Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:28:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (79-82)  (Đọc 277409 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #130 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 10:11:31 am »

hehe, Hòa Bình - Bình Yên thôi chú ơi. Hy vọng chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra để thanh niên Việt Nam không phải cầm súng đánh nhau nữa. Nhưng nếu điều xấu nhất xảy ra thì cháu tin rằng các bạn thanh niên bây giờ dù có hơi mải chơi tí cũng không quên được truyền thống cũng như hào khí của con dân Đại Việt mà lên đường làm nghĩa vụ với Tổ Quốc. Chẳng ai ngồi yên được khi có thằng nào đó tự nhiên ném bom hay bắn phá nhà mình cả. Hòa bình thì không nói nhưng nước nhà có chuyện thì mọi người lại nhanh chóng đoàn kết trên dưới một lòng đánh ngoại xâm ngay. Chú hãy cứ tin vào lớp trẻ đi, nó đã thành truyền thống từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam rồi. Giặc đến nhà , đàn bà cũng đánh Grin
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #131 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 10:22:12 am »

Bác BS-812! Em đã tìm cho bác một chiến hữu cực kỳ đây.
Chiến hữu này tên Lê Đức Tâm, nhập ngũ năm 1977, là a trưởng thông tin, d3, e726, f 59( trước là f309). Bác Tâm đã từng chiến đấu ở quân khu Đông Bắc năm 1979, tháng 3/79 chuyển qua Xiêm Riệp. Bác Tâm có thời gian dài chiến đấu ở Pai lin.( Bác Tâm nói đóng quân ở đồn điền cà phê) là thương binh 4/4.Em đã nói chuyện với bác Tâm rồi, bác nói nếu anh em cần tư liệu lúc ở Pailin thì liên lạc với bác. Số máy của bác Tâm 0945505683.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2011, 11:33:37 am gửi bởi Quân khí viên » Logged
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #132 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 11:36:01 am »

Đây là ảnh bác Lê Đức Tâm, nhập ngũ năm 1977, d3, e726, f59.
Logged
Tran Hoa
Thành viên
*
Bài viết: 102


c11d3e726 cuộc đời vẫn đẹp


« Trả lời #133 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 04:12:51 pm »

Trích dẫn
Lê Đức Tâm, nhập ngũ năm 1977, d3, e726, f59.
Quân khí viên dụ dổ Lê đức Tâm vào Q sử ôn lại thời áo lính Ở Pailin Tâm sự tìm tư liệu qua phôn chỉ có hai người hiểu Tôi cũng ở cBB11 dBB3 e726 (sau này là c11 d43 Đoàn 7704 )
Logged
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #134 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 04:30:29 pm »

Em có mở trang Quân sử cho bác Tâm xem, bác Tâm cũng thích lắm nhưng không biết xài máy vi tính nên chịu thua! Grin
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #135 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 04:57:26 pm »

Em có mở trang Quân sử cho bác Tâm xem, bác Tâm cũng thích lắm nhưng không biết xài máy vi tính nên chịu thua! Grin
Trước tiên xin ghi nhận công lao của bạn Quân khí viên, nhưng bạn mới chỉ hoàn thành nhiệm vụ 1/2 còn 1/2 nhiệm vụ là bạn phải xóa mù vi tính cho bác Tâm ,nhưng chỉ cần làm sao cho bác ấy biết mở máy,vào QS,post bài rồi tắt máy .Thế là hoàn thành nhiệm vụ . Grin
Trông bác ấy ,thì mình không nhớ đã gặp hay chưa ,nhưng không sao,nếu tháng 10 ,trời không mưa, gió ,bão bùng ,thì mình sẽ mời bạn và bác ấy họp mặt với ae 812 ở Nha Trang cho vui
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #136 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 05:48:52 pm »

Trích dẫn
Lê Đức Tâm, nhập ngũ năm 1977, d3, e726, f59.
Quân khí viên dụ dổ Lê đức Tâm vào Q sử ôn lại thời áo lính Ở Pailin Tâm sự tìm tư liệu qua phôn chỉ có hai người hiểu Tôi cũng ở cBB11 dBB3 e726 (sau này là c11 d43 Đoàn 7704 )
Chào bạn,vậy là bạn đã bị oọc-rơ ,trong khi chờ đợi anh Quân khí viên thực hiện 1/2 nhiệm vụ còn lại thì mời bạn thường xuyên ghé đây chơi, vì dù sao cũng 1 thời là 309 ,và cũng đã dọc ngang Pailin . Bạn ở D3 ,như vậy chắc bạn biết rõ anh bạn 2 VV đó ,bạn chỉ cần nói xấu bạn ấy, rồi anh Quân khí viên mách lẻo ;Thế nào bạn Tâm ấy cũng sẽ đùng đùng nổi giận , nhào lên chiến đấu .Vậy là ta "điệu hổ ly sơn thành công . Grin Grin Grin
Logged
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #137 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 06:56:07 pm »

Hồi sáng này rảnh, em mới có dịp ngồi nói chuyện với bác Tâm. Ảnh kể chuyện sao giống anh quá BS ạ!
Ảnh nói khoảng giữa tháng 3/79 đơn vị ảnh từ Đắc lắc về Hố nai ( ga hố nai) nghỉ mấy bữa, sao đó máy bay chở đơn vị ảnh từ Tân sơn nhất qua thẳng Xiêm Riệp. Qua Xiêm Riệp ở mấy ngày trong khu nhà khách của ông Xihanuc. Từ đó mới hành quân lên Pailin. Ở Pailin đơn vị ảnh đóng quân trong một đồn điền cà phê, úông mệt xỉu luôn. Anh Tâm xử dung máy PRC 25. Hông chừng anh với ảnh đi cùng chuyến bay mà không biết đó! Grin
Việc phổ cập tin học cho ảnh em làm được, nhưng cũng có nhiều điều khó anh ơi. Trước nhất là gia đình ảnh hiện nay cũng rất khó khăn nên việc mua máy là cả vấn đề, sau đó là nối mạng, trả tiền thuê bao hàng tháng, ảnh không kham nổi đâu. Ra tiệm thì không khả thi rồi.
Nghĩ tội cho anh em mình, đi lính về hầu hết đều nghèo. Nhiều anh em mà em gặp đều như anh Tâm. Có dịp ôn lại anh em kể say sưa, người nọ cướp lời người kia, nhất là khi có lít "gụ", mấy con khô thì càng rôm rả. Cảm ơn bác đã có lời mời. Nếu có dịp em sẽ gặp và tâm sự với bác!
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #138 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 09:09:27 pm »

Hông chừng anh với ảnh đi cùng chuyến bay mà không biết đó! Grin
Việc phổ cập tin học cho ảnh em làm được, nhưng cũng có nhiều điều khó anh ơi. Trước nhất là gia đình ảnh hiện nay cũng rất khó khăn nên việc mua máy là cả vấn đề, sau đó là nối mạng, trả tiền thuê bao hàng tháng, ảnh không kham nổi đâu. Ra tiệm thì không khả thi rồi.
E812 chỉ có D1 của mình là hành quân cấp tốc thôi (có lẽ sợ lính KH hổ đẹp) ,hành quân như lính Mỹ ngày xưa : Từ quân khu Đông bắc K xe chở về tới sân bay Cù Hanh (pleiku) ,từ C.H. bay về sân bay Tân Sơn Nhất bằng máy bay dân sự DC4 ,nghỉ đêm trong sân bay ,rồi sáng hôm sau bay qua Battambang bằng máy bay vận tải quân sự C-130 .
Nhìn hình,thấy bạn ấy hình như ngồi ở cơ quan nhà nước ,mà cơ quan nhà nước thì chắc có máy tính + Net .Nếu có thì mình "ké" . Grin Grin .Đúng là nan giải .Hay là vài ba hôm ,bạn rủ bác ấy lại nhà ,cùng nhau chiến đấu .
Logged
trandung
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #139 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 09:39:47 pm »

trích Thông điệp kỷ niệm 30 năm ngày hội ngộ những người lính 812
..."Sau chiến dịch tổng tiến công giải phóng đất nước Cam Pu Chia khỏi bàn tay của bọn diệt chủng là nhiệm vụ truy quét tàn quân Pol Pot của những đơn vị chủ lực thuộc Mặt trận 479, trong đó có Trung đoàn 812; xây dựng triển khai đội hình đứng chân trên tuyến biên giới phía Tây thuộc tỉnh Bat Tam Băng; có Pai Lin là một thị trấn biên giới nối với Thái Lan bằng quốc lộ số 10 (nay là quốc lộ 57) thị trấn này nổi tiếng vì những mỏ đá quý gần như lộ thiên được biết đến trên thế giới; có lẽ nơi đây trước khi xảy ra chiến tranh là một vùng đất trù phú và sầm uất về kinh tế, hầu hết người dân đều là những ông chủ mỏ đá, những chủ đồn điền cà phê, cây trái còn lại là việc thuê mướn người làm đều từ nơi khác đến, dù thị trấn nhỏ bé nhưng cũng có rạp hát, trường học, bệnh viện, sân vận động, những ngôi Chùa trang nghiêm, nhiều nhất là những nhà chế tác đá quý đã bị bọn đồ tể phá sạch, giờ chỉ còn lại những đống đổ nát hoang tàn, lạnh lẽo. Nằm trên độ cao khoảng 300 mét so với mặt nước biển nên PaiLin có khí hậu rất khắc nghiệt, là vùng rừng thiêng nước độc theo lời đồn đoán của dân bản địa và là vùng có mật độ bệnh sốt rét cao nhất tại Đông Nam Á. Mặc dù quân tướng không còn nhưng việc chọc phá của bọn tàn quân cũng bao gồm nhiều thủ đoạn theo lối du kích dùng lực lượng nhỏ tiêu hao sinh lực lớn của đối phương, chúng cài mìn, tập kích, phục kích, ám sát bộ đội ta hàng ngày. Để kiểm soát tình hình Bộ Tư lệnh Sư đoàn, Ban Chỉ huy Trung đoàn đã đưa ra những phương án tác chiến từ những cuộc hành quân truy quét cấp tiểu đoàn, đại đội vào những vị trí tập kết của bọn tàn quân Pôn Pốt trên dọc tuyến biên giới và những phum sóc xa xôi chưa được giải phóng; những địa danh đã lần lược in dấu chân người chiến sỹ trung đoàn 812 như LoVia,TaKuôn, PoiPet, Cao mê lai, Bắc Ba Ria, Bờ Ray Chà, Tà Xanh, Săm lốt, cua chữ V(Măng Đô Lin), Ba núi, Pai Lin, Mỏ vẹt, Mong Kôn Bờ Ray, Sré An Tiek, Kom Riêng, Ta Co, Ô đa… những đỉnh cao 1180, 1163, 505, 389, những cuộc hành quân miệt mài băng qua những cánh đồng chết, những ngày khát nước khô cháy cả bình tông, rồi những ngày nguyên đội hình dầm mình trong nước biển hồ bập bềnh như những đám bèo trôi; đời binh nghiệp là thế ăn cơm cục, uống nước đục, vẫn lạc quan hát mãi khúc quân hành… những nơi mà chúng ta đi qua đôi khi cũng nghe được tiếng cười trong như thuỷ tinh của một vài em bé, gợi cho chúng ta nỗi nhớ nhà da diết, hay bóng một cô Miên qua đường lại thấy dáng dấp của người yêu nơi phương xa; để mang lại niềm vui, hạnh phúc và bầu trời tự do cho một dân tộc thật là biết bao gian khổ và tự hào của người chiến sỹ. Chiến tranh là đau thương, mất mát là mong mỏi hoà bình; thế rồi cũng có những đồng đội chúng ta đã nằm lại vĩnh viễn, thịt, xương; máu và mồ hôi của các anh thấm đẩm trên đất nước Chùa Tháp nhiều huyền thoại bí ẩn này, để những chùm hoa đỏ cứ nở ra mãi mãi tô đẹp cho một đất nước mới hồi sinh qua nhiều biến cố thăng trầm.... "
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM