Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:16:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Cố Sự (Chuyện kể Nam Bộ)  (Đọc 82156 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #100 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:07:20 am »

SỰ TÍCH CÁI NỐT DƯỚI CỔ TRÂU

Ngày xưa, con trâu cũng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình, thiệt là tiện. Cũng nhờ thế mà những người chăn trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc bỏ đói trâu vì sợ trâu méc với chủ.

Có một người nông dân nuôi một con trâu và mướn một cậu bé để chăn.

Người và thú lúc đầu rất tương đắc, nhưng về sau lại sanh bất hòa. Cậu bé tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình, làm cho trâu không có thứ gì ăn vào bụng. Có bữa mải mê đánh trổng hay đánh đáo nhưng lại sợ trâu ăn lúa, nên cậu ta cột chặt trâu một nơi không cho ăn. Những hôm đó để che mắt chủ, cậu dùng mẹo: lấy mo cau áp vào hông con trâu rồi trét đất sét bên ngoài. Cứ như thế cậu dẫn trâu về chuồng. chủ nhà nhìn thấy bụng trâu no căng tròn, tỏ ý lài hòng, không căn vặn gì cả, nhưng cũng nhiều lần làm trâu tức giận.

Một hôm, cậu bé quá mê chơi, bỏ trâu nhịn đói từ sáng đến chiều. Trâu gọi mãi, nhưng câu ta nào có nghe thấy gì đâu. Buổi chiều hôm ấy, trâu định méc với chủ, nhưng cậu đã khôn ngoan lấp liếm không cho trâu nói.

Sáng hôm sau, chủ dắt trâu ra đồng cày ruộng. Trâu cố làm bộ bước đi không nổi Chủ gắt:

- Nào, có chịu đi mau lên không? Đồ làm biếng!

Trâu trả lời:

- Tôi không làm biếng mà tại đói quá!

Chủ ngạc nhiên:

- Mày nói sao? Ngày nào thằng nhỏ cũng cho mày ăn nó căng bụng lên như cái trống chầu mà?

Bấy giờ trâu mới đủng đỉnh nói:

Cưỡi trâu ra, đánh khăng đánh đáo,
Cưỡi trâu về, nói láo trâu no.
Nó gì mà no: trong mo ngoài đất sét,
Mo rớt cái phạch, hết no.


Sự giả dối của cậu bé thế là bị lộ. Ngay buổi trưa hôm đó, người chủ vừa gỡ miếng mo cau ở hai bên hông trâu, vừa đánh cậu bé một trận nên thân. Riêng trâu thì rất hả hê vì từ đó ngày nào cũng được ăn no, lại được tắm rửa sạch sẽ.

Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đòn hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên bờ giot ngắn giọt dài, trong khi trâu ung dung ăn cỏ. Bỗng có một ông lão hiện ra ở sau lưng, hỏi cậu ta vì cớ gì mà khóc. Cậu chỉ vào trâu mà nói:

- Tại nó cả, vì nó méc với chủ…

Rồi cậu kể hết cho ông lão nghe. Nghe xong, ông lão dỗ dành cậu bé và nói:

- Ta rất thương con gặp phải chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm con vui lòng.

Cậu bé đáp:

- Vì nó biết nói làm con phải bị đòn. Bây giờ con chỉ muốn làm thế nào cho nó không thể nói được nữa.

Ông lão bảo:

- Khó gì việc đó. Ta sẽ làm phép cho con vừa lòng.

Ông bèn rút trong người ra một cây nhang, đốt lên, rồi bất thình lình dí vào lưỡi con vật. Trâu cố giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu la khản cả cổ, từ đó tiếng nói của trâu mất đi. Cuối cùng lúc nào muốn nói, trâu chỉ phát ra được hai tiếng: “nghé ngọ…” mà thôi. Chỗ bị thương lâu ngày thành sẹo chai cứng như nốt ruồi va trâu không nói được nữa

Cả giòng họ nhà trâu từ đó sinh ra đều không biết nói và đều có một nốt ở dưới cổ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:08:11 am »

NGHĨA HỔ

Năm Tự Đức thứ tư, gia đình họ Võ ở làng Long Phụng, tổng Hòa Quới, huyện Kiến Hòa (nay thuộc tỉnh Bến Tre) có nuôi một con cọp con.

Cọp được gia đình thương mến và chăm sóc chu đáo. Ông Tú họ võ dạy hai con mình - một trai, một gái, gọi cọp bằng anh Hai.

Vài nặm sau, ông được lịnh ra Huế lãnh một chức vụ mới. Trước khi đi, ông căn dặn cọp ở nhà nuôi mẹ và em.

Ông Tú tài đi được vài hôm bỗng dưng cọp lại trước bàn thờ quì xuống, kêu rống thảm thiết. Người mẹ an ủi cọp. cọp bèn ra dấu tỏ ý muốn xin phép ra đi rồi về. Bà Tú tài đồng ý. Cọp mừng rỡ chạy mất.

Hôm nọ, ông Tú đang trên đường ra Huế, thình lịnh bị cọp đón đường. Nhìn kỹ hơn ra con cọp ở nhà chạy theo. Ông biểu cọp về. Cọp khóc lóc, rồi cuối cùng đem dâng cho ông Tú tài một hoàn thuốc xạ hương để phòng bịnh dọc đường.

Khi trở về nhà, cọp biếng ăn. Về sau được thư của ông Tú tìa gởi về, cả nhà mới biết cọp đi kỳ rồi là để dâng thuốc cho chủ. Ai cũng cảm động.

Vài năm sau, ông Tú tài đau nặng. Nhờ hoàn thuốc nọ bịnh tình có thuyên giảm đôi chút. Ông gửi thư về nhắn đứa con trai lớn ra săn sóc. Người con ra đến nơi thì ông đã chết.

Cọp ở nhà lo nuôi vợ ông và đứa con gái của ông. Cọp thường vào rừng bắt thú đem về cho bà Tú bán kiếm tiền chu dùng. Gia đình bà Tú tài càng ngày càng suy sụp. Bà nhuốm bệnh, rồi từ trần. Cọp khóc lóc thảm thiết, vật vã suốt ba, bốn ngày.

Mấy tháng sau, người con trai ở Huế về Bến Tre. Cọp gặp khóc lóc rồi đưa người con trai ra thăm mộ của bà Tú tài. Đến nơi, cọp đập đầu vào gốc cây gần mộ tự tử.

Người con trai bèn tống táng. để tang cho cọp và lập miếu thờ ngay trên mộ. Trong miếu có đề mấy chữ:

“Nghĩa hổ trưởng huynh chi mộ”.

Đời sau có người nghe chuyện làm thơ khen tặng:

Hùm còn biết nghĩa nặng cùng người,
Trả thảo liều thân giữa đất trời.
Một tấm da dầu chôn chặt đất,
Trăm năm còn mãi tiếng khen đời.


(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, sđd)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:08:44 am »

CỌP THỦ THIÊM

Trong buổi đầu nhân dân ta khai phá vùng đất mới phía Nam. Thủ Thiêm là vùng rừng hoang, nhiều thú dữ, nhứt là cọp. Trong dố đó có một con cọp hết sức táo bạo và tinh khôn, nó đã gây nhiều phen khiếp sợ cho dân chúng trong vùng.

Tại đó có một bà mẹ góa, sống đắp đổi qua ngày, nhờ vào người con trai làm nghề đốn củi. chẳng may, người con trai bị cọp Thủ Thiêm ăn thịt.

Bà mẹ hết sức đau lòng và từ đó không có người nuôi dưỡng, nên bà đã đầu đơn đến cửa quan, kiện cọp, vì bà cho rằng chính cọp đã giết hại con bà. Quan trên phán quyết rằng: Con cọp nào đã giết hại chàng trai thì phải thay thế chàng nuôi dưỡng bà cho đến lúc mãn phần.

Như có linh tính, cọp Thủ Thiêm biết được lời phán quyết ấy, vào có lẽ nó cũng ăn năn hối lỗi, cọp tự về làm con bà lão. Lúc đầu bà lão sợ lắm, nhưng thấy nó có vẻ hiền như con chó, con mèo trong nhà nên bà thấy cũng yên lòng và thương nó như con.

Hằng ngày, cọp đi bắt thịt: bữa thì heo rừng, bữa thì hươu nai cho bà bán lấy tiền độ nhựt, lần lần bà trở nên khá giả.

Khi bàão qua đời, cọp Thủ Thiêm lăn lộn vật vã bên mộ, suốt mấy ngày đêm gầm rống dữ dội như đứa con đau đớn vì cái chết của mẹ.

Sau đó, nó rời vùng Thủ Thiêm đi đâu biệt tích.

KHẢO DỊ

Trong chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1880 và 1885 cũng có nội dung như trên, chỉ khác tên đất là Triệu Thành chứ không phải Thủ Thiêm và mang tên là “Cọp có nghĩa”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:09:24 am »

HƯƠNG CẢ CỌP CHÂU BÌNH

Lục tỉnh Nam Kỳ trước đây, chuyện cọp làm chức đại hương cả không phải là ít.

Vùng Ba Tri, Bến Tre khoảng 200 năm trở lại đây là núi rừng rậm rạp âm u. Cọp beo thú dữ hay rình rập bắt trâu, bò, heo và luôn cả người để ăn thịt. Mọi người sống trong phấp phồng lo sợ.

Từ rừng Châu Bình hay rừng Bảo Thạnh, suốt ngày đêm cọp kêu rống vang dội. Dân làng sợ hãi, ai nấy đều lo phòng thủ. Đã nhiều lần như thế, riết rồi dân làng cũng quen. Trong bầy cọp ấy có một con to lớn nhứt, có lẽ cọp chúa đàn. Nó thường hay lên xuống vùng Châu Bình, Tân Xuân, Bảo Thạnh và hay phá hại sinh linh.

Từ khi lập làng, ai được cử làm chức đại hương cả làng Châu Bình cũng đều bị binh chết. Chức đại hương cả vì thế đã khuyết trong mấy năm. Năm sau đó, có một người được cử vào chức này và đã can đảm nhận lãnh nhiệm vụ. Dân làng lo sợ giùm tánh mạng của ông ta. Hai ba ngày trôi qua, ông ta vẫn khỏe mạnh bình thường. Nhưng rồi một đêm kia, lúc đang ngủ say, bỗng ông nghe như có tiếng ai đi mạnh ngoài hè, tiếp đến là tiếng cào vách. Ông vừa mở mắt thì một con cọp to hết nói đã chui tọt vào nhà, đang há to họng, ông chết giấc… Khi tỉnh dậy, ông thấy mình nằm dưới gốc cây đa đình làng, mình mẩy máu me be bét.

Sau vụ này, ông từ chức, thế là thêm một lần nữa chức đại hương cả không ai dám nhận lãnh.

Các đại hương cả tề hội bàn bạc, biết được ý muốn của cọp đàn, nên mọi người đồng thanh cử con cọp ấy làm đại hương cả. Một buổi lễ tiến cử lạ lùng diễn ra: các hương chức khăn áo chỉnh tề, tề tựu trước cây đa làng mời cháu cọp đàn nhận lãnh chức đại hương cả danh dự. Tờ cử viết trên giây đỏ được cuộn tròn đặt trong một cái ông tre, bên cạnh đó là một cái đầu heo quay

Đêm hôm ấy, chúa cọp Châu Bình đến ăn hết cái đầu heo và tha tờ cử đi mất.

Đúng ngày tái cử năm sau, chúa cọp trở về làng trả tờ cử cũ ngay tại gốc đa, người ta mở tờ cử ra coi, thấy có một dấu chân cọp trên đó. Từ đó hương chức trong làng tiếp tục cử chúa cọp làm đại hương cả. Và cây đa trở thành nơi linh thiêng, dân làng hùn tiền lập miếu thờ đại hương cả cọp.

Thời gian tổi qua hơn sáu bảy năm.

Đến kỳ tái cử đại hương cả, dân làng vẫn làm lễ cũng tế như thường năm. Nhưng không hiểu sao cháu cọp không về hưởng đồ cúng và trả lại tờ cử. Thêm một năm sau nữa, đại hương cả cọp Châu Bình vẫn không về. Người ta phỏng đoán có lẽ chúa cọp đã già và chết nơi nào đó trong rừng. Từ đó, dân làng mới dám cử một người khác nhận lãnh chức vụ này.

(Theo Nguyễn Duy Oanh, Tỉnh Bến Tre
trong lịch sử Việt Nam, Sài Gòn, 1971)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #104 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:10:12 am »

KHỈ MẮC MƯU CỌP

Ngày xưa, vùng núi Sam còn lắm thú rừng. Nhiều nhứt là loài khỉ, kế đến là heo rừng, thỉnh thoảng một vài con hổ xuất hiện bất ngờ không biết từ đâu mò đến.

Giống khỉ khá tinh khôn mà phá phách cũng không kém heo rừng. Một miếng rẫy trên núi, khoai mì đang lứa củ non, chỉ một đêm không canh gác, khỉ mẹ, khỉ con, khỉ đột moi sạch sành sanh. Lớp cắn ăn tại chỗ, lớp buộc quanh bụng, quanh lưng đem về hang, hôm sau ăn thừa.

Có hôm đi rừng, bất chợt người ta gặp cả bầy khỉ hai ba mươi con trên lưng ngổn ngang những củ khoai mì, trông giống như những người thợ rừng cõng củi về nhà. Chủ rẫy tức tối, xách dao, gậy gộc đuổi theo, bầy khỉ chạy long nhong trên triền đá. Chúng chạy rất mau, người không sao đuổi kịp. Một lúc, thấy khoảng cách giữa chúng với người làm rẫy hơi xa, con khỉ đầu đàn dừng lại, cả bầy cũng dừng lại theo - trố mắt nhìn đối phương của chúng đã mệt nhoài, nhe răng kêu chí chóe, như trêu chọc cợt đùa.

Khi đuổi theo gần kịp, người làm rẫy giơ cây đánh bẫy khỉ lại chạy miết lên vồ đá thật cao, nhìn xuống mắt láo liên, miệng hí hí, như thách đố, đùa dai: “Ông có giỏi trèo lên đây”. Người làm rẫy ấm ức, chỉ còn cách nhặt từng hòn đá ném lên bầy khỉ cho đỡ tức giận. Bầy khỉ nhảy nhót, con khỉ đột lặng thinh, bẻ từng khúc khoai mì ngồi nhai rau ráu, như trêu gan người làm rẫy. Dễ ghét nhất là gặp phụ nữ, trẻ em đi lẻ, chúng kéo cả bầy bám theo bén gót tròng ghẹo, hù dọa, y như một đám lưu mạnh.

Loài khi tinh khôn và nghịch ngợm vậy đó.

Lần này bầy khỉ gặp một đối phương nhiều sức mạnh và lắm mưu mô. Một hôm sau khi phá sạch đám khoai mì của ông Ba Cổ, cả bầy ngật ngưỡng, ngất nga kéo nhau về hang đá. Mới đi xóm có một lạt quay lên đã thấy đám rẫy tan tành, ông Cổ nổi xung thiên, vác dao dâu rượt theo bầy khỉ. Gần tới hỏm núi rừng càng dày, một vài cây cổ thụ vươn cao. Đột nhiên bầy khỉ ré lên chạy tán loạn. Con khỉ đột đầu đàn nhanh nhẹn leo lên thân cây vông rừng to gốc, ngồi ngất nghểu trên cành cây cao nhứt. Cả bầy khỉ leo theo nhanh như gió. Ông Cổ ngạc nhiên dừng lại. Linh tính và kinh nghiệm đi rừng đưa tầm nhìn của ông vào lùm cây con bên hẻm đá. Một con hổ đang ngủ thu lu trong bụi rậm, chỉ thấy được đôi mắt và những vệt rằn trên mặt. Đúng là con hổ đói rình mồi. Hốt hoảng ông leo thoăn thoắt lên cây to gần đó. Chọn một cháng ba có thể đứng và có cành tựa sau lưng, ông thủ chặt con dao. Bầy khỉ nhốn nháo trên cành vông, gốc cây lởm chởm gai to.

Lão “chúa sơn lâm” lừ lừ rời khỏi cành cây, dáng vóc xấp xỉ con bò con, khoan thai đi về phía gốc cây vông, đuôi ngoe nguẩy. Nó thản nhiên ngồi xuống, hai chân trước hơi nhón lên, đuổi thong thả nhịp qua nhịp lại hai bên, vẻ mặt tỉnh khô, ngước nhìn bầy khỉ. Bất thần con hổ nhảy lên nhưng chỉ tới nửa thân cây. Bầy khỉ hú ré lên, chạy nhảy tứ tung trên những cành vông thưa lá. Con hổ ngồi lại chỗ cũ với cái thế sẵn sàng phóng lên như trước, dáng vẻ rất ung dung. Thình lình nó quật đuôi một cái nhảy vọt lên phía con khỉ đột đang ngồi. Cành cây cao quá, con hổ với không tới, nó rơi trở lại và nằm lăn ra, buông thõng bốn chân. Bầy khỉ lao xao một lúc, chừng như đã hoàn hồn, tất cả đứng rải rác trên cây nhìn con hổ nằm im như chết.

Con khỉ đầu đàn bạo dạn chuyền xuống cành cây phía dưới, rút một củ khoai mì đang dắt trong lưng vung tay ném vào đầu con hổ. Liệng hết khoai mì dắt quanh mình nó, con hổ nằm trơ, không nhúc nhích. Nó bẻ một cành cây liệng tiếp, bầy khỉ mon men bò xuống đứng quanh vị chúa tể của mình. Độp một cái, nó chộp con khỉ con, nhẹ nhàng nhảy xuống sau lưng lão “chúa sơn lâm”. Khỉ con vụt chạy biến rào rừng, con hổ vẫn nằm im. Ném thêm con khỉ nữa, ông “chúa rừng” vẫn lặng thinh.

Khỉ đột rời khỏi cành cây, thận trọng bò xuống gốc, bầy khỉ dáo dác bò theo. Vừa xuống tới đất, chưa hết bầy, con hổ vùng dậy, nhanh như chớp, nó tóm ngay con khỉ đột, vớ luôn hai chú đi cạnh khỉ đầu đành. Những con thoát được, con chạy ngược lên cây, con chạy bay lên ồ đá.

Con hổ nghiễm nhiên ngồi nhai nghiến những miếng thịt roi rói, nhễu nhão máu tươi. Chén hết những con mồi bắt được bằng thủ đoạn giả chết của mình, nó rảo bước vào khe nước với dáng điệu thỏa thê. Hú hồn, ông Ba Cổ tuột xuống, chạy bán sống bán chết về làng.

(Theo Mai Văn Tạo)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #105 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:08:36 pm »

THỎ VÀ CỌP

Một hôm, rừng động, không kiếm được mồi, cọp đói đi lang thang trong rừng. Bỗng cọp trông thấy thỏ bèn nói:

- Ê thỏ, ta đói, ta muốn ăn thịt mi.

Thỏ run sợ, nhưng làm bộ bình tĩnh đáp:

- Anh đói à, đi theo tôi, đào khoai lang ăn ngon lắm, thịt tôi nhão nhoẹt ăn không ngon.

Cọp thuận theo, thỏ giao cho cọp một khúc cây và một cái bầu, còn mình thì con dao và cái giỏ.

Chẳng bao glâu thỏ đào khoai lang đầu giỏ, còn cọp vì đào bằng khúc cây nên được vài củ. Thỏ liền chạy và la lên:

- Bớ người ta! Có kẻ ăn trộm khoai.

Chủ rẫy xách cây rượt đuổi đánh cọp, mấy củ khoai lang trong bầu phát ra tiếng kêu “lung bung” khi cọp chạy, nên cọp chạy đến đâu cũng bị rượt theo, đến khi chủ rẫy rượt theo không kịp mới thôi. Cọn hoàn hồn, lững hững bước đi thì gặp ngay thỏ. Thấy thỏ đứng trước một tổ ong vò vẽ mà thỏ lấy đất sét bịt kín miệng ổ lại, ong ra không được nên phát ra tiếng kêu o e… o e…

Thấy vậy cọp hỏi:

- Cái giống gì vậy?

- Đây là cái đờn cò của ông nội tôi, ổng chết để lại cho tía tôi, tía tôi chết để lại cho tôi. Tiếc là cái đuổi của tôi cụt, nếu dàì như đuôi của anh, thọt vao đó thì đờn kêu hay biết mấy.

Nghe lạ quá, cọp thọt đuôi vào tổ ong, ong bay ra đánh(1) tơi bời, cọp rống ầm lên, co đuôi chạy kiếm thỏ để trả thù. Từ đó cọp rất căm thỏ, định bũng sẽ gặp thở ở đâu là ăn thịt ngay cho hả giận.

Còn thỏ chạy thoát được cọp, đến một gốc cây nọ nằm ngủ thẳng căng. Đang ngon giấc thì bị một trái cây gió thổi rụng xuống trúng ngay đầu, đau ê ẩm. Đang nhăn nhó thì bỗng nghe “ầm” một cái rất lớn. Thỏ hoảng hồn, tưởng động đất nên bỏ chạy thục mạng.

Bỗng lại gặp cọp, cọp ngăn lại hỏi:

- Mi chạy đi đâu mà lẹ dữ vậy?

Thỏ vội trả lời:

- Đất đang nứt, sụp xuống đàng sau tôi kia kìa, không chạy lẹ đi để mà chết à.

Cọp nghe nói hoảng kinh cũng phóng theo thỏ nhưng chạy không nhanh bằng thỏ, mệt tưởng đứt hơi(2). Đang chạy bỗng cọp gặp thần Gió, thần Gió hỏi:

- Làm sao mà người chạy dữ thế?

Cọp trả lời:

- Thỏ nói đất sụp, sắp lan đến đây. Tôi sợ quá phải chạy trốn.

- Nhà người ngây thơ quá. Đất bao giờ nứt sụp được!

Cọp nghe nói thế, thì tin ngay và rất tức giận thỏ vì đã dám gạt mình nhiều lần, nhứt định phải bắt thỏ để ăn thịt. Cọp gặp thỏ đang ngủ ngon lành bên một hòn đá. Cọp đặt chân lên mình thỏ, quán:

- Vì mày nói láo nên tao đã mấy lần chạy muốn chết và cũng mấy lần chết hụt. Tội mấy đáng để tao ăn thịt mầy, không còn oan uổng gì nữa nghe! Thỏ cố lấy bình tĩnh, hỏi lại cọp:

- Thưa anh cọp, anh định ăn thịt tôi thiệt sao? Nhưng tôi nói cho anh hay, dù sao thì tất cả các loài vật đã bầu tôi làm vua rồi, anh rõ chưa?

Cọp không tin, nhưng cũng chưa dám ăn thịt thỏ ngay. Thỏ thấy cọp đã hơi chùn bước liền lên giọng oai vệ phá với cọp:

- Nhà người phải để ta cưỡi trên lưng vì ta là vua các loài vật, nhà người không tin cứ thử mà coi, các loài vật thấy ta đều khiếp sợ. Nói xong thỏ nhảy phốc lên lưng cọp. Cọp bán tín bán nghi nhưng cũng cứ thử đi coi thỏ có đúng hay không?

Quả nhiên, đi đến đâu, các loài vật đều phải chạy tốn cả. Chúng chạy trốn vì sợ cọp chứ đâu phải sợ thỏ? Cọp to xác nhưng ngờ nghệch, không biết điều ấy. Thỏ láu cá liền nói ngay:

- Cọp, giờ thì nhà ngươi đã thấy chưa? Hết thảy mọi loài vật đều khiếp sợ ta, vì ta là vua kia mà.

Cọp tưởng thiệt, vội để thỏ xuống, cúi đầu khẩn khoản xin lỗi. Trước khi đi thỏ còn dọa cọp:

- Thôi được, lần này nhà ngươi chưa biết, ta tha tội, lần sau đứng có như vậy nữa nghe không?

Từ đó cọp nghe tới thỏ là ngay ngáy lo sợ. Một hộm, có một con voi đã thua cuộc với cọp, bị cọp đòi ăn thịt, đi lếch thếch trong rừng như kẻ mất hồn. Thỏ thấy voi buồn rười rượi, lên tiếng hỏi:

- Anh voi ơi! Cớ làm sao mà anh buồn rầu quá vậy? Anh có chuyện gì lo lắng phải không”

Voi trả lời:

- Anh thỏ ơi! Tôi buồn quá! Cọp đòi ăn thịt tôi, anh à! Tôi chỉ còn sống đến sáng mai nữa thôi.

Thỏ nói:

- Tưởng chuyện gì chớ chuyện đó thì tôi giúp anh được, anh đừng lo.

Voi mừng rõ nói:

- Nếu anh giúp tôi thoát chết, tôi sẽ mang ơn anh suốt đời.

Thỏ nói đây vẻ tự tin trấn an voi:

- Anh cứ yên lòng. Ngày mai tôi với anh đến gặp cọp.

Hôm sau, thỏ ngồi trên lưng voi đi đến nơi đã hẹn với cọp Thỏ cầm sẵn một cây roi tre, dặn voi:

- Khi nào mình quất roi bên trái thì quay đầu sang trái, khi nào quất roi sang phải thì quay đầu bên phải.

Khi đến gần chỗ hẹn với cọp, thỏ cầm roi quất bên trái, quất bên phải, miệng la hét ra vẻ giận dữ và gấp gáp. Voi y lời thỏ dặn hết quay đầu sang bên phải, đến quay đầu sang bên trái, tỏ vẻ sợ lắm.

Cọp nằm im trong bụi chờ, thấy voi to con lại phục tùng con vật nhỏ xíu một cách ngoan ngoãn, thì thấy lạ lắm. Cọp không biết con vật nhỏ đó là gì mà sai khiến được voi, trố mắt nhìn, khi vói đến gần, cọp mới nhận ra con vật nhỏ xíu đó là thỏ. Thỏ biết cọp đang núp chờ trong bụi cây bên cạnh, nhưng làm bộ lờ đi không biết, quát to:

- Đi mau lên, tao đói lắm rồi. Con cọp đâu? Chỉ nó cho tao, tao sẽ ăn thịt nó ngay.

Nghe thỏ nói vậy, cọp đâm ra hoang mang rồi hoảng hốt vùng chạy một nước vào rừng không dám quay đầu ngó lại. Thế là voi thoát nạn. Một hôm khác, thỏ và dê đang đi dạo trong rừng, bỗng gặp lại cọp. Cọp vẫn sợ thỏ vì thỏ là vua các loài vật kia mà, nhưng cọp muốn ăn thịt dê. Thỏ biết ý cọp, liền biểu dê:

- Này anh dê! Cọp nó tính ăn thịt anh đó.

Dê sợ quá, năn nỉ nhờ thỏ cứu mạng. Thỏ thương dê, nhận lời và dặn dê cứ mặc mình đói phó với cọp.

Lúc đi gần tới cọp, thỏ tỏ ra hoạt bát hẳn lên và nói với dê rằng:

- Này, ta cần sáu con cọp để lột da làm nệm ngủ cho đỡ rét, mà chỉ mới kiếm được năm thôi. Ta vừa thoáng thấy quanh đây có một con cọp, ngươi hãy mau mau đuổi kịp nó để ta bắt lột da mới được.

Nghe thỏ nói thế, cọp chẳng còn hồn vía, vội vàng cúp đuôi phóng mất. Một chú khỉ trên cây thấy cọp hoảng hốt, liền hỏi:

- Vì cớ làm sao mà anh cọp phải chạy dữ vậy?

Trong cơn hốt hoảng, cọp kể lại câu chuyện không rành mạch lắm. Khỉ tò mò muốn coi hai con vật ấy là con gì, liền rủ cọp cùng đi. Cọp từ chối, khỉ nói cứng:

- Anh sợ gì mới được chớ. Cứ đi, tôi coi cớ sự ra thế nào, tôi sẽ xé xác chúng ra cho anh ăn thịt.

Cọp còn ngập ngừng. Khỉ đoán cọp sợ bị gạt, khỉ liền cam đoan với cọp rằng:

- Anh cọp, anh hãy tin tôi. Không tin, tôi với anh cột đuôi vào nhau rồi cùng đi.

Cọp nghe bùi tai và bằng lòng. Cột đuôi xong, cả hai đến chỗ dê và thỏ. Thấy vậy, thỏ liền hô lớn:

- Ê, con khi kia! Mày trốn đâu để tao kiếm từ nãy giờ. Tao đang thiếu một con cọp để lột da làm đệm đây. Thôi được bây giờ mày đem đến cho tao một con cọp để tao lột da, vậy là đủ số, tao tha tội cho mày.

Cọp nghe thỏ quát khỉ như vậy, toàn thân nó run lên, cọp vội vàng bỏ chạy, vừa chạy vừa hổn hển bảo khỉ:

- Chạy trốn mau, ta ở đây không được đâu.

Đuôi khỉ đã buộc vào đuôi cọp, bị cọp kéo đi, khỉ kêu la ầm ĩ. Cọp càng ra sức chạy như bay. Chạy được một đỗi khá xa, mệt muốn đứt hơi, cọp mới dám ngừng lại nói:

- Này chú khỉ, ta mệt quá, không thể nhích thêm một bước nào nữa đâu!

Chẳng thấy trả lời, cọp quay đầu lại thấy khỉ đã chết nhăn răng từ bao giờ.


(1) Đánh: đốt.
(2) Có người kể: Đến đây cọp gặp thỏ đang ở dưới một cái hố sâu. Cọp hỏi thỏ: “Sao ở lại dưới đó”. Thỏ nói: Đất đã sụp rồi, bây giờ trời sập tới nơi, không xuống dưới này, ở trên trời sập đè chết sao”. Nghe nói trời sắp sập, cọp lật đật nhảy xuống hố. Thỏ lẹ làng phóng lên. Thế là cọp ở dưới hố không lên được…”
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:10:19 pm »

THỎ XỬ KIỆN TÀI TÌNH

Có một người vừa mới cưới vợ, anh ta rất yêu quý vợ, cả ngày chẳng muốn rời xa vợ một bước.

Một hôm kia, nhà vua bắt lính đi đánh nhau. Anh ta phải đi lính, trong lòng rất đau khổ vì phải xa vợ chưa biết đến bao giờ. Người vợ tiễn chồng một đỗi xa. Hai vợ chồng dùng dằng mãi không muốn rời tay. Đến một gốc cây đa nọ, hai người dừng lại nói chuyện với nhau một lúc nữa. Sau đó người chồng mới gạt lệ ra đi, người vợ ngậm ngùy quay bước về nhà.

Ai ngờ đâu, ở cây đa có con yêu tinh, nó đã thấy hết cảnh bịn rịn của hai vợ chồng và nghe hết mọi chuyện. Khi người chồng đi rồi, thấy người vợ đẹp, nó liền nảy ra ý định cướp về làm vợ. Nó hóa phép biến mình giống người chồng y hệt và kêu cửa vào nhà. Người vợ quá đỗi ngạc nhiên và mừng rỡ tưởng chồng về thiệt. Con yêu tinh nói là nhà vua không bắt mình đi lính nữa. Thế là hai người ăn ở với nhau, người vợ đinh ninh đó là chồng của mình.

Trong khi ấy, người chồng đi lính ra trận lập được nhiều chiến công. Anh ta được vua ban thưởng rất hậu. Hết giặc, anh được vua cho về nhà. Anh rất sung sướng nghĩ đến ngày về với vợ.

Về đến nhà, thấy cổng đóng chặt, anh lên tiếng kêu. Người vợ ra mở cổng, thấy chồng về, người vợ dửng dưng không vui mừng, thấy thế người chồng ngạc nhiên. Vào trong nhà, người vợ thấy có một người chống nữa, bấy giờ chị ta mới lấy làm lạ: “Tại sao trước nhà có một ông chồng, trong nhà lại có một ông chồng nữa, hai ông giồng hệt nhau”.

Con yêu tinh cứ giả bộ như không biết, nó hỏi anh chồng thiệt:

- Mày ở đâu mà dám nhận vợ tao là vợ mày?

Người chồng thiệt tức mình hỏi lại:

- Người đàn bà này chính là vợ tao. Vừa cưới được vài ngày thì tao phải đi lính ra trận. Mầy ở đâu đến dám nhận bậy vợ tao là vợ mày?

Thế rồi hai bên cãi nhau quyết liệt, không bên nào chịu thua. Thấy hai người giống y như nhau, người vợ cũng đành chịu, không biết ai là chồng thiệt, ai là chồng giả.

Sau rốt phải đưa lên nhờ quan phân xử. Quan bối rối, hỏi người vợ:

- Người là chồng chị?

Người vợ không thể nào trả lời được, Quan cũng đành chịu không phân xử được. Người chồng uất ức quá bỏ đi, định bụng sẽ nhờ người quen biết nào đó làm chứng. Anh ta rất buồn, đang đi lang thang bỗng gặp một chú thỏ. Thỏ hỏi anh trước:

- Anh đi đâu?

Người chồng thiệt kể rõ lại sự tình, thỏ cười mà nói rằng:

- Đừng sợ, để tôi giúp cho.

Cả hai kéo nhau đến chỗ quan xử kiện. Thỏ nói với quan rằng:

- Quan không xử được thì để tôi xử cho. Hãy lấy cho tôi một cái chai có cổ nhỏ, nếu ai chui lọt vào trong chai thì người đó mới là chồng thiệt.

Con yêu tinh nghe nói mừng thầm trong bụng, vì tin chắc chỉ có mình mới có tài phép chui lọt vào trong chai. Quan cho mang chai đến, con yêu tinh liền hóa phép, thu người nhỏ lại bằng ngón tay út chui lọt vào trong chai một cách dễ dàng. Lập tức thỏ biểu người chồng thiệt đậy nút chai lại cho kín rồi đem quăng chai xuống sông. Thỏ nói với quan:

- Nó chính là yêu tinh, vì nếu là người thiệt thì không thể nào chui vào được. Có vậy mà quan cũng không biết cách xử.

Nói xong, Thỏ chạy tuốt vào rừng, chẳng cần nhận lời cám ơn.

Một lần khác, quan nhận được một đơn khiếu nại, người viết đơn khiếu nạiulà người bị mất trộm, nhưng ông trình bày không chính xác từ nơi và lúc xảy ra sự việc, đến đặc điểm của con trâu bị mất và cả người mà ông nghi là kẻ trộm. Đơn viết rằng:

“Kính xin trình quan. Lúc ấy, năm ngoái cũng không phải năm ngoái, mà năm nay cũng không phải năm nay, tôi bị mất trộm một con trâu. Đó là một con trâu đực không hẳn là trâu đực, mà trâu cái cũng không hẳn là trâu cái. Kẻ trộm trâu của tôi người dưng cũng không hẳn là người dưng mà là bà con cũng không hẳn là bà con. Vậy xin tình quan công minh xét cho và buộc kẻ trộm trả trâu cho tôi vì hiện nay đang là mùa cày cấy”.

Quan đọc xong lên tiếng hỏi:

- Ai đã viết cái đơn kỳ cục thế này?

Người mất trâu thưa:

- Thưa quan, tôi viết, quả đúng như vậy.

- Đúng là đúng làm sao? Tại sao lại vừa phải lại vừa không phải, vừa hẳn lại vừa không hẳn. Ngay cả con trâu hằng ngày anh nuôi dưỡng chăm sóc nó, nó kéo cày cho amh mà anh cũng không biết nó là trâu đực hay trâu cái là nghĩa làm sao?

Thỏ được mời tới, sau khi coi qua lá đơn, nói:

- Đơn viết như thế là quá rõ rồi, đúng đó chớ, sao quan lại bắt bẻ nỗi gì?

- Đơn từ viết lung tung như vậy, mà thỏ nói là đúng, thì thỏ hãy giải thích cho ta nghe thử coi.

Thỏ cầm lại lá đơn, rồi vừa đọc vừa gith:

- Thời điểm mất trâu “không phải năm ngoái cũng không phải năm nay” có nghĩa là vừa lúc giao thừa, con trâu bị mất “không hẳn là trâu đực cũng không hẳn là trâu cái” vậy nó phải là trâu thiến; còn kẻ nghi là ăn trộm, thì đã được nêu ra quá cụ thể rồi đó. Kẻ đó “không phải người dưng cũng không phải bà con” thì rõ ràng nó là rể của ông ta chớ còn ai nữa.

Nghe xong, mọi người đều nể phục tài thỏ.

Và trong một lần nữa, có hai người gài bẫy thú: một người gài dưới đấy, một người gài trên cây. Sáng dậy, người sau đi thăm bẫy trước, thấy bẫy của người trước được con hươu, còn bẫy của mình không có gì cả. Bèn bắt hươu đem lên cây để vào bẫy của mình. Việc phải đưa đến quan phân xử. Quan xử: người gài bẫy trên cây được kiện.

Thỏ liền giúp người có bẫy dưới đất, bằng cách nói với quan rằng:

- Hôm nay, đáng lẽ tôi phải đến hầu quan sớm hơn, nhưng vì mắc bận ở lại coi một đàn cá leo lên cây hái trái ăn nên đến chậm.

Quan đập bàn đáp:

- Nói láo không thể tin được, đời thuở nào mà cá trèo cây.

- Vậy thì, đời thuở nào hươu lại trèo lên cây để chui vào bẫy!

Nghe thỏ nói vậy, quan cũng đành chịu. Từ đó, thỏ trở thành quan tòa nổi tiếng.

Một bữa kia, thỏ đi ngang qua bìa rừng thấy hai ông bà đang khóc lóc, kể lề bù lu bù loa, bèn bước đến bên hỏi chuyện gì. Ông già kể:

- “Hôm nọ, trên đường gánh củi về, qua(1) gặp sấu giữa rừng. Lúc đó sấu gần chết, năn nỉ nhờ qua tìm cách đưa nó ra bờ sông. Qua hỏi nó làm sao mà lại ở đây.

Nó nói rằng quạ lấy ở đâu đó một cục đường ngon lắm, lỡ làm rớt nó ăn được. Quạ muốn trả đũa nên nói gạt nó rằng ở đàng xa kia có một núi đường và rủ nó đến đó. Nó tưởng thiệt, theo quạ, đến đây nó kiệt sức đi không nổi nữa, nên nhờ qua giúp. Qua nói: đang bận gánh củi, không gánh nó được, thì nó nói buộc cổ nó kéo đi cũng được. Khi kéo nó đến bờ sông, qua mở dây buộc nó ra, nó liền uống một bụng nước no nê rồi lên giiọng trở mặt nói rằng tại qua buộc dây quá chặt làm nó nghẹt thở gần chết, nên đòi ăn thịt hai vợ chồng qua, van xin thế nào sấu cũng không chịu, nên vợ chồng qua chỉ còn chờ chết thôi”.

Sau khi nghe xong câu chuyện oan ức của hai vợ chồng già và hiểu được tâm địa xấu xa tráo trở của sấu, thỏ rất phẫn nộ nhưng cố giữ vẻ bình tĩnh, hỏi sấu:

- Cụ ông cụ bà đã buộc cổ anh chặt lắm phải không?

Sấu gật đầu, ngẩng cố chỉ vết lằn còn ăn sâu quanh cổ, nói thêm:

- Hai người buộc cổ tôi chặt lắm, làm tôi gần chết. Họ định giết tôi. Tôi biết… nhưng cũng may là số tôi chưa chết.

Thỏ quay lại phía ông già:

- Có đúng như vậy không? Xin ông bà vui lòng làm lại cho tôi xem tận mắt mới biết ai phải ai quấy.

Sấu bằng lòng để ông già lấy dây thừng buộc lại cổ mình như cũ.

- Ông già buộc chặt cổ anh như vậy phải không? - Thỏ hỏi sấu.

Sấu có chịu đau, nói với thỏ:

- Còn chặt hơn thế này nhiều.

Thỏ giúp ông già ra sức siết chặt dây thừng cổ sấu căng hơn nữa, căng đến nỗi sấu ta bắt đầu vùng vẫy, chơi vơi hai chân trước.

Lúc ấy thỏ mới ôn tồn nói với ông bà già:

- Bây giờ hai bác cứ yên chí lấy một khúc cây to mà đánh cho nó chết đi. Cái loài vong ân bội nghĩa như thế này để nó sống làm chi cho chật đất.


(1) Từ tự xưng hô của người lớn tuổi với người ít tuổi hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #107 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:11:56 pm »

CON KHỈ KHÔ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI

Ngày xưa, sống ở Đồng Tháp Mười không những trẻ con mà cả người lớn, thời gian rảnh rỗi, không gì thú vị bằng đi sâu vào rừng tràm để hốt trứng chim, nhổ chân cong, giậm cù chuột, già bẫy quốc, đào hang rắn, ăn ong mật, bắt cá cạn…

Nó không chỉ là thú vui mà còn là dịp để thỏa mãn óc tò mò, khám phá phiêu lưu, mạo hiểm.

Tâm, con của Sáu Lái - một nông dân sống ở Đồng Tháp Mười nhà ở bờ rừng Tràm. Sau lần hốt trứng cò ngà và bị cha rầy la, buộc phải đem trứng cò trả vào bộng cây giá (vì Sáu Lái cho rằng hốt trứng cò ngà là xúc phạm tới “bà, cậu” gì đó), Tâm đã bị cấm, không được đi sâu vào rừng tràm nữa.

Nhưng tính con nít ham vui, không thể nào ngăn cấm chúng được. Sau vài lần bị đòn, thằng bé Tâm trở nên dạn roi, không biết sợ nữa, thét rồi Sáu Lái bỏ mặc thằng “con ngỗ nghịch” muốn làm gì thì làm.

Một hôm, Tâm tay xách mác vót, tay cầm giàn thun đi sâu vào rừng tràm. Tâm đi mải miết từ lúc mặt trời vừa mới ló khỏi đọt cây cho tới đứng bóng, vì tức con chim lạ cứ kêu tiu líu và bay sà sà trước mặt như khiêu khích tài bắn của nó… Thấy con chim đẹp, Tâm quyết bắn cho được, rồi căng cánh phơi như cha nó thường phơi mấy con chim sả màu lông rực rỡ; con chim này còn đẹp gấp mấy lần con chim sả. Nhưng lạ quá, Tâm rượt đuổi thì nó chỉ bay chớp chớp trước mặt cách chừng vài ba thước, hễ Tâm đứng lại thì nó cũng đậu lại trên cành cây trước mặt, xoay mặt về phía thằng bé mà gục gặc cái đầu kêu tíu líu rắn rỏi. Tâm bắn rất cừ, nhưng khi viên đạn bay vèo tới, thì nó huých cái đuôi chổng lên, viên đạn chỉ xém nó trong đường tơ kẽ tóc. Nó kêu mấy tiếng tiu líu rồi bay sà sà trước mặt Tâm.

Con chim dẫn dắt Tâm tới vạt rừng tràm nổi danh là nhiều khỉ. Nó bay lên cây giá có cái vọng thì nó đậu trên nhánh cây, gục gắc cái đầu kêu tíu lúi. Tâm nhớ đến mấy cái trứng cò ngà ở bộng cây giá vàm nọ, nó tiếc, nó thò tay vào mò. Nhưng con con “mắc dịch” kia cứ tiu líu, tiu líu trên đầu. tâm lựa chỗ để bắn trúng, rồi nghiêng người nhắm bắn. Bỗng nó thấy giữa cháng ba cây giá có xác một con khỉ đã khô. Tâm không để ý đến con chim nữa, nó leo lên cây đem xác con khỉ xuống. Hai tay con khỉ bám chặt vào nhánh cây giá, Tâm phải dùng mác vót chặt đứt nhánh cây mới đem con khỉ chết khô xuống được.

Xác con khỉ khô cứng, mắt lõm sâu vô, ngực bụng tóp lại, nhưng lông vẫn còn nguyên. Chắc con khỉ này già lắm, lông nó trắng như tuyết. Con khỉ đã chết nhưng không có mùi hui thúi, trái lại còn phảng phất mùi thơm lạ lùng, mùi đó lại không giống mùi của thứ hao nào cả. Mùi thơm ấy về sau Tâm mới biết là do mùi trầm cây giá ướp vào. Cây giá này đã sống đến cả ngàn năm rồi, ít có cây giá nào lớn, thế mà cây này to đến vài ba người ôm. Những cây sống lâu năm đều có trầm, mà trầm cây giá là trầm quý nhứt, những cây nhỏ ở gần cũng thơm lây. Tục ngữ ta có câu: “Không thơm cũng đưa hơi trầm” là vậy. Thế mà cây giá này không có mùi thơm, vì bao nhiêu mùi thơm đã ướp hết vào xác con khỉ.

Tâm xách xác con khỉ về đến nhà thì trời đã chạng vạng. Nó bị Sáu Lái đánh một trận đòn nên thân. Tâm bèn thú nhận là tại con khỉ khô nên mới bỏ nhà đi suốt ngày. Sáu Lái không màng để ý, nhưng thây mùi hương từ xác con khỉ xông lên, nên ông cũng lấy làm lạ.

Hằng ngày, Tâm mang xác con khỉ ra phơi, mùi hương xông lên, ruồi nhăng bay đi bớt.

Rồi một hôm, có người Hoa bán cao đơn hoàn tán đến nhà Sáu Lái. Khách cứ nhìn và hỏi hết chuyện nọ đến chuyện kia về con khỉ khô, và dụ Tâm bán cho ông ta… tâm từ chối vì tiếc bộ lông trắng và cái mùi hương phảng phất từ xác con khỉ khô.

Sáu Lái thấy người khách năn nỉ mãi và đòi mua với giá cao quá mức tưởng tượng của ông, nên ông cho rằng chắc con khỉ khô này quý lắm. Bởi thế ông nói cho khác biết là nhứt định không bán, vì một tiệm thuốc bắc ở Chợ Lớn đã dặn mua trước rồi.

Người khách không nản chí, vẫn kèo nài:

- Thôi, để cho ngộ đi, bao nhiêu cũng được.

Sáu Lái ướm thử:

- Bao nhiêu là bao nhiêu, bốn chục ngàn(1) nị dám mua hông?

Khách lè lưới:

- Há, cái gì mà mắc quá sá vậy? Nị bớt xuốt đi, cục vàng to bằng nó cũng không mắc như vậy, hà.

Sáu Lái nhứt định:

- Mắc thì thôi! Vàng còn dễ có, chứ con khỉ khô có xạ hương tìm mấy ngàn năm cho được.

Người khách biết anh Sáu không hiểu được cái quý của con khỉ khô nên cười lớn:

- Hầy, khỉ làm gì có xạ? Trầm ở cây giá ướp vào đó. Nị không tin thì hỏi thằng nhỏ coi có phải không?

Sáu Lái giựt mình: sao mà hắn biết giỏi vậy cà! Người khác đoán được sự ngạc nhiên của Sáu Lái nên nói:

- Có gì mà không biết? Con khỉ rũ bao giò cũng rũ ở cây giá có trầm, tự nhiên trầm rút và xác nó, có vậy mới quý! Thôi bán cho ngộ mười ngàn đi. Mắc quá rồi!

Sáu Lái lắc đầu, người khách dặn:

- Bữa nay tối rồi, ngày mai ngộ trở lại, đứng bán cho ai nghe!

Anh Sáu nói:

- Mai nị không tới, mốt ngộ đem Chợ Lớn bán đa.

Người khác ra vẻ nhưng còn dặn với lại Sáu Lái:

- Nhớ đừng bán cho ai đa! Ngộ hứa mua rồi mà.

Sáng sớm hôm sau, lúc mặt trời chưa mọc, người khách ấy cùng vớứi ông thầy thuốc già bơi xuồng ba lá trở lại nhà Sáu Lái. Vô tới nhà, người khác dáo dác dòm không thấy con khỉ khô, ông ta cau mày sửng sốt hỏi;

- Nó đâu rồi? Bộ nị bán cho ai rồi sao?

Sáu Lái giả bộ nói:

- Ngộ đem về Chợ Lớn hồi khuya rồi.

Người khách khét lên:

- Ngộ hứa mua rồi mà.

Nhưng ông ta thấy Sáu Lái cười, mới yên bụng:

- Nị phá ngộ hoài. Nó đâu rồi?

Sáu Lái đáp:

- Ngộ cất kỹ trong rương, nị chịu giá xong ngộ lấy ra cho.

- Thì cho ông thầy coi một chút mà.

Sáu Lái lấy con khỉ khô ra. Ông thầy thuốc già, tuổi độ sáu mươi, nhưng da thịt hồng hào lắm. Ông ta nói nhà mình đã làm thuóc bốn đời rồi, có hai đời làm thái y cho vua.

Ông xem xác con khỉ khô thiệt kỹ rồi nói với người khách:

- Con khỉ này rũ chết, chớ không bị bắn. Khỉ bị bắn cũng quý, nhưng không bằng khỉ rũ, giá trị nó cũng khác nhau một trời một vực. Con khỉ này sống ít nhứt cũng từ 500 năm trở lên, khỉ có thể sống đến cả ngàn năm. Tôi xem lông nó trắng hết, không có một sợi vàng nào chớ đứng nói là đen. Quý vô cùng, không bao giờ có. Nó là thứ bạch lão hầu, chỉ ở Cảnh Sơn Dương và Ngũ Đài sơn mới có. Đời nhà Chu, ông Thiện Công Thích có bắt được một con khỉ nuôi đến 800 năm mới rũ, nghĩa là đến đời Liệt Quốc. Đến đời Hán Mạt, binh nam Mạch Hoạch có biếu một con bạch lão hầu cho Gia Cát Võ hầu. Vua Chiêu Liệt thua trận, Lục Tốn uất khí thổ huyết ở Bạch Đế Thành, Gia Cát Võ hầu dùng nó làm thuốc, sai Trương Bảo đem dâng, nên cải tử hoàn sanh được. Không ngờ nước Nam cũng có một con bạch hầu. Tôi dám chắc chỉ có một con này thôi, có lẽ nó lạc từ Ngũ Đài Sơn qua, chớ ở đây không làm gì có. Thứ khỉ này chỉ thích ăn một thứ trái cây tên là yến lê thôi.

Xứ này không có trái yến lê làm sao có nhiều bạch lão hầu được. Bên Tàu chỉ ở Cảnh Sơn Dương và Ngũ Đài Sơn mới có cây yến lê nên bạch lão hầu mới ở.

Yến lê là thứ trái cây mà Trọng Do hiến cho mẹ ăn để tăng thêm tuổi thọ. Giống bạch lão hầu nhờ ăn yến lê mà sống lâu và cường tráng. Giống này khỉ rũ thì tìm cho được những cây có trầm để ướp xác cho thơm. Những cây ấy bị xác khỉ khô rút hết trầm nên không còn mùi thơm nữa. Vậy con khỉ khô này có ba thứ quý trong mình. Một là sống trên 500 năm, lông toàn tuyết, hai là nó rũ chớ không bị giết; ba là nó ướp hết trầm của cây giá. Con khỉ này rũ mau lắm cũng một năm, xác nó thấm nhuận được phong sương tuyết nguyệt, hấp thụ được tinh khí của tời đất. Nó lại rũ trên cây cao giữa đồng rộng mênh mông, nên ô trượt, nê trì không vương lấy một tí, nên xác này vô cùng tinh khiết.

Chẳng những làm được nhiều loại thuốc cứu bịnh nan y mà còn làm được thuốc trường sinh nữa. Nhưng làm sao lại không có trứng cò ngà cũng lạ. Vì cò ngà đẻ ở đâu thì bạch lão hầu mới rũ ở đó, kể không ai thấy được xác của nó. Chỉ có một cách biết được ở đâu có bạch lão hầu là nhờ con chim tiu líu. Con chim này thường đậu gần xác con khỉ rũ vì nó thích cái mùi thơm của trầm ướp vào xác con khỉ tiết ra. Nếu có trứng cò ngà, thịt con chim tiu líu, xương con khỉ rũ, nấu với nhân sâm thành cao mà uống thì già cũng hóa trẻ, người chết cũng thành hồi sanh. Vậy nên không có gì quý hơn ba cái vật ấy.

Người khách hỏi anh Sáu Lái:

- Thằng nhỏ có bắt được con chim tiu líu và lấy được trứng cò ngà không?

Sáu Lái kể lại cho họ nghe, ông thầy Tàu hít hà…

- Thằng nhỏ mà phước lớn.

Cả hai nói bằng tiếng Tàu, tưởng Sáu Lái không biết, nên cứ nói không cần giấu giếm. Sáu Lái nhờ nghe vậy mà biết được phần nào cái quý của ba vật kia. Anh nương theo đó mà làm dày làm mỏng, cuối cùng anh bán một con khỉ khô với giá hai chục ngàn đồng. Với số tiền to lớn đó, anh có thể mua mấy sở ruộng tạo mấy dãy nhà, bỗng nhiên trở thành giàu có lớn. Người thầy Tàu mua được con khỉ khô rồi, mới cười nói:

- Nị không nghe người ta nói: Tôi có con khỉ khô gì đâu! Nếu có khỉ khô thì người ấy đã giàu bằng mấy ông bang của ngọ lận! Thôi thì cảm ơn nị há! Nhớ hốt được trứng cò ngà và bắt được chim tiu líu đem về Chợ Lớn cho ngộ, bao nhiêu cũng mua mà…


(1) Lúc câu chuyện này xảy ra lúa chỉ bán hai cắc (hai hào) một giạ
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #108 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:12:59 pm »

SỰ TÍCH CON CUỐC

Ngày xưa, có một ông vua Chăm tên là La Hoa. Một hôm, La Hoa chuẩn bị đem quân sang đánh nước Việt. Một người bạn của vua Quốc, cũng là cố vấn của nhà vua. Quốc đem mọi lẽ thiệt hơn bảo cho vua La Hoa nghe đứng dấy binh gây nạn binh đao giữa hai nước, và nếu đem quân đi đánh thì thế nào cũng cùng chung một số phận. Cuộc chiến diễn ra ác liệt ở Đèo Ngang. La Hoa bị trúng một mũi tên tử trận. Quốc phải thúc quân ra đánh để báo thù, cuối cùng cũng bị giết chết.

Hồn Quốc đi tìm La Hoa, nhưng không biết rằng xác La Hoa đã bị mất tích. Tìm hoài không được, Quốc hóa thành con chim, luôn mồm kêu “quốc quốc, la hoa” (ý nói đây là Quốc, La Hoa ở đâu)

(Theo Lê Văn Phát)
(Chuyện dân gian của người Chăm ở Nam Bộ)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2011, 06:23:01 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:14:06 pm »

CÁ MẬP VÀM NAO

Vàm Nao là một đoạn sông ngắn, non hai cây số nối liền sông Tiền và sông Hậu, cạnh xã Hòa Hảo (An Giang).

Tương tuyền, con sông này khi xưa là đường voi đi, lâu ngày thành con rạch nhỏ, rồi dần dần do mực nước ở sông Tiền cao hơn sông Hậu, nên sức nước chảy rất xiết, đến nay lòng sông rộng cả cây số và rất sâu.

Sách xưa gọi Vàm Nao là “Hồi oa thụy” nghãi là “nước xoáy tròn”. Hiện tượng này sở dĩ có là do hàng năm từ tháng tám đến tháng mười một âm lịch nước sông Cửu Long bắt đầu lên cao, chảy cuồn cuộn như thác lũ từ trên nguồn đổ thẳng xuống, đến Vàm Nao phải quẹo trái, nên nguồn đổ thẳng xuống, đến Vàm Nao phải quẹo trái, nên tạo thành dòng nước xoáy đảo lộn liên tục làm cho ghe xuồng đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Những ai ít kinh nghiệm đi trên sông nước thường bị đắm ở đây.

Sông Vàm Nao thường được nhắc tới là vì, ngoài nạn nước xoáy làm chìm xuồng ghe, nó còn có tiếng là nhiều cá mập ăn thịt người.

Nhứt là vào thời kỳ Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại vâng lệnh triều định huy động dân vào các vùng chợ Mới, chợ Thủ (An Giang) và nhiều nơi khác đào kinh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc và Hà Tiên. Lúc bấy giờ biên giới Việt Nam - Campuchia còn hoang vu, rừng rậm đầy thú dữ. Phu đào kinh thường bị cọp vồ, bò rừng xé, rắn cắn, bịnh tật… Vừa qua gian khổ, vừa đứng trước nanh vuốt của tử thần, nên đã có một số phu liều trốn khỏi công tường. Khi về đến Vàm Nao, thủa đó lòng sông còn hẹp, phần vị sợ quan quân truy nã, phần không có xuồng ghe, họ phải đốn chuối ôm lội qua sông, bất chấp lời đồn đại về nạn cá mập ăn thịt người ở khúc sông này.

Phần lớn những người lội qua sông làm mồi cho cá mập, may mắn lắm được vài người sống sót là cùng. Ấy thế mà dân phu vẫn sợ lao dịch khổ cực hơn sợ cá mập, nên thỉnh thoảng cũng có tốp năm, tốp bảy liều mạng trốn về. Để rồi khi lội qua con sông này không còn mấy người được gặp lại vợ con nữa!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM