhâm Thìn thành Thái thứ 5 (1892) ông đi thi Hội, vì đã trúng cách trước, nên ông được vào thi Đình, đỗ Hoàng giáp, bấy giờ ông mới 27 tuổi.

Ông đỗ cao nhưng đau xót cảnh đất nước rơi vào tay giặc Pháp, nên không chịu ra làm quan, dâng sớ xin nghỉ 10 năm để đọc sách tu dưỡng. Triều đình chỉ cho nghỉ 3 năm. Hết hạn nghỉ, ông ra nhận chức Toản tu quốc sử quán, sau đổi làm Đốc học Nam Định - Ninh Bình.
Trong thời gian ỉàm việc ở Huế và ở Nam Định, Nguyễn Thượng Hiền được đọc nhiều tân thư của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vy (Trung Quốc).

Sau đó lại được tiếp xúc với nhà cải cách Nguyễn Lộ Trạch, sư Viên Giác và các nhà chí sĩ Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nên ông có cảm tình sâu sắc với phong trào chống Pháp. Ông từ quan về núi Nưa (Thanh Hóa) ở ẩn.

Năm 1907 thân phụ mất, ông tìm đường xuất dương hoạt động cách mạng. Ông tham gia phong trào chống thuế ở miền Trung bị bọn cầm quyền Pháp kết án tử hình vắng mặt.

Năm 1908, ông xuất dương sang Trung Quốc gặp Phan Bội Châu. Năm 1912, Nguyễn Thượng Hiền tấn thành tôn chỉ bỏ quân chủ của Việt Nam Quang Phục hội. Ông là đại biểu cho Bắc Kỳ trong bộ Bình nghị của Việt Nam Quang Phục hội.

Năm 1914 Phan Bội Châu bị quân phiệt Trung Hoa bắt giam, mọi công việc của Hội đều do ông lo liệu, ông lại thực hiện kế hoạch ba mũi tiến công vào Bắc Kỳ mà ông trực tiếp chỉ huy một đội quân mưu việc đánh úp Lạng Sơn, song việc không thành. Giặc Pháp ráo riết truy bức các nhà cách mạng Việt Nam Quang Phục hội. Nguyễn Thượng Hiền phải bôn tẩu khắp nơi, khi ở Quảng Đông, Quảng Tây, khi ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, có lúc lại sang Xiêm La.

Năm 1915 ông đi Xiêm La liên hệ với hai viên công sứ Đức và Áo, yêu cầu họ giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Họ giúp cho một số tiền để mua vũ khí về nước đánh Pháp. Trung Quốc tuyên chiến với Đức và Áo, khủng bố các nhà cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc.

Đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc nước Pháp thắng trận, năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt đưa về nước rồi bị quản thúc ở Huế. Nguyễn Thượng Hiền nản chí bỏ đi tu ở một ngôi chùa ở Hàng Châu (Trung Quốc).

Nguyễn Thượng Hiền sáng tác rất nhiều văn thơ yêu nước, bài văn, thơ nào cũng cháy bỏng lòng yêu nước thiết tha, ca ngợi những người vì nghĩa quên mình, kêu gọi mọi người mở mang công nghệ, lập hội buôn, mở trường học để chấn hưng đất nước Nguyễn Thượng Hiền là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Ý chí bất khuất của ông được thể hiện rõ nét trong văn thơ:

               ĐỀ MIẾU MÃ VIỆN Ở LONG THÀNH

      Trèo non vượt bể biết bao công
      Một trận Hồ Tây chút vẫy vùng
      Quắc thước khoe chi mình tóc bạc
      Cân đai đọ với khách quần hồng
      Dèm chê đã chán đầy mâm ngọc
      Công cán ra chi mấy cột đồng
      Ai muốn chép công, ta chép tội
      Công riêng ai đó oán hờn chung


Khi được tin vợ mất, ông làm câu đối khóc vợ:

"Ngưỡng quan thiên, thiên dĩ vân mai tứ tắc, phủ quan địa, địa dĩ kinh cức hoàng sinh, bôn trì thiên vạn lý, khiết tiết thôn chiên, thượng hải vị năng điền, thệ ngã thử tâm, trường đối, giang sơn oanh lữ mộng;

Thiếu tòng phụ, phụ dĩ vương mệnh xuất bôn, tưởng tòng phu, phu dĩ quốc nạn viễn tỵ, tiền hậu tam thập niên, hàm tân nhữ khổ, bạch đầu ưng cách thậm, đa quản tiên giác, tảo ly trần giới đoạn sầu căn".


Dịch:

Ngẩng trông trời, trời đã mây mù che kín, cúi xem đất, đất đã gai góc mọc đầy, chạy vạy ngàn muôn dặm, ăn tuyết, nhai tanh, bể xanh còn chưa lấp, thề tớ lòng này, đất khách mơ màng non nước cũ;

Trẻ theo bố, bố vâng lệnh chúa ra đi, lớn theo chồng, chồng vì nạn nước xa lánh, sau trước ba mươi năm, nuốt cay, ngậm đắng, đầu bạc lại thêm thương, may bà biết trước, suối vàng dứt hẳn mối sầu xưa.


                                                                       Lê Thước dịch in trong Hợp tuyển thi văn Việt Nam
                                                                         (1858 - 1920) quyển II, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985).

Ông sống lưu vong ở Trung Quốc song vẫn hướng về quê cha, đất tổ Việt Nam, vẫn không ngừng cổ động, khuyến khích lớp lớp con cháu làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Sức ông yếu, lại sót sa, nỗi buồn mất nước, nặng lòng thương cảm các đồng chí lần lượt hy sinh, do vậy sức khỏe của ông ngày càng suy sụp. Ông ngã bệnh nặng rồi mất ngày 28 tháng 12 nãm 1925 tại chùa Thường Tịch Quang trên núi Cô Sơn giữa Tây Hồ, tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc, thọ 57 tuổi. Thi hài của ông được hỏa táng, rắc tro xuống sông Tiền Đường theo lời Di chúc của ông.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #151 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:46:53 am »

PHẠM VĂN NGÔN

Phạm Văn Ngôn còn gọi là Phạm Ngôn, hiệu Tùng Nham, sinh năm 1881, quê ở thôn Yên Nội, xã Việt Yên hạ, huyện La Sơn, phủ Đức Phong, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 12 năm 1906, Phan Bội Châu từ Nhật trở về nước đến đồn Phồn Xương lần thứ hai gặp Hoàng Hoa Thám. Hai ông thỏa thuận lập một "Đồn điền Tú Nghệ" ở Yên Thế làm nơi ẩn náu cho các nhà cách mạng Nghệ An, Hà Tĩnh.

Năm 1907 giặc Pháp đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh, Tú Ngôn đưa một số đồng chí ra ẩn náu ở đồn điền Tú Nghệ ở Yên Thế chờ thời cơ.

Đầu năm 1909 trước âm mưu chuẩn bị tiến công căn cứ Đề Thám ở Yên Thế của giặc Pháp ngày càng lộ liễu, Tú Ngôn trở về Hà Tĩnh để vận động binh lính nổi dậy chống Pháp phối hợp tác chiến với Đề Thám. Cuộc vận động xây dựng đồn điền Tú Nghệ ở Yên Thế không thành vì không có kinh phí. Tại Nghệ An cũng có cuộc nổi dậy chống Pháp phối hợp với Đề Thám nhưng thất bại. Giặc bao vây nơi các ông hội họp, các ông chống cự kịch liệt và bị đàn áp dã man. Phạm Văn Ngôn bị giặc bắt, chúng đánh ông gẫy hai cái răng cửa, mình mẩy thâm tím. Chúng giam ông ở nhà lao Đà Nẵng chờ ngày ra Côn Đảo cùng với nhiều đồng chí khác, trong đó có em ruột ông là Phạm Văn Thản.

(Việt Nam nghĩa liệt sử viết: “Phạm Văn Ngôn ở Nghệ An nghe tin quân Pháp tuyên chiến với tướng quân Hoàng Hoa Thám, ông dẫn một số đồng chí ra Bắc định vào đồn giúp Hoàng Hoa Thám đánh giặc. Nhưng đồn bị vây tứ phía. Hoàng tướng quân cũng giữ đồn chống giặc, trong ngoài không thông được tin tức với nhau. Ông mạo hiểm tìm đường mà tiến. Giặc thì đóng, đường mắc nghẽn, ông bị giặc vây đánh và bị bắt giải về Nghệ An. Bọn chó săn cho Pháp dùng nhục hình tra tấn ông hòng tìm ra chứng cớ đảng”).

Tại nhà lao Đà Nẵng, Phạm Văn Ngôn vẫn kiên cường đấu tranh bất khuất. Khi bọn cai ngục đàn áp, ông lấy thân mình đỡ đòn cho các đồng chí bị đau yếu. Ông mất tại nhà ngục không rõ thời gian. Nhưng theo bài "Văn tế anh'' của em trai ông là Phạm Văn Thản, còn gọi là Đồ Thản, tham gia phong trào Duy tân rồi cùng Đội Quyên lập đồn Bố Lư ở huyện Thanh Chương rồi bị bắt đầy ra Côn Đảo (Phạm Văn Thản bị chết ở Côn Đảo năm 1920) thì ông mất vào ngày 15 tháng 2 (không rõ năm), nguyên văn câu đó như sau:

"... Mang tu mi đứng giữa cõi đời, tuổi ba mươi lăm lẻ
Đem tính mệnh thác ngoài Côn Đảo, ngày mười sáu tháng hai”





HỒ HỌC LÃM

Hồ Học Lãm còn có tên là Hồ Xuân Lan, sinh năm 1848 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Xuân Lan là người học hành thông tuệ, lại tiếp thu được truyền thống cách mạng của gia đình, nên sớm có hành động yêu nước. Khi xuất dương "Đông du" sang Nhật ông đổi lên là Hồ Học Lãm. Sang tới Tôkyô (Nhật Bản), ông được Phan Bội Châu bố trí vào học ở trường Chấn vỗ học hiệu. Ông lại đổi tên là Hồ Hinh Sơn để đăng ký với nhà trường.

Đầu năm 1909, Chính phủ Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu và du học sinh Việt Nam. Học sinh Việt Nam bị giải tán, một số về lại Việt Nam còn phần lớn về Trung Quốc, Xiêm. Hồ Học Lãm cùng Lương Lập Nham, Lâm Quảng Trung... học ở Bảo Định sĩ quan học hiệu.

Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra thì Hổ Học Lãm tốt nghiệp mãn khóa. Ông được phiên chế về bộ Tổng Tham mưu quân cách mạng do Tưởng Giới Thạch làm ủy viên Tổng tài. Ông từng tham gia nhiều trận Quốc Dân Đảng đánh lại Viên Thế Khải.

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội trên đất Trung Hoa. Hồ Học Lãm có mối quan hệ mật thiết với những người lãnh đạo của Hội. Năm 1916, Hồ Học Lãm phụ trách biên tập tờ Bình sự tạp chí ở Hàng Châu cho tới năm 1929. Ông đã viết nhiều bài luận văn quân sự quan trọng, nội dung các luận văn quân sự đã bộc lộ rõ tâm tư ông luôn hướng về Tổ quốc.

Gia đình Hồ Học Lãm ở Hàng Châu là cơ sở rất tin cậy và an toàn cho các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong sang Trung Quốc hoạt động từ năm 1914 đến 1918.

Từ cuối năm 1925 đến năm 1927, Hồ Học Lãm chuyển đến công tác ở Nam Kinh và vẫn hoạt động trong quân đội Quốc Dân đảng. Gia đình ông vẫn là cơ sở tin cậy của các nhà cách mạng Việt Nam, của các chiến sĩ cộng sản Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc. Nhiều tài liệu đã ghi nhận sự đóng góp lớn lao của gia đình ông đối với cách mạng như:

"Có thể nói trong nhiều năm, ngôi nhà của ông ở Nam Kinh, theo cách nói của anh em ta lúc bấy giờ hệt như một trạm đón tiếp nồng hậu, một trạm xá tận tình chữa bệnh. Lúc ít cũng hơi, ba đồng chí; lúc đông tới mười, mười lăm người. Có đồng chí dừng chân vài ba ngày. Nhung cũng có những đồng chí một hai, ba tháng. Ngoài ăn uống, thuốc men, đồng chí nào sức yếu, mùa đông lạnh, còn có cả áo "ba đờ suy'' bằng len dạ. Ông bà coi như một nghĩa vụ của mình đối với cách mạng”.

(Theo Siêu Hải: Người mang biệt danh cây gỗ mun,
Nxb Hải Phòng, 1993, tr. 153).

Năm 1928, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cử Lê Thiết Hùng đến Nam Kinh gặp Hồ Học Lãm nhờ ông bố trí cho Lê Thiết Hùng vào công tác ở ngay trong quân đội Quốc Dân đảng và giữ mối liên lạc giữa đồng chí Nguyễn Ái Quốc với Hồ Học Lãm và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ năm 1930 đến 1935, Hồ Học Lãm đã vượt qua biết bao nguy hiểm thu thập được tư liệu 5 lần quân Quốc Dân Đảng tấn công vào khu vực Xô Viết thông qua Lê Thiết Hùng để báo cho đảng Cộng sản Trung Hoa biết.

Khoảng cuối năm 1935, Hồ Học Lãm cùng một số ngưòi yêu nước chân chính lập ra "Việt Nam Độc lập vận động đồng minh hội'' gọi tắt là Việt Minh. Hồ Học Lãm được bầu làm Chủ tịch và được chính quyền Tưởng Giới Thạch công nhận, cấp giấy phép hoạt động. (Việt Nam độc lập vận động đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, nhưng không phải là Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh thành lập ngày 19/5/1941).

Năm 1937, Hồ Học Lãm theo bộ Tổng tham mưu về Trùng Khánh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bí mật đến gặp Hồ Học Lãm, yêu cầu cho Lê Thiết Hùng giải ngũ về nước.

Bước sang đầu năm 1943, bệnh tình ngày càng trầm trọng và ông đã qua đời vào ngày 12/4/1943 tại Quế Lâm.

Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kể lại lời Bác Hồ nói về Hồ Học Lãm như sau: "Ông Hồ Học Lãm là người yêu nước cùng thời với Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân là những bậc lão thành cách mạng, hết lòng vì nước vì dân. Tuy chưa phải là người cộng sản, nhưng chúng ta cũng coi ông Hồ Học Lãm như một người trong tổ chức chúng ta. Nếu ông còn sống, có thể mời ông tham gia Chính phủ, làm Chủ tịch nước năm 1945..”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #152 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:49:41 am »

TRẦN HOÀNH

Trần Hoành (Cửu Cai) hiệu Phước Bình, sinh năm 1878, quê ở làng Phương Sơn, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (Sách "Phong trào Duy tân” của Nguyễn Văn Xuân, Nxb Đà Nẵng viết quê ông ở làng Phước Bình, huvện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).

Năm 1902 Trần Hoành làm thông ngôn ở mỏ than Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. Năm 1905, ông tham gia phong trào Duy tân cùng với Phan Chu Trinh. Trần Hoành hoạt động trong nhóm Minh Xã do Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương, hoạt động theo đường lối ôn hòa như tích cực vận động mở trường học chữ quốc ngữ, dùng hàng nội hóa, chống mê tín dị đoạn, đàn ông cắt tóc ngắn. Trong việc mở mang Tân học, ông hăng hái cổ động học chữ quốc ngữ, chữ Pháp.

Năm 1906, ông là người mở trường và là giám đốc trường Phước Bình. Trường lập ở Quế Sơn gần Đèo Le, cạnh làng Trung Lộc không xa khu vực Tân tỉnh của nghĩa quân Cần vương Nguyễn Duy Hiệu. Đầu năm 1908, Quảng Nam, Quảng Ngãi phát động phong trào xin xâu, chống thuế. Đến tháng 3/1908 phong trào lan ra Quảng Trị đã được Trần Hoành hưởng ứng. Ông bị mật thám truy lùng ráo riết, nên chuyển vào hoạt động bí mật ở Quảng Trị, Quảng Nam và ở cả Nam Kỳ. Năm 1912 ông bị thực dân Pháp bắt ở Mỹ Tho và đầy ra Côn Đảo. Ngày 20 tháng 8 năm 1917, Trần Hoành, Phan Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên đóng bè vượt ngục Côn Đảo, hoạt động ở tỉnh Bình Thuận. Trên đường ông vào Nam Kỳ cổ động cho cách mạng, ngày 25 tháng 9 ông lại bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo.

Trần Hoành là một trong những người hăng hái tìm cách vượt ngục Côn Đảo trở về đất liền phục hồi phong trào cách mạng. Ngày 20 tháng 8 năm 1917, Trần Hoành, Phan Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên đóng bè vượt ngục Côn Đảo. Năm, sáu ngày đêm liền, sáu ngày lênh đênh giữa biển cả, trên trời, dưới nước. Đồ ăn không còn, không đói lắm nhưng nước ngọt cạn kiệt. Khát quá mọi người phải nhúng người xuống biển cho đỡ khát. Mấy anh em tuyệt vọng chờ chết. Đến ngày thứ 6 thì nhìn thấy núi và đất liền, nhưng còn xa bờ. Anh em cố chèo, nhưng còn cách xa bờ. Gọi cứu, người trong bờ nghe tiếng, nhưng không ai ra cứu. Cuối cùng lợi dụng sóng to, anh em cố chèo lái cùng vào được bờ. Mọi người vừa đói, vừa mệt, họ nằm ngay trên bờ ngủ say như chết. Sau khi hỏi thăm thì được biết đây là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, từ bãi biển ra tới đường xe lửa phải đi một ngày đường. Sáu người tìm vào một nhà dân mua gạo nấu cơm ăn. Khi đó thực dân Pháp đã thông báo cho các tỉnh, các bến xe, ga tầu hỏa truy nã các ông. Những người dân nghi ngờ các ông là tù vượt ngục, may là trong anh em có người mang trong mình một tờ giấy chữ Tây có dấu của Tham biện nên dân bán gạo và cho nấu cơm nhờ. Sau khi ăn uống nghỉ ngơi, ba người trở về lục tỉnh, còn hai người trở ra bắc Trung Kỳ, Cửu Cai cũng đi tầu hỏa cùng với hai người ra bắc Trung Kỳ, nhưng ông ở lại hoạt động ở tỉnh Bình Thuận. Trên đường ông vào Nam Kỳ cổ động cho cách mạng, ngày 25 tháng 9 ông lại bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Ở Côn Đảo, ông lại vượt ngục lại tổ chức vượt ngục, lại bị bắt. Ông được anh em tù chính trị gọi là "Vua vượt ngục".

Từ năm 1927 đến năm 1930, ông làm quản đốc nhà in báo Tiếng Dân cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ông mất năm 1945.





ĐẶNG THÁI THÂN

Đặng Thái Thân sinh năm 1873, tên hiệu là Ngư Hải, người làng Hải Côn, huyện Nghi Lộc (nay là xã Nghi Thái huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) là học trò và là đồng chí của Phan Bội Châu. Ông thông minh, học giỏi, đỗ Đầu xứ.

Năm 1901, cử nhân Vương Thúc Quý người làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mở trường dạy học ở làng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc) cũng theo học thì Đặng Thái Thân cùng với Phan Bội Châu là khách thường xuyên tới bàn chuyện cứu nước.

Tháng 5/1904, Phan Bội Châu, Nguyễn Thành thành lập hội Duy tân ở Quảng Nam ông là người đầu tiên tham gia. Khi Phan Bội Châu xuất dương (1905), thì ông là người tổ chức lực lượng ở trong nước, và quyên góp tiền gửi sang Trung Hoa và Nhật cho các du học sinh Việt Nam. Ông thường bí mật sang Trung Quốc, Nhật Bản gặp Phan Bội Châu để bàn bạc, thống nhất chủ trương hoạt động của hội, phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của hội ở trong nước và ngoài nước. Phan Bội Châu coi ông là người cộng sự xuất sắc, một đồng chí trung thành, hăng say và là một đồng chí tri kỷ.

Mùa đông năm 1906, Đặng Thái Thân nhận nhiệm vụ của Duy tân hội đem Hội chủ Kỳ Ngoại hầu Cường Để xuất dương.

Ông định đến Đà Nẵng đi thuyền ra Bắc, nhưng gặp sóng to không đi được, lại sợ mật thám theo dõi phát hiện ra mình, ông làm bài thơ:

                 ĐỢI THUYỀN

      Thiên lý nhăn tâm bước lộ trình,
      Chết rồi sống lại các sinh linh
      Đông cung sáng suốt treo vừng nhật
      Kịp gửi thuyền Tây(*) để tới Kinh


                  1906
      (Theo Đặng Đoàn Bằng: Việt Nam nghĩa liệt sử,
         Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1955).

Năm 1910, Đặng Thái Thân cùng Lê Khánh đến cơ sở ở làng Phan Thôn (nay là xã Nghi Kim huyện Nghi Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Cơ sở này bị lộ, mật thám Pháp và tay sai đem lính đến vây bắt. Đặng Thái Thân cùng Lê Khánh bắn trả bọn giặc. Lê Khánh bị chúng bắn chết. Đặng Thái Thân nhẩy lên mái nhà bắn chết 2 tên mật thám, còn viên cuối cùng bắn vào thái dương tự sát.

Cái chết của Đặng Thái Thân đã gây niềm tin lớn cho đồng bào là Việt Nam vẫn còn nhiều người dám hy sinh thân mình để cứu nước..

(*) Tức thuyền máy
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #153 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:06:38 am »

TRẦN KỲ PHONG

Trần Kỳ Phong tự Nghĩa Bình sinh năm 1872 người Chu Me, xã Bình Châu, huyện Kim Sơn, tỉnh Bình Định. Ông đỗ tú tài năm Nhâm Dần (1902) nên thường gọi là Tú Trần. Ông tham gia phong trào Cần vương từ khi còn rất trẻ. Năm 1905 ông tham gia hoạt động cho Duy tân hội, hoạt động liên tục trong các cuộc vận động mở trường dạy chữ quốc ngữ chữ Pháp, cắt tóc ngắn, đùng hàng nội hóa.

Năm 1906, Trần Kỳ Phong và một đồng chí ở Quảng Ngãi vượt biên sang Trung Quốc để sang Nhật du học. Các ông đi tới Quảng Đông thì gặp Phan Bội Châu. Phan Bội Châu đã biết ông là người có lòng nhiệt thành, có dũng khí, có thể đương được gánh nặng, Phan nói với ông rằng: "Mục đích của chúng ta ngày nay là cốt ở cách mệnh, mà cách mệnh sở dĩ thực hành được tất ở trong nước có người vận động, cẩn thiết hơn tại ngoại du học nhiều lần. Bởi vì du học chỉ là bồi dưỡng nhân tài kiến thiết, mà nhân tài thuộc về phần phá hoại thì không thể chỉ dựa vào nhân tài du học được”.Hai ông nghe lời Phan Bội Châu vui lòng trở về nước vận động.

Năm 1908 Trần Kỳ Phong tích cực tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Phong trào chống thuế bị đàn áp dữ dội, người bị bắn chết, bị tra tấn đến tàn phế, bị đầy đi Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Côn Đảo. Tòa án Nam triều tỉnh Quảng Ngãi kết án ông vắng mặt với án bắt được chém lập tức. Ông rút vào hoạt động bí mật.

Ngày 5/11/1908 Trần Kỳ Phong bị chính quyền thực dân bắt ở Cửa Đại (Quảng Nam). Thực dân Pháp và Nam triều đã hai lần xét lại bản án, cuối cùng tuyên án ông 13 năm tù khổ sai. Ở trong nhà tù của đế quốc, Trần Kỳ Phong vẫn kiên cường bất khuất, liên tục đấu tranh. Ông luôn luôn sẵn sàng hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc với quan niệm: "Góc biển rừng hoang xương anh hùng không cần lựa chỗ”.

Khi mãn hạn tù trở về, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1923 ông lập "Hội Thiếu niên ái quốc", năm 1925 ông thành lập "Công ái đảng”. Khi hội Phục Việt do Tôn Quang Phiệt, Trần Phú thành lập ở thành phố Vinh sau đổi thành Đảng Tân Việt, ông tham gia với kinh nghiệm hoạt động dày dạn của mình, ông đã cùng Tú Kiên, Giải Huân truyền lại cho lớp trẻ như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Sỹ Sách.

Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

Năm 1926 ông tham gia đảng Tân Việt rồi Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Cuối năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt.

Khi mãn hạn tù, mặc dù tuổi già, sức yếu ông vẫn tận tụy, trung thành với Tổ quốc. Khi ông ra tù thì Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập, ông thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng như những chiến sĩ cộng sản.

Trần Kỳ Phong mất năm 1941.





NGUYỄN THẦN HIẾN

Nguyễn Thần Hiến còn có tên khác là Nguyễn Như Khê, bút tự Phác Đình, biệt hiệu Chương Chu và Hoàng Xương, tục gọi là Hội đồng Hiến. Ông sinh năm 1856. Ông vốn gốc người Quảng Trị, tổ làm quan đời Gia Long.

Nguyễn Thần Hiến có mối quan hệ với Phan Bội Châu từ tháng giêng năm 1904 ở Sa Đéc khi Phan Bội Châu vào Nam Kỳ kết giao với cắc đổng chí. Vì vậy tháng 5/1904, hội Duy tân thành lập, Phan Bội Châu đã giao cho Nguyễn Thành vào Hà Tiên bàn bạc với Nguyễn Thần Hiến để phát triển hội ở các tỉnh Nam Kỳ.

Nguyễn Thần Hiến hăng hái tham gia và trở thành một yếu nhàn của Duy tân hội. Ông đã sáng lập "Khuyến du học hội" và đã đem một phần tài sản riêng với số tiền 20.000 đồng sung vào quỹ Hội. Việc làm của ông đã gây thành phong trào quyên góp, ủng hộ quỹ của phong trào Đông du do Duy tân hội tổ chức ở các tỉnh Nam Kỳ.

Năm 1908 ông lên Sài Gòn tiễn chân con trai duy nhất là Nguyễn Như Bích Đông du sang Nhật. Nguyễn Thần Hiến đã bị mật thám Pháp theo dõi từ lâu, nên sau việc này ông bị nhà cầm quyền Pháp truy nã gắt gao.

Cuối năm 1908, Nguyễn Thần Hiến phải cùng Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn An Khương (thân phụ Nguyễn An Ninh), Bùi Chí Nhuận chạy vào Cần Thơ, ra biển trốn sang Cao Miên rồi đi Xiêm La nơi có cơ sở của những người Việt Nam yêu nước. Các ông ở Băng Cốc hơn một năm rồi sang Trung Quốc, hoạt động ở các tỉnh Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải, Hàng Châu sau đó sang Nhật Bản, hoạt động trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

Tháng 5/1912 Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội, chủ trương chống thực dân Pháp với tôn chỉ độc lập, dân chủ. Nguyễn Thần Hiến được cử giữ chức Tổng ủy viên Sự vụ trong Chính phủ lâm thời giải phóng dân tộc. Nguyễn Thần Hiến đại diện cho Nam Kỳ ở bộ Bình nghị. Ngoài các nhiệm vụ ở bộ Sự vụ và bộ Bình nghị, Nguyễn Thần Hiến còn lo quyên góp tiền dùng vào công cuộc cách mạng cứu nước.

Để có vũ khí chuyển về nước đánh Pháp, Nguyễn Thần Hiến cùng các ông Nguyễn Quang Diêu, Huỳnh Hưng, Đinh Hữu Thuật tổ chức sản xuất tạc đạn trong tô giới Anh ở Hồng Kông. Không may, một người sơ ý để tạc đạn nổ, các ông bị cảnh sát Anh ở Hồng Kông bắt ngày 5 tháng 6 năm 1913. Bọn cầm quyền Pháp ở Việt Nam yêu cầu cảnh sát Anh giao cho Pháp để đưa về xét xử tại Hà Nội. Các ông bị giải về Hà Nội giam ở nhà lao Hỏa Lò, bị chúng tra tấn cực kỳ dã man, tàn bạo. Nguyễn Thần Hiến đã bước vào tuổi 58, sức yếu không chịu được đòn đã bị liệt nửa người, thổ huyết, bọn Pháp đưa ông vào nhà thương của nhà lao. Tại đây ông tiếp tục tuyệt thực.

Ông mất vào ngày mồng 1 tết Nguyên đán năm Giáp Dần (ngày 26 tháng Giêng năm 1914) Bọn cầm quyền Pháp không chôn cất ông, mà đưa ông qua trường Thuốc cho sinh viên giải phẫu. May sao có mấy sinh viên Nam Kỳ như Nguyễn Tấn Đởm, Võ Xuân Hoành nhận diện được ông và giữ nguyên thi hài và báo cho gia đình. Một tháng sau, cháu ruột gọi ông bằng chú từ Hà Tiên ra xin xác nhà cầm quyền, đưa về táng ở nghĩa trang Nam Việt ở Hà Nội (Sau năm 1954 nghĩa trang này dời đi, nay không rõ mộ ông chuyển đi đâu).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #154 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:09:35 am »

TRẦN CHÁNH CHIẾU

Trong số người hoạt động công khai cho Hội Minh tân ở Nam Kỳ, hăng hái, có hiệu quả nhất là Gilbert Trần Chánh Chiếu, sinh năm 1867. Ông còn có nhiều bút danh, bút hiệu, nhưng bút danh thường ký là Trần Tứ Duy, Trần Thiếu Chánh, Gilbert Chiếu. Ông là con cụ Tú tài Trần Hữu Thường một nhà giáo mẫu mực và nhiệt tình yêu nước. Quê ở xã Phú Thuận, quận Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ông làm quan phủ, nhưng hoạt động tích cực cho phong trào Minh tân, nên được gọi là quan phủ Minh tân.

Hoạt động của Trần Chánh Chiếu trên hai lãnh vực kinh tài và báo chí. Hoạt động kinh tài của ông chủ yếu gây quỹ cho Hội Minh tân, gửi sang Nhật nơi học sinh du học.

Hội Minh tân khuyến khích lập các hãng buôn, công ty, nhà hàng, khách sạn. Riêng Trần Chánh Chiếu đã đứng chủ hoặc hùn vốn với người khác kinh doanh như:

- Nam Trung khách sạn ở đường Amiral Korantz (sau đổi là Phan Văn Hùm) do Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý.

- Minh tân khách sạn ở Mỹ Tho, cơ sở của Huỳnh Đình Điển, nhân sĩ yêu nước ở Gò Công, là sáng lập viên của Nam Kỳ Minh tân công nghệ, cho Trần Chánh Chiều mượn làm nơi đứng tên hội họp, do Trần Chánh Chiếu quản lý. Sau vì ông bận quá nhiều việc phải giao cho Huỳnh Đình Điền quản lý.

- Nam Kỳ Minh tân công nghệ do Trần Chánh Chiếu và Nguyễn Thành Út sáng lập ở Chợ Lớn do Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý. Cơ sở chuyên sản xuất xà bông, diêm quẹt, dệt vải.

- Mỹ Tho Minh tân túc mễ Tổng cuộc Mỹ Tho chuyên mua lúa. Trần Chánh Chiếu lấy danh nghĩa là phủ hàm hùm vốn 1 000 đồng.

- Công ty Nhàm ở Sài Gòn lập nhà in nhật trình, sách vở do một người Pháp là Pirre Jeautet làm Tổng lý, Trần Chánh Chiếu làm phó.

Những người tham gia Minh tân hội còn thành lập rất nhiều công ty, khách sạn, nhà hàng, thương cuộc như Minh tân thương cuộc ở Tầm Vu, Tân An; Nam Mỹ thương quán ở Vĩnh Long; Nam Mỹ Thanh thương quán ở Vĩnh Long; Nam Hoà Lợi ở Bến Tre, kinh doanh rượu, thuốc tây, dụng cụ học trò...Tế Nam khách sạn ở Sài Gòn; Nam Đồng Hướng Lữ quán ở Cao Lãnh; Y dược công ty ở Sài Gòn; Nam Hoà buôn bán lúa gạo ở Bến Tre và rất nhiều cơ sở kinh doanh ở Nam Kỳ.

Trần Chánh Chiếu và các đồng chí của ông trong phong trào Minh tân còn tích cực hoạt động trên lãnh vực báo chí. Các tờ báo Nông Cổ mín đàm, Đại Nam Đồng Văn nhật báo, Lục tỉnh tân văn đã có rất nhiều bài xã luận, bình luận, tường thuật... cổ động cho phong trào Minh tân. Đáng chú ý là hai tờ báo lớn:

- Nông cổ mín đàm vốn là của Canavaggio người Pháp, hội viên Hội đồng quản hạt. Sau giao cho các ông Đỗ Thúc, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Tấn Phong. Khi Canavaggio qua đời thì Nguyễn Chánh sắt làm chủ bút. Năm 1905 báo Nông cổ mín đàm thường xuyên hô hào canh tân, cải cách nông nghiệp, công nghệ... Trong các năm 1906, 1907 khi Trần Chánh Chiến làm chủ bút, ông đã đăng trên báo này chủ trương Minh tân kêu gọi các nghiệp chủ, điền chủ, tổng lý gia nhập Hội Minh tân. Sau đó lại tập hợp các bài mình viết in thành một tập sách với nhan đề “Minh tân tiểu thuyết”.

- Năm 1907 tờ Đại Nam Đồng văn Nhật báo đổi thành Đông cổ tùng báo. Tờ báo này là của người Pháp tiến bộ là Francois Henry Schneider. Tờ Đông cổ tùng báo đã đăng nhiều bài kêu gọi lòng yêu nước, chống phong kiến góp phần hỗ trợ phong trào Duy tân. Báo tồn tại được 8 tháng, thì ngày 11/11/1907 bị đóng cửa.

- Báo Lục tỉnh tân văn, chủ nhiệm là Pierre Jeantet là người Pháp tiến bộ, chống thực dân Pháp. Báo do Trần Chánh Chiếu làm phó chủ bút. Lục tỉnh tân văn công khai lập trường chính trị và hoạt động của hội Minh tân. Báo còn có các chuyên mục về văn nghệ, thơ, nhạc, tuồng, cải lương của các cây bút tiến bộ như Đặng Thúc Liêng, Hoàng Thế Trạc. Đến số 51 thì Trần Chánh Chiếu bị bắt, Lương Khắc Ninh thay thế, ra tới số 52 thì bị nhà cầm quyền Pháp đóng cửa. Đây là báo công khai chống thực dân Pháp




NGUYỄN HÁO VĨNH

Nguyễn Háo Vĩnh sinh ngày 19 tháng 2 năm 1893 tại làng Bình Đức, Long Xuyên. Theo chủ trương của Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành, năm 1905 đưa thanh niên Việt Nam “Đông du” sang Nhật học.

Nguyễn Háo Vĩnh khi đó ở vào tuổi 13 nhưng tác phong nhanh nhẹn, học hành thông minh, sớm căm thù giặc Pháp cướp nước nên được cử đi học đợt đầu ở Nam Kỳ.

Sang Nhật, Nguyễn Háo Vĩnh vào học trường công nghệ, song hoạt động của phong trào Đông du đã bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ.
Năm 1909 nhà cầm quyền Pháp thông đồng với chính quyền Nhật Bản trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để và du học sinh Việt Nam tại Nhật. Phần lớn học sinh chạy về Trung Quốc, Xiêm La. Riêng Nguyễn Háo Vĩnh được ông Nguyễn Háo Văn đón về Hồng Kông tiếp tục học ở trường Saint Joseph English.

Khi Nguyễn Háo Vĩnh về nước thì xảy ra việc Minh Tâm công nghệ do các ông Trần Chánh Chiếu, Đặng Thúc Liêng đang xúc tiến xây dựng nhà máy diêm quẹt ở Mỹ Tho phải ngừng lại vì không được nhà cầm quyền cấp phép.

Trước tình hình đó Nguyễn Háo Văn dẫn Nguyễn Háo Vĩnh đến trình diện Toàn quyền Klobukowski. Nguyễn Háo Vĩnh bị Toàn quyền Đông Dương tra hỏi anh sang Nhật học do ai cung cấp tiền. Nguyễn Háo Vĩnh bình tĩnh trả lời: “Tôi đi Nhật học do tiền của công ty Minh tân cung cấp để sau này trở về trông nom xưởng diêm quẹt của công ty”.

Với ý đồ gài Nguyễn Háo Vĩnh vào tổ chức Minh tân để thực hiện âm mưu phá tổ chức yêu nước từ trong phá ra, Toàn quyền Klobu Kowski hỏi ông Nguyễn Háo Văn có muốn mua lại cổ phần Minh tân công nghệ không? Ông Nguyễn Háo Văn trả lời là muốn mua phần lớn cổ phần công ty Minh tân để Nguyễn Háo Vĩnh nắm quyền kiểm soát nhà máy diêm quẹt Mỹ Tho. Toàn quyền Đông Dương bắt Trần Chánh Chiếu giao quyền điều khiển nhà máy hợp quẹt cho Nguyễn Háo Vĩnh, không giao cho Đặng Thúc Liêng nữa. Trần Chánh Chiếu thực hiện ngay lệnh của Toàn quyền Đông Dương.

Từ đó Nguyễn Háo Vĩnh tiếp tục xây dựng và quản lý nhà máy diêm quẹt. Khi nhà máy đã đi vào hoạt động có nền nếp, Nguyễn Háo Vĩnh tuyên bố xưởng bị thua lỗ xin toà phát mãi để giao tiền lại cho Minh tân.

Từ ngày 3/11/1909 Kỳ Ngoại hầu Cường Để bị Chính phủ Nhật trục xuất, Cường Để về Hồng Kông. Năm 1913, chí sĩ Nguyễn Thần Hiến từ Nam Kỳ vượt biển sang Hồng Kông mời Kỳ Ngoại hầu Cường Để về Nam Kỳ để lòng dân tin tưởng. Cuối tháng 5/1913 Nguyễn Háo Vĩnh khi đó đang học ở Hổng Kông đã giúp Kỳ Ngoại hầu về Nam Kỳ. Cường Để trở lại Hồng Kông cũng bị mật thám Anh bắt, ông Nguyễn Háo Vĩnh và ông Lâm Cần ở Hồng Kông thuê luật sư bào chữa với tiền thế chân là 2000 đồng, nên Cường Để chỉ bị giam 8 ngày thì được tha. Sau đó Cường Để đi Anh, đem theo ông Trương Duy Toản giỏi tiếng Pháp, Đồ Văn Y giỏi tiếng Đức, Lâm Tỷ giỏi tiếng Anh từ Singgapor đi Luân Đôn (Anh). Nguyễn Háo Vĩnh sau khi tốt nghiệp ở Hồng Kông cũng đi Luân Đôn liên lạc với Cường Để.

Năm 1916 Nguyễn Háo Vĩnh bị mật thám Anh bắt ở Hồng Kông giao cho mật thám Pháp ở Sài Gòn. Toà kết án tử hình, sau nhờ cụ Nguyễn Háo Văn chạy chọt, nên được giảm án. Khoảng năm 1923 được tha, ông trở về Sài Gòn làm báo. Ông là sáng lập viên của hai tò báo Hoàn Cầu tân văn và Nam Kỳ kinh tế báo. Ông cũng là chủ nhà in Xưa Nay ở Sài Gòn.

Năm 1928, Nguyễn Háo Vĩnh bị bắt giải ra toà về tội “rải giấy in nói chuyện” tầm bậy (thực ra là chuyện chính trị).

Ngày 29/7/1934 Nguyễn Háo Vĩnh thọ pháp pháp (tu theo pháp môn Cao Đài Chiếu minh tam thanh).

Nguyễn Háo Vĩnh mất ngày 19 tháng 6 năm Tân Tỵ (1941). Mộ phần xây có tháp tại trước nhà đàn mang tên “Trước Tiết Tàng Thơ” tại Thủ Thiêm, Thủ Đức nay là phường An Khánh quận 2 thành phố Hồ Chí Minh mà ông xây dựng từ khi chưa theo đạo Cao Đài.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #155 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:12:19 am »

ĐẶNG THÚC LIÊNG

Đặng Thúc Liêng sinh năm 1867, thuở nhỏ tên là Đặng Văn Huấn, năm 18 tuổi ông lấy biệt hiệu là Trúc Am, năm 30 tuổi ông đổi tên là Đặng Thúc Liêng, biệt hiệu Lục Hà Tẩu, bút tự Mộng Liêm. Ông nguyên quán ở làng Tân Phú Trung, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định nay thuộc xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1904, Phan Bội Châu, Nguyễn Thành... thành lập Duy tân hội, phát động phong trào Đông du. Phong trào từ miền Trung nhanh chóng phát triển vào Nam Kỳ. Những người hưởng ứng phong trào Đông du đầu tiên là Trần Chánh Chiếu (Gibbert Chiếu) Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn An Khương... Đặng Thúc Liêng đã tích cực trong việc vận động tuyển chọn thanh niên đi du học, quyên góp tài chính cho phong trào Đông du. Đặng Thúc Liêng hoạt động trên nhiều lãnh vực: báo chí, văn, thơ, dịch thuật, phê bình văn học, sân khấu, y dược. Ông còn là người tích cực cổ động cho việc học chữ Quốc ngữ.

Đặng Thúc Liêng với bút danh Lục Hà Tẩu, Mộng Liêm, Phụ viên thập bát (18 thôn vườn trầu), ông đã viết cho các tờ báo Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Đại Việt Tạp chí, Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn, Thần chung, Công luận báo. Từ chỗ tham gia viết báo, Đặng Thúc Liêng đã giữ vai trò người chủ trương ra báo chí. Năm 1933, ông sáng lập và làm chủ bút báo Việt Dân, xuất bản ở Sài Gòn, công kích bọn tay sai, thân Pháp, đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu thân Pháp. Tháng 1 năm 1938 khi nhà cầm quyền Pháp đóng cửa báo Việt Dân, ông chuyển sang phụ trách biên tập tờ Tạp chí Văn học Đông Phương.

Trong hoạt động báo chí của ông có những bài xuất sắc, nêu cao tinh thần tự chủ dân tộc như bài xã luận “Quốc văn hồn” đăng ở Đông Pháp thời báo số tháng 5/1926, đăng lại trên báo Đông Phong số 31 tháng 12 năm 1943.

Trong văn học, Đặng Thúc Liêng sáng tác, biên khảo, dịch thuật, làm thơ, bình luận. Trong đó sách văn học có Quốc văn hồn, Hán văn thi tập, Việt âm thi tập, Tiểu Phù viên thi văn toàn tập, Trương Vĩnh Ký hành trạng, Việt Nam Trung lương công thần, Lê Văn Duyệt. Sách khuyến nông có các quyển Tâm bổn mễ thượng, Canh hoang biến pháp. Sách giáo dục đạo đức có Tâm quyền giải, Tu lưỡng học dĩ phục nhơn tâm... Sách Tôn giáo có Cao Đài đàm quái giáo nghị...

Trong hoạt động văn học, thơ của Đặng Thúc Liêng cũng được độc giả đương thời ca ngợi. Đặc biệt thơ của ông ca tụng những canh tân của đất nước theo chủ trương của Duy tân hội. Ông có bài thơ trên báo Nông cổ mín đàm ca ngợi báo có ích đốivới quốc dân. Báo Nông cổ Mín đàm mở cuộc thi thơ cũng lấy bài thơ “Sùng tu VănThanh miếu” của ông làm đề tài cho cuộc thi thơ. Trong số những người hưởng ứng có nhà văn yêu nước Nguyễn Chánh Sắt mà hai năm sau, ông cùng với Trần Chánh Chiếu là yếu nhân của phong trào Duy tân và Đông du. Đặng Thúc Liêng cũng sáng tác cổ vũ cho phong trào thơ mới. Ông còn phê bình thơ như bài: “Đọc Thanh quan thi hữu cảm thỉnh dẫn” đăng trên “Đại Việt tạp chí” năm 1918. Ông quan niệm: “Thi ca là để tỏ cái chí khí và ý thức của người, chẳng phải để làm trò vui về lối văn chương... Vậy mới biết người mà không chí khí, không ý thức, thời có thể làm được thi ca gì”.

Về sân khấu, Đặng Thúc Liêng đã có công phục hồi, chấn hưng loại hình hát tuồng, hát bội, hát cải lương. Ông soạn sách Tuồng “Trưng nữ vương” ca ngợi khí phách chống giặc ngoại xâm của Trưng Trắc, Trưng Nhị.

Với chủ trương “Người Nam dùng thuốc Nam”, năm 1934, Đặng Thúc Liêng sáng lập “Việt Nam y dược hội”.

Đặng Thúc Liêng còn là một nhà từ thiện, năm 1926, các tỉnh Bắc Kỳ bị vỡ đê, lụt, Đặng Thúc Liêng đã đi khắp nơi diễn thuyết “Quốc văn hồn” kêu gọi đồng bào lạc quyên, cứu trợ...





LÊ CƠ

Lê Cơ sinh năm 1870 là con ông Lê Tuân ở Quảng Nam thuộc dòng dõi vua Lê Thánh Tông. Ông sinh quán ở làng Phú Lâm, huyện Lễ Dương, sau đổi là Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Lê Cơ là người có khí phách, ngang tàng, sẵn sàng đương đầu với cường quyền, đấu tranh cho công bằng xã hội. Ở làng Phú Lâm, chức Lý trưởng từ xưa đến nay không ai muốn làm, vì thế đã ba năm liền, Phú Lâm không có lý tưởng. Tri phủ Thăng Bình ép ông ra làm lý trưởng. Từ đó ông còn có tên là Lý Cơ hay Lý Sáu. Lý Cơ đã thực hiện cải cách, xóa bỏ những bất công ở làng Phú Lâm tồn tại từ nhiều năm nay.

Những cải cách của Lê Cơ lại đi đúng đường lối của nhóm Minh tân xã trong hội Duy tân do Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương là chấn hưng kinh tế, lập hội buôn, bài trừ hủ tục, mở mang việc học để khai hóa dân trí làm cho quốc phú, dân cường. Đó là điều thực dân Pháp và bọn quan lại Nam triều làm tay sai cho chúng đang thực hiện một chính sách kìm hãm kinh tế, ngu dân để chúng dễ bề thống trị.

Trong buôn bán, Lê Cơ cũng thực hiện có bài bản, xin bằng của quan phủ rồi mới lập Hội buôn. Hội buôn này theo Huỳnh Thúc Kháng chỉ: “mua giấy bút bán cho học trò, cùng mắm muối bán cho dân cày, như một cái quán trong nhà quê”. Nhưng thực ra đó là một đại lý cho người nghèo đến nhận hàng đem đi bán rồi ăn hoa hồng. Hội buôn mà lại có cả lò rèn rèn nông cụ và cả lập vườn trồng quế. Lê Cơ đã biến hội buôn thành nơi hội họp công khai. Vì thế quan phủ đòi lại bằng Lê Cơ không chịu trả cứ thế dằng co mãi. Cuối cùng quan phủ kiện Lê Cơ lên toà sứ. Sứ gọi hai người lên hầu toà. Quan phủ cay cú lắm, còn quan sứ đâu cũng có thực lòng xử cho Lê Cơ được kiện. Lê Cơ biết như vậy, song ông không chịu lùi mà hội lập hội Bảo hiểm vườn quế với quy mô lớn có trạm gác, có cắm cờ biển, tất nhiên các chi phí đó các chủ vườn quế phải đóng góp. Điều đó làm cho quan phủ và tổng lý, chức dịch tay chân của quan phủ tức muốn chết. Song Lê Cơ không sợ, vẫn dũng cảm trong cuộc chiến. Đang kỳ thu thuế, các chánh tổng 4 tổng mở cuộc hát bội để thu tiền của các xã. Lê Cơ viết câu đối trên vải điều treo công khai trong đám hát bội:

Dịch:

Tổng thời thuế chưa xong, xâu chưa hết, lợichưa hưng, hại chưa trừ, vui gì vậy?    
Xã thì gia chẳng an, trẻ chẳng học, trai chẳng cày, gái chẳng dệt, hát làm chi.


Chánh tổng tức lắm, thu đôi câu đối. Những cải cách của Lê Cơ được phe Duy tân ca ngợi, nhưng bọn cầm quyền Pháp và Nam triều thì bầm gan, tím ruột. Chúng ton hót về mối nguy cơ đối với nền bảo hộ của Pháp quốc ở Việt Nam, đến nỗi công sứ Pháp xưa xử cho ông được kiện nay cũng phải đề phòng. Công sứ phải cho mở một con đường chiến lược từ phủ Thăng Bình qua Phú Lâm tới huyện Tam Kỳ để chở quân đối phó với loạn Lê Cơ - một cuộc nổi loạn tưởng tượng đó, thực dân Pháp đóng một đồn binh ngay giữa làng Phú Lâm, cái lô cốt cao nghện chĩa nòng khẩu súng máy vào nhà Lê Cơ.

Lê Cơ đâu có sợ cái đồn đó, ngay từ khi bọn giặc mới tới, đi chặt tre, cắt gianh của dân, đã bị Lê Cơ sai tuần đinh lấy gông, gông cổ lại. Tên thiếu uý phải đến xin lỗi. nhận đền mỗi cây tre theo thời giá là hai giác. Chưa hết, tên đồn trưởng nuôi dê, dê chạy sang phá vườn nhà Lê Cơ. Hai lần đầu, ông trói lại đem trả. Lần thứ ba, ông chặt chân dê rồi kêu đồn trưởng ném trả. Tên thiếu uý đồn trưởng cũng không dám làm gì ông.

Tháng 3 năm 1908, nổ ra cuộc cự sưu, kháng thuế của nông dân huyện Đại Lộc rồi nhanh chóng lan ra cả tỉnh Quảng Nam, rồi tới Thừa Thiên. Thực dân Pháp bắt các ông Trần Quý Cáp cùng nhiều yếu nhân khác xử chém. Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng bị đầy ra Côn Đảo. Lê Cơ và anh rể là Lê Lương bị kết án 3 năm tù. Lê Cơ ở tù về vẫn nuôi ý chí chống Pháp, song có một điều ông giác ngộ là không thể chấn hưng kinh tế, thực hiện dân quyển, khai hóa dân trí khi đất nước bị giặc Pháp đô hộ, mà trước hết phải vũ trang đánh đuổi giặc Pháp trước. Vì vậy năm 1914 ông đã bí mật gia nhập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội ở Quảng Ngãi do các chí sĩ Lê Ngung, Lê Đình Dương, Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Suý lãnh đạo (*). Trong cuộc khởi nghĩa này, Lê Cơ được cử giữ chức Ngự tiền hộ giá Đại tướng quân (đặc trách hầu cận vua Duy tân) kiêm Tổng đốc Nam Ngãi Lưỡng Quảng (Quảng Nam - Quảng Ngãi). Ông được phân công cùng Thái Phiên nổ phát súng lệnh ở đồn Mang Cá trong kinh thành Huế.

Khởi nghĩa được quyết định nổ ra vào tối mùng 3 rạng ngày mùng 4 tháng 5 năm 1916. Song các nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không ngờ rằng cuộc khởi nghĩa đã bị tiết lộ trước 2 tiếng đồng hồ. Giặc Pháp đã thu súng của lính khố xanh, khố đỏ, cấm trại, giặc Pháp đã điều động lính Âu - Phi, lính Lê dương chặn các ngả đường, bao vây các trung tâm khởi nghĩa.

Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Để, Nguyễn Duy Siêu, Phan Thành Tài, Lê Cơ bị giặc Pháp bắt. Giặc Pháp đã xử chém các ông Thái Phiên,Trần Cao Vân, Tôn Thất Để, Nguyễn Quý Siêu, Phan Thành Tài ở An Hoà, đày vua Duy Tân sang đảo Reunion. Lê Cơ, Trần Huỳnh, Trần Tùng Vân bị đày đi Lao Bảo cùng với 60 đồng chí. Ngày 21 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1918), bọn cai ngục bắt các tù nhân đi lao dịch. Lê Cơ được chứng kiến tên quản ngục hành hạ dã man một người tù bị bệnh kiết lỵ, ông vô cùng phẫn uất, sẵn con dao vót nan cầm trong tay, ông lao vào đòi chặt đầu tên quản ngục, lập tức một tên lính đứng gần đó xả một loạt đạn vào người ông, ông hy sinh.

(*) Họ Lê dòng dõi Lê Thánh Tông ở tỉnh Quảng Ngãi có rất đông người tham gia Việt Nam Quang Phục hội như Lê Đình Dương con cụ Lê Đĩnh, Lê Bá Trinh, nay thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, hai anh em Lê Chân Hàn (Lê Cảnh Thái), Lê Chân Nam (Lê Cảnh Vận)... đều là những yếu nhân của Việt Nam Quang Phục hội.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #156 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:29:09 am »

ĐẶNG NGUYÊN CẨN

Đặng Nguyên Cẩn tên cũ là Đặng Thúc Nhận, lại có tên là Đài Nhận, hiệu Thai Sơn, sinh năm Đinh Mão (1867).

Ông là người thông tuệ, học giỏi, thi đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1888), đỗ phó bảng khoa Ất Mùi (1895), năm 29 tuổi. Ông được bổ làm giáo thụ huyện Hưng Nguyên, sau thăng Đốc học Hà Tĩnh.

Năm 1906, Đặng Nguyên Cẩn xin phép nhà cầm quyền Pháp mở trường tư thục dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp ở huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông còn thành lập nhiều hội buôn, trong đó có Triều Dương thương quán để lấy tiền lãi ủng hộ quỹ Đông du và là nơi các đồng chí hội họp. Các hoạt động yêu nước của ông ảnh hưởng sâu rộng trong các giới đồng bào Nghệ Tĩnh. Nhà cầm quyền Pháp và Nam triều lo sợ ảnh hưởng của ông ngày càng lan rộng gây khó khăn cho sự cai trị của chúng, nên đổi ông vào Bình Thuận và giám sát ông chặt chẽ. Tuy ông đã đổi vào tận Bình Thuận nhưng Cao Ngọc Lễ tên phản bội đã giết chết Tống Duy Tân và nhiều nhà hoạt động cách mạng khác, nay được Pháp cho làm Án sát Nghệ Tĩnh vẫn cho người giám sát ông, kiểm soát các thư từ của ông gửi về Nghệ Tĩnh và của các bạn ông từ Nghệ Tĩnh gửi vào Bình Thuận.

Năm 1908 nhân phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, thực dân Pháp vu cáo cho ông âm mưu nổi loạn, bắt ông đày đi Côn Đảo. ít lâu sau tên Cao Ngọc Lễ cũng bắt Ngô Đức Kế đưa đi đày ở Côn Đảo cùng với nhiều nhà cách mạng khác. Đặng Nguyên Cẩn không những là một nhà sư phạm tài giỏi, một nhà hoạt động chính trị nhiệt thành mà còn là một nhà văn hóa. Đặng Nguyên Cẩn không những là một nhà sư phạm tài giỏi, một nhà hoạt động chính trị nhiệt thành mà còn là một nhà văn hóa. Ông được giới sĩ phu Nghệ Tĩnh đầu thế kỷ XX suy tôn là bậc đàn anh về đạo đức và trình độ uyên tâm Hán học. Một số bài thơ của ông được in trong tập “Thi tù tùng thoại” và “Thi tù thảo” của Huỳnh Thúc Kháng. Trong đó có một số bài được liệt vào loại xuất sắc như:


   TIỄN PHAN SÀO NAM NAM DU (1)

   Bắc châu vị dĩ phục Nam châu,
   Hồ hải hào tâm bất khẳng thâu
   Tự tiếu thử sinh do bạch diện(2)
   Khả vô kỳ khí ngạo thương châu
   Thai Dương(3) thái được tầm cao sĩ,
   Trường Lũy(4), quan bi điếu cổ hầu
   Độc hữu Tam Thai(5) nhàn tàn hữu;
   Tương tư tịch tịch ỷ giang lâu


Dịch thơ:

   TIỄN CỤ PHAN SÀO NAM VÀO NAM

   Vừa ra Bắc đó lại vào Nam
   Hồ hải lòng hăng bước chửa nhàm
   Tự nghĩ thân này còn mặt trắng
   Há không khí lạ ngạo đời phàm
   Cổ hầu lũy nọ tìm bia đá,
   Cao sĩ làng kia hái thuốc thơm
   Lựa có Tam Thai người bạn cũ,
   Giang lầu ngồi dựa ngóng thâu đêm.


            Huỳnh Thúc Kháng dịch
         (Thi tù tùng thoại - Nxb Nam Cường Sài Gòn, 1951)

Do chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc Pháp nên năm 1921, sau 13 năm bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo, thân hình ông tiều tụy, chỉ 2 năm sau, năm 1923 ông mất.

(1) Vào khoảng năm 1904 Phan Bội Châu sau khi ra Bắc gặp gỡ các chí sĩ Bắc Kỳ, trở vào Nam kết giao với các nhân sĩ lục tỉnh.
(2) Chỉ học trò, ý nói mình chưa làm nên sự nghiệp gì.
(3) Gần cửa Thuận An, quê của Hoàng Quang tác giả của bài Hoài Nam khúc
(4) Trường Lũy: Lũy Trường Dục, cũng gọi là Lũy Thày do Đào Duy Từ đắp ở Quảng Bình.
(5) Tam Thai: tên một ngọn núi quê của Tác giả. Biệt hiệu Thái Sơn của tác giả lấy từ núi này.







LÊ KHÁNH

Lê Khánh sinh năm 1886, người huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình công giáo. Ông học trường Tiểu chủng viện Xã Đoài, sau khi tốt nghiệp ông được vào học trường Đại chủng viện. Những sinh viên học trường Đại chủng viện được coi là Thày già, vì chỉ học trong vài năm là được phong Linh mục. Song Lê Khánh cảm thấy nỗi nhục nhã của người dân mất nước, trong khi cả dân tộc đang phải hy sinh cả núi xương, sông máu để đánh đuổi giặc Pháp thì mình lại đi tu. Ý chí chống giặc Pháp, muốn xả thân cứu nước thôi thúc trong tâm can Lê Khánh đã lâu, song quy định nghiêm ngặt của nhà trường là sinh viên không được tiếp xúc với bên ngoài, không được đọc các sách báo ngoài kinh sách của Giáo hội, nên không rõ tình hình trong nước và trên thế giới. Lê Khánh chỉ biết tâm sự cùng Lưu Song Tử những nỗi căm thù người Pháp của mình, nhưng cả hai người đều không biết hành động ra sao. May sao trong số những người truyền giáo châu Âu có một người tên Việt gọi là Bạch Nhị Nghĩa đã đem tình hình Nga - Nhật chiến tranh và các phong trào cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong đó có tổ chức Duy Tân hội và phong trào Đông du do nhà chí sĩ Phan Bội Châu tổ chức và lãnh đạo.

Bạch Nhị Nghĩa cũng vì mối quan hệ trên với Lê Khánh và Lưu Song Tử mà ngay trong năm đó bị bãi chức truyền giáo. Tuy nóng lòng yêu nước, nhưng Lê Khánh cũng như Lưu Song Tử phải đợi đến năm Bính Ngọ và năm Kỷ Vị (1906 - 1907), tốt nghiệp được cử làm thày giảng ở Tòa Giám mục mới thoát được sự khống chế của các linh mục người Pháp, được tiếp xúc với những người ngoài tôn giáo, trong đó có ông Trần Văn Bỉnh là giáo dân tham gia Duy Tân hội, đã giới thiệu Lê Khánh với ba vị Linh mục là Nguyễn Trường, Đậu Quang Lĩnh, Nguyễn Thận Đồng và thày già Mai Lão Bạng đều là chức sắc trong Tòa giám mục địa phận Vinh. Ba vị Linh mục yêu nước đã theo dõi từng bước đi của hai sinh viên Đại chủng viện, nên khi được ông Trần Văn Bỉnh giới thiệu ba vị linh mục đã giao nhiệm vụ cho hai thày già Lê Khánh và Lưu Song Tử.

Khi Lê Khánh và Lưu Song Tử tham gia hoạt động hội Duy Tân thì ba vị linh mục phân công Mai Lao Bạng xuất dương sang Nhật giúp đỡ Hội chủ, cử Lê Khánh vận động thanh niên, giáo dân ở huyện Hương Sơn. Sau đó Lưu Song Tử được cử sang Nhật học, Lê Khánh cùng hoạt động với Đặng Thái Thân.

Lê Khánh cùng Đặng Thái Thân tiếp tục vận động thanh niên công giáo sang Nhật và quyên tiền gửi sang Nhật. Lê Khánh bị địch truy nã gắt gao, nhưng ông vẫn cùng Đặng Thái Thân cố gắng gây dựng lại cơ sở. Ông cùng Đặng Thái Thân dự định vũ trang khởi nghĩa vì sợ rằng nếu cứ để cho địch khủng bố thì dần dần phong trào sẽ đi đến chỗ tan rã. Thực dân Pháp đàn áp Duy Tân hội và phong trào Đông du ngày càng khốc liệt, nhiều hội viên bị bắt. Trong một chuyến công tác, Lê Khánh bị bắt, bị giam ở nhà lao Vinh. Giặc tra tấn ông vô cùng dã man, nhưng ông kiên trinh bất khuất, giặc không khai thác được tài liệu gì. Ông đã nhặt nhạnh, tích trữ lạt gói bánh tày bện lại thành dây để leo leo lên mái nhà, dỡ ngói trốn khỏi nhà lao. Năm 1910 Lê Khánh cùng Đặng Thái Thân đến họp ở làng Phan Thôn. Thực dân Pháp cho quân đến bao vây làng rồi xông vào bắt, Đặng Thái Thân nấp ở máng nước giữa hai mái nhà, dùng súng lục bắn trả bọn mật thám, giết chết được mấy tên, dành viên cuối cùng tự bắn mà chết, quyết không để cho giặc bắt. Lê Khánh thu hút giặc về phía mình để cứu Ngư Hải, bị trúng đạn chết, năm đó ông mới 25 tuổi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #157 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:31:20 am »

HỒ SĨ TẠO

Hồ Sĩ Tạo sinh năm Kỷ Tỵ (1869), người thôn Hòa Cư, làng Nhơn Hưng, tổng An Mỹ, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nay là xã Hòa Cư, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định. Hồ Sĩ Tạo đậu Tú tài tại trường thi Hương Huế, năm 19 tuổi. Năm Tân Mão, Thành Thái thứ 3 (1891), ông đỗ cử nhân ở trường thi Bình Định. Ông được bổ làm giáo thụ ở Tuy Hòa. Vừa làm quan, ông vừa học, khoa thi Giáp Thìn, Thành Thái thứ 16 (1904), ông đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, năm 36 tuổi. Được bổ làm Thừa phái ở bộ Lại 4 năm, rồi bổ Tri huyện Tân Định, tỉnh Khánh Hòa.

Năm 1905, Hồ Sĩ Tạo, Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Tôn Thất Doãn đã bí mật tiếp xúc với Phan Chu Trinh trong chuyến đi vào Nam tìm bạn đồng tâm. Tuy vậy bọn mật thám Pháp cũng dò xét được cuộc gặp gỡ bí mật của các ông, báo cho Khâm sứ Trung Kỳ và triều đình Huế biết.
Hồ Sĩ Tạo hưởng ứng phong trào Duy tân và hoạt động tích cực cho hội. Đầu năm 1908, Hồ Sĩ Tạo về quê cư tang mẹ. Trong lúc ông đang ở quê thì ở Quảng Nam, Quảng Ngãi nổ ra vụ ''chống thuế, xin xâu". Theo gương các nhà chí sĩ ở Nam - Ngãi, Hồ Sĩ Tạo phát động nhân dân Bình Định noi gương 2 tỉnh Nam Ngãi chống thuế. Tại đây ông kết thân với Tiến sĩ Trần Quý Cáp. Ông đã phát động được phong trào chống thuế, xin xâu rộng lớn ở Bình Định. Nhân dân tín nhiệm mời ông làm minh chủ. Xúc động trước sự tín nhiệm của nhân dân, ông đã từ quan về quê gánh vác công việc nhân dân giao phó.

Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ bị bọn cầm quyền Pháp đàn áp khốc liệt, hàng trăm người bị bắn chết, bị giam, Hồ Sĩ Tạo cùng nhiều nhà lãnh đạo khác và nhân dân tham gia chống thuế bị thực dằn Pháp bắt. Bùi Giản, Tổng đốc Bình Định tay sai đắc lực của thực dân Pháp khép ông vào tội chết song ông chỉ bị án 12 năm tù giam ở nhà lao Bình Định.

Khi ở trong tù, Hồ Sĩ Tạo làm nhiều thơ, trong đó có bài "Xuân Nhật ngẫu cảm'' như sau:

   "Năm mới ngày xuân cha chả vui
   Vui rồi nghĩ lại vẫn bùi ngùi
   Một thân võng lọng, gông cùm đủ
   Nửa áng xuân thu khổ xướng rồi
   Chương chướng ngoài tai trâu ngựa gọi,
   Khăng khăng trong dạ đá vàng trui
   Từ đây cho đến về sau nữa
   Sau nữa ra răng để thử coi".


Mãi đến năm 1920 ông mới được ra tù. Ông không ra làm quan, ở quê nhà mở trường dạy học, giữ trọn tấm lòng son sắt với đất nước. Ông mất năm Giáp Tuất (1934) tại quê nhà.





LÊ THỊ ĐÀN

Lê Thị Đàn người xóm Chỉ, thôn An Hòa, làng Thế Lại Thượng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình khá giả, có truyền thống yêu nước. Lê Thị Đàn thông minh từ nhỏ, nết na, đức hạnh. Bà được cha mẹ cho theo học chữ Hán, nên sớm hiểu đạo lý làm người.(Việt Nam Danh nhân từ điển của Nguyền Huyên Anh, nhà sách Khai Trí, 62 Lê Lợi, Sài Gòn viết là Nguyễn Thị Đang, có bản chép là Lê Thị Đàn: Trong Tái sinh sinh (Sống trở lại). Phan Bội Châu lại viết là Âu Vân phu nhân - Bài này Phan Bội Châu viết trước khi ông bị bắt (năm 1925).

Tháng 5 năm 1904, hội Duy tân thành lập, Lê Thị Đàn cũng tham gia hoạt động. Phan Bội Châu đã đặt bí danh cho Đàn là Ấu Triệu - tức là "Bà Triệu nhỏ".

Ấu Triệu đã liên hệ mật thiết với Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân và các yếu nhân khác của hội Duy tân. Ấu Triệu đã lựa chọn những chị em là họ hàng, bạn bè thân thiết, nhưng phải là người chung thủy, dũng cảm thành lập ra các chi hội phụ nữ ở các tỉnh để lo từng việc của nhiệm vụ giao thông, liên lạc. Ấu Triệu đã học tập được ở các vị tiền bối phương pháp tuyên truyền, giáo dục đến tuyển chọn người vào tổ chức, đặc biệt là công tác giữ bí mật. Ấu Triệu đã cùng các chi hội phụ nữ đi buôn, khi là người vợ thăm chồng đang đi lính cho Chính phủ bảo hộ, lại có khi trong vai người gồng thuê, gánh mướn, áo quần tả tơi đi công khai trên đường, vượt qua các trạm kiểm soát, qua mắt các tên mật thám nhà nghề một cách an toàn. Có những việc cần kíp bà phải nhịn đói đi suốt đêm để tránh sự kiểm soát của địch. Lại có khi phải lẩn trốn trong rừng sâu hoặc trong buồng tối của các cơ sở tránh sự truy lùng gắt gao của mật thám. Chị em trong các chi hội cũng học tập được ở bà đức tính kiên trì, lòng quả cảm tận tụy để hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó trong hơn bốn năm trời sự liên lạc giữa ba kỳ Bắc - Trung - Nam được thông suốt, tiền gửi sang Nhật, tài liệu của Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng từ Nhật gửi về nước được đưa đến đúng địa chỉ không hề mất mát.

Bà đã cùng với Nguyễn Đình Tiến vận động thí sinh bỏ kỳ thi khóa sinh ở huyện Hương Trà để phản đối thực dân Pháp và Nam triều.
Trong phong trào chống thuế nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi năm Mậu Thân (1908) bà đã cùng các ông Khóa Mãnh, Khóa Mộng kêu gọi nhân dân Thừa Thiên hưởng ứng. Căm thù giặc Pháp xâm lược và triều đình Huế, tay sai cho Pháp, Ấu Triệu không giữ nổi bình tĩnh và bí mật đã công khai chửi rủa thực dân Pháp và triều đình Huế, nên bị chúng bắt.

Bọn mật thám dùng đủ mọi cực hình tra tấn, nhưng bà vẫn không hề hé răng khai báo một lời. Chúng giải bà đến nhà lao Thừa Phủ (Huế), giao cho tên Trương Như Cương, Thượng thư bộ Hình, con chó săn trung thành của giặc Pháp, tên này lại biết rõ thân phận của bà. Trương Như Cương mất hết tính người, không cần giữ thể diện là đại thần của triều đình, tự tay tra tấn, hỏi cung bà, khi thì dụ dỗ ngon ngọt để bà khai ra tổ chức và những người có liên quan. Song Ấu Triệu là một nữ đảng viên trung kiên, có đạo đức. Bà là người đã từng ngược xuôi Nam Bắc, rèn luyện mình trong chốn gian nan. Mặc cho Trương Như Cương và bọn chúa ngục tra tấn cực kỳ dã man, bắt khai báo các đồng chí và kế mưu của Đảng, nhưng trước sau bà không chịu nói câu nào. Bà biết giặc không để cho mình sống, liền quyết định chọn lấy cái chết thanh thản, để đền nợ nước, liền đánh lừa Trương Như Cương.

- Người trong Đảng và mọi việc của Đảng, tôi đều biết hết. Muốn lấy cung thì không thể trong chốc lát mà tôi nói ra đầy đủ. Bây giờ tôi đang đau lắm, miệng không thể nói ra được. Xin cho tôi được đến một căn phòng yên tĩnh để nghỉ ngơi một đêm rồi đem đến cho tôi giấy bút, tôi sẽ ghi cho những gì tôi nhớ được, tôi sẽ ghi hết cho mọi sự việc, để các người xem khỏi phải tra tấn làm gì cho mệt, mà tôi cũng đỡ đau đớn. Các người có bằng lòng cho tôi được như vậy không? Nếu không thì tôi sẽ chết dưới kìm hẹp của các người, thì các người cũng chẳng có lợi gì!

Trương Như Cương tin là thật, làm theo mọi yêu cầu của bà, chỉ cho lính gác chặt chung quanh phòng bà ở. Được tự do, có nước sạch bà gội đầu, tắm rửa, mặc quần áo tươm tất. Bà bèn trải giấy ra dưới đèn, cắn tay hòa máu tươi, chấm bút viết rất nhanh, lời lẽ thao thao đến vài ngàn chữ. Bà tố cáo tội ác trời không dung, đất không tha của giặc Pháp xâm lược và tội dâng đất cầu hòa cam tâm làm chó săn cho giặc giết hại giống nòi của vua quan triều Nguyễn. Viết xong, bà dán lên tường. Rồi bà lại cắn lưỡi lấy máu đề luôn ba bài thơ tuyệt mệnh. Xong đâu đó, bà đập đầu vào tường chết.

Trời sáng rõ, bọn lính canh mở cửa phòng, thấy sự việc như vậy, liền hô hoán lên, báo cho Trương Như Cương biết. Tên thượng thư Việt gian vô cùng tức tối vì "thấp mưu, thua chí đàn bà" sai đem thi thể bà cùng những lời lẽ bà tố cáo bọn giặc viết ra đem thiêu hủy. Riêng mấy bài thơ bà viết trên tường bọn giặc không nhìn thấy. Những lời thơ đó như sau:

      I.
Thê lương ngục thất mệnh chung thi
Hải khoát sa không khốc tự tri
Tử quốc đáo mùng thiên hữu phận,
Thương tâm quan lũ kỷ nam nhi
      
      II
Trùng tuyền yểm lệ kiến Trưng Vương
Đề huyết thư quyên chỉ tự thương
Bằng tạ Phật linh như tái thế,
Nguyên thân thiên lý, lý thiên sang

      III
Huyết khô lệ liệt hận non tiêu,
Trường đoạn Hương Giang nhật dạ trào
Ngô đảng táo thanh cừu lỗ nhật,
Phần tiền nhất chỉ vị nung thiêu

Dịch:

      I
Lạnh lùng cảnh ngục lúc quyên sinh
Biển rộng đồng không mình biết mình...
Chết với non sông em tốt số,
Trạnh lòng tủi hổ lũ trâm anh!

      II
Suối vàng gạt lệ gặp Bà Trưng,
Máu thắm hồn quyên khóc thảm thương.
Lạy Phật: thân này còn hóa kiếp,
Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương

      III
Huyết lệ dầu khan, giận chửa sờn,
Chiều hôm tê tái nước sông Hương
Đảng ta khi quét xong quân giặc,
Trước nấm mồ em đốt bó nhang

      
         Đặng Thai Mai dịch
         (Thơ văn cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #158 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:34:44 am »

NGUYỄN QUANG DIÊU

Nguyễn Quang Diêu hiệu Tử Ngọc, biệt hiệu Trần Cảnh Sơn và Nam Xương, sinh năm Canh Thìn (1880) trong một gia đình khá giả; quê ở xã Tân Thuận, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là Nguyễn Quang Huy (tức Hội đồng Sách) và Thân mẫu là Nguyễn Thị Huệ.

Nguyễn Quang Diêu có tư chất thông minh từ nhỏ, đặc biệt là tính tình khoan dung, điềm đạm nhưng ngay thẳng và dũng cảm, có tâm hồn yêu nước dạt dào. Khi phong trào Duy tân lan rộng vào Nam, ông hăng hái gia nhập và hoạt động cùng các chí sĩ Nguyễn An Khương ( cha Nguyễn An Ninh) Nguyễn Thần Hiến, Bùi Chí Nhuận. Năm 1907, ông đặt trụ sở bí mật ở chùa Linh Sơn (Cao Lãnh). Từ chùa này ông phát triển tới chùa Kim Quang và các chùa khác.

Năm 1912, Phan Bội Châu giải tán Duy tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội thì ông và hầu hết các đồng chí lại chuyển sang hoạt động cho Việt Nam Quang Phục hội. Tháng 5 năm 1913, Nguyễn Quang Diêu dẫn đầu một đoàn 12 người, vượt biên giới sang Cao Miên, tới Xiêm La để từ đó đi Trung Hoa liên lạc với Phan Bội Châu và các đồng chí trong Tổng bộ. Đến Hương Cảng, các ông chưa kịp hoạt động thì cảnh sát Anh khám thấy tạc đạn và giấy tờ quan trọng tại nơi phái đoàn ở, nên ông và các đồng chí đều bị bắt. Nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng trục xuất, giải các ông về Hà Nội, giao cho mật thám Pháp.

Trong phiên tòa xét xử, chúng coi ông là người cầm đầu, kết án 10 năm khổ sai, đầy sang Guyane (Nam Mỹ). Trên đường đi Guyane qua Pháp, chúng giam ông ở nhà ngục Mác xây. Thực dân Pháp đầy Nguyễn Quang Diêu đến một hòn đảo hoàn toàn xa lạ, sống giữa những người ngoại tộc, ông không hề biết tiếng nói, phong tục tập quán, không được nghe tiếng nói thân thương của đồng bào, đồng chí, cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Đế quốc Pháp tin rằng ông sẽ phải chịu chết già trên hòn đảo đó, xong với ý chí quật cường, quyết tâm vượt ngục trở về nước hoạt động như ông đã bộc lộ trong bài thơ Bị giam ở MácXây cảm tác:

“...Nếm mật nằm gai đành tạm lúc,
Sổ lồng tháo cũi hẳn chờ khi... ”


Đầu năm 1917, Nguyễn Quang Diêu vượt ngục trốn sang đảo Trinidat thuộc Anh. Ông khi đó đã giỏi tiếng Pháp, tiếng Hoa, ông sống trà trộn trong đồng bào Hoa, học tiếng Hoa, tiếng Anh. Bằng sự ngụy trang khéo léo để giấu tung tích, cuối nãm 1920, Nguyễn Quang Diêu trở về Hồng Kông rồi tới Quảng Châu liên lạc với Phan Bội Châu. Bạn bè, đồng chí vô cùng kinh ngạc thấy ông xuất hiện, ông rất đau buồn khi biết tin nhiều đồng chí thân thiết đã hy sinh hay còn nằm trong nhà tù đế quốc. Được trở về hoạt động cùng các đồng chí được nghe tiếng nói thân thương của đồng bào. Ông dồn hết sức lực, tâm chí cho công tác cách mạng, bù đắp cho thời gian ông bị đế quốc Pháp cầm tù ở nơi xa xôi.

Đầu năm 1927, Nguyễn Quang Diêu về nước để khôi phục phong trào với cái tên mới là Trần Văn Vẹn. Thực dân Pháp đánh hơi thấy các hoạt động cách mạng của Nguyễn Quang Diêu, chúng tung mật thám đi dò la tung tích của ông, lùng bắt rất gắt gao, ông phải thường xuyên thay đổi chỗ ở. Do Nguyễn Quang Diêu tham gia phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên, nên ông đã dịch các sách Tam dân chủ nghĩa, Ngũ quyền hiến pháp của Tôn Dật Tiên.

Sau một số người có cảm tình với ông, lại có thế lực đối với Pháp đứng ra bảo trợ, ông đến làng Vĩnh Hoà gần Tân An dạy học và bốc thuốc. Ông cũng sáng tác nhiều văn thơ để gửi gắm nỗi niềm tâm sự của mình.

Đến nay các đồng chí, dòng họ của ông còn giữ được nhiều thơ văn của ông, trong đó có các bài: Viếng Hoàng Hoa Cương, Viếng mộ Phan Tây Hồ, Sầu Non nước, Hà Thành lâm nạn, Tự do diễn ca, Chiêu hồn dân ruộng, Ngỏ cùng nữ giới...

Mùa hè năm 1935, Nguyễn Quang Diêu nhuốm bệnh rồi mất, thọ 57 tuổi.





MAI LÃO BẠNG

Mai Lão Bạng là người theo đạo Thiên chúa, quê ở làng Vang, nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Sau mấy năm học chữ Nho, gia đình gửi ông vào học trường Đại chủng viện Đoài để trở thành linh mục. Thời gian học ở trường, ông thấy những cha cố người Tây cấm không cho học sinh đọc Tân văn, Tân thư từ ngoài xã hội đưa vào và khinh thị người dân Việt Nam.

Năm Mậu Thân (1908) Mai Lão Bạng liên lạc với những người phụ trách phong trào Đông du ở trong nước đưa học sinh người công giáo Đông du. Từ đó Mai Lão Bạng ở lại Tôkyô cùng Phan Bội Châu gánh vác công việc ở Nhật. Mai Lão Bang là người giúp Phan Bội Châu làm công tác vận động công giáo trước hết là “Kêu gọi sự đồng tâm của giáo đổ Thiên chúa”, như trong Hải ngoại huyết thư đã nêu rõ:

... Khắp đến kẻ hành nhân tẩu tốt,
Cả giáo đồ khắp suốt nơi nơi,
Đội trời đạp đất ở đời,
Sinh ra Nam quốc là người trượng phu
Ai cũng bụng phục thù, báo quốc,
...Dẫu rằng là đạo bất đồng,
Nhưng cùng đất nước, cùng chung giống nòi,
Quyết không có thể nào không vì mình
Chớ thấy khác mà sinh hình tích,
Để cho rằng cừu địch Nam nhân,
Chữ rằng đồng loại tương thân
Giáo dân xem với lương dân khác gì.


Để vận động đông đảo đồng bào công giáo tham gia vào công việc cứu nước, Lão Bạng sáng tác bài ca nhan đề: “Lão Bạng phổ khuyến” (Bài ca của Lão Bạng khuyên chung mọi người). Bài thơ “Lão Bạng phổ khuyến” có tác dụng giáo dục lòng yêu nước rất to lớn đối với đồng bào công giáo.

Năm 1909, Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng cùng học sinh Việt Nam bị Chính phủ Nhật trục xuất, phải trở về Trung Quốc, Mai Lão Bạng từ Trung Quốc sang Xiêm La, mưu về nước, nhưng chính quyền Pháp ở Đông Dương yêu cầu Chính phủ Xiêm La bắt các nhà cách mạng Việt Nam. Ông bị bắt giam 8 tháng mới được trả tự do. Ông sang Hương Cảng, song chính quyền Hương Cảng cũng theo ý của bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương bắt giam ông 3 tháng. Mai Lão Bạng cùng với Phan Bội Châu sang Quảng Đông.

Để phù hợp với thời cục chính trị mới năm 1912 Phan Bội Châu họp các đồng chí tuyên bố giải tán Duy tân hội thành lập tổ chức cách mạng mới là Việt Nam Quang Phục hội. Hội nghị bầu Phan Bội Châu làm Tổng lý của Chính phủ nước Việt Nam Quang Phục, Mai Lão Bạng được bầu làm uỷ viên bộ chấp hành cùng Đặng Tử Kính phụ trách kinh tế.

Việt Nam Quang Phục hội thực hiện đường lối bạo động phái một số hội viên về nước đánh úp các đồn binh, ám sát một số tên cầm đầu cai trị Pháp, Việt gian, song kết quả không lớn, Việt Nam Quang phục hội bị khủng bố dữ dội, nhiều cơ sở ở trong nước, nhiều hội viên nòng cốt bị giặc Pháp bắt xử tử hình và đưa đi đầy.

Ngày 30 tháng 6/1925 do sự phản bội của Phan Bá Ngọc báo cho mật thám, Mai Lão Bạng cùng bị bắt với Phan Bội Châu ở Thượng Hải, mật thám Anh dẫn độ ông cho mật thám Pháp giải về nước. Chúng giam ông ở nhà lao Vinh một thời gian rồi đày ra Côn Đảo 15 năm, đến năm 1933 mới được tha về.

Mai Lão Bạng về quê sau đợt khủng bố đẫm máu của giặc Pháp trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh khiến ông đau đớn. Bạn bè giúp ông dựng cái quán thuốc bắc “Lão Bạng y quán” ở chợ Vinh kiếm ăn. Vài năm một lần ông đáp tàu hoả vào Huế thăm Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Bến Ngự.

Mai Lão Bạng mất vào năm 1942 ở Vinh trong sự thương tiếc của nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #159 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 09:36:57 am »

NGUYỄN QUỲNH LÂM

Nguyễn Quỳnh Lâm người huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1891, đất nước đã mất, bị người Pháp cai trị, đồng bào cơ cực lầm than. Mùa đông năm 1906, ông mới 15 tuổi, nhưng chí khí cương quyết. Khi Phan Bội Châu cử người về nước lấy thanh niên xuất dương Đông du, ông hăng hái lên đường. Ông cùng với Đặng Bằng Đoàn vào học ở ban đặc biệt của Đồng thư xã học. Ông ít nói ham học, tiến bộ rất nhanh. Học được gần 2 năm thì hết tiền học, ông bỏ Nhật về Xiêm La rồi từ đó về Hà Tĩnh mưu vận động binh lính khởi nghĩa. Thực dân Pháp phát hiện được, lùng bắt ông ráo riết, ông lại phải chạy sang Hương Cảng. Ông xin vào binh dinh Quảng Đông, tập luyện những việc ở chiến địa. Sau khi ra khỏi binh dinh, ông lại nghiên cứu những cách chế tạo hoả khí chủ yếu là chế thuốc súng và thuốc tạc đạn. Ông dày công nghiên cứu, chế tạo được “vô yên hoả dược” (thuốc nổ không khói).

Tháng 2 năm Canh Tuất (1910) Phan Bội Châu giao cho Nguyễn Quỳnh Lâm áp giải rương súng đạn chở đi Băng Kốc. Cảnh sát Hương Cảng thấy rương nặng mở ra khám thấy súng liền tịch thu, Nguyễn Quỳnh Lâm bị giam mấy tháng. May Chính phủ này có cảm tình với Việt Nam, Quỳnh Lâm là người cách mạng nên ông được tha.

Năm 1912, Việt Nam Quang Phục hội được thành lập, ông hết sức giao dịch với Trung Hoa Quốc dân đảng mong được viện trợ súng đạn.
Năm Quý Sửu (1913) tháng 5, cách mạng lần thứ hai ở Trung Hoa nổ ra. Ông nói với các đồng chí: “Đây không phải là trường thử nghiệm của ta hay sao. Trời sinh ra ta có bộ gân đồng, xương sắt, mà cứ ngồi ăn uống thong thả, để ngày tháng qua làm gì?”. Anh em can ngăn ông vì đây là việc của Trung Hoa, ông không nghe. Ở Nhật ông đã quen Hoàng Khắc Cường (Hoàng Hưng) chỉ huy phòng thủ Nam Kinh. Ông gặp Hoàng Khắc Cường trình bày. Hoàng Khắc Cường hết sức khen ngợi, cử ông làm trung đội trưởng. Ông xung phong vào đội tiên phong. Khi ra trận luôn động viên chiến sĩ chiến đấu, tự mình xông lên trước làm gương. Quân cách mạng thiếu súng đạn nên tan rã, thành Nam Kinh sắp bị hãm, quân Viên Thế Khải hãm thành, Hoàng Khắc Cường khuyên ông bỏ chạy, ông gạt nước mắt nói: ‘Tôi là một người vong quốc, sau này tôi sẽ đánh giặc cứu nước, nay lại làm ông tướng bại trận thì chạy đi đâu? Vả lại đại trượng phu sao có thể bỏ chạy để mà sống?". Hoàng Khắc Cường bỏ chạy, các binh quan Trung Hoa vẫn biết ông là người đảng cách mạng Việt Nam, khuyên ông: “Việc này không can thiệp gì đến việc cách mạng đảng, ông nên lưu tính mạng lại để đợi thời cơ”. Ông trả lời một cách can đảm: “Người ta đem quân giao cho mình là nghĩ mình giết được đồn giặc kia cơ mà! Bây giờ thấy giặc mà trốn, mặt mũi nào làm con trai nữa”.

Ông tiếp tục chỉ huy chiến đấu, bị trúng hai mồi đạn ở ngực và cánh tay, chết ở giữa trận.





LÊ VĂN HUÂN

Lê Văn Huân hiệu Lâm Ngu, sinh năm 1867 (Có sách viết ông sinh năm Ất Hợi (1875) người làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học, nhưng ông mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ cho ăn học đến nơi, đến chốn, ông thi Hương tại trường thi Nghệ An khoa Bính Ngọ (1906) đậu Giải nguyên, nên thường gọi là Giải Huân.

Ông tham gia phong trào Đông du cùng với tiến sĩ Ngô Đức Kế, Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, tú tài Nguyễn Đình Kiên. Ông hoạt động rất tích cực trong nhóm "Minh xã", khác với nhóm "Ám xã". Ám xã chủ trương bạo động, còn nhóm Minh xã do Ngô Đức Kế đứng đầu chủ trương cải cách văn hóa, phát triển công thương nghiệp.

Khi Phan Bội Châu từ Nhật Bản bí mật về nước thảo luận với các sĩ phu trong nước, trong đó có Lê Văn Huân bàn kế hoạch: "khai dân trí - chấn dân khí - đào tạo nhân tài'' thì các sĩ phu nhiệt liệt hưởng ứng và bàn kế hoạch thực hiện. Năm 1907, Lê Văn Huân cùng với Tiến sĩ Ngô Đức Kế, Phó bảng Đặng Nguyên Can, tú tài Nguyễn Đình Kiên, Đặng Văn Bá, bà Trần Thị Trâm lập "Triêu Dương thương điếm” công khai ở thành phố Vinh, lấy tiền lãi sung vào quý Đông du cấp cho thanh thiếu niên du học ở Trung Hoa, Nhật Bản. Theo chủ trương của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Duy tân hội đã cử một số sĩ phu ra Bắc Kỳ tới căn cứ Yên Thế gặp tướng quân Hoàng Hoa Thám, trong số đó có Lê Văn Huân.

Tháng 5 năm 1908, theo lời kêu gọi của Nguyễn Hàng Chi, Nguyễn Hiệt Chi, Trịnh Khắc Lập các sĩ phu yêu nước và nông dân nghèo ở các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh đã kéo nhau về thị xã Hà Tĩnh biểu tình đòi giảm sưu khất thuế. Lê Văn Huân đã cùng Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Cẩn dẫn đầu các cuộc biểu tình tuần hành của nông dân kéo vào thị xã đòi nhà cầm quyền Pháp, Nam triều đòi giảm thuế, khất thuế. Phong trào chống thuế phát triển rầm rộ nhất là ở các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Lê Văn Huân dẫn đầu hàng trăm nông dân các làng Đông Thái, Yên Vượng, Trung Lễ, Đông Khê, Văn Xã... Bọn cầm quyền Pháp và quan lại Nam triều đã đàn áp khốc liệt phong trào chống thuế ở Hà Tĩnh, Nghệ An cũng như những tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ở tỉnh Hà Tĩnh hàng trăm người bị bắt trong đó có Lê Văn Huân, Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Duy Phương. Cũng trong năm 1908, Lê Văn Huân bị thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo.

Năm 1917 hết hạn tù, ông được tha về, lại tiếp tục hoạt động. Ông cùng với Nguyễn Đình Kiên và một số đồng chí bị tù đầy lập ra nhóm "chính trị phạm Trung Kỳ”.

Ngày 14 tháng 7 năm 1925, Lê Văn Huân cùng một số trí thức tân học ở Hà Tĩnh như Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Trần Phú... đã nhóm họp ở thành phố Vinh thành lập nhóm "Phục Việt" để truyền bá tư tưởng yêu nước và tập hợp lực lượng chống Pháp, Nghệ Tĩnh trở thành trung tâm của Hội”.

Năm 1929, Lê Văn Huân bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh. Trong tù, Lê Văn Huân đấu tranh quyết liệt với bọn chúa ngục. Chúng đàn áp tàn bạo ông phản đối cùng các tù nhân tuyệt thực, sau đó ông rạch bụng hy sinh.

Lê Văn Huân là một nhà nho yêu nước thức thời, ông còn là một nhà thơ tài hoa, đồng thời là lý thuyết gia thành lập chính đảng dân chủ đầu tiên ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX, ông cũng là liệt sĩ cách mạng đầu tiên của tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản Đảng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM