Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:40:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 284 Anh hùng hào kiệt của Việt Nam  (Đọc 160892 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 08:31:24 am »

TRẦN VÀNG

   Trần Vàng sinh ngày 28 tháng 4 năm Kỷ Sửu (1829) tại làng Kiều Mộc, tổng Kiên Mộc, huyện Tiên Phong, phủ Quốc Oai, nay là xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ông được cha cho học võ ở một lò võ nổi tiếng ở xứ Đoài. Chẳng bao lâu ông thông thạo thập bát ban võ nghệ và giỏi cả môn vật.

   Năm Tự Đức thứ 10 (Mậu Ngọ - 1858), Trần Vàng thi đậu cử nhân võ. Trải qua ba lần tấn phong, đến năm Tự Đức thứ 25 (1873) ông được triều đình phong chức Tam Tuyên đề đốc quân vụ đứng đầu hàng quan võ ba tỉnh Sơn - Hưng - Tuyên.

   Năm 1882, thành Hà Nội thất thủ lần thứ 2, giặc Pháp đánh lên Sơn Tây. Trần Vàng theo lệnh của Thống tướng Hoàng Kế Viêm đưa quân về Đại Phùng cùng các tướng chặn đánh quân Pháp. Quân Pháp thua, phải rút chạy đem theo hàng trăm xác chết, trong đó có 10 tên từ quan tư trở xuống.

   Bẩy giờ sáng ngày 14/12/1883, tên thiếu tướng hải quân Courbet sai tên đại tá Bisô và tên trung tá Bơlanh chỉ huy tấn công thành Phù Sa bằng hai mũi. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt, quân Pháp bị thương vong tới 250 tên, trong đó có 13 sĩ quan mới chiếm được thành Phù Sa. Song quân ta cũng bị tổn thất, nên ngày 15/12/1883 phải rút vào thành Sơn Tây. Từ chiều 15/12, quân Pháp tập trung hỏa lực và công binh phá thành Sơn Tây. Quân ta dũng cảm chiến đấu, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Nhưng tới ngày 17/12/1883 thành Sơn Tây thất thủ.

   Thành Sơn Tây thất thủ, Trần Vàng kéo quân về đóng ở vùng đồi núi, sông nước Tiên Phong tỉnh Sơn Tây. Nghĩa quân của ông hoạt động mạnh mẽ ở Lâm Thao, Thanh Sơn, (Phú Thọ). Sau đó ông đóng đại đồn ở Đồn Vàng, nay là huyện lỵ Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ củng cố, phát triển lực lượng đánh Pháp.

   Giặc Pháp mua chuộc được một tên phản bội trong nghĩa quân chỉ điểm, dẫn đường cho quân Pháp vào bắt ông ở làng Mai Đình. Chúng giải ông xuống thuyền ở ngã ba Bạch Hạc. Trần Vàng giậm chân cho đắm thuyền để tự tử nhưng không thoát. Chúng canh gác cẩn mật, ông không tự tử được. Đến bến Sơn Tây, chúng áp giải ông vào thành Sơn Tây, nhưng ông đã cắn lưỡi tự vẫn, quyết không để kẻ thù làm nhục. Thi hài ông được nhân dân Sơn Tây mai táng tại đồng Mát, Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ. Sau con cháu cải táng đưa về an táng ở đồng đất quê hương Cố Đô. Nhân dân Cố Đô lập miếu thờ người con anh hùng của quê hương. Đến nay, vùng Sơn Tây, Hưng Hóa vẫn còn truyền tụng câu ca:

Quân ai như quân Trần Vàng
Khiến cho giặc Pháp kinh hoàng nhiều phen








TÁN DẬT

   Tán Dật tên thật là Lê Đình Dật, là một trong số thủ lĩnh quân sự ở thành Sơn Tây. Khi thành Sơn Tây thất thủ, Tán Dật cùng với Bố chính Nguyễn Văn Giáp, Lãnh Mai (Nguyễn Bá Như) rút về Lâm Thao xây dựng căn cứ kháng chiến ở vùng Thanh Mai, Thạch Sơn. Tán Dật đã đem quân từ Thanh Mai đi đánh phá các đồn binh Pháp ở Lâm Thao.

   Tháng 7/1885, vua Hàm Nghi xuất bôn ra sơn phòng Quảng Trị, hạ chiếu Cần vương đã sai sứ giả tới Tiên Động phong cho Nguyễn Quang Bích là Lễ bộ Thượng thư sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần chủ trương phong trào Cần vương ở Bắc Kỳ. Khi ấy thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa ở các nơi về hội kiến, trong đó có Tán Dật.

   Ngày 22/10/1885, quân Pháp chia làm ba đường tấn công căn cứ Thanh Mai. Sau ba ngày kịch chiến với giặc, nghĩa quân rút khỏi Thanh Mai. Nguyễn Văn Giáp sang Tiên Động hợp sức với Nguyễn Quang Bích; Tán Dật ngược sông Hồng xây dựng căn cứ mới ở Lang Sơn - Phú Đình thuộc Hạ Hòa.

   Tán Dật đã chủ động liên hệ hợp tác với các thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa khác ở Hạ Hòa như Đề Thân ở Ấm Thượng, Đề Ngàn, Đề Mạc, Lãnh Hặc ở Mai Tùng; Lãnh Khanh ở Xuân Áng, Lãnh Tháp ở Bảo Toàn…

   Từ cuối năm 1885 đến năm 1890, nghĩa quân Tán Dật đã cùng các lực lượng nghĩa quân khác ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ ngày nay liên tục tiến đánh quân Pháp và chống càn thắng lợi.

   Sang năm 1892, Tán Dật nhiều lần đem quân đánh vào cứ điểm Ngòi Lao của quân Pháp do tên đại úy Bécna Môngty chỉ huy.

   Sau khi Đốc Ngữ hy sinh, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân bị sa vào tay giặc Pháp như Lãnh Mai bị tay chân làm phản, bắt nộp cho Pháp, chúng xử chém ông ở Sơn Tây. Lãnh Hặc (Hồ Văn Hặc - Mai Tùng) bị giặc Pháp bắt được giết ngay ở đình làng. Giết xong, chúng cắt đầu ông treo ở cửa đình để uy hiếp nhân dân. Lãnh Đa bị quân Pháp bắn chết khi ông vượt sông Hồng. Tán Dật bị bức đến cùng, ngày 25/3/1893, Tán Dật phải ra hàng ở đồn Ngòi Lao để cứu các con và những thân nhân bị bắt. Khi các con được trả tự do, ông nói: “Ta hàng vì triều đình đã hàng, chứ nhất định ta không chịu nhìn mặt thằng Tây” . Nói rồi ông uống thuốc độc tự tử.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 08:33:44 am »

VƯƠNG VĂN DOÃN

   Nguyễn Quang Bích khởi nghĩa đánh Pháp, có hai tướng trợ giúp đắc lực là Đốc Ngữ, Đề Kiều và nhiều Lãnh binh, đề đốc khác. Trong số tướng lĩnh đó thì Lãnh binh Vương Văn Doãn là người dũng cảm, mưu trí, có tài cầm quân, lấy ít địch nhiều, xuất quỷ nhập thần. (Sách Lịch sử tỉnh Vĩnh Phú gọi ông là Đề Vương). Tháng 10 năm 1878, Bố chính Nguyễn Văn Giáp hy sinh ở căn cứ Nghĩa Lộ, đây là tổn thất lớn cho nghĩa quân. Để bảo toàn lực lượng, đầu năm 1888, Nguyễn Quang Bích phải chuyển quân về xây dựng căn cứ mới ở Mộ Xuân, Yên Lập, cũng ở tỉnh Hưng Hóa.

   Lãnh binh Vương Văn Doãn cho quân đi thám thính thấy giặc Pháp đóng ở đồn Hưng Hóa có nhiều sơ hở. Nếu xuất kỳ, bất ý tiến đánh thì cầm chắc thắng lợi, giết được địch, cướp được vũ khí trang bị cho nghĩa quân. Với quyết tâm đột kích đồn Hưng Hóa, Lãnh Doãn trình báo với Hiệp thống Nguyễn Quang Bích là ở dọc huyện Cẩm Khê có nhiều giặc cướp xin đi tuần phòng để ngăn trừ. Nguyễn Quang Bích tin là thật mới điều động cho 30 nghĩa quân và cấp giấy cho đi, lại cho cả Đốc binh Lê Duy Tiên đi cùng. Vương Văn Doãn dẫn 30 nghĩa quân đến Tăng Xá, bàn mưu với Đốc binh Lê Duy Tiên, để cho Tiên nửa số quân đi tuần, còn mình dẫn 15 nghĩa quân trang bị chỉ có 4 khẩu súng và 12 quả thủ pháo xuôi theo sông Hồng. Vương Văn Doãn dẫn quân vào cổng trại giặc hạ thủ tên lính gác. Tên này cố kêu to báo động. Bọn Pháp đóng trong đồn biết có động, bật đèn điện sáng trưng. Vương Văn Doãn cùng nghĩa quân ở ngoài cổng, trời tối nhìn vào đồn rất rõ, không cho địch kịp trở tay, Lãnh Doãn ném thủ pháo và bắn xả vào quân Pháp. Tên quan ba giám binh và mấy chục tên Pháp bị giết chết. Bọn sống sót bỏ chạy tán loạn tháo thân. Doãn hô xung phong, anh em tràn vào đồn, không ham truy kích bọn đang chạy trốn mà tước được 40 khẩu súng, 2 hòm đạn rồi rút nhanh xuống thuyền. Doãn không cho thuyền đi dưới sông mà cho thuyền khảm sang bên Lâm Thao, rồi chuyển chiến lợi phẩm lên bộ đi đường rừng tránh địch truy tìm. Để giữ bí mật, ban ngày Doãn cho anh em nghỉ ở trong rừng, không tiếp xúc với bên ngoài, ban đêm mới đi. Phải hết 5 ngày đêm mới về đến căn cứ Mộ Xuân.

   Lãnh binh Vương Văn Doãn trình báo với chủ tướng Nguyễn Quang Bích, nộp chiến lợi phẩm và xin chịu kỷ luật. Hiệp thống Nguyễn Quang Bích thấy thắng lợi quá lớn, quân ta diệt được mấy chục tên Pháp cả tên quan ba giám binh, thu được tới 40 khẩu súng và hai hòm đạn là một thắng lợi rất lớn, rất quan trọng, nên Hiệp thống chỉ trách Lãnh Doãn khinh xuất. Quan Hiệp thống xét tài năng và ý chí đánh giặc của Lãnh Doãn phong cho ông làm Hành dinh phó Đề đốc.






NGÔ QUANG ĐOAN

   Ngô Quang Đoan là con cả quan Thượng thư Nguyễn Quang Bích. Quê ở làng Trình Phố, phủ Trực Định, nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Từ nhỏ, Ngô Quang Đoan đã thông minh giỏi cả cầm, kỳ, thi, họa. ông tự chế ra cây đàn nguyệt và cây đàn này gắn bó với ông suốt đời. Ngô Quang Đoan là người tinh thông võ nghệ, sử dụng được các loại vũ khí cổ truyền và cả súng bắn nhanh của phương Tây. Ông còn tài cưỡi ngựa, sai khiến được tất cả những con ngựa bất kham.

   Năm 1882, giặc Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai; năm 1883 quân Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình... Tiến sĩ Vũ Hữu Lợi, Đốc học Nam Định đã bí mật tổ chức lực lượng nghĩa quân phần lớn là học trò của mình, trong đó có Đốc Nhưỡng, Lãnh Hoan, Ngô Quang Đoan. Nghĩa quân chủ trương đánh úp thành Nam Định. Vũ Văn Báo quê ở làng Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cũng là học trò Vũ Hữu Lợi dò biết đã mật báo váo Pháp, để bắt sống cụ Nghè Vũ Hữu Lợi và chém cụ đúng vào chiều 30 tết. Vũ Văn Báo do mật báo với Pháp bắt được cụ Nghè được Pháp thăng Tổng đốc Nam Định. Nghĩa quân vô cùng căm giận, tìm cách giết Báo trả thù cho thày, lập mưu đóng giả làm lính Tây đi tuần đột nhập vào nhà Báo ở xã Nghĩa Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bắt hắn đưa về căn cứ lập đàn tế thày.

   Cuối năm 1889, đầu năm 1890, các thủ lĩnh nghĩa quân phủ Thái Bình như Đốc Nhưỡng, Lãnh Hoan... lần lượt hy sinh. Ngô Quang Đoan còn quá trẻ. địch không thể ngờ ông là một chỉ huy nghĩa quân, nên chưa bị lộ. Ông đến học phó bảng Trần Xuân Sắc. Đầu năm 1890, khi ông 18 tuổi, ông nhận được tin cha là Nguyễn Quang Bích mất ở chiến khu. Ngô Quang Đoan phải bỏ học đi bộ lên núi Tôn Sơn, xã Mậu Xuân, châu Yên Lập, nay thuộc huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ chịu tang. Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đốc Đen, Lãnh Gáo biết tài chỉ huy quân sự của Ngô Quang Đoan ngỏ ý mời ông ở lại căn cứ tiếp tục sự nghiệp của cha lãnh đạo phong trào kháng chiến. Song ông cảm thấy mình còn ít tuổi, nên chỉ xin đứng vào đội ngũ kháng chiến. Ông dự nhiều trận đánh quân Pháp ở vùng sông Thao, sông Đà. Ông phát hiện ra một vấn đề nghiêm trọng là giữa các tướng Đề Kiều ở Khả Cứu, Đốc Ngữ, Lãnh Vân ở Hòa Bình, Đốc Đen, Lãnh Gáo ở Nam Định không phục nhau, không ai chịu nghe ai. Ngô Quang Đoan thấy nhiệm vụ cấp thiết là phải đoàn kết các tướng vào một mối. Ông đã lần lượt tới chiến đấu với các tướng chỉ huy các cánh quân để thuyết phục.

   Quân Pháp cho mật vụ đi dò xét biết được trong nghĩa quân Đốc Ngữ - Đề Kiều có Ngô Quang Đoan là một thủ lĩnh đa mưu túc kế, lệnh cho quân đồn trú ở Hưng Hóa - Sơn Tây tìm mọi cách bắt hoặc giết được Ngô Quang Đoan. Nhưng tất cả các cuộc hành quân dù ào ạt hay chia thành toán nhỏ lén lút vào căn cứ đều bị nghĩa quân tiêu diệt. Giặc Pháp hèn hạ cho lính về làng Trình Phố bắt Lý trưởng và mẹ ông giam vào ngục, cướp hết thóc lúa, của cải, phá phách tài sản để lung lạc ông. Song tất cả những hành động dã man, điên cuồng ấy càng làm cho ông căm thù, quyết tâm tiêu diệt giặc Pháp.

   Hoạt động của nghĩa quân Hưng Hóa do Đốc Ngữ, Đề Kiều, Ngô Quang Đoan chỉ huy đã gây tổn thất nặng nề cho quân Pháp ở lưu vực sông Thao, sông Đà. Đốc Ngữ hy sinh ngày 25/11/1892, bị quân Pháp tấn công dữ dội Đề Kiều, Ngô Quang Đoan vượt sông Hồng sang Tam Đảo hợp tác với các thủ lĩnh nghĩa quân Tuấn Đạt, Tuấn Bôn, Đốc Khoát, sau đó Đề Kiều quay trở về căn cứ. Ông bị giặc Pháp bắt song không ra làm cho chúng mà mở đồn điền.

   Ngô Quang Đoan vào Hà Tĩnh gặp thủ lĩnh Phan Đình Phùng bàn mưu kế sang Trung Quốc bắt liên lạc với Tôn Thất Thuyết, song việc không thành. ông lại cùng với một ông Tú tài tiếp tục cuộc kháng chiến ở Hưng Hóa. Vào đầu năm 1893, Ngô Quang Đoan và ông Tú bị giặc Pháp bắt ở Hưng Hóa. Sau một thời gian bị giam giữ, mua chuộc hai ông không được, giặc Pháp đem ông Tú ra chém để uy hiếp ông, nhưng ông vẫn kiên quyết không chịu đầu hàng. Quân Pháp quyết định đưa ông ra xử tử. Song ông được Đề Kiều đứng ra bảo lãnh giảm án tử hình, nhưng bị quản thúc. Trong thời gian bị quản thúc ở quê hương Trình Phố, Ngô Quang Đoan vẫn bí mật liên lạc với các chí sĩ yêu nước.

   Năm 1905 Ngô Quang Đoan ra Hà Nội gặp cử nhân Lương Văn Can, bàn việc tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục. Sau đó Ngô Quang Đoan lại sang Nhật. Năm 1907, Hội Duy tân phân công Ngô Quang Đoan về nước vận động tài chính cho hội và liên lạc với các tướng lĩnh cũ ở vùng sông Thao, sông Đà để chống Pháp. Trong khi vận động tài chính, ông cũng có giúp đỡ phong trào Duy tân ở tỉnh Thái Bình. Năm 1909 hoạt động vận động tài chính của Ngô Quang Đoan đang có kết quả thì Chính phủ Nhật đã đồng lõa với nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương trục xuất Phan Bội Châu và các lưu học sinh Việt Nam ra khỏi Nhật. Ngô Quang Đoan trở về nước.

   Ngô Quang Đoan qua đời ngày 29 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 8 tháng 7 năm 1945 tại làng Trình Phố chỉ trước khi Cách mạng tháng Tám thành công có 41 ngày.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #72 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 08:35:22 am »

ĐỀ KIỀU

   Đề Kiều tên thật là Hoàng Văn Thúy, quê ở xã Lộc Cương, tỉnh Phú Thọ. Ông cùng Đốc Ngữ, Bố Giáp giúp Nguyễn Quang Bích phát triển lực lượng nghĩa quân ở vùng sông Đà, thượng nguồn sông Thao, sông Chảy, từ Sơn Tây, Hưng Hóa lên biên giới Tây Bắc. Do chiến đấu giỏi, mưu trí, thắng nhiều trận lớn, ông được phong tới chức Chánh Đề đốc.

   Tháng 1 năm 1885, Đề Kiều chỉ huy một cánh quân, góp phần quan trọng vào chiến công đánh bật quân Pháp càn quét vào khu rừng Già. Ngày 2/2/1885 ông chỉ huy nghĩa quân đánh chặn quân Pháp từ Hưng Hóa tràn vào cướp phá Sơn Vi (Thanh Thủy).

   Giặc Pháp thấy rõ nguy cơ bị nghĩa quân Nguyễn Quang Bích chặn đứng âm mưu xâm lược các tỉnh vùng Tây bắc Bắc Kỳ, nên mở hàng chục cuộc càn quét vào căn cứ Tiên Động. Đề Kiều cùng với các tướng khác đóng quân ở giữa sông Hồng, sông Lô chặn địch từ xa căn cứ Tiên Động. Sau khi Đề Kiều đánh thắng trận càn quét lớn vào Sơn Vi, ông cùng Nguyễn Văn Giáp mở rộng địa bàn hoạt động ở tận các huyện Văn Bàn, Than Uyên.

   Trong các năm 1888, 1889, Đề Kiều cùng với Đề Mạc, Quyền Hạo chiếm cứ vùng sông Đà, nghĩa quân phát triển lực lượng, xây dựng nhiều đồn lũy khắp các tỉnh Sơn Tây, Vĩnh Yên, Hưng Hóa. Dưới quyền Đề Kiều có nhiều tướng giỏi như Đề Mạc chỉ có 40 quân thường trực, nhưng khi động thì có hàng nghìn nông dân ở Sơn Tây bỏ cày cuốc cầm vũ khí chiến đấu. Tháng 1/1889 Tri phủ Lâm Thao, một tên chó săn cho giặc Pháp chỉ huy 350 quân đi tuần tiễu vào vùng nghĩa quân kiểm soát, bị nghĩa quân Đề Kiều đánh cho tan tác.

   Từ năm 1889, nghĩa quân Đề Kiều kiểm soát vùng sông Đà, hạ lưu sông Thao. Trong 2 năm 1889 và 1890, nghĩa quân Đề Kiều đánh nhiều trận lớn, gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Sách Histoire Militaire của Pháp ghi lại một số trận đánh do Đề Kiều chỉ huy như sau:

   - Tháng 8/1889, nghĩa quân đánh tổng Yên Lãng (Sơn Tây) giết chánh tổng phản động Lý Đức Điền.

   - Tháng 9/1889, Đề Kiều chỉ huy liền hai trận đánh ở Ngòi Lao và Bắc Khê.

   - Ngày 10 tháng 10/1889, chủ tướng Nguyễn Quang Bích triệu tập các tướng lĩnh về họp tại đại bàn doanh ở Quế Sơn. Quân Pháp dò biết đến đánh úp. Nguyễn Quang Bích biết được mưu đồ của giặc Pháp, ông tương kế, tựu kế phái Đề Kiều, Đề Thanh đem quân mai phục cách căn cứ 5-6 dặm. Quân Pháp không ngờ, lọt vào ổ phục kích, bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại tháo chạy bỏ lại nhiều xác chết và súng đạn.

   Tháng 10/1889, lực lượng nghĩa quân hùng mạnh, ông tổ chức các trận đánh phòng ngự ở Mộ Xuân, Tiên Động, Quế Sơn. Trận nào nghĩa quân cũng thắng, làm thất bại các trận càn quét của quân Pháp. Để phô trương thanh thế, uy hiếp giặc ông còn chủ động tấn công đồn Văn Bàn. Trận đánh táo bạo này gây khiếp đảm cho quân Pháp, gây phấn chấn cho đồng bào các dân tộc, đồng bào đem thóc gạo, trâu bò ra úy lạo nghĩa quân.

   Tháng 11/1889, nghĩa quân đánh trận Đào Xá cách Hưng Hóa 6 dặm (3 cây số). Trận này tuy nghĩa quân thắng, nhưng Đốc Sỹ tử trận.

   Cũng trong tháng 11, ông còn tổ chức các trận đánh và trực tiếp chỉ huy các trận đánh đồn Thanh Ba, trận đánh đồn Ngòi Lao, đánh huyện lỵ Cẩm Khê.

   Tháng 12/1889, Đề Kiều chỉ huy đánh trận Tý Mã. Trận này Đốc Hội tử trận. Cũng trong tháng 12/1889 ông chỉ huy đánh trận Trí Chủ.

   Ngày 15 tháng chạp âm lịch (khoảng 20 tháng 1/1890), Nguyễn Quang Bích lâm bệnh nặng mất tại đại bản doanh ở núi Tôn Sơn.

   Trước tổn thất lớn lao mất chủ tướng. Đề Kiều cùng các tướng vẫn duy trì, phát triển lực lượng quân sự, liên tục tấn công quân Pháp. Tháng 1/1890 , nghĩa quân đánh đồn Văn Bàn lần thứ 2. Cũng trong tháng 1 ông còn chỉ huy đánh trận làng Bản Nguyên, trước mặt Hưng Hóa, giết chết chánh tổng tổng Văn Phú và giết chết chánh tổng tổng Cẩm Khê.

   Tháng 5/1890 , Đề Kiều thống nhất các toán nghĩa quân tại vùng Hưng Hóa. Ông trực tiếp chỉ huy 300 tay súng giỏi lập căn cứ tại phía Nam huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), bên Hữu ngạn sông Hồng. Ông phối hợp chặt chẽ với Đốc Ngữ đánh nhiều trận lớn. Đề Kiều đã liên hệ với các lực lượng nghĩa quân khác ở thượng lưu sông Hồng, sông Đà, Bắc Ninh, triền sông Lục Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Ông còn cử người sang Trung Quốc liên lạc với Tôn Thất Thuyết để nhận súng đạn. Ông chịu ảnh hưởng lớn chí hướng hành động của Tôn Thất Thuyết.

   Ngày 25/11/1892, Đề Kiều vượt sông Hồng sang Tam Đảo bàn việc hợp tác với nghĩa quân do Tuấn Đạt, Tuấn Bôn, Đốc Khoát, Đội Giang, Đốc Đông chỉ huy. Ngày 27/11/1892 ông về tới căn cứ, song quân Pháp dùng chính sách chia rẽ dân tộc, mua chuộc một số nghĩa quân người dân tộc, những người này chỉ điểm cho quân Pháp biết nơi ông đóng quân. Giặc đem quân bao vây chặt trong nhiều ngày, tấn công liên tục, nghĩa quân bị tiêu hao, lương thực không còn, đạn hết. Giặc bắt, dụ dỗ ông làm quan cho chúng, ông cự tuyệt, chúng giam lỏng ở quê, ông mở đồn điền vẫn ngầm giúp đỡ nghĩa quân, sống cuộc đời dân thường cho đến khi mất.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #73 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 08:37:35 am »

HOÀNG HOA THÁM

   Hoàng Hoa Thám vốn họ Trương tên Nghĩa, quê gốc ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau gia đình di cư lên vùng Yên Thế, ông đổi tên là Hoàng Hoa Thám. Năm ông 20 tuổi, ông đã gia nhập đội quân chiến đấu dưới hiệu lệnh của Trần Quang Loan, lãnh binh tỉnh Bắc Ninh. Năm 1870 Giáp Văn Trận còn gọi là Đại Trận, quê ở làng Lý, xã Ngọc Lý, tổng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, nay là xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cùng con trai là Giáp Văn Cương (Đề Cương) khởi nghĩa chống triều đình Huế. Cuộc khởi nghĩa này mang tên là khởi nghĩa Đại Trận. Song lại bị quân của Tôn Thất Thuyết đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại, Hoàng Hoa Thám phải trốn tránh một thời gian rồi cùng cha nuôi là Bá Phức tới Lạng Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo. Hoàng Hoa Thám đã được rèn luyện về tài cầm quân xông pha nơi trận mạc trong 5 năm tham gia cuộc khởi nghĩa Đại Trận, từng lập công lớn trong các trận đánh thành Bắc Ninh, Tam Đảo, nên khi tham gia cuộc khởi nghĩa Cai Kinh đã lập nhiều chiến công, được Cai Kinh phong là Đốc binh. Tháng 12/1885 Đề Thám cùng Bá Phức rời cuộc khởi nghĩa Cai Kinh gia nhập cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nắm lãnh đạo, quân Pháp đã vấp phải sức chiến đấu ngoan cường và kiên quyết của nghĩa quân. Đề Thám còn tham gia một số trận đánh và đều lập công, được Đề Nắm phong tới Đề đốc. Từ khi Hoàng Hoa Thám và Bá Phức rời khỏi cuộc khởi nghĩa Cai Kinh trở về tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế thì từ đó giữa hai cuộc khởi nghĩa có sự hỗ trợ lẫn nhau và vai trò của Đề Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế ngày càng nổi lên rõ rệt.

   Đề Thám đã cùng với Đề Nắm rút kinh nghiệm xây dựng đồn Na Lương để xây dựng hệ thống phòng thủ mới ở Hố Chuối. Sau một số hoạt động quân sự nhỏ, hiệu quả chiến đấu không cao, ngày 22/8/1888 các thủ lĩnh nghĩa quân họp ở đình Dĩnh Thép đã cử ra một bộ chỉ huy quân sự mới do Bá Phức làm Chánh tướng, Đề Nắm làm Phó tướng, Đề Thám phụ trách quân sự. Bộ chỉ huy mới đã lãnh đạo cuộc chiến đấu một cách toàn diện, đi vào nền nếp. Tiêu biểu là trận đánh thắng ở làng Dương Sặt. Bọn giặc đã bị 250 nghĩa quân đánh trả quyết liệt. Sau một ngày chiến đấu tiêu hao sinh lực địch, quân rút khỏi căn cứ. Giặc Pháp tràn vào làng thiêu hủy làng Sặt và làng Thế Lộc.

   Đề Thám lập căn cứ trên núi Yên Ngựa gần làng Cao Thượng, chỉ huy nghĩa quân đánh bại mọi cuộc tiến công của quân Pháp. Sau chiến thắng, Đề Thám rút quân, quân Pháp vào Cao Thượng chỉ còn trận địa không. Chúng đốt làng Cao Thượng cùng đình, chùa.

   Cuối tháng 10/1891, bọn cầm quyền Pháp sai tên Voay rông chỉ huy Lữ đoàn 1 tấn công vào Yên Thế. Ngày 30/3 quân Pháp chiếm được đồn Bá Phức, ngày 31/3 căn cứ Yên Thế thất thủ. Trong những thời điểm khó khăn đó, Bá Phức đem lực lượng lên vùng Tam Đảo, Đề Thám tạm lánh ở Bằng Cục. Tháng 11/1892, Thống Luận, Thống Ngò cùng Bá Phức trở lại Yên Thế, Đề Thám quyết định hoạt động trở lại. Từ tháng 2/1893, Đề Thám bắt đầu trực tiếp nắm quyền lãnh đạo tối cao ở căn cứ Yên Thế.

   Để lấy danh nghĩa và khôi phục lại uy thế sáng 19/12/1892 (tháng 11 Nhâm Thìn), Đề Thám tập hợp một lực lượng 400 quân tại đình làng Đông, xã Quỳnh Đông, sau đổi là Bích Động, nay thuộc Bích Sơn, Việt Yên) tổ chức lễ Tế cờ, chính thức nhận chức chỉ huy cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Một bộ chỉ huy quân sự được thành lập gồm Đề Thám, Đặng Thị Nhu, Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh, Điển Ân. Nghĩa quân hoạt động mạnh ở khu vực Nhã Nam, bí mật củng cố căn cứ Yên Thế.

   Tháng 10/1893, Lê Hoan mang một lực lượng 200 lính khố xanh, 690 lính cơ phối hợp với quân của các đồn binh Na Lương, Mỏ Trạng, Bố Hạ, Nhã Nam, Thái Nguyên càn quét Yên Thế suốt 2 tháng liền.

   Tháng 01/1894, thực dân Pháp buộc phải thương lượng đình chiến với Đề Thám. Công sứ Bắc Ninh phái tổng đốc Lê Hoan đến thương lượng. Đề Thám ra điều kiện quân Pháp phải nhổ hết đồn bốt quanh Yên Thế, Nhã Nam và ông hẹn ngày 7/2/1894 ông sẽ đến gặp công sứ. Đề Thám lợi dụng thời gian thỏa thuận đình chiến kéo dài 3 tháng (tháng 1 đến tháng 4/1894) để bổ sung lực lượng, tu sửa đồn trại, tích trữ lương thực. Công sứ Bắc Ninh phải chấp nhận những điều kiện do Đề Thám đề ra. Bá Phức lo sợ, ngày 15/2/1894 vội vã đem 76 thủ hạ, 54 súng ra hàng Lê Hoan, nhận chức bang tá. Đề Thám không nao núng, vẫn điềm nhiên đến dự họp ở Luộc Hạ. Mọi âm mưu đầu độc ông ở đây bị thất bại. Cuối tháng 4/1894 cuộc thương lượng tan vỡ.

   Tháng 5/1894 công sứ Bắc Ninh Muydơliơ (Muselier) quyết định chấm dứt thương lượng với Đề Thám, chuẩn bị tấn công căn cứ Yên Thế. Muslier cho Tổng đốc Lê Hoan sai Bá Phức vốn là bố nuôi Đề Thám với danh nghĩa đến “thuyết khách” để đặt mìn giết Đề Thám. Ông tương kế, tựu kế giả chết để đánh lừa quân Pháp. Quân Pháp tin Đề Thám đã chết, đem quân đến đánh, Đề Thám phản công, quân Pháp bị thất bại nặng nề.

   Ngày 9/4/1896, Đề Thám rút quân về vùng núi Tam Đảo lập căn cứ mới. Từ căn cứ này nghĩa quân tỏa đi, hoạt động ở Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Bắc Giang.

   Những hoạt động quân sự tích cực của Đề Thám khiến cho nhà cầm quyền Pháp lo ngại.

   Ngày 17/4/1901 Hòa ước được ký kết tại đình làng Nẻo. Tuy bị ràng buộc về hòa ước, nhưng Đề Thám và các tướng lĩnh vẫn không ngừng bổ sung lực lượng, làm tốt công tác huấn luyện. Đề Thám cũng mở rộng mối quan hệ với các nho sĩ, các nhà văn thân, các thủ lĩnh phong trào yêu nước khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cơ sở của nghĩa quân được xây dựng ở Từ Sơn, Thuận Thành (Bắc Ninh) Văn Lâm (Hưng Yên), Sơn Tây. Một hành lang cơ sở vững chắc kéo dài từ Yên Thế sang Hiệp Hòa, vượt sông Cầu tới hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên.

   Sau cuộc hội đàm với nhà cách mạng Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám đã có tầm nhìn toàn cục là phải phát động cả nước đồng thời nổi lên chống Pháp. Để thực hiện được nhiệm vụ lớn lao trên, Đề Thám đã cử những người tin cẩn về các địa phương trên tuyên truyền, tổ chức lực lượng. Đề Thám cũng giao nhiệm vụ cho các vị chỉ huy, nghĩa quân có uy tín đang ở căn cứ. Trong các trận đánh ở Tam Đảo (Tam Dương) và ở các làng Lập Trí, Xuân Lai, Hiền Lương, Ninh Bạch. Bình Dã (Kim Anh) Thúy Yên, Thái Lai (Yên Lãng), nghĩa quân đều gây thiệt hại nặng nề cho quân Pháp.

   Cuối tháng 1/1909, Toàn quyền Đông Dương ra lệnh tấn công quy mô lớn vào các căn cứ của Đề Thám. Cuối tháng 3/1909, quân Pháp bao vây thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám ở Rừng Phe. Ngày 25/3/1909 Đề Thám quyết định phá vây để rút lên Tam Đảo, Cả Trọng hy sinh, Cả Huỳnh bị thương nặng, Cai Tề bị giặc bắt. Ngày 4/6/1909 toàn bộ các toán nghĩa quân Yên Thế đóng ở Vĩnh Yên, Phúc Yên tập trung về Vệ Linh để đón thủ lĩnh Đề Thám. Ngày 14/6/1909, Đề Thám vượt sông Cầu, qua Thủ Lâm để tới Vệ Linh để cùng 50 thủ lĩnh và nghĩa quân còn lại rút về căn cứ Núi Sáng ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên.

   Từ đầu tháng 11/1909, Đề Thám trở lại Yên Thế, có mặt ở Mỏ Trạng, Dĩnh Thép, Cầu Gồ. Đề Thám chỉ còn lại vài thủ hạ và một số quân song vẫn quật cường chiến đấu. Sau vụ giết Phó đội Liên và Đồng Cứu tháng 3/1912, giặc Pháp tung quân truy lùng gắt gao các thủ hạ thân tín lần lượt bị hi sinh, bên mình ông chỉ còn hai thủ hạ trung thành. Cuối tháng 12/1912, nhờ Lương Tam Kỳ làm trung gian, bọn Trần Đắc Kỷ (Tsan-tác-ky) nhận tiền của Pháp giết Đề Thám, tìm cách liên hệ được với Đề Thám ở vùng núi vùng Yên Thế, ngày 10 tháng 2 năm 1913 (mùng 5 tết Quý Sửu) chúng ám hại ông tại khu rừng cách chợ Gồ 2km, chúng chặt đầu ông bêu ở chợ Nhã Nam. (có sách viết ông bị ám hại ngày 18/3/1913 (tức ngày 10 tháng 2 năm Quý Sửu).Về cái chết của Đề Thám còn nhiều nghi vấn có sách viết cái xác Pháp nói là Đề Thám thực ra là Sư ông chùa Lèo).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #74 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 08:39:33 am »

NGUYỄN KHÁN - NGUYỄN CÁN

   Cuối năm 1886, Nguyễn Khán cùng em là Nguyễn Cán quê ở xã Phù Khê nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh lên Yên Thế gia nhập nghĩa quân. Trên đường tới Yên Thế, hai ông đã giết hai tên lính gác cầu cướp súng và ra mắt nghĩa quân. Hai ông lập công xuất sắc trong các trận đánh đồn Hố Chuối và Phồn Xương.

   Hoàng Hoa Thám giao cho hai anh em ông Nguyễn Khán (tức Hai Cao) và Nguyễn Cán (tức Hai Cán) chỉ huy căn cứ này. Hai ông trở thành bộ tướng tin cậy của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.

   Mở đầu cho các hoạt động quân sự của Nguyễn Khán, Nguyễn Cán là tập kích đồn binh Pháp ở phà Đuống để mở thông đường Từ Sơn sang các huyện Thuận Thành, Gia Lâm nơi hoạt động của Nguyễn Thiện Kế, Đội Văn, Đề Vinh của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Trận đánh diễn ra vào tháng 6/1888 tiêu diệt toàn bộ quân Pháp, đốt cháy đồn. Trận này tuy không lớn nhưng đã gây nỗi kinh hoàng cho quân Pháp và tên đại Việt gian Hoàng Cao Khải, tổng đốc ba tỉnh Bắc Ninh - Hưng Yên - Hải Dương vì nghĩa quân đánh vào hậu phương của chúng rồi rút lui an toàn. Nguyễn Khán cùng em là Nguyễn Cán còn làm nhiệm vụ tiễu trừ Việt gian, phản động, triệt phá đường dây mật vụ, chỉ điểm của giặc Pháp. Các hoạt động quân sự của nghĩa quân Nguyễn Khán, Nguyễn Cán đều diễn ra ở xa căn cứ, nên vẫn giữ được bí mật cho căn cứ Phù Khê. Hai ông xây dựng được nhiều cơ sở tin cậy trong làng như nhà cụ Đồ Thuyết, nhà ông Nguyễn Trọng Châu (Cả Châu).

   Tháng 8/1911, thủ lĩnh Đề Thám phái ông Nguyễn Khán và Nguyễn Cán dẫn một đội quân trên 30 người bí mật về đóng ở nhà cụ Đồ Thuyết để thi hành bản án trừ khử tên Lê Văn Trung tay sai Pháp cài vào hàng ngũ nghĩa quân. Khi nghĩa quân phát hiện thì hắn trốn khỏi Yên Thế, Pháp cho làm tri phủ Từ Sơn. Tên này rất nguy hiểm vì nó biết mặt nhiều tướng lĩnh, biết một số cơ sở bí mật ở đồng bằng, trong đó có Phù Khê. Song các ông chưa kịp ra tay thì Lê Văn Trung biết, hắn đem hơn 100 quân về Phù Khê để tiêu diệt nghĩa quân. Nghĩa quân được nhân dân giúp đỡ đã đắp công sự ở lũy nhà cụ Đồ Thuyết sau đình.

   Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt một ngày, hai đêm. Quân của Trung đông gấp ba nghĩa quân, đều trang bị súng trường kiểu 1874, có rất nhiều đạn nhưng không dám xông sang nhà cụ Đồ Thuyết. Vì nghĩa quân bố trí ở lũy tre cao, kín đáo, tuy có ít súng, ít đạn nhưng lại có tài thiện xạ, bắn phát nào trúng phát đó. Nghĩa quân lực lượng mỏng cũng không vượt qua được lưới lửa của quân giặc tấn công sang đình được. Sau một ngày hai đêm quần nhau với giặc, lợi dụng đêm tối, hai ông rút quân về căn cứ Nhạn Tái.





CAI HẬU

   Cai Hậu tên thật Nguyễn Văn Hậu, quê ở làng Dương Lâm, tổng Nhã Nam, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã An Dương huyện Tân Yên, Bắc Giang.

   Ông Nguyễn Văn Hậu tham gia nghĩa quân nhưng không công khai mà giữ chân thủ từ ở đình để che mắt giặc. Ông đào một đường hầm từ hậu cung ra bờ ao vào cánh đồng đề phòng các thủ lĩnh đang hội họp, nghỉ ngơi bị giặc bao vây, tập kích bất ngờ thì thoát ra ngoài một cách dễ dàng.

   Trong mấy trận quân Pháp tấn công nghĩa quân đóng trong làng Dương Lâm, chúng đã bắn pháo phá sập ngôi đình. Mãi đến thời kỳ "Hòa hoãn với bọn cầm quyền Pháp lần thứ hai" (1897- 1909), Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám đã giúp dân Dương Lâm dựng lại ngôi đình mới. Đình mới nằm ở giữa làng, cạnh con đường liên xã đi Ngàn Ván, quay mặt ra hướng Nam, nhìn vào núi Quế. Ngôi đình này tuy nhỏ hơn đình cũ nhưng nằm trên địa thế cao, mặt nhìn ra cánh đồng rộng, kế đó là núi Quế bốn mùa xanh tươi. Đình lại ở giữa làng, bên cạnh đường đi, thuận tiện.

   Đình dựng xong, chính tay Đề Thám đã cùng ông Cai Hậu trồng cây Dạ hương trước cửa đình làm kỷ niệm. Ông Cai Hậu lại được dân làng giao cho làm thủ từ. Ông là một chỉ huy nghĩa quân xông xáo, gan dạ và mưu trí.

   Sau vụ "Hà Thành đầu độc” năm 1908 bọn cầm quyền Pháp biết do nghĩa quân Yên Thế chủ mưu, nên cuối tháng 12  năm 1908, tháng giêng năm 1909, quân Pháp mở cuộc tấn công lớn vào Phồn Xương, Hố Chuối và hầu hết các căn cứ của nghĩa quân. Không tiêu diệt được nghĩa quân giặc Pháp đốt phá làng Dương Lâm và các làng có nghĩa quân hoạt động. Chúng biết rõ mối quan hệ giữa làng Dương Lâm với nghĩa quân Yên Thế, giữa ông Cai Hậu với thủ lĩnh Đề Thám, nên đã bắt ông tra tấn cực kỳ dã man để mong tìm ra nơi Đề Thám và các tướng lĩnh cư trú và những bí mật khác của nghĩa quân. Nhưng ông Cai Hậu vẫn kiên trinh, bất khuất không khai báo với giặc nửa lời. Chúng đã hèn hạ giết chết ông.

   Cho đến nay, trên 110 năm đã trôi qua, tướng quân Đề Thám, ông Cai Hậu đã hy sinh, nhưng chiến công lừng lẫy của cuộc khởi nghĩa Yên Thế vẫn còn đó. Đình Dương Lâm cùng cây Dạ hương là nhân chứng lịch sử đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa anh hùng Yên Thế vẫn còn đó, trường tồn với đất nước đã sạch bóng quân thù.

   Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 154-QĐ ngày 25/1/1991 công nhân đình Dương Lâm là di tích lịch sử văn hóa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #75 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 08:42:03 am »

HÒA THƯỢNG THÍCH THANH ĐIỀU

   Tin giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai (2514/1882) truyền đến vùng rừng núi châu Thoát Lãng, tỉnh Lạng Sơn, gây nỗi kinh hoàng và căm phẫn trong dân chúng. Lập tức Hoàng Đình Kinh, quê ở làng Thuốc Sơn, châu Thoát Lãng, nay là xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là người giỏi võ, tính tình hào hiệp, nhà giầu, thu nạp được nhiều người nổi tiếng trong giới giang hồ, hùng cứ cả một vùng Dương Yên, Giàng Thượng, châu Thoát Lãng triệu tập anh em họp gấp, kêu gọi kháng chiến.

   Trong số thủ hạ của Hoàng Đình Kinh có Hoàng Đình Điều người cùng xã được dự họp ngay từ đầu. Hoàng Đình Điều giỏi võ nghệ, bắn súng được xếp vào hàng thiện xạ, được Cai Kinh giao cho chỉ huy một đội quân. Đội quân này chiến đấu dũng mãnh, thường đi tiên phong trong các trận đánh. Hoàng Đình Điều đã sát cánh với chủ tướng Cai Kinh trong các trận đánh quân Pháp ở Kép, Phủ Lạng Thương, tiêu diệt đồn Than Muội (5/1885), tiêu diệt đồn Mai Sao (4/1886). Đầu năm 1888 Hoàng Đình Kinh bị giặc Pháp phục kích bắt được khi ông đang trên đường tới biên giới Việt - Trung. Ngày 6/7/1888 giặc Pháp xử tử Cai Kinh, Hoàng Đình Điều cùng phần lớn các tướng và nghĩa quân gia nhập cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

   Đến Yên Thế, Hoàng Đình Điều trực tiếp chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Đề Thám. Ông tham gia các trận đánh ở làng Dương Sặt (nay thuộc xã Liên Sơn), Thế Lộc (nay thuộc xã Tân Trung đều thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Trong suốt thời gian từ năm 1891 đến năm 1892 , Hoàng Đình Điều luôn luôn chiến đấu cạnh Đề Thám. Sau đó Hoàng Đình Điều được Đề Thám giao cho xây dựng căn cứ mới ở núi Tam Đảo.

   Hoàng Đình Điều chỉ huy toán nghĩa quân ở Tam Đảo cho tới tận năm 1920, quân số bị tổn thất trong các trận đánh, ông mới quy y cửa Phật lấy pháp danh là Thích Thanh Điều về tu ở chùa Vua.

   Chùa Vua ở phố Thịnh Yên, nay thuộc phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chùa Vua là tên gọi chung của chùa Hưng Khánh, điện Thiên Đế và Điện Mẫu. Chùa được xây dựng từ thời Lê. Đây là một bộ phận của cung Thừa Lương, nơi vua và các đại thần nghỉ ngơi trước khi ra tế Nam Giao (nay là địa điểm nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo).

   Thích Thanh Điều khoác áo tu hành nhưng vẫn canh cánh bên lòng chí nguyện đánh giặc cứu nước, nên ông đã mở lò dạy võ để kén chọn nhân tài phòng khi dùng đến.

   Trong những ngày Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946, chùa Vua là nơi đóng quân, chứa vũ khí của Vệ Quốc đoàn và tự vệ Thành Hà Nội. Ngày 10/4/1956 Hồ Chủ tịch đến thăm chùa.

   Ngày 21/8/2001, Chính phủ truy tặng nhà sư Hoàng Đình Điều bằng khen của Chính phủ về thành tích chống giặc ngoại xâm. Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa ngày 21/01/1992.






HÒA THƯỢNG THÍCH THANH QUYẾT

   Tháng 9/1889, Đề Yêm, một tướng lĩnh xuất sắc của nghĩa quân Bãi Sậy rời căn cứ kháng chiến ở vùng núi đá huyện Kim Bảng ( Hà Nam), Mỹ Đức, Hà Tây về núi Tuyết Sơn, nay thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Tại đây Đề Yêm nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tăng ni, phật tử, trong đó có Hòa thượng Thích Thanh Quyết, hiệu Đôn Mẫn, Động chủ Hương Sơn đời thứ tám (tổ thứ tám) chùa Hương Tích. Hòa thượng Thích Thanh Quyết là một tham mưu tài giỏi cho Đề Yêm.

   Sau trận đánh ngày 14/10/1891, nghĩa quân Đề Yêm tan tác vì không còn căn cứ, đạn dược, kho lương bị quân Pháp đốt cháy. Đề Yêm cho giải tán nghĩa quân rồi cùng viên tướng tâm phúc quê ở Bắc Ninh một chiến sĩ thiện xạ lên Yên Thế tham gia cuộc khởi nghĩa do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hòa thượng Thích Thanh Quyết giao cho Tỳ khiêu Thích Thanh Tích quản lý chùa Hương tích rồi theo Đề Yêm lên Yên Thế chiến đấu dưới cờ Hoàng Hoa Thám.

   Đề Thám biết tiếng hòa thượng Thích Thanh Quyết liền mời về trụ trì ở chùa Phồn Xương nằm ngay cạnh đại đồn Phồn Xương và làm tham mưu cho mình.

   Ngày 11/4/1892, Đề Sặt đầu độc Đề Nắm rồi đem đồng đảng cùng vũ khí ra hàng Pháp. Đề Thám phải đảm đương việc chỉ huy nghĩa quân. Trong những ngày tháng gian khổ đó, Hòa thượng Thích Thanh Quyết luôn luôn ở bên cạnh Đề Thám cùng bộ tham mưu bàn bạc kế hoạch tác chiến phá vỡ vòng vây của quân Pháp đang ngày càng thắt chặt.

   Quân Pháp sau trận thất bại ở Hố Chuối tháng 4/1894  phải điều đình ký Hòa ước với Đề Thám. Đề Thám cho xây dựng lại hệ thống đồn lũy. Hòa thượng Thích Thanh Quyết đề nghị với thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám sửa chữa, xây dựng lại chùa Hả, trùng tu chùa Phố, thường gọi là chùa Nhã Nam. Chùa này bị đại bác Pháp bắn sập vào năm 1885, nghĩa quân đã dựng lại vào năm 1886.

   Trong thời gian hòa hoãn lần thứ hai với giặc Pháp, Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám cấp tiền bạc và giao cho hòa thượng Thích Thanh Quyết tiếp tục xây dựng lại, sửa chữa các chùa Phồn Xương, Chùa Lèo, chùa Thông... Các chùa này đều nằm trong vùng kiểm soát của nghĩa quân Yên Thế và đều án ngữ trên các con đường chiến lược, hoặc xây dựng trên các cao điểm, hoặc ở nơi giáp ranh với vùng kiểm soát của địch. Vì thế hòa thượng đều cho xây tường, đắp lũy, trồng tre bao quanh. Nếu chiến sự xảy ra thì mỗi ngôi chùa đều trở thành pháo đài đánh Pháp.

   Nhằm phát triển thế lực về các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, năm 1907 , Đề Thám cử các phái viên của mình về Hà Nội thành lập đảng Nghĩa Hưng, phối hợp với binh lính yêu nước trong thành Hà Nội tiến hành vụ "Hà Thành đầu độc” ngày 27/6/1908. Vụ đầu độc không thành. Thực dân Pháp biết Đề Thám là người chủ mưu vụ này, nên từ ngày 28/1/1909 (mùng 7 tết Kỷ Dậu), quân Pháp tập trung 15.000 quân liên tục mở các cuộc tấn công vào hầu hết các căn cứ của Đề Thám. Đề Thám và bộ Tham mưu đã anh dũng chống trả cho tới ngày 10/2/1913 (mùng 5 tết Quý Sửu) Đề Thám bị tay chân của Lương Tam Kỳ ám hại, cuộc kháng chiến kết thúc.

   Hòa thượng Thích Thanh Quyết thấy mình không thể ở lại Yên Thế được, nên quyết định trở lại chùa Hương Sơn. Hòa thượng đang chuẩn bị lên đường thì Hoàng Đình Điều tìm đến. Ông cho Hòa thượng biết mình đang chỉ huy một toán nghĩa quân hoạt động ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc nhận được tin thủ lĩnh bị ám sát nên về nghe ngóng tình hình. Hòa thượng Thích Thanh Quyết cho biết sau khi thủ lĩnh bị ám hại giặc Pháp và lũ tay sai ráo riết truy lùng lùng những người đã tham gia nghĩa quân, ủng hộ nghĩa quân để giết hại và đưa đi tù đày, hòa thượng cũng chuẩn bị về Hương Sơn. Bọn quan lại tay sai thực dân Pháp đánh hơi được một nhà sư từng theo Đề Yêm, đã biến cả chùa thành đồn lũy đánh Pháp rồi lại lên Yên Thế theo "giặc Đề Thám" nay trở về chùa liền mật báo với tri phủ Mỹ Đức. Tri phủ cho lính về chùa Hương Sơn bắt hòa thượng về phủ tra khảo. Song đòn đánh, kìm kẹp không làm cho vị hòa thượng yêu nước sờn lòng. Thực ra bọn thực dân Pháp chẳng cần gì phải khai thác bí mật về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, vì thủ lĩnh Đề Thám đã bị chúng sát hại, khởi nghĩa Yên Thế đã tan rã. Hành động tàn bạo của tri phủ Mỹ Đức chỉ nhằm moi tiền hối lộ. Và tên tri phủ tay sai của thực dân Pháp đã không giấu giếm điều đó khi ghé vào tai hòa thượng gạ gẫm: "Có tiền lễ thì tao tha cho!”. Hòa thượng Thích Thanh Quyết trả lời một cách mỉa mai: "Nếu quan lớn muôn ăn đút thì để tôi về chùa bán mấy ông Phật đi lấy tiền đút cho quan lớn!”.

   Câu trả lời của nhà tu hành khác nào cái tát vào mặt hắn, song cái mặt dầy của hắn vẫn chai lỳ. Suốt mấy tháng trời đánh đập, tra khảo nhà sư không được lợi lộc gì lại bị Phật tử và nhân dân phản đối, tên tri phủ buộc phải trả tự do cho hòa thượng trở về Hương Tích.

   Bị bọn tay sai giặc Pháp tra tấn, từ đó hòa thượng mang bệnh nặng, nhưng lòng yêu nước vẫn không nguôi. Bọn quan lại ở Hà Đông từ đó phải gọi Hòa thượng là "Tăng trung hào kiệt”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #76 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 02:13:46 pm »




284 ANH HÙNG HÀO KIỆT CỦA VIỆT NAM - TẬP 3

Tác giả : Vũ Thanh Sơn
Nxb Công an Nhân dân 01/2009
Số trang : 183. Kích thước : 14.5 x 20.5cm

Số hóa: hoi_ls




TÔN THẤT THUYẾT
VUA HÀM NGHI
TÔN THẤT ĐÀM
CÔN PÚA
NGUYỄN PHẠM TUÂN
LÊ TRỰC
BẠCH XỈ
HOÀNG THỊ TÁM
PHAN ĐÌNH PHÙNG
CAO THẮNG
LÊ NINH
PHAN ĐÌNH THÔNG
ĐỘI QUYÊN
NGUYỄN HUY THUẬN
VƯƠNG THỨC
NGUYỄN THỨC TỰ
TRẦN QUANG DIỆM
TRẦN XUÂN SOẠN
TỐNG DUY TÂN
CẦM BÁ THƯỚC
HÀ VĂN MAO
ĐINH CÔNG TRÁNG
NGUYỄN PHƯƠNG
HOÀNG BẬT ĐẠT
PHẠM BÀNH
NGUYỄN ĐÔN TIẾT
NGUYỄN HỮU HẠNH
LÊ VĂN THỨC
LÊ NGỌC TOẢN
ĐỘI TÁM
NGUYỄN TRỌNG TÂY
LÊ CHÍNH
NGUYỄN TỬ TƯƠNG
ĐINH VĂN PHÚ - ĐINH HỮU KHANG
ĐỐC ĐEN
ĐỐC NHƯỠNG
LÃNH HOAN
BA BÁO
SƯ THUYỀN QUAN
SƯ NĂM THƯỢNG
NGUYỄN THIỆN THUẬT
NGUYỄN THIỆN KẾ
NGUYỄN THIỆN DƯƠNG (LÃNH GIANG)
ĐINH GIA QUẾ
NGÔ QUANG HUY
NGÔ QUANG CHƯỚC
LÊ VĂN HANH
PHẠM VĂN ĐỨC
CẢ SEN
ĐỐC ĐOÁN
LÃNH DUỆ
ĐỐC ĐỒNG
BANG ẤM
LÃNH THẢO
ĐỐC MUỖI
LÃNH LƯỜNG
ĐỐC NHÔNG
NGUYỄN VĂN LONG
QUẢN CẦU
PHẠM TRUNG THỨ
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #77 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 02:40:29 pm »

TÔN THẤT THUYẾT

   Tôn Thất Thuyết sinh năm 1835, quê ở thôn Phú Mộng, xã Xuân Long, tỉnh Thừa Thiên. Tôn Thất Thuyết xuất thân từ võ tướng học vấn không cao. Tự Đức đã có lần nhận xét về Tôn Thất Thuyết: “Học vấn còn ít", "song có trí dũng, giỏi về việc binh”.

   Năm 1869, ông được bổ nhiệm làm Án sát Hải Dương. Sau đó làm tham tán cho Thống tướng Hoàng Kế Viêm. Ngày 21/12/1873, thực dân Pháp mở rộng cuộc xâm lược, đánh chiếm ra Bắc Kỳ, ông cùng Hoàng Kế Viêm tích cực chuẩn bị đối phó với giặc Pháp.

   Để thực hiện Hoà ước, triều đình mật điều Hoàng Kế Viêm, Tôn Thất Thuyết về phòng thủ ở quân thứ Tam Tuyên, không cho hoạt động ở Hà Nội nữa. Để yên lòng các tướng, tháng 3 năm Giáp Tuất (3/1874), Triều đình phong Hoàng Kế Viêm làm Hiệp biện đại học sĩ, tước Tử. Tôn Thất Thuyết được phong làm Binh bộ hữu Tham tri, phong tước Nam, Lưu Vĩnh Phúc làm Phó lãnh binh Tam Tuyên. Năm 1881, Tôn Thất Thuyết được phong chức “Thự thượng thư bộ binh”.

   Trong bài Dụ của Tự Đức nhân việc Tự Đức phong chức viết: “Dụ rằng, Nguyên thự Tổng đốc sung Hiệp đốc Tôn Thất Thuyết bị bệnh đã lâu, trước đã chuẩn cho giải chức về điều trị, nhiều lần cấp thuốc thang và cho thăm hỏi, nay lại được khoẻ, lại biết gắng lại xin lai kinh sung chức để báo đáp ơn sâu. Trẫm khen là người có lỗi mà biết sửa đổi... Vậy nên điều bổ cho chức Thự Binh bộ thượng thư, để cho xứng chức”.

   Tháng 6 năm 1883, Tôn Thất Thuyết được sung vào viện Cơ mật.

   Dưới triều Kiến Phúc, Tôn Thất Thuyết trên cương vị phụ chính đại thần, Thượng thư bộ Binh nắm trọn binh quyền đã có nhiều biện pháp mạnh, thực hiện mưu đồ chống Pháp. Đứng đầu phe chủ chiến: ông đã soạn thảo kế hoạch đánh Pháp lâu dài. ông lập công binh xưởng, dựa vào mẫu súng của Pháp cho chế tạo súng trường, súng máy. Ông cũng đôn đốc, đầu tư nhiều tiền bạc, xây dựng Tân Sở thành kinh đô dự bị, khi có biến sẽ rước vua tới đó. Các sơn phòng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng được bổ sung quân và vũ khí. Ông vẫn bí mật liên lạc với các quan văn võ kháng chiến ngoài Bắc vừa chuẩn bị thực lực ở miền Trung. Từ Ninh Bình đến Nghệ An, Quảng Trị ông đều củng cố tổ chức sơn phòng. Tại Nghệ An, ông giao cho Lê Doãn Nhạ khai hoang được 2070 mẫu đất trong núi sâu Nghệ An. Ở Quảng Trị, tại Cam Lộ, sơn phòng to lớn hơn cả tục gọi là Tân Sở. Phủ nha Quảng Trị được đưa vào đấy là nơi hiểm yếu, rộng rãi ở Cam Lộ. Tại đây Tôn Thất Thuyết đã đem châu báu, vàng bạc, lương thực, xây dựng căn cứ địa, khai hoang đất rừng thành ruộng, phòng khi cần vua sẽ lên đó.

   Đầu tháng giêng năm 1884 , Tôn Thất Thuyết lập "Phấn nghĩa quân” giao cho Trần Xuân Soạn tổ chức, huấn luyện. Khi thành lập Phấn nghĩa quân, Tôn Thất Thuyết giữ chức phụ chính đại thần, Hiệp biện đại học sĩ. Lãnh thượng thư bộ Lại và có chân trong viện Cơ mật và kiêm giữ chức Chưởng binh bộ sự vụ, kiêm quản văn ban, phò mã. Vệ uý lãnh kinh thành phó Đề đốc Trần Xuân Soạn trong dịp này được thăng lên Chưởng vệ.
 
   Tôn Thất Thuyết một mặt tích cực chuẩn bị kháng chiến, một mặt chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của tướng lĩnh, quân lính tại ngũ.

   Năm 1886, Tôn Thất Thuyết nhận thấy phong trào kháng chiến có nhiều khó khăn, ông giao nhiệm vụ phò vua, đánh giặc cho các đình thần, hai con là Tôn Thất Đàm 19 tuổi, Tôn Thất Tiệp 15 tuổi, Đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân cùng các quan bảo vệ vua Hàm Nghi rồi cùng Trần Xuân Soạn sang Trung Quốc cầu viện. Trên đường sang Trung Quốc, Tôn Thất Thuyết có ghé lại nhiều nơi có căn cứ kháng chiến như Hương Sơn, Hà Tĩnh của Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích ở Tiên Động, Vĩnh Phúc, Cai Kinh ở Lạng Sơn...

   Tôn Thất Thuyết đề nghị triều đình nhà Thanh giúp Việt Nam đánh Pháp. Khi đó Lý Hồng Chương đang giữ chức Toàn quyền Đại thần Trung Quốc, kẻ đã ký Hiệp ước thân thiện với Pháp đã tâu với Tây Thái hậu đày an trí Tôn Thất Thuyết tại La Đình, sau đưa về đày ở huyện Thiện Quan. Tôn Thất Thuyết hối hận vì mình đã quá tin tưởng vào nhà Thanh đến nỗi cơ nghiệp đổ vỡ thân bị cầm tù. Song ông được nhân dân Trung Quốc quý mến che chở nên vẫn liên hệ được với các đồng chí.

   Phẫn uất vì mình quá tin vào nhà Thanh sang cầu viện, nay về nước cũng không được vì thực dân Pháp đã đàn áp hầu hết các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ, đặt xong ách thống trị ở hầu hết các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ông về Long Châu dựng một cái lều nhỏ dưới chân đồi sống cô đơn, phẫn uất phát điên, hết khóc lóc lại réo bọn Pháp và Việt gian mà chửi rủa. Ông điên nhưng không phá phách gì của dân, nên dân thương ông thường đem thức ăn cho ông ăn, áo cho ông mặc. Con rể ông là Nguyễn Thượng Hiền cũng cùng hoạt động ở Trung Quốc trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội của Phan Bội Châu cũng bị mật thám Pháp thuê bọn lưu manh Trung Quốc giám sát không dễ dàng gì đến thăm nhạc phụ được. Nguyễn Thiện Thuật cũng chỉ thỉnh thoảng mới đến thăm ông được vì đối với nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương ông vẫn là một quốc sự phạm không thể tự do đi lại. Tôn Thất Thuyết mất vào tháng 3 năm 1913 tại Long Châu, thọ 79 tuổi, trong cảnh cô đơn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #78 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 02:45:18 pm »

VUA HÀM NGHI

   Ưng Lịch sinh ngày 16 tháng 6 năm Tân Mùi (3/8/1871) là con thứ 5 Hồng Cai, là em Ưng Đăng. Ngày 2/8/1884, triều đình tổ chức lễ đăng quang cho Ưng Lịch lên ngôi vua, hiệu là Hàm Nghi.

   Ngày 1/7/1885, De Courcy từ Hải Phòng vào Huế gây hấn. Trước tình thế không thể nhân nhượng được nữa, đêm 4/7/1885 Tôn Thất Thuyết cùng các tướng phe chủ chiến tấn công đồn Mang Cá, khu nhượng địa, toà Khâm sứ của thực dân Pháp. Sáng ngày 5/7/1885, quân Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật cùng các quan hộ giá nhà vua và Tam cung rút ra khỏi kinh thành.

   Sáng ngày 9 tháng 7, nhà vua rời thành Quảng Trị để đi Tân Sở. Ở Tân Sở, vua Hàm Nghi có ý định muốn về Huế, Tôn Thất Thuyết giải thích. Hai ngày sau, Tôn Thất Thuyết xin nhà vua phê chuẩn vào chiếu kể tội giặc Pháp, kêu gọi nhân dân nổi dậy Cần vương. Vua Hàm Nghi đọc kỹ tới hai lần rồi nói: "Bây giờ trẫm hiểu vì sao khanh không muốn trẫm về Huế còn bị giặc Pháp chiếm đóng”.

   Ngày 26/7/1885, vua Hàm Nghi phong Phạm Thận Duật làm Bắc Kỳ Khâm sai đại thần ra Bắc Kỳ trước, tổ chức phong trào Cần vương để đón vua.

   Tháng 10/1885 vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết về đóng ở nha sơn phòng Hà Tĩnh.

   Tại Huế, ngày 11 tháng 8 năm Ất Dậu (19/9/1885), thực dân Pháp đưa Ưng Đường (sau đổi là Ưng Kỷ) là con trưởng của Hồng Cai lên làm vua gọi là Đồng Khánh. Đồng Khánh là tên vua bù nhìn tôi tớ cho thực dân Pháp, vừa lên ngôi, hắn đã viết thư cho Tổng thống Pháp: “…Cái ân giúp cho ấy, không biết lấy gì báo đáp, nước tôi xin nhận quý quốc là thượng quốc và xin tuyên bố quý Đô thống đại thần Đơ suy (De Courcy) làm Bảo hộ vương, Khâm sứ Săm pô đại thần làm Bảo hộ công…”

   Tháng 9 năm Ất Dậu (1885), Đồng Khánh ra lệnh tịch thu gia sản của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn. Nếu bắt được Thuyết và Soạn thì xử chém ngay. Đối với vua Hàm Nghi, Đồng Khánh cũng ra đạo dụ và cáo thị ca ngợi công lao của thực dân Pháp; lên án Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

   Trong khi Đồng Khánh "bắt” vua Hàm Nghi, đại thần Tôn Thất Thuyết và triều đình Hàm Nghi bằng các đạo dụ, cáo thị thì ngày 22/11/1885 quân Pháp điều một lực lượng lớn quân lính, đặt dưới quyền chỉ huy của trung tá Minhô (Mignot) xuất phát từ Ninh Bình tiến vào phía Nam. Song chúng cũng bị lực lượng nghĩa quân trừng trị thích đáng.

   Mùa xuân năm 1887, quân Pháp hành quân gặp khó khăn, vua Hàm Nghi, Tôn Thất Tiệp quyết định chia quân nhỏ tiến về đồng bằng giải phóng những vùng đã mất. Nhưng lực lượng yếu, không giữ được.

   Trước những khó khăn đó lẽ ra vua Hàm Nghi ra vùng Thanh - Nghệ nơi có phong trào mạnh thì được an toàn.

   10 giờ đêm ngày 30 tháng 10 rạng sáng ngày 11/1/1888, kẻ địch dò biết đích xác vua Hàm Nghi ở trong cái lều tranh trên bờ khe Tá Bào, các tên Trương Quang Ngọc, Nguyễn Đình Tình dẫn đường cho khoảng 200 tên Pháp đi xuyên rừng tới nơi vua ở. Chúng bắt vua đưa xuống thuyền về Thuận Bài. Bọn giặc Pháp đi lùng sục chém chết hết các quan, nghĩa quân, người phu dịch tại chỗ.

   Được tin vua Hàm Nghi tới Thuận Bài, các quan ở địa phương đến bái hạ, nhà vua giả làm như không nhận ai cả. Khi có ông Nguyễn Thuận là thày cũ của mình, vua Hàm Nghi vái chào ngay một cách tự phát. Từ đó giặc Pháp biết đích xác là nhà vua. Chúng đưa vua Hàm Nghi về Cửa Thuận.

   Tuy vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt, nhưng lực lượng kháng chiến vẫn sử dụng niên hiệu, danh nghĩa của vua Hàm Nghi trong các công văn, cáo thị, phong thưởng tướng sĩ. Vì vậy tháng 11/1888, Đồng Khánh ra dụ cấm từ nay không được dùng hai chữ Hàm Nghi, khi cần chỉ cần gọi là Quận công Lịch; cấm không được ai lợi dụng danh nghĩa của vua Hàm Nghi để mưu việc chống lại triều đình. Các tỉnh phải sao dụ này để yết thị khắp nơi, kèm theo chân dung của vua Hàm Nghi.

   Từ cửa Thuận An thực dân Pháp đưa vua Hàm Nghi đi đầy tại một ngôi nhà trên ngọn đồi ở làng ElBiar, cách thủ đô Alger 12 km, nước Angêri.

   Ngày 24 tháng 12/1943, nhà vua qua đời.





TÔN THẤT ĐÀM

   Nguyễn Đàm (Tôn Thất Đàm) là con trưởng quan điện tiền tướng quân Thượng thư bộ Binh Tôn Thất Thuyết. Năm Hàm Nghi, Ất Dậu (1885), kinh thành Huế thất thủ, Nguyễn Đàm theo cha phò vua ra Quảng Bình, lấy chỗ sơn trại của thổ quan là Trương Quang Ngọc làm nơi vua ở. Ông giữ chức Khâm sai Tán lý quân vụ. Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, Tôn Thất Đàm được phong Tham tri bộ Binh, sung khâm sai đại thần coi cả việc quân hai tỉnh Hoan (Nghệ An), Ái (Thanh Hóa).

   Tôn Thất Đàm lưu người em là Tiệp ở lại hầu vua, tự mình ra Hà Tĩnh đóng quân ở ngàn Hà Tĩnh, chỗ hai hạt Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, tiếp ứng với nghĩa quân Phan Đình Phùng chống Pháp. Tôn Thất Đàm còn giữ đầu mối liên lạc giữa vua Hàm Nghi với thủ lĩnh Cần vương các nơi.

   Tôn Thất Đàm nhận được tin vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt, em trai hy sinh, ông viết hai bức thư, bức thư thứ nhất gửi vua Hàm Nghi:

   Niên hiệu Hàm Nghi thứ 4 , tháng 11  ngày mùng 8

   Thần Tôn Thất Đàm, Khâm sai chưởng lý Quân vụ cúi dâng ngự lãm.

   Không được gần gũi Hoàng thượng để hộ giá.

   Khi có phản thần làm việc ám muội, thần mang tội rất lớn song đây là mệnh trời xui nên nước ta gặp bước gian nguy và các công thần không được gần Vua để cứu giá.

   Các quan văn võ sẽ mang hận ấy suốt đời, vậy xin Hoàng thượng tha thứ cho và thề sẽ hết lòng trung cho đến thác”.


   Bức thư thứ hai gửi cho Thiếu tá Dabat, sĩ quan Pháp, chỉ huy đồn Thuận Bài.

   Niên hiệu Hàm Nghi thứ 4, tháng 11 ngày mùng 8.

   Khâm sai đại thần Tôn Thất Đàm thư kính sĩ quan Pháp, quản đồn Thuận Bài.

   Những việc khốn nạn vừa xảy ra ở nước tôi bắt buộc tôi phải viết thư cho ngài.

   Cha tôi vì việc nước phải xuất dương chưa về, tôi phải kế cái nghiiệp lớn lao mà vua tôi chẳng quản tôi tuổi trẻ, tài hèn đã phó thác cho tôi.

   Tôi không hiểu sao trời lại xui khiến cho vua phó thác cho tôi cái trách nhiệm quan trọng ấy, và tôi rất tiếc rằng không được ở cạnh vua để cứu giá và giết chết bọn phản thần hoặc cùng chết với em tôi khi quân phản nghịch bắt vua mà nộp cho quân địch.

   Nếu bọn giáo dân không xen vào giữa người Pháp và người Nam thì không bao giờ có chiến tranh. Về phía chúng tôi thì tự nhiên chúng tôi không bao giờ khiêu chiến với người Pháp. Nên chúng tôi có chống với người Pháp chẳng qua chỉ là vì phận sự phải che chở cho bờ cõi và hết lòng trung theo vua khi Ngài rời bỏ Kinh thành.

   Nay chúng tôi bị thua, cái then của chiến bại đã bước đến cùng. Vậy xin ngài cho các tướng sĩ được về quê hương an trí làm ăn và không phải ra thờ triều đình mới.


   Tôn Thất Đàm triệu văn võ thuộc hạ đến, nói:

   - Đàm này tài trí kém cỏi, phòng bị không cẩn để nhà vua mắc nạn là bất trung; cha giao cho việc lớn, mà nay để đến thế là bất hiếu, còn mặt mũi nào đứng trong trời đất. Xin các ông cứ theo chí mình mà làm, nhưng chớ có nhận chức quyền của triều đình mới.

   Ông cũng dặn mọi người rằng: "Nếu Pháp có hỏi gì về ta, hãy bảo chúng vào rừng sâu, núi thẳm mà tìm, chúng sẽ thấy nấm mồ của ta”. Sau đó ông tuẫn tiết.

   Về cái chết của Tôn Thất Đàm có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Nguyễn Thượng Hiền trong “Giọt lệ bể dâu” thì Tôn Thất Đàm đến chùa Vàng Liệu tại vùng núi Hà Tĩnh tự sát, lúc ấy ông mới 22 tuổi. Các quan đem táng vào trong núi, sau người miền đó cảm Nguyễn Đàm là bậc trung liệt lập đền thờ hàng năm tế lễ. Theo Việt Nam danh nhân tự điển viết: “... Còn phần tôi , nếu người Pháp có hỏi, các ông cứ bảo họ vào trong rừng này mà tìm mả”. Dứt lời Tôn Thất Đàm trật chiếc khăn đang đội trên đầu thắt cổ tự tử . Theo Gosselin trong sách Le Laos et le Protectorat Rauzais thì Tôn Thất Đàm thắt cổ mà chết; còn Baille, tác giả sách Souvenirs d'Annam thì Tôn Thất Đàm uống thuốc độc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #79 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 02:50:15 pm »

CÔN PÚA

   Côn Púa, chưa rõ năm sinh, nhưng khi vua Hàm Nghi xuất bôn (7/1885) thì Côn Púa đến tuổi cưa răng (15 tuổi) đã theo cha là Ariay (già làng) đưa đường, bảo vệ, khuân vác vận chuyển đồ đạc cho đoàn xa giá từ Tân Sở, Cam Lộ ngược lên Mai Lĩnh.

   Khi ông phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp thì cả đồng bào Tà Ôi và Vân Kiều đều tham gia tích cực và đều coi ông là thủ lĩnh, là người của dân tộc mình.

   Giặc Pháp biến cái đồn nhỏ ở biên giới Việt Lào của triều đình mở rộng thành nhà tù Lao Bảo đày đọa những người chống Pháp chúng gọi là “quốc sự phạm”. Già làng Côn Púa đã cùng đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Vân Kiều giúp đỡ anh em lương thực, quần áo chăm sóc người ốm. Bà con còn đưa đường cho anh em tù "quốc sự phạm” sang tỉnh Savanakhét, nước Lào.

   Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa Việt Nam. Côn Púa đã chỉ huy đội vũ trang sử dụng cung nỏ với những mũi tên tẩm thuốc độc tấn công giết sạch một toán lính Pháp. Côn Púa biết bọn Pháp sẽ đến đánh báo thù, ông liền huy động dân làng làm hầm chông, bẫy đá để diệt địch. Quân Pháp điều quân từ Đông Hà, Quảng Trị tấn công vào các làng Tà Ôi, Vân Kiều. Giặc đánh ráo riết. Côn Púa đưa dân làng vào rừng sâu dựng lũy cao, hào sâu làm hầm chông, cạm bẫy đánh Pháp. Côn Púa cũng cho đồng bào phát nương trên núi cao để sản xuất. Ông tập hợp các trai tráng thành đội vũ trang đánh giặc. Côn Púa phát động đồng bào Tà Ôi, Vân Kiều đứng lên đánh Pháp trên một vùng rộng lớn.

   Cuộc kháng chiến chống Pháp của người Tà Ôi, Vân Kiều do Côn Púa phát động từ Hướng Hóa lan nhanh tới A Lưới, đồng bào các dân tộc ở dọc đường số 9, đến các xã miền núi huyện Bến Hải ngày nay. Đồng bào người Việt ở Cam Lộ, Cùa cũng ủng hộ nghĩa quân Côn Púa.

   Mãi đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi già làng Côn Púa đã già yếu nhưng vẫn là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc Tà Ôi, thì có những toán quân Pháp chạy vào rừng. Côn Púa lập tức đưa đội vũ trang đến tiêu diệt toàn bộ toán quân Pháp thu vũ khí cùng quân trang.

   Tháng 8 năm 1945, đúng vào ngày 24 tháng 8 khi Việt Minh huyện Hướng Hóa lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa cướp chính quyền huyện, thì già làng Côn Púa dẫn đầu đội vũ trang của đồng bào Tà Ôi được trang bị cung, nỏ và súng cướp được của Pháp vượt rừng núi về tham gia cướp chính quyền.

   Cách mạng tháng Tám thành công, Côn Púa được bầu là Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện. Ông vận động nhân dân Tà Ôi, Vân Kiều, Êđê trong huyện xây dựng cuộc sống mới, thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở các xã. Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Hướng Hóa thành lập Đội biệt động đường 9. Côn Púa tuy đã già nhưng vẫn cùng các chiến sĩ trong đội võ trang năm xưa truyền lại kinh nghiệm xây dựng đơn vị, lập làng chiến đấu, chế tạo và sử dụng các loại chông, các loại bẫy đá... để diệt giặc Pháp.

   Năm 1947, Côn Púa quá già yếu (khoảng 78, 79 tuổi) đã mất. Chính quyền cách mạng, Mặt trận Việt Minh huyện, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Hướng Hóa vô cùng thương tiếc vị lão chỉ huy du kích trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cách biệt với thế giới bên ngoài vẫn cống hiến cả cuộc đời dài 60 năm (1885 - 1947) cho cuộc kháng chiến chống Pháp, cho độc lập của dân tộc.

(Theo Danh nhân Bình Trị Thiên - NXB Thuận Hóa).






NGUYỄN PHẠM TUÂN

   Nguyễn Phạm Tuân sinh năm 1842 , người xã Tráng Tiệp, nay thuộc xã Bắc Cử, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông thi Hương khoa Quý Dậu, Tự Đức thứ 25 (1873). Ông được bổ làm Huấn đạo huyện Bố Trạch, sau thăng tri huyện Tuyên Hóa, sau lại thăng Tri phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

   Ông là người nặng lòng yêu nước, đau buồn vì triều đình đầu hàng, để mất lục tỉnh Nam Kỳ về tay Pháp. Tháng 8 năm 1883, triều đình Huế lại ký Hiệp ước Hác Măng (Harmand), thực tế là văn tự bán nước.

   Nguyễn Phạm Tuân treo ấn từ quan, buồn rầu về nhà tự tử. Người nhà biết đã kịp thời cứu chữa được. Tháng 7 năm 1885 phe chủ chiến đứng đầu là Binh bộ Thượng thư Tôn Thất Thuyết tấn công phủ Khâm sứ và đồn Mang Cá. Song việc không thành, các ông đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, nhà vua hạ chiếu Cần vương, Nguyễn Phạm Tuân nhiệt liệt hưởng ứng mộ quân chống Pháp.

   Tháng 10 năm 1885 vua Hàm Nghi phong cho ông chức Tán tương quân vụ quân thứ Quảng Bình. Tháng 11 năm 1885, Nguyễn Phạm Tuân hoạt động quân sự ở Quảng Bình, mạnh nhất là ở các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch.

   Ông vốn là tâm đắc với Tôn Thất Thuyết, do đó Tôn Thất Thuyết đã ủy thác cho ông nuôi Tôn Thất Trọng khi đó mới lên bảy tuổi, nên Tôn Thất Trọng mang tên là Nguyễn Phạm Trọng. Vì vậy khi Tôn Thất Thuyết phò vua ra sơn phòng Quảng Trị là ông hưởng ứng, mộ quân chống Pháp. Tháng 10 năm 1885 vua Hàm Nghi phong cho ông chức Tán tương quân vụ quân thứ Quảng Bình. Nguyễn Phạm Tuân cùng với Lê Trực là người chỉ huy chiến đấu. Tháng 11 năm 1885, Nguyễn Phạm Tuân hoạt động quân sự ở Quảng Bình, mạnh nhất là ở các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch.

   Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, đã ủy thác cho ông nuôi giúp Tôn Thất Trọng là con nhỏ của mình khi đó mới 7 tuổi, bởi vậy Tôn Thất Trọng mới mang tên là Phạm Trọng. Ông giữ chức Thượng tướng cùng Đề đốc Lê Trực và Tôn Thất Tiệp, Tôn Thất Đàm phò vua đánh Pháp. Nguyễn Phạm Tuân lập căn cứ ở vùng rừng núi Tuyên Hóa. Nghĩa quân của ông chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công oanh liệt. Có trận ông chỉ huy nghĩa quân đột nhập vào thành Quảng Bình giết Bố chính Nguyễn Đình Dương.

   Ngày 8 tháng 4 năm 1887, lợi dụng tết Nguyên đán, quân ta mất cảnh giác, tên Đại úy Mu tô (Mouteauz) chỉ huy đồn Minh Cầm (Tuyên Hóa) đem lính đến vây làng Cổ Liễu nơi ông đóng quân (Văn thơ yêu nước nửa sau thế kỉ XIX, NXB Văn học viết ông bị bắt ở làng Yên Ninh). Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1887, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nghĩa quân dũng cảm, tiêu diệt nhiều tên. Nhưng Nguyễn Phạm Tuân bị trọng thương và bị sa vào tay giặc cùng với con nuôi là Nguyễn Phạm Trọng. Giặc lục soát thu được cả ấn của vua Hàm Nghi ở nơi ông, chúng đưa ông về đồn Minh Cầm.

   Giặc tìm mọi cách mua chuộc ông để hỏi chỗ ở của vua Hàm Nghi, nhưng trước sau ông không chịu khai, chỉ chửi mắng  giặc Pháp và lũ người Việt làm tay sai cho giặc. Ông không chịu ăn uống, phun nhổ thuốc vào mặt chúng. Ông làm câu đối tỏ rõ ý chí của mình:

         BỊ ĐÃI THỜI TÁC

      Sổ thế quân ân thù nhất tử,
      Thập niên hoạn nghiệp túc tam sinh.

            (Bài ngoại hịch truyện)

Dịch:
         CÂU ĐỐI LÀM KHI BỊ BẮT

      Ơn nước mấy đời, đền một chết.
      Nghềquan mười tuổi, vạn ba sinh.


   Đến nửa đêm 9 tháng 4 ông chết vì vết thương quá nặng. Giặc Pháp vừa hèn hạ vừa tàn bạo ném xác ông xuống song. Một nghĩa quân đã tìm xác vớt ông lên và đem chôn ở trên núi Yên Phong.

   Còn Đồng Khánh, tên vua bán nước hèn hạ đã thưởng cho tên giặc Pháp Mu tô một chiếc khánh vàng, còn lính Pháp, lính ngụy đi theo đều được thưởng tiền.

   Nguyễn Phạm Tuân không chỉ là một nhà giáo dục, nhà quân sự mà còn là một nhà thơ, chúng tôi trích đăng bài: Đề miếu Nguyễn Biểu:

         ĐỀ NGHĨA VƯƠNG MIẾU

      Đông A nhật mộ khởi hoàng phân,
      Mã sâu hoa nguyên thuộc gián thần.
      Năng đạm nhân đầu năng đạm Phụ.
      Thượng tồn ngô thiệt thượng tồn Trần.
      Nhất thanh mạ tặc hưởng thiện địa.
      Bát tư đề điều khấp quỷ thần .
      Thê thảng Bình-Hồ thiên cổ miếu,
      Y y chính khí dẫn thanh phân.


            Hàm Nghi Ất Dậu xuân
         (Hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập IV. NXB Văn hóa 1963)

Dịch thơ:

         ĐỀ MIẾU NGUYỄN BIỂU

      Đông A ngày tối đám mây vần,
      Ngựa vượt đồng hoa cậy gián thần.
      Hễ nuốt đầu người thì nuốt Phụ.
      Hãy còn tấc lưỡi vẫn còn Trần.
      Một câu chửi giặc vang trời đất,
      Tám chủ đề cầu khóc quỷ thần.
      Miếu cổ Bình-Hồ còn phảng phất,
      Mùi thơm chính khí tỏa lâng lâng.

            (Khương Hữu Dụng dịch)

   (Nghĩa vương tức Nguyễn Biểu, người làng Bình-Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đời Trần Trùng Quang làm chức ngự sử được cử đi sang gặp tướng nhà Minh là Trương Phụ đóng ở núi Thành (Nghệ An). Phụ dọn cỗ đầu người. Ông lấy đũa khoét lấy con mắt ăn xong ra về. Phụ cho lính đuổi theo, ông biết chắc sẽ bị giết, liền cầm bút viết 8 chữ: “Thất nguyệt sơ nhất nhật Nguyễn Biểu tử - Ngày mồng một tháng bảy Nguyễn Biểu chết" vào cột cầu, rồi trở lại mắng Trương Phụ trước khi bị giết.
   Đông A tức nhà Trần do chữ Trần gồm một bên là bộ phụ của chữ A và một bên là chữ đông.
   Ngựa vượt đồng hoa: Ý nói đi sứ).

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM