Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:15:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Cố Sự (Chuyện kể Nam Bộ)  (Đọc 82131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:31:29 pm »

Nam Kỳ Cố Sự
Nguyễn Hữu Hiếu sưu tầm - biên soạn
Nhà xuất bản: Đồng Tháp
Năm xuất bản: 1997
Số hóa: macbupda

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

“Đất nước ta càng về phương Nam là đất mới… Con người đến đây là con người nghĩa khí, tính mạng coi nhẹ tợ lông hồng, tiền tai coi khinh như rơm rác. Đối với họ, nghĩa khí là trọng…”(1) “Khái niệm “đất mới” ấy mà sử sách vẫn thường gọi ấy là “Nam Kỳ Lục Tỉnh”.

Từ thế kỳ XVII nhân dân ta đã bằng sức lao động của mình khai phá trên quy mô lớn, đến thế kỳ XIX đã là vùng đất giàu có, được mệnh danh “trên cơm dưới cá”. Đồng thời đã viết lên những trang sử truyền thống quật cường, có nèn văn hóa độc đáo vừa đậm đà tính dân tộc vừa đậm sắc thái địa phương. Bởi văn hóa ở đây không chỉ mới bắt đầu mà là sự phát triển và kế thừa hơn 4.000 năm. Nền văn hóa ấy trở thành nguồn động viên lao động sản xuất, là vũ khí đấu tranh, xây dựng, là nguồn cảm hứng vô tận cho văn học nghệ thuật của biết bao thế hệ trên mảnh đất phù sa màu mỡ này.

“Nam Kỳ Cố Sự” của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu là một tập sác sưu tầm - biên soạn những chuyện kể dân gian ở Nam Bộ. Nó bao gồm truyền thuyết, giai thoại, truyện cười, truyện cổ tích… của người Việt và người Khmer. Hầu hết các chuyện hầu như “nằm lòng” trong dân gian, có chuyện đã được nhiều người sưu tầm, tuyển chọn dưới nhiều dạng thức khác nhau. Hầu hết những chuyện kể ra đây có những nét đặc sắc riêng của nội dung bởi tính chân thực, mộc mạc mà ngọt ngào, duyên dáng mà sâu sắc. Nó không chỉ là những giai thoại về các danh nhân, những sĩ phu yêu nước mà tên tuổi gắn liền với lịch sử dân tộc; là truyện kể về nguồn gốc các địa danh ở “Nam Kỳ Lục Tỉnh” mà còn phản ánh các mối quan hệ xã hội: Tình nghĩa cha con, vợ chồng, bạn bè, làng xóm và giữa người với người: chống áp bức bất công, đoàn kết, tương thân, tương ái, tinh thần dũng cảm không ngại gian khổ hy sinh vì lợi ích chung của mọi người. Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnh ra đời của truyện cùng với trình độ nhận thức, tư tưởng của tác giả dân gian nên ít nhiều nội dung của một số truyện không tránh khỏi hạn chế nhất định.

Nghiên cứu sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn… trên mảnh đất văn học dân gian không phải là điều kiện đơn giản nếu người làm công việc này không thực sự có cái tâm trong sáng.

Qua tập sác này, tác giả đã sưu tầm, thu thập trên cơ sở của nhiều tư liệu, sách báo, kể cả đi thực địa… Nhưng vốn văn học dân gian vẫn còn tiềm tàng, ẩn kín trong nhân dân. Do đó, đây chỉ mới là kết quả bước đầu, hứa hẹn cho những bước tiếp theo để có những tập sác nối tiếp nhằm giới thiệu truyền thống văn hóa góp phần giáo dục truyền thông, nâng cao lòng tự hào chánh đáng về tình yêu quê hương - đất nước - con người Nam Bộ.

Nhân lần xuất bản này, Nhà xuất bản Tổng Hợp Đồng Tháp xin chân thành cảm ơn các bậc cao niên đã đóng góp tư liệu, các tác giả, học giả đã đóng góp tư liệu tham khảo sử dụng trong tập sách. Cảm ơn các cơ quan nhà nước và bạn đọc xa gần đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như cổ vũ động viên… để tập sách được ra mặt bạn đọc. Chúng tôi rất mong được đón nhận sự góp ý chân tình và sự lượng thứ của bạn đọc. Tất cả thư từ liên hệ xin gởi về:

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG THÁP
31B Trần Hưng Đạo
Thị xã Sa Đéc - Đồng Tháp
ĐT: 067.861308

(1) Nguyễn Văn Bổng: “Sau một cuốn sách” trong “Mười năm văn học chống Mỹ” Nhà xuất bản Giải Phóng 1972.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:33:29 pm »

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Ở CẦN GIUỘC VÀ BA TRI

Khi về quê vợ (làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An ngày nay), Nguyễn Đình Chiểu được mọi người ở đây quý mến và kính trọng. Trong số bạn bè có ông Đoàn Ngọc Thơ (1686-1976) đỗ tú tài trước Nguyễn Đình Chiểu một khóa, thường hay qua lại xướng họa thơ văn và hàn huyên chuyện thời cuộc với Nguyễn Đình Chiểu.

Sau khi triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp, để tỏ thái độ bất hợp tác với giặc, Nguyễn Đình Chiểu quyết định tỵ địa về Ba Tri, Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Bến Tre). Trước ngày Nguyễn Đình Chiểu đi Ba Tri, Đoàn Ngọc Thơ và nhiều người khác đến thăm để từ biệt, Nguyễn Đình Chiểu cảm cảnh kẻ đi người ở, sáng tác bài Từ biệt cố nhân:

Vì câu danh nghĩa phải đi xa
Duy mũi thuyền nam dạ xót xa,
Người dễ muốn chỉ nương đất khác,
Trời đà khiến vậy mến vua ta.
Một phương thà tránh đừng gai góc,
Trăm tuổi cho tròn phận tóc da,
Chén rượu đỏ lòng xin cạn chén,
Nhờ nhau ngày khác biết sao mà.


Mọi người nghe đọc bài thơ đều ngậm ngùi. Đến lúc khác ra về, Nguyễn Đình Chiểu nắm tay Đoàn Ngọc Thơ nói:

“Sinh ly nhi tâm bất ly, quí huynh quí đệ”
(Sống xa mà lòng không xa, thẹn anh, thẹn em)


Đoàn Ngọc Thơ cảm động đối lại:

“Tử biệt kỳ văn hà biệt, vi quốc, vi dân”.
(Chết cách văn anh nào cách, vì nước, vì dân)


Vừa đau lòng trước cảnh ba tỉnh miền đông Nam Kỳ mất vào tay giặc, vừa buồn thương vì phải bỏ quê hương thứ hai Cần Giuộc, hai mối riêng chung đã khơi động trong lòng kẻ ở người đi một niềm đau xót.

Nguyễn Đình Chỉểu ra đi, canh cánh bên lòng nỗi nhớ thương Cần Giuộc và những người bạn tâm giao. Có lúc phong trào chống Pháp ở sáu tỉnh Nam Ky tạm thời lắng xuống đã gây cho nhiều người tâm lý thất bại. Hình như sự thay đổi thời thế khó bề thành công, chỉ có những tấm lòng ưu thời mẫn thế.

Mười ba năm sau, nhân có ghe buôn xuống Ba Tri, Đoàn Ngọc Thơ có gửi một bài thơ hỏi thăm Nguyễn Đình Chiểu:

Vắng người tri kỷ tự ngày đi,
Nhớ mãi thương hoài bực trí tri
Sức khỏe như xưa còn phấn đấu?
Bàn cờ thế sự? Sẽ chờ khi…

(Trung thơ Ất Hợi -1875).

… Đoàn Ngọc Thơ hẳn cũng mong mỏi bàn cờ thế sự sẽ chuyển biến tốt đẹp hơn. Nhưng thế nước đang lúc lâm nguy, Nguyễn Đình Chiểu trả lời Đoàn Ngọc Tho bằng một bài thơ họa nói lên tấm lòng yêu nước và ttrăn trở của mình:

Cắt đất đau lòng, hận phải đi,
Nghĩa tình Cần Giuộc, mến Ba Tri,
Tâm can vẫn nóng, thân già yếu,
Tái ngộ như hà… biết mấy khi.

(Quý đông Ất Hợi - 1875)

Năm sau, ông Đoàn Ngọc Thơ mất, phần vì già yếu, nhưng cũng có phần vì buồn phiền trước vận nước nửa cuối thế kỷ 19. Không biết ở Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu có nhận tin buồn về người bạn vong niên ở Cần Giuộc không? Sau khi Nguyễn Đình Chiểu mất, tin dữ bay về tới Cần Giuộc, thì người con thứ ba của Đoàn Ngọc Thơ là ông Đoàn Ngọc Nhuận (1853-1931) có làm một bài thơ: Khóc cụ Đồ Chiểu để kính viếng hương hồn người thế thúc:

Tin đâu đưa đến lúc thinh không.
Vắng bóng Nam linh thôi biết trông.
Kháng địch, câu thơ còn nhớ mãi,
Thương dân, lời khuyến vẫn chờ mong.
Ngũ kinh để đó rồi ai đọc.
Lục truyện dành đây mấy kẻ thông.
Đồ Chiểu từ nay người vĩnh viễn,
Danh thơm lưu lại với non sông.


Không phải ngẫu mhiên mà đến năm 1875, mười ba năm sau khi rời khỏi Cần Guiộc và mười ba năm trước khi qua đời, Nguyễn Đình Chiều viết “Nghĩa tình Cần Giuộc mến Ba Tri”. Ông mang nặng nghĩa tình với nhân dân Cần Giuộc, một phần vì ông hiểu được lòng yêu nước lớn lao qua sự hy sinh của những người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc, mà một phần cũng có lẽ vì nhân dân Cần Giuộc đối đãi ông bằng nghĩa nặng tình sâu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:35:43 pm »

Ở xã Trường Bình, có một ông thầy thuốc, tính tình ngay thẳng tới mức ngang bướng, nhân dân vẫn gọi là ông Tàng. Ông này bị nặng tai, hay qua chơi với Nguyễn Đình Chiểu. Một hôm đang ngồi chơi thầy Tàng đọc:

Trâu khát nước bò xuống uống

Nguyễn Đình Chiểu đối:

Trẻ thèm mồi lóc lên ăn

(Câu đối chơi chữ ở hai chữ “bò” và “lóc”, vừa có thể hiểu như danh từ là con bò và con cá lóc, vừa có thể hiểu như động từ là nó bò và nó lóc).

Kế đó Nguyễn Đình Chiểu đọc:

Thầy Tàng tai không nghe sấm

(Nói về con vịt có câu ”Tri lôi thanh ư nhi ngoại uông nhiếp thiên uy”; dịch là “Để tiếng sấm ở ngoài tai, chẳng sợ oai trời”. Nguyễn Đình Chiểu vừa có ý trêu chọc thầy Tàng bị nặng tai, vừa có ý nói đến tính ngay thẳng tới mức ngang ngạnh “không sợ trời không sợ đất” của thầy Tàng).

Thầy Tàng đối:

Đồ Chiểu mắt chẳng xé mây.

(Lời Mã Siêu nói khi mới theo hàng Lưu Bị: “Nay giặp được minh chúa khác nào vén đám mây mà mà trông thấy trời xanh. Thầy Tàng cũng có ý trêu lại Nguyễn Đình Chiểu bị mù lòa, vừa có ý phân bua rằng thời buổi này đâu có ai là minh quân thánh chúa mà tôi phải kính trọng, cũng như ông đó thôi, ông có thấy ai là minh quân thánh chúa không?”).

Cả hai người cùng cười.

Về sống ở Ba Tri, một vùng đất hẻo lánh của trấn Vĩnh Long xưa, uy tín của người thầy giáo, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục vang xa, lan rộng. Đặc biệt những thơ văn yêu nước của ông vẫn cón hững cánh bay riêng của nó, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Lục tỉnh. Những bạn bè đồng chí cũ - trong đó có những sĩ phu yêu nước - vẫn thường xuyên lui tới, thăm hỏi, tìm ở nơi người trí thức ở đất Ba Tri này một ý kiến phân tích về thế cuộc hay nhận một lời khuyên bảo thân tình.

Đánh hơi được việc này, thực dân Pháp lúc bấy giờ, một mặt đề cao truyện Lục Vân Tiên (tất nhiên ở một số mặt nào đó), một mặt tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc cụ Đồ. Tôn Thọ Tường là một trong những người được giam nhiệm vụ thứ hai này. Tường vốn là chỗ cố giao với cụ Đồ, nhưng nhiều lần đến, cụ đều tìm cách lánh mặt, từ chối không tiếp.

Một hôm, người nhà báo với cụ có thơ và quà của Tôn Thọ Tường gởi tặng. đó là một hũ mắm cá lóc mà Tường đã nói rõ trong thơ là chính tay của vợ mình làm để biếu cụ. Cụ Đồ đánh miễn cưỡng nhận.

Sau khi ăn hết mắm, nghe người nhà phát hiện ở đáy hũ có mấy nén vàng, cụ Đồ vô cùng tức giận, bèn sai người đem số vàng đó trả lại và viết thơ trách Tôn Thọ Tường đã làm nhục mình.

Từ một tên chủ sự thương chánh, Pông Sông được chánh quyền thuộc địa điều về làm chủ tỉnh Bến Tre từ năm 1883. Đối với hắn, Nguyễn Đình Chiểu vẫn là “cái đinh” nhức nhối nhất cần phải quan tâm trong kế hoạch bình định vùng đất cù lao này. Misen Pông Sông đã nhiều lần thân hành đên tận An Bình Đông để gặp cụ Đồ.

Một lần, lấy cớ là để nhờ nhuận chính bản Lục Vân Tiên, Pông Sông cùng Lê Quang Hiền (lúc bấy giờ là thông ngô) đến thăm cụ. Trong cuộc “hội kiến” bất đắc dĩ này, mặc dù Hiền cố gắng dịch chậm rãi, rõ ràng từng chữ, từng câu, nhưng cụ Nguyễn Đình Chiểu vẫn chập chập lắc đầu, đưa tai ra hiệu giả vờ làm mình không nghe, không hiểu gì cả.

Kết cục, cả thầy lẫn tớ hôm nay đành tiu nghỉu ra về.

Lần khác, Misen Pông Sông đến nhà và thông báo về việc chánh quyền Pháp đã xét để trả lại ruộng đất của cụ Đồ ở Tân Thới (Gia Định) và giục cụ cho người về nhận. Cụ trả lời:

Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi xá gì?

Chủ tỉnh Pông Sông lại tỏ ra lo lắng về cảnh già nua, bệnh tất của cụ và nêu việc cấp tiền lương lão. Cụ từ chối:

Tôi đang sống đầy đủ trong sự tôn kích của các môn đệ và sự quí mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi.

Misen Pông Sông khẩn khoản hỏi cụ có điều gì yêu cầu hắn sẽ can thiệp với chính quyền thuộc địa thỏa mãn cho cụ. Cụ Đồ nói:

Tôi có một điều mong ước mà lâu nay chưa thực hiện được. Đó là là lễ tế vong hồn những người dân đã chết trận. Tôi chỉ mong mỏi điều đó thôi.

Pông Sông ưng thuận, nhưng lại đề nghị đích thân đứng ra cùng tổ chức việc này.

Cuộc lễ dự định cử hành vào một ngày gần đó, thì trước một ngày, cụ đã sai người đặt bàn hương án, làm một buổi lễ thật là tươm tất, ở tại chợ Đấp (nay là chợ Ba Tri). Cụ đứng ra làm chủ tế.

Dân chủng đến dự lễ rất đông. Nghe giọng cụ Đồ đọc bài văn tế thảm thiết, mọi người đều không cầm được nước mắt. Đọc xong văn tế, cụ vật ra khóc đến ngất, bà con phải khiêng cụ về nhà.

Đến hôm sau, khi Pông Sông cho người khệ nệ đem cờ xí và vật lễ xuống Ba Tri, thì mới hay là cụ Đồ đã làm lễ tế từ hôm trước rồi. Pông Sông bị một vố đau. Khác nào cha con anh “Bùi Kiệm” máu dê trong tuyện Lục Vân Tiên.

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, sách Nghìn năm bia miệng)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:38:25 pm »

GIAI THOẠI VỀ SƯƠNG NGUYỆT ÁNH

Sương Nguyệt Anh là con gái thứ năm của cụ Đồ Chiểu, tên thật là Nguyễn Thị Xuân Khuê (tục danh Nam Hạnh). Cùng với người chị thứ ba là Nguyễn Kim Xuyến học hành rất giỏi. Cả hai đều hay chữ, giỏi thơ, được gần xa xưng tụng là Nhị Kiều.

Tương truyền, lúc ở Ba Tri (Bến Tre), cụ Đồ Chiểu sống bằng nghề hốt thuốc và dạy học. Bấy giờ, trong vùng có trường của quan Ngự sử Lê Đình Lượng. Trong số học trò của trường cũng có vài ba chàng trai gấp ghé hai cô con gái cụ Đồ. Nặng tình say đắm “cô Năm” nhứt là hai chàng Giảng và Xương.

Cụ Đồ Chiểu vốn coi mạch hốt thuốc có tiếng, nên ngày nào cũng có kẻ mời người rước, ít khi Cụ ở nhà. Ấy là những dịp thuận tiện để hai chàng tới lui trò chuyện với cô Năm.

Một hôm, nhân lúc cụ Đồ đi khỏi, hai chàng mượn tiếng đến chơi cờ và bình luận thơ văn để tán tỉnh cô Năm Hạnh. Lợi dụng lúc vui chơi thân mật, hai chàng cùng ngỏ nỗi lòng. Thiền quyên có một mà anh tài những hai. Cô Năm đành phải ngỏ ý mình trong một câu đổi:

Đằng tiểu quốc, sợ Tề hồ, sợ Sở hồ?

Tạm dịch thơ là:

Đằng quốc xưa này phận nhỏ nhen,
Trên chi Tề, Sở ép hai bên.
Quay đầu Sở e Tề giận,
Ngoảnh mặt về Tề, sợ Sở ghen.


Hai chàng nhăn mặt, bối rối tìm câu đáp lại. Giảng còn ngẫm nghĩ, Xương lên tiếng:

Nga đại trượng, phạt quách hí, phạt Sở hí.

Tạm dịch thơ là:

Có ai đương nổi gậy dài ta,
Ngang dọc tung hoành đủ lối mà.
Đánh Quách ghê hồn quân xếp giáp.
Phá tan quân Sở tiếng đồn xa.


Cô Năm thẹn, bỏ vào nhà trong; hai chàng nhìn nhau bối rối, lỡ ở lỡ về.Lát sau, một em bé ra trao cho hai chàng một mảnh giấy, vỏn vẹn có hai câu:

Chiêu Quân nhan sắc nghe ra uổng,
Tây tử phong lưu nghĩ lại buồn!


Hai chàng đọc xong ôm hận ra về không bao giờ trở lại.

Đến năm hai mươi bốn tuổi, cô Năm Nguyễn Thị Khuê sánh duyên cùng ông phó tổng Nguyễn Công Tịnh và sanh được một con gái đặt tên là bà Nguyễn Thị Vinh. Nhưng chẳng bao lâu người chồng mất và bà có là một bài thơ tỏ ý chí:

Xương tùy phận đẹp vợ hòa chồng.
Kẻ mất người còn trái mấy dòng.
Giai lão một câu đành lỗi hẹn,
Hiếu tri hai chữ dốc ghi lòng.
Đà quen ngon với mùi rau ốc,
Đâu nỡ vui cùng thói bướm ong.
Gương tỏ đời nay trang tiết phụ.
Lâu dài tiếng tốt tạc non sông.


Lúc ấy có thầy Bảy Nguyên ở Mỏ Cày gởi hai câu thơ trêu:

Ai về nhắc với Nguyễn Anh có,
Chẳng biết lòng cố tính thế mô?
Chẳng phải vãi chùa toàn đóng cửa,
Đây lòng gắm ghé bắc cầu ô.


Nguyễn Thị Xuân Khuê kiên trinh họa lại

Chẳng phải tiên cô cũng đạo cô,
Cuộc đời dâu bể biết là mô,
Lọng sườn dẫu rách còn kêu lọng,
Ô bịt vàng ròng cũng tiếng ô.
Phải thời cô quả chịu thời cô,
Chẳng biết tuồng đời tính thế mô?
Dòm thấy bụi trần toan đóng cửa,
Ngọc lành chi để thẹn danh ô.


Nhưng nào đã hết đâu những kẻ trêu hoa ghẹo nguyệt, một ông phủ tên Học cũng gởi bài thơ bông lơn:

Phải gần với Nguyệt lúc lưng vơi,
Đặng hỏi Hằng Nga những sự đời.
Ở hạ mây mưa còn kém sắc,
Vì thu non nước tố cùng nơi.
Hay trông Dữu Lượng xây lầu trước,
Hoặc đợi Thanh Liêm cất chén vời?
Vóc ngọc há sờn cơn gió bụi.
Tài tình rõ mặt khó đua bơi


Bà đáp lại bằng bài thơ cự tuyệt:

Đường xa vời vợi dặm chơi vơi,
Nghĩ nỗi mây xanh ngán tự đời.
Biển ái nguồn ân còn lắm lúc,
Mây ngàn hạc nội biết đâu nơi!
Một dây oan trái rồi vay trả,
Mấy cuộc tang thương há đổi dời!
Chước quỷ mưu thần âu những kẻ,
Gặp cơn nguy hiểm khó đua bơi!
Hết lúc trăng đầy đến lúc vơi,
Danh hưu trong cuộc phải coi đời,
Vén mây bắn thỏ xa ngàn dặm,
Dây ước cung thiên tỏ khắp nơi.
Nội tri đứa vang hiềm kẻ rạng,
Vui lòng đứa triết thú đua bơi.
Khi dòng Hối thực ưng ra mặt,
Đứng giữa trời xanh tiết chẳng đời!


Lúc ở Rạch Miễu, tương truyền có một ông thầy thuốc trong làng đi xa, người vợ nhớ chồng đến cậy Sương Nguyệt Anh làm một bài thơ gửi thăm chồng. Bà liền viết một bài thơ mà mỗi câu đều có tên một vị thuốc:

Viễn chí lưu hành tháng mạch đông.
Trách lòng quân tử quá thung dung.
Tơ duyên thục đoạn đành xao lãng,
Tình nghãi a dao khó mặn nồng.
Quán chúng ngậm ngùi thương như tử,
Nhân trần cám cảnh bạch đầu ông.
Dù miền sinh địa tìm khương hoạt,
Cũng đoái phòng trong phận quýt hồng.


Có lần, một người bạn tên Phạm Đình Chi ở Mỹ Tho và có ý muốn được thử tài. Trong câu chuyện, Phạm Đình Chi tỏ ra tự phụ, mời Sương Nguyệt Anh ra câu đối để kết duyên văn tự. Chẳng từ chối được, bà đành ra câu đối:

Đình làng tôi chẳng phạm
Thưa ông, ông Phạm Đình Chi?


Câu đối cũng thường, nhưng rắc rối ở chỗ nó gộp đủ cả tên họ của Phạm Đình Chi. Do vậy nên nhà yêu thơ họ Phạm nghĩ nát óc mà cũng không tìm ra câu đối lại, đành rút lui.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:42:01 pm »

TÀI ỨNG ĐỐI CỦA PHAN VĂN TRỊ

Phan Văn Trị (1830-1910), người làng Hạnh Thông, tỉnh Gia Định. Hai mươi tuổi đỗ cử nhân nên thường gọi là Cử Trị. Vốn người có tính ngang tàng, cương trực nên không chọn đường làm quan mà lấy việc ở nhà dạy học và bốc thuốc. Ông là một nhà thơ yêu nước, đã để lại một số tác phẩm có giá trị, nhất là mười bài thơ ông họa lại thơ của Tôn Thọ Tường. Thơ ông được nhiều người đương thời tán tụng và được lưu truyền rộng rãi. Thơ ông là ngọn roi, là mũi giáo tấn công thực dân Pháp và bọn tay sai!

Khi Pháp chiếm Gia Định, Phan Văn Trị lánh xuống Vĩnh Long.

Trần Bá Lộc, lúc đó được thực dân Pháp cho chức Tổng đốc, vốn nghe danh Phan Văn Trị, nên khi qua Vĩnh Long cho lính đòi ông đến, ý muốn răn đe ông. Lộc bắt ông ứng khẩu làm một bài thơ. Ông bảo Lộc ra đầu đề. Lộc buông lời tục tĩu:

Cục cứt!

Ông đứng ngâm ngay bốn câu:

Đương cơn lộn xộn ló đầu ra,
Người thấy, ai mà chẳng sợ va!
Cậy thể khom lưng nồi dưới đít
Biết đâu sắp bị cho liền tha!


Bài thơ miêu tả rất chân thật cái sự vật mà Trần Bá Lộc muốn nhà thơ miêu tả. Nhưng cái phần “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ lại càng chân thật hơn, chân thật đến mức dữ dội. Do vậy, nghe xong bài thơ, Trần Bá Lộc tức lộn ruột. Nhưng không sao bắt bẻ được.

Lúc còn ở kinh đô Phú Xuân, nhân một buổi dạo chơi trên bờ sông, thấy những người lặn xuống sông bất ốc khi trồi lên thì cổ họ bị rong quấn, đầu vướng đầy rác rêu, Phan Văn Trị chép miệng ngâm:

Phú quí trường An rong quấn cổ,
Phong lưu kinh địa rác đầy đầu!


Một hôm, có người bạn giễu cợt mời Phan Văn Trị thử làm một bài thơ vịnh “tứ khoái”. Ông mỉm cười dễ dãi rồi ngâm:

Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn,
Gối nghiêng loan phụng, nhẹ nhàng nương long.


Để ám chỉ việc ăn, Phan Văn Trị đã lấy tích Hàn Tín (thời Hán – Sở tranh hùng), lúc công danh chưa thành đạt, nhà nghèo phải đi câu cá ở dưới thành Hoài Âm được bà Phiếu Mẫu cho cơm ăn. Còn việc ngủ, ông lại dùng tích Trần Đoàn, đời Ngũ Đại, tu tiên đắc đạo ở dưới Hỏa Sơn, đã ngủ ba mươi năm liền cho khỏe mắt trong thời loạn lạc. Nói về cái khoái thứ ba và thứ tư, bài thơ đã dùng điển tích thanh tao là loan phụng và nương long. Loan phụng là giống chim quí. Con mái gọi là phụng, con trống gọi là loan. Điển tích này thường dùng để chỉ việc vợ chồng, tình duyên trai gái. Còn nương long là mỹ từ dùng để ám chỉ hậu môn.

Một hôm, Phan Văn Trị đi ăn giỗ. Trong đám giỗ hôm ấy, các danh sĩ cùng nhau ngồi đàm luận văn chương, một người ra đối:

Sắc nan

Phan Văn Trị lên tiếng:

Dung dị,
Dung dị à? Thử đối lại coi.
Tôi đối rồi đó. Dung dị.
Dung di?
Vâng!


Lúc đó mọi người mới hiểu ra. Ai cũng khen ngợi. Người ra đối cũng như cử tọa chậm hiểu, bởi lẽ từ “dung dị”: có nghãi là “dễ dàng”. Do đó, người ta tưởng Phan Văn Trị bảo vế đối đã ra là dễ dàng, chẳng khó khăn gì mà không đối lại được nên bảo Phan Văn Trị hãy thử đối đi. Họ không dè Phan đã đối ngay: “Sắc” đối với “Dung” còn “nan” đối với “dị” không gì chỉnh hơn được nữa.

Có người đang ăn quít, gặp quả quít ngọt tấm tắc khen:

Quít ngọt.

Phan Văn Trị tưởng người ấy ra đối để thử thách mình, bèn gắp miếng chả vào miệng nhai rồi đáp:

Chả ngon.

Cử tọa đề vỗ tay thán thưởng. Bởi lẽ, từ “Quít ngọt” còn có nghĩa bóng là “lường quịt khéo”. “Chả ngon” có nghĩa bóng là “chẳng đẹp đẽ, chẳng xứng đáng gì” được dùng để đối lại chỉnh cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Phan Văn Trị thường tới lui chơi rất thân với Nguyễn Đình Chiểu. Có lần trong bữa cơm, Phan bĩu môi nói với cụ Đồ:

Thằng Tường làm quan lớn cho Tây vì vậy thiên hạ nói nó khôn, còn tôi vầy, nọ nói tôi khùng. Mà anh nghĩ cói: khùng thì khùng chớ “Di, tề nào khứng giúp Châu, Một mình một núi ai hầu hơn ai!”

Nghe Phan nói, lại dặm Đoàn Ngọc Thơ trong truyện Lục Văn Tiên của mình, Nguyễn Đình Chiểu cười xòa. Rồi đang gắp con mắm trong chén cơm, Nguyễn Đình Chiểu giơ con mắm lên mà nói:

Phải anh là Tây thì đâu biết ăn mắm sống, thằng Tường theo Tây nay chắc quen rượu chát, bám mì không còn biết ăn mắm sống nữa rồi.

Phan Văn Trị tán thưởng:

Đúng vậy hễ còn biết ăn mắm sống thì không phải là Tây! (chỉ giặc Pháp)

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, sđd)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 05:43:44 pm »

THIÊN HỘ DƯƠNG THUỞ NHỎ

Dân gian kể rằng Thiên Hộ Dương tên thật là Võ Duy Dương, sanh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm. Lúc nhỏ, ông đã có tiếng là khỏe mạnh và… ăn nhiều. Mẹ ông tần tảo hôm sớm, nhưng không sao lo đủ cái ăn cho ông.

Bà rất thương con, nhưng buộc lòng phải để ông đi chăn trâu cho một nha phú thương trong làng, không lấy tiền công, chi nhận đủ gạo cho ông ăn.

Ông thường cùng các bạn chăn trâu tổ chức đánh trận giả, vật lộn… làm trò chơi. Một lần, vì không lường được sức mạnh của mình, trong khi chơi ông lỡ tay làm chết một người bạn. Được tin có án mạng, quan tri phủ sở tại cho lính về làng áp giải ông lên phủ đường để xét hỏi. Hai người lính đến bắt ông trói lại để dẫn đi, ông vung tay một cái làm hai người ngã lăn, họ đành chạy về báo lại với quan phủ. Tri phủ sai thêm bốn người lính nữa, nhưng cũng không làm gì được ông.

Sau cùng, tri phủ đích thân đế, ông không trốn tránh, mà ra tận đầu làng đốn quan phủ về nhà để trình bày rành mạch việc lỡ tay gây án mang. Quan phủ hỏi mẹ ông về sức mạnh của ông. Bà cho biết từ nhỏ đến lớn ông cũng bình thường như bao đứa trẻ khác và cũng khoong có học võ nghệ chi hết.

Quan phủ hết sức ngạc nhiên, sau một lát suy nghĩ, quan nói với mẹ ông: sẽ không bắt tội nó mà sẽ lo bồi thường cho nạn nhân với điều kiện nó phải về làm con nuôi quan phủ. Không còn cách nào khác, bà mẹ đành nhận theo.

Thế là ông về ở với quan phủ. Quan phủ cho ông học văn, nhưng chưa tìm được thầy dạy võ thích hợp cho ông. Do vậy, khi đi đâu, quan phủ đều đem ông theo để bảo vệ cho mình. Một hôm, quan phủ có việc trong hoàng thành, ông bách bộ ngắm cảnh sông Hương, núi Ngự. Bỗng có tiếng trống quan thúc dữ dội và tiếng la hét vang rền phía bờ sông, ông nhanh chân tiến về phía đó. Thì ra đang là mùa nước đổ, một bè gỗ của vua đứt dây trôi phăng phăng giữa dòng nước. Gần bốn mươi người lính ra sức kéo lại nhưng bè vẫn cứ trôi. Người đi đường đứng lại vừa xem vừa bàn tán, ông cũng bàn góp:

Tới cả bốn chục người mà không kéo cái bè dừng lại được thì làm sao mà neo lại?

Không ngờ một viên quanh chánh đột xuất đứng gần nghe được, quay lại sừng sộ:

A! Chú bé này giỏi thật, dù vậy mi thử kéo cho ta xem nào! Nếu không thì đừng trách ta.

Ông đồng ý, viên đôi bảo những người lính bỏ dây ra. Ông nắm lấy dây và xuống tấn kéo… cái bè từ từ dừng lại, rồi tiến ngược dòng nước. Đến gần một gốc cổ thủ, ông neo bè lại giữa tiếng vỗ tay hoan hô của lính tráng và người đi đường.

Tan chầu nghe ồn, vua và các quan ngự giá ra xem. Viên chánh đột xuất trình bày mọi việc Vua liền cho đòi Võ Duy Dương. Thấy vậy, quan phủ lật đật tâu với vua về sức mạnh của ông. Nhà vua lấy làm lạ, không tin, truyền cho ông tới võ đường để thử sức.

Tại đây, trong tiếng trống quân dồn dậy, ông cử một cái đỉnh đồng nặng hai trăm cân, đi mươi bước rồi để xuống, mặt không hề biến sắc. Sau đó, ông cử một lần nắm trái linh, mỗi trái nặng sáu mươi cân. Mỗi tay xách hai trái, miệng cắn một trái. Vua và triều thần hết lời khen ngợi. Thấy ông còn nhỏ tuổi nhà vua giữ lại kinh để luyện tập.

Nề nếp sinh hoạt ràng buộc ở cung đình không phù hợp với tính tình phóng khoáng của ông, nên sau một thời gian ông tình nguyện đi theo Nguyễn Tri Phương mộ lính đồn điền. Nhờ có công, nên ông được phong làm chánh bát phẩm Thiên hộ và mọi người gọi ông là Thiên Hộ Dương hay Ngũ Linh Thiên hộ.

Theo lời kẻ của bác Tư Tề 64 tuổi,
Thầy thuốc bắc tại chợ Cao Lãnh

(Đồng Tháp)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:39:02 pm »

GIAI THOẠI VỀ THIÊN HỘ DƯƠNG

Nguyễn Duy Dương (có sách ghi là Võ Duy Dương) vốn là háo phú ở Lục tỉnh Nam Kỳ. Ông có công chiêu mộ được 1.000 quân đồn điền nên được triều Nguyễn phong cho chức Thiên hộ.

Thiên hộ Dương là người có tài kiêm văn võ. Ông có sức mạnh phi thường: Một tay có thể nhổ nổi một cây tre mỡ và có thể mọt lúc năm trái linh (mỗi trái nặng 60 kí lô). Do vậy ông được người đời gọi là Ngũ Linh Thiên hộ.

Khi thực dân pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Thiên Hộ Dương chiêu mộ nghĩa quân lập căn cứ kháng chiến ở Đồng Tháp Mười.

Căn cứ chính đóng ở Đồng Tháp Mười. Từ ngoài vào căn cứ chình chỉ có ba con đường. Một đường từ gò Bắc Chiên (Mộc Hóa) đi xuống, một đường từ rạch Cần Lố (Cao Lãnh) đi lên và một đường từ Cái Nứa (Cái Bè) đi tới. Trên ba con đường ấy, Thiên Hộ Dương lập ba đồn tiền tiêu kiên cố: đồn Tả đóng trên đường Bắc Chiên, đồn Hữu đóng ở vàm Cần Lố và đồn Tiền đóng chặn đường Cái Nứa.

Lúc ấy ba tỉnh miền Tây còn thuộc Nam triều (tức triều đình Huế) cho nên việc tiếp tế cho nghĩa quân ở Đồng Tháp Mười từ hậu cứ này là chủ yếu. Các đoàn thuyền tiếp viện chở vũ khí, lương thực đi theo ngã rạch Cầu Lố qua đồn Hữu vào căn cứ Đồng Tháp.

Đồn Hữu đóng tại doi đắt ở vàm rạch Cần Lố (do vậy ở đây còn gọi là Doi Đồn) do tướng của Thiên Hộ là Huỳnh Lục và Huỳnh Thất trất thủ. Doi Đồn cây cối sầm uất, chính giữa có nhiều cây tre già to lớn. Tại đây có bố trí một khẩu súng đồng lớn, tục gọi là “ông Cà lăm”.

Đồng Tháp Mười lúc bấy giờ còn hoang vu lắm. Để tiện cho việc tiếp viện, Thiên Hộ Dương cho lập một nhà trạm ở Động Cát vừa để canh gác đường đi vừa có chỗ cho đoàn quân tiếp vận nghỉ ngơi.

Lúc bấy giờ, thân nhân những người kháng chiến thường quá dang thuyền của đoàn tiếp vận vào thăm. Có gia đình ở vùng giặc chiếm bị khủng bố bỏ nhà vào đây ở lánh nạn. Phần lớn họ đều cất nhà ở căn cứ chính. Bỗng một hôm, có hai gia đình từ vùng giặc chiếm vào cất nhà ở Đồng Cát, bên nhà trạm để ở.

Thình lình, một đêm nọ, hai gia đình ấy, số quân canh ở nhà trạm và đoàn người tiếp vận, sau bữa cơm chiềm, ngủ qua đêm đến sáng đề chết cả.

Khi tin này báo về căn cứ, Thiên Hộ Dương bèn phái ông Thủ Chiếu, một lương y của nghĩa quân đến tận nơi xem xét. Sau khi khám nghiệm tường tận, Thủ Chiếu không sao tìm được nguyên nhân làm chết người. Ông đành ức đoán là số người chết vì bị đầu độc.

Hôm sau, đích thân Thiên Hộ Dương đến Động Cát xem xét và phát giác một hang rắn, miệng hang to bằng cái ly. Thiện Hộ bèn ra lệnh cho hộ vệ Tân một thầy rắn đại tài, bắt đoàn rắn ấy.

Hộ vệ Tân xem qua hang rắn trình rằng dưới hang ấy có một con rắn chúa sáu khoang. Trước kia rắn lớn lắm, nhưng nay còn bằng một cái đũa, dài chừng hai thước. Mỗi canh, rẳn chỉ ló ra năm khoang để lấy hơi sương, chớ không ra hết mình bao giờ. Đó là con rắn đã tu lâu năm. Nó không cắn ai, nhưng ai quyết hại nó thì nó sẽ tự vệ. Nó cắn thì không thuốc gì cứu được.

Thiên Hộ Dương nghe hộ vệ Tân nói vậy bằng lòng để yên hang rắn.

Trưa hôm đó, đồn Doi bị tấn công. Quân ta chống trả mãnh liệt, nhưng vì thế cô, quân giặc lại đông nên lui về Động Cát, rồi về bảo vệ căn cứ. Quân Pháp đuổi đến Động Cát thi trời tối nên vào nhà trạm tạm đống quân. Không ngờ đến tối bọn giặc bị chết hơn chục tên.

Gặp phải sự chết chóc lạ thường này, lại không rõ nguyên nhân, giặc Pháp hoang mang không dám tiến sâu thêm, đành rút trở ra đóng ở Doi Đồn. Song ở đây được hai hôm, giặc nghe dân chúng đồn rằng Thiên Hộ Dương có đạo binh “rắn thần” trợ chiến lại càng sợ hơn. Cuối cùng chúng rút luôn về Cao Lãnh. Quân ta trở lại đóng tại Doi Đồn như cũ.

Tháng sau, quân Pháp tấn công Doi Đồn. Quân ta lui vào căn cứ. Giặc lại theo con đường cũ vào đóng ở Động Cát nghỉ đêm. Đêm ấy chúngluân phiên nhau canh gác cẩn thận. Đến khuya, bỗng có nhiều người la thét lên rồi chết. Chúng đốt đuốc sáng rực, tìm kiếm, đến mờ sáng thì phát giác được cái hang rắn. Viên chỉ huy hạ lệnh đổ dầu đốt hang.

Trong lúc khối lửa mịt mù, thình lình có tiếng ào ào như giông gió nổi lên. Từ trong rừng một con rắn hổ mây, bé tròn như miệng thúng, phòng đến như gió bão, lăn xả vào lửa, há họng, đập đuôi, nhe răng, thở khè khè…

Binh lính Pháp hốt hoảng, bỏ chạy tán loạn. Viên chỉ huy cũng nhanh chân tẩu thoát. Ngay lúc đó, nghĩa quân do Huấn Hiệu đốc chiến, bất ngờ kéo đến tấn công. Giặc Pháp tháo chạy. Bên ta thắng lớn, giết chết cả tên đội chỉ huy.

Thủa đó, người ta cho rằng rắn thần phò trợ cho Thiên Hộ Dương. Nhưng biết đâu đó là mưu sách dùng rắn độc để giết giặc của nghĩa quân Đồng Tháp Mười.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:42:05 pm »

Trong nhóm tham mưu của Thiên Hộ Dương có các ông Thủ Chiếu, Phòng Biểu, Nhiêu Chấn, Nhiêu Bá và Thông Phụng là những nhà nho đã từng theo đuổi việc khoa cử của triều đình Huế trước kia. Khi thực dân Pháp xâm chiếm đất Nam Kỳ, các ông lần hồi tìm về cộng tác với Thiên Hộ Dương. Tuy là bậc khoa cử xuất thân, nhưng có cao thấp khác nhau. Trong đố có ông Thông Phụng là kém cỏi hơn hết.

Song bù lại cái kém cỏi kia, Thông Phụng rất giỏi võ nghệ, lại đa mưu túc kế và công tác đắc lực nên được Thiên Hộ Dương quý trọng. những việc cơ mật về quân cơ, Thiên Hộ Dương thường bàn riêng với Thông Phụng. Do vậy ông Phòng Biểu và ông Nhiêu Bá ganh tị. Họ thường tỏ thái độ bất mãn của mình cho ông Nhiêu Chấn và ông Thủ Chiến nghe.

Việc này đến tai người lãnh đạo nghĩa quân. Ngài quyết định tìm cách đánh tan mối bất hòa. Nhân hôm Huấn Hiệu đánh lui quân Pháp, ngài truyền lệnh mở tiệc khao quân long trọng. Xong việc ngài mời năm vị cận vệ cơ mật đến phòng riêng đàm đạo.

Rượu nửa tuần, ngài hỏi ông Thông Phụng:

Nghe nói quan cơ mật biết đờn và đờn hay lắm phải không?

Tình thiệt ông Thông Phụng đáp:

Thưa ngài, tôi có biết, nhưng chỉ chuyên một bản thôi.

- Bản gì đó?

Thưa, bản Trường tương tư ạ!

Ông Nhiêu Bá nói xen vào:

Bản đờn đó thuộc về “Trịnh Vệ chi phong” thứ dâm nhạc ấy mà!

Câu nói ác ý của Nhiêu Bá làm Thông Phụng đỏ mặt. Thấy tình trạng đến lúc gay cấn, Thiên Hộ Dương rót hai ly rượu. Ngài giao cho Thông Phụng và Nhiêu Bá mỗi người một ly, rồi chậm rãi nói:

Hôm nay, ngày mừng chiến thắng, tôi xin kể một tích xưa để các quan nghe chơi hầu giúp vui cho bữa tiệc.

Rồi ngài chậm rãi kể:

“Thời Đông Châu liệt quốc, trong bảy nước tranh hùng có nước Tần là mạnh nhứt”.

Nghe tin nướcTriệu có viên “ngọc bích bạch” quí lắm, Tần vương đưa thư xin đổi 15 thành. Triệu vương được thư liền nhóm các quan đại thần lại bàn nghị. Tướng Triệu là Liêm Pha tâu rằng muốn đem ngọc cho Tần, nhưng lại sợ bị Tần lừa: đã mất ngọc lại không lấy được thành. Còn nếu từ khước thì e Tần giận, gây việc binh đao.

Các quan bàn luận phân vân bất nhứt. Cuối cùng, quan đại phu là Lạn Tương Như đứng ra xin mang “ngọc bích bạch” sang Tần và hứa: nếu Triệu được thành thì để lại ngọc bích ở Tần, bằng không sẽ giữ ngọc đem về Triệu.

Qua đến nơi, Lạn Tương Như trình ngọc cho Tần vương xem. Tần vương thấy ngọc động lòng tham muốn chiếm lấy ngọc mà không chịu mất thành.

Biết được tâm địa xấu của Tần, Lạn Tương Như nẩy ra một kế, bèn quỳ tâu: “vên ngọc ấy có tỳ vết, hạ thần xin chỉ cho bệ hạ xem”.

Tần vương sai tả hữu đem ngọc bích ra trao cho Lạn Tương Như. Lấy được ngọc rồi, Lạn Tương Như lùi ra mấy bước, đứng tựa vào cột điện, quát hỏi Tần vương:

Đại vương gởi thư cho chúng tôi bảo đem ngọc qua đây đổi lấy thành, sao Đại vương định nuốt lời? Nếu Đại vương muốn cướp ngọc thì cái đầu của tôi cùng ngọc quí sẽ đập nát vào cây cột này. Tôi thà chết chứ không giao ngọc.

Tần vương tiếc ngọc, chịu đổi thành và chấp nhận điều kiện của Lạn Tương Như là ăn chay năm ngày để nhận ngọc.

Tương Như biết Tần vương dối trá, đêm ấy sai kẻ tâm phúc mang ngọc về Triệu. Sáng ra thì việc đã rồi. Lúc Lạn Tương Như về nước, Triệu vương ban thưởng rất hậu. Một lần sau đó, Lạn Tương Như bảo vệ Triệu vương hội kiến với Tần Vương được an toàn và gìn giữ được thể thống. Triệu vương càng ngày càng trọng dụng và phong Lạn Tương Như làm Thượng đại phu, trên Liêm Pha một bực. Vì thế Liêm Pha ganh ghét và dọa rằng nếu gặp Lạn Tương Như thì tất phải giết chết.

Lạn Tương Như nghe vậy, mỗi khi hội triều thì cáo bệnh không đến, và tránh không gặp mặt Liêm Pha.

Một hôm, Lạn Tương Như đang đi thấy toán lính tiền đạo của Liêm Pha vội sai người lính phu đánh xe tránh vào trong ngõ, đợi Liêm Pha qua khỏi mới ra. Bọn xá nhân chê Lạn Tương Như hèn nhất, rồi bỏ đi.

Tương Như gọi chúng lại hỏi:

- Các người xem Tần mạnh hay Lục quốc mạnh?

- Tần mạnh.

Lạn Tương Như lại hỏi:

- Liêm tướng quân mạnh hay Tần mạnh?

- Liêm Pha sao sánh được với Tần!

Lạn Tương Như bèn giải thích:

- Ta không sợ Tần thì đâu có sợ một Liêm tướng quân. Sở dĩ Tần không dám đánh Triệu vì sợ có hai người.Ta và Liêm Tướng quân. Nay ta và Liêm Tướng quân đánh nhau một trong hai ắt phải chết. Tần thừa cơ sẽ đánh Triệu. Vì vậy ta coi việc nước làm trọng, việc nhà làm khinh vậy!

Ít lâu sau bọn xá nhân của Lạn Tương Như ra quán gặp bọn xá nhân của Liêm Pha. Bọn này chuyện trò, kể lại lời của Lạn Tương Như cho nhau nghe. Bọn xá nhân của Liêm Pha nghe được chuyện, về thuật lại cho chủ rõ.

Sau khi biết được chủ tâm cao thượng của Lạn Tương Như, vì nước mà tránh mặt mình không sợ thiên hạ chê là hèn nhát, Liêm Pha hối hận khôn cùng, vội vàng đến nhà Lạn Tương Như. Gặp Lạn Tương Như, Liêm Pha ôm chầm lấy khóc hòa tạ lỗi. Lạn Tương Như xúc động quá cũng ôm lấy bạn mà khóc.

Từ đó, Lạn Tương Như và Liêm Pha coi nhau như anh em ruột thịt, dốc lòng chung lo việc nước. Tần thấy thế không dám đánh Triệu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:43:49 pm »

Nghe Thiên Hộ Dương kể xong câu chuyện, Nhiêu Bá thẹn thùng hối hận. Người lãnh đạo nghĩa quân thấy vậy, bèn nói:

- Đêm nay trời quang trăng tỏ, các ông hãy ra đề làm mây bài thơ thưởng nguyệt. Này ông Phòng Biểu ra đề vậy.

Biết ông Phụng và ông Bá xích mích nhau ông Phòng Biểu lấy sự tích của Quách Tử Nghi đời Hán ra đề.

(Nguyên vua Đại Tôn gả con gái cho Quách Ái, con của Quách Tử Nghi. Ỷ mình là con vua, cô dâu tỏ ra ngang ngạnh không làm trọn phận sự dâu con, nên Quách Ái đuổi về và mắng: “Cô đừng ỷ cha cô làm vua. Cái ngai vua ấy có đem dâng cho cha ta, cha ta cũng chẳng thèm”. Câu chuyện gia đình xảy ra không tốt đẹp như vậy. Do đó khi hay chuyện, Quách Tử Nghi đến xin lỗi cùng vua Đại Tôn).

Đề ra xong, Thiên Hộ Dương bảo ông Nhiêu Bá làm trước, rồi ông Thông Phụng họa lại. Nhiêu Bá ngẫm nghĩ, ngâm:

Ngai vàng cất mão dám tâu qua
Lỗi ở con làm tội đến cha
Trẻ dại chẳng kiêng bề lớn bé
Già cam chịu lỗi phận sui gia
Cháy da chưa đủ đền ơn nước
Dại miệng không riêng lỗi việc nhà
Cái nghĩa quân thần là đạo trọng
Muôn ơn rộng lượng giết cùng tha.


Cử tọa ai nấy đều vỗ tay tán thưởng.

Đến phiên ông Thông Phụng họa lại. Ông trâm ngâm tìm ý rồi nâm:

Thần vương nghĩ lại chuyện hôm qua
Lỗi ở con làm há trách cha
Dại miệng khoe khoảng tài chú rể
Nghiêng tai giả điếc phận ông gia
Người khôn ngõ đặng đền giếng nước
Đứa dại xui cho rối đạo nhà
Khó nhọc dễ quên công mấy thuở
Quân thần đạo trọng, trẫm ban tha


Cử tọa lại được một phen thích thú. Bởi lẽ bài thơ họa lại rất hợp tình hợp cảnh và tỏ ý rộng lượng của Thông Phụng đối với sự hiềm khích cũ của ông Nhiêu Bá.

Khi tiệc mãn, Thiên Hộ Dương mời mọi người ra sau bãi tập để thao diễn võ nghệ. Đây là nơi luyện tập võ nghệ của nghĩa quân. Đêm nào ngài cũng đích thân ra đây để chỉ dạy cho binh sĩ.

Tục truyền ở đây có hai phiến đá lớn. Mỗi khi tập luyện xong, Thiên Hộ Dương thường cặp vào nách, mỗi bên một phiến, đem xuống rạch lót để đứng tắm. Tắm xong ngài lại xách lên để chỗ cũ.

Chẳng những có sức khỏe hơn người, Thiên Hộ Dương còn tinh thông võ nghệ; nhất là đường roi “song đôi” của ngài, đương thời ai ai cũng đều thán phục.

Hôm ấy, ra đến bãi tập, ngài cởi áo, đoạn chọn một cây roi bằng mây lớn bằng cườm tay múa lên. Lúc đầu người xem còn thấy bóng người, nhưng về sau chỉ nghe tiếng vù vù và đường roi chuyển đông nhanh như chớp bao bọc lấy thân ngài. Lúc tiến, lúc thoái, lúc trụ lại giữa sân. Đôi chân ngài bước đi thoăn thoắt lẹ làng. Thật là một thế “yếm bách” mười phần lợi hại.

Cuối cùng ngài ngừng roi, vút một tiếng, ngọn roi đập xuống đất và lẹ như chớp, ngài dã nhảy vọt lên đứng trên gò đất cao chừng ba thước ở góc sân. Một tay chống nạnh, một tay chống roi, ngài bảo với các quan cận vệ:

- Khi bị bao vây giữa vòng thì đường roi này “thượng bảo kỳ thân, hạ bảo kỳ mã” (trên giữ mình, dưới che cho ngựa).

Đang lúc cao hứng ông Phòng Biểu đề nghị:

- Đường roi “song đôi” của ngài có thể cho chúng tôi thí nghiệm ngay hôm nay chăng?

Thiên Hộ Dương đáp:

- Nếu muốn biết sự lợi hại của đường “song đôi” này mấy ông hãy dắt một con trâu ra đây.

Tuy chưa biết ý nghài thế nào, nhưng họ cũng chạy vào trong dắt ra một con trâu đực béo khỏe, sừng nhọn hoắt.

Lúc ấy Thiên Hộ Dương nói:

- Bây giờ ra ngoài bờ rạch gần đây, tôi cỡi con trâu này dưới rạch leo lên bờ, mấy ông đứng trên tôi sẽ đội roi lên cho mấy ông xem.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 05:45:54 pm »

Thiên Hộ Dương ngồi trên mình trâu, thúc cho trâu nhảy đùng xuống nước, rồi nắm vàm trâu thúc trâu quay ngược lên bờ. Trên bờ, ba ông Chấn, Chiếu, Phụng hờm sẵn khí giới. Chờ trâu lên đến mé rạch, ba ông nhứt tề tấn công. Kẻ đánh trước, người chém sau, kẻ đâm ngang, người đỡ ngược. Tiếng binh khí chạm nhau rổn rảng.

Thiên Hộ Dương lui trâu lại, kẹp hai vàm trâu quấn vào ngón chân trái, rồi thúc trâu tiến lên. Tiếng binh khí chạm nau càng lúc càng dữ dội hơn làm cho nghĩa quân ở căn cứ giựt mình thức dậy. Họ quơ vũ khí cầm tay rồi đổ xô xuống mé rạch. Ông Nhiêu Bá và ông Phòng Biểu vội phất tay bảo họ đứng yên.

Đang lúc mọi người còn phân vân thì thấy ông Nhiêu Bá đánh xuống một roi liên tiếp ba đòn làm cho Thiên Hộ Dương phải thúc trâu lùi lại tránh và buột miệng khen:

Đòn khá đấy!

Thiên Hộ Dương vừa khen vừa cười, rồi liền thúc trâu tiến lên. Đoán chừng ba ông đã yếu thế, Thiên Hộ Dương múa roi vun vút, thúc trâu mạnh dạn tiến lên.

Thấy ngài quyết liệt đội roi tiến lên, ông Chấn, ông Phụng bảo ông Chiếu nhắm đánh và giò trâu cho ngã. Nhưng đường roi của Thiên Hộ Dương càng lúc càng biến ảo, linh động lạ thường; vừa ngăn được ngọn roi của Phụng và Chấn, vừa đâm đót roi vào thế “hồi thủ” dọa đánh ông Chiếu, làm ông Chiếu vội vã thâu roi trở lại. Nhanh như chớp, thừa lúc ông Chiếu vừa thâu roi trở lại bị lỡ bộ, Thiên Hộ Dương đánh ngay một đòn làm cho roi của ông Chiếu văng đi xa hơn mười thước. Lập tức ngài chuyển roi để đón hai ngọn roi của ông Phụng, ông Chấn và đồng thời thúc mạnh cho trâu vọt lên bờ.

Thấy Thiên Hộ Dương đã thúc được trâu vào bờ, ông Chấn, ông Phụng thâu roi trở lại. Mọi người chứng kiến cuộc thi tài vỗ tay tán thưởng. Thiên Hộ Dương ở trần, ngực nổi tròn, hai tay gân guốc, gắp roi từ lưng trâu nhảy xuống. Nghe mọi người xưng tụng, Thiên Hộ Dương bảo:

Văn ôn võ luyện, chớ không ai tự nhiên mà có thể tài giỏi được. Các người cố công luyện tập thì ắt sẽ thủ đắc được đường roi “song đôi” như ta thôi. Từ năm 1865, Thiên Hộ Dương chuyển cách đánh giặc. Từ Đồng Tháp Mười nghãi quân rầm rộ tấn công quân Pháo ở Mỹ Trà (Cao Lãnh), rồi mở mặt trận thứ nhì đánh vào Cái Bè, Nhị Quý. Hai trận đánh gây cho giặc những tổn thất to lớn.

Năm 1866, Pháp huy động lực lượng quân đội lớn, chia làm ba mặt tấn công vào Đồng Tháp Mười. Lần này, quân ta thất trận. Phong trào chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Thiên Hộ Dương bị tan rã.

Tục truyền, khi đóng căn cứ ở Đồng Tháp Mười, Thiên Hộ Dương ra lệnh cấm đốt cỏ suốt ba năm trời. Khi giặc Pháp tấn công vào Đồng Tháp, nhằm mùa màng cỏ khô. Ông ra lệnh cho nghĩa quân đốt cỏ. Cỏ cháy tạo thành một biển lửa khói bốc ngụt trời theo chiều gó lan rộng về phía địch làm giặc Pháp hoảng hốt rút lui. Nhưng non một giờ sau, trời nổi giông gió đổi hướng, khói mù thổi ngược về phía quân ta. Quân ta thất lợi. Nhờ dó giặc Pháp mở đợt tấn công chiếm lại được căn cứ Tháp Mười.

Khi quân ta thất bại, có người kể rằng, Thiên Hộ Dương giả dạng thành dân thường, quá giang ghe bầu về Huế kể tận tình hình kháng Pháp ở Đồng Tháp Mười. Trong lúc vắng mặt Thiên Hộ Dương, Đốc binh Lê Công Kiều tiếp tục chiêu tập nghĩa dõng, xây dựng căn cứ chống Pháp ở Đồng Tháp Mười.

Sau khi được củng cố binh lực, quân ta chia làm hai toán kéo ra tấn công Cao Lãnh. Toán thứ nhất do Quản Cơ Đồng chỉ huy tiến vào Cao Lãnh theo đường Cầu Móng, toán thư hai tiến theo đường Đòn (vàm Cần Lố). Chẳng may đêm ấy trời sa mù, toán quân đi ngả đường Đồn đi chậm, không hợp đồng đúng giờ quy định nên cuộc tấn công thất bại.

Về sau, Thiên Hộ Dương bị bệnh mà mất, nhân dân lập đền thờ ông tại Đồng Tháp Mười và hàng năm đến ngày giỗ, dân chúng trong vùng đem lễ vật đến cúng vái rất đông. Do vậy, ở đây còn truyền tụng câu hát:

Ai về Đồng Tháp mà coi,
Mã ông Thiên Hộ trăng soi lạnh lùng.
Bà con đùm đậu quanh vùng,
Tháng giêng ngày giỗ xin đừng ai quên.


Nhân cuộc viếng thăm Đồng Tháp Mười, nhà thơ Nguyễn Công Minh có làm một câu đối ca ngợi Thiên Hộ Dương:

Ảm hậu anh hùng, tự Bắc tự Nam, Thập tháp hương yên trường diếu diếu,
Kiên cang tuấn kiệt, nhi kim như cổ, Ngũ linh phong độ thượng y y.


Nghĩa là:

Ngậm tức anh hùng, tiếng dội Bắc Nam, Tháp Mười lửa hương còn phơi phới,
Bền gan tuấn kiệt, danh truyền kim cổ, Ngũ linh dáng cánh vẫn như xưa.


Ngày nay dấu vết hoạt động của nghĩa quân ở Đồng Tháp Mười như lò gạch, giếng nước, đường gạo, đường xe, lò nấu cơm… vẫn chưa bị thời gian xóa hết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM