Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:08:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (79-82)  (Đọc 277937 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lethanh80
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #380 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:40:55 am »

      Bác chủ kể chuyên đi máy bay cho bọn em nghe với,thời đó mà được bay là" con cưng" đó nha,xuống Batmbang rồi đi về đâu?trận nổ súng đầu tiên ở Pallin nữa.
     
           
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #381 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 09:41:57 am »

Hà! Hà! Vì khi ấy quân đoàn 3 chuyển ra Bắc ,nên 309 phải nhanh chóng lấp khoảng trống  Grin Grin .Còn anh chàng 307 với 315 thì đã quen ở đó rồi .Ở QN-DN thì có lội rừng đâu mà rách ,mình thì mấy năm lính áo quần vẫn lành lặn vì có tài khâu ,vá (nói chung lính ở đ/v mình ai cũng khâu vá tốt cả) ,chịu khó 1 chút ,khâu đi rồi khâu lại ,đường chỉ trông giống như là khâu bằng máy . Grin Grin
Logged
lethanh80
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #382 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 10:34:40 am »

      Thật vậy đó bác,đứa nào cũng vậy:quần vá gối,áo da beo chi chít tụi nó bảo trong trường" cày" dữ lắm nhưng có lẽ chất lượng cũng đóng góp một phần.Nói về  tay nghề may vá thì đúng như bác nói đấycánh mày râu tụi mình cũng khéo ra phết .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #383 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 10:51:12 am »

      Bác chủ kể chuyên đi máy bay cho bọn em nghe với,thời đó mà được bay là" con cưng" đó nha,xuống Batmbang rồi đi về đâu?trận nổ súng đầu tiên ở Pallin nữa.
Lẽ ra là mình sẽ ở chết dí ở qk Đông bắc ,nhưng do thằng Tàu khựa nó đánh căng ,nên QDD3 phải tức tốc tăng cường ra ngoài bắc ,chứ không ,nó lượm HN bỏ túi mất ,khi ấy mình nghe hình như nó còn cách HN hơn 100 hay 200 cây gì đó ,(hồi đó còn nghe chuyện cao bánh chè nữa chứ ,tiếc là không có người quen để đặt mua 1 ít để dùng lúc tuổi già ,nghe nói nó còn tốt hơn cao hổ cốt nữa đó  Grin Grin ) .
Kể ra thì cái đời lính của anh em D1 cũng thú vị đó ,mang tiếng là lính bb nhưng cũng nếm trải được nhiều thứ ,cơ động như là lính Mỹ ( Grin Grin) ;Từ Ratanakiry ,oto chở thẳng ra sân bay Cù Hanh (Pleiku) ,ở đây anh em được bảo vệ nghiêm ngặt như những nhân vật quan trọng (vì đa số là lính Phú Khánh + QN-DN , Grin Grin ) ,Bên ngoài có hàng rào mìn ,bên trong có vệ binh + KSQS ,ấy thế mà vẫn bị hao binh ;Sáng hôm sau ,anh em được dặn dò kỹ lưỡng ,vì bay bằng máy bay dân sự DC-4 ,(loại này ,lúc ấy người ta chê ,do nó cũ và bay rất xóc ).Lần đầu tiên đi máy bay  Grin Grin thấy cũng giống như đi oto vì nó cũng tưng tưng .Vào đến Tân Sơn Nhất ,lại cũng được bảo vệ nghiêm nghặt ,nhưng cũng lại hao thêm 1 ít .Sáng hôm sau ,lần này mới giống lính viễn chinh ,một chiếc C130 đang há mồm chờ sẵn ,cái mồm máy bay ngậm lại ,anh em ngồi trên sàn ,1 vài anh cố lại cửa sổ máy bay để nhìn ra ngoài ,nhưng lớp mica củ kỹ ,răn nứt và đục ngầu ,không thể thấy gì đành ngồi lại chổ cũ ,chiếc máy bay rung lắc dữ tợn và cứ nhảy tưng tưng như oto trên đường đất .Cuối cùng ,một cảm giác bị hẫng và rồi máy bay nảy lên nghe ầm ầm ,một anh buộc miệng "nó rớt rồi " ,sau 1 hồi nhảy tưng tưng ,nó đứng yên ,cái mồm rộng hoác của nó lại mở ra ,thì ra nó hạ cánh chứ không phải bị rớt . Grin Grin
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #384 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 05:40:44 pm »

Hà! Hà! Vì khi ấy quân đoàn 3 chuyển ra Bắc ,nên 309 phải nhanh chóng lấp khoảng trống  Grin Grin .Còn anh chàng 307 với 315 thì đã quen ở đó rồi .Ở QN-DN thì có lội rừng đâu mà rách ,mình thì mấy năm lính áo quần vẫn lành lặn vì có tài khâu ,vá (nói chung lính ở đ/v mình ai cũng khâu vá tốt cả) ,chịu khó 1 chút ,khâu đi rồi khâu lại ,đường chỉ trông giống như là khâu bằng máy . Grin Grin
Hi F315 thành lập sau khi đơn vị mình rút khỏi Mondonkiri , nòng cốt của F315 là của trung đoàn 142 tỉnh đội Đắc Lắc cũ , hì nói về trung đoàn này không biết bác BS-812 có biết không , trung đoàn này khi thay chốt đồn 8 cho E 1 F2 bị bọn sư đoàn 920 của pốt quây .. hì báo hại E 1 đang trên đường hành quân về Tây Ninh chi viện cho QD4 phải quay ngược trở lại giải vây .. hì sau đó E 812 của bác vào đồn 8 thay họ .
Lúc các bác đánh qua k theo QL19 thì đơn vị em cùng trung đoàn 142 kết hợp với tiểu đoàn đặc công tấn công thị xã Cô Nhép cùng sư bộ 920 của Pốt , hì giữa tháng 3/79 đơn vị em cũng nhổ neo khỏi Mondonkiri quay ngược về VN đáp máy bay từ Tân sơn Nhất qua thành phồ Nông Pêng sân bay Pô chen Tông hì truy quét dọc đường 5 cùng F341 , lúc ấy bên đó thành lập F315 ...
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #385 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 10:25:14 pm »

Hì! Hì! Lúc vào chốt bảo vệ đồn 8 thì mình đang là lính mới keng nên chưa quan tâm đến các đơn vị khác ,vả lại cái anh lính bộ binh ,sai đâu đánh đó ,tới tháng lĩnh tiền nên cũng chẳng có nhiều cơ hội để mà hóng hớt đó đây ,hì! ,giống như ếch ngồi đáy giếng vậy .Khi ở đồn 8 ,mỗi lúc đi tuần và chốt đường để xe tiếp tế cho đồn 8 ,sau khi thông đường thì có 1tổ vào đồn 8 để uống trà và báo đường đã thông để họ điện cho xe vào ,những lúc như vậy họ kể chuyện rất ly kỳ .Như vậy  lính đồn 8 là CA biên phòng hay lính tỉnh đội hả bạn ?
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #386 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 10:33:23 pm »

D1 của mình sau khi vào lom-phát ,thì cũng có đánh vào co-nhép và sư bộ 920 (nhưng lúc ấy mình đã đi học ) rất tiếc là mấy anh bạn tham gia khi ấy ,mình mời mãi mà không chịu vào để hổ trợ cho mình . Grin Grin
Logged
hoangvudqnd
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #387 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 08:31:37 am »

Mấy bác ơj, kể chuyện trận pôt nó sát hạj các nữ TNXP đi mấy bác, bác nào đã tham gja trận đó hay nge kể lạj thì kể ra đây cho cháu và các bác ở đây nge với. Ba cháu lúc trước cũng đj k, nhưng ở F302, d27, năm 84-86 là thương bjnh nhưng mất rồi nên không được nge ba kể chuyện vì lúc đó còn bé quá. Hjhj. Cháu sn 92 lận. Cháu là dqtt xã,  sắp là đảng viên và chờ ngày đj bộ độj, cháu rất thích những câu chuyện của mấy bác để bjet thêm về truyền thống củ bộ đội ta. Chúc các bác có nhiều sức khỏe để kể thêm nhiều câu chuyện hay ở chiến trường để làm kn và bài học cho lớp trẻ chúng cháu. Thân!
Logged

Khi mình sinh ra mình khóc còn mọi người cười. Hãy sống sao cho khi mình mất đi mình cười còn mọi người khóc.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #388 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 09:29:46 am »

Bạn có thể dùng công cụ tìm kiếm ở phía trên cùng màn hình.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #389 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 08:19:58 pm »

 . . . Ở rừng núi đã quen, đi đâu cũng bám suối ,ở đâu cũng bám suối ,lúc nào cũng có nước trong mát .Giờ đây thì đã khác ,mùa khô ở cái vùng đồng bằng này kiếm được giọt nước thật khó .Đặt chân xuống sân bay là bước vào chiến dịch truy quét ,ngày đi ,đêm nghỉ ;Chẳng biết khi nào dừng chân .Cái mùa khô ở đây, muốn tắm thật là dễ ,chỉ cần trùm nilon trong 1 phút ,thế là mồ hôi túa ra ,tha hồ mà kỳ cọ  Grin .Còn nước uống thì ít khi được nước trong mà uống,hành quân ,kiếm được hố nước trâu dầm là mừng rồi .Có một bài vè của lính mà khi ở Bu-Bông ,đã thấy phù hợp 1 câu, đó là : -Thằng lính mục : lính lâu năm không được thăng quân hàm (ví như cây lá mục ở Trường Sơn ) . Và giờ lại phù hợp thêm một câu :-Uống nước đục .Có lần vào 1 phum bỏ hoang ,cả tiểu đoàn "vét" chung 1 giếng nước (đã có sẳn) ;Nhiều anh không đủ kiên nhẫn để chờ những giọt nước rỉ ra từ đáy giếng ,phải nấu cơm bằng nước dừa .Cái thứ cơm nấu bằng nước dừa ấy hơi khó ăn ,vì nó cứ ngon ngót .Cũng may là ở đây còn mấy chục cây dừa đang ra trái ,nên tha hồ uống ,(mặc dầu người ta hay nói ,uống nước dừa thì mỏi gối ) rồi có anh siêng năng hơn ,còn lấy nước dừa để giặt áo quần ,mà lạ thật ,giặt bằng nước dừa ,áo quần như sạch hơn ,mà không thấy bị xăm kim như người ta vẫn hay nói . . .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM