Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:09:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (79-82)  (Đọc 277470 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #550 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 03:49:42 pm »

Từ đường 10 rẽ vào "Ba núi" tụi tui xuống xe, cuốc bộ chừng 2km để vào Trung tâm huấn luyện!
  Như vậy  tại trung tâm HL này bác bắt đầu được huấn luyện chuyên về pháo ?Còn vị trí cái bản doanh sư bộ 309 lúc bác Haud3 ghé nghỉ chân năm 83 thì nằm ngay bên kia bờ đập Kamping puoy phải không bác Tr-Tr?
Thời tui tới "Ba núi" có lẽ đã dời chỗ so với thời bác quyenkh, ngoài đường chỗ xuống xe ngay phum dân chỉ có một C làm công tác dân vận thôi (trực thuộc D30). Tốp tân binh chừng 60~70 đứa cuốc bộ vào phía trái đường (hướng từ Đường 10 đi vào) độ 2km thì tới "Đại bản doanh" của D30, nằm lọt trong khu lòng chảo rộng chừng 20 hecta bao bọc xung quanh là các dãi đồi đá vôi, không có nhà dân trong tầm mắt khi nhìn từ đỉnh đồi. Tới đây vẫn chưa là chỗ dừng chân! Ngay hôm sau đám tân binh được tham gia "cuộc thi" nữa: Tụi tui được dẫn leo đồi tham quan các điểm chốt, cán bộ khung hướng dẫn leo đồi bí mật "coi giò coi cẳng" từng đứa ghi ghi chép chép vào sổ. Rồi thi viết một đoạn Báo Quân đội Nhân dân vào giấy trơn và thi làm toán nhanh, thi chạy nước rút 100m. Sáng hôm sau anh cán bộ khung kéo tui ra ngoài nói nhỏ: "Chú mầy chữ viết xấu quá! Chữ dễ coi chút là được về F bộ rồi! Nhưng chú mầy làm toán tốt, lát nữa có xe tới nhận quân cho E pháo chú mầy về đó rồi!" Thì ra tốp tân binh được phân loại để về các đơn vị trực thuộc F: Pháo binh, Cao xạ, Trinh sát F . . . Chỉ một số còn ở lại để được đào tạo khẩu đội trưởng hỏa lực mang vác như 12,7mm, cối 82, cối 120, ĐK. v.v. . .
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #551 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 04:57:15 pm »

Tiếc quá nhỉ ,phải chi hồi ấy F bộ xài "computer" thì bạn đã có cái để chống chế rồi . Grin Grin
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #552 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 08:27:03 am »

Ha! Ha! Vậy là mạng QSVN sống lại rồi .Cứ ngỡ nó die luôn là buồn 5 phút đó  Grin Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #553 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 08:29:09 am »

Ha! Ha! Vậy là mạng QSVN sống lại rồi .Cứ ngỡ nó die luôn là buồn 5 phút đó  Grin Grin
TechAmin đang trực chiến, an tâm đi bác!
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #554 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 08:55:25 am »

Không biết có phải mấy thằng "khựa" quậy không ,bữa giờ trên biển nó quậy quá tay ,sốt cả ruột . Angry
Logged
lethanh80
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #555 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 09:41:17 am »

Không biết có phải mấy thằng "khựa" quậy không ,bữa giờ trên biển nó quậy quá tay ,sốt cả ruột . Angry
[/qu ote]
      Nghe nói nó đòm làm máy chú ghe cá ngừ phú yên nhà em chạy muốn chết,làm tối qua ngủ không yên
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #556 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 10:09:25 am »

Kiểu này chắc phải trang bị ngư lôi cho tàu cá ,để lấy chén nhỏ ,đổi chén to cho nó thích . Grin Grin
Bạn Haud3 đâu rồi ,đi tiếp đi chứ .Lên Pailin mình kể chuyện cho nghe ,lính 31 kể dở lắm . Grin Grin
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #557 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 07:15:28 pm »

...TAnh C trưởng và anh Sinh B trưởng mắt đỏ hoe, bắt tay từng đứa: "Cố gắng nghe em, vài hôm rảnh viết thư cho anh biết tình hình" Tốp do D30 nhận về được đi bằng xe Din-131 và xe Uran ba cầu chuyên kéo pháo nên đi cũng đỡ dằn xóc hơn xe Din-130 trước đó. Từ đường 10 rẽ vào "Ba núi" tụi tui xuống xe, cuốc bộ chừng 2km để vào Trung tâm huấn luyện!
. . . Một b có tới 13 a. Mấy thằng a trưởng khung b tui lúc đó phần đông là đám cô hồn sống.Tụi nó nhờ chạy chọt đút lót mà được ở lại làm cán bộ khung. Đứa nào có tiền dẫn tụi nó ăn uống, nhậu nhẹt là nó dễ dãi, mấy thằng không có tiền như tui nó hành cho ra bã. Mình đi thao trường, nó ở nhà lục ba lô coi có dấu tiền không, có là chết cha với nó. Nó ghét đứa nào, tối kêu riêng ra, bốn năm thằng xúm đánh. Tụi tui hận vô cùng.
. . .
Nghĩ lại hồi đó sao mình ngu quá không dám tố cáo tụi nó với mấy anh chỉ huy đại đội, để tụi nó làm trời làm đất.
Chỗ Quân trường bác QKV sao tổ chức một B lắm A như vậy, có lẽ do “loãng” quá nên đám Cán bộ khung làm loạn chăng? Tui học ở Quân trường Long Giao (Long khánh – Đồng nai bây giờ) đó là Lữ 874 huấn luyện của QK7. Tiểu đoàn 8 đợt ấy toàn dân Long an là tân binh, các C phân bố theo huyện thị ở địa phương đưa quân tới, nên tân binh cũng đỡ phần nào bơ vơ. Nhưng huyện Thủ thừa tui có lẽ đông quân nhất, nên tui bị “cắt đuôi” biên chế vào B của dân huyện Vàm cỏ. Trước lạ sau quen, nên anh em cũng mau chóng hòa nhập với nhau. Chuyện Cán bộ khung “lăn tăn” cũng có, nhưng không đến đỗi ban đêm lôi tân binh ra đánh! Mấy chú có giả báo bệnh ở nhà lục lọi ba lô “chôm” đồ của tân binh như thuốc hút, thức ăn, bánh kẹo . . . còn tiền thì tụi tui luôn bọc trong người, chứ để trong ba-lô khác nào “mỡ treo trước miệng mèo”! Grin Grin Grin B tui có 4 A, A1 tui do tay Hữu làm A trưởng, A2 do tay Tâm làm A trưởng, còn 2 A còn lại tui quên tên, nhưng hai tay kia có vẻ “đồng bóng, pê-đê” . . . Tay Hữu và tay Tâm thuộc loại “đầu bò đầu bứu” một chút! Anh Sinh B trưởng tuy là Hạ sĩ quan nhưng sống rất biết trước biết sau, chưa bao giờ xin xỏ gì tụi tui dù là điếu thuốc. Chả bù lại Tâm và Hữu hay “bóp cổ tân binh cho ói ra”, mà Ban Chỉ huy C họ cũng tinh ý lắm. Chú nào “cứng đầu” chỉ cần cho đi giao quân bên K, rồi lơ một tí cho lính bên đó “tẩn cho một trận” ra trò là xong phim ngay! Nếu như ngày giao quân không là anh Sinh, mà là Hữu hoặc Tâm chỉ cần anh em liếc mắt thôi, thì mấy ông “Thiên lôi” kia túm cổ ra ngoài tẩn ngay một trận, Vệ binh cũng ngại dây vào “mấy thằng trong rừng mới chui ra”! Grin Grin Grin
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #558 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 08:23:49 pm »

Cái phum Tà-hen thời năm 70-71 là vị trí C21 tụi em đóng, thời 79-89 bên kia suối Mông-côn-bờ rây. Bây giờ theo không ảnh Google nó dời cách đó gần 6km theo hướng thượng lưu Mông-côn-bờ-rây!
Grin Vậy ra C21 theo Khmer đỏ từ đó.?
Hôm qua không rõ "Tổng đài" có bị "nước lạ" quấy nhiễu không mà tui dùng "hữu tuyến" lẫn "vô tuyến" đều không đăng nhập vào mạng được! Huh
Vị trí trên bản đồ do Mỹ chụp thời 1970~1971 chỗ vị trí phum Tà-hen là nơi thời 1982~1989 C21 tui đóng quân, lúc ấy chỉ còn là phế tích! Cây xoài cổ thụ, khóm cây mít, chòm thốt nốt, lõm vườn cam mọc lẫn cây rừng có đường kính gần 400mm! Vì lúc chính quyền Khơ-me đỏ cai quản vùng nầy khoảng giữa năm 1973, thì chúng cưỡng bức dân bỏ nhà bỏ phum vào sống ở các "công xã", mà đập nước Pin-buôi là một trong những công trình tốn hao xương máu người dân kinh khủng (dân Tà-hen và các phum kế cận bị cưỡng bức vô đó, bất luận thành phần). Thường trong chiến tranh bên nầy bên kia tìm cách thổi phồng hoặc bóp méo sự thật nhằm mục đích tuyên truyền, nhưng tại Phum Tà-hen nầy những người cao tuổi đều là nhân chứng cho giai đoạn khủng khiếp do Pôn-pốt cai trị. Như con Ên (thật ra lớn tuổi hơn tui, vẫn còn sống tại phum làm nghề mua bán lặt vặt nuôi mẹ già, nó cũng nói thẳng toe rằng: "Tui không có mẹ già níu kéo, thì tui hiện thời cũng thuộc lực lượng trong rừng rồi!" Vì con Ên cũng thuộc loại "hưởng ơn "mưa móc" của chế độ Pôn-pốt) phụ trách y-tế của "Công xã" thừa nhận là "người lao động" bị hành hạ nếu bệnh thì có "chỉ thị cấp trên" để cho chết "làm gương", ai được "Ăng-ka" cho phép mới được cấp thuốc! Có ông già hai vợ, một là vợ chính thức (tập quán dân Campuchia chỉ một vợ một chồng) và một vợ do "Pốt cưới cho": Ông nầy trước đó là Nhân viên Hỏa xa (Nhân viên Đường sắt) tại Ga Battambang, được gửi đi đào tạo tại Việt Nam trong thập niên 50, tới thời Pốt cai trị thì chúng có chính sách giết trí thức, sư sãi . . . nên ông sợ trốn về quê là Phum Tà-hen. Về tới Phum thì "Ăng-ka" lùa vô "Công xã" nam ở trại riêng, nữ ở trại riêng. Vài tháng thì "Ăng-ka" cho phối giống một lần, tức là phối hợp danh sách trại nam và trại nữ kêu hú họa cho vào chòi phối giống, nếu người nữ thụ thai sinh ra sẽ "được Ăng-ka" bắt con nuôi ở trại! Ông nầy đâu dám cãi lệnh (ai cãi lệnh sẽ bị giết ngay bằng một nhát cuốc vào sọ, dù thằng nhóc 16 tuổi "được đọc danh sách với bà 40 tuổi" Huh Huh Huh Trong lần "được Ang-ka" phân công phối giống thì hai ông bà có nói chuyện tâm sự về quê hương gốc gác của mình! Sau khi xứ chùa tháp được Quân tình nguyện Việt Nam giải phóng khỏi chế độ quái thai Pôn-pốt thì ông nầy lần về quê cũ, may thay bà vợ trước đó cũng còn sống sót quay về! (Ông bà nầy có trước đó 2 con trai và hai con gái, nhưng không thấy quay về. Theo ông nói có lẽ chúng bị giết hết hoặc nếu còn sống có lẽ theo Pốt bên Thái lan!) Bà kia thời bị Pốt bắt phải phối giống cùng ông về quê cũ thì chờ mãi không thấy chồng con quay về, chợt nhớ ông ở Phum Tà-hen "do Pốt gá nghĩa" lần mò tới xin bà vợ lớn được ở chung nhà! Vậy là "ba vợ chồng già" nương náu cùng nhau trong những năm tháng cuối đời! Ông già thì đi chăn trâu thuê cho bà con lối xóm, hai bà vợ thì đi làm rẫy thuê cho dân phum . . . Khi tui tới nhà ông nầy chơi thì ông nói chuyện bằng hỗn hợp ngôn ngữ: Khơ-me, Việt và Pháp. Tui phải "mỏi tay" lắm mới hiểu hết câu chuyện! Grin Grin Grin
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #559 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 08:32:24 pm »

Nói về quân trường Long Giao có 1 kỷ niệm giờ mới nói ra. Hồi đó gác đêm tui chuyên môn chui vô trong đám cỏ voi mà trốn, có khi trùm thêm cái chăn. Đêm Long Giao lạnh lắm vì trống trải, gió thổi mạnh. Tui còn nhớ năm 1979, trước cổng doanh trại có 1 quán bán chè, em gái bán chè khá xinh mà tui quên tên rồi. Mấy Bác đi sau này không biết quán chè ấy còn không? Có Bác nào còn nhớ tên em gái bán chè ( giờ chắc lên chức bà nội, bà ngoại rồi )
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM