Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:40:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (79-82)  (Đọc 277430 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 10:20:06 pm »

chào bạn trung-truc ,gớm bạn cẩn thận quá ,mình mở topic mà nay mới thấy bạn ghé thăm,hy vọng pháo 36 sẽ yểm trợ anh em 309 tích cực nhé .chúc bạn vui ,khoẻ .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 10:36:11 pm »

trích dẫn từ dathao :
  Trích dẩn từ Trung Trực: 
 (do vậy con nào cũng toác đầu mà chết phơi bụng)
Theo như tôi đã nhiều lần đi đánh cá bằng thuốc nổ TNT và lựu đạn thì thường là khi cá chết,nếu là cá trắng luôn luôn nổi trên mặt nước còn cá đen như cá lóc các loại ,cá rô,cá trê,cá chạch thì không nổi lên mặt nước mà luôn chìm xuống đáy kể cả cá thát lát cũng vậy!.Nhưng tại sao cá lóc bông ở đây khi bị bắn chết lại nổi phơi bụng trên mặt nước vậy?Tôi không hiểu thật đó! muốn hỏi cho biết chứ không có ý bắt bẻ gì đâu nghe Trung Trực.
Thân


xin lỗi bạn trung -truc nha,(vì mình cầm đèn chạy trước otô rồi ,nhưng cũng vì cái tật ngứa tay).Mình xin trả lời thay cho bạn cái vụ đánh cá : con cá nó nổi được là nhờ cái bong bóng ,nên khi đánh mìn thì cái bong bóng nó xẹp lép vì bị sức ép nên nó chìm ,còn khi bắn thì nó chỉ bị nát đầu thôi chứ bong bóng còn nguyên nên nó nổi (giống như khi cá bị ngộ độc thì nổi trắng mặt nước vậy).
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #22 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 10:48:13 pm »

Hì thế ra bác BS 812 oách hơn bọn Hai Năm Gùi nhà mình rồi , đơn vị mình lúc ấy từ Mondokiri chuyển hướng qua cánh tây nam ở gần dân đúng được sáu ngày tại Krako đường 5 , hic sau đó bọn mình cứ thế gúc sâu vô rừng ( khu 20 nhà Puốc Sát ) rồi chuyển qua Tà Sanh - Sam lốp nhưng kết hợp truy quét dọc biên , hic bác vậy có khiếu ngoại ngữ rồi còn mình kỳ ở KraKo quen được một cô bé  hi .. mỗi lần nói chuyện xong mỏi hết cả hai tay .
Khi còn hướng đông bắc bác có tham gia chiến dịch Núi Xanh không , đánh vào sư bộ 920 ngày 28 tết âm lịch , mình có tham gia trận ấy bác nếu có kể cho mình biết hướng của E812 với nhe .
thật tiếc bạn ạ,sau khi mình theo tăng giải phóng đến bờ sông lom-phát thì được lệnh về học tại trường HSQ sư đoàn đóng ở Đức Cơ (lúc bấy giờ là trường của thủ trưởng Thịnh nẹt ) ,đến khi E chuyển hướng qua Battmbang thì mình mới đi theo ,hôm nào mình hỏi lại mấy anh em ở lại đơn vị, mình sẽ viết sau .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 08:28:42 pm »

trích dẫn từ dathao :
  Trích dẩn từ Trung Trực: 
 (do vậy con nào cũng toác đầu mà chết phơi bụng)
Theo như tôi đã nhiều lần đi đánh cá bằng thuốc nổ TNT và lựu đạn thì thường là khi cá chết,nếu là cá trắng luôn luôn nổi trên mặt nước còn cá đen như cá lóc các loại ,cá rô,cá trê,cá chạch thì không nổi lên mặt nước mà luôn chìm xuống đáy kể cả cá thát lát cũng vậy!.Nhưng tại sao cá lóc bông ở đây khi bị bắn chết lại nổi phơi bụng trên mặt nước vậy?Tôi không hiểu thật đó! muốn hỏi cho biết chứ không có ý bắt bẻ gì đâu nghe Trung Trực.
Thân


xin lỗi bạn trung -truc nha,(vì mình cầm đèn chạy trước otô rồi ,nhưng cũng vì cái tật ngứa tay).Mình xin trả lời thay cho bạn cái vụ đánh cá : con cá nó nổi được là nhờ cái bong bóng ,nên khi đánh mìn thì cái bong bóng nó xẹp lép vì bị sức ép nên nó chìm ,còn khi bắn thì nó chỉ bị nát đầu thôi chứ bong bóng còn nguyên nên nó nổi (giống như khi cá bị ngộ độc thì nổi trắng mặt nước vậy).

Tôi đồng ý về cái vụ bong bóng cá bị bể thì nó chìm ,nhưng tại sao cá đen chìm mà cá trắng lại nổi mà cả hai đều chết vì thuốc nổ
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 08:59:29 pm »

  Trích dẩn từ Trung Trực: 
 (do vậy con nào cũng toác đầu mà chết phơi bụng)
Theo như tôi đã nhiều lần đi đánh cá bằng thuốc nổ TNT và lựu đạn thì thường là khi cá chết,nếu là cá trắng luôn luôn nổi trên mặt nước còn cá đen như cá lóc các loại ,cá rô,cá trê,cá chạch thì không nổi lên mặt nước mà luôn chìm xuống đáy kể cả cá thát lát cũng vậy!.Nhưng tại sao cá lóc bông ở đây khi bị bắn chết lại nổi phơi bụng trên mặt nước vậy?Tôi không hiểu thật đó! muốn hỏi cho biết chứ không có ý bắt bẻ gì đâu nghe Trung Trực.
Thân


- Chào bác DaThao mấy con cá lóc bông tụi tui bắn lúc đầu thì nó nổi, chừng vài phút sau thì nó chìm dần, nhưng nó vẫn nằm ngữa đưa cái bụng trắng hếu lên trên. Do vậy tụi tui bắn cho đến khi nắng gắt cá đi nấp nắng hết thì mới xuống nhặt một lượt rồi đi về! Cả mấy con cá lóc cũng vậy tuy chìm vẫn ngữa bụng lên. Chỗ nầy nước trong lắm nên dễ thấy "sản phẩm" của mình mà nhặt không sót con nào.
- Hôm sau rút kinh nghiệm, tui bắn theo hướng dẫn của anh Hải nên không bị "nát mồi" nữa. Xong chuyến công tác quay về đơn vị thì cả C ăn cá liên tục 3 ngày (vừa cá khô vừa cá ướp muối), vì mùa khô rau cải hầu như chẳng còn gì ngoài mớ lá dang và lá "móng bò" tạo vị chua để nấu canh chua! Cả C bị "tào tháo rượt" do ăn cá nhiều mà thiếu chất xanh! Thuốc tiêu chảy của C hết sạch, Anh y tá qua E xin thêm, nhưng ai nấy vừa uống hết thuốc lại xách quần chạy tiếp! Lúc nầy anh Trịnh C phó mới sực nhớ ra một phương thuốc của người dân tộc ít người: Dùng dao chặt sát gốc mấy cây chuối rừng rồi lấy muỗng khoét lõm ở giữa, chờ nước mủ rịn ra múc chia nhau uống. Vậy mà cả C dứt đợt tiêu chảy Grin Thời gian lúc đó C tui cũng tăng gia dữ lắm, vừa hết mùa mưa là trong nhà mỗi tiểu đội có được cũng vài tạ bí đỏ và bí xanh (tụi tui trồng theo dân miền ngoài: bí đao để già vỏ mốc trắng chết dây mới thu hoạch để lâu ăn dần, chứ không như trong miền nam quê tui hái bí xanh còn non ăn). Nhưng không bao giờ dùng được lâu! Vì anh em đồng hương các đơn vị bộ binh phải rày đây mai đó không có điều kiện tăng gia, mùa khô được tặng một trái bí đúng là một món quà quý. Anh em tụi tui không keo kiệt mà "diếm" ăn hết . . . mà cho lần hồi chẳng mấy chốc trở nên "vô sản" như ai Grin
- Chào bác BS-812, mấy hôm rồi tui thấy bác trở lại diễn đàn viết bài, tui cũng thấy rất vui. Nhưng ban ngày "đi cày" bị đuối nên chưa kịp hưởng ứng. Trước đó có gửi bài ở trang 1 topic nầy nhưng không hiểu tay quờ quạng nhằm cái phím nào của máy tính mà bài nó mất tích luôn! Tối khuya quá con mắt cứ sụp xuống nên tắt máy đi ngủ! Khi nào có dịp gặp bác Quân Khí Viên thì uống dùm tui vài ve, có dịp tui sẽ trả nợ vậy Cheesy
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 09:29:03 pm »

mình sẽ liên lạc với bạn quan-khi ,vì có lẽ bạn ấy ở Diên Khánh thì chỉ cách nha trang có 10km thôi ,còn cái vụ tăng gia sản xuất ,thì khi mình ở vườn cà phê sát pailin đất tốt lắm ,thế là 1 trung đội trồng bí ,1 trung đội trồng bầu, còn trung đội thì trồng mướp,giàn nào ,giàn nấy trĩu quả ,cả trung đội ăn mãi cũng ớn nên trao đổi với nhau cũng vui lắm ,chỉ có thời gian này là có vẻ dễ thở hơn hết .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 10:48:43 pm »

làm lính tráng mà cứ lo ăn lo uống mãi cũng xấu hổ ,nên hôm nay mình quyết định phải đi đánh nhau mới được.
" . . .Song với thời tiết nắng nóng, bộ đội phải vận động nhiều thì với một lượng nước mang theo như vậy đã không thể bù đắp được lượng nước trong người đã mất đi trong ngày. Vì vậy khi trung đoàn bộ binh 31 tiến công lên Phnôm Mê Lai, đánh chiếm toàn bộ các mục tiêu thì trung đoàn bộ binh 812 vẫn còn ở cách xa hàng 2-3 km; không thể tiến lên được; nhiều đồng chí khát nước, bị ngất, phải chuyển về phía sau. Hướng tiến công của trung đoàn bộ binh 812 không thành công.. . . ."  Trích tác phẩm : cuộc chiến tranh bắt buộc .
Kể như bác Hồng thì thật oan uổng cho 812 . Số là trận đó ,tiểu đoàn mình (D1) khi ra đi thì theo trinh sát báo lại là khó khăn về nước nên cấp trên đã chủ động xin dân công Campuchia tiếp nước ,thế là bộ đội đi trước ,dân công mang nước theo sau ,nhưng chỉ đến ngày thứ 2 thì dân công phải bàn giao số nước còn lại cho đơn vị ,vì họ sợ nếu đi tiếp thì không có đủ nước để quay về .Thế là đi chỉ hơn ngày nữa thì số nứơc mang theo cũng hết,mà cũng không gặp được con suối hay vũng nước nào cả ,vậy là bắt đầu khát và đói ,đói vì không có nước thì không dám nhai gạo rang, lúc này chặt dây leo để uống ,rồi tìm nứoc mưa đọng trong hốc cây ,lúc đầu còn dùng lá cuốn lại làm muỗng để múc nước nhưng rồi nước hốc cây cũng không còn đủ để múc nữa ,bèn nghĩ ra cách là bức ống cỏ nhỏ xíu để hút nước hốc cây ,vì hút như vậy mới có ,mà không bị nổi cáu bẩn ,và rồi nước hốc cây cũng khô cạn ,bấy giờ thì không còn giữ hướng hành quân được nữa mà phải cắt theo bản đồ tìm nước cuối cùng cũng tìm được 1 con suối to ,nhưng vô cùng thất vọng vì đó là con suối khô ,mặc dù nó sâu cũng phải cỡ 4-5 m ,và theo như bản đồ thì nó là con suối có nước quanh năm chứ không phải nước theo mùa ,vậy là cả D bất chấp nguy hiểm ,lao cả xuống suối ,đào bới để tìm nước ,nhưng đào sâu đến cả m mà cũng chỉ có cát ẩm chứ không có giọt nước nào ,lúc bấy giờ cứ đi theo lòng suối để kiếm nước ,chẳng may mà lúc đó có địch trên bờ ,nó chỉ cần ném đá là chết hết chứ không cần bắn ,chỉ có đêm mới lên bờ để ngủ ,nhiều anh chàng thử đái ra để uống ,nhưng khổ thay nó vừa khai nồng ,vừa mặn chát có cố cũng không nuốt nổi .Lúc bấy giờ 1 ngày mà chỉ lết được có 1 km ,các anh em bắt đầu chôn bớt đạn dưới lòng suối ,chỉ để đủ cơ số để tự tử nếu gặp địch .Nhưng số trời chưa cho chết thì trời cứu, trong đêm tuyệt vọng cuối cùng thì trời mưa ,vậy là anh em vội căng ny lon để hứng ,nỗi vui mừng vì được thoát chết không thể tả hết .Mà đúng là trời cứu vì khi mỗi người hứng được 1 bi đông nước thì trời lại ráo hoảnh như chưa có gì xảy ra ,và những ngày trước đó thì cũng cứ chiều tối là mây đen kéo tới kín, cả bầu trời .khi tất cả nylon được căng ra xong thì cũng là lúc bầu trời bắt đầu quang mây .Nhờ cơn mưa cứu người ấy mà tiểu đoàn có thể mò ra được đến đường lộ để về,khi ra đến đường lộ đi 1 đoạn thì gặp 1 cái hồ bé bé ,nước đã cạn đến mức giống như bạc xỉu ,nhưng cảnh tượng rất sinh động ,nào người tắm giặt ,trâu bò tắm,người gánh mang về, và còn đơn vị mình thì vừa tắm vừa nấu ăn,vừa uống ngon lành .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 10:55:16 pm »

Sau khi suýt chết cả D vì 5 ngày đói và khát .Cấp trên đã bồi dưỡng cho anh em mỗi người 5 gói mỳ tôm ,thật là quá đã .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #28 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 12:22:42 pm »

Các bạn thấy đó,suýt chết cả nút,mà đổi lại chỉ có mấy gói mỳ tôm đã sướng tê,vì lính chiến lúc bấy giờ chỉ có cơm vắt và gạo rang,nên mỳ tôm là thứ không tưởng.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 01:16:46 pm »

đào bới để tìm nước ,nhưng đào sâu đến cả m mà cũng chỉ có cát ẩm chứ không có giọt nước nào ,lúc bấy giờ cứ đi theo lòng suối để kiếm nước
  Tình trang thiếu nước uống của lính QTN VN chúng ta mùa khô trên chiến trường K ngày đó thì đơn vị nào cũng bị cũng gặp . Nhất là giai đoạn đầu năm 1979 thì càng phổ biến bởi chúng ta chưa có kinh nghiệm tìm kiếm nước mùa khô trên đất bạn .
 Thực ra theo kinh nghiệm từ đơn vị của BY thì đơn vị bác đã gặp may rồi đấy , nhưng không biết cách khai thác cái sự may mắn đó . Grin
 Mới đào xuống cả mét và gặp cát ẩm mà đã dừng lại trong điều kiện khát nước cháy cổ như vậy thì phí quá . Phải đào sâu hơn nữa nhất là khi đã gặp cát ẩm thì chỉ 1m nữa thôi các bác sẽ có nước dùng thoải mái .
 Nhớ khoảng tháng 3 4.1979 chúng tôi cũng bị hoàn cảnh giống như đơn vị bác , trên đầu nắng đổ hoa mày chóng mặt , bình tông nước khô cạn cả tiểu đoàn còn có 1 2 lít nước và hành quân trong tuyệt vọng vì thiếu nước , 2 ngày đầu còn có nước của mình mang theo mà cầm cự 3 ngày sau thì bình tông thằng nào cũng cạn khô , càng đi càng thấy mịt mù chuyện nước , nhiều người đái cho nhau uống để qua khỏi cơn bĩ cực đến lọ nước cất 5cc cũng bẻ ra mà ngậm cho đỡ khát , nhiều người chịu không nổi đã ngất lịm đi trên đường hành quân , ai ngất xỉu thì được ưu tiên 1 nắp bình tông nước .
 Thế rồi chúng tôi bắt sống được 3 thằng lính Pốt và chúng nó đầu còn ướt người sạch sẽ như vừa mới được tắm xong , khai thác và cả thượng cẳng chân hạ cẳng tay nhiệt tình nhất chúng cũng quyết không khai : Nước ở đâu ra .
 Cuối cùng D trưởng chúng tôi phải dùng hạ sách đó là : Giam nắng chúng một buổi chiều , trói đứng giữa trời nắng rồi cho lính vận tải dùng gậy đánh cho què chân , cứ ống đồng ống quyển bặp vế mà quật ( chẳng biết có thằng nào gãy chân không ) rồi sau đó thả cho đi và cử trinh sát bám theo . Chúng đi khỏi 3 4km thì bò xuống suối đào tìm nước uống . Từ đó chúng tôi biết được dưới lòng suối cạn đầy cát vàng đó cứ đào sâu xuống từ 1,5 đến 2m thì thế nào cũng có nước dùng , từ đó chúng tôi không bao giờ phải chịu cảnh khát nước nữa , giữa mùa khô mà vẫn có nước tắm giặt sạch sẽ , sáng ra vẫn có nước đánh răng rửa mặt chỉ có điều nước lẫn lá cây mục muốn uống sạch phải dùng vải màn lọc .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM