Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:03:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (79-82)  (Đọc 277446 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 09:53:14 am »

Bác Hùng f10 cứ nói quá mình vào nghĩa trang Quốc Tế Tây Ninh thấy rất nhiều anh em lính QD3 an nghỉ tại đó , nghĩa trang liệt sỹ tình Đồng Nai cũng rất nhiều , mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ cả không đơn vị nào nhàn nhã trong chiến tranh , trước khi chiến dịch tức trước tháng 12/78 đơn vị mình ở hướng QK5 , biên giới nơi đây ít tiếng súng hơn vì hoàn toàn là núi rừng , Pốt có tràn qua chiếm khu vực Đắc Nông thời gian đầu 78 , sư đoàn 2 phản công chiếm lại khi đơn vị mình tiếp quản thì không có trận đánh lớn nào , khi chuẩn bị chiến dịch phải qua bên đất K xác định vị trí thì có vài ba trận đánh nằm bên đất K .
Hướng Mondonkiri đơn vị mình đảm nhiệm do sư 920 của Pốt đảm trách thì thời gian ấy chúng chỉ rút chạy bảo toàn quân số , vài trận đánh kéo dài tuần lễ nhưng có hợp đồng pháo to pháo nhỏ đơn vị này hướng nọ đơn vị kia hướng này hì hì thằng lính nào chẳng thích chiến theo kiểu này , khi hướng tây nam đường 5 căng thẳng đơn vị mình lại qua phối hợp với sư 341 QD4 , chiến dịch truy quét đường tàu hay giải phóng Lếch và đường 56 qua tận đất Thái hằng mấy chục cây .. nhưng cảm nghĩ riêng của mình người lính lúc ấy không bị áp chế tinh thần , đi đứng không lo sợ trong chiến đấu tự do chiếm lĩnh vị trí thuận lợi .. hi có chiến đấu ấy có hy sinh ấy nhưng ta chắc cầm thế thắng , từng bước tiến công theo pháo theo tăng .
Sau khi giải phóng xong đến lúc chốt giữ biên giới mình mới biết thế nào là chiến đấu độc lập nhỏ lẻ , một thằng lính nào cầm cây súng đi đầu mở đường mà không run sợ , khoá an toàn mở ra tay cho vào cò siết nhẹ nấc một chỉ một tiếng động phía trước là nằm sấp xuống đường , nhưng cái may mắn của người lính đi đầu rất hiếm vì bán kính sát thương trái mìn rất rộng không như viên đạn nhọn , mìn địch gài dưới chân và từng gốc cây ụ mối , trước kia khi đụng trận lập tức lao vào nó sau này anh em chúng tôi chỉ biết nằm rạp xuống đường , gốc cây ụ mối đó lăn vào dính bẫy chúng ngay .. hi không phải một mình mình mà trái KP2 đôi lúc kéo theo cả mấy thằng .
Đơn vị mình sau này chốt tại biên giới mội đại đội phải bảo đảm khu vực của mình , từ lùng sục tuần tra canh gác tự phải chốt đường những khi cáng thương tử lên trung đoàn  , một đoạn đường trước 10km sau 10km lúc nhúc những mìn , cây cối rậm rạp không biết địch nó phục đoạn nào , còn việc nữa là cái nước sinh hoạt của chúng mình , chốt trên cao thì không có nước xuống dưới tìm khe tìm suối trong rừng thì không ngày nào địch nó buông tha , quân số thiếu trầm trọng rồi lại đến sốt rét rừng .
Mình cũng như bác câu đầu tiên học cũng là mấy từ này , lính trẻ mà trái tim biết rung cảm trước người khác giới kệ họ là dân tộc nào miễn là nữ cũng một chút là lạ trong lòng , cuối năm 82 đơn vị lui ra tuyến II những thằng lính đơn vi mình như sống lại , không lo đói thuốc như hồi trong rừng hết thuốc rồi bới tung cả hầm chữ A , tiền phụ cấp có việc mà đùng không như trước chẳng thèm quan tâm , hi cũng biết đỏm dáng lượn lờ trêu chọc ở trong biên cả lũ tắm chuồng khỉ cũng không thèm dòm cho .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 12:01:35 pm »

Chuyện những tên làm quàn lý của đại đội tôi .
Như mình đã kể chuyện lão Dương minh Đường người Nghệ Tĩnh làm QL đơn vị mình ôm hết tiền phụ cấp , tiền ăn thừa tiền bồi dưỡng khu vực của anh em rồi đào ngũ về quê lấy vợ mua nhà mua cửa năm 1980 rồi , phải nói những thằng có tư tưởng ăn trên xương máu đồng đội mặt nó dày như thế nào , miệng mồm nó cứ dẻo quẹo nịnh hót rất tài , BCH không cần thì hắn mang nào dầu , bột ngọt hay cá hộp thịt hộp gì ấy để LL làm món bồi dưỡng hàng ngày , lão vẫn cân đong đo đếm với trực ban hàng ngày nhưng cái không ngờ tới ấy là tiền phụ cấp và các khoản khác , đơn vị đóng quân trong rừng thì ai màng tói tiền bạc , lãnh về cũng không có chỗ mà tiêu thế là hắn lạnh lùng ôm gọn tất về nhà .
Tháng 3/80 mình ra Battambang học mà lão đưa mình có 12đ VN , những thằng ở đơn vị khác lãnh những mấy trăm đồng , hic hôm ấy lão cũng chuồn ra đấy để nhờ xe thằng đồng hương đồng khói làm lính lái xe để trốn về VN , mình truy riết lão mới đưa 12đ và hẹn ba hôm nữa sẽ thanh toán đầy đủ rồi lão lặn mất tiêu , cuối tháng 6 /80 mình quay trở lại đơn vị anh em vẫn hông hay biết gì , vẫn để cái chân Ql cho hắn hì ông đại đội phó làm tạm chức này một thời gian , lúc mình báo cáo thì cả đơn vị mới té ngửa hic hic cả đám bị lừa , lúc ấy đơn vị cử mình làm giám sát tài chíng đơn vị , lúc bẩy cái hòm gỗ của hắn ra cân đối tài chánh thì hỡi ôi hắn giả chữ ký tất lên tài vụ trung đoàn lãnh từ lúc nào , hi sao mấy bác ngoài phía bắc ông nào ông ấy đều có một cái rương gỗ nho nhỏ cho mình , khoá khiếc cẩn thận lắm hì chả bù mấy thằng lính trong nam lúc được bổ sung tân binh có thằng túm bằng cái áo một ít đồ hi hắn đổi đồ từ lúc còn ở VN .
Hì còn một tay quản lý nữa người Quảng Nam thay hắn sau này cũng cái trò mèo soạn lại nhưng láu cá hơn .
Logged
Captain
Thành viên
*
Bài viết: 5



« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 12:52:08 pm »

 Sốc sbai boòng on Pailin mảnh đất đầy kim cương (tà bô ông) và sốt rét. Tôi ở đấy không nhiều chủ yếu ở dưới này: Phum Sdau gần cua chữ V. Các bạn kể chuyện ăn chuột còn chúng tôi ở đây chủ yếu là bắt cá. Cá nhiều vô kể chỉ cẩn tay không cũng bắt được cá ăn. Nhưng cũng có lúc lên trinh sát gần biên giới. Tre dày quá trời nên thôi không đánh nữa đơn vị đặc thù mà .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 07:33:52 pm »

Hi! Mình định nằm ở Pailin uống cà phê,hút Samit nhưng bạn quyenkh và bạn captain lại lôi mình về đường 5 với papria rồi .Đầu năm 79 khi đặt chân đến Battambang là bị cuốn ngay vào chiến dịch mùa khô năm đó ,cứ ngày đi ,đêm nghỉ ,hết địa danh này ,đến địa danh khác .Càn quét để giải phóng dân, cứ bộ đội VN đi tới ,thì dân K đi lui ,dân thì gồng,gánh ,bồng bế nhau ,thỉnh thoảng có 1 vài chiếc xe bò bánh niềng sắt to đùng, làm mình nhớ cảnh quê VN vào những năm thập niên 60 (vì sau này hầu như chuyển sang bánh hơi oto để khỏi hỏng đường) ,và cũng trong những đoàn người hồi hương ấy,mình cảm thấy thích thú khi nhìn thấy sự sáng tạo của họ .Họ có con bò ,họ lấy 2 cái cây rừng ,buộc những thanh ngang làm nơi để đồ ,hoặc người già ,em bé ngồi trên đó ,rồi 1 đầu cây buộc vào con bò, đầu còn lại thả rê dưới mặt đường,kéo đi ;Thế là họ cũng có 1 chiếc xe bò ,trông thật ngộ nghĩnh .Cuộc hồi hương của dân K nghèo nàn là vậy, mà xem ra họ còn giàu hơn b.đ. VN ,ấy là họ vẫn còn có thuốc lá để phì phèo và luôn có đủ nước uống ;Do vậy mà mình nghĩ phải học tiếng K từ đây và chỉ cần học 2 tiếng :xin nước uống và xin thuốc hút ,và nó đã giúp mình rất nhiều .Kết thúc cuộc trường chinh truy quét ,đơn vị mình bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chốt ,như bạn quyenkh có nói 812 có biệt danh là trung đoàn chốt .Nhưng để không mang tiếng như E96 của F mình ,thì anh em ngày nào cũng lội rừng ,ăn cơm vắt ,đi tuần cách nơi đóng quân ít nhất cũng phải được 2km .Đầu tiên là chốt ở đường 5 ,đây là thời kỳ huy hoàng nhất trong đời lính chốt ,vì đây là vùng đồng bằng ,có dân cư ;Mà đồng bằng ,nên việc kiếm con cá,cọng rau cũng dễ,thỉnh thoảng cũng cũng xin được tí thuốc rê ,lúc bấy giờ ,vì mới được hồi cư nên dân K còn nghèo lắm ,nên thỉnh thoảng có người đến đơn vị xin gạo về nấu cháo cho con ( nhưng cho 1 lon không chịu ,đòi 4 lon mới đủ nấu cháo ). Dân là vậy ,nhưng b.đ. ta cũng chẳng hiền ,nên có câu thơ " Từ từ chân bước xuống mương .Tay ôm cái đụt ,mà lòng thương đồng bào " ; Có vậy mới có cá mà ăn chứ .Trở lại cái việc học tiếng Khmer ,rất may là bấy giờ ở đó có một bà già là Việt kiều ,nên anh em cứ bám vào ,vừa tán gẫu cho vui ,vừa học tiếng ,chẳng biết thế nào mà các anh em đóng quân trước đó gọi bà là " bà già lựu đạn " và cứ thế các ae trong đơn vị mình cũng noi theo mà gọi ,nhưng bà vẫn vui vẻ như thường, có lẽ sau cuộc tang thương thì việc gặp lại người cùng quê hương là điều vui nhất ,quý nhất không gì bằng, vậy là đã biết chút ít đễ nói chuyện với dân rồi ,nhưng mà thanh niên trai trẻ thì phải phong lưu ,phải biết tiếng lóng ,tiếng dung tục để còn đối phó bọn thanh niên láu cá nữa chứ ,nhưng chẳng lẽ lại hỏi bà già ,vậy là lôi lũ nhóc chừng 11,12 tuổi ra chỗ vắng rồi ra hiệu mà hỏi chúng ,vậy là chúng vừa cười nắc nẻ ,vừa nói thật thà .Vậy là từ nay đã có thể ,luôn miệng nói tục chưởi thề như ai ( chứ nếu không biết cách học, đi học ở mấy thằng thanh niên là nó lừa chết bỏ ,mình nhớ có lần ,1 bọn trai gái K đi ngoài đường thấy bđ ta nên muốn khoe là đã biết tiếng Việt ;Một cô liền buông lời :"Anh ơi ,cho em đ. 1 cái " khiến bọn mình cười bò ,nhưng họ thấy vậy lấy làm sung sướng nên cứ tiếp tục .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 08:42:46 pm »

Kể ra đời lính cũng thật là vui ,ngoại chuyên môn chính là đi bộ ,(vì thế mới gọi là bộ binh ) mình còn được tham gia đủ loại hình hành quân .Khi từ Bokeo đi Lomphát thì được bám nóc T54 ,vừa đi vừa đánh (đúng là liều mạng ) 1 ngày mà tiến công giải phóng hơn 30 cây số ;Rồi sau đó lại cơ động bằng máy bay,chỉ tội là chiếc C130 cũ kỹ quá ,nhìn ra cửa sổ mờ đục chẳng thấy gì ,chỉ có ngại nhất là lần làm thủy quân lục chiến bất đắc dĩ ,đó là chuyến đi PapPria để truy quét ,toàn là vùng sông nước (hình như gần biển hồ thì phải ) mà mình lại chẳng biết bơi ,lúc ấy là mùa nước nổi ,nước ngập cả ngọn cây, nên xa xa mới có 1 cây nhô cao khỏi mặt nước .Hôm ấy, cái cậu Hiệp Quảng Nam mà mình đã kể ,mượn xuồng của dân đi hái rau muống 1 mình ,nhưng vừa trên đường về thì tự nhiên ghe thủng đáy ,thế là chỉ trong chớp mắt đã ghe đã chìm nghỉm ,may sao anh ta còn kịp chụp lấy cái cây bằng cổ chân gần đó ,thế là ôm cái cây,ngâm mình trong nước chờ thời ,may thay khoảng 3,4 giờ sau đó thì có ghe của dân đi đánh cá ngang qua ,thấy vậy vớt về ,lúc ấy người cho mượn ghe mới nhớ ra là ghe mình bị thủng lỗ to nên lấy áo nhét vào rồi trét lại bàng đất sét ,ngỡ là bđ biết bơi nên không dặn trước . Ở đấy ,nhìn cá thì thấy mà mê (nhưng không bắt được vì không có lưởi câu ),dân ở đó sống bằng ngề chài lưới,họ dùng lưới bắt những con cá rô to gần bằng bàn tay để làm câu cắm ,1 cần có 2 lưỡi câu ,móc vào đầu cs 1,còn 1 móc vào đuôi ,thế là con cá cứ bơi trên mặt nước ,vậy là những chú cá tràu bông (t-ray t-loc-bong) thấy gai mắt táp 1 phát nuốt gọn ,có con táp mạnh đến nỗi lưỡi câu thì vào bụng,còn con cá mồi thì văng ngược lên đầu cần câu cắm ,chắc các bạn cũng có thể hình dung ra con cá lóc ấy to cũng phải bằng bắp chân ,có lần mình thấy họ trút" lợp " trong lợp là 1 con cá úc có chiều dài khoảng 1,5 m ,nhìn thấy mà sướng mắt .Cá nhiều là thế nhưng lính vẫn đói cá ,vì chẳng có lưỡi câu ,mà cũng chẳng có ghe để đi câu,chỉ thỉnh thoảng 1 chú cá tràu cở bằng cổ chân lượn lờ sát bờ thì đòm 1 phát cho đỡ ghiền ,chả bỏ ;Vậy là bài ca cũ hát lại ,nhưng thay lời ,lần này là chân bước xuống sông ,nhưng thay vì bưng cái lợp thì bây giờ là trút ống trúm . (mong các bạn đừng mách lại ,dân biết ,họ chưởi chết).
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 10:04:19 pm »

Hì thế ra bác BS 812 oách hơn bọn Hai Năm Gùi nhà mình rồi , đơn vị mình lúc ấy từ Mondokiri chuyển hướng qua cánh tây nam ở gần dân đúng được sáu ngày tại Krako đường 5 , hic sau đó bọn mình cứ thế gúc sâu vô rừng ( khu 20 nhà Puốc Sát ) rồi chuyển qua Tà Sanh - Sam lốp nhưng kết hợp truy quét dọc biên , hic bác vậy có khiếu ngoại ngữ rồi còn mình kỳ ở KraKo quen được một cô bé  hi .. mỗi lần nói chuyện xong mỏi hết cả hai tay .
Khi còn hướng đông bắc bác có tham gia chiến dịch Núi Xanh không , đánh vào sư bộ 920 ngày 28 tết âm lịch , mình có tham gia trận ấy bác nếu có kể cho mình biết hướng của E812 với nhe .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 05:59:30 pm »

Những câu chuyện của BS812 kể nghe hay quá ,tiếp tục đi nhé.Kết hợp với câu chuyện của bác QuyềnK thì ae chúng tôi có thể hình dung được mặt trận ở Pailin ngày ấy như thế nào !
Hình như bác Khương 726 cũng đang lên mạng,bác ấy cũng đã từng một thời ở khía Pailin thì phải...?
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 08:59:16 pm »

Kể ra đời lính cũng thật là vui ,ngoại chuyên môn chính là đi bộ ,(vì thế mới gọi là bộ binh ) mình còn được tham gia đủ loại hình hành quân .Khi từ Bokeo đi Lomphát thì được bám nóc T54 ,vừa đi vừa đánh (đúng là liều mạng ) 1 ngày mà tiến công giải phóng hơn 30 cây số ;Rồi sau đó lại cơ động bằng máy bay,chỉ tội là chiếc C130 cũ kỹ quá ,nhìn ra cửa sổ mờ đục chẳng thấy gì ,chỉ có ngại nhất là lần làm thủy quân lục chiến bất đắc dĩ ,đó là chuyến đi PapPria để truy quét ,toàn là vùng sông nước (hình như gần biển hồ thì phải ) mà mình lại chẳng biết bơi ,lúc ấy là mùa nước nổi ,nước ngập cả ngọn cây, nên xa xa mới có 1 cây nhô cao khỏi mặt nước .Hôm ấy, cái cậu Hiệp Quảng Nam mà mình đã kể ,mượn xuồng của dân đi hái rau muống 1 mình ,nhưng vừa trên đường về thì tự nhiên ghe thủng đáy ,thế là chỉ trong chớp mắt đã ghe đã chìm nghỉm ,may sao anh ta còn kịp chụp lấy cái cây bằng cổ chân gần đó ,thế là ôm cái cây,ngâm mình trong nước chờ thời ,may thay khoảng 3,4 giờ sau đó thì có ghe của dân đi đánh cá ngang qua ,thấy vậy vớt về ,lúc ấy người cho mượn ghe mới nhớ ra là ghe mình bị thủng lỗ to nên lấy áo nhét vào rồi trét lại bàng đất sét ,ngỡ là bđ biết bơi nên không dặn trước . Ở đấy ,nhìn cá thì thấy mà mê (nhưng không bắt được vì không có lưởi câu ),dân ở đó sống bằng ngề chài lưới,họ dùng lưới bắt những con cá rô to gần bằng bàn tay để làm câu cắm ,1 cần có 2 lưỡi câu ,móc vào đầu cs 1,còn 1 móc vào đuôi ,thế là con cá cứ bơi trên mặt nước ,vậy là những chú cá tràu bông (t-ray t-loc-bong) thấy gai mắt táp 1 phát nuốt gọn ,có con táp mạnh đến nỗi lưỡi câu thì vào bụng,còn con cá mồi thì văng ngược lên đầu cần câu cắm ,chắc các bạn cũng có thể hình dung ra con cá lóc ấy to cũng phải bằng bắp chân ,có lần mình thấy họ trút" lợp " trong lợp là 1 con cá úc có chiều dài khoảng 1,5 m ,nhìn thấy mà sướng mắt .Cá nhiều là thế nhưng lính vẫn đói cá ,vì chẳng có lưỡi câu ,mà cũng chẳng có ghe để đi câu,chỉ thỉnh thoảng 1 chú cá tràu cở bằng cổ chân lượn lờ sát bờ thì đòm 1 phát cho đỡ ghiền ,chả bỏ ;Vậy là bài ca cũ hát lại ,nhưng thay lời ,lần này là chân bước xuống sông ,nhưng thay vì bưng cái lợp thì bây giờ là trút ống trúm . (mong các bạn đừng mách lại ,dân biết ,họ chưởi chết).
Tại hồ nước Pin-buôi bên phía dầu bờ đập "núi Dài" là F bộ 309, thì chỗ nước sâu nhất là cống xả chỗ có chốt Vệ binh F gác thường xuyên, nên hầu như chẳng ai dám đánh thuốc nổ, thả lựu đạn hay bắn cá! Nhưng đầu bờ đập phía D23 Bệnh xá và Tiểu đoàn tăng đóng cũng có một cống xả, dân Campuchia giăng lưới, giăng câu, đặt trúm . . . nên bộ đội mình cũng không được "săn bắt cá" gần cống xả! Năm 87 C tui có ra Tiểu đoàn tăng để kiểm tra địa hình phục vụ tác chiến pháo binh (do bản đồ chụp quá lâu nên các vật chuẩn như ngọn đồi cua suối bị sai lệch, cần kiểm tra hiệu chỉnh cho chính xác so với các mục tiêu cần bảo vệ của pháo) Tui nằm "ở nhà" không phải lặn lội theo anh em, lo cơm nước cải thiện linh tinh, chiều về thì tổng hợp số liệu rồi tính toán quy hội kiểm tra cho anh Hổ C trưởng xem kết quả . . .  vì tui vừa qua đợt sốt rét! Vài hôm sau mấy anh em Tiểu đoàn tăng rủ đi bắn cá cải thiện, tui hỏi ý anh Hổ C trưởng thì anh cho luôn anh Hải quê Quận 4 tham gia luôn cho vững bụng! Sáng chừng 4h thì 2 anh Tăng Thiết giáp đến "giật gò" kêu đi. Tui hỏi: "Sao đi sớm vậy!" Hai anh nầy nói lại: "Thôi đi lẹ ông ngố! Ra ngoài tụi tui giải thích cho nghe!" Tui và anh Hải xách súng AK và cột thêm một băng đạn trong khăn cà-ma quấn ngang lưng (60 viên/người). Ra khỏi doanh trại thì hai anh lính tăng mới giải thích: " Đi sớm mới "mượn" được xuồng của dân, chứ đi trễ chút thì họ lấy xuồng đi mất lấy đâu mình đi". Đến bờ đập, theo hướng dẫn của hai anh lính Tăng, tụi tui mò dưới nước lên một cái xuồng. Hai anh em lắc cho nước ra rồi leo lên tui tát nước tiếp cho khô, trong lúc anh Hải cố chèo nhanh cho kịp hai anh lính tăng. Chèo cách bờ đập chừng 1,5km thì tụi tui chia "địa bàn" để bắn cá, chỗ nầy nước sâu chừng ngang ngực, rải rác chừng 150m đến 300m có các gò mối cao mà nước ngập còn ló chỏm. Tui chọn một cái cây chết khô trèo lên mà ngồi trên chạc cây cao cách mặt nước chừng 15m, anh Hải cũng chọn một gò mối cách tui chừng 150m nhưng trèo lên cái cây còn xanh. Chừng hút xong điếu thuốc thì trời sáng rõ, nhìn xuống mặt nước trong veo, tui căng mắt ra quan sát thấy mấy chú cá lóc bông lội tung tăng, tui chờ con cá bơi chậm lại chuẩn bị ngóp bóng thì rê súng nhằm vào cái đầu mà bắn, do vậy con nào cũng toác đầu mà chết phơi bụng. cá lớn cỡ bắp chân mới bắn chứ cá nhỏ thịt chưa ngon nên không bắn phí đạn! Cá lóc bông chỗ nầy lớn cỡ bắp tay mà còn đi thành đàn, mấy con "đại ca" cỡ bắp chân trở lên mới đi một mình. Cá lóc đen thì nấp trong mấy lùm cỏ lâu lâu mới rón rén chui ra ngóp bóng, nên rình phải tinh mắt mới "hạ" được nó. Khoảng 9h thì mấy anh lính tăng bắn báo hiệu "thu quân", hai anh em mới lội xuống nhặt cá bỏ lên xuồng chèo về. Hai đứa tui săn được gần 50kg cá, phải chặt cây làm đòn mà khiêng về sau khi nhận nước cho chìm cái xuồng chỗ cũ để "trả lại" cho dân! Anh Hải càu nhàu: " Sao mầy ngốc vậy, bắn cá chỉ cần bắn cách con cá vài phân (cm) thì con cá nó tức sức ép chết rồi, mầy bắn cá nát đầu mất ngon" Grin Toán công tác đùm theo cơm chiều mới về. Hai anh em tui nấu cơm nước xong chừng 15h45' thì anh Hổ và toán công tác quay về ai nấy trầm trồ kết quả cải thiện của anh Hải và tui. Anh Hổ cho đi bắn cá hai ngày nữa để xẻ khô mà mang về đơn vị sau chuyến công tác! Wink Còn phía dân Campuchia họ biết chỗ nên họ giăng câu, giăng lưới đặt lọp có được cá lăn, cá leo cá sác có nhiều con hơn 8kg nhìn thấy ham!
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 09:38:47 pm »

  Trích dẩn từ Trung Trực: 
 (do vậy con nào cũng toác đầu mà chết phơi bụng)
Theo như tôi đã nhiều lần đi đánh cá bằng thuốc nổ TNT và lựu đạn thì thường là khi cá chết,nếu là cá trắng luôn luôn nổi trên mặt nước còn cá đen như cá lóc các loại ,cá rô,cá trê,cá chạch thì không nổi lên mặt nước mà luôn chìm xuống đáy kể cả cá thát lát cũng vậy!.Nhưng tại sao cá lóc bông ở đây khi bị bắn chết lại nổi phơi bụng trên mặt nước vậy?Tôi không hiểu thật đó! muốn hỏi cho biết chứ không có ý bắt bẻ gì đâu nghe Trung Trực.
Thân

Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #19 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 09:54:17 pm »

Chào bạn dathao ,rất cám ơn bạn vì đã có lời khen ,mình sẽ cố gắng để làm hài lòng mọi người .Nhưng cũng xin thông cảm cho mình là vì trí nhớ kém nên địa danh ,ngày tháng năm có lẽ quên tuốt tuồn tuột rồi mà may ra chỉ còn nhớ lại sự kiện và hoàn cảnh thôi ( nhưng cũng vì máu ham vui nên chẳng đặng đừng ) .Trước khi mở chuyên mục ,mình cũng có lôi kéo mấy tên cùng nhập ngũ ,cùng tiểu đoàn cùng đại đội ,cùng thành phố luôn ,nhưng thất bại nên đành phải tác chiến 1 mình vậy, mình sẽ tiếp tục khiêu khích các bạn ấy tham gia thì mặt trận của mình sẽ sinh động hơn .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM