Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 02:59:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (79-82)  (Đọc 277408 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trandung
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #70 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 11:07:17 am »

Dô xê đi bạn ,dài dòng quá ,sốt ruột. À này ,tran dung ơi , năm nay ta mời bạn quyenkh ,và bạn trung-truc cùng họp mặt cho vui chứ ,đồng đội mới quen mà .
Oh, điều đó thì hay quá đi chớ, nhưng liệu có đủ tầm cỡ để mời Lục Thum không và các Lục Thum có chấp nhận lời mời của dân hầm chữ A không nữa, hãy suy nghĩ đi nhé, nếu có bạn nào thích gia nhập thì chúng ta sẵn sàng tiếp đón nồng nhiệt (tức là vừa say vừa nóng đó nha...)
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #71 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 11:58:30 am »

chào các Bác 309. tui không fải dân 309 mà còn hơn thế nữa cơ. tui ở đoàn 310. chắc các Bác chưa từng nghe danh đoàn 310 đâu nhỉ?
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #72 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 02:26:22 pm »

chào các Bác 309. tui không fải dân 309 mà còn hơn thế nữa cơ. tui ở đoàn 310. chắc các Bác chưa từng nghe danh đoàn 310 đâu nhỉ?
Chào bác ledvu! Bác cho tụi tui học làm thầy bói chắc? Grin Giỡn tí cho vui thôi, đơn vị của bác chuyên về mảng nào, địa bàn đảm nhiệm hướng nào thì cũng "bật mí" cho anh em biết chút mà "chia lửa" chứ! Mong bài của bác.
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #73 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 02:34:15 pm »

Ngày xưa,tuy rằng cùng F309, nhưng trên thực địa hiếm khi các E có dịp gặp nhau .Ngày nay trên net ,khả năng anh em ta gặp nhau sẽ nhiều hơn .Ở đây hiện đã có E812 ,E 36 ,E 250 ,vậy là còn thiếu E 31 và E96 cũng như các đơn vị trực thuộc ,mong rằng các bạn cố gắng nuôi dưỡng dùm cái topic này để có thể chờ đón các đơn vị còn lại ,đừng cho nó chết sớm các bạn nhé .
Trong Diễn đàn nầy còn có bác Odonta là cựu binh E31 nữa, lúc trước có viết vài bài nhưng gần đây không thấy "vãng lai" nữa Grin Phía E96 và các E, D trực thuộc F bộ 309, gồm Trinh sát, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Cao xạ, Hóa học . . . cũng có nhiều chuyện hào hùng nhưng chưa thấy đại diện trên Diễn đàn QS Grin
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #74 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 03:06:59 pm »

chào các Bác 309. tui không fải dân 309 mà còn hơn thế nữa cơ. tui ở đoàn 310. chắc các Bác chưa từng nghe danh đoàn 310 đâu nhỉ?
Chào bạn ledvu ,rất hân hạnh được đón tiếp.Bạn dùng 310 để dọa 309 thì tốt nhất hù cái anh sư 5 cho nó khiếp. Ha!ha! .
Logged
thangct
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #75 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 03:25:40 pm »

 Các bác kể truyện đánh sang đất Thái đi lính Thái có giỏi không ạ ?


                                 -----------------------------
Lần sau bạn nhớ viết cho đúng chính tả , ngữ pháp VN đã nhé .

 Nhân tiện trả lời bạn luôn : Lính Thái Lan đánh nhau cũng giỏi lắm , chúng ta không đánh nhau với Thái Lan mà chỉ là những xung đột giao tranh nhỏ lẻ bên Biên giới lúc chúng ta làm nhiệm vụ bảo vệ đất Campuchia thôi .
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2011, 05:45:27 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #76 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 05:34:46 pm »

cac bac ke truẻn danh sang dat thai di linh thai co gioi ko a

Bạn nên viết có dấu cho anh em dễ đọc.
Pailin có đường lên cửa khẩu qua TL nhưng mìn nhiều lắm,lại còn dễ bị địch phục nên mình không dám, bạn nên tìm xem các topic của F5 ,chắc các bạn ở bên đó đã có lần qua bển rồi,hình như khi về thì phải bơi .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #77 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 07:23:40 pm »


Trận đó mình ở tuyến sau nên mù tịt chẳng biết tí gì, Lùn ơi (BS-812) diễn tả lại chiến dịch lội nước BakBaria đi, kỳ đó có Thạnh Cụt huy động dân trong Phum lấy thuyền ra chở bộ đội sau mấy ngày lội nước không thôi thì cả d1 chắc bể bong bóng cá hết rồi...
[/quote]
Mình nhớ là khi ấy đến báp-zèa (nghe dân gọi thế ) bằng ca nô loại lớn ,(mình không chịu đi loại ghe đánh cá ,sợ lật ,vì không biết bơi ) trên đường đi gặp nhiều ghe đánh cá của dân ,vui lắm,họ tranh thủ ghê quá ,bắt được con rắn nào là chặt đầu ,lột da rồi buộc thành 1 chùm thả dưới nước ,bên mạn thuyền ,kéo đi (thấy bắt kinh ) .Nơi chốt là 1 cái đồi nho nhỏ vì nước ngập gần hết (vì đang mùa nước nổi),trên đỉnh có 1 cái chùa ,nhưng mình không vào,bên sườn đồi có 1 cái nhà sàn rộng ,bỏ hoang ,mặt sàn cách mặt nước khoảng 3m ,cả C gom ở đây .Hàng ngày ,các B mượn ghe của dân đi tuần,chung quanh,còn mình là hỏa lực nên chỉ nằm nhà ,chờ thằng nào đến thì bắn,ngày ngày ngắm cảnh,xem cá lội dưới nước ,(o dám bắn ,vì C o cho )chỉ ăn cơm với nước muối, muốn câu cá mà chẳng có gì để làm lưỡi câu cả,hàng ngày thấy dân đi câu cắm mà thèm,họ đánh lưới được những con cá rô to gần bằng bàn tay ,rồi móc 2 cái lưỡi câu vào trên lưng cá làm mồi chạy ,sau đó buộc vào ngọn cây (vì nước ngập gần lút ngọn cây) ,vậy là những chú lóc vĩ đại táp liền ,có con háu mồi ,táp mạnh đến nỗi ,lưỡi câu thì vô miệng ,mà con cá tuột lên sợi cước. Ăn muối chán ,anh em bắt đầu nghĩ cách cải thiện ,và cách cải thiện duy nhất là đi trộm trúm,(nhưng chỉ lâu lâu mới dám vì sợ dân kiện ) về nấu cháo lươn ,có lần bắt được con mèo,xơi luôn ,không có gia vị ,cứ thế mà kho với muối,lạ lùng là cái mùi thịt mèo nấu chín lan tỏa rất xa và có mùi thơm phảng phất như mùi nước hoa ,dạo ấy ,mình không dám ăn vì sợ xui.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #78 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 07:45:44 pm »

. . . bận ấy có thằng Hiệp dân Quảng Nam ,sém chết đuối vì thủng ghe ,rồi trúng gió ,may được dân phát hiện kịp ,mang về ,cạo gió 1 hồi mới tỉnh ,(sau này mình hay bắt chước cạo gió kiểu Miên ,thấy rất hiệu quả ) .Có lần mình cũng đi tuần bằng ghe ,thấy dân họ làm cá mà sướng mắt .Họ đan mành tre ,chắn ngang cả con sông rộng ,rồi chừa cửa cho cá đi ,ở cửa ấy họ đặt những cái lợp đường kính dễ có đến 2m ,còn chiều dài có lẽ cũng đến 4,hoặc 5 m ,họ chồng nhiều cái lên nhau đến khi tới mặt nước thì thôi ,lần đó may mắn mình được thấy họ thăm lợp ,Khi ấy trong lợp ngoài dăm ba con cá bằng bàn tay, là 1 con cá úc bề cao khoảng 0,5 m còn dài cũng phải gần đến 2m ,đó là lần duy nhất trong đời mình thấy 1 con cá to cỡ vậy .Sau khi thôi làm cái anh lính thủy đánh bộ bất đắc dĩ ấy ,mình mới thở phào ,vì chẳng biết bơi .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 08:28:25 pm »

Đây là lý lịch của ledvu :" lâu quá rồi nên quên gần hết. tui qua K mà chẳng đi đến đâu, đóng chết 1 chỗ chợ suông đó thôi. giờ chỉ nhớ là ở D2 E742. còn D4 thi ờ Memot thi fải. dươí đó thì chiên sự ác liệt hơn chỗ tui nhiều. tui qua K cuối năm 79 là về F310 thi fải, không nhớ là từ lúc nào thì đổi tên thành đoàn 7702. qua K 2 năm 8 tháng mà là lính kiểng, chẳng đánh nhau trận nào. tại tui đi học tiếng khmer hết 1 năm nên qua đó chỉ làm phiên dịch thôi.
 Vậy ledvu cũng là lính Hồng binh hả , nhập ngũ 3/12/78, tham gia lớp tiếng Khmer lúc ở quân trường Quang Trung đúng không ?
nhắc lại vậy mới nhớ, tui đi 3/12/78 nhưng thực ra chiều 2/12 đã tập trung rồi, ngủ lăng ông bà chiểu hết 1 đêm, sáng dậy sớm tập trung lên tha`nh phố. học o quang trung được 4 tuần thì chuyển lên trường văn hóa qk7 mới học tiếng kampuchia. không biết trong forum này có bác nào học cùng đợt với tui 0 thế ? người đi cùng đợt thì có nhưng học chung coi bộ khó kiếm. từ ngày xuất ngũ về tui chỉ gặp được 1 người học chung, ngoài ra thì đứt liên lạc hết. thời đó phương tiện liên lạc hết sức khó khăn chứ đâu được như bây giờ.".
Vậy là bật mí rồi bạn nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM