Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:06:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 284 Anh hùng hào kiệt của Việt Nam  (Đọc 160893 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #130 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:36:42 pm »

MAI XUÂN THƯỞNG

Mai Xuân Thưởng sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Sau khi thi đậu cử nhân, tháng 7/1885 ông vào Huế dự thi Hội. Dời trường thi, Mai Xuân Thưởng về làng chiêu mộ nghĩa quân hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi chống Pháp. Với lòng yêu nước căm thù giặc Pháp và ngưỡng mộ nhà vua trẻ tuổi đã dũng cảm rời ngai vàng cùng cuộc sống đế vương vào rừng sâu, núi thẳm lãnh đạo nhân dân kháng chiến, nên gia nhập rất đông. Nghĩa quân suy tôn Mai Xuân Thưởng là Nguyên soái, Bùi Điền quê ở xã Mỹ Hoà là Thống trấn, Nguyễn Đức Nhuận là Hiệp trấn, cùng một số phó tướng, thống binh trở xuống. Lực lượng nghĩa quân Bình Định đông hàng ngàn người.

Ngay sau khi vừa thành lập, tháng 7/1885 nghĩa quân đã đánh chiếm tỉnh thành Bình Định. Nghĩa quân còn đánh phá các làng theo đạo Thiên chúa được thực dân Pháp vũ trang đi cướp phá các làng bên lương, do thám hoạt động của các tổ chức yêu nước, chỉ điểm cho quân Pháp đến đánh phá.

Thủ lĩnh nghĩa quân Mai Xuân Thưởng còn phối hợp với nghĩa quân tỉnh Phú Yên do cử nhân Nguyễn Trọng Trì chỉ huy tấn công tỉnh lỵ Phú Yên vào tháng 9/1885, bắt giam Bố chính Phạm Như Xương theo Pháp. Mai Xuân Thưởng chủ trương mở rộng cuộc khởi nghĩa vào Nam Kỳ, đã phong cho Nguyễn Công Chánh chức Tổng đốc cử vào Nam vận động các sĩ phu và nhân dân khởi nghĩa.

Các trận đánh ác liệt đẫm máu diễn ra giữa quân Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc với quân Mai Xuân Thưởng và các tướng trong suốt tháng 7/1887. Nghĩa quân chiến đấu kiên cường, dũng cảm tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Nghĩa quân tuy đông, dũng cảm, hăng hái song chưa được luyện tập thành thục các động tác chiến đấu, vũ khí kém xa địch. Nghĩa quân đánh nhau cả tháng nhưng không có quân tiếp viện, một số căn cứ thiếu lương ăn, nên không cầm cự được lâu.Trong các cuộc chiến, một số thủ lĩnh bị bắt bị hy sinh, nghĩa quân số chết, số tan tác, có một số nản chí bỏ đi. Song các thủ lĩnh Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền, Bùi Hiền, Vương Toàn, Nguyễn Trọng Trì, Tăng Doãn Văn (Tăng Bạt Hổ) vãn kiên trì chiến đấu, mở nhiều trận tập kích vào quân triều đình tay sai đắc lực của bọn thực dân Pháp.

Đêm 30/4/1887, Mai Xuân Thưởng quyết định cùng các tướng chỉ huy đội quân BaNa đột kích vào doanh trại của Trần Bá Lộc. Nghĩa quân phá trại giam giải thoát người bị bắt, trong đó có bà Hoàng Thị Nguyệt, mẹ của Mai Xuân Thưởng. Song nghĩa quân không tiêu diệt được hoàn toàn quân địch. Trần Bá Lộc chạy thoát. Trước tình thế bị cô lập, Mai Xuân Thưởng cử ông Mai Xuân Phẩm mang thư và quà sang Xiêm cầu viện. Lực lượng nghĩa quân còn lại chừng 50 người do Mai Xuân Thưởng chỉ huy bănơ rừng, lội suối vào Phú Yên chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa mới. Nhưng ngày 4/5/1887, đội quân mệt mỏi vừa tới chân đèo Phú Quý thì bị Trần Bá Lộc phục kích bắt hết. Ông Phẩm trên đường sang Xiêm cầu viện cũng bị quân của Đồng Khánh bắt đưa về Huế xử giảo.

Mai Xuân Thưởng bị giải về thành Bình Định, triều đình Huế nghị án: “Dương vị Hàm Nghi khởi nghĩa, ân vị Huệ Nhạc phục thù” và giao cho Tổng đốc Bình Định thực hiện án trảm. Mai Xuân Thưởng cùng với Bùi Điền, Nuuvễn Đức Nhuận và 18 đồng chí khác bị giải từ nhà lao Bình Định ra pháp trường ở Gò Chàm, cách đó không xa về hướng Bắc để hành quvết. Riêng Mai Xuân Thưởng bị Đồng Khánh xử “ tội lăng trì xử tử”.

Mai Xuân Thưởng và các đồng chí của ông bị giặc Pháp và triều đình Đồng Khánh xử chém ở Gò Chàm, tỉnh Bình Định vào ngày 15 tháng 4 năm Đinh Hợi (khoảng 15/5/1887), hài cốt đưa về chôn cất ở làng cũ Phú Lạc, quận Bình Khê phía Bắc ngạn sông Côn.





NGUYỄN THẾ TRIẾT

Nguyễn Thế Triết tự là Tứ Quý, hiệu là cổ Khê, thường gọi là Tám Tương. Ông là người làng Phụng Sơn, phủ Tuy Hoà, tỉnh Bình Định. Sau khi thi đỗ tú tài ông được bổ làm hậu bổ.

Hưởng ứng chiếu Cần vương, Mai Xuân Thưởng tổ chức lực lượng nghĩa quân khởi nghĩa. Biết tiếng của Nguyễn Thế Triết, Mai Xuân Thưởng mời ông về và phong cho ông chức Tán tương quân vụ chỉ huy đạo quân Bình Nhơn - An Khê. Khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắp các phủ huyện trong tỉnh Bình Định, phát triển sang phía nam tỉnh Quảng Ngãi, bắc tỉnh Phú Yên. Giặc Pháp hoảng sợ, đích thân tướng Đờ Cuốc xi (De Courcy) tướng Pờ Rung đom nơ và Khâm sứ Trung kỳ De Champo chỉ huy quân Pháp, Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc chỉ huy quân Nam triều tiến đánh nghĩa quân. Nguyễn Thế Triết tham gia nhiều trận đánh lớn.

Tháng 4 năm 1887 quân Pháp điều động lực lượng lớn, Khâm sứ Trung kỳ và vua Đồng Khánh sai các tên Việt gian Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc chỉ huy một lực lượng lớn quân lính do sĩ quan Pháp huấn luyện, trang bị tới Bình Định mở cuộc tấn công quy mô lớn vào tất cả các căn cứ của nghĩa quân. Chúng bịt chặt các đường thông từ Quảng Ngãi vào từ Phú Yên ra, nên nghĩa quân không ứng cứu cho nhau được. Các trận đánh diễn ra đẫm máu, nghĩa quân tiêu diệt được nhiều địch, song cũng bị tổn thất nặng nề.

Ngày 4/5/1887 Mai Xuân Thưởng chỉ còn lại khoảng 50 nơựời chạy về Phú Yên trong đó có ông Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận thì bị Trần Bá Lộc đặt phục binh bắt. Vua bù nhìn thân pháp Đồng Khánh ra lệnh xử chém tất cả các tướng lĩnh.

Cuộc khởi nghĩa Bình Định tan rã, một số tướng như Nguyễn Trọng Trì, Đặng Thành Tích trốn tránh một thời gian, rồi ra trình diện được Pháp tha. Riêng Tán tương quân vụ Nguyễn Thế Triết cùng phó tướng Đặng Xuân Thiều vẫn duy trì được đạo quân Bình Nhơn, An Khê, rút lên Tây Nguyên, xây dựng căn cứ ở làng Con Rang.

Từ căn cứ Con Rang xa xôi hiểm trở ông vẫn hướng về quê hương Phụng Sơn với nỗi nhớ quê, nhớ người mẹ già, nhớ vợ con bội phần. Song sơn lam chướng khí và bệnh sốt rét rừng đã cướp đi sinh mạng của ông tú tài, Tán tương quân vụ Nghĩa quân Bình Định. Phó tướng Đặng XuângThiều vuốt mắt cho ông rồi cùng nghĩa quân và đồng bào Thượng Con Rang làm lễ an táng người chỉ huy tận trung với nước, tận hiếu với dân của mình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #131 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:39:27 pm »

LÊ CÔNG CHÁNH

Lê Công Chánh tức Nguyễn Ngọc Ân, Lê Công Sơn, Võ Văn Thung, Nguyễn Văn Hải sinh năm 1842. Ông quê ở tổng Phú Vĩnh, tỉnh Phú Yên. Ông học trường võ tại Bình Định, đỗ cử nhân võ. Sau ông ra Hà Nội dự thi võ trúng tiến sĩ, được phong chức Lãnh binh.

Năm 1885 Lê Công Chánh giữ chức Phó tổng binh thành Hà Nội. Khi vua Hàm Nghi xuất bôn ra sơn phòng Quảng Trị hạ chiếu Cần vương thì ông về Bình Định tham gia cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng. Mai Xuân Thưởng phong ông chức Tổng đốc, cử ông vào Nam Kỳ vận động nhân dân chống Pháp.

Lê Công Chánh vào Nam cùng Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Bá Trọng, Lê Bá Đạt lập căn cứ ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi), An Giang phát động nhân dân khởi nghĩa. Lê Công Chánh về Mỹ Tho với tên giả là Võ Văn Thung thì bị bắt. Bọn Pháp bắt kết án ông 2 năm tù, đày ra Côn Đảo rồi lại chuyển về đày ở nhà lao Phú Quốc. Đầu năm 1889 Lê Công Chánh cùng bảy người vượt ngục Phú Quốc, bị bão dạt vào rạch Cả Hường, Cần Vọt của Campuchia.

Tháng 3/1893 ông trở về núi Thất Sơn ở An Giang rồi xuống Mỹ Tho theo đường biển trở ra Bình Thuận vào tháng 8/1893. Cuối tháng 9/1893, Lê Công Chánh cùng Nguyễn Đăng Giai vào gặp Lê Văn Lễ khi đó đã 60 tuổi ngụ tại An Lộc, Bình Tri thuộc Gia Định, năm 1861 đã từng tham gia khởi nghĩa Trương Định. Sau đó Lê Công Chánh lại gặp Trần Xuân Sanh, tên chính là Đỗ Văn Thống, 57 tuổi, người làng Bình Qươn, tổng Hoà Hảo, hạt Mỹ Tho, trú quán ở Tân Thuận Đông, năm 1875 đã tham gia khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân giữ chức Thống quân. Khi Thủ khoa Huân bị bắt, ông trốn ở làng Tân Thuận Đông. Các thủ lĩnh họp bàn, cử ra bộ chỉ huv cuộc vân động gồm: Nguyễn Đăng Giai, Chưởng lãnh Lưỡng Kỳ; Nguvễn Văn Lễ; Nam Kỳ tổng thống Trần Văn Sanh; Nam Kỳ hiệp thống Lê Công Chánh; Nam Kỳ Hiệp biện quân; Phan Thanh Thuần giữ chức thương biện, sau phong Hộ đốc, Nguyễn Văn Mỹ giữ chức Tham mưu.

Công việc vận động đang tiến hành thì đầu năm 1894 bị giặc Pháp phát hiện và đàn áp. Hầu hết các yếu nhân trong tổ chức Lê Công Chánh đều bị bắt.

Lê Công Chánh biết rằng bọn thực dân Pháp đã biết rõ lai lịch của mình, khó thoát nên ông đã nhận hết trách nhiệm về mình. Cũng nhờ lời tuyên bố khảng khái nhận hết trách nhiệm về mình, nên giặc Pháp không có cớ khủng bố rộng rãi, số người tham gia vào kế hoạch nổi dậy, kể cả những người ở trong ban lãnh đạo cũng chỉ bị chúng kết án đi đầy, chỉ một mình ông bị chúng xử chém.




TRỊNH PHONG

Trịnh Phong người làng Phú Vinh, huyện Vĩnh Xương nay là xã Vĩnh Thanh, huyện Vĩnh Xương tỉnh Khánh Hoà. Ông theo nghề binh từ khi còn trẻ, lập được nhiều chiến công, được phong tới chức Để đốc, chỉ huy thành Diên Khánh là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hoà, nên quân sĩ và nhân dân gọi ông là Đề Phong.

Đề đốc Trịnh Phong vốn là người thuộc phe chủ chiến từ khi giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định rồi cướp cả lục tỉnh Nam Kỳ, hai lần đánh Bắc Kỳ, tấn công cửa Thuận An uy hiếp triều đình Huế thì trong lòng Trịnh Phong rất căm thù giặc Pháp. Vì vậy chiếu Cần vương vừa ban ra, Trịnh Phong cùng ba anh em Nguyễn Khánh, Nguyễn Dy, Nguyễn Lương chỉ huy thành Diên Khánh hưởng ứng chiếu Cần vương chiếm thành Diên Khánh.

Ông cho người đến yết kiến vua Hàm Nghi và đại thần Tôn Thất Thuyết còn tự mình đem quân đi đánh chiếm các phủ huyện trong tỉnh Khánh Hoà. Khi quân Pháp và tên vua bán nước Đồng Khánh cho quân ra Khánh Hoà đàn áp phong trào Cần vương, Trịnh Phong giao thành Diên Khánh cho các ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Dy giữ, còn mình đem quân ra Hòn Khói ở Đông bắc quận Ninh Hoà để đón đánh quân Pháp ngay từ khi chúng đặt chân tới Khánh Hoà. Công việc chưa xong thì quân Pháp và quân của Đồng Khánh kéo ra tấn công. Cuộc chiến đấu giữa quân của Trịnh Phong với quân Pháp diễn ra vô cùng quyết liệt. Song quân Pháp đông, thiện chiến, trang bị vũ khí hiện đại, có tàu chiến, đại bác yểm trợ, lại được quân của Đồng Khánh đưa đường dẫn lối và khống chế các làng ĩriệt đường tiếp tế của nghĩa quân. Quân của Trịnh Phong ít, trang bị kém xa quân Pháp nên chỉ cầm cự được một ngày một đêm, rồi phải bỏ chiến luỹ, rút lên rừng phòng thủ. Quân Pháp đuổi theo truy kích. Quân Pháp ngày càng thắt chặt vòng vây, chúng cho quân triệt phá các làng chung quanh cắt đứt hoàn toàn nguồn tiếp tế của dân cho nghĩa quân... Nghĩa quân đã thiếu đạn dược lại thiếu lương thực nên ngày càng nguy ngập. Quân Pháp được tăng viện, ngày càng ngọn núi ở Hòn Khói, Trịnh Phong chỉ huy anh em quân sĩ đánh thọc ra hướng Tây để rút vào rừng rậm cách đó khoảng 5 dặm. Song quân Pháp vây vòng trong, vòng ngoài, tấn công mãnh liệt, nghĩa quân bị thương vong nặng nề. Trịnh Phong cũng bị thương ở cánh tay. Bọn giặc xô đến, quyết không để giặc bắt sống, ông rút đoản đao định đâm vào cổ tự sát nhưng bị tên giặc xô tới giằng mất.

Bọn Pháp cho bọn quan lại Nam triều dụ dỗ ông đầu hàng sẽ được phục nguyên chức. Ông không chịu chỉ luôn mồm nguyền rủa giặc Pháp và bọn vua quan Đồng Khánh. Không khuất phục được ông chúng đưa ông về thành Diên Khánh, đem ra cái gò ở bờ sông Cạn gần chỗ Cây Dầu đôi để chém đầu. Người ta kể lại, trước giờ giặc hành hình, người nhà dọn cỗ cho ông ăn. Ông ngồi ăn đàng hoàng, sau đó bảo người nhà dọn đi rồi ông ung dung ra nơi hành hình. Tên đao phủ chém ông, dòng máu đỏ của ông vọt lên cao như khí phách ông khi còn sống.

Từ đó nhân dân gọi gò bên bờ sông Cạn là “Gò chết chém”. Nhân dân thương tiếc lập đền thờ ông ngay tại nơi đó.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #132 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:42:26 pm »

ĐÀO CÔNG BỬU

Đào Công Bửu còn có tên là Đoàn Công Bửu, Đào Xuân Bửu, Cả Bửu sinh năm 1825 tại Trà Vinh ngụ tại xã An Bồi, Bảo Hữu, Bến Tre. Năm 1867 ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa ở Trà Vinh với chức vụ Tổng binh dưới sự chỉ huy của Phó đốc binh Lê Đình Đường. Ông đã tham gia trận đánh ở Long Điền ở tổng Bình Trị Thượng ngày 26/8/1867. Trận này nghĩa quân thắng lớn nhưng chủ tướng Lê Đình Đường hy sinh, nghĩa quân tan rã, ông chạy về Bến Tre, liên kết với những người yêu nước.

Năm 1875 Đào Công Bửu, cùng Nguyễn Xuân Phụng khởi nghĩa ở Trà Vinh. Đến năm 1885, 1886 hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, Đào Công Bửu tham gia các hoạt động chống Pháp ở Bến Tre, Mỹ Tho. Năm 1893 thực dân Pháp đã ổn định được bộ máy cai trị của chúng từ cấp xứ, tỉnh, phủ, huyện, tổng tới cấp xã, ấp đặt các đồn binh, đồn cảnh sát ở khắp mọi nơi để khống chế đồng bào. Năm đó Đào Công Bửu đã 67 tuổi vẫn cùng với Lê Công Từ phát động nhân dân khởi nghĩa chống Pháp trên một địa bàn rộng lớn bao gồm các tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công, Trà Vinh, Hà Tiên, An Giang, Châu Đốc, Gia Định.

Để có danh nghĩa, Đào Công Bửu tự xưng là “Nam Kỳ tướng quân Nguyên soái Đào Công Bửu”, Lê Công Từ là “Nam Kỳ phó tướng quân”. Đào Công Bửu từng chỉ huy nghĩa quân từ năm 1867 nên ông tích luỹ được nhiều kinh nghiệm vận động quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang và đặc biệt là công tác giữ bí mật. Để tránh sự truy lùng của bọn cầm quyền Pháp, ông chọn Rạch Giá cách xa các đô thị lớn để đặt sở chỉ huy, song không cố định ở một nơi và có nhiều cơ sở dự bị như Rạch Giá, rạch Cái Nhum, Nước Mặn, Chùa Nha Sạp ở làng Nhục Tụng, Rừng Cái Nạng, Gò Đất. Vì vậy ông đã nhiều lần thoát được các cuộc vây bắt của giặc như trường hợp đầu tháng 12/1893, ông đang trên đường từ Bến Tre đi Rạch Giá thì bị quân Pháp phát hiện, ông lập tức chuyển sang Cù Lao Dài khoảng nửa đêm ngày 5/12/1893 ông tới nhiều cơ sở rồi về Cà Mau.

Sự hoạt động linh hoạt của ông đã được tri huyện Sa Đéc báo cáo với thực dân Pháp như sau: “Trong thời gian ở Rạch Giá, Đào Công Bửu đã giả dạng là thày pháp cao tay, có khi lại đóng vai một viên quan đi tuyển mộ nghĩa sĩ theo lệnh của ông vua xuất bôn” (ý nói vua Hàm Nghi).

Nhận xét về các hoạt động chống Pháp của ông, báo cáo ngày 5/6/1894 của tri huyện Sa Đéc viết: ''Bửu là tên phiến loạn rất ngoan cố, nếu tính cả lần mưu tính nổi dậy vào năm 1894 thì Bửu đã 5 lần lôi kéo, kích động dân Nam Kỳ chống lại người Pháp”.

Tên chủ tỉnh Rạch Giá phải thừa nhận: “Cuộc vận động chống lại chúng ta trên hầu khắp các tỉnh ở Nam Kỳ trong những tháng đầu năm nay là do Đào Công Bửu chủ mưu. Y đã triển khai mưu đồ chủ yếu tại địa bàn các tổng Kiên Định, Kiên Hảo là những tổng khó kiểm soát nhất”.

Thống đốc Nam Kỳ viết trong báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương về ông như sau: “Đào Công Bửu rất linh hoạt và năng động, tuy đã già. Y len lỏi được trong hạt Rạch Giá và tìm cách đánh lạc hướng sự truy nã của chúng ta là nhờ sự đồng mưu của nhiều hương chức và dân địa phương, cảm thấy mình đã được lãng quên, Đào Công Bửu lại bắt đầu khởi xướng những vụ nổi loạn và y đã chọn một địa bàn được chuẩn bị chu đáo trong các tổng Kiên Định và Kiên Hảo. Đào Công Bửu không khó khăn lắm trong việc làm cho mọi người tin rằng y là một quan chức của triều đình Huế được cử vào kêu gọi dân chúng Rạch Giá nổi dậy chống lại nền thống trị của người Pháp. Đào Công Bửu đã từng là tên chủ mưu ngoan cố trong các vụ nổi dậy liên tiếp ở Trà Vinh, Bến Tre, và ở nhiều địa phương khác, nay y lại xuất hiện ở Rạch Giá đẻ tổ chức một cuộc nổi loạn mới”.

Đáng tiếc là cuộc vận động yêu nước do Đào Công Bửu lãnh đạo chưa kịp bùng nổ thì ông và hầu như toàn bộ các thủ lĩnh đều bị thực dân Pháp bắt. Bọn xâm lược Pháp và tay sai Nam triều đã dùng mọi cực hình tra tấn để khai thác bí mật của tổ chức. Song họ đều dũng cảm nhận trách nhiệm về mình, bảo vệ những thủ lĩnh nghĩa binh chưa bị lộ, bảo vệ cơ sở. Tất cả những người có danh sách trên đều bị bắt và bị kết án tù từ 4 đến 15 năm và đày đi Côn Đảo. Ra đảo họ bị đánh đập, lao dịch nặng nhọc, bị bỏ đói nên phần lớn đều chết trước khi mãn hạn.




BỔN SƯ NGÔ LỢI

Từ năm 1867 Cao đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương Trần Văn Thành, nguyên là Chánh quản cơ đã từ bỏ mọi chức vụ để theo Phật Thầy chiêu mộ nghĩa sĩ và nhân dân lập trại xây dựng căn cứ chống Pháp ở Bẩy Thưa - Láng Linh từ năm 1867 đến năm 1873.

Noi gương Bửu Sơn Kỳ Hương Trần Văn Thành, năm 1876, Bổn sư Ngô Lợi là một trong những vị chủ trương đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” là một nhà sư thoát tục song ông vẫn có tấm lòng thương dân, yêu nước thiết tha, một lòng lo đánh đuổi giặc Pháp cứu nước, cứu dân.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng căn cứ chống Pháp, năm 1876 Bổn sư Ngô Lợi đã dẫn một số tín đồ đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” vào núi Tượng là một trong bảy ngọn núi của Thất Sơn. Các tín đồ đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” đều là những ngưòi tin đạo, yêu nước.

Trong số những người theo bổn sư Ngô Lợi lên “trảm thảo khai sơn” còn có những người từng là điền chủ, từng là hương chức nên theo việc khai hoang, lập làng mới. Vì vậy chẳng bao lâu bốn làng mới mang tên là An Định, An Hoà, An Thanh, An Lập đã được dựng lên theo kiểu vừa là khu dân cư, vừa là làng chiến đấu.

Ngày 25/9/1878, Giám đốc Nội vụ Sài Gòn phát lệnh truy nã Bổn sư Ngô Lợi tức Năm Thiếp. Chúng còn treo giải 1000 đồng cho kẻ nào bắt được Ngô Lợi. Thực hiện lệnh truy nã trên có rất nhiều người theo đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” ở các tỉnh bị giặc Pháp bắt. Song Ngô Lợi có tài hoá trang, bình tĩnh, mưu trí lại được nhân dân hết lòng bảo vệ, nên vẫn an toàn. Ngô Lợi lợi dụng đêm tối và sự che chở của nhân dân trốn thoát khỏi vòng vây.

Không bắt được ông, giặc đốt phá hết nhà cửa, ngôi chùa của đạo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa” ở làng An Định. Từ đó địch thần thánh hoá Bổn sư Ngô Lợi có phép tàng hình, thăng thiên độn thổ để che đậy sự bất lực của mình. Song điều đó càng tăng thêm uy tín cho nhà sư yêu nước Ngô Lợi.

Bổn sư Ngô Lợi không chỉ hoạt động ở núi Cấm (Thất Sơn) - nay thuộc phần đất huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Thực dân Pháp chăng lưới khắp nơi, nhưng trong suốt mấy năm liền chúng không bắt được ông. Chúng nhiều lần đốt phá nhà cửa, chùa chiền của bốn làng, nhưng giặc vừa rút, nhân dân lại trở lại dựng nhà cửa, chùa chiền. Hưởng ứng Chiếu Cần vương, bổn sư Ngô Lợi và các tướng bàn kế hoạch giương cao ngọn cờ Cần vương, phát động nhân dân vùng lên chống Pháp. Công việc tiến hành rất thuận lợi, anh hùng nghĩa sĩ khắp lục tỉnh tụ hội về...

Khoảng tháng 12/1887, tháng giêng 1888, bằng đức độ và tài thuyết phục của mình, bổn sư Ngô Lợi đã giáo hoá được Năm Cùi (tức Nguyễn Thành Liễu) là tay sai đắc lực của Đốc phủ sứ Trần Bá Lộc cài vào để ám sát bổn sư Ngô Lợi. Năm Cùi đã tình nguyện ở lại Bảy Núi, và còn quay về ám sát Trần Bá Lộc, tiếc rằng việc không thành, Trần Bá Lộc thoát chết.

Để đánh lừa giặc Pháp, tín đồ phao tin bổn sư Ngô Lợi đã chết, lập mộ giả ở Hai Ký thuộc làng An Thành. Trong khi quân Pháp còn bán tín bán nghi thì Ngô Lợi vẫn tiếp tục các hoạt động cứu nước. Song lúc này lực lượng nghĩa quân đã suy yếu, hầu hết tướng lĩnh đều bị giết, bị tù. Bổn sư Ngô Lợi mất vào năm 1890, an táng tại núi Tượng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #133 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 02:46:18 pm »

LÊ THÀNH PHƯƠNG

Lê Thành Phương sinh năm 1825, quê ở làng Phú Mỹ huyện Trung An, tỉnh Phú Yên. Năm Ất Mão (1885) ra Huế thi Hương đậu Tú tài.

Năm 1885 Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn chỉ huy Phấn nghĩa quân tấn công Pháp ở đồn Mang Cá, Toà Khâm sứ Pháp không thành, hộ tống vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, hạ chiếu Cần vương.

Lê Thành Phương hưởng ứng chiếu Cần vương, tổ chức nghĩa quân, tự xưng là Tổng thống quân vụ đại thần lập căn cứ chống Pháp ở Quán Câu, nay thuộc xã Tuy Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông phong cho con trai là Lê Thành Bích làm Hữu tham tri cùng ông chỉ huy nghĩa quân.

Lê Thành Phương tế cờ ở núi Phù Diềm (Hoà Đa) rồi chia quân đi chống giữ các nơi. Giặc Pháp cho tầu chiến bắn phá bờ biển Phú Yên, ông đưa súng thần công lên núi bắn trả dữ dội gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

Với quân lính thiện chiến, có tàu và đại bác yểm trợ quân Pháp đổ bộ đánh chiếm tỉnh Phú Yên. Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt gây cho quân Pháp nhiều tổn thất rồi rút quân lên Củng Sơn tiếp tục đánh du kích.

Giặc Pháp hèn hạ sai Trần Bá Lộc đem quân đến bắt vợ con ông để buộc ông ra đầu thú, ông cũng không khuất phục.

Cuối cùng tên Việt gian Trần Bá Lộc cho bọn phản động trong vùng lừa bắt ông nộp cho giặc Pháp. Chúng dụ dỗ ông ra làm quan, ông quát lớn: “Thà chết chứ không chịu”. Giặc Pháp đưa ông ra chém ở bến đò Cây Dừa xã Ngân Sơn, huyện Trung An. Giặc chặt đầu ông bêu ở gốc cây đa bến đò Chiều làng Phú Mỹ, 10 ngày sau chúng mới cho chôn. Năm đó Lê Thành Phương 62 tuổi.





VÕ TRỨ

Võ Trứ còn có tên là Võ Văn Trứ, Nguyễn Trứ, Võ Thản, quê ở làng An Nhơn, tổng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước, Bình Định, sau dời về làng Quang Vân cũng thuộc phủ Tuy Phước. Võ Trứ là một bộ tướng của Mai Xuân Thưởng.

Khi Mai Xuân Thưởng hy sinh, nghĩa quân tan rã, Võ Trứ trở về Phù Cát, khoác áo thày tu, đến chùa Đá Bạc giúp thày chùa bắt mạch kê đơn, bốc thuốc cứu giúp người nghèo. Ông là người thông thạo thuốc Nam, thường dùng ngay những cây thuốc trồng trong vườn chùa và cây tự nhiên mọc trong vùng làm thuốc. Trong các buổi giảng giải kinh sách Phật ông đã khéo léo kích động lòng yêu nước của các tín đồ lên án giặc Pháp và bọn tay sai bán nước. Tín đồ theo về ngày càng đông. Trần Cao Vân nghe những lời đồn đại về vị thày chùa đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, nay chuyên làm việc thiện cứu dân, liền đến chùa làng Chánh Danh tìm. Song ông được các Phật tử ở chùa cho biết thày Võ Trứ đang đi phân phát thuốc cho dân không rõ ở làng xã nào, nên ông đành quay trở về Bình Định.

Võ Trứ về đến chùa Chánh Danh được các đệ tử trao cho bức thư của Trần Cao Vân để lại. Võ Trứ từng được nahe những người vêu nước ở Phú Yên ca ngợi thày địa lý họ Trần giỏi Kinh dịch đang hoàn thiện thuyết “Trung Thiên dịch” liền thu xếp đi ngay thành Bình Định để gập Trần Cao Vân.

Hai người cùng có chung một hoàn cảnh, cùng có tấm lòng thiết tha yêu nước gặp gỡ nhau lần đầu, song tâm đầu, ý hợp đã nhanh chóng trở thành đôi bạn tri kỷ. Hai ông nhận định sau khi thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa ở Bình Định Mai Xuân Thưởng hy sinh, khởi nghĩa tan rã (1887), gần đây nhất (1895) khi Phan Đình Phùng mất, khởi nghĩa cũng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa khác cũng bị giặc đàn áp từ khi mới phôi thai, cả nước chỉ còn cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Vì vậy cần có ngay cuộc khởi nghĩa ở xứ Trung Kỳ để thức tỉnh đồng bào và cũng để cho thực dân Pháp thấy rõ tinh thần quật cường của người Việt Nam. Vì thế hai ông quyết định gấp rút chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ở hai tỉnh Bình Định, Phú Yên mà Phú Yên là trọng điểm. Trần Cao Vân ở lại Bình Định một thời gian ngắn rồi cũng vào Phú Yên làm tham mưu cho Võ Trứ.

Võ Trứ đã hoạt động tích cực ở ba huyện Bắc Phú Yên. Đi đến đâu Võ Trứ cũng giúp đỡ dân, bốc thuốc, chữa bệnh cho dân, cung cấp dao phát, dao quắm, rìu cho dân đi rừng làm rẫy. Ông cũng nói rõ những nỗi nhục của người dân mất nước, khơi gợi lòng căm thù giặc Pháp. Thực dân Pháp và Nam triều sợ ảnh hưởng của ông lan rộng trong dân chúng, nên vu cáo ông biển thủ công quỹ, trốn đi ở chùa để hạ uy tín ông. Song đồng bào các tầng lớp nông dân, dân nghèo, trí thức người Việt, các tầng lớp tăng ni, phật tử đồng bào các dân tộc ở miền Tây hai tỉnh Phú Yên, Bình Định vẫn tin yêu, kính trọng ông. Giặc Pháp cho mật thám theo dõi, lùng bắt ông khắp nơi. Nhưng nhờ có tinh thần cảnh giác cao, có tài hóa trang, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, nên ông vẫn an toàn. Thực dân Pháp, quan lại Nam triều đồn đại tung tích kì dị của ông, để che giấu nỗi bất lực của mình là: “Nghe đồn rằng vị sư ấy là Tiên, ban đêm cưỡi chim hai cánh bay rất nhẹ nhàng!”. Các ông đã sử dụng giáo lý của nhà Phật để phát triển đức tin trong các tầng lớp nhân dân vào công cuộc phục quốc. Ông thuyết phục đồng bào Thượng ở vùng núi Phú Yên trên dải Trường Sơn đi theo con đường chống Pháp cứu nước.

Ông đã thành lập đội nghĩa binh, dự định tập kích trại lính để cướp súng rồi tiến đánh dinh công sứ, dinh tuần phủ và các lỵ sở khác. Song cuộc khởi nghĩa thất bại, Võ Trứ, Trần Cao Vân trốn tránh trong các làng đồng bào Thượng được đồng bào che chở an toàn.

Võ Trứ thấy giặc bắt rất nhiều đồng đội của mình và đồng bào tra tấn cực kỳ dã man và giết hại, đốt phá các làng, tàn phá trâu bò, ngô lúa. Khắp hai tỉnh Phú Yên, Bình Định nơi nào cũng khói lửa ngút trời.

Để cứu đồng đội và đồng bào, ông ung dung tự ra cho giặc bắt. Giặc tra tấn Võ Trứ vô cùng dã man, hết bọn mật thám Pháp lại đến bọn bố chính Bùi Xuân Huyến tra tấn ông cực kỳ man rợ, song ông nhận hết trách nhiệm về mình, không hề khai cho ai. Giặc đưa ông ra pháp trường chém, cho đến lúc chết ông vẫn ung dung.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #134 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 02:57:15 pm »

ĐỒ ĐÀM

Đồ Đàm tên thực là Đỗ Văn Đàm, còn gọi là “Đồ Hà Nam”, Đồ Hải. Ông người làng Tạ Xá, tổng Lương Xá, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Tây.

Ông Đồ Đàm văn hay, chữ tốt, nhưng vì nặng lòng yêu nước, thương dân ông thường làm thơ đả kích thực dân Pháp, quan lại Nam triều theo Pháp. Vì vậy bọn cầm quyền hằn học ông, chỉ tìm cách hãm hại. Tư tưởng chống Pháp của ông được thể hiện trong các bài thơ, nên ông đi thi nhiều lần đều bị giám khảo đánh trượt. Ông chán nản bỏ học, bỏ thi về làng mở trường dạy học. Học trò trong vùng, mến đức độ của ông theo học rất đông.

Trong khi ngồi dạy học, ông vẫn bí mật liên lạc với các phong trào khởi nghĩa như ông vượt sông Hồng sang căn cứ Bãi Sậy ở huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu liên lạc với thủ lĩnh Nguyễn Thiện Thuật. Ông đã cùng một số học sinh tâm huyết trực tiếp điều tra các hoạt động quân sự, các vị trí đóng quân của quân Pháp ở huyện Phú Xuyên, huyện Thường Tín, Thanh Trì rồi báo cho nghĩa quân Bãi Sậy sang tập kích, tiêu biểu là các trận đánh vào huyện lỵ Thanh Trì ngày 8/7/1888 do Đội Văn chỉ huy 500 quân; tấn công huyện Thanh Trì vào tháng 7 năm 1889.

Năm 1892, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã, Đồ Đàm lên Yên Thế yết kiến tướng quân Hoàng Hoa Thám. Khi Hoàng Hoa Thám thành lập đảng Nghĩa Hưng ở Hà Nội thì Đồ Đàm là một yếu nhân của Đảng này. Đảng Nghĩa Hưng chủ trương làm nội ứng cho nghĩa quân Yên Thế về đánh thành Hà Nội. Ông có nhiều quan hệ với đảng Nghĩa Hưng, tích cực chuẩn bị cho việc đánh thành Hà Nội. Kế hoạch đánh thành Hà Nội lúc đầu định vào ngày 15/11/1907, sau hoãn đến ngày 16/5/1908, cuối cùng do đích thân thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám duyệt sẽ diễn ra vào ngày 27/6/1908, khi các bồi bếp đầu độc sĩ quan và binh lính Pháp. Một bộ phận nội ứng khác làm nổ kho thuốc súng. Ông Đồ Đàm được đảng Nghĩa Hưng giao nhiệm vụ cùng các ông Lang Seo khi đó đóng giả làm thầy bói đến các đền, chùa tuyên truyền nhân dân chống Pháp được giao nhiệm vụ hạ cờ Pháp kéo cờ khởi nghĩa lên Cột Cờ Hà Nội làm hiệu lệnh. Song thuốc độc do các bồi bếp đầu độc lính Pháp vì chế bằng cà độc được nên quá nhẹ, chỉ làm cho chúng say, nôn mửa không làm cho chúng chết. Cuộc khởi nghĩa bị lộ, giặc Pháp báo động toàn thành phố và lùng bắt các hạ sĩ quan, bồi bếp, binh lính ở trong thành chúng nghi có liên quan đến vụ đầu độc. Quân Pháp điều quân ra bờ sông Hồng, cầu Phùng, Cầu Giấy, Ngã tư Sở, Lò Lợn, Gia Lâm, Chèm chặn đánh các cánh quân từ Yên Thế về. Cuộc binh biến thất bại hoàn toàn. Trong khi đó ông Đồ Đàm núp ở gần Cột Cờ chờ mãi không nghe thấy súng lệnh nổ, chỉ thấy giặc Pháp lùríg sục, bắt người khắp các phố. Ông Đồ biết là đại sự bị bại lộ, liền cùng một người học trò cùng làng Tạ Xá đóng vai người kéo xe tay chờ sẵn kéo ông từ Hà Nội về Tạ Xá. Ông biết thế nào giặc cũng về làng lùng sục bắt mình liền vượt sông Hồng sang một làng ở huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu ẩn náu, chờ thời. Giặc Pháp truy lùng ông Đồ Đàm, chúng hẹn cho lý dịch làng Tạ Xá phải đem nộp ông nếu không chúng sẽ triệt hạ làng Tạ Xá quê ông và làng Vân Hội quê ngoại ông.

Ông Đồ Đàm không muốn để liên lụy đến bà con, liền thiêu hủy tài liệu, trở về làng. Ngay từ khi ông từ phủ Khoái Châu trở về làng, bọn mật vụ đã biết báo cho bọn cầm quyền. Chúng khâm phục nghĩa khí của ông và cũng sợ dân kịch liệt phản đối chúng, nên chúng chỉ bao vây chặt làng Tạ Xá chứ không vào bắt ông ngay để mặc ông từ biệt con cháu, học trò cùng họ hàng, dân làng. Mãi đến khi cuộc “tế sống” thày tàn cuộc giặc Pháp mới vào bắt. Oai phong của ông lẫm liệt, khiến giặc không dám trói, không dám đeo gông, ông đàng hoàng đi giữa đường làng vẫy chào đông đảo dân làng ra vĩnh biệt, ông chỉ căn dặn một điều: “Bà con ở lại ngẩng cao đầu mà sống, đừng tiếp tay cho giặc”.

Giặc Pháp giải ông ra Hà Nội giam tại Hỏa Lò và hành quyết ông cùng một số đồng chí của ông phần lớn là các đảng viên đảng Nghĩa Hưng người Hà Nội tại pháp trường Quần Ngựa, Hà Nội. Nhân dân Hà Nội đã chứng kiến giây phút anh hùng của ông Đỗ Đàm và các đồng chí của ông. Từ đó cứ tới ngày 10 tháng 11, con cháu học trò, họ hàng, thân thuộc lại tập trung ở nhà ông Đẩu, trưởng tràng cúng giỗ thày.




TRẦN TRỌNG CUNG

Trần Trọng Cung tức Trần Văn Lý còn gọi là Đồ Cát, vì ông là người làng Thượng Cát, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, nay Từ Liêm thuộc Hà Nội. Ông theo nghiệp binh chiến đấu dưới quyền Bố chính Sơn Tây Nguyễn Văn Giáp. Sau khi thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai, Bố chính Nguyễn Văn Giáp đã liên kết với tướng Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy quân Cờ Đen phòng thủ Sơn Tây. Trong trận đánh quân Pháp lần thứ hai ngày 19/5/1883 tại Cầu Giấy, Trần Trọng Cung chỉ huy một đội quân mai phục ở làng Dịch Vọng Trung dưới sự chỉ huy của Tả dực Dương Trí Ân. Cánh quân này đã giết chết đại tá De Viler. Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 9/1883 ông đã theo Nguyễn Văn Giáp phối hợp với quân Cờ Đen do tướng Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy chặn đánh quân Pháp do tướng Bouet chỉ huy tiến đánh Sơn Tây. Quân Pháp bị tổn thất nặng nề, phải rút về Hà Nội.

Ngày 14/12/1883 Đô đốc Cuốc bê (Courbet) chỉ huy một lực lượng lớn bộ binh lính thủy đánh bộ có tầu chiến, pháo binh, công binh hỗ trợ đánh thành Sơn Tây. Bố chính Nguyễn Văn Giáp chỉ huy quân sĩ chặn đánh quân Pháp ở chiến lũy Phù Sa. Trần Trọng Cung luôn ở bên cạnh quan Bố chính, bảo vệ ông. Ông còn chỉ huy các mũi đột kích vào doanh trại của giặc, tổ chức các mũi vu hồi đánh tạt sườn vào trận địa quân Pháp. Khi quân ta phải rút khỏi chiến lũy Phù Sa về thành Sơn Tây, ông đã ở lại đánh chặn giặc, yểm hộ cho chủ tướng rút trước. Ông đã sát cánh cùng Bố chính trong ba ngày liền chiến đấu giữ thành Sơn Tây, gây cho quân Pháp thương vong nặng nề.

Thành Sơn Tây thất thủ, triều đình Huế ký hòa ước với Pháp, lệnh cho các tướng ở Bắc Kỳ phải triệt binh. Nguyễn Văn Giáp chống lệnh ở lại mộ quân chống Pháp. Trần Trọng Cung lại theo Bố Giáp rút về huyện Lâm Thao xây dựng căn cứ Thanh Mai.

Khi Thanh Mai thất thủ, Trần Trọng Cung hợp với quân Nguyễn Quang Bích. Tháng 10/1887 Bố Giáp hy sinh tại căn cứ Nghĩa Lộ, Trần Trọng Cung còn chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa quân mấy năm nữa, cho đến khi tuổi già, sức yếu, bị sơn lam, chướng khí quật ngã ông mới chịu trở về sống ở Thượng Cát, mở trường dạy học để che mắt kẻ thù, nên dân mới gọi là ông Đồ Cát. Về quê nhưng ông vẫn liên lạc với các đồng chí trong cuộc khởi nghĩa.

Vụ Hà thành đầu độc bị thất bại. Chúng xử tử hình nhiều người, Trần Trọng Cung bị giặc Pháp bắt đày đi Côn Đảo và bị bệnh mất tại Côn Đảo vào cuối năm 1908.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #135 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 03:00:31 pm »

CAI NGA

Cai Nga tên thực là Nguyễn Văn Nga, còn gọi là Nguyễn Tác A, sinh quán tại Hà Nội. Ông đi lính đeo lon cai, ở cùng cơ binh pháo thủ số 9 với Đội Bình, Đội Nhân. Mỗi khi ông bất bình với bọn chỉ huy Pháp thường đến tâm sự với Đội Bình, Đội Nhân là bạn thân, cùng chung chí hướng như mình. Cai Nga trở thành trợ thủ tin cậy của Đội Bình trong việc tuyên truyền, phát triển lực lượng phản chiến trong quân đội Pháp. Ông là người thông minh, đọc văn thơ yêu nước mà thực dân Pháp cấm lưu hành như Hải ngoại huyết thư, Lịch sử Việt Nam, Thiết tiền ca, Bài ca lính tập chỉ vài lần là thuộc làu, đọc lại cho anh em nghe. Cai Nga đã bỏ ra nhiều công sức điều tra kỹ lưỡng các mục tiêu mà binh lính phản chiến và nghĩa quân Yên Thế sẽ tấn công như Phủ Toàn quyền Đông Dương, dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Bộ Tổng Tham mưu Pháp. Trong cuộc họp phân công người chỉ huy các cánh quân, Cai Nga được chỉ định làm chỉ huy phó đánh bộ Tổng Tham mưu, do chính Đội Bình làm chỉ huy trưởng.

Sau cuộc tấn công giặc Pháp tháng 6 năm 1908 bị thất bại vì có nội phản báo cho giặc biết kế hoạch tấn công của nghĩa quân và đầu độc sĩ quan Pháp thì giặc Pháp sai đóng cổng thành, vây bắt hầu như toàn bộ binh lính, bồi bếp đã tham gia. Cai Nga bị bắt cùng với nhiều đồng chí khác. Giặc Pháp dùng mọi cực hình tra tấn ông dã man, nhưng ông cắn răng chịu đựng không khai những đồng chí, những cơ sở ở bên ngoài thành cho giặc biết. Để xét xử “Vụ Hà Thành đầu độc”, ngày 28 tháng 6 năm 1908, Hội đồng Đề hình được thành lập cấp tốc để xét xử vụ đầu độc với quyền hạn rộng rãi và thủ tục xét xử nhanh chóng. Mặc dù cuộc điều tra còn đang tiếp tục, ngày 8 tháng 7 năm 1908 giặc Pháp đã đưa Đội Bình, Đội Nhân, Cai Nga, Đội Cốc ra xét xử. Cai Nga bị giặc đưa ra xử thứ hai, sau Nguyễn Trị Bình. Tác phẩm Truyện các liệt sĩ Hà thành của Phan Bội Châu khi đó đang ở Nhật đã thu thập tài liệu viết về vụ này ngay trong tháng 10/1908 đoạn viết về Cai Nga như sau:

“...Khi đến lượt Nguyễn Văn Nga, các nhà chức trách Pháp hỏi Nga các câu sau:

- Chính phủ đã nuôi mày, đối xử với mày tử tế, tại sao mày lại đứng vào hàng ngũ những tên nổi loạn?

Nga đáp:

- Người Pháp bắt người Việt Nam đóng mọi thứ thuế. Đó là một số tiền rất lớn, mấy triệu đồng một năm, thế mà Chính phủ Pháp chỉ trả cho chúng tôi lương mỗi tháng 5 đồng, 8 đồng hoặc 10 đồng,thì làm sao mà chúng tôi có thể nói được các ông đối xử tốt. Người Pháp các ông tới nước chúng tôi, chiếm lấy những gì mà tôi, đồng bào tôi có trong nhà. Các ông đuổi chúng tôi, các ông sai giết chúng tôi để đảm bảo hạnh phúc cho các ông và cho gia đình các ông. Chúng tôi đã tổ chức cuộc âm mưu này chống lại các ông, đó là vì chúng tôi tự thấy mình đã quá khốn khổ”.


Người ta ra lệnh chặt đầu Nga. Trước lúc chặt đầu ông, người ta hỏi ông có điều gì cần nói nữa không. Nếu ông có thể tố giác những người khác tham gia âm mưu, ông sẽ được ân xá khỏi tội chặt đầu. Nga đã trả lời rằng, nếu ông không giết người Pháp thì người Pháp sẽ tiêu diệt nòi giống Việt Nam. Ông thích được chặt đầu ngay lập tức hơn là phải nhìn nòi giống mình bị người pháp tiêu diệt. Sau câu nói cuối cùng này, tên đao phủ đã thực hiện nhiệm vụ của nó. Nga thét to: “Đồng bào! Đồng bào vạn tuế!”. Ông vừa dứt lời thì tên đao phủ hạ đao. Ông lìa đầu khỏi cổ trong hoàn cảnh thật bi hùng.





NGUYỄN THỊ MÃO

Nguyễn Thị Mão còn có tên gọi cô Đồng Đa, là người trông nom ngôi đền Sóc Sơn. Cô cũng là người phụ trách trạm liên lạc tiền tiêu của căn cứ Yên Thế từ những năm 1884, 1885. Các thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa thường tránh lối qua phía Nam cầu tỉnh lỵ Bắc Giang về qua Bắc Ninh mà thường đi tắt. Đền Sóc Sơn là địa điểm dừng chân của các tướng lĩnh. Tại đây cô Đồng Đa báo cho họ biết tình hình hoạt động của quân Pháp và quan phủ quan huyện. Người từ đồng bằng lên Yên Thế cũng được các liên lạc đưa lối đi qua đền Sóc Sơn.

Tháng 3/1907, trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập ở Hà Nội, cô Đồng Đa tham gia vào hoạt động của trường, nhưng không phải là giảng viên, ban tu thư, hay ban tài chính mà cô tham gia vào ban tuyên truyền. Cách tuyên truyền của cô Đồng Đa cũng rất độc đáo đó là cô không đăng đàn, diễn thuyết, không hô hào mọi người làm cách mạng mà cô mượn lời tiên, thánh dưới các hình thức cầu cơ, giáng bút, soạn thành lời ca trong các quẻ thẻ để truyền bá tư tưởng yêu nước, kêu gọi đồng bào đồng tâm nhất trí đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Tiếng đồn các vị Thánh ở đền Sóc linh thiêng giáng bút, cầu cơ xin thẻ rất mầu nhiệm, khiến khách từ khắp nơi đến đền. Bọn mật thám đánh hơi được có hoạt động chính trị ở đền Sóc Sơn, cho tay chân len lỏi vào khách thập phương đến xin giáng bút, xin thẻ để dò la.

Đền Sóc còn là nơi các sĩ phu trường Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Đông du, phong trào Duy tân hội họp bàn việc quốc sự vì họp ở Hà Nội khó giữ được bí mật. Đền Sóc cũng là nơi lun giữ nhiều tài liệu thơ văn cách mạng của trường Đông Kinh nghĩa thục, của phong trào Đông du.

Tháng 12/1907, nhà cầm quyền Pháp đóng cửa trường Đông Kinh nghĩa thục, bắt bớ những yếu nhân của trường, thì đền Sóc là nơi cất giấu tài liệu của trường. Những hoạt động nhộn nhịp của những người thường ra vào đền, nhìn bề ngoài không có vẻ mộ đạo, có những người nằm trong tầm kiểm soát của quan phủ, quan huyện, khiến bọn mật thám theo dõi gắt gao. Tên Việt gian chó săn trung thành của giặc Pháp là Từ Đạm án sát tỉnh Phúc Yên cho tay chân đóng vai người đi lễ bám sát các hoạt động của cô Đồng Đa. Từ Đạm cho tay chân đe dọa sẽ trị tội cô Đồng Đa nếu cô còn dính líu vào quốc sự.

Song sự bao vây, theo dõi gắt gao của mật thám và tay chân Từ Đạm không làm cô Đồng Đa nhụt chí, từ bỏ sự nghiệp thức tỉnh đồng bào, kêu gọi đồng bào đứng lên chống giặc ngoại xâm của mình. Cô càng căm thù bọn chó săn cho giặc, riêng đối với Từ Đạm cô ví hắn như quỷ dữ, gây tội tất “ác giả, ác báo”', nên nhân ngày rằm tháng bẩy “xá tội vong nhân” năm Mậu Thân (1908), cô Đồng Đa đặt ở hàng mã một chiếc thuyền rồng bằng giấy, trong thuyền là một lũ quỷ sứ đầu trâu, mặt ngựa, thành đanh, đỏ mỏ, tượng trưng cho bọn tay sai, mật thám bị Diêm Vương kết tội giam xuống hỏa ngục. Chúng được Đức Phật thương tình giác ngộ; cải tà quy chính, cho chúng được hình nhân thế mạng, làm phép cho chúng sống lại đời lương thiện để chuộc tội.

Bọn tay chân vội vàng ton hót với Từ Đạm, hắn không còn giả nhân, giả nghĩa che đậy bộ mặt chó săn của mình mà sai lính đến bắt cô Đồng Đa, lục soát đền Sóc Sơn. Tại nhà lao Phúc Yên, Từ Đảm sai bọn cai tù, những tên mất hết lương tri dùng mọi ngón đòn tra tấn dã man, tàn bạo nhất với cô. Song người phụ nữ yêu nước kiên trinh không một lời khai báo, xin xỏ, luôn mồm lớn tiếng chửi mắng Từ Đạm. Biết trước sau tên chó săn Từ Đạm cũng giết hại mình, một đêm nhân lúc bọn gác ngục sơ hở, cô Đồng Đa xé áo thắt cổ chết, giữ trọn khí tiết của mình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #136 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 03:13:01 pm »

NGUYỄN CÔNG VẬN

Nguyễn Công Vận quê ở xã Động Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ông là cháu nội Nguyễn Mậu Kiến, con trai Nguyễn Hữu Cương, gọi Nguyễn Hữu Bản là chú ruột. Cả ông, cha, chú đều hy sinh trong sự nghiệp chống Pháp, cứu nước.

Với mục đích tuyên truyền lính khố xanh, khố đỏ, lính làm binh biến, Nguyễn Hữu Cương đã cho con trai là Nguyễn Công Vận vào lính tập. Nhiều người không hiểu ý đồ của ông, tỏ ý trách cứ ông, ông vẫn bình thản, không thanh minh. Trong suốt thời gian ở lính tập đóng ở tỉnh lỵ Thái Bình, Nguyễn Công Vận đã làm công tác binh vận, tuyên truyền giác ngộ được nhiều lính tập. Ông bí mật gửi các văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu như “Việt Nam vong quốc sử”, ''Lưu Cầu huyết lệ thư”, “Tĩnh hồn quốc dân ca”... bí mật gửi về nước. Số binh sĩ trên đã hứa nếu quân khởi nghĩa nổi lên đánh vào tỉnh lỵ thì họ sẽ hưởng ứng.

Năm Mậu Thân (1908), cha ông là Nguyễn Hữu Cương đã cùng các ông Lê Đại, Vũ Hoàng, tức Bẩy Quang, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí đã liên lạc được với nhóm sĩ quan trong thành Hà Nội do Đội Nhân, Đội Bình, Cai Nga... gia nhập đảng Nghĩa Hưng do thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám chủ trương, thì ông cùng nhóm hạ sĩ quan, binh lính ở tỉnh lỵ Thái Bình cũng ráo riết chuẩn bị để khi Hà Nội khởi nghĩa thì Thái Bình cũng hưởng ứng. Ngày 27 tháng 6 năm 1908, tức ngày 29 tháng 5 năm Mậu Thân tại thành Hà Nội nổ ra “vụ Hà Thành đầu độc”. Song kế hoạch bị bại lộ, giặc Pháp đàn áp. Các ông Nguyễn Công Úc, Nguyễn Công Tích, Nguyễn Công Vận cùng số hạ sĩ quan, binh lính tham gia vào vụ đánh tỉnh thành Thái Bình cùng cha ông và nhiều nghĩa quân bị bắt. Ông cùng cha bị đầy vào thành Gia Định, sau đó ông mắc bệnh, chết ở đó. Cha ông vì phẫn quất mất ngày 12/5/1912 tại nơi đi đầy ở Cần Thơ.

Khi Nguyễn Công Vận mất, có nhiều thơ điếu, liễn, câu đối phúng viếng.

Một câu liễn điếu Nguyễn Công Vận

Phiên âm:

Trung hiếu hữu chân truyền, niệm tổ quốc, niệm đồng bào, khỏi nhẫn thiên nhai di lão phụ.
Anh hùng vô ấn bản, diệc ngoan dân, diệc nghĩa sĩ, quản giao sử bút thuộc danh gia.


Dịch:

Trung hiếu do truyền thống từ xưa, nghĩ tổ quốc, nghĩ đồng bào, nỡ để bên trời quên lão phụ;
Anh hùng không bản in để lại, cũng ngoan dân, cũng nghĩa sĩ, rồi đây bút sử chép danh gia.


(Thơ điếu, liễn in trong sách Việt Nam nghĩa liệt sử của Đặng Bằng Đoàn, trang 92, 93).





NGUYỄN HÀNG CHI

Nguyễn Hàng Chi khi nhỏ tên là Nối, đi học là Đồ Nam, nho Tuy, khi đỗ tú tài thì gọi là Tú Nối. Ông sinh năm 1886. Ông là con một nhà nho nổi tiếng ở làng Đông Thượng, xã Ích Hậu, tổng Phù Lưu (nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), ông là em ông Nguyễn Hiệt Chi. Cũng như người anh, ông là người hay chữ, giỏi văn thơ nhất vùng, nhưng không đi thi.

Cuối năm 1906, đầu năm 1907, Nguyễn Hàng Chi đi Quảng Nam, gặp được các nhà nho trong phong trào Duy tân, ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc. Ông trở về Hà Tĩnh lại được ông Phạm Văn Thản - người lãnh đạo phong trào Duy tân ở Nghệ Tĩnh giác ngộ về tinh thần và phương pháp đấu tranh chống đế quốc Pháp. Ông Thản còn cho Nguyễn Hàng Chi đọc nhiều tân thư, tân văn. Qua các buổi tiếp xúc với các nhà nho trong phong trào Đông du và tiếp thu được từ Tân thư, ông có nhiều việc làm thiết thực như hưởng ứng phong trào Đông du, là người đầu tiên cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn (quần áo khách).

Từ tháng 11/1907 nhiều nhà lãnh đạo phong trào Duy tân như Phó bảng Đặng Nguyên cẩn lần lượt bị bắt giam ở nhà lao Hà Tĩnh, thì Nguyễn Hàng Chi trở thành người đứng đầu phong trào chống thuế ở Hà Tĩnh.

Ngày 18/4/1908 tỉnh Quảng Nam nổ ra vụ chống thuế, do hội Duy tân chủ trương, quần chúng các phủ huyện xông vào Tòa sứ đòi bỏ sưu thuế. Nguyễn Hàng Chi lập tức gặp các yếu nhân phong trào Duy tân ở Nghệ Tĩnh. Sau khi thảo luận các ông đã nhất trí phát động nhân dân Hà Tĩnh kéo lên phủ huyện, lên tỉnh chống thuế vào ngày 23/5/1908. Cuộc họp cũng thông qua thông tri do Nguyễn Hàng Chi soạn thảo nói về diễn biến cuộc biểu tình chống thuế ở Quảng Nam ngày 18/4/1908 và kêu gọi các hội viên Duy tân trong tỉnh kêu gọi, phát động nhân dân Hà Tĩnh biểu tình chống thuế vào ngày 23/5/1908.

Từ ngày 22/5/1908, Trịnh Khắc Lập diễn thuyết ở chợ Giang Đình, huyện Nghi Xuân kêu gọi mọi người hưởng ứng tờ Thông tri của Nguyễn Hàng Chi. Hôm sau - ngày 23/5, Trịnh Khắc Lập, Trịnh Yên, Trịnh Xuyên, Phan Chiêu, Phan Cẩn, Trần Tý, Nguyễn Lương Nhân dẫn trên 500 người áo xác, quần xơ, nón cời, tơi rách, cơm đùm, cơm nắm kéo đến vây huyện Can Lộc. Những người biểu tình trói tri huyện Lê Trần Thụy, giải về tỉnh kêu sưu. Đoàn đi khỏi huyện, vừa tới hơi toán lính của tên trung úy Pháp Gaya chặn lại và xông vào dân xin xâu đánh đập. Mặc dù bị đánh, Nguyễn Hàng Chi và Trịnh Khắc Lập vẫn dẫn đầu mọi người xông tới đòi gặp Công sứ Pháp để chất vấn, đưa yêu sách. Song giặc Pháp đàn áp, Nguyễn Hàng Chi, Trịnh Khắc Lập cùng những người khác bị bắt, tên án sát Cao Ngọc Lễ dùng cực hình tra tấn. “Cái quần lụa trắng của Nguyễn Hàng Chi đã nhuộm máu mất hai phần mà ông vẫn không nhận”. Song sau đó ông lại nhận hết về mình không khai cho ai khác.

Bọn cầm quyền Pháp và tay sai chém Nguyễn Hàng Chi ở sau thành Hà Tĩnh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #137 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 03:15:59 pm »

NGUYỄN HIỆT CHI

Nguyễn Hiệt Chi còn có tên là Nguyễn Đức Thuận, hiệu Mông Thượng, sinh năm 1870, là anh trai Nguyễn Hàng Chi. Ông quê ở làng Đông Thượng, xã Ích Hậu, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông học giỏi, đỗ đầu ở trường thi Nghệ An và đỗ tú tài trường thi Bìrih Định, nên thường gọi là Xứ Thuận. Khi thi Hương, ông cố tình để hỏng nhiều lần để được thi lại, ông có cơ hội làm bài thuê để kiếm tiền. Năm 1906 ông lại đi thi, quan trường cho ông đỗ tú tài cuối bảng.

Ông cùng em trai là Nguyễn Hàng Chi vào Phan Thiết. Ông được bổ làm ký học ở Phú Yên, sau được bổ vào ngạch giáo dục dạy chữ Hán tại trường Pháp - Việt Phan Thiết. Ông cùng em trai là Nguyễn Hằng Chi đều là những hội viên tích cực của hội Duy tân. Ông thuộc phái Minh xã, còn Nguyễn Hàng Chi ở trong phái Ám xã theo xu hướng bạo động.

Năm 1908 Nguyễn Hàng Chi chịu ảnh hưởng của phong trào xin xâu, chống thuế ở Quảng Nam, trở về Hà Tĩnh phát động phong trào chống thuế. Cuộc chống thuế ở Hà Tĩnh diễn ra quyết liệt, Nguyễn Hàng Chi cùng với đồng chí là Trịnh Khắc Lập bị nhà cầm quyền Pháp giết hại. Nguyễn Hiệt Chi cũng bị Pháp bắt hai lần, giam cầm trong 6 tháng, song không có chứng cớ chúng đành phải tha. Ông cùng với Nguyễn Trọng Hợi, Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang lập Thương quán là công ty Liên Thành, Nguyễn Hiệt Chi là nhân vật chủ chốt của công ty. Tiếng là công ty thương nghiệp nhưng do nhiều nhà trí thức tiến bộ sáng lập, nên công ty đã thành lập trường Tư thục Dục Thanh. Nguyễn Hiệt Chi là giáo viên ở trường Dục Thanh. Ông còn là người hiểu biết các sách Tân thư do các nhà cách mạng Trung Quốc như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Dật Tiên viết và dịch của các học giả phương Tây như Mông pát kiơ, Rút xô, Vích to Huy gô, nên ông được công ty giao cho phụ trách một thư xã có rất nhiều sách Tân thư.

Khi ở Phan Thiết, Nguyễn Hiệt Chi giúp đỡ tận tình cho nhiều người ở Nghệ Tĩnh vào Phan Thiết và về tiền bạc, lương thực, nơi trú chân và tinh thần. Nguyễn Hiệt Chi giảng dạy ở trường Dục Thanh 12 năm, dạy ở trường Quốc học Huế 2 năm, sau đó ông trở về Nghệ An dạy ở trường tiểu học Cao Xuân Dục và Nguyễn Trường Tộ ở thành phố Vinh.

Nguyễn Hiệt Chi còn là nhà biên soạn sách trong khi dạy ở trường Quốc học Huế, ông đã soạn sách Mẹo tiếng Nam, soạn Hán - Việt từ điển (với Đoàn Danh Từ), Hán văn Tân giáo khoa thư soạn với Lê Thước, Sách dạy tiếng Nam, mẹo chữ Pháp. Ông cũng làm thơ, chủ yếu là thơ trào phúng, là cộng tác viên với báo Nữ giới chung của bà Sương Nguyệt Anh.

Năm 1933, Nguyễn Hiệt Chi về hưu, được hai năm thì mất (1935), thọ 65 tuổi.

Trong suốt 38 năm đứng trên bục giảng, Nguyễn Hiệt Chi đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước và soạn nhiều sách về giáo dục, đặc biệt là Từ điển.





LÊ BÁ TRINH

Lê Bá Trinh sinh năm Ất Sửu (1865) (Có sách viết ông sinh năm 1875 hay 1878). Quê ông ở xã Hải Châu thượng, huyện Hòa Vang nay thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ồng thi đậu cử nhân khoa thi Hương, niên hiệu Thành Thái 12 (1900), xếp hạng 4 trên 22. Thi Hội ông chỉ đủ phân số để bổ nhiệm, không đỗ tiến sĩ.

Lê Bá Trinh sớm có lòng yêu nước từ khi tuổi còn trẻ, không chịu ra làm quan cho chính quyền thực dân Pháp và Nam triều. Ông làm một nếp nhà nhỏ ở chân núi Hành Sơn ngày ngày cày ruộng, tát nước làm kế sinh nhai. Trần Quý Cáp là bạn thân với Lê Bá Trinh, đến nhà ông ở chân núi Hành Sơn chơi, mong muốn ông ra hoạt động cách mạng, liền tặng bạn đôi câu đối:

Hoàn hải sơ khai thiên cổ nhan
Cố nhân do ngọn Ngũ Hành Sơn.


Dịch:

Trời mới đã ra mối thế giới
Bạn xưa còn núp dưới Hành Sơn.


Lê Bá Trinh tỉnh ngộ, bèn ra dạy học ở nhà ông Thương Liên ở Đà Nẵng. Từ đây về sau, các nhà ái quốc trong Nam ra, ngoài Bắc vào đều lấy chỗ nhà ông Châu Thành và nhà ông Lê Bá Trinh làm căn cứ.

Từ đó ông giao kết với các nhà yêu nước có xu hướng canh tân như Thái Phiên, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Ông cùng em trai là Lê Thúc Kỳ, dời nhà về làng Quảng Cái (Khái Đông) mở trường dạy học theo chủ trương tân canh, thực dụng. Cao trào chống thuế bùng nổ ở huyện Đại Lộc, nhanh chóng phát triển ra toàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Trung Kỳ. Lê Bá Trinh và nhiều nhà yêu nước ở Quảng Nam tích cực tham gia phong trào này. Thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, Lê Bá Trinh cùng Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp kết án đày đi Côn Đảo, riêng ông bị kết án 9 năm khổ sai. Tại nhà tù tàn bạo của thực dân Pháp, Lê Bá Trinh vẫn kiên cường liên tiếp đứng ra tổ chức nhiều cuộc đấu tranh với bọn chúa đảo, đòi không được đánh đập tù nhân, không cho ăn gạo mục, cá thối, mà phải cho án no, có rau, cá tươi.

Lê Bá Trinh bị tù ở Côn Đảo 7 năm, năm 1915 ông được trả tự do. Vừa về đến nhà, ông lại cùng hai người em là Lê Trọng Đoàn và Lê Thúc Kỳ gia nhập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội ở các tỉnh Nam Trung Kỳ do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo. Tại Đại hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội ở Trung Kỳ, ông được cử phụ trách ban Kinh tài thay cho Thái Phiên được bầu giữ chức chủ tịch.

Ông là một trong những người đã cùng Thái Phiên, Trần Cao Vân... tích cực chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ở kinh thành Huế có vua Duy Tân tham gia. Ngày 3 tháng 5 năm 1916, cuộc khởi nghĩa nổ ra bị thất bại, Lê Bá Trinh cùng hai em là Lê Trọng Đoàn, Lê Thúc Kỳ, bị đày đi Lao Bảo. Trong nhà tù khắc nghiệt của đế quốc Pháp ông vẫn kiên cường dẫn đầu các cuộc đấu tranh với bọn chúa ngục. Ông tích cực tham gia vụ cướp ngục năm 1918 do Hồ Bá Kiện và Liêu Thanh lãnh đạo. Thực dân Pháp đàn áp, em ông là Lê Trọng Đoàn cùng nhiều chiến sĩ hy sinh trong vụ thảm sát. Ông bị chúng bắt lại ở rừng Lào bị chúng xích trong nhiều năm, chân thành tật.

Sau khi mãn hạn trở về, ông mất tại Hòa Hải, Đà Nẵng vào năm 1934. Nay ở thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên ông.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #138 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 03:18:25 pm »

TỔNG KIÊM - ĐỐC BANG

Tổng Kiêm tên thật là Nguyễn Văn Kiêm là thuộc tướng của Đốc Ngữ, do chiến đấu xuất sắc, được phong là Lãnh binh, nên còn gọi là Lãnh Kiêm. Ông hoạt động mạnh ở tỉnh Phương Lâm, sau đổi là tỉnh Chợ Bờ, rồi Hòa Bình.

Năm 1908, Đinh Công Nhung cậy thế giặc Pháp cướp 8 mẫu ruộng của nhân dân Mông Hóa. Đốc Bang giữ chức phó tổng và Nguyễn Văn Kiêm tức Tổng Kiêm lãnh đạo nhân dân Mông Hóa làm đơn kiện Đinh Công Nhung lên Công sứ tỉnh, Thống sứ Bắc Kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Thực dân Pháp đã xử cho Đinh Công Nhung. Đinh Công Nhung dựa vào thế lực Pháp khủng bố những người đi kiện hắn. Đốc Bang và Tổng Kiêm phải trốn lên rừng. Đinh Công Nhung tàn bạo, bắt bố Đốc Bang đóng cũi trôi sông để uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân.

Lãnh Kiêm liền chiêu mộ quân đánh Pháp. Vốn biết tiếng Lãnh Kiêm, nên những nghĩa quân cũ của ông cùng nhiều người dân Việt, dân Mường nhiệt liệt hưởng ứng, tham gia nghĩa quân rất đông, Lãnh Kiêm liên lạc được với Đốc Bang.

Đốc Bang tên thực là Nguyễn Đình Nguyên, người Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn khi đó cũng đang tập hợp lực lượng đánh Pháp và tay sai Đinh Công Nhung.

Đến tháng 4/1909, lực lượng nghĩa quân có 30 người, đặt tên là đội “Bình Tây”. Quân kỳ mầu đỏ, có hai chữ “Bình Tây”. Hai ông làm lễ tế cờ tại núi Viên Nam, xã Mông Hóa. Nghĩa quân tôn Tổng Kiêm làm Chánh Thống tướng, Đốc Bang làm phó Thống tướng. Cuối tháng 7/1909 lực lượng nghĩa quân lên tới 41 người, nhưng trang bị kém, chỉ có một khẩu súng hỏa mai, 8 thanh mã tấu, còn lại là dao quắm, dao phát bờ. Hai ông nhận được tin tại tỉnh Hòa Bình, công sứ Rênhiê (Régnier) đi dưỡng bệnh, phó công sứ Patơrích (Patrich) đi thanh tra các đồn điền. Chánh quan lang Đinh Công Nhung ở bên chợ Phương Lâm, hữu ngạn sông Đà. Tỉnh chỉ còn lại Án sát và Đề đốc. Hai ông tính toán tuy quân số ít, vũ khí trang bị thua xa quân Pháp, nhưng nghĩa quân lại có ưu thế là lòng căm thù giặc, quen thuộc địa hình. Một thuận lợi nữa là viên Đề đốc đã hứa án binh bất động khi nghĩa quân đánh vào tỉnh lỵ. Hai ông cho quân áp sát tỉnh lỵ, cho trinh sát đi điều tra nắm vững địa hình, binh lực, hỏa lực, các mục tiêu là đồn lính khố xanh, kho bạc, ty thương chính, nhà dây thép, nhà tù. Nắm chắc phần thắng, Tổng Kiêm và Đốc Bang nhanh chóng quyết định đánh chiếm Tỉnh lỵ, thời gian được ấn định vào đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tháng 8 năm 1909. Trận đánh đã thành công tốt đẹp. Tổng Kiêm, Đốc Bang định đưa quân vượt sông Hồng sang Tam Đảo,Vĩnh Yên, hợp với quân Đề Thám, nhưng bị 3000 quân chặn đường nghĩa quân phải vượt sông Đà sang đóng ở Bản Thôn thuộc huyện Thanh Thủy định vượt sông Hồng, sông Lô sang Vĩnh Yên nhưng quân Pháp phái 3 tiểu đoàn chặn đánh ở Tô Vũ vào ngày 31/10/1909. Tình thế buộc nghĩa quân vượt sông trở lại, bị quân Pháp cắt nghĩa quân làm đôi, Tổng Kiêm bị dồn về chân núi Ba Vì. Đốc Bang bị bao vây ở Mông Hóa. Nghĩa quân phải phân tán thành nhiều toán, đánh những trận nhỏ. Do quân Pháp khủng bố nhân dân dữ dội, không có tiếp tế nên nghĩa quân bị cô lập. Đêm 29 rạng ngày 30/12/1909, Đốc Kiêm hy sinh trong 1 trận bị quân Pháp phục kích. Trong tháng 01/1910, trong một trận đánh, nghĩa quân hy sinh, bị bắt 25 người, 84 người bị bao vây, hết đạn, hết lương thực phải ra hàng. Đốc Bang bị Pháp đày ở Lạng Sơn 20 năm.





PHẠM CHÁNH - PHẠM LUÂN - NGUYỄN SUM

Đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thận Duật, Trần Xuân Soạn chỉ huy Phấn nghĩa quân tấn công toà Khâm sứ Pháp, đồn Mang Cá, khu nhượng địa. Việc không thành, sáng 5/7 quân Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương. Các tướng lĩnh, sĩ phu, những người yêu nước khắp các tỉnh Trung Kỳ, Bắc Kỳ sôi nổi hưởng ứng.

Tại tỉnh Khánh Hoà có Trịnh Phong, Trần Dương, Phạm Chánh cùng con trai là Phạm Luân và Nguyễn Sum cùng nhiều người khác hưởng ứng. Phạm Chánh cùng con trai là Phạm Luân và Nguyễn Sum đều quê tại làng Hội Khánh huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Ba người đã hăng hái hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, đứng ra chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp. Đông đảo trai tráng trong huyện Vạn Ninh đã tới làng Hội Khánh nơi đặt đại bản doanh cuộc khởi nghĩa tòng quân. Nhiều người còn đem theo cả vũ khí, lương thực đến. Phạm Chánh giao cho con trai là Phạm Luân biên chế nghĩa quân thành cơ đội, huấn luyện các thao tác chiến đấu, cách sử dụng vũ khí. Nguyễn Sum lo công tác hậu cần chủ yếu là mua sắm quyên góp vũ khí quân lương.

Nhận được tin Phạm Chánh cùng với Phạm Luân, Nguyễn Sum khởi nghĩa, Thượng thư bộ Binh Tôn Thất Thuyết cử phái viên giao cho ba người cai quản nghĩa quân hạt Vạn Ninh. Nhận thấy địa hình ở Hội Khánh trống trải, các ông xây dựng căn cứ và thành lập kho lương tại Đồng Đồn trên núi Ninh Phước. Phạm Chánh cùng Phạm Luân và Nguyễn Sum chỉ có tấm lòng căm thù giặc, yêu nước thiết tha, không có kiến thức về quân sự, lại không có tham mưu giỏi. Công tác tuyển quân cũng ồ ạt, theo lối “đánh trống ghi tên” không lựa chọn, nên có những kẻ cơ hội, cả bọn lưu manh lọt vào hàng ngũ. Quân Pháp nghe tin đánh bất ngờ vào ban đêm, các ông không đề phòng nên bị thất bại, nghĩa quân mạnh ai nấy chạy, kho lương bị đốt cháy.

Sau trận tập kích của quân Pháp, các ông tụ tập tàn quân chờ ngày khởi sự. Nhận được tin quân Pháp đóng ở thôn Hiền Lương, Phạm Chánh cùng Phạm Luân, Nguyễn Sum đem quân đến đánh báo thù. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, quân Pháp bị thiệt hại nặng nề, nhưng ba ông lại bị thua, quân số còn rất ít. Lẽ ra các ông nên rút vào nơi an toàn bổ sung lực lượng, trang bị thêm vũ khí, chờ cơ hội diệt địch thì các ông lại đưa số quân ít ỏi, trang bị kém xa quân Pháp, đánh trận thứ ba ở núi Quán Chùa. Kết quả là trận này các ông lại bị thua. Đánh ba trận thua cả ba, nghĩa quân chán nản bỏ đi. Khi hai cha con Phạm Chánh rút về căn cứ trên núi không thấy Nguyễn Sum, hai cha con ông xuống núi trở lại trận địa tìm kiếm thì thấy Nguyễn Sum bèn đưa về căn cứ chữa vết thương. Quân sĩ lúc này bỏ đi hết chỉ còn lại hai cha con Phạm Chánh và Nguyễn Sum.

Ba ông rút về núi Tu Bông, hết lương thực, bị quân Pháp bao vây chặt, không có người tiếp tế, Phạm Chánh về làng tìm lương thực, bị tay sai của giặc Pháp bắt nộp cho Đốc phủ. Khi dựng cờ khởi nghĩa ba người đã thề sống chết có nhau nên Phạm Luân và Nguyễn Sum tự ra cho giặc bắt để cùng được chết. Giặc Pháp và bọn tay sai dụ dỗ các ông đầu hàng, các ông không theo. Chúng tra tấn cực kỳ dã man cũng không khuất phục được các ông.

Chúng đưa các ông về làng Hội Khánh xử bắn tại Gò Đồn. Bắn xong, chúng chặt đầu ba người. Đầu cha con ông Phạm Chánh bêu tại Tu Bông, thân mình bêu tại Vạn Dã, đầu ông Nguyễn Sum bêu tại Vạn Dã, thân mình bêu tại Gò Bí (Tu Bông). Ai đi qua cũng vô cùng thương cảm, mãi ba ngày sau chúng mới cho gia đình chôn cất.

Mộ Phạm Chánh, Phạm Luân, Nguyễn Sum nay vẫn còn ở thôn Hội Khánh, huyện Vạn Ninh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #139 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 03:22:57 pm »

KỲ ĐỒNG NGUYỄN VĂN CẨM

Kỳ Đồng tên thật là Nguyễn Văn cẩm sinh ngày 10 tháng 8 năm 1875, cha là Nguyễn Văn Tỵ đỗ nhị trường, sống bằng nghề dạy học, đan lát và đóng cối xay, dân làng gọi là cụ Đồ Tỵ. Nguyễn Văn Cẩm sớm bộc lộ thông minh kỳ lạ từ khi mới bốn, năm tuổi. Năm 6 tuổi đã học chữ Nho, có tài ứng đối nhanh và rất tài tình. Lên bẩy tuổi, đã biết làm thơ chữ Hán và thuộc nhiều câu sấm Trạng Trình. Nghe đồn Nguyễn Văn Cẩm thông minh kỳ lạ, nhiều nhà nho đến tận nơi thử tài. Một hôm bạn của cha cậu đến chơi, đọc một câu trong sách:

Tam tài: thiên, địa, nhân (Ba cõi trời, đất, người).

Nguyễn Văn Cẩm ngồi chơi ở góc nhà liền đối:

Tứ thi: phong, nhã, tụng.

Chỗ hóc búa là nói đến bốn thể thơ mà chỉ có ba. Nhưng tuy ba mà bốn, vì chữ Nhã bao gồm cả chữ nhã và tiểu nhã cộng vói phong, tụng đúng là bốn thể thơ.

Những huyền thoại đối đáp của Kỳ Đồng với những nhà thâm nho, những vị khoa bảng nhiều và hết thảy người ra đối đều vô cùng thán phục. Điều đặc biệt là Kỳ Đồng chưa một lần bị thua cuộc.

Lên tám tuổi, Nguyễn Ván cẩm được cha dẫn lên tỉnh Hưng Yên dự kỳ thi sát hạch, chuẩn bị cho kỳ thi Hương ở Nam Định. Các quan chấm thi, thấy cẩm bé, ra câu đối cực khó, nhưng Kỳ Đồng lập tức đối lại rất chỉnh khiến các quan trường đều phải phục tài. Kết quả Nguyễn Văn Cẩm đạt hạng Ưu. Các quan tỉnh kinh dị làm sớ tâu về triều.

Vua Tự Đức có chỉ dụ: “Cấp cho trẻ lạ Hưng Yên Nguyễn Văn Kỳ (tức Cẩm) lên tám tuổi mà thông minh, nhà nghèo, chăm học, mỗi tháng ba quan tiền, một phương gạo, quần áo mỗi thứ hai cái, một năm cấp một lần”. (Trong bức thư gửi cho công sứ Thái Bình ngày 2/5/1897. Nguyễn Văn Cẩm cho biết tên Kỳ Đồng là do vua Tự Đức ban)

Tiếng tăm và những huyền thoại của Kỳ Đồng ngày càng vang xa. Nhân dân ở các tỉnh Bắc Kỳ, kể cả Thanh - Nghệ rất ngưỡng mộ và kính phục coi ông như Trạng Trình giáng sinh để cứu dân, cứu nước đã kéo nhau về xem mặt Kỳ Đồng đông như trẩy hội.

Năm 1887 phong trào theo Kỳ Đồng lên rất cao, các sĩ phu yêu nước ở Nam Định, Thái Bình muốn nhân dịp này tổ chức lực lượng để đánh chiếm thành Nam Định, nên đã tuyên truyền rộng rãi những kỳ tài của Kỳ Đồng.

Thống sứ Bắc Kỳ Bờ Ri e rơ (Brrière) trước từng làm công sứ Nam Định, sợ Kỳ Đồng trở thành ngòi nổ cho một cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Bắt Kỳ Đồng đưa đi tù thì lập tức dân có phản ứng mạnh mẽ đòi trả tự do cho thần tượng. Hắn liền đưa Kỳ Đồng sang học ở trường Lui Lơgrang (Louis Le Grand) ở thủ đô Algé nước Algéri để tách ông ra khỏi phong trào chống Pháp và hy vọng đào tạo thành tay sai của chúng. Tại Algérie, Kỳ Đồng đã liên hệ với vua Hàm Nghi (vua Hàm Nghi hơn Kỳ Đồng ba tuổi). Tháng 9 năm 1896, Kỳ Đồng đỗ tú tài toàn phần, chúng đưa ông về nước. Bọn cầm quyền Pháp giao cho ông nhiều chức vụ nhưng ông không nhận. Ông trở về quê mở trường dạy học chữ Hán và chữ Pháp. Người đến học trường ông rất đông. Ông làm giỗ bố thật to để bạn bè xa gần đến làng Ngọc Đình cùng nhau hội ngộ bàn việc cứu nước. Trước những hoạt động tích cực vận động phong trào chống Pháp của Kỳ Đồng, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường và giám sát ông chặt chẽ.

Kỳ Đồng xin phép mở đồn điền song mật thám Pháp cho theo dõi sát từng hành động nhỏ của ông ở khắp mọi nơi.

Kỳ Đồng trở thành quân sư của cuộc khởi nghĩa lớn do Mạc Đình Phúc lãnh đạo. Trước nguy cơ bùng phát một cuộc khởi nghĩa mới, Toàn quyền Đông Dương ra lệnh cho Péroz chỉ huy đạo quân Yên Thế phải bí mật bắt Kỳ Đồng. Khi ông bị bắt, giặc Pháp dùng thuyền máy đưa ông về Hải Phòng. Từ Hải Phòng chúng đưa ông vào Sài Gòn theo đường biển rồi giải sang Pháp. Từ khi bị bắt, chúng cùm xích ông canh gác rất chặt rồi đưa đi đầy ở Tahiti thuộc quần đảo Polinêdi. Tin tức Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm bị Pháp bắt đầy sang đảo Tahiti, lập tức Hội Bảo vệ và bênh vực nhân dân bản xứ tại Pháp, bác sĩ Ghia người cùng Kỳ Đồng khai phá đồn điền chợ Kỳ ở Yên Thế đã gửi thư cho Toàn quyền Pôn Dume đòi trả tự do cho Kỳ Đồng nhưng không kết quả. Tại Tahiti, Kỳ Đồng đã làm quen với nhà danh họa người Pháp bị đày sang đó năm 1901. Ông viết một vở kịch ba hồi “Những mối tình của người họa sĩ già ở quần đảo Mác ki dơ”. Trong suốt 30 năm bị đi đầy, ông không được gặp một người đồng bào nào của mình, không hề biết tin tức gì về đất nước mình. Ông mất ngày 17/7/1929.




MẠC ĐÌNH PHÚC

Mạc Đình Phúc tên thực là Nguyễn Khắc Tình, còn gọi là Khóa Tinh, Khóa Doãn, người làng Bình Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Ông là người có học, đỗ khóa sinh, từng làm tiên chỉ ở làng Bình Hà. Ông có quan hệ rộng với hàng lý dịch trong huyện và có hiểu biết về lính Pháp.

Từ năm 1881, khi Nguyễn Văn Cẩm lên 6 tuổi nổi tiếng thần đồng, được coi là Trạng Trình tái thế cứu nhân dân. Người khắp các tỉnh ở Bắc Kỳ, cả Thanh - Nghệ kéo đến làng Ngọc Đình xem mặt và thử tài. Trong dòng người đó có Nguyễn Khắc Tinh.

Tại đây, ông đã thấy rõ trí tuệ thông minh của Nguyễn Văn Cẩm trong lòng rất kính phục. Ông cũng kết thân với các nhà nho như cử nhân Bùi Tam Đồng huấn đạo huyện Duyên Hà, Phó bảng Trần Xuân Sắc, tri huyện huyện Tiên Lữ, cử nhân Nguyễn Bá Ôn, quê ở làng Nguyệt Lâm, huyện Kiến Xương, cử nhân Phan Cung quê ở Nam Định.

Từ đó Khóa Tinh thường xuyên đi lại với các nhà nho ở Thái Bình (khi đó còn là phủ Thái Bình, thuộc tỉnh Nam Định) và huyện Duyên Hà (khi đó thuộc Hưng Yên).

Sau khi Kỳ Đồng về nước và tổ chức một cuộc gặp mặt anh em, đồng bào, Mạc Đình Phúc trở về Thanh Hà gấp rút chuẩn bị cho sự ra đời của tổ chức Mạc Thiên binh. Ông triệu tập gấp cuộc họp với Nguyễn Văn Viễn, Phạm Ngọc Bài, Phạm Huy Thiện, Đội Khánh, Quản Hà phát động phong trào Mạc Thiên binh, Phan Cung cũng rời Nam Định sapg Thanh Hà với danh nghĩa thầy đồ đi mở trường dạy học để giúp Mạc Đình Phúc thảo hịch, mệnh lệnh, thư từ giao dịch với thủ lĩnh các tỉnh.

Mạc Đình Phúc giao cho Nguyễn Văn Viễn, Phạm Ngọc Bài, Phạm Huy Thiện phát triển lực lượng ở Hải Dương còn ông tới Hải Phòng, bí mật liên hệ với tri phủ Kiến Thụy Phạm Huy Du và các thủ lĩnh ở Kiến An như Lãnh Mộc, Tổng Tốn...

Tại Thái Bình, ngoài việc gặp gỡ chủ súy Nguyễn Bá Ôn, Mạc Đình Phúc thường đến chùa Lãng Động ở huyện Trực Định (Kiến Xương) bàn bạc với sư Thụ người chỉ huy quân sự cao nhất ở Thái Bình tuyên truyền chống Pháp. Ông phát cho nghĩa đảng của mình một thẻ tre có chữ Mạc Thiên binh.

Mạc Đình Phúc loan truyền tin, ông được trời cho chức “Mạc thị khâm sai trừ Tây, diệt Nguyễn” do đó ông có nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân chống Pháp, đánh đuổi, tiêu diệt chúng, lật đổ vua quan nhà Nguyễn. Phong trào Mạc Thiên binh từ Thanh Hà lan rộng ra các huyện.

Cùng với việc tuyển quân tại chỗ, Mạc Đình Phúc, Nguyễn Bá Ôn, Bùi Tam Đồng, Phan Cung... còn tích cực vận động người di dân lên Yên Thế xây dựng đồn điền chợ Kỳ cho Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, thực tế là để dự các lớp huấn luyện quân sự do Kỳ Đồng trực tiếp giảng dạy.

Pháp giao cho tri phủ Lê Văn Thức đánh dẹp nghĩa quân ở Thanh Hà. Sau khi Tuần Thức bắt được Mạc Đình Phúc, chúng giải ông về thị xã Hải Dương và xử tử ông vào ngày 29 tháng 12 năm 1897.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM