Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:08:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 284 Anh hùng hào kiệt của Việt Nam  (Đọc 160910 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #120 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 02:52:47 pm »

CỬ BÌNH

Cử Bình ( không rõ họ tên thật) quê ở làng Liễu Dịch, huyện An Lão, phủ Kiến An, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ cử nhân dưới triều Nguyễn, nhưng chán ghét triều đình đầu hàng giặc, ông không ra làm quan.

Cử Bình cùng với Nguyễn Văn Tư khởi nghĩa, lập căn cứ ở chùa Hoa Long, núi Voi (huyện An Lão, phủ Kiến An) rồi liên lạc với Tán Thuật khởi nghĩa ở huyện Đông Triều, Chí Linh với Đốc Tít, khởi nghĩa ở Trại Sơn, cù lao Hai Sông (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng).

Cử Bình giữ cương vị chỉ huy trưởng, Nguyễn Văn Tư giữ cương vị phó chỉ huy. Năm 1884 nghĩa quân Cử Bình, Nguyễn Văn Tư có khi độc lập tác chiến có khi phối hợp với các lực lượng nghĩa quân khác liên tục đánh phá giao thông đường thủy, đường bộ của địch.

Năm 1885 nghĩa quân Cử Bình hoạt động chống Pháp ở các huyện An Lão, Kiến Thuỵ, Tứ Kỳ. Theo một tài liệu của Pháp thì Cử Bình là một tướng của Đề đốc Tạ Hiện. Tạ Hiện có 5 dinh là: trung quân, tiền quân, hậu quân, tả quân, hữu quân. Cử Bình chỉ huy hậu quân. Piglowski trong sách Histoire de la garde indigène de l’An Nam, tập I, Hà Nội. Les province du Tonkin; Hưng Yên Reme indochinois n08, 30/10/1905 cũng công nhận Cử Bình là Hậu quân của Đề Hiện.

Từ ngày 2/2/1887 Tạ Hiện bị quân Pháp bắt và giết thì Cử Bình phối hợp với Tiền quân đô thống Phạm Văn Đức, Lãnh Pha hoạt động ở các cửa sông Thái Bình, Văn Úc, các đảo Đồ Sơn, Cát Bà.

Tháng 12/1888, Cử Bình và Lãnh Tư chỉ huy nghĩa quân tấn công và tiêu diệt đồn núi Voi. Trận đánh kéo dài suốt từ 4 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Về trận này, Minh Thành viết trong bài: “Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử như sau: “Vào tháng 12/1888, nghĩa quân đã tấn công đồn Voi (Hải Dương) suốt từ 4 giờ sáng đến 4 giờ chiều”.

Cũng về trận đánh này Lịch sử đấu tranh vũ trang huyện An Lão viết như sau: “Tại núi Voi, nghĩa quân do Lãnh Tư (Khúc Giản), Cử Bình (Liễu Dịch) chỉ huy tiến công Tượng Sơn (Núi Voi) dùng hoả công đốt cháy đồn giặc, giết chết tên quan Ba chỉ huy đồn”.

Giặc Pháp đem quân đánh Cử Bình nhiều lần không được, chúng sai bọn cha cố phản động lừa bắt ông rồi xử tử hình. Triều đình nhà Nguyễn hùa theo giặc Pháp xoá tên ông trong danh sách cử nhân.

Sau khi xử tử hình Cử Bình, thực dân Pháp đã san bằng khuôn viên chùa Long Hoa căn cứ của nghĩa quân.

Ngày 28/11/1996, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ký Quyết định số 666 QĐ/UB về việc đổi tên, đặt tên một số đường phố trên địa bàn quận Hồng Bàng. Trong đó đường hiện mang số 24 (a) dài 500 mét được đặt tên là phố Cử Bình.





LÃNH ĐẬU

Lãnh Đậu ( không rõ tên họ thật) quê ở huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tham gia cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo từ năm 1883. Lãnh Đậu cùng một số người ở huyện Mỹ Hào đã tới Chí Linh, Đông Triều tham gia nghĩa quân. Ông đã theo Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiện Kế về hạ thành Hải Dương, song việc không thành, nghĩa quân phải rút lui về Chí Linh, Đông Triều. Sau Tán Thuật cử Lãnh Đậu về xây dựng căn cứ chống Pháp ở các xã Vân An, Sài Phi, Vân Cốc, nay thuộc xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào. Với sự nhiệt tình của nhân dân, hưởng ứng lời kêu gọi chống Pháp của Nguyễn Thiện Thuật, đông đảo trai tráng, cả người già, phụ nữ cũng gia nhập nghĩa quân. Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình ủng hộ của nhân dân, quân của Lãnh Đậu có tới hơn 200 người nhưng chưa bao giờ bị thiếu lương thực, thực phẩm.

Lãnh Đậu xây dựng các xã Vân An, Sài Phi, Phong Cốc thành những làng chiến đấu, trong hào, ngoài luỹ tre dầy đặc, giặc Pháp và bọn tay sai Việt gian đem quân đánh phá nhiều lần không được. Lãnh Đậu chỉ huy đánh nhiều trận lớn như trận Cầu Đồng ở huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, nghĩa quân thắng trận về mổ lợn ăn mừng thì bị bọn Việt gian đưa đường quây kín chung quanh làng rồi tấn công. Nghĩa quân chiến đấu suốt từ gà gáy đến tận ba giờ chiều thì bị giặc Pháp vây chặt nghĩa quân trong một xóm nhỏ, tình thế vô cùng nguy hiểm. Lãnh Đậu cho quấn vải tẩm dầu lên mình hai con trâu, đốt lửa, đánh trâu xông vào bọn giặc. Bọn giặc kinh hoàng vứt cả súng tháo chạy, nghĩa quân thừa cơ rút lui an toàn

Quân Pháp nhiều lần tấn công vào các làng Vân An, Sài Phi, Phong Cốc đều bị Lãnh Đậu và vợ chồng Lãnh Lường đón đánh từ xa khiến chúng phải tháo chạy. Trong một trận đánh khác, nghĩa quân chỉ có 12 người phục kích ở chợ Đường Cái đã đánh cho một toán quân Pháp đi tuần thua chạy toán loạn.

Năm 1892 phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã, Lãnh Đậu đem 7 nghĩa quân về đóng ở Vũ Xá. Quân Pháp đưa quân đến vây bắt, Lãnh Đậu chỉ huy anh em chiến đấu quyết liệt. Cuối cùng thoát khỏi vòng vây. Ông vừa chạy khỏi làng thì bị quân Pháp đến tăng viện đón đường bắn chết. Giặc Pháp rất căm Lãnh Đậu người đã đánh chúng nhiều trận, giết lính Pháp, lính người Việt đánh thuê cho Pháp. Chúng trả thù ông bằng cách chặt đầu ông cắm cọc bêu ở cổng đồn, cắt hẳn một tiểu đội lính canh gác, còn xác ném xuống sông.

Được nhân dân chỉ đường, Lãnh Lường giao cho vợ là bà Phạm Thị Ngảnh chỉ huy một số nghĩa quân đi mò xác Lãnh Đậu còn mình chỉ huy nghĩa quân đánh đồn và cướp đầu Lãnh Đậu đưa về an táng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #121 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 02:55:33 pm »

ĐỀ QUÝ

Đề Quý ( không rõ tên thật) là lính thị vệ của kinh đô Huế có công được thăng chức tuần thành, nên còn gọi là Tuần Quý. Kinh thành Huế thất thủ (tháng 7/1885) ông về Bắc.

Sau đó ông theo Tán Thuật được phong chức Đề đốc, nên còn gọi là Đề Quý, Cẩm Quý, Thạnh Quý. Ông được phân công chỉ huy nghĩa quân vùng giữa Hải Dương - Hải Phòng. Đề Quý nổi tiếng gan dạ, ra trận thường đi trước, tính nóng như lửa. Nhiều lần chỉ một mình ông đánh thắng cả một toán quân Pháp. Ông chỉ huy nhiều trận đánh xuất sắc, có công lớn. Lính Pháp, lính Nam nghe tiếng ông là kinh sợ hết hồn. Quân Pháp dùng chức tước, tiền bạc mua chuộc ông song không được.

Tháng 1/1887, Lãnh Giang, Đốc Khoát, Đội Văn, Đề Quý phối hợp với nghĩa quân Ba Báo thành một đạo quân lớn tấn công các hạm tàu, xà lúc của quân Pháp vận chuyển quân lính, khí tài, lương thực, thư từ trên sông Luộc. Kết quả ba chiếc xà lúc trên sông Luộc bị tấn công, một chiếc tất cả thủy thủ sợ hãi bỏ trốn, nghĩa quân trèo xuồng ra thu hết vũ khí, quân trang, lương thực, đốt phá xà lúc.

Tháng 3/1889, phân đội Đống Mối (Văn Lâm) nhận được tin báo là toán của Đề Quý đang đồn trú ở các hang thuộc hai hòn đảo nhỏ thuộc huyện Nghiêu Phong gần đảo Cát Bà. Tin này do Bang Huy còn gọi là Lang Biên thuộc toán của Quý phản bội báo cho Pháp. Nhưng Hoàng Cao Khải đang đuổi theo quân của ông Thuật đang hoạt động ở tỉnh Phúc Yên, toán quân của Ba Phi ở Gia Lâm, Văn Giang, nên chưa đem quân đi đánh quân của Đề Quý được.

Đề Quý đang hoạt động ở vùng biển Ninh Hải (Hải Phòng) và các đảo thì tháng năm ông lại đột ngột chuyển địa bàn hoạt động ở Khoái Châu để tránh trận càn lớn của thuỷ quân Pháp ở các đảo.

Ngày 20/5/1889 viên Chương ấn Hưng Yêu báo cho người Pháp ở Hưng Yên biết một toán 200 nghĩa quân do Đốc Sung, Đề Quý, Lãnh Mỹ chỉ huy tấn công 30 lính vệ binh đóng ở Hoàng Trạch tổng Mễ Sở, huyện Khoái Châu do cai Soler chỉ huy lúc đang đi tuần tra, thám báo. Bọn vệ binh thua phải rút chạy về Bình Phú, tổng Khoá Nhu. Mặc dù đã có viện binh viên phó quản chỉ huy từ đồn Lực Điền, tổng Tử Dương, huyện Yên Mỹ đến cứu viện. Đồn Bần Yên Nhân cho một toán thám báo đông tới 100 quân theo dõi các hoạt động của nghĩa quân.

Khi trận càn lớn của thuỷ quân, hải quân Pháp chấm dứt ở các đảo thì Đề Quý, Lãnh Hai, Lãnh Nhan, Tuấn Huế lại trở về hoạt động ở vùng Tứ Kỳ, Thanh Hà, Tiên Lãng, vùng cửa sông và các đảo.

Đề Quý cũng đã trở lại chiến trường, tổ chức lại đội ngũ, trang bị thêm vũ khí đánh phá các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành. Trên địa bàn có các huyện khác như huyện Năng Yên, Thanh Lâm lại xuất hiện các đạo quân khá mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

Trước sự xuất hiện của một lực lượng nghĩa quân hùng mạnh và liên kết nhau chặt chẽ dưới sự chỉ huy chung của vị tổng chỉ huy Nguyễn Thiện Kế, còn phía quân Pháp ở Hải Dương thì lực lượng Bảo an binh từ 800 đã bị thương vong trong các trận chiến đấu, do bỏ ngũ nay chỉ còn lại 450 và không có hy vọng gì tăng lên được.

Trước tình hình không có lợi đó, Toà sứ Hải Dương chủ trương và được bộ Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp ở Trung- Bắc Kỳ, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ chấp nhận đã thành lập một lực lượng cảnh sát đặc biệt dưới danh hiệu “lính cơ”. Lực lượng cảnh sát này thi hành mệnh lệnh trực tiếp của các quan phủ huyện được trang bị súng bắn nhanh, cho phép các quan phủ huyện hoạt động trong bất cứ thời điểm nào chống bọn phá rối trật tự theo sáng kiến và ý thức trách nhiệm của chính mình. Lực lượng này được bổ sung hoàn chỉnh thêm bằng sáng kiến tổ chức một lực lượng tuần tra và thám báo do hào mục các thôn xã đảm nhiệm bằng sự thiết lập hàng loạt những lô cốt trên các ngả đường giao thông quan trọng. Những lô cốt này dùng làm nơi đồn trú tạm thời cho những đạo quân thường xuyên di động trong tỉnh từ chỗ này qua chỗ khác làm cho tất cả dải đất của tỉnh này đều nằm trong sự giám sát và cũng từ đó có sự tuần tra của hào mục càng tăng thêm phần hiệu lực.

Sự hoạt động mạnh mẽ của Đề Quý khiến cho công sứ Hải Dương và Hoàng Cao Khải đối phó bằng các cuộc hành quân không tiêu diệt được ông, đã tìm cách mua chuộc, hắn sai viên quản Vinciliomi trước kia từng có quan hệ với Đề Quý cho người đem thư của hắn tới dụ dỗ Đề Quý ra hàng. Đề Quý khảng khái trả lời: “Tôi hành động trên vì nước, vì vua, dưới vì chủ soái tôi. Còn tôi đã quyết dù có chết cũng không thay đổi”.





NGUYỄN HỮU ĐỨC

Nguyễn Hữu Đức còn gọi là Nguyễn Đức, người làng Mễ Xá tổng Nhân Vũ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông đậu cử nhân nhưng không ra làm quan ở nhà dạy học. ngấm ngầm nuôi chí đánh Pháp.

Ngày 28/3/1883 thành Hưng Yên bị quân Pháp hạ một cách dễ dàng vì quan quân nhà Nguyễn ươn hèn không dám đánh trả. Đinh Gia Quế, đang làm Chánh tuần huyện Đông Yên căm thù giặc Pháp và quan lại Triều đình Huế bỏ quan chuẩn bị khởi nghĩa đã đến bàn với ông, được ông nhất trí và tham gia ngay từ đầu. Nguyễn Hữu Đức đã vận động con cháu, môn sinh và trai tráng trong vùng gia nhập nghĩa quân.

Tháng 7/1885 Nguyễn Thiện Thuật đang ở Long Châu (Trung Quốc) nhận được Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi đã trở về nước, về vùng giáp ranh Hải Dương - Hưng Yên - Bắc Ninh mời ông và cử nhân Ngô Quang Huy đến bàn cách khôi phục cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông được Nguyễn Thiện Thuật giao cho phụ trách miền Nam Hưng Yên và làm dâng sớ lên vua Hàm Nghi phong ông là Tán tương quân vụ. Vì thế nghĩa quân và nhân dân gọi ông là ông “Tán Nam”. Sỹ phu Bắc Kỳ quý tài năng, đức độ của ông đã tôn ông là một trong “Tứ Tán Bắc Kỳ”. (Đó là: Tán Bắc - Nguyễn Cao, tán lý quân vụ Thái Nguyên, còn gọi là ông Tán Cách Bi, vì ông quê ở làng Cách Bi, tỉnh Bắc Ninh; Tán Đông là Nguyễn Thiện Thuật; Tán Nam là Nguyễn Hữu Đức; Tán Tây là Nguyễn Ái, tự Trắc Phong, đỗ tiến sĩ. Mối quan hệ giữa bốn ông Tán như sau: con gái Nguyễn Thiện Thuật là Nguyễn Thị Trúc lấy con trai ông Nguyên Hữu Đức là Nguyễn Hữu Hạnh, cháu gái của Nguyễn Thiện Thuật (Nguyễn Thị Vân, húy Hợi) gả cho Nguyễn Cương, điệt tôn của Nguyễn Cao, cháu Nguyễn Ái gả cho cháu Nguyễn Thiện Thuật (cháu gọi Nguyễn Thiện Kế là ông nội).

Nguyễn Hữu Đức giúp các tướng như Đề Tập ở Kim Động, giúp xã Tam Nông ở Tiên Lữ chống càn quét của giặc Pháp, bảo vệ được làng xóm, liên tục tập kích các đồn giặc, phục kích giặc trên đường 39, 38, đường đê sông Luộc. Ông còn tổ chức các trận đánh lớn ở đoạn giữa Dốc Lã, (Hưng Yên) Thanh Miện ( Hải Dương), Hưng Nhân, Duyên Hà (Thái Bình).

Nguyễn Hữu Đức không chỉ tổ chức lực lượng kháng chiến, đột kích, tập kích. phục kích quân giặc, ông còn rất coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, vì ông hiểu rõ muốn nhanh chóng đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ cõi thì cả dân tộc Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, sang hèn đều phải đồng tâm nhất trí nên rất coi trọng công tác tuyên truyền, vạch trần tội cướp nước của giặc và đám vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc.

Nói về các hoạt động tích cực của ông, A de Miribel từng làm Công sứ Hưng Yên đã phải thú nhận trong cuốn: “Lịch sử cuộc chiếm đóng Hưng Yên” (La Pronnes de Hung Yên) về vai trò quan trọng của cử nhân Nguyễn Hữu Đức như sau: “Tán Thuật và Cử Đức là linh hồn của cuộc nổi dậy. Hai người đi hết làng này đến làng khác họp các kì hào và nhóm lên trong lòng họ ngọn lửa yêu nước nồng nàn. Cả hai đều tỏ ra có tinh thần vô tư tuyệt đối và tinh thần hi sinh lớn lao đều phê phán những sự trả thù tàn bạo và những sự đàn áp đẫm máu. Họ tuyên truyền kháng chiến chống người ngoại quốc và hết sức thu phục những người theo họ bằng sự mềm mỏng và lòng tin chứ không phải bằng cách làm cho họ sợ hãi...Đó là bản chất của nhà ái quốc bất khuất, chúng ta phải mất 5 năm trời để chiến đấu với những ảnh hưởng của ông ta”.

Khi cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại (tháng 4 năm 1892) Nguyễn Hữu Đức phải chạy sang các tỉnh Thái Bình, Hải Dương. Hà Nam trong nhiều năm. Giặc Pháp bắt bớ giam cầm nhiều người trong gia đình, ép ông phải về hàng. Biết rõ uy tín của ông trong các tầng lớp nhân dân và giới khoa bảng, giặc Pháp và bọn quan lại dụ dỗ ông ra làm quan, nhưng trước sau ông từ chối, ở nhà dạy học.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #122 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 02:58:29 pm »

CHÁNH TÍNH

Nguyễn Đình Tính quê ở xã An Vĩ, tổng An Cảnh, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cả ba anh em ông đều gia nhập lực lượng khởi nghĩa của quan tuần huyện Đinh Gia Quế, ông được phong là Chánh đề đốc.

Chánh Tính chỉ huy nhiều trận đánh, có trận quân ta ở trong bãi sậy lực lượng ít, quân Pháp bao vây kín chung quanh, Chánh Tính cho đốt nhiều đống lửa nghi binh. Quân Pháp tưởng quân ta đông, không dám tấn công phải rút quân. Trong trận đánh quân Pháp càn quét vào làng Ngọc Nha, Chánh Tính đã cho quân nấp dưới cống, tiểu đội Pháp đi tới anh em xông lên diệt gọn cả tiểu đội thu vũ khí...

Nghĩa quân do Chánh Tính chỉ huy đóng ở xã Trung Châu (Khoái Châu), liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân Pháp gây cho chúng nhiều tổn thất.

Trong hoàn cảnh nghĩa quân bị địch vây ráp liên tục, gặp phải rất nhiều khó khăn, Chánh Tính đã tập hợp các tướng, đánh trả các cuộc tấn công của quân Pháp, bảo vệ được căn cứ Bãi Sậy phá tan âm mưu liêu diệt căn cứ Bãi Sậy của giặc Pháp và Hoàng Cao Khải.

Tháng 8/1885, Nguyễn Thiện Thuật về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Chánh Tính rất mừng vì cuộc khởi nghĩa đã có một thủ lĩnh tài giỏi lãnh đạo nên thực hiện ngay mệnh lệnh.

Dưới sự lãnh đạo của Bắc Kỳ Hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa được phục hồi nhanh chóng và phát triển ra các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ gây cho quân Pháp nhiều tổn thất lớn. Ngày 12/8/1888 công sứ Hưng Yên Dalmas và tổng đốc Hoàng Cao Khải hạ lệnh cho lính về An Vĩ bắt Chánh Tính, không bắt được ông, chúng bắt 15 kỳ mục của làng.

Những trận đánh do Chánh Tính, chỉ huy diễn ra liên tiếp gây cho quân Pháp những tổn thất nặng nề.

Tháng 10/1890 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc giao quyền Tổng chỉ huy cuộc khởi nghĩa cho Nguyễn Thiện Kế, lực lượng nghĩa quân suy yếu. Nhưng theo tài liệu của mật vụ Pháp thì Hai Kế vẫn còn bẩy thủ lĩnh chính trong đó có Chánh Tính, ông vẫn còn trên 200 quân, ba phần tư được trang bị súng bắn nhanh. Nghĩa quân của ông hoạt động mạnh mẽ ở Nam Hưng Yên, Nam Hải Dương gây cho quân pháp nhiều tổn thất lớn, đến nỗi chúng phải kêu lên “Hai toán còn lại tiếp tục chống cự là Đề Tính và Lãnh Điển. Hai toán này hoạt động ở phủ Khoái Châu và mỗi khi cần thiết lại vào ẩn nấp ở vùng Bãi Sậy, họ đã chống cự lại một cách hữu hiệu đối với các cuộc truy kích của binh đoàn”.

Nghĩa quân Chánh Tính hoạt động mạnh chỉ tính từ tháng 4 đến tháng 6/1891 De Porto Carrero giám binh hạng nhất chết; ngày 27/6/1891 tên La Sage giám binh hạng nhì bị giết cùng nhiều lính Âu-Phi, lính Nam.

Sang tháng 7/1891 Chánh Tính bị đạo quân lớn của Hoàng Cao Khải không ngừng truy kích. Ông phải cùng các Lãnh binh Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Đình Đề, Lãnh binh Ba Sành đưa 300 quân vượt sông Hồng sang Hà Đông để liên lạc với nghĩa quân của hai thủ lĩnh Đôn và Tây đang hoạt động ở vùng này.

Tháng 8/1891 quân Pháp truy kích Chánh đề đốc Nguyễn Đình Tính mãi không được cuối cùng nhờ tên Lãnh binh Lê Văn Vắn phản bội nghĩa quân đầu hàng Pháp bao vây mới bắt được. Sau khi bắt được ông chúng tiếp tục truy kích bắt được hai ông Lãnh Xuyên, Lãnh Đề. Chúng đưa ba ông về giam ở thành Hưng Yên. Ngày 21/8/1891 chúng xử chém ba ông (ngày 17 tháng 7 năm Tân Mão). Chúng vứt thây ba ông ở đâu không rõ, còn đầu ba ông chúng chôn ở trong thành, lấp đất, đặt kiềng lên trên đun và giao cho Đội Quý canh giữ.

Em gái Lãnh Đề tìm mọi cách không lấy được đầu ba ông sau phải nhận lời lấy Đội Quý, chuốc rượu cho Đội Quý và bọn lính gác say rượu rồi đào lấy đầu ba ông đem về An Vĩ, bí mật chôn ở vườn trầu không, lấy cành dâu làm xương rồi an táng.





LÃNH SẬY

Lãnh Sậy tên thật là Nguyễn Đình Mai, còn gọi là Nguyễn Xuân Mai, người làng Thọ Bình, cùng thôn với Đinh Gia Quế. Ông là người có công lớn xây dựng và phát triển lực lượng nghĩa quân Bãi Sậy từ năm 1883 đến năm 1885. Ông là người thiết kế và chỉ đạo thi công thành Thọ Bình ở ấp Thọ Bình. Ấp này ở cách xa làng Thọ Bình, gần ấp Dương Trạch, gần đê sông Hồng, cách đền Hóa Dạ Trạch theo đường chim bay một kilômét. Đó là một kiến trúc quân sự hiện đại vào cuối thế kỷ XIX.

Ngoài nhiệm vụ xây dựng lực lượng nghĩa quân, xây dựng công trình phòng thủ, với phương châm tự túc lương thực tới mức cao nhất. Đổng Quân vụ Đinh Gia Quế giao cho Lãnh binh Nguyễn Đình Mai chỉ huy hậu cần lo quân lương, vũ khí cho quân khởi nghĩa. Nguyễn Đình Mai đã thu thuế của nông dân cứ mỗi mẫu ruộng nộp ba phương thóc, ông còn tịch thu thóc của quan lại, địa chủ theo Pháp chống nghĩa quân. Ông cũng quan hệ chặt chẽ với chánh tuần huyện Đông Yên Dương Văn Bính ở xã Phù Sa mật báo cho ông biết ngày giờ, địa điểm quân Pháp vận chuyển quân lương để ông cho quân đánh úp cướp lương.

Nhằm tự túc lâu dài và ổn định lương thực cho nghĩa quân, giảm bớt sự đóng góp của nhân dân Nguyễn Đình Mai đã chọn những nghĩa quân già yếu và những nông dân tự nguyện đi phục vụ nghĩa quân phát, đốt sậy khai hoang đắp bờ được hàng trăm mẫu cấy lúa, trồng rau mầu. Đến vụ thu hoạch thì nghĩa quân thay nhau về gặt lúa. Số thóc đó được gửi trong dân bảo quản và xay giã giao cho nghĩa quân. Chính vì ông chỉ huy việc đốt sậy khai hoang, nên nghĩa quân gọi ông là Lãnh Sậy, quân Pháp cũng gọi theo như vậy.

Lãnh Sậy còn đảm nhiệm việc cung cấp vũ khí cho nghĩa quân. Lãnh Sậy không những chỉ tổ chức sản xuất súng ở hai làng Hoàng Vân mà sản xuất ở nhiều làng khác như Tân Dân, Ông Đình, Phù Sa, Ngọc Nha, Dạ Trạch cung cấp vũ khí cho nghĩa quân.

Có thời kỳ Lãnh Sậy đóng đại bản doanh ở đền An Lạc.

Ông chỉ huy nhiều trận đánh, trong trận đánh ở xã Đức Nhuận gần đền Dạ Trạch, Piglowski viết: “Trong trận đánh ở Đức Nhuận, nghĩa quân mặc quần áo như nông dân, quân Pháp chỉ nhận ra Lãnh Sậy chỉ huy trận đánh vì ông chít khăn xanh, thắt lưng đỏ”.

Từ cuối năm 1884 đến giữa năm 1885 lực lượng nghĩa quân Đổng Quế ngày càng mạnh. Tháng 11/1884, quân Pháp và quân Hoàng Cao Khải tấn công căn cứ Bãi Sậy. Lãnh Sậy dẫn quân vượt sông Hồng đánh sang các huyện Thường Tín, Thanh Trì tỉnh Hà Đông khiến quân Pháp đang đánh phá Bãi Sậy phải vội vã rút quân về bảo vệ phía Nam thành phố Hà Nội.

Lãnh Sậy còn cùng các tướng tấn công các đồn Ứng Lôi, Bình Phú, Lực Điền gây cho chúng thiệt hại về người, vũ khí và nỗi kinh hoàng không dám đi càn quét các vùng chung quanh.

Giữa tháng 8/1885 (tháng 7 năm Ất Dậu) Đinh Gia Quế cùng Lãnh Sậy đem quân vượt sông Hồng đánh đuổi Hoàng Cao Khải, Cao Khải thua bỏ chạy theo đường đê về Hà Nội. Hai ông dẫn quân đuổi đến tận làng Thanh Trì (giáp cảng Phà Đen, Hà Nội) thì có kẻ đưa Hoàng Cao Khải đi giấu nên hắn thoát chết. Hai ông dẫn quân trở về đến bến đò Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) thì bị quân Pháp phục kích. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề, tan vỡ. Đổng Quế phải trốn lên một làng gần bến đò Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Quân Pháp bắt được Lãnh Sậy, chặt đầu ở gốc gạo đền Lộ, đem đầu về Hà Nội rồi đưa về Hưng Yên bêu, còn xác vùi ở gốc gạo trước cửa đền Lộ.

Sau này con cháu Lãnh Sậy xây một ngôi miêu tưởng niệm dưới gốc gạo đền Lộ và cúng giỗ vào ngày 17 tháng 7 âm lịch là ngày ông đi đánh trận này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #123 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:03:54 pm »

PHẠM VĂN BAN

Phạm Văn Ban sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở làng Đống Vậy, xã Bối Khê, tổng Huệ Lai huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, nay thuộc xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi. Cha ông là Phạm Văn Cán, Chánh tổng tổng Huệ Lai, ông cũng đương chức Lý trưởng xã Bối Khê.

Với lòng yêu nước sâu sắc và chí căm thù giặc Pháp cướp nước và lũ Việt gian bán nước, Phạm Văn Ban đã bàn bạc với ông tú tài Thương Bằng, với ông Xã Thâu ở xã Bối Khê, Nguyễn Đình Tuyển ở xã La Mát kế hoạch khởi nghĩa. Phạm Văn Ban dựng một lá cờ đại ở đình Bối Khê, đánh trống để tuyển mộ quân.

Vấn đề vũ khí được Phạm Văn Ban hết sức quan tâm, ngoài vũ khí tự tạo như dao kiếm, lao, đoản đao, súng kíp, ông còn tổ chức nhiều trận đánh táo bạo vào đồn địch lấy súng đạn của giặc. Ngoài ra ông còn tập trung tất cả thợ rèn giỏi nghiên cứu cách chế tạo súng theo mẫu súng 1874; súng remington, súng lục của quân Pháp. “ví như lò rèn của nghĩa quân Đề Ban ở làng Nhân Đồng (tổng Huệ Lai, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Đề Ban lại có một nghĩa quân rất giỏi nghề đẽo báng súng bằng gỗ quê ở làng Bối Khê (Ân Thi, Hưng Yên) chuyên việc chữa các báng súng trường kiểu 1874. Ông này được mệnh danh là Cai Binh” (Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy đăng trang Tập san Nghiên cứu lịch sử năm 1961).

Phạm Văn Ban lập đại bản doanh ở xã Bối Khê quê hương ông và ở đền Phù Ủng. Đề Ban hoàn toàn làm chủ ba tổng Huệ Lai, Phù Vệ, Đỗ Xá. Song địa bàn hoạt động của ông rất rộng gồm Ân Thi, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ (Hưng Yên); Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện (Hải Dương). Ông thường đi xe ngựa do một con ngựa đen kéo, có một nghĩa quân đánh xe, hai nghĩa quân trang bị súng bắn nhanh đi hộ vệ. Ông đi theo hành trình từ Bối Khê đi qua An Khải, Chu Xá, Huệ Lai, Kim Lũ, Phù Ủng, Đào Quạt, Tiên Kiều, rồi trở lại Bối Khê để nắm tình hình, kiểm tra công việc của nghĩa quân. Khi ra trận ông cưỡi ngựa đen có đủ yên cương, nhạc.

Hầu hết dân ba tổng Huệ Lai, Đỗ Xá, Phù Vệ đều theo Đề Ban. nghĩa quân có lới hàng nghìn, dân đều theo Đề Ban nên giặc Pháp gọi là “Tam tổng chi nhân đô thị tặc” nghĩa là “cả ba tổng đều làm giặc”.

Đề Ban đã liên hệ với Đinh Gia Quế ở làng Thọ Bình thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và với các thủ lĩnh khác ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh để cùng đánh Pháp.

Từ giữa năm 1885, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy bị suy yếu có nguy cơ tan rã thì lực lượng nghĩa quân do Đề Ban chỉ huy vẫn hầu như nguyên vẹn.

Và tại Văn chỉ Bình Dân thì Đề Ban đã có mặt chiến đấu dưới ngọn cờ Cần vương do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.

Cuối năm 1885 quân Pháp tập trung quân đánh Đề Ban, ông phải đưa hơn 1000 quân chạy lên Đông Triều, tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh), Nguyễn Thiện Thuật tới bàn bạc với ông, chỉ giữ lại 300 người khỏe mạnh, trung thành, dũng cảm được trang bị tốt. Từ đó Đề Ban không phải lo nhiều về lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân.

Khi biết tin về Đề Ban đóng quân ở làng La Mát, quân Pháp huy động lực lượng lớn đến bao vây nhằm tiêu diệt cánh quân của ông.

Ngày 8/2/1891 quân Pháp tập trung trên 1400 dân binh và lính lệ do thanh tra Blanchart và Hoàng Cao Khải chỉ huy và 14 tên vệ binh chính cùng lính Nam ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh có pháo binh, tàu chiến yểm hộ tấn công dữ dội vào căn cứ Bãi Sậy và các căn cứ khác của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân do Hai Kế, Đề Ban, Đốc Sung, Lãnh Tảo chỉ huy đã trống trả quân Pháp quyết liệt, nhưng sau cũng phải rút sang huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà sang vùng sông Kinh Thày.

Mặc dù bị quân Pháp bao vây ngày càng chặt, nghĩa quân Đề Ban vẫn hoạt động mạnh.Trong một trận đánh diễn ra dữ dội kéo dài một tiếng đồng hồ, nghĩa quân núng thế. Đề Ban thấy quân Pháp vây kín chung quanh biết là khó thoát, ông từ chối không để Nguyễn Văn Bồng cõng mà rút súng lục tự sát, hôm đó là ngày 25/12/1891, tức ngày 18/11 âm lịch.





DƯƠNG VĂN ĐIỂN

Dương Văn Điển sinh năm 1836 quê ở làng Phù Sa cựu tổng Đại Quan, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Ngày 28/3/1883, quân Pháp hạ thành Hưng Yên lần thứ hai, bọn quan lại hèn nhát bỏ thành chạy. Dương Văn Điển là người nghĩa khí, không chịu khuất phục kẻ cường quyền áp bức liền bàn với anh em thân tín trong chi họ mộ quân đánh Pháp. Dân trong vùng vốn biết tài đức của Dương Văn Điển lại sẵn lòng căm thù giặc Pháp và bọn quan lại nhà Nguyễn đầu hàng giặc nên nô nức tòng quân. Vì thế chỉ trong một tuần trăng số nghĩa quân được tuyển lựa đã lên tới trên 100 người. Ông hiểu rõ quân đội hơn dân bính ở chỗ tinh thông võ nghệ, am hiểu phép tiến lui, thông thạo các thế trận nên đã cùng Dương Văn Phô, Dương Văn Sáu, Phạm Văn Thọ chia quân thành đội ngũ luyện tập cách sử dụng đao, kiếm, cách bắn súng, cách dàn thế trận.

Sau lễ Tế cờ, Đổng quân vụ phong chức một số tướng lĩnh, Dương Văn Điển được phong là Lãnh binh, một số người dưới quyền ông được phong là hiệp quản, quản, đội, cai, bếp chỉ huy các đội, các cơ, các toán quân. Đổng Quân vụ Đinh Gia Quế giao cho ông về Phù Sa xây dựng thành căn cứ chống pháp ở ngoại đê sông Hồng. Trở về Phù Sa, Dương Văn Điển đã xây dựng ba làng Phù Sa, làng Ninh Tập thành một căn cứ chống quân Pháp từ tỉnh lỵ Hưng Yên theo đường đê sông Hồng và đường sông Hồng đánh vào phía Nam căn cứ Bãi Sậy

Dương Văn Điển hiểu rõ muốn đánh thắng quân Pháp chỉ có lòng dũng cảm chưa đủ mà còn phải có vũ khí tốt. Ông đã giao cho bà Hai Đạm là vợ mình về hai làng Hoàng Vân Nội và Hoàng Vân Ngoại, tổng An Lạc, huyện Đông Yên có nghề rèn truyền thống sản xuất được cả súng kíp; về chùa Tây Trù, xã Tứ Dân, huyện Đông Yên rèn vũ khí. Để nhanh chóng có nhiều súng bắn nhanh trang bị cho nghĩa quân, Lãnh Điển còn tổ chức nhiều trận đánh táo bạo vào các đồn binh địch với mục đích chính là cướp súng. Những trận đấu như thế xảy ra rất nhiều như trận: “Ngày 6/4/1889 Đề đốc Dương Văn Điển chỉ huy một đội quân trên 50 người, nắm được tin tên chỉ huy Soler đi vắng, giao quyền cho tên cai người Nam chỉ huy. Ông đã cho một số quân cải trang làm phụ nữ đem rau đến chợ Bình Phú bán, chợ ở sát đồn địch... Một người trong bọn đến giả vờ trò chuyện với lính gác rồi bất thình lình cướp súng của hắn. Lập tức những người khác xông vào đồn giết lính, cướp 12 khẩu súng. Địch ở Lực Điền, Thung Linh đến cứu viện thì nghĩa quân Lãnh Điển đã rút xa”.

Dương Văn Điển dùng lối đánh du kích như phục kích, tập kích, hỏa công, độn thổ, khi thì giả làm người đi chợ, khi là những nông dân bình thường xuất kỳ bất ý tiêu diệt quân Pháp, thu vũ khí rồi rút nhanh. Có lần ông cho hai nghĩa quân nhỏ bé nấp trong hai bó sậy do một nghĩa quân khỏe mạnh gánh vào đồn bán. Vào trong đồn, nghĩa quân đạp sậy tung ra giết lính, cướp súng rồi nhân lúc quân lính rối loạn rút lui an toàn.

Đội quân thường trực do Dương Văn Điển chỉ huy dao động từ 200 đến 300 người đều là quân thoát ly khỏi làng xã, hai phần ba được trang bị súng bắn nhanh, rất thiện chiến và tự túc được lương thực nên giữ kỷ luật nghiêm minh không tơ hào của dân, mà chỉ cướp thóc những nhà giầu, quan lại không nộp thuế cho nghĩa quân, chống lại nghĩa quân.

Từ năm 1883- 1884 Dương Văn Điển chỉ huy chiến đấu nhiều trận như trận đánh đám hào lý phản động ở các làng chống lại nghĩa quân. Các trận ông chỉ huy đánh quân Pháp ở Hoàng Vân, Giếng Vàng, Ngọc Nha, Kênh Khê. Bình Phú, Quán Cà... đã gieo mối kinh hoàng cho quân Pháp và quân Hoàng Cao Khải.

Nghĩa quân Dương Văn Điển rất gan dạ, mưu trí, kiên cường đánh giặc, quân Pháp và quân Hoàng Cao Khải nghe nói đến quân Dương Văn Điển là sợ như sợ cọp.

Tháng 1/1886. quân Pháp thực hiện chính sách “Dùng người Việt, đánh người Việt” lập binh đoàn Bình định giao cho tên đại Việt gian Hoàng Cao Khải làm Tư lệnh trưởng. Được sự hỗ trợ đắc lực của bộ binh, công binh, pháo binh, hạm tầu và cả sĩ quan Pháp chỉ huy, Hoàng Cao Khải đã điên cuồng mở nhiều đợt tấn công vào nghĩa quân Bãi Sậy. Song nghĩa quân Dương Văn Điển dũng cảm được nhân dân ủng hộ đã đánh thắng nhiều trận trong đó có những trận Dương Văn Điển phối hợp với các thủ lĩnh khác như trận Cầu Ngàng (Kim Đồng), trận Hoàng Vân, Kênh Khê, Hoàng Nha, Quán Cà (Khoái Châu), Thung Linh, Bình Phú (Yên Mỹ).

Khiếp sợ Dương Văn Điển, tháng 6/1889 Morel, phó công sứ Hưng Yên cho lính về đóng ở Phù Sa và lệnh cho quân Pháp đóng trong tỉnh Hưng Yên phải truy kích ráo riết nghĩa quân Lãnh Điển, song ông đã khôn khéo tránh các cuộc truy kích của địch mà còn tổ chức các trận tập kích: phục kích lại chúng. Đánh không được, Morel viết thư dụ ông hàng, ông phản đối, Morel cho lính bắt mẹ ông và hẹn ông năm ngày ông phải ra hàng ở Kênh Khê nếu không chúng giết mẹ ông và triệt phá cả ba làng Phù Sa.

Dương Văn Điển là người chí hiếu với mẹ, ông phải ra hàng để cứu mẹ, nhưng lợi dụng lúc giặc sơ hở, ông cõng mẹ chạy trốn. Quân Pháp cho hai tên lính khố xanh trá hàng nghĩa quân để thực hiện âm mưu ám sát Dương Văn Điển, nhưng do nghĩa quân cảnh giác, nên chúng bị bắt khi chưa thực hiện được âm mưu đen tối.

Tháng 10/1889 quân Pháp đóng ở phủ lý Khoái Châu được lệnh truy kích ráo riết nghĩa quân Dương Văn Điển. Song Điển đã khôn khéo tránh các cuộc truy kích của địch và còn tổ chức các trận tập kích, phục kích chúng khiến cho bọn đi đánh lại bị đánh.

Tháng 8/1891, Dương Văn Điển thấy không thể nào hoạt động ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh được, ông giải tán nghĩa quân, khuyên mọi người lên Yên Thế gia nhập nghĩa quân Đề Thám, ông cùng Hiệp quản Dương Văn Phô, Hiệp quản Dương Văn Ké, Hiệp quản Lê Văn Cần tìm đường lên Hưng Hóa gia nhập nghĩa quân Đề Kiều. Ngày 21/8/1891 bốn ông đi đến làng Phương Cách, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây thì bị lính của tri phủ Quốc Oai, và lính của tri huyện sở tại Phạm Hữu Đại bao vây. Các ông bị bọn lính bắt được lôi lên bờ chặt đầu. Sau khi Lãnh Điển hy sinh, quân giặc đưa đầu ông về Hưng Yên gọi lý trưởng đến nhận diện. Khi đó đầu Dương Văn Điển đã nát không nhận rõ, nhưng để yên chuyện lý trưởng công nhận đó là đầu Dương Văn Điển.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #124 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:06:25 pm »

ĐỐC CỌP

Đốc Cọp tên thật là Vũ Văn Cợp quê ở xã An Xá, tổng An Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Vũ Văn Cợp tuy hiếu động nhưng học hành thông minh. Cợp đi thi vào đến Đệ nhị trường nhưng đến Đệ tam trường thì trượt. Chán con đường khoa cử, Cợp bỏ học văn, tìm thầy học võ. Chẳng bao lâu ông trở thành người giỏi võ, còn tài vật thì trong vùng không ai bằng. Cha mẹ muốn giữ chân ông, nên chạy cho ông chân phó lý. Ông làm phó lý, nhà giầu nhưng không keo kiệt, thường giúp đỡ người nghèo.

Ngày 28/3/1883, thành Hưng Yên thất thủ. Vũ Văn Cợp liền bàn với em trai là Hai Cống và hai bạn từ thuở chăn trâu là Nguyễn Văn Soàng và Tạ Văn Xuân đứng lên kêu gọi trai tráng trong hàng tổng khởi nghĩa đánh Pháp gia nhập cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Đổng quân vụ Đinh Gia Quế lãnh đạo.

Dân cư tổng An Xá và các xã trong vùng vốn quí trọng phó lý Vũ Văn Cợp nên nô nức gia nhập nghĩa quân. Chỉ trong vòng nửa tháng đã có trên 200 người gia nhập quân khởi nghĩa. Đốc Cợp chỉ huy nhiều trận đánh Pháp ở Khoái Châu, Kim Động, trận Cầu Ngàng (Kim Động).
Tháng 9/1885 khi Nguyễn Thiện Thuật về trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Đốc Cợp có mặt ngay từ buổi đầu, dự lề tế cờ khởi nghĩa ở Văn chỉ Bình Dân. Trong suốt quá trình chiến đấu, Đốc Cợp là một thủ lĩnh mưu trí, có công lớn trong phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông được Nguyễn Thiện Thuật giao cho ông cùng Tán tương quân vụ Nguyễn Hữu Đức chỉ huy vùng Nam Hưng Yên. Ông là người chỉ huy dũng cảm, táo bạo, tài thao lược, quân Pháp sợ ông như sợ cọp, nên chúng tôn ông là “Đốc Cọp”. Bọn chỉ huy Pháp viết về ông như sau: “Trong tỉnh Hưng Yên Đề đốc Ban, Đề đốc Cọp đã gây cho quân Pháp bao nỗi kinh hoàng” (Daufès: Bảo an binh Đông Dương từ ngày thành lập đến nay).

Tháng 3/1888, một đội quân do Đốc Cọp chỉ huy tao ngộ chiến dữ dội với quân Pháp ở Đông Nhu. Vũ Xá bắn trọng thương 2 sĩ quan Pháp là Legllé và Chuibert, giết chết nhiều tên.

Nghĩa quân do Đốc Cọp chỉ huy hoạt động mạnh mẽ ở các huyện Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu song ông bị quân Pháp truy kích ráo riết.
Đầu tháng 4-1891, Đốc Cọp đưa quân về đóng ở chùa Quàn thuộc xã Lôi Cầu, huyện Đông Yên (Lôi Cầu nay thuộc xã Việt Hòa, huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Nghĩa quân đóng trong chùa tổ chức phòng thủ, Hoàng Cao Khải được quân Pháp hỗ trợ đưa quân tới đánh, song trận nào chúng cũng bị quân của Đốc Cọp đánh bật ra ngoài. Nghĩa quân giữ được chùa Quàn hơn một tháng. Vì nghĩa quân đã mệt mỏi, đạn đã cạn, không còn lương thực, Đốc Cọp lợi dụng đêm tối và cánh đồng lau sậy tốt rút khỏi chùa Quàn về xã Tiểu Quan.

Ngày 21/5/1891 khi quân Pháp biết tin Đốc Cọp chỉ huy 300 quân đang cùng hơn 1 00 nghĩa quân làng Tiểu Quan đang đóng trong làng Tiểu Quan, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, lập tức Vincillioni, Pointes, Brezton chỉ huy bao vây chặt Tiểu Quan. Quân Pháp đến từ nửa đêm nhưng chúng sợ Đốc Cọp không dám xem thường mà chỉ bao vây từ xa, gần sáng chúng mới thít chặt vòng vây. Mờ sáng ngày 22/5/1891 nghĩa quân chuẩn bị rút khỏi Tiểu Quan bỗng có báo động. Đốc Cọp cho người ra quan sát thì thấy quân Pháp đã bao vây kín làng, ông liền bố trí quân sau các lũy tre dày gấp rút đào công sự đánh địch. Quân Pháp bắn như đổ đạn vào làng, nghĩa quân bắn lại, tuy lực lượng nghĩa quân ít, lại bị mệt mỏi sau hơn một tháng chiến đấu, đạn dược ít nhưng có ưu thế chiếm được cao điểm lại có lũy tre dầy, lũy đất kiên cố nên nghĩa quân bắn rất trúng, hạ được nhiều giặc, quân Pháp không sao tới gần được lũy. Suốt ngày hôm ấy nghĩa quân xông ra nhiều lần song không chọc thủng được vòng vây, sai người đi về Bãi Sậy cầu viện cũng không đi thoát, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Quân Pháp tràn được vào làng, nghĩa quân đánh giáp lá cà nhưng lực lượng ít không địch nổi quân Pháp. Quân Pháp chia nhau đi sục sạo. Đốc Cọp bị thương nặng, nấp dưới ao sâu, đậy bè rau muống lên trên chỉ ngửa mặt lên thở. Bọn lính đuổi bắt gà, tình cờ một con gà bay xuống ao, bọn lính đuổi theo, phát hiện ra Đốc Cọp chúng bắt đưa về Hà Nội. chúng cũng bắt được 20 nghĩa quân. Ngày 23/5/1891 (ngày 16/4 âm lịch) quân Pháp xử bắn ông ở khu đất trống cạnh hồ Hoàn Kiếm Hà Nội - nơi chúng đã bắn Đội Văn tháng 11/1889 (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) đưa đầu về Hưng Yên bêu, xác ném xuống sông Hồng.





NGUYỄN VĂN SUNG

Nguyễn Văn Sung còn gọi là Nguyễn Đức Sung sinh năm 1843 quê ở xóm Son, làng Dịch Trì, tổng Liêu Xá, huyện Mỹ Hào tỉnh Hải Dương, nay là thôn Dịch Trì, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Nguyễn Văn Sung học văn rất thông tuệ, học võ sớm tinh thông các môn vật, gậy, đoản đao, kiếm. Năm 1882 quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai, ngày 28/3/1883, quân Pháp hạ thành Hưng Yên Nguyễn Văn Sung khi đó đang ở làng Tam Á, tổng Tam Á liền tập hợp anh em trong phường gặt và anh em nghèo trong vùng sắm sửa vũ khí, tích trữ lương thực mưu đồ nổi dậy chống Pháp bị quân Pháp vây bắt, nhưng được nhân dân giúp đỡ nên ông đã trốn thoát. Đúng vào thời gian đó Tuần Vân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh khởi binh đánh Pháp, Nguyễn Văn Sung đem vài chục thủ hạ đến theo. Ông nhanh chóng trở thành một thủ lĩnh xuất sắc của Tuần Vân. Đốc Sung đã chặn đánh quân Pháp nhiều trận như trận chợ Bốn, bên trong đê Cự Khối, huyện Gia Lâm gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

Tháng 9/1885, Nguyễn Văn Sung đã có mặt trong buổi lễ Tế cờ tại Văn chỉ Bình Dân. Nguyễn Thiện Thuật phong ông chức Đề đốc và dâng sớ về căn cứ kháng chiến ở Quảng Trị để vua Hàm Nghi ban thưởng. Vua ban cho ông Kim tiền và thanh gươm báu, chuôi bằng ngà voi có tám chữ: “Phục quốc diệt thù - Tiền trảm hậu tấu”. Nguyễn Thiện Thuật giao cho ông chiến đấu ở Nam Bắc Ninh, Bắc Hưng Yên và Bắc Hải Dương dưới quyền Hồng lô Tự khanh Tán lý quân vụ Ngô Quang Huy.

Đốc Sung đóng quân ở đình Tam Á, và ở khu đền Sĩ Nhiếp rộng tới hơn 2 mẫu cây cối um tùm. Nhưng Tam Á là một làng trống trải nên ông còn xây dựng căn cứ ở cánh đồng Trằm và xây dựng làng Hà Mãn cách đó một quãng thành làng chiến đấu. Biết tin Đốc Sung về hoạt động ở Gia Lâm, Thuận Thành, Gia Bình bên Tả ngạn sông Đuống và Từ Sơn, Tiên Du bên Hữu ngạn sông Đuống, Pháp đưa quân đến đánh, ông lập trận địa ở cánh đồng Trằm rồi nhử chúng vào Hà Mãn, đặt phục binh hô quân đánh giáp lá cà. Quân Pháp thua bỏ chạy để lại trên 10 súng bắn nhanh.

Cuối năm 1885, Nguyễn Thiện Thuật điều ông về đóng ở Tây Nam huyện Mỹ Hào, bảo vệ căn cứ Bãi Sậy. Ông đóng quân ở làng Liêu Trung cùng Lãnh binh Lưu Ngọc Tháu xây dựng Liêu Trung thành làng chiến đấu. Quân pháp cho cai Ponnis về đóng đồn Thụy Lân, giáp Cầu Đừng qua sông Nghĩa Trụ, chặn nghĩa quân từ Cầu Treo, Sài Trang tiến vào Bãi Sậy.

Khi Đề đốc Nguyễn Văn Sung đóng quân ở Liêu Trung, ông đã tổ chức cho nghĩa quân khai hoang, phục hóa cấy được hơn 100 mẫu lúa và rau mầu. giảm bớt sự đóng góp của dân. Đốc Sung đã “thi hành chính sách đạc điền”, tức là bắt bọn địa chủ ở Dịch Trì và các làng ông kiểm soát phải khai báo diện tích ruộng đất. Bọn này sợ phải đóng thuế nhiều nên đã khai bớt diện tích. Ông cho đo đạc lại tịch thu số ruộng đất dôi ra, sung vào công điền rồi chia cho dân nghèo.

Địa bàn hoạt động của Đề đốc Nguyễn Văn Sung rất rộng. Tháng 10-1888 Đốc Sung đưa quân đến đánh phá huyện Cẩm Giàng. Về trận này quân Pháp thú nhận như sau: “Trong khi huyện Mỹ Hào được yêu ổn thì hulyện Cẩm Giàng lại bị quân cướp của Đốc Sung từ Bắc Ninh đến quấy phá luôn. Các vùng khác, trừ miền núi vẫn yên”. Nghĩa quân của ông hoạt động rất mạnh, đẩy lùi được rất nhiều cuộc đàn áp của giặc.
Đầu tháng 3/1891 Đốc Sung đưa quân về hoạt động ở quê ông: tổng Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, đạo Bãi Sậy, đóng quân ở chùa Đống Long, cạnh làng Dịch Trì thì bị Lãnh Vắn ở làng Đông Mai (sau khi Lãnh Vắn làm phản, Pháp cho hắn làm đồn trưởng đồn Đống Mối) và tên Kha trước đây là thân cận của ông đang đêm đưa quân Pháp đến vây chùa. Đốc Sung khi đó đi tuần phát hiện được liền gọi loa báo cho nghĩa quân và dân biết. Bọn Pháp xả súng bắn, Đốc Sung bị thương nặng ở đùi, ông bò ra khu ao rộng 5 sào trước cửa chùa. Bọn Pháp bủa vây chung quanh, ông giấu thanh gươm vua Hàm Nghi ban vào bụi lau sậy rồi rút súng lục bắn vào miệng tự sát. Con cháu Đốc Sung vẫn cúng giỗ vào ngày 27 tháng 2 âm lịch (ngày 17 tháng 3 năm 1891).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #125 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:08:28 pm »

NGUYỄN SUNG

Nguyễn Sung là con trai thứ hai Nguyễn Thành Thà, quê ở thôn Phan Bổng, xã Đỗ Mỹ, huyện Thần Khê, tỉnh Hưng Yên, cùng với anh cả là Nguyễn Khả Lương tham gia cuộc kháng chiến của nghĩa quân Bãi Sậy do Đổng Quân vụ Đinh Gia Quế lãnh đạo.

Nguyễn Sung được Đinh Gia Quế cử giữ chức Hiệp quản chuyên trách lo hậu cần cho căn cứ Bãi Sậy. Để có lương thực cung cấp ngay cho nghĩa quân. Lãnh binh Dương Văn Điển đã cùng với Hiệp quản Nguyễn Sung bí mật đến nhà ông Dương Văn Bính là chú họ Dương Văn Điển đang giữ chức Tuần huyện Đông Yên bàn việc tổ chức quân lương cho nghĩa quân. Ông Bính làm việc cho Nam triều nhưng là người yêu nước đã thực hiện kế hoạch do Lãnh Điển và Hiệp Sung đề ra là trước khi ông đi áp tải lương từ các xã nộp vào kho của huyện hay trên đường vận chuyển lương thực tới các đồn binh thì báo trước cho nghĩa quân. Nguyễn Sung cho quân phục kích để cướp lương, nhưng cố không giết chết quân lính đi áp tải, trừ những tên ngoan cố để bảo vệ an toàn tính mạng cho Dương Văn Bính.

Với cách làm đó nghĩa quân thu được rất nhiều lương thực, mà ông Dương Văn Bính cũng không bị giặc nghi ngờ.

Khi cha và anh cùng hai em lần lượt hy sinh, Nguyễn Sung vẫn một mình kiên trì hoạt động để trả thù nhà, đền nợ nước. Trong một lần dẫn một toán nghĩa quân đi vận chuyển vũ khí do Lưu Kỳ mua ở biên giới Trung Quốc về đến vùng giáp ranh Bắc Ninh - Hưng Yên thì Nguyễn Sung bị quân Pháp càn bất ngờ. Ông chỉ huy anh em chiến đấu và hy sinh anh dũng.




ĐỐC GIỚI

Đốc Giới tên thật là Nguyễn Giới là con trai thứ ba Nguyễn Thành Thà, quê ở thôn Phan Bổng, xã Đỗ Mỹ, huyện Thần Khê, tỉnh Hưng Yên, nay là xã Bình Lang huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nguyễn Thành Thà đã cho hai con trai là Nguyễn Khả Lương, Nguyễn Sung sang chiến đấu ở căn cứ Bãi Sậy từ tháng 4 năm 1883 dưới quyền chỉ huy của Đổng Quân vụ Đinh Gia Quế.

Tháng 9 năm 1885, Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ Đại thần Nguyễn Thiện Thuật về lãnh đạo căn cứ Bãi Sậy thay Đinh Gia Quế. Nguyễn Thành Thà lại cho con trai thứ ba là Nguyễn Giới và con trai thứ tư là Nguyễn Mịch sang chiến đấu ở căn cứ Bãi Sậy.

Nguyễn Thiện Thuật phái Nguyễn Giới cùng Nguyễn Mịch giúp Bang Tốn xây dựng phòng tuyến sông Luộc ngăn chặn quân Pháp từ Nam Định vượt sông Luộc đánh sang các cứ điểm của nghĩa quân Bãi Sậy, đóng ở Tiên Lữ, Phù Cừ, và ngăn quân Pháp từ Hưng Yên, Hải Dương đánh sang Nam Định.

Nguyễn Giới đã góp phần quan trọng trong các trận nghĩa quân Bãi Sậy đánh thắng quân Pháp trên phòng tuyến sông Luộc. Do lập được nhiều chiến công, Nguyễn Thiện Thuật phong Nguyễn Giới hàm Đốc binh. Mọi người thường quên gọi ông là Đốc Giới.

Nguyễn Thiện Thuật chủ trương mở rộng căn cứ Bãi Sậy sang huyện Thần Khê nên giao cho Nguyễn Mịch cùng em trai về xây dựng căn cứ Đống Lau ở ngay quê ông là làng Phan Bổng, biến mảnh đất này làm mồ chôn quân Pháp và tay sai. Từ căn cứ Đống Lau, nghĩa quân bảo vệ được căn cứ Bãi Sậy từ xa và cũng ngăn chặn được quân Pháp từ hữu Ngạn sông Luộc đánh sang tả Ngạn sông Luộc.

Giặc Pháp đem quân đánh phá căn cứ Đống Lau nhiều lần không thắng mà còn bị thương vong nặng nề. Giặc Pháp giao cho tên đại Việt gian Hoàng Cao Khải dùng kế li gián. Hàng ngày Khải sai tay chân gọi loa dụ dỗ Đốc Giới cùng em ông là Lãnh Mịch đầu hàng sẽ được phong quan tước. Khải còn hèn nhát mạo thư ông nhận lời cộng tác với giặc Pháp để nghĩa quân và nhân dân nghi ngờ ông. Chúng bao vây chặt làng Phan Bổng, người nào ra khỏi làng là chúng dùng thóc gạo, tiền bạc, vải vóc mua chuộc. Người nào không nghe chúng đánh cho gãy tay, què chân. Quân Pháp không ngừng bắn đại bác vào trong làng, chặn các nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm. Sau nhiều ngày bị giặc phong tỏa, căn cứ Phan Bổng lâm vào cảnh thiếu lương, thiếu muối, nghĩa quân cũng hết đạn. Người trong làng bị bắt vãn. Nghĩa quân thiếu ăn, ngày đêm phải đề phòng quân giặc tấn công nên mệt mỏi, không còn sức chiến đấu. Đến lúc đó quân Pháp mới đổ quân, tấn công ào ạt, nghĩa quân không còn đạn, cũng không còn sức chiến đấu nên phần lớn hy sinh và bị bắt. Đốc Giới cùng em trai là Lãnh Mịch cũng bị bắt. Chúng bảo ông đầu hàng thì chúng tha chết. Ông vẫn kiên cường không khuất phục. Chúng đưa Nguyễn Giới về chém ở Kỳ Bá.

Vua Hàm Nghi nhận được bản tấu về sự hy sinh của ông, truy tặng ông hàm Nhiêu, sĩ phu Bắc Kỳ có nhiều câu đối phúng viếng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #126 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:22:27 pm »

LÃNH MỊCH

Lãnh Mịch tên thật là Nguyễn Mịch, là con trai thứ tư nhà yêu nước Nguyễn Thành Thà, người đã phối hợp với Đốc học Phạm Văn Nghị đánh quân Pháp từ năm 1873 khi đang làm Chánh quản ở tỉnh Hưng Yên. Năm 1883, quân Pháp hạ thành Nam Định lần thứ hai, Nguyễn Thành Thà giữ Cửa Đông, bị thương vẫn chiến đấu. Thành mất, ông về Vị Xuyên tổ chức nghĩa quân đánh giặc Pháp.

Tháng 4 năm 1883 , Đinh Gia Quế lập căn cứ kháng chiến ở Bãi Sậy, phủ Khoái Châu, ông cử con cả là Nguyễn Khả Lương, con thứ hai là Nguyễn Sung sang chiến đấu dưới ngọn cờ “Nam Đạo Cần Vương - Bình Tây phạt tội”. Tháng 4 năm 1885 khi Nguyễn Thiện Thuật về trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ông lại cử con thứ ba là Nguyễn Giới, con thứ tư là Nguyễn Mịch sang Bãi Sậy chiến đấu dưới dự chỉ huy của Nguyễn Thiện Thuật, ông Thuật giao cho ông và anh ông là Nguyễn Giới giúp Bang Tốn, xây dựng phòng tuyến sông Luộc. Nguyễn Mịch chỉ huy một đồn binh ở miệt vạn chài ven sông Luộc cách đồn Úng Lôi của giặc Pháp không xa. Nghĩa quân của ông phần lớn là dân chài đánh cá trên sông Luộc và các ngòi lạch thuộc huyện Tiên Lữ và huyện Thần Khê. ông đảm đương đầu mối liên lạc giữa ban chỉ huy trung tâm cuộc khởi nghĩa ở đầm Dạ Trạch với hai huyện Thần Khê, Duyên Hà ở bên kia sông Luộc. Mỗi khi có các cuộc hành quân lớn của nghĩa quân qua sông Luộc thì ông cho quân bao vây, khống chế đồn Úng Lôi. Ông đã hai lần tấn công đốt trụi đồn Úng Lôi. Song quân Pháp không thể bỏ vị trí quan trọng này nên chúng lại dồn quân đến tái lập đồn.

Do lập được chiến công xuất sắc, Nguyễn Mịch được Nguyễn Thiện Thuật phong làm Lãnh binh. Nguyễn Thiện Thuật chủ trương phát triển lực lượng nghĩa quân sang huyện Thần Khê và huyện Duyên Hà nên đã cử Lãnh Mịch cùng anh trai là Đốc Giới về đóng đồn ở quê ông là làng Phan Bổng, Đống Lau, xã Đỗ Mỹ huyện Thần Khê. Đồn binh này đã chặn đứng các cánh quân Pháp từ Nam Định, từ huyện Vũ Thư đánh sang. Đồng thời kiểm soát con đường từ phủ Thái Bình (sau là tỉnh Thái Bình) sang các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Quân Pháp đánh mãi không được, mới sai tên Việt gian Hoàng Cao Khải cho tay sai gọi loa dụ hàng.

Không khuất phục được anh em Lãnh Mịch, Đốc Giới bằng vũ lực và dụ hàng, Hoàng Cao Khải bao vây chặt làng Phan Bổng, cắt đứt mọi nguồn tiếp tế từ ngoài vào. Chúng còn kéo đại bác từ Nam Định sang bắn phá ác liệt vào làng Phan Bổng. Người dân nào chạy ra khỏi làng là chúng bắt tra tấn cực kỳ man rợ. Bị bao vây nhiều ngày, thiếu đạn, thiếu gạo, thiếu muối, vô cùng mệt mỏi, mất hết sức chiến đấu đến lúc đó quân Pháp mới ào ạt tấn công vào làng.

Lãnh Mịch và Đốc Giới chỉ huy nghĩa quân đánh quân Pháp, nhiều nghĩa quân hy sinh và bị bắt. Lãnh Mịch, Đốc Giới cũng bị chúng bắt. Chúng dụ dỗ các ông đầu hàng sẽ không giết, Lãnh Mịch kiên quyết phản đối. Giặc hèn nhát đem anh ông là Đốc Giới về Kỳ Bá chém, còn ông chúng đưa ông về bến đò Phiên ở làng chém để uy hiếp đồng bào.

Vua Hàm Nghi nhận được bản tấu đã truy tặng ông và anh ông hàm Nhiêu, Nam sĩ phu trong tỉnh Hưng Yên và Nam Định làm nhiều thơ, câu đối phúng viếng, trong đó có câu:

Tích nhật Lục Giang Pháp phỉ kinh hồn
Phan Bổng anh hùng, đốc lãnh dân xưng bất hủ;
Kim thiên Lô Đống, nguỵ quân táng đởm,
Nông Kỳ tráng sĩ, Nhiêu Nam để tặng trường linh.


Dịch:

Ngày trước sông Luộc giặc Pháp kinh hồn, anh hùng Phan Bổng, Đốc Lãnh dân còn tôn mãi;
Hôm nay Đồng Lau ngụy quân vỡ mật, tráng sĩ Nông Kỳ, Nhiêu, Nam vua tặng không mờ.





NGUYỄN DUY HIỆU

Nguyễn Duy Hiệu còn gọi là Nguyễn Hiệu, Hường Hiệu sinh năm 1847 quê ở làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Duy Hiệu có tư chất thông minh, năm 14 tuổi đã đi thi Hương, nhưng mãi đến năm 1879 mới đậu cử nhân và khoa thi Hội năm 1879 mới đậu phó bảng. Năm 1882 Tự Đức bổ dụng ông làm Giảng tập ở Dũng Thiện đường để dạy hoàng tử Ưng Đăng (sau là vua Kiến Phúc).

Khi triều đình Huế ký hoà ước với Pháp ông treo ấn từ quan thành lập Nghĩa hội chống Pháp. Sau khi Tôn Thất Thuyết ra bản Thông báo cho cả nước biết việc vua Hàm Nghi xuất bôn và kêu gọi mọi người “Cần vương”, lập tức Nguyễn Duy Hiệu cùng các ông Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến, Hồ Học, Nguyễn Thành chiêu mộ quân nghĩa dũng đánh Pháp. Riêng ông Hồ Học chiêu mộ được 1000 quân. Hồ Học được Nguyễn Duy Hiệu giao cho chỉ huy từ đèo Hải Vân đến An Ngãi Đông.

Nguyễn Duy Hiệu được vua Hàm Nghi sắc phong: Bính bộ Tả tham tri, sung Tham tán quân vụ đại thần, kiêm lý Nam - Ngãi Tổng đốc (Tả tham tri bộ Binh, giữ chức Tham tán quân vụ đại thần, kiêm tổng đốc Nam - Ngãi). Nguyễn Duv Hiệu đã nhân danh vua Hàm Nghi phong chức cho những người đảm đương trach nhiệm hành chính và quân sự.

Nguvễn Duy Hiệu kế tục sự nghiệp của Trần Văn Dư lãnh đạo nghĩa quân. Ông hoạt động kiên quyết, nguyện hiến thân cho đại cục. Trước sự tấn công ác liệt của quân Pháp và quân triều đình Đổng Khánh, căn cứ Trung Lộc bị thất thủ. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề. Nguyễn Thành, Hồ Học ra sức cản địch để các vệ sĩ bảo vệ Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến rút về Gò May rồi chạv về vùng ven biển. Nguyễn Duy Hiệu thấy không còn khả năng phục hồi được Nghĩa Hội, ông nói với Phan Bá Phiến:

“Nghĩa hội ba tỉnh ônạ với tôi thật chủ trương. Việc đã không thể làm thì ta chỉ có chết mà thôi. Nhưng hai ta cùng chết một lúc là vô ích. Ônq hãy chết trước. Phần tôi, tôi sẽ giải tán Hội, rồi đem thân mặc cho Pháp bắt. Nqười Pháp tra hỏi, tôi sẽ cực lực giải thoát cho Hội. Một mình tôi chết không đáng tiếc, còn hội ta sau này có kẻ làm thay chí ta, tức là ta sống đó!”. Sau đó hai thủ lĩnh quyết lấy cái chết để giữ bí mật của Nghĩa hội và bảo vệ các đồng chí còn sống được an toàn. Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự tử trước, Nguyễn Duy Hiệu về quê thắp hương ở bàn thờ mẹ rồi ra miếu Quan Công, sai người báo cho Nguyễn Thân đến bắt. Ông nhận hết trách nhiệm về mình. Ngày rằm tháng tám năm Đinh Hợi (1/10/1887) một ngày sau khi Đồng Khánh phê chuẩn bản án tử hình, Nguyễn Duy Hiệu ung dung ra pháp trường chịu chém, trên môi vẫn nở nụ cười. Giặc Pháp và triều đình Huế chặt đầu ông dùng ngựa trạm hoả tốc đưa về phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam bêu. Sự bình thản đi vào cõi chết của ông khiến kẻ thù run sợ. Baille, Khâm sứ Trung Kỳ lúc đó chứng kiến cái chết của ông đã phải viết:

''Hiệu đợi chết đứng như một nqười thuộc loại y vào bực y, nghĩa là y đợi chết không sợ sệt và đợi nó như một vận số, một định mệnh không có điều qì để căm qiận(...) Hiệu cũng như nhiều người khác đã thấy ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, vẫn làm thơ trong khi đi tới pháp trường, rồi viết câu thơ đầu ngọn bút lông, mà không một nét nào run, tỏ sự xúc động gì cả...” (Baillc: Souvemirs d'Annam)
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #127 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:26:43 pm »

NGUYỄN HÀM

Nguyễn Hàm còn có tên là Nguyễn Thành, hiệu Tiểu La, sinh năm 1863, quê ở làng Nam Thịnh, huyện Thắng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Năm Ất Dậu, Hàm Nghi nguvên niên (1885), Nguyễn Thành ra Huế dự kỳ thi Hương nhưng kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị hạ chiếu Cần vương. Nguyễn Thành trở về quê ứng nghĩa Cần vương. Sẵn có lòng yêu nước và kiến thức quân sự, lại biết võ nghệ, Nguyễn Thành cũng dựng cờ, chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp. Sau ông đưa quân gia nhập lực lượng của Nguyễn Duy Hiệu và trở thành Phó tướng khi ông mới 22 tuổi. Nguyễn Thành lĩnh chức Tán tương quân vụ lập công ngay trận đánh thu hồi sơn phòng Dương Yên.

Tháng 12 nám 1885 nghĩa quân bị một tổn thất lớn là thủ lĩnh Trần Văn Dư bị quân Pháp giết hại, công việc của Nghĩa hội do Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Nguyễn Thành gánh vác. Song về quân sự thì Nguyễn Thành đảm nhận là chính.

Cuối năm 1887, Đồng Khánh sai Nguyễn Thân chỉ huy 1000 quân. Khâm sứ Pháp cũng phái hai đạo quân gồm 400 lính Pháp 200 lính tập cùng quân của Phan Liêm đánh phá căn cứ Trung Lộc. Quân Pháp còn trang bị cho Nguyễn Thân, Phan Liêm 400 súng trường báng gấp cùng nhiều đạn dược. Giặc đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Thành bị bắt nhưng không bị tra tấn nhiều do Nguyễn Duy Hiệu đã nhận hết trách nhiệm về mình.

Nguyễn Thành không phải đi đày mà chỉ bị quản thúc ở làng. Về sau Nguyễn Thân ra Nghệ Tĩnh đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng mấy lần mời ông cộng tác, ông đều khéo léo cự tuyệt.

Nguyễn Thành lập trại cày ở Nam Thịnh để tập hợp đồng chí, tích luỹ lương thảo, bề ngoài sản xuất nông nghiệp để che mắt kẻ thù.

Năm 1902, Phan Bội Châu đã biết tiếng Nguyễn Thành là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Nghĩa hội Quảng Nam và là viên dũng tướng nên quyết định vào gặp Nguyễn Thành để kết làm đồng chí cùng lo việc nước. Đầu tháng 5/1904, Phan Bội Châu và Nguyễn Thành đã triệu tập một Hội nghị có trên 20 sĩ phu đại diện cho ba kỳ Bắc - Trung - Nam tại Nam Thịnh sơn trang (điền trang của Tiểu La) nay thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Saư khi thảo luận kỹ đường lối, chính cương của tổ chức mới, các đại biểu đã nhất trí đặt tên là hội Duy tân. Khi Phan Bội Châu đi Nhật, thì công việc của hội ở trong nước đều Nguvễn Thành đảm nhận. Việc cầu viện Nhật không thành Phan Bội Châu chủ trương chuyển hướng xuất dương du học, gọi là phong trào Đông du, nhưng do hội Duy tân chủ trương thực hiện.

Trên thực tế từ giữa năm 1905 đến năm 1908, Nguvễn Thành là yếu nhân của Duy tân hội cũng là sáng lập viên hội Duy tân, vừa là người phụ trách phong trào Đông du ở miền Nam Trung Kỳ.

Vào giai đoạn 1907 ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có sự phân kỳ tư tưởng trong nội bộ hội Duy tân giữa hai xu hướng là bạo động cách mạng và cải cách ôn hoà, đã gây ra mối  bất hoà trong hội. Tiểu La Nguyễn Thành là người đứng ra điều tiết hoà hợp hai xu hướng này một cách kết quả.

Đầu năm 1908 phái cải cách ôn hoà trong hội Duy tân ở miền Nam Trung Kỳ đã phát động phong trào xin xâu, chống thuế mãnh liệt tại tỉnh Quảng Nam và đã lan ra khắp các tỉnh miền Trung. Song thực dân Pháp đã đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình này. Rất nhiều sĩ phu yêu nước bị bắt, Nguyễn Thành cũng nằm trong số đó. Ông bị kết án khổ sai chung thân đày ra Côn Đảo. Trong tù ông bị bênh, đến khi Nguyễn Thành biết mình không qua khỏi, ông đã đọc cho Huỳnh Thúc Kháng ghi lại di chúc của mình gửi cho anh em đồng chí, trong đó có câu: “Thời cuộc xoay vần, cơ hội tốt sẽ đến, guồng máy Đông Á sau này còn nhiều cuộc biến đổi. Anh em hãy gắng lên”. Ông cũng để lại bài thơ TUYỆT MỆNH.

Một việc chưa thành tóc nhuộm màu,
Non sông ngoảnh lại thẹn mày râu.
Vá trời thiếu sức bàn nghe dễ,
Cứu thế không tài, tránh ở đâu?
Cuộc biến ngại gì mây đổi sắc,
Tình người e nỗi sóng thêm sâu.
Mở toang hai mắt xem trời đất,
Ngắm thử mười năm vẫn thế ru?


Ông mất tại Côn Đảo vào năm 1911.





HỒ HỌC

Hồ Học người làng Vân Dương, tổng An Hoà, huyện Hoà Vang, nay thuộc thành phố Đà Nẵng. Ông chiêu mộ được 1000 quân, trang bị,vũ khí đánh Pháp. Nghĩa quân tự trang bị vũ khí, súng bắn nhanh, súng khai hậu là súng trang bị cho quân triều đình có rất ít, chủ yếu là vũ khí thô sơ. Nhân dân huyện Hoà Vang và những nơi ông đóng quân tự nguyện đóng góp thóc gạo. trâu lợn và tiền bạc làm quân lương. Các sĩ phu tham gia vào đội quân của Hổ Học đã làm bài thơ tố cáo bọn xâm lược Pháp cướp nước, và triều đình nhà Nguyễn bán nước.

Hồ Học đã đưa quân đội của mình tham gia Nghĩa hội do Trần Văn Dư, Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành) đem quân đánh thành Quảng Nam. Bọn quan tỉnh thân Pháp từ Tuần phủ, Bố chính, Án sát, sợ hãi bỏ thành chạy. Nghĩa quân của Nghĩa hội làm chủ tỉnh thành, lấy súng đạn, vũ khí, quân trang lương thực cho nghĩa quân và cấp phát cho dân. Đội quân của Hồ Học mở cửa nhà tù giải thoát cho những người yêu nước bị chúng bắt giam. Phần lớn tù nhân xin gia nhập nghĩa quân.

Để cứu nguy cho thành Quảng Nam, quân Pháp và quân triều đình Đồng Khánh tấn công tỉnh thành La Qua. Nghĩa quân phải rút khỏi thành Quảng Nam. Trong một trận đánh không cân sức, Trần Văn Dư bị giặc Pháp bắt rồi anh dũng hy sinh. Nghĩa Hội Quảng Nam cử Nguyễn Duy Hiệu lên giữ vị trí đứng đầu Nghĩa hội và chỉ huy nghĩa quân. Hồ Học là người chỉ huy dũng cảm, có tài cầm quân, đánh thắng quân Pháp nhiều trận. Nguvễn Duy Hiệu giao cho ông chỉ huy nghĩa quân, quản lý vùng đất đai rộng lớn từ đèo Hải Vân đến An Ngãi Đông. Lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở ông đã xây nhiều đồn lũy thành một thế trận liên hoàn, hỗ trợ lãn nhau trong phòng thủ và tấn công. Ông chỉ huy đánh quân Pháp nhiều trận lớn, có trận chiến thắng vang dội như trận dánh quân Pháp ở đèo Hải Vân.

Trong trận Hố Chiếu, quân Pháp đông gấp bốn lần nghĩa quân, lại có quân tiếp viện, nên nghĩa quân chỉ cầm cự được một ngày thì đồn luỹ bị đại bác của chúng san phẳng. Hồ Học cùng nhiều tướng lĩnh của ông như Tán Bùi, ông Đốc Sành, ông Lãnh Địa, Cai Á. Cai Cải cũng bị chúng bắt. Chúng giải ông về Ty Niết (tức Ty án sát của Nam triều) Hội An tra hỏi. Chính tên đại tá Pháp và tên án sát Quảng Nam hỏi cung. Chúng mơn trớn dụ dỗ ông khai báo nơi ở của thủ lĩnh Nguvễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến và các bí mật của Nghĩa hội, nghĩa quân sẽ được tha. Hồ Học đã quăng cả chiếc ghế vào tên đại tá Pháp. Chiếc ghế vừa quăng đi bọn lính bảo vệ đã bắn chết ông. Giặc Pháp còn giết các ông Tán Bùi, Đốc Lãnh, Lãnh Trinh, Cai Á, Cai Cải. Chúng chặt đầu các ông bêu trên bờ sông Cẩm Lệ để uy hiếp nhân dân. Nhân dân an táng ông ở Hố Chiếu trong đó có nhiều ngôi mộ giả. Mãi đến năm 1957 cháu chắt ông mới dựng bia bên cạnh mộ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #128 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:30:16 pm »

LÊ VĨNH HUY

Lê Vĩnh Huy tên thật là Lê Ngọc Cung, tự Vĩnh Huy, tên tục là Bang Tuyên hay Tán Hai. Quê quán làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Khi phong trào nghĩa hội Cần vương nổ ra, Lê Vĩnh Huy hăng hái tham gia. Ông được cử giữ chức Bang tá, sau thăng Tán lý Quân vụ thuộc Nghĩa hội Quảng Nam.

Năm 1886 sau khi Nguyễn Duy Hiệu chuyển ban Lãnh đạo Nghĩa hội đến Nà Lầu, nay thuộc xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, ông Lê Vĩnh Huy trực tiếp chỉ huy một cánh quân chủ lực bảo vệ căn cứ và đại bản doanh. Quân Pháp và quân triều đình tiến đánh nhiều trận, Lê Vĩnh Huy đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy nghĩa binh phản kích, lập nên chiến thắng Nà Lầu, Dốc Miếu, Suối Đá.

Tháng 2 năm 1886, ông cùng tướng Hồ Học chỉ huy một cánh quân lớn, hợp đồng với cánh quân của Phan Bá Phiến tiến đánh tỉnh thành Quảng Nam đóng tại xã Vĩnh Điện (nay thuộc huyện Điện Bàn). Sau quân Pháp và quân triều đình phản công nghĩa quân núng thế, phải rút về căn cứ Quế Sơn, Tiên Phước, Trà My.

Cuối tháng 7 năm 1887, đại bản doanh nghĩa quân liên tục bị quân Pháp và quân triều đình đánh phá. Phan Bá Phiến, Nguyễn Duy Hiệu lần lượt hi sinh, phong trào nghĩa hội tan rã.

Một số thủ lĩnh nghĩa quân bị bắt, bị giết, bị đày ải trong các nhà tù. Ông và một số khác về quê nhà sống mai danh ẩn tích. Để tránh sự nhòm ngó của giặc Pháp và tay sai, ông ra làm Chánh tổng Tiên Giang, ngấm ngầm tán trợ cho các phong trào yêu nước.

Năm 1904, ông bí mật liên lạc với Tiểu La Nguyễn Thành gia nhập Duy Tân hội. Ông là một trong số người đầu tiên gia nhập tổ chức này. Ông cùng Nguyễn Thành gây dựng phong trào Duy tân ở Quảng Nam. Sau chuyến đi của Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ sang Nhật thì chủ trương cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp bị bãi bỏ, thay vào đó là vận động thanh, thiếu niên sang Trung Hoa, Nhật Bản du học đào tạo nhân tài để về xây dựng đất nước.

Chủ trương này sau được gọi là phong trào Đông du. Theo sự phân công của tổ chức, Lê Vĩnh Huy phụ trách việc vận động đưa thanh niên sang du học tại Nhật Bản. Đây là một công việc rất khó khăn vì vừa vận động thanh thiếu niên du học, vừa lo công tác tài chính.

Trước khó khăn đó, Lê Vĩnh Huy đã cho em trai mình là Lê Quý Liên và hai con trai là Lê Triêm và Lê Duyên xuất dương ngay từ đợt đầu về tài chính, ông đã cống hiến một nửa tài sản (tiền bán quế, bán hồ tiêu, bán chè) của gia đình ông cho phong trào. Khi nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương thông đồng với chính phả Nhật trục xuất Phan Bội Châu và lưu học sinh Việt Nam khỏi Nhật, thì Lê Quý Liên cùng Lê Triêm, Lê Duyên về Trung Quốc, Xiêm La một thời gian rồi về nước tham gia cuộc khởi nghĩa ở kinh thành Huế năm 1916 do Thái Phiên, Trần Cao Vân chủ trương có vua Duy Tân tham gia. Chính Lê Triêm, Trần Hoành chỉ huy một cánh quân đánh chiếm đồn Trà Mv rồi tiến xuống thị trấn Tam Kỳ vàv bắt tri phủ Tam Kỳ Tạ Thúc Xuyên - một kẻ thân Pháp.

Cuộc khởi nghĩa năm 1916 thất bại, nhiều người trong gia đình Lê Vĩnh Huy bị bắt. Lê Triêm bị đầy đi Lao Bảo, bị thảm sát trong vụ tù chính trị do Hổ Bá Kiện và Lưu Thanh cướp ngục năm 1918. Lê Duyên bị đầy đi Côn Đảo, cháu ông là Lê Liễu cũng hi sinh năm 1916. Riêng Lê Vĩnh Huy bị bắt giam trong nhà lao Hội An khi cuộc khởi nghĩa 1916 bị đàn áp, ông hi sinh tại nhà lao ngay năm đó. Gia đình cha ông là Lê Vĩnh Khanh ở Tiên Phúc cũng có nhiều người bị bắt giam, bị tịch biên gia sản. Hiện nay ở thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh có đường phố mang tên Lê Vĩnh Huy.





LÊ TRUNG ĐÌNH

Lê Trung Đình sinh năm 1863 là con thứ sáu tiến sĩ Lê Trung Lượng, người làng Nhơn Phú, huyện Sơn Tịnh, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Lê Trung Đình có tướng lạ, hai lòng bàn chân cong lại không hề dính đất. Ông thông minh, lỗi lạc về văn chương, thơ phú và tính tình rất khí khái trong đối nhân xử thế. Năm Lê Trung Đình 15 tuổi đã thuộc làu kinh sử, giỏi đối đáp. Có lần Lê Trung Đình cùng cử nhân Trần Bá Võ, thủ khoa Điện ra Huế thi, ba người ngồi sát nhau. Các sĩ tử Nghệ An biết tiếng Lê Trung Đình liền cho hai cô gái người Nghệ An ra vờ thăm hỏi rồi ra vế đối:
“Tam nhân đồng toạ, thượng hạ lục đầu”
Cử Đình liền đáp:
“Nhị nữ song hành tung hoành tứ khẩu”.

Thơ Lê Trung Đình phần lớn mang tính trào lộng, đả kích. Song ông cũng có những bài thơ nồng nàn, đằm thắm yêu thương, như bài thơ: Giã vợ đi thi Hội:

Tên cỏ, cung dân vẫn chắc phần
Cực vi biển ái lại nguồn ân
Khúc đàn cầm sắt vui từng nhịp
Chén rượu quan hà nặng mấy cân
Trướng liễu dù vui xuân chín chục
Võ môn ai lướt sóng ba từng
Dặn lòng vàng đá, em đừng ngại
Chán biết hoàng châu mấy sắc xuân.


Song phần lớn thơ của ông mang khí tiết hiên ngang. Ông mượn cảnh thiên nhiên tái hiện cảnh sống lầm than cùng cực của nhân dân trước ách cai trị của giặc Pháp. Bài thơ cũng ý thức được trách nhiệm của “Trai thời loạn” và bày tỏ tâm sự của mình trong bài thơ Lụt:

Mưa từng chặp, gió từng hồi
Đoái lại giang san nước khoá rồi
Lũ kiến bất tài tha trứng chạy
Bầy rêu vô dụng kết bè trôi
Líu lo rừng vắng nghe chim hót
Lủm khủm giường cao thấy chó ngồi
Nỡ để dân đen chìm đắm bấy
Nào ông Hạ Võ ở đâu ơi!


Năm 1879 Lê Trung Đình dự khoa thi Kỷ Mão ở Bình Định, vì sơ ý để chữ “Nhất” (-) xuất vận nên bị đánh trượt. Năm thi Hương Nhâm Ngọ (1882), ông đi thi, cầm chắc đỗ Thủ khoa, nhưng chỉ được đỗ hạng nhì.

Sau hiệp ước Patơnốt(1884) Tôn Thất Thuyết đã soạn thảo kế hoạch đánh Pháp lâu dài. Ông biết Lê Trung Đình là người kiên quyết chống Pháp, nên ngay sau khi soạn thảo xong bản kế hoạch đánh Pháp lâu dài, ông đã mật giao cho Lê Trung Đình tập hợp những người có nghĩa khí ở tỉnh Quảng Ngãi lặng lẽ chuẩn bị lực lượng Hương binh để sẵn sàng đánh giặc Pháp. Lê Trung Đình trở về Quảng Ngãi cùng Nguyễn Tự Tân và các sĩ phu trong tỉnh thành lập Nghĩa hội Quảng Ngãi, tổ chức các đoàn kiệt và Hương binh.

Giờ Tý ngày 1 tháng 6 năm Ất Dậu (1885) Lê Trung Đình họp nghĩa quân ở chiến khu Truyền Tung (Bình Sơn) rồi kéo quân về chiếm tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Lê Trung Đình được cử làm Chánh quản Hương binh, Tú tài Nguyễn Tự Tân và Vũ Hội được cử làm Phó quản Hương binh, Nguyễn Văn Hoành được cử làm Thương biện.

Đêm mùng 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885 Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thận Duật hộ giá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị lãnh đạo nhân dân đánh Pháp. Nhận được chiếu của vua Hàm Nghi, Lê Trung Đình đã liên lạc với Thành thủ uý Nguyễn Côn và Hiệp quản Trần Tư ở thành Quảng Ngãi tập hợp lực lượng chống Pháp. Nghĩa quân làm lễ tế cờ tại bãi cát Văn Thánh vào ngày 12 tháng 7 năm Ât Dậu rồi chia quân làm ba đạo vượt sông Trà Khúc tiến về tỉnh thành Quảng Ngãi. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, Lê Trung Đình bị bắt. Giặc Pháp tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc ông ra làm quan cho triều đình nhưng ông không khuất phục, chửi mắng chúng, Nguyễn Thân, Nguyễn Hội xử ông tội chết chém.

Lê Trung Đình bị tên Việt gian Nguyễn Thân xử tử ngày 18/7/1885, khi chưa tới 22 tuổi. Hiện nay mộ Lê Trung Đình vẫn toạ lạc ở ấp Phú Nhơn cách tỉnh lỵ 5 cây số về phía Đông Bắc. Con cháu cúng giỗ ông vào ngày 11 tháng 6 âm lịch.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #129 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 03:33:25 pm »

NGUYỄN DUY CUNG

Nguyễn Duy Cung quê ở ấp Thanh Liêm, xã Tủ Bình, quận Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ông thi đỗ cử nhân, dạy học một thời gian. Năm 1882 ông được cử làm Thượng biện sơn phòng, giữ chức vụ đó trong 3 năm. Khoảng tháng 3 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phe chủ chiến biết rõ tư chất của ông nên cử ông vào giữ chức án sát tỉnh Bình Định để tăng cường lực lượng, nên nhân dân gọi ông là án Cung.

Vua Hàm Nghi xuất bôn, kêu gọi nhân dân hưởng ứng chiếu Cần vương. Hồng lô Tự thiếu khanh Đoàn Doãn Địch một quan lại trí sĩ, tập hợp 600 nghĩa quân khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương, án sát Nguyễn Duy Cung trở thành trợ thủ số một cho Đoàn Doãn Địch. Từ thành Bình Định, nghĩa quân mở nhiều trận đánh từ Trường Úc đến Phong Miêu, có kẻ phản bội, bắt Nguyễn Duy Cung bỏ ngục rồi mở cửa thành đầu hàng quân Pháp. Nguyễn Duy Cung vượt ngục ra vùng cửa sông Tiền phát lời kêu gọi nhân dân đánh Pháp. Người ứng nghĩa rất đông, Nguyễn Duy Cung lập ra phòng tuyến trước sông Cửa Tiền từ Cầu Gạch đến Chóp Vung để chống Pháp ở mặt Đông. Án Cung bí mật liên lạc với Mai Xuân Thưởng, người thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Phú Phong.

Tháng 8/1885 Nguyễn Duy Cung được tin Lê Trung Đình. Nguyễn Tự Tân đã chiếm thành Quảna Ngãi. Các ông làm chủ được 5 ngày thì quân Pháp, Nguyễn Thân đem quân đến đánh, Nguyễn Duy Cung đem quân vào cứu. Khi ông dẫn quân tới nơi thì Nguyễn Tự Tân đã hy sinh, Lê Trung Đình bị Nguyễn Thân bắt, thành lọt vào tay giặc, Nguyễn Duy Cung đem quân trở về Bình Định tiếp tục xây dựng phòng tuyến từ Cầu Gạch đến Chóp Vung. Người đến tham gia nghĩa quán ngày càng đông, trong đó có cả Lê Bá Thân, Tổng đốc Bình Định cũng bí mật tham gia.

Tháng 8 năm 1885, quân Pháp từ biển đổ bộ vào chiếm Quy Nhơn. Nguyễn Duy Cung đưa toàn bộ quân sĩ cùng văn thân nghĩa sĩ trong tỉnh ra chặn giặc. Thế giặc mạnh, ông bị thua, phải lui quân về An Nhơn, gia nhập cuộc khởi nghĩa do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo. Giặc Pháp, Nguyễn Thân đem quân đến đánh nhiều lần không được. Chúng sử dụng chiến tranh gián điệp, mua chuộc, dụ dỗ những tên ham sống, sợ chết trong nội bộ nghĩa quân làm phản. Nguyễn Cung không ngờ kẻ phản bội mình lại là Tổng đốc Lê Bá Thân. Hắn khuyên ông trở lại Bình Định mở một trận tấn công quân Pháp, đánh chiếm vùng rừng núi phía Tây của tỉnh xây dựng căn cứ để từ đó đánh thọc xuống đồng bằng, tỉnh thành và vùng ven biển. Nguyễn Duy Cung tin lời hắn, hẹn địa điểm, ngày giờ hội quân. Tên Lê Bá Thân lập tức mật báo cho giặc Pháp, Nguyễn Thân đặt quân mai phục bắt ông rồi mở cửa thành đầu hàng giặc Pháp.

Giặc Pháp, Nguyễn Thân, Lê Bá Thân dùng chức tước, tiền bạc dụ dỗ ông ra làm quan cho chúng, bị ông cự tuyệt và chửi mắng bọn Việt gian đầu hàng giặc. Bọn chúng dùng cực hình thời trung cổ tra tấn ông, hòng ông khuất phục, khai báo cơ sở và đồng chí của mình. Ông vẫn một lòng kiên trinh sắt đá phục vụ lý tưởng cứu nước của mình. Chúng tống giam ông và ngục Bình Định. Trong ngục, Nguyễn Duy Cung xé vạt áo cắn ngón tay lấy máu viết tâm thư gửi cho Mai Xuân Thưởng và Nghĩa binh tại mật khu Linh Đỗng (Bình Khê). Bức thư bằng máu này có nhiều tên gọi khác nhau như Huyết lệ tâm thư. Hịch kêu gọi chống Pháp, Hịch Bình Tây, và còn có tên gọi là Bình Thành Cáo thị vì nó được viết từ thành Bình Định.

Chúng tôi dẫn toàn văn văn kiện trên:

Thiết vị:
Quốc gia đa sự,ninh từ huống tụy dĩ tuyên lao
Thần tử phỉ cung, cảm vị tồn vong nhi cải tiết
Cái năng tận thần đạo,
Phương khả uỷ quân tâm.
Nhan Châu khanh tư chuẩn Đường nguy, đoạn thiệt hà phương ư Hy Liệt;
Lý Thị Chế kỳ thanh tống nạn, phanh can hà uỷ ư Bá Nhan.
Viễn giám tiền nhăn Sự đồng kim nhật Ty dĩ
Thượng Châu tiện phẩm,
Ngãi tỉnh hàn nho.
Lạm dự khoa danh,
Hạnh bồi văn tịch
Sơn phòng tham biện, tích tổ hiệu ư tứ niên;
Lân tỉnh đề hình, hoá vị chu ư tam nguyệt.
Đồng niệm đế kinh luân một, oán kết thống tâm,
Sấu tư hoàng giá bá thiên, cừu thảm khiết xỉ.
Kế dĩ cô thành khởi sự, hội chúng mưu nhi thu thập nhân tâm.
Tạc văn lân tỉnh hưng binh, tán dinh soái nhi trù duy quốc kế.
Phương hỷ binh dân văn tập,
Tương kỳ tướng sĩ lôi oanh.
Tưởng tha soái phủ khả minh công. Cần Hải chi lang yên tiêu tức;
Nại thử tướng nhân vô hiệu ỉực,
Bình thành chi nhung mã tung hoành.
Ty, tự liệu tài sơ, Nan kham kế hoạch.
Dục hướng An Nhân thoái thủ, khủng vi mệnh dĩ cầu sinh;
Phục hồi ban tỉnh ngự phòng, quyết vong thân nhi tuẫn quốc.
Bất ý gian thần mại quốc,
Nhẫn tương thổ địa dữ tha.
Bài cỉúmq nghị dĩ khoa trương, chiến cục phiên thành hoà cục;
Khai thành môn nhi nghinh tiếp, nam nhân hoán tác Tây nhân.
Kỷ nhật đề lao cấm cố, hiếp ty đẳng cữ thành hoà hảo chi mưu;
Sổ ngôn hoạ kết binh liên, gia ty dẳnq mật klìải văn thân chi tội.
Ty tự niệm.
Ninh vi trung nghĩa quỷ;
Bất vi tàm phụ nhân.
Thệ cửu tử dĩ hà từ, đỉnh hoạch sình tiền an túc uý;
Túng nhất sinh nhi hữu khiểm, đao phong tử hậu hiũi thuỳ tri.
Thể bất tịnh sinh,
Phận cam vạn tử.
Bá thử trung can nghĩa phủ, đối cố chủ dĩ vô tàm;
Cảm vân tráng tiết hoàn danh, dữ cổ nhân như tịnh liệt.
Thử tại tâm trung tự hứa;
Chuyên khảo chư liệt chứng tri.
Cảm tương tu ngã qua mâu, địch khái chi hùng tâm vị tỏa;
Kỳ dĩ dữ đồng bào trạch, Cần vương chi tráng chi vô vong.
Thiên ý nhược hưrĩg Lưu, Quang Vũ chi đông đô phục chấn;
Nhân tâm như đái Tống, Cao tông chi nam độ trùng hưng.
Vương nhất khuông tương, hạnh bằng chúng trí.
Kinh thành khôi phục, ký dữ chư công Huyết lệ thư phong,
Chúc duy cáo thị.


Toàn văn bản dịch của Nguvễn Bích Ngô:

Thiết nghĩ:
Quốc gia khi nhiều việc phải nên tận tưỵ chịu gian lao.
Tôi con quyết một lòng, há vi mất còn thay khí tiết.
Vì có hết đạo kẻ dưới,
Mới khỏi phụ lòng bề trên.
Nhan Châu Khanh lo cứu nguy nhà Đường, bị cắt lưỡi nhưng kinh gì Hy Liệt;
Lý Thị Chế mong yên nạn nhà Tống, bị moi gan nhưng nào sợ Bá Nhan.
Xa trông người trước,
Việc giống ngày nay.
Cung này, thân phận hèn ở Tượng Châu.
Nhà nho nghèo ở Quảng Ngãi.
Lạm dự đỗ đạt, may bổ quan văn.
Sung chức Sơn phòng, tham biện mới được bốn năm.
Đổi sang tỉnh cạnh đề hình chưa đầy ba tháng.
Xót nghĩ kinh thành thất thủ, oán kết ruột đau, sầu lo xa giá chạy dài, hằn sâu răng nghiến.
Liệu giữ cô thành tính việc, hội chúng mưu mà thu thập lòng người;
Chợt nghe tỉnh cạnh dấy binh giúp đinh soái để toan lo việc nước.
Vua mừng quân dân mây hợp,
Hầu mong tướng sĩ sấm vang.
Tưởnq phá soái phủ để ghi công, bể Cần Hải khói lang bay báo.
Ngờ đâu tướng thần không gắng sức, thành tỉnh Bình ngựa giặc dọc ngang.
Cung này, tự liệu tài hèn;
Không bày kế hoạch.
Muốn lui đến An Nhân tìm thế thủ, e rằng trái mệnh cầu sinh.
Nên lại về bản tỉnh để đề phòng quyết kế quên mình mà báo quốc.
Không ngờ gian thần bán nước,
Nỡ đem lãnh thổ cho Tây.
Bác chúng nghị để làm càn, chiến cục xoay thành họa cục.
Mở cửa thành ra đón tiếp, nqười Nam đổi dạng người Tây.
Mấy ngày cấm cố đề lao, hiếp bọn Cung tác thành mưu hoà hảo.
Câu chuyện động binh gây vạ, buộc bọn Cung vào tội họp văn thân.
Cung này tự nghĩ:
Thà làm ma có hồn trung vía nghĩa
Không làm người đeo mặt ngựa đầu trâu
Chín phần thề chết chẳng từ, sống dẫu nấu vạc xanh không núng chí.
Một đời sống thêm còn mang tội, chết còn nhiều hình phạt có ai hay.
Thế chẳng đều sinh
Phận cam vạn tử.
Bày hết gan trung ruột nghĩa, đối chủ cũ cũ không thẹn lương tâm.
Dám cầu cao tiết thơm danh, cùng người xưa sánh hàng liệt sĩ.
Chính bởi trong lòng tự quyết.
Dám mong các bạn chứng tri,
Xin trong tay sắp sẵn qua mâu, lòng địch khái còn hăng chưa nhụt.
Xin cùng nhau trọn lòng giáp trụ, chí Cần vương còn mạnh không quên,
Lòng trời còn tựu Lưu, Quang Vũ đóng phía Đông lại thịnh;
Nhà nước được vững vàng, từ nay mong nhờ chúng trí.
Kinh thành lại khôi phục, sau đây cậy có các ông.
Lệ máu dán thư,
Mấy lời bá cáo.


Viết xong Huyết lệ tâm thư, ông tìm cách gửi ra ngoài rồi ông tự tử trong ngục giữ tròn khí tiết. Ông hy sinh năm 1886.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM