Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:24:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (79-82)  (Đọc 277854 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #100 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 12:55:01 pm »

Hì !hì ! Từ ngày lên chốt ở đây thì nhẹ cả người ,vì chẳng còn phải học hành gì nữa ,thời gian rỗi thì vào rừng săn chim cu xanh ,hoặc chim Cáo Các ,thỉnh thoảng đi truy quét theo đội hình ,C,D ,nhưng hiếm khi gặp địch .Nhưng ở đây có nỗi ám ảnh rất lớn ,đó là chông và mìn .Chông thì đủ loại ,chông tre ,chông sắt ,chông bàn ,còn mìn chống bb thì mới chỉ có 2 loại là KP2 và K58 thôi .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #101 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 01:22:14 pm »

Từ sau cái bận E1 giải vây cho đồn 8 biên phòng ,thì địch không còn đánh hay tập kích ta nữa ,chúng đã rút sâu vào nội địa và tích cực mang chông, mìn qua cài quanh những nơi ta đóng quân .Bọn chúng rất khoẻ ,một thằng có thể mang một cái gùi đựng chông, lớn bằng cái giỏ cần-xé của ta ,vượt suối ,vượt đồi băng băng .Có lần tổ tuần tra phát hiện ,nổ súng chỉ cách khoảng 10 m ,nhưng thằng địch vất lại gùi chông rồi chạy mất .Mìn ở đây chúng chôn dày đặc ,nếu vướng KP2 ,hy sinh đã đành ,nhưng dẫm K58 ,nó lột thịt lên tới đầu gối ,hoặc đến đùi .Nếu không bị đất ,đá bắn lên trúng chỗ hiểm mà chết thì bị mất nhiều máu ,cũng không sống nổi trước khi cáng được về bệnh xá trung đoàn .Đó là ,do anh em ta còn mới mẻ quá ,nên khi đồng đội bị mìn ,da thịt cuốn lên ,tưa nát ra ,ám khói đen thui ;Thường rất sợ hãi ,luống cuống ,ga -rô không đúng ,nên bị mất nhiều máu mà chết, phần nhiều hy sinh là như vậy .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #102 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 02:37:21 pm »

nổ súng chỉ cách khoảng 10 m ,nhưng thằng địch vất lại gùi chông rồi chạy mất .
Lính nhà ta bắn địch " TỆ " thế hả bác ?
 Chờ nó vào cách 10m mới nổ súng mà nó còn vứt lại gùi chông mà chạy thoát được thì quả thật là lính nhà ta bắn súng quá tệ .
 Đàn anh của tôi một mình 1 khẩu RPD lia có 1 tràng dọc theo con đường mòn , đứa vào gần nhất khoảng 15m đứa xa hơn khoảng trên 30m , chúng nằm 1 dãy 7 đứa và không có đứa nào còn ăn được củ sắn nữa . Grin
 Lần trước BY cũng nghe 1 bác lính Cựu kể chuyện , ta có hầm hố và hào giao thông chiến đấu chờ địch vào gần cũng 10m mới nổ súng và thằng Pốt còn kịp lao vào ụ mối tránh đạn được thì phải thừa nhận lính ta cùng bắn súng quá tệ và thằng lính Pốt nó còn nhanh hơn cả điện .
 BY cũng từng thoát chết bởi 1 thằng lính Pốt bắn súng thuộc loại tệ nhưng ở tình huống khác . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #103 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 04:05:07 pm »

Núi rừng biên giới ,ngoài mấy món đặc sản như quả Gùi ,quả Gấm,quả Sim,quả trâm Bầu ,Môn thục ,lá Tàu bay (cải trời ) ,thì chẳng thấy cái gì ăn được nữa .Có lần chốt đường ,thấy cái quả gì đó to cở ngón tay cái ,bị chim ăn sạch sẽ lớp vỏ ,bèn nghĩ chim ăn được ,nghĩa là người ăn cũng được ,bèn gom hết hạt lại ,đốt lửa nướng như nướng hạt gấm,sau đó đập ra ,ăn cái hạt bên trong ,nó bột và bùi như hạt mít ,sau 2,3 ngày khai thác thì cũng hết,một anh bạn ghiền quá ,hái quả tươi trên cành rồi cạp bỏ cho hết lớp vỏ ngoài ,anh ta cạp được 5,6 quả gì đó ,thì buồn nôn,xây xẩm mặt mày .Anh em sợ quá ,dìu xuống suối cho súc miệng ,rồi móc họng cho ói ,cũng may là sau hơn 1 giờ thì anh ta bình thường trở lại .Từ đó thôi không dám ăn bậy nữa . Grin
"Chim ăn được ,nghĩa là người ăn cũng được" Đây là một câu dân  gian truyền tụng bậy bạ, lính chiến trường ai tin thì chết. Rừng Kampuchia có trái mã tiền màu đỏ tươi như trái sơ-ri hạt rất độc, chim cao cát tới ăn nhả hột đầy gốc cây, ai ăn như chim chỉ cần lỡ cắn vào hột của trái mã tiền thì bị ngộ độc có thể dẫn đến tử vong! Kinh nghiệm của yta262 là vào rừng nếu nếm thấy lá hay trái có vị chua thì ăn tạm được, tuy ăn không ngon nhưng ăn lót dạ cho qua cơn đói thì không sao.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #104 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 08:41:34 pm »


 Lính nhà ta bắn địch " TỆ " thế hả bác ?
 [/quote]
Nếu bảo "TỆ" , thì cũng hơi oan ,vì đi tuần tra trong rừng ,mắt phải thường xuyên nhìn xuống đất ,để tránh chông ,mìn ;Vả lại rừng Tây nguyên cây cối dày đặc (vì "chưa được phá rừng " ),nên việc phát hiện địch từ xa không dễ .Thế mà nổ súng trước được ,nghĩa là phản xạ khá tốt rồi ;Làm gì có đủ thời gian mà ngắm nghía . Grin
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #105 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 08:58:37 pm »


"Chim ăn được ,nghĩa là người ăn cũng được" Đây là một câu dân  gian truyền tụng bậy bạ, lính chiến trường ai tin thì chết. Rừng Kampuchia có trái mã tiền màu đỏ tươi như trái sơ-ri hạt rất độc, chim cao cát tới ăn nhả hột đầy gốc cây, ai ăn như chim chỉ cần lỡ cắn vào hột của trái mã tiền thì bị ngộ độc có thể dẫn đến tử vong! Kinh nghiệm của yta262 là vào rừng nếu nếm thấy lá hay trái có vị chua thì ăn tạm được, tuy ăn không ngon nhưng ăn lót dạ cho qua cơn đói thì không sao.
[/quote]
Đã là kinh nghiệm thì không sai ,còn anh bạn tôi ,nếu gặm vỏ trái chín thì chắc đã không say ;Vì từ khi trái còn sống đến khi chín ,còn trải qua một quá trình biến đổi chất đấy .Còn trái mã tiền ,thì bắt chước như con chim ,"đừng cắn vào hột " ,mà đễ dành cái hột đem phơi khô ,ngâm rượu ,thì hữu ích đấy . Grin
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #106 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 09:44:06 pm »

Giải thích theo kiểu của E 812 tôi thấy rất chính xác!cái câu người xưa nói :chim ăn được thì người ăn được  là rất đúng!chỉ có điều người sau không hiểu hết được cái kinh nghiệm của người đi trước theo như E812 phân tích là có lý nhất.
Bởi vì chim có sức đề kháng yếu hơn người trong rất nhiều trường hợp, chỉ trừ một số loài hiếm có nào đó có bản năng thiên phú được miển nhiểm với độc tố mà thôi
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #107 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 11:16:54 pm »

hehe, cháu xin tham gia vào vấn đề này 1 ý. Theo như 1 người có nhiều kinh nghiệm sống trong rừng nói lại thì : Những thứ cây, lá , quả dại trong rừng mà loài thú 4 chân ăn được thì người cũng ăn được. Còn có những thứ mà chim ăn được nhưng người lại không ăn được. Ngẫm kỹ lại thì thấy chú ấy nói cũng rất có lý vì hệ tiêu hóa của Thú gần với Người hơn là Chim. Có gì thì xin các chú Cựu góp ý thêm vì đây là cháu được 1 chú khác chỉ cho kinh nghiệm trong rừng.
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 12:48:31 am »

...
Bởi vì chim có sức đề kháng yếu hơn người trong rất nhiều trường hợp, chỉ trừ một số loài hiếm có nào đó có bản năng thiên phú được miển nhiểm với độc tố mà thôi
Yta262 thì nghĩ ngược lại, nói riêng về sức khỏe, loài người là loài yếu nhất, loài có sức đề kháng kém nhất trong tất cả các loài đấy, bác ráng chấp nhận sự thật phủ phàng này nhé. Bác xem các loài thú thường ăn thức ăn trong điều kiện vệ sinh kém nhất theo tiêu chuẩn của con người, vậy mà các loài thú, chim, bò sát v.v... đều sống khỏe, chả cần sát trùng, vệ sinh, kiêng cử, dược phẩm, thuốc nam, thuốc bắc, bác sĩ, y khoa ... gì tất tần tật. Ngoài thú y ra, các bác có nghe qua y khoa hay y tế gì dành cho chim & thú không nào, vậy mà có loài chim loài thú sống còn thọ hơn loài người nữa! Chim gà vịt (cũng họ hàng gần với chim) ăn trái rừng, mổ củ này củ nọ, mổ thóc ăn gạo sống, uống nước đục năm này qua năm khác, lính cũng uống nước đục ăn gạo sống nhưng chỉ một vài lần trong đời trong 1 hay 2 chiến dịch, chứ có dám ăn sống uống nước đục năm này qua năm khác không?  Ngoài yếu tố vệ sinh ra, hệ tiêu hóa của chim & gà vịt rất khác loài người, các bác xem bộ đồ lòng gà thì biết rồi, nó có mề nữa, con người có mề không nào Grin? Do đó yta262 dám khẳng định không nên thấy chim ăn trái gì thì mình ăn trái nấy, thú vật ăn gì con người ăn nấy, điều này có thể, xin lặp lại có thể, đúng trong nhiều trường hợp, nhưng đúng bao nhiêu phần trăm thì phải xét lại.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2011, 01:13:58 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #109 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:41:46 am »

Hà!thật ra tôi cũng không phải là nhà y để có một kiến thức chuyên môn về các vấn đề nầy,nhưng nói về việc đề kháng của người kém hơn tất cả các loài khác thì ta có nói quá không! thí dụ như khi thử nghiệm các loại thuốc các nhà khoa học hay đem các con vật ra thí nghiệm.Liều lượng dùng cho vật luôn luôn ít hơn so với người,dỉ nhiên là với những con vật có hình thể nhỏ chứ không so với voi được.
Đã nói là kinh nghiệm của người xưa(kinh nghiệm dân gian) thì dỉ nhiên chỉ là bằng cách dùng thử rồi mới biết!hên - xui nều xui thì rút ra một kinh nghiệm cho người còn sống,nếu hên thì là một kinh nghiệm sống cho mình được lưu truyền nhiều đời.Thí dụ như trái măng cụt và mật ong nếu ăn riêng thì không sao nhưng ăn hai thứ cùng một lúc là bị ngộ độc và có thể tử vong
Người tiền sử(tổ tiên của con người) đã có một giai đoạn ăn lông ở lổ,ăn thịt sống ,ăn các loại cây trái trong rừng,uống nước không nấu chín,ở trong hang động,không mặc quần áo làm ấm mà vẩn tồn tại để là chúng ta ngày nay có mặt trên trái đất nầy.Có phải con người đã từng sống như muông thú mà vẫn tồn tại không?Lúc đó con người có được chăm sóc y tế không hả bạn Yta 262?.
Vậy ta có thể kết luận là khả năng đề kháng của con người không hề kém các loài trên trái đất ,dỉ nhiên chỉ với chừng mực tương đối chứ không phải là số một vì có những loài có sức đề kháng hơn con người tùy theo thiên phú.
Nếu đem so với con người hiện nay thì không thể được!vì con người bây giờ đã quen với cách sống quá khoa học để nâng cao tuổi thọ cho giống loài.
Vài hàng thảo luận chơi cho vui với bạn chứ tôi cũng không dám đi sâu hơn những gì mình không biết.
Thân chào bạn!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM