Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Cố Sự (Chuyện kể Nam Bộ)  (Đọc 81921 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:47:23 pm »

GIAI THOẠI VỀ ÔNG PHÒNG BIỂU
(Nguyễn Văn Biểu)

Ông Nguyễn Văn Biểu gốc người làng Tân phú, tổng Kiến Phong, huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường nay thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, là con thứ tám của một gia đình nông dân. Lúc nhỏ có theo học võ nghệ và chữ nho.

Tương truyền ông có vóc người to lớn khỏe mạnh, da đen, môi chì, tướng mạo bặm trợn, trông rất dữ dằn, cổ to và ăn rất khỏe, một lúc ăn bằng bốn năm người bình thường. Gặp khi gia đình sa sút, ông phải kiếm sống bằng cách làm mướn cho bà con trong làng như phá cỏ, móc củi tràm lụt, hoặc chèo ghe, tát đìa, đánh cá…

Sau đó ông cùng người anh thứ bảy là Nguyễn Văn Phương theo người cậu về làng Mỹ Thọ (thuộc huyện Cao Lãnh) để kiếm việc làm.

Lúc đầu, ở làng Mỹ Thọ ít người biết rõ sức khỏe và sức ăn của ông. Một hôm, có người thuê ông và hai người nữa vào Đồng Tháp Mười phát cỏ năm ngày. Người chủ mang theo gạo và thức ăn dành cho thời gian làm. Thấy vậy ông bảo, phần nào của ông cứ nấu cho ông ăn tại chỗ khỏi mang theo. Thấy lạ, người chủ nhà cũng chiều theo. Nấu nướng xong, ông điềm nhiên ngồi ăn một mạch hết phần ăn năm ngày của mình, rồi xuống xuồng bơi đi. Lẽ ra phải phát cỏ năm ngày mới xong, đàng này có ông nên chỉ có ba ngày là xong hết. Có một lần ông đi tát đìa mướn, cá chở về bằng xe trâu, nhưng vì trời sắp tối và mọi người cũng mệt mỏi nên tất cả đều ngồi xe, chớ không đi bộ. Xe nặng bị sụp hố, gãy cốt. Nếu chờ sửa xe xong, cá sẽ sình hết, nên mọi người chia thành gánh cá, riêng mình ông gánh tới năm giạ. Một lần khác, trên đường đi làm đồng về gặp hai con trâu chém lộn. Con yếu thua chạy, con khỏe đuỏi theo chém con kia thương tích máu me đầy mình. Mấy đứa trẻ sợ con trâu yếu sẽ chết, nhưng không biết làm sao, chỉ có nước kêu la om sòm. Thấy vậy, ông liền phóng qua một con rạch nhỏ rộng chừng năm thước, đuổi theo con trâu khỏe, nắm đuôi kéo lại, con vật đứng chết trận, không nhúc nhích được, chờ con trâu kia chạy xa, ông mới buông.

Người cậu của ông làm nghề đóng cối xay bán dạo. Trong một chuyến đi bán ở Mỹ Thọ (Định Tường), do đường xa và hay bị nạn cướp, nên mướn ông theo vừa để chèo ghe vừa bảo vệ tiền bạc. Lúc tới nơi, trời đã xế chiều, hai người cho ghe ghé vào một cái ụ có lau sậy chung quanh che kín gió để nấu cơm. Ông nghe đâu đây hình như có tiếng binh khí va chạm vào nhau và có tiếng la hét. Hỏi người cậu ông mới biết gần đây có một trường võ bị tập luyện cho số lính mới tuyển của tình. Nghe vậy, ông liền xin phép cậu đến xem cho biết. Người cậu biết ông khỏe lại giỏi võ nghệ, sợ ông ỷ sức gây rắc rối lôi thôi, nên dặn chỉ đến xem mọt chút rồi về nấu cơm.

Ông vâng lời đi một lúc rồi trở về người cậu hỏi:

- Mày đến đó thấy người ta dạy nghề võ ra làm sao?

- Thưa cậu, trường dạy đủ cả thập bán ban võ nghệ. Không biết các ông quản cơ, lãnh binh thì sao, chứ mấy tay đội xuất, cai cơ vung đao, múa gươm chỉ để đuổi gà đánh chó chớ làm gì được ai!

- Ấy chết, sao mày lại nói vậy, ở đây gần trường lắm, rủi có người nghe được thi sao?

Không ngờ lúc ấy có một viên đội xuất sau giờ dạy lính luyện tập, ra bờ sông chui vào đám lau tiểu tiện, nghe được mấy lời trên, về báo lại các võ quan chỉ huy trường. Lập tức ông bị viên đội xuất và ba người lính xuống tận ghe điệu về trường, làm người cậu sợ điếng hồn.

Tại trường, các quan võ thấy ông có tướng vóc cao lớn đường bệ, nên không dám quát nạt, hỏi tại sao ông nói như vậy, ông bình tĩnh trả lời:

- Thưa, tôi thấy sao, tôi nói với cậu tôi như vậy, chớ có thêm bớt chi đâu!

- Thế người có tài nghệ gì mà dám khen chê như vậy?

- Thưa, lúc nhỏ tôi có học võ vẽ vài ba đường côn, đường quyền thôi.

- Thôi được, ta sẽ thử tài ngươi!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:48:21 pm »

Viên đội xuất giỏi môn đánh quyền nhứt trường được gọi ra. Ông rất bình tĩnh, mặc cho viên đội tấn công tới tấp, ông vừa tránh đòn vừa lùi dần, khi đến một con mương rộng, nhanh như chớp, ông chộp lấy thắt lưng của viên đội, ném anh ta xuống nước. Khi viên đội này vừa chạm nước, ông đã phòng mình qua mương và chộp lấy viên đội như lúc nãy, ném qua bờ bên kia cùng với ông. Viên đội ngơ ngác, cứ tưởng mình sẽ bị nhận chìm dưới nước, không ngờ mình mẩy khô rang.

Tiếng vỗ tay vang lên như sấm.

Tiếp theo đó, một viên võ quan khác bước ra, tay cầm trường côn, ông cũng được cấp một cây. Viên võ quan này đã xem ông đánh quyền, biết được sức và tài của ông, nên để thủ thắng ngay từ phút đầu, ông ta múa côn ào ào tạo thành một bức tường che kín người và tấn công ông như vũ bão. Ông cũng tránh và không chống trả, đợi đến lúc đối thủ thấm mệt và có sơ hở, ông đập mạnh một côn vào côn cua đối phương, làm cây côn gãy đôi bắn xa mấy trượng, hai bàn tay của viên võ quan bị tét máu tuôn dầm dề.

Mọi người vỗ tay, không tiếc lời khen ngợi.

Các quan không bắt tội, mà còn mời ông ở lại trường để huấn luyện binh sĩ, nhưng ông từ chối.

Thấy ông khỏe mạnh, làm lụng siêng năng, tính tình nhân hậu, nên một gia đình khá giả có nhiều ruộng đất ở Rạch Miễu, cũng thuộc làng Mỹ Thọ, kêu gả con gái cho. Từ đó ông thôi đi làm mướn vì phải trông coi ruộng đất cho nhà vợ.

Tới mùa cày, nhà vợ thường cày một lần năm bảy chục công, nên việc rải mạ phải cần tới bốn năm người mới kịp. Mùa cấy năm nọ, có một người bạn cờ tướng tâm đắc đến thăm ông, mà ông có một tật mê cờ, vậy làm sao có thể vừa làm việc, vừa hầu cờ với bạn? Ông lền kéo một chiếc ghe có sức chứa một trăm giạ lúa vào ruộng, rồi đi đánh cờ, trong khi đó nhạc gia cùng mấy anh em vợ chất mạ cho đầy ghe. Xong, ông liền nghỉ đánh cờ một chút để kéo chiếc ghe đầy mạ đi qua lại trong ruộng, còn những người kia đứng trên ghe rải mạ cho công cấy. Chỉ một loáng là hết một ghe mạ! Ông lại tiếp tục đánh cờ… cứ như thế cho tới lúc cấy xong.

Từ lúc được tin Thiên Hộ Dương kéo quân về lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ chống Pháp, ông liền từ giã vợ con lên đường gia nhập hàng ngũ nghĩa quân. Nhờ khỏe mạnh, giỏi võ, và một lòng với nghĩa quân nên ngay từ buổi đầu, ông được Thiên Hộ Dương chọn làm chỉ huy đội phòng vệ, vì thế mọi người lúc gấy giờ thường gọi ông là Phòng Biểu hay Phòng Tám (vì ông là người con thứ tám trong gia đình). Từ đó, tiếng tăm ông vang dội khắp vùng Cao Lãnh.

Trong suốt thời gian theo nghĩa quân, ông luôn luôn có mặt bên cạnh chủ tướng, ông được Thiên Hộ Dương trọng dụng. Trải qua bao trận đụng độ đẫm mau với giặc lúc nào ông cũng tỏ ra là một vị tướng có tài, dốc lòng hy sinh cho đại cuộc.

Trải qua chiến đấu, tài nghệ của ông ngày một giỏi, nhất là tài sử dụng cây thước sắt. có một lần trên đường đi công cán, nhân dân địa phương thỉnh ông vô ăn đám giỗ, tiệc xong, mọi người yêu cầu ông biểu diễn tài nghệ sử dụng cây thước sắt. Ông bảo đem ra ba chục cây mía lau đường thật to, chắc và thẳng. Ông dùng dây bó gộp lại thật chặt, cột làm ba đoạn như một khúc cây nguyên, dù quăng rớt xuống đất ba nhiêu lần cũng không sút ra được. Xong ông tìm chỗ dựng bó mía cho vững, đoạn lấy cây thước sắt ra. Đây là vũ khí ông thường dụng để đánh giặc, nó dài độ một thước rưới, bề ngang độ bốn phân, bề dày chừng một phân. Ông cầm cây thước trên tay, lấy bộ đàng hoàng ruồi huơ cây thước đánh một cái, cạnh bén của cây thước chặt đứt tiện ngang bó mía, chẳng khác gì dùng con dao bén chặt xuống sợi dây roi vậy. Chẳng hề sót một cây nào không đứt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:49:26 pm »

Một lần khác cũng trên đường đi công cán, ông tạt vào nhà ông Ba Kẹo (tức ông xã Ba ở làng Mỹ Trà) xin một bụng cơm. Thấy ông Ba Kẹo đang xách nước đổ vào bốn cái lu nái đầm (thứ lu lướn) ông nói:

- Ông làm ơn vô nhà lo cơm nước cho năm người ăn, còn nước để tôi gánh cho.

Ông Ba Kẹo quay vào bảo người nhà làm cơm, một lát sau trở xuống xong định xách nước tiếp với ông cho kịp nước ròng. Ba Kẹo vô cùng ngạc nhiên thấy ông Phòng Biểu bưng nguyên cái lu xuống sông nhận đầy nước rồi bưng lên để y chỗ cũ.

Đến lúc ăn cơm chỉ thấy có một mình ông, nhưng ông ăn hết nồi cơm lớn dành cho năm người ăn. Đoán được sự ngạc nhiên của ông Ba Kẹo, ông nói:

- Bình thời tôi cũng ăn như mọi người, nhưng gặp lúc có công việc khẩn cấp đi ba bốn ngày, tôi thường ăn trừ hao trước để khỏi mang theo đồ ăn, phải nấu nước mất công. Cơm thì có nói gì, chè là thức ăn dễ ngán bằng trời, mà tôi còn ăn được tới… 30 chén!

Ông Ba Kẹo nói:

- Từ trước tới nay tôi thường nghe danh ông, hôm nay mới thấy tận mắt, quả là thiên hạ đồn không sai, sức khỏe và sức ăn của ông không kém gì Tiết Nhân Quý đời Đường bên Tần.

Với sức mạnh và lòng dũng cảm vô biên lại thêm ý chí can trường quyết tâm kháng chiến cứu nước ông Phòng vệ Nguyễn Văn Biểu là một võ tướng lừng danh. Trong các trận đương đầu với địch, ông luôn luôn xông lên phía trước. Ngọn thước sắt của ông vung đến đâu bọn giặc Pháp tan tác đến đó, khiến chúng phải khiếp sợ.

Năm Bính Dần (1866) sau khi Pháp tấn công vào đại đồn Tháp Mười, Thiên Hộ Dương giao lại binh quyền cho ĐốcBinh Kiều, còn ông đi các nơi vận động phát triển lực lượng. Thời gian này, ông Phòng Biểu là cánh tay đắc lực của Đốc Binh Kiều trong việc xây dựng lại căn cứ và phát triển lực lượng nghĩa quân ở Đồng Tháp Mười. Qua năm sau thực dân Pháp tấn công vào Đồng Tháp Mười một lần nữa Đốc Binh Kiều và mất sau đó.

Chôn cất Đốc Binh Kiều xong, ông rút quân qua Sình Lớn về cố thủ ở ngã ba Thông Bình. Mặc dù với quân số ít, vũ khí thô sơ, hơn nữa lúc bấy giờ thực dân Pháp đã đàn áp được những cuộc khởi nghĩa khác, những nghĩa quân dưới quyền ông đã chiến đấu cầm cự kéo dài suốt bốn năm. Trong thời gian này, đích thân ông trừng trị tên tay sai Phạm Công Khanh để trả thù cho Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều và nhân dân vùng Đồng Tháp Mười.

Sau vụ này, giặc Pháp và bọn Việt gian truy lùng tìm bắt ỏng ráo riết, nhưng không kết quả, chúng quay sang bắt con cháu ông. Túng thế ông phải cải họ người con trai duy nhất của ông từ họ Nguyễn sang họ Võ và giao cho bà Nguyễn Thị Chung (người cháu gái của ông lúc bấy giờ đã theo chồng về ở rạch Cái Da, xã Nhị Mỹ) trông nom giúp.

Bọn Pháp truy lùng ngày một gắt gao, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Thấy không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, ông ra lệnh cho nghĩa quân giải tán về quê quán làm ăn. Riêng ông phiêu bạt nay đây mai đó, thỉnh thoảng có về quê nhà trong lòng lúc nào cũng mang mối hờn vong quốc.

Bọn Pháp ra sức bình định, thiết lập bộ máy kềm kẹp. Một hôm, chúng đi “kinh lý” trong Đồng Tháp bằng ghe, nước cạn không thể chèo chống được, nên chúng huy động dân địa phương kéo ghe cho chúng đi. Trong số dân bị bắt đi kéo ghe có ông Phòng Biểu. Nhờ ông có sức mạnh phi thường nên kéo ghe đi rất mau, bọn chúng thích chí, bắc ghế trước mũi ghe ngồi vắt chân chữ ngũ mặt vênh váo ngắm cảnh nhìn trời. Bất ngờ ông kéo mạnh một cái, ghe chao đảo hất bọn chúng xuống sông, còn ông nhanh chân phóng mất.

Từ đó về sau ông sống ẩn dật. Ông mất năm 1914, lúc được 84 tuổi. Phần mộ của ông hiện ở xóm Giòng, rạch Cao Miên thuộc xã Nhị Bình, huyện Cao Lãnh.

Tục truyền sau khi ông mất ít lâu, triều đình Huế sắc phong ông làm thần thành hoàng đình Mỹ Long, một trong hai đình lớn nhất ở Cao Lãnh. Lâu ngày dân chúng chỉ biết đình Mỹ Long có sắc thần, chớ không rõ là thờ vị nào. Sắc thần thường được cất kỹ tại nhà ông hương cả vì sợ bị mất cắp. Năm nọ, sắc thần được cất giữ tại nhà ông cả Non, đáo lệ kỳ yên, các chức làng phái đến nhà hương cả thỉnh sắc về đình. Lúc đi ngang qua đình, trời chạng vạng tối, các chức việc ặp xuồng vào bờ để lên đình thắp nhang thấy tại nhà mát ở mé sông có một người cao lớn, bụng to, cổ ba tay giáp đang ngồi, hỏi là ai thì người ấy đáp:

Ta là Ba Bụng, tức Phòng Biểu, được vua sắc phong làm thần đình làng Mỹ Long từ lâu mà các người không biết sao?

Nói xong đứng dậy đi thẳng vào trong đình. Nghe vậy, các chức việc mở sắc ra xem mới biết đình làng Mỹ Long thờ ông Phòng Biểu.

Do chú Hai Tánh, 60 tuổi, ở rạch Cái Da (Nhị Bình), bác Hai Kiên, 75 tuổi, ở rạch Bà Bướm, (Hòa An) và bácTư Tề, 70 thuổi, thầy thuốc bắc tại chợ Cao Lãnh kể.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 10:37:10 am »

MƯỜI TÁM DŨNG SĨ CỦA TRƯƠNG ĐỊNH

Khi thấy Trương Định đã hy sinh, tên phản bội Huỳnh Văn Tấn hò hét đám lính tràn vào cướp thi hài ông. Nhưng mười tám nghĩa quân còn sống sót vây chặt quanh thi hài của người anh hùng quyết không cho giặc cướp.

Một nghĩa quân cầm gươm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, hét lớn:

- Chúng tao còn đây, bọn phản tặc chúng bây không được đụng tới thi hài của quan lớn.

Viện binh Pháp lúc đó cũng vừa tới, làm bộ ra lệnh cho bọn Tấn xung xát, truyền cho tên thông ngôn khuyên dụ nghĩa quân, đại ý hứa chở xác Tương Định về Gò Công mai táng đàng hoàng và để cho mười tám nghĩa quân ấy tự do chọn đường mà đi.

Nghĩa quân trả lời:

- Nay chủ soái của chúng tôi đã tuẫn tiết, chúng tôi có phận sự phải giữ thi thể của người, dù phải chết dưới làn tên mũi đạn của giặc Pháp cũng được. Nhưng nếu quả người Pháp có tốt, muốn đưa thi hài của chủ soái chúng tôi về Gò Công mai táng thì phải để cho chúng tôi đi theo trông nom thi thể người.

Bọn Pháp nhận và ra lệnh cho lính của chúng khiêng xác Trương Định xuống tàu, nhưng mười tám nghĩa quân không cho, tự tay họ khiêng xác chủ soái mình.

Cuộc mai táng xong, bọn Pháp muốn thả mười tám nghĩa quân theo như họ đã hứa. Nhưng Huỳnh Văn Tấn đứng ra ngăn cả và lãnh dụ hàng.

Dụ mãi không được, Tấn phải hăm dọa bằng vũ lực, sai lính dẫn mười tám nghĩa quân ra cạnh một cái ao làng, đứng xếp thành hàng một trước những họng súng đã lên cò, hẳn hỏi từng người:

- Thế nào? Bây giờ anh hàng hay anh nhận lấy phát súng này?

Nghĩa quân trả lời:

- Tao tiếc là không ăn được gan, uống máu mày!

Tấn tức giận ra lệnh bắn.

Rồi Tấn hỏi đến người thứ hai, cũng trả lời như thế, và hắn ra lệnh bắn. Đến người thứ ba, cúng thế; thứ tư cũng thế, và lần lượt đến hết mười tám người.

Mỗi người đều mắng Tấn một câu trước khi bị bè lũ tay sai Huỳnh Văn Tấn bắn chết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 10:38:37 am »

CÔ GÁI BẾN NGHÉ

Khi giặc Pháp mới chiếm được Nam Kỳ, có một cô gái xinh đẹp, con của một gia đình nông dân, người lối xóm thường gọi là nàng Hai hoặc cô Hai. Có nhiều chàng trai đeo đuổi cô. Nhưng cô đem lòng thương mến một anh học trò nghèo tên Tri.

Trong số đông đảo quân lính từ Biên Hòa kéo về để ngăn giặc, có viên lãnh binh lớn tuổi tên Sắc. Cha mẹ cô tham tiền và địa vị nên gả cô cho viên lãnh binh này.

Viên lãnh binh giữ nhiệm vụ án ngữ vòng ngoài của đồn Cá Trê, mỗi lần bị thương và rút quân về, cô Hai làm bổn phận vợ hiền, tận tâm săn sóc chồng. Ông ta bị khiển trách vì không làm tròn nhiệm vụ, nổi giận ông đổ cho kẻ dưới, ra lịnh căng nọc đánh lính.

Lúc bấy giờ cô Hai lo giúp việc thu góp lương thực cho đại đồn Phú Thọ, nên thỉnh thoảng có gặp Tri, người yêu cũ cũng đang tham gia hàng ngũ nghĩa quân chống giặc, có dư luận xầm xì. Biết được tin này, viên lãnh binh rất căm tức, nhưng Tri không phải là binh sĩ dưới quyền mình nên y không làm gì được. Dù vậy, y cũng ngấm ngầm cho người theo dõi Tri và đến một ngày kia y tìm cách hạ Tri.

Tên tay sai của y đến gặp Tri, nói là cô Hai cầm gặp Tri để bàn việc thu góp lương thực. Tri tưởng thật, vôi vã đến ngay. Y hô lính bắt Tri, lộ hết áo quần rồi trói lại. Trong lúc cô Hai đang tắm cũng bị y giấu hết áo quần. Y ra lệnh cho lính hầu đi mời ông hương giáo trong làng đến để chứng kiến “một vụ án hai kẻ lăng loàn” đang bị bắt tại trận. Y ra lệnh cho hương chức trong làng dùng hình phạt nặng nhứt để xử hai kẻ phạm tội là “thả bè chuối trôi sông” để làm gương. Bọn tay sai nhanh tay làm công việc do y sắp đặt sẵn. Cô Hai và Tri chửi mắng tuyệt vọng, dân làng toan can ngăn thì bị chúng đuổi đi.

Quân giặc đóng ở chùa Khải Trường, một buổi sáng tên chỉ huy người Pháp cưỡi ngựa đi săn, nó thường đi một mình thẳng ra bờ sông. Đột nhiên ngựa dừng lại nó trố mắt nhìn một cảnh hết sức lạ lùng: trên một chiếc bè chuối, một người đàn ông, một người đàn bà trần truồng nằm sát nhau và bị trói chặt. Bên cạnh hai con cá sấu hung hăng bám sát chiếc bè, đập đuôi làm dữ. Nó hô to một iếng, cá sấu lặn mất tăm. Người đàn bà rên la cố huơ huơ cánh tay, còn người đàn ông bị cá sấu cắn mất một chân, đã chết. Nó bước xuống bè, mở trói và ẵm người đàn bà lên. Nàng nấc lên một tiếng rú, nhìn lại xác Tri còn lại trên bè. Tên quan Pháp chỉ chú ý người con gái còn sống, thân nàng còn nóng ấm, hình vóc đều đặn nở nang, một mái tóc dài đen. Từ khi qua xứ này, chưa bao giờ nó gặp một người con gái đẹp như vậy.

Nó cứu sống cô gái. Hôm sau, tên bá hộ ở Bình Điều, là tay sai của nó, đến can ngăn:

- Không nên chứa chấp cái cô gái này.

Nó hỏi:

- Tại sao vậy?

- Theo tục lệ xứ này, thả bè chuối trôi sông, để trừng tị kẻ lén lút tư tình, chắc quan lớn không hiểu nổi, khó đề phòng được sự trả thù.

Nó mỉm cười và đuổi tên bá hộ ra ngoài.

Người con gái được cứu sống đó là cô Hai. Cô bị đặt trong hoàn cảnh khó xử.

Sức khỏe ngày một bình phục, nhan sắc thêm phần xinh đẹp đã làm tên Pháp say mê. Cô Hai biết dã tâm của tên giặc là thỏa mãn về xác thịt. Nó đem tiền của ra gạ gẫm cô. Có giả vờ như yêu nó để xin phép được về nhà đưa cha mẹ tản cư đến gần đồn, tên quan chấp nhận.

Cô gái trở về, tên lãnh binh ngạc nhiên và bực tức, trong khi mọi người trong xóm mừng rỡ. Khi cô hỏi về lệ làng, các bậc kỳ lão cho biết người có tội chỉ bị phát một lần thôi, không ai có quyền xử lại lần thứ hai. Hơn nữa tên lãnh binh đã bị giáng chức.

Nghĩ rằng trong những ngày sắp tới sẽ được sống yên ổn để giúp nghĩa quân, cô Hai về ở nhà cha mẹ.

Nhưng tên lãnh binh độc ác đâu có để yên. Bây giờ hắn không dám đánh đập hoặc giết cô vì cô không còn là vợ hắn nữa. Hắn nghĩ ra một kế thâm độc: bắt cô về tội làm nghề mãi dâm với giặc để giam cô chung với bọn gái điếm. Hắn ra lệnh cho bọn côn đồ hành hạ, làm nhục cô, bọn lính đến xem cười ầm ĩ.

Quản Định được Nguyễn Tri Phương giao quyền trông coi mọi việc trong vùng giặc chiếm đóng, một hôm đi tuần ngang qua, ghé lại định trị tội hắn, nhưng hắn chối đây đẩy. Cô Hai thuật lại tự sự đầu đuôi với Quản Định và hứa làm mọi việc để góp phần đánh giặc dù chết cũng vui lòng. Quản Định khuyên cô kiên nhẫn chờ đợi một thời gian.

Từ đó, thỉnh thoảng Quản Định có gọi cô đến chỗ đóng quân để bàn bạc công việc. Đến lúc làm nhiệm vụ, cô xin một bộ quần áo lụa tốt, để chứng tỏ là cô gái nhà có tiền, cô chải tóc trang điểm đoan trang.

Tên giặc Pháp chờ lâu không thấy cô Hai trở lại, hơn nữa từ lúc cô xin phép về nhà nghĩa quân không động đậy gì, tình hình có phần yên tĩnh, có nhàn rỗi buồn bã. Bỗng quân canh báo:

- Có bà lão nói, cô gái và gia đình cô ta đến gặp quan lớn.

Nó lật đật hỏi:

- Bây giờ họ ở đây? Cho họ tới ngay.

- Bà lão nói bây giờ quân canh ở đằng kia chặn lại vì bà ta gánh theo đồ đạc, quân áo, mùng chiếu, phải lục soát.

Lập tức nó lên ngựa đi một mình như thường lệ. Đàng xa thấp thoáns bà lão và cô gái đang gồng gánh. Nó cho ngựa phi nhanh hơn và không ngạc nhiên khi thấy cô Hai, còn cách nó khoảng ba sào đất, cô giơ tay như chào nó, nó cho ngựa chậm lại. Lập tức hai bên đường nghĩa quân ào ra đâm ngựa ngã quỵ rồi bắt và giết tên quan thực dân này. Lính hộ vệ của nó hay tin chạy tới, nghĩa quân đã rút đi khỏi.

Từ đó về sau, người ta không biết cô ta ra sao, chỉ nghe trong dân gian truyền nhau về cô gái Bến Tre bị thả bè chuối trôi sông, bị giặc bắt rồi góp công giết giặc cứu nước.

(Theo Sơn Nam)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 10:39:28 am »

NGƯỜI CON GÁI VĨNH THANH

Khi thực dân Pháp tấn công vào căn cứ Bảy Thưa (An Giang) của lực lượng nghĩa quân Trần Văn Thành (Đạo Thành) năm 1872, chúng chiếm được đồn Giồng Nghệ.

Chúng chỉ chiếm được đồn Giồng Nghệ chứ không tiến sâu vào Bảy Thưa được vì đâu đâu cũng bị phục kích của nghĩa quân. Dân chúng ở hai làng Bình Mỹ và Vĩnh Hanh có phần lo sợ giặc Pháp lần ra manh mối gia đình nghĩa quân để bắt bớ, khủng bố, gây khó khăn, vì hầu hết nghĩa quân đóng ở đồn Giồng Nghệ dều có cha mẹ, vợ con ở hai làng Bình Mỹ và Vĩnh Hanh.

Biết được chuyện ấy, Trần Văn Thành ra lệnh cho hiệp quản Nguyễn Văn Tú chỉ huy một đạo quân kéo xuống Mặc Cần Dưng để do thám vài tìm cách lấy lại ba bộ binh (bản danh sách nghĩa quân) đã mất. Tới nơi, sau khi dò xét hành tung của giặc, ông Tú được cô Sáu Khỏe, một thôn nữ làng Vĩnh Hanh tình nguyện đem hết sức mình để lấy lại ba bộ binh đó.

Cô Sáu Khỏe tên thật là Nguyễn Thị Khỏe. Tương truyền cô có thân hình cân đối, có thể nói đẹp, khỏe mạnh lại tinh thông Hán học và giỏi võ nghệ. Cô lại còn có biệt tài khảy đờn tranh. Từ hôm bọn giặc chiếm được đồn Giồng Nghệ, chúng đem một đoàn tàu nhỏ đậu ở rạch Vĩnh Hanh để tiện việc liên lạc và tiếp tế với tàu lớn ở bên ngoài. Tên trung úy Pháp (có vợ người Việt) chỉ huy một đạo quân ở lại giữ tàu, nghe tiếng cô Sáu Khỏe giỏi đờn, bèn bọi cô đến đánh đờn cho chúng nghe. Từ ấy, chúng thường cho gọi cô Sáu đến chơi luôn. Nhân đó cô mới co cơ hội thi hành nhiệm vụ của mình.

Hôm ấy, cô Sáu mặc áo bà ba mới, đầu đội nón cụ quai tơ, chân mang đôi giỏn, thong thả bước xuống tàu giặc.

Cũng như những lần khác, cô được tiếp đón niềm nở. Cô lân la đờn hát đến chiều, thừa lúc hai vợ chồng tên trung úy không để ý, cô lấy ra ba quyển kinh mà cô đã giấu sẵn trong bạt áo từ buổi sáng, đổi lấy ba bộ binh cất vào, rồi điềm tĩnh từ giã ra về.

Thế là cô Nguyễn Thị Khỏe đã hoàn thành nhiệm vụ một cách êm thấm và gia đình các nghĩa quân ở hai làng Bình Mỹ và Vĩnh Hanh không còn lo sợ sự truy tìm của bọn giặc Pháp nữa, tiếp tục dốc sức ủng hộ nghĩa quân chống giặc cứu nước.

(Theo lời kể của cháu nội bà Nguyễn Thị Khỏe)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 10:42:03 am »

NGƯỜI LÍNH MỎ CỦA THỦ KHOA HUÂN

Khoảng năm sáu tháng sau ngày Thủ khoa Huân bị giặc Pháp xử tử, ở xóm Chợ Giữa, xứ Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho nay là Tiền Giang, có một người đàn ông tuổi chừng bốn mươi đến xin ngụ cư. Anh ta tự xưng là người vùng Biên Hòa, tên là Nguyễn Hữu Hải, tục gọi là Sáu Hải, vì chiến tranh tàn phá hết gia cư sản nghiệp phải đi tha phương cầu thực.

Sáu Hải là người siêng năng, giỏi việc cày cấy. Chẳng mấy năm sau, anh ta đã dành dụm được một số tiền để mua một công đất và cất một gian nhà lá. Rồi sau đó, nah cưới vợ sinh con và trở thành dân ở đây.

Sáu Hải có bộ mặt rất dữ, mắt lớn, lông mày rậm, râu quai nón, thân hình to lớn lực lưỡng và ở lưng và tay lại đầy những sẹo. Nhưng ngược lại với tướng tá của mình, Sáu Hải nói năng khiêm tốn, chăm chỉ làm ăn nên dần dần trong xóm ngoài làng ai cũng mến. Điều đặc biệt là Sáu Hải không biết một chữ nhứt một, nhưng trong những dịp uống rượu vui chơi với chòm xóm, Sáu Hải thường ngâm các bài thơ của các nhà thơ yêu nước đương thời. Những lúc như vậy, anh đăm chiêu, lầm lì ra mặt.

Nhà Sáu Hải, ngay chính giữa, có một bàn thờ. Bên trong bàn thờ, treo một tấm biển dán giấy dỏ, đề hai chữ “QUAN LỚN” rất to. Không tối nào, Sáu Hải thay nước, đốt nhang vái lạy kính cẩn. Người ta bảo anh mê tín, nhưng họ lại thấy ít khi nào vợ chồng anh đi lễ miếu lễ chùa. Có người hỏi anh: “Quan lớn là ai?”. Anh chỉ trả lời: “Quan lớn là quan lớn! Quan lớn linh lắm. Đứa nào tầm bậy, quan lớn vật chết, chớ quan lớn nào nữa!”. Vì thế, người ta bảo Sáu Hải thờ đức Quan Đế, tức Quan Vân Trường hiển thánh trong Tam quốc chí diễn nghĩa mà thôi.

Ngoài những việc kể trên, Sáu Hải còn có một đặc điểm nổi bật hơn hết khiến dư luận trong vùng có người bảo anh là một kẻ lập dị kỳ quặc. Quanh năm lúc nào cũng đeo cái mõ bên vai. Đi cày cũng đeo, đi dạo xóm cũng đeo, ở trần cũng đeo, mặc áo cũng đeo, chính vì vậy mà ngoài tên Sáu Hải, người ta còn gọi anh là Sáu Mõ, rồi ông già Mõ.

Cái mõ của Sáu Hải không to lắm, cũng chẳng xinh đẹp gì. Đó là cái mõ bằng gỗ để lâu ngày lên nước đen bóng. Nhưng đối với anh, cái mõ ấy là một báu vật bất ly thân. Có người tò mỏ hỏi lý do, Sáu Hải chỉ trả lời là nó của quan lớn ban cho. Vì thế, người ta cho rằng cái Mõ chính là bùa hộ mạng của anh, do “quan lớn” tức Quan Công ban cho.

Sáu Hải sống đến gần tám mươi tuổi mới mất, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Sáu Hải gọi vợ con đến bên giường, bảo đem cái mỏ đặt vào khay để lên bàn thờ “Quan lớn”, rồi dặn ràng:

- Ta vừa chợp mắt thấy quan lớn Thủ Khoa Huân cho lính đem trát hỏa tốc về gọi, nên ta phải thu xếp đi ngay. Đó là cái mõ của quan lớn giao cho ta khi trước, để mỗi khi hữu sự thì sai ta đánh lên báo hiệu lính. Sau khi ta nhắm mắt, cứ mỗi lần cúng giỗ, chỉ cần đánh một hồi mõ, cũng đủ làm cho hồn ta ở dưới suối vàng mãn nguyện lắm.

Ngừng một lát, Sáu Hải nghiêm nghị dặn các con:

- Ta cấm chỉ chúng bay không đứa nào được làm việc cho tây. Nếu không nghe lời, ta sẽ thưa với quan lớn, xin phép về vặn họng cho chết.

Nói xong, Sáu Hải từ từ tắt thở.

Do những lời trăng trối đó, và cũng đến lúc ấy, người ta mới hiểu Sáu Hải chính là một nghĩa dõng của Thủ Khoa Huân ngày trước. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại phải thay tên đổi họ, lánh đi làm ăn sinh sống.

Rồi cũng từ khi Sáu Hải nhắm mắt lìa đời, người ta mới khám phá được thân thế của anh. Anh không phải là người Biên Hòa và cũng không phải có tên thật là Nguyễn hữu Hải.

Người ta không rõ tên anh là gì, quê quán ở đâu, mà được biết anh là Sáu Tửng, một tên cướp khét tiếng ở vùng An Hóa xưa. Sáu Tửng là một chàng trai nghèo phải đi ở đợ cho một nhà giàu nọ. Anh bị gia đình này đày đọa, sai khiến khổ nhục đủ điều. Đến khi có vợ, vợ có nhan sắc mà còn trẻ lại bị chủ nhà dùng cường lực đoạt mất. Chưa hết, tên chủ nhà gian ác lại sai thủ hạ trói bắt, rồi dẫn anh đi chôn sống cho biệt tích. Nhưng trời còn ngó nghĩ, người tá điền được chủ sai dẫn anh đi chôn thương tình mở trói cho anh trốn thoát rồi hắn chỉ lấp đất làm một cái mộ giả để làm bằng cớ với chủ nhà mà thôi.

Thoát chết, anh trốn qua An Hóa với mối thù không đội trời chung với tên chủ cũ. Trước hết anh kết bè lập đám tập hợp đàn em lại, thành một băng cướp rất đông chuyên đi cướp bọn nhà giàu. Vô phúc cho tên nhà giàu nào mà Sáu Tửng lọt vào được là của mất, nhà tan và cả nhà còn bị tru lục. Kẻ bị đánh đầu tiên để khai lễ tế cờ là tên nhà giàu đã đoạt vợ anh, ra lệnh chôn sống anh trước đó.

Thanh thế của đám cướp Sáu Tửng ngày một lan rộng. Khắp tỉnh Định Tường không ai nghe đến tên Sáu Tửng mà không nơm nớp lo sợ. Lúc đó là lúc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị giặc Pháp xâm chiếm và phong trào kháng Pháp của Thủ khoa Huận đang phát triển.

Thấy đám cướp của Sáu Tửng càng ngày càng lộng hành quá đáng, Thủ Khoa Huân, sau khi dò được sào huyệt, đã cho người đến tận nơi để báo tin cho Sáu Tửng là ông muốn gặp. Sáu Tửng nhận lời ngay và tổ chức một cuộc tiếp đón long trọng.

Trong khi trò chuyện, Thủ Khoa Huân nói:

- Giữa lúc giang sơn bị bọn quỷ trắng (chỉ giặc Pháp) thôn tính, dân ta bị nậ binh đao binh, các chú không xót xa lại còn kéo dài cuộc sống không mấy đẹp đẽ, làm cho dân ta phải thêm khốn đốn nữa sao?

Sáu Tửng đáp:

- Thưa Thủ khoa, chúng tôi chỉ cướp bọn nhà giàu thôi. Bọn này ác lắm, không giết hết không được.

Sáu Tửng nói xong, không cầm được nước mắt. Anh sụt sùi kể lại đoạn đời tủi nhục và cay đắng của mình. Thủ Khoa Huân ôn tồn giải thích:

- Vận nước đang cần người tâm huyết ra cứu nước diệt thù. Đó mới là việc cần kíp. Còn đánh bọn vi phú bất nhân ấy thật đáng, nhưng các chú làm như vậy trong lúc này sao bằng làm việc nghĩa cứu nước diệt thù.

Sáu Tửng và đồng bọn nghe ra. Thế là sau cuộc gặp gỡ ấy, họ theo về nghĩa quân và tất cả đều trở thành những người trung kiên gan dạ. Sáu Tửng lúc ấy chính là Sáu Hải sau này(1).

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Sđd)


(1) Theo bài của Thái Bạch trong Nguyễn Hữu Huân tấm gương yêu nước kiên trung bất khuất. Kỷ yếu khoa học cổ Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản 1975.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 10:44:24 am »

THÀ CHẾT CHỚ KHÔNG PHẢN BỘI

Lúc thực dân Pháp tập trung quân về Rạch Gia(1) đàn áp nghĩa quân Trương Định có bắt được hai anh em nhà nọ. Chúng buộc hai người làm hướng đạo, dẫn chúng tới chỗ đóng quân của Bình Tây Đại Nguyên Soái.

Khi mặt trời lặn, chúng uể oải kéo về sau một ngày lùng sục không kết quả. Hai người bị bắt dẫn đường bình thản bước đi, đầu hơi cúi xuống giữa bố tên lính súng lăm lăm trên tay. Mình mẩy họ gần như trần truồng, mang đầy vết đòn roi tra tấn.

Tên trung úy dẫn hai người đến trước viên thiếu ta luống cuống báo cáo:

- Thưa thiếu tá, từ sáng đến giờ, hai tên này dẫn chúng tôi lội sình đến rún nhưng chúng tôi chẳng tìm thấy tên “phiến loạn” nào hết.

- Anh muốn gì nữa… đó không phải là lỗi ở anh. Anh bảo lính đi ăn cơm… đáng tiếc thật, chúng ta đã bủa lưới hụt. Nếu trúng ắt có cá to.

Viên thiếu tá kêu người thông dịch tới trao đổi một hồi rồi lại bàn ngồi, cho lính dẫn hai anh em tới.

Hai người giống nhau như đúc, chỉ có người anh trả lời những câu hỏi của tên thiếu tá.

- Chúng bây biết chỗ mà chúng bây đã khai phải không?

- Chúng tôi biết rõ.

- Tao đã nói như vậy: nếu bây dẫn lính đi trúng đường, tới trúng chỗ, tao sẽ thả tụi bây; nếu bây cố tình dẫn đi lạc, chúng bây sẽ bị đánh.

- Ông có hứa như vậy.

- Chúng bây cố tình dẫn lính đi lạc vào trong bưng phải không?

Hai anh em đều im lặng.

- Trước khi đi, tao đã nói rằng chúng bây sẽ bị bắn nếu chúng bây không dẫn lính tới đúng nơi mà bây đã khai. Trả lời đi.

Người anh do dự một chút rồi trả lời:

- Ông có cho hay như vậy.

- Vậy là bây chịu bắn?

- Chúng tôi sẵng lòng.

Tên thiếu tá đứng dậy rồi ra lệnh cho tên cai:

- Gọi bốn tên lính và đem tù binh bắn phía sau trại.

Tên cai ra dấu cho hai người đi, người anh đi trước, người em theo sau. Lát sau một loạt súng máy nổ rộ, báo hiệu lệnh xử tử được thi hành.

Tên thiếu tá quay qua những người có mặt trong phòng, mặt đỏ rần nói:

- Đấy là những người anh hùng… ở xứ Hy Lạp người ta có thể đúc tượng thờ những người ấy. Còn ở đây chúng ta phải xử tử họ.

Theo phù lanh Trương Bá Phát  
Nén hương hoài cổ Trương Đinh  
Tập san sử địa số 3, 1966, tr43-44


(1) Gò Công, Tiền Giang hiện nay.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 10:46:25 am »

SỰ TÍCH ÔNG THẦN KHÔNG ĐẦU

Ở làng Lý Nhơn (huyện Duyên Hải, thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay vẫn còn một ngôi đình thờ một vị thần gọi là “Thần không đầu”. Thần Không Đầu lúc còn sống tên là Dương Văn Hạnh (Sáu Hạnh).

Xã Lỹ Nhơn xưa là một khu rừng hoang vu chưa có tên. Tục tuyền có một người họ Lý tên Nhơn đến đây khai phá qui tụ dân cư. Đến lúc chết ông nhơn vẫn không có con nên dân làng lấy tên ông dặt tên làng để tưởng nhớ “người khai thiên lập địa”.

Năm 1863, khi Truơng Định rút quân từ đám lá tối trời về Lý Nhơn, ở đây đã có dân cư có chính quyền tự quản. Ông Trương Thế Đường làm xã trưởng, ông Dương Văn Hạnh là phó xã trưởng và ông Cả Hành là người đứng ra cáng đang việc chung của xã. Ông Dương Văn Hạnh trở thành tay chân thân tín của Trương Định, chuyên lo việc hậu cần trong thời gian nghĩa quân còn ở đây. Khi giặc Pháp tràn về, chúng bắt ba ông về tội có liên quan tới nghĩa quân. Về sau ông Cả Hành bị đày ra côn đảo, ông Trương Thế Đường bị mất tích, còn ông Dương Văn Hạnh giặc Pháp đưa về Sài Gòn một thời gian ngắn hứa phong quan tiến chức nếu ông đồng ý chỉ chỗ Trương Định. Ông quyết không chỉ. Ông bảo:

- Tà thà chết chớ không để giặc bắt ông Định. “Sinh vi quân, tử vi thần”.

Thuyết phục mãi không được, giặc Pháp đưa ông về Lý Nhơn xử tử để thị uy. Chúng dùng thân tre chẻ đôi kẹp vào cổ ông, rồi chém đứt đầu, quăng xác xuoóng sông. Dân làm tìm vớt xác ông đem về chôn tại khoảnh đất phía trong chỗ ông bị chém và sau đó xây một bằng đá. Ông Hạnh không có con nhưng đến nay vẫn có người trông coi mồ mả, hương đèn tử tế. Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Trương Định, giặc Pháp rút đi, dân tình xã Lý Nhơn không ổn định. Người già đi tìm thầy xem đất. Một thầy địa lý không hiểu vì mê tín hay vì cảm thương người vì nước quên thân đã bảo rằng: “Đất Lý Nhơn đã có chủ, nhưng hiện nay chưa ổn định vì người chủ mất đầu còn đi lang thang chưa có nơi yên nghỉ. Người làng cần xây đình để thờ ông Dương Văn Hạnh. Nhân dân xã Lý Nhơn góp tiền xây đền thờ, nhưng phải giấu tên ông Sáu Hạnh mà goi là “Ông thần không đầu”. Ngôi đình đặt ngay chỗ ông Sáu bị chém, ngày nay gọi là Bến Đình là do vậy. Lâu ngày đất lở, ngôi đình có nguy cơ lở theo nên phải dời đi nơi khác.

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng sđd)
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2011, 11:34:02 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 10:48:17 am »

CỬ THẠNH

Tên thật là Nguyễn Văn Thạnh, người miền Trung (không rõ tỉnh nào), đỗ cử nhân thời Tự Đức, ra làm Tri huyện, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Định.

Cử Thạnh tính tình cươmg trực và liêm chính. Lúc làm Tri huyện, gặp những vụ án oan khuất của dân thì tra án rành mạch, xét xử nghiêm minh dù việc ấy có đụng chạm đến cá quan chức trong vùng. Do vậy dân rất mến phục, nhưng quan tham ô thì lại không ưa.

Lúc Pháp chiếm ba tỉnh Nam Kỳ, Cử Thạnh cùng một số đồng lsiêu từ miền Trung vào Nam Kỳ mưu tính việc chống phá.

Sau những ngày trên chiếc ghe bầu lênh đênh trên biển cả dưới dạng khác thương hồ, cụ và các bạn đồng tâm cập bến Sài Gòn lên vùng Bến Nghé. Chưa được một tuần thì mã tà xét ghe. Chúng tìm thấy dưới lớp hàng rào có giấu một khẩu súng nên cụ và các bạn đều bị bắt.

Tin về một vụ bắt bớ như thế lúc gấy giờ được lan truyền rất mau lẹ. Từ lâu đốc phủ sứ tân trào Tôn Thọ Trường(1) vốn hâm mộ Cử Thạnh, liền đứng ra bảo lãnh thực dân Pháp; cho Tôn rước cụ về nhà.

Tôn tiếp đón ân cần và khuyên cụ ra hợp tác với Pháp. Cử Thạnh cười với vẻ khinh bỉ:

- Tôi đã bỏ quan vì nghĩa nay há lại làm quan cho giặc sao? Tôi rất cám ơn ông đã bảo lãnh cho tôi, nhưng nếu ông vịn vào ơn nghĩa để lung lạc tôi thì thà rằng cứ để cho giặc giam cầm hay giết chết tôi còn hơn. Không bao giờ tôi muối mặt làm điều vô sỉ được.

Tôn Thọ Trường biết không sao chiêu dụ được bèn để Cử Thạnh đi đâu thì đi. Cử Thạnh rời Sài Gòn thẳng xuống Định Tường rồi về cư ngụ ở làng Trà Tân, tổng Lợi Mỹ, quán Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang ngày nay).

Từ ngày về ở đây, cụ bị giặc theo dõi gắt gao. Lú đó Trần Bá Lộc đang nám quyền sinh sát ở vùng này. Hắn muốn bắt Cử Thạnh để lập công với Pháp nhưng chưa có bằng cớ.

Cuối cùng Lộc cho người đến mời cụ đến Dinh và tỏ ý muốn cụ về dạy cho con là Trần Bá Thọ học. Biết Trần Bá Lộc cũng là tên tay sai có lắm thủ đoạn độc ác, khác Tôn Thọ Trường, nên cụ đành nhận lời không tiện phản đối ra mặt.

Về ngồi dạy con Trần Bá Lộc, lúc nào cụ tỏ phong độ khẳng khái, ngay thẳng.

Một hôm Trần Bá Thọ đang ngồi học nhìn dáng cụm móm mén, ba chòm râu bạc phơ, đang phì phà điếu thuốc, Thọ buột miệng nói:

- Xin thầy cho phép tôi ra một câu đối để thầy đối lại xem.

Quả rau nào sâu nấy. Nghẹ Thọ ăn nói vậy, cụ cười mỉa:

- Được, cứ đọc đi.

Thọ đắc chí đoc:

- “Râu ba chòm lêm đêm, miệng hút thuốc phì phào”.

Có lẽ cổ kim chưa có học trò láo xược như vậy. Cụ nén giận đối lại theo dáng Thọ: đấu xói, tay hay cầm gậy.

- “Tóc ít sợi le the, tay cầm gậy ngúc ngoắc”.

Thọ cười hô hố rồi đọc một câu đối khác, có ý khoe khoang:

“Phụ tử hiếu sanh con thế ấy mới là vàng”

Cử Thạnh đối lại ngay:

“Tham phú phụ bần đ.m. đứa nào ở bạc”.

Đối lại chan chát, lời lẽ sâu cây. Câu đối như roi vọt đánh vào phường buôn dân bán nước khiến Trần Bá Thọ tái mặt.

Sau những cơn bệnh trầm trọng vì u uất, Cử nhân Nguyễn Văn Thạnh mất năm 1915. Mộ cụ táng tại làng Tri Tân, hay là làng Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, sđd)


(1) Tôn Thọ Trường là tên Việt Gian làm tay sai cho thực dân Pháp trong thơi kỳ đầu nước ta bị chúng xâm lược.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM