Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:04:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Cố Sự (Chuyện kể Nam Bộ)  (Đọc 82160 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:28:13 am »

LAI LỊCH CHIẾC NÓP

Ngày xưa, nói tới Đồng Tháp Mười là người ta nghĩ ngay đến một vùng cỏ lác mênh mông, sình lầy nước động quanh năm, đầy muỗi, đỉa, rắn rít… Nên đã có câu:

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội lềnh tợ bánh canh.


Thiệt vậy, trước đây trong Đồng Tháp Mười muỗi nhiều vô kể. Do cỏ cây mục nát trong nước tù hãm là môi trường tốt cho muỗi sanh sôi nẩy nở. Ngay cả ban ngày, hễ chỗ nào kín gió hay thiếu ánh sáng là muỗi tập trung dày đặc. Tiếng muỗi bay vang lên âm thanh như sáo thổi. Về đêm, không biết cơ man nào mà kể, chỉ cần hươ tay một cái là nắm được hàng chục con. Nhiều người nói rằng muỗi bay mát mặt, mát tay, muỗi như hốt trấu mả rải, như bão ở sa mạc.

Trời chạng vạng là phải vô mùng (cái lớn ở ngoài, cái nhỏ ở trong, cách nhau độ hai mươi phân, đề phòng khi ngủ quên để tay chân ra ngoài không bị muỗi cắn). Trên bờ cũng phải ngủ mùng! Nhưng không phải lúc bấy giờ người dân Đồng Tháp Mười ai cũng có mùng mà ngủ. Những người không có mùng phải đốt củi lá un khói để đuổi mỗi, có người phải ngủ “mùng gió” (ngồi trên xuồng bơi mạnh vài ba dầm cho có gió để xua muỗi đi, một lát sau muỗi bu tới lại bơi nữa, cứ như thế cho qua đêm). Có người phải ngủ “mùng nước” (nhận xuồng cho nước vào rồi nằm ngâm mình trong nước chừa đầu ra, chỉ có người khỏe mạnh mới dám ngủ theo kiểu này.

Những người đi khai hoang hoặc các nghĩa quân chống Pháp trong Đồng Tháp Mười xưa kia phải gánh chịu biết bao gian lao nguy hiểm - nhất là muỗi. Mặc dù muỗi đồng ít gây bệnh sốt rét hơn muỗi rừng, nhưng vì quá nhiều, nên không có cách gì trừ, chúng có thể hút hết máu con bò trong một đêm. Nếu lỡ ngủ mà để cánh tay ra sát vách mùng, thì chúng cắm vòi vào mà hút máy đầy bụng, phóng uế rồi lại hút. Những con khác không có chỗ đậu, cắm vòi vào trước mà hút, cứ như thế con này nối con kia dày như một sợi dây!

Thuở ấy, nghĩa quân không đủ cho mỗi người một cái mùng, phần lớn nghĩa quân có một tấm đệm (đương bằng gọng bàng) nửa nằm nửa đắp thay mền. Nhưng hai đầu còn trống, còn có chỗ cho muỗi bay vào. Muốn xua đuổi được chúng ít nhứt phải đốt đống un (dùng rơm rạ, trấu hay lá cây ẩm, vừa cháy vừa có khói) muỗi mới bay đi, nhưng đốt như thế thì lộ chỗ đóng quân một nghĩa quân mới nghĩ ra cách xếp đội tấm đệm, lấy lạt dừa may kín hai đầu. Chui vào nằm trong đó, xem như có màn và có cả mến đắp mưa, không con muỗi nào vào được, có thể ngủ được suốt đêm. Từ đó, mỗi nghĩ quân đều có một cái như vậy, gọp là cái “xếp”.

Đồng bào quanh vùng hoan nghinh sáng kiến ấy. Không bao lâu “chiếc xếp” xuất hiện khắp vùng Đồng Tháp Mười và theo ghe thương buôn đến khắp miền Lục tỉnh Nam Kỳ.

Khi thực dân Pháp tấn công Đồng Tháp Mười, một sĩ quan Pháp thấy “chiếc xếp” lấy làm lạ, hỏi tên thông ngôn. Tên này nghĩ rằng nếu nói là “chiếc xếp” thì trùng với tiếng “chef” (sếp) có nghĩa là người chỉ huy, e xúc phạm tới quan Tây, biết đâu tay sĩ quan này lại nghi ngờ mình có ý xỏ xiên dám dùng chức vị “quan lớn” của nó để lót đít ngồi, nên hắn nói trại ra thành “chiếc nếp”.

Ít lâu sau, một tên thầy đội người Việt đóng đồn trong Đồng Tháp Mười tên là Nếp. Y cấm đồng bào không được dùng tên y để gọi “chiếc xếp”. Nên “chiếc nếp” được đổi thành “chiếc nóp” và gọi mãi cho đến ngày nay.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:29:41 am »

SỰ TÍCH TẢNG ĐÁ NẰM
TRÊN NGỌN CÂY DẦU Ở TRẠI BÍ
(hay Ông KHỔNG LỒ)

Trại Bí là một vùng đất ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Ngày xưa, nơi đây là một rừng cây cối, nhất là mây, mọc dày đặc. Dân chúng trong vùng thường vào rừng đốn củi, bứt mây hay lấy dầu chai đem về chợ bán. Họ đi thành từng toán mang theo gạo, mắm, thức ăn như bầu, bí, dưa cà ở lại năm ba ngày mới về.

Lâu ngày, những hạt bí do họ làm rơi vãi mọc đầy cả một vùng. Do đó, nơi này được gọi là Trại Bí.

Ở đây, ngày nay vẫn còn một cây dầu to ba người ôm không giáp, cao 20 thước. Cách gốc chừng 10 thước, cây có một cháng ba. Giữa cháng ba này có một tảng đá to, nặng chừng một tấn.

Tương truyền, ngày xưa núi Bà Đen có một Ông Khổng lồ to lớn di thường. Ông có một người vợ trẻ. Hai vợ chồng rất thương yêu nau. Vì thuở nọ, ở đây có nhiều thú dữ, nên mỗi lần đi vắng ông Khổng Lồ thường dặn vợ ở trong hang núi không được đi ra ngoài.

Trưa hôm nọ, từ rừng trở về không thấy vợ, ông vội vã đi tìm. Vừa lo lại vừa giận vợ không nghe lời mình, ông bước vội một bước từ Trại Bí sang núi Cậu. Hai dấu chân lún xuống đá ngày nay còn dấu. Đảo mắt nhìn khắp núi rừng không thấy vợ đâu, ông bèn cất tiếng gọi lớn. Tiếng ông vang động cả một vùng, nhưng vẫn không nghe tiếng vợ đáp lại. Lúc đó, có một con quạ bay ngang kêu: “Quạ! ! Quạ!”. Ông hỏi quạ:

“Vợ tao ở nơi nào?
Nếu mày có biết mau mau chỉ giùm”.

Quạ vừa bay vừa nói:

“Đàn bá lắm kẻ gian ngoa,
Vợ mi mi giữ hỏi ta làm gì!”

Đang bực mình, nghe trả lời xấc láo như vậy, ông Khổng Lồ bèn nhặt một hòn đá kiệng qua. Đá không trúng quạ, nó rơi lọt ngay vào cháng ba cây dầu và mắc luôn ở đó. Ngày tháng trôi qua, cậy dầu ngày càng lớn nâng tảng đá lên cao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:34:16 am »

SỰ TÍCH TẢNG ĐÁ HẦM HINH

Sau nhà một ông thầy thuốc già cuối xóm - phía trên vồ đá dựng - đến nay vẫn còn tảng đá chông chênh to và dài hơn chiếc giường ngủ một người, nằm giữa bãi đá trắng mốc, phẳng lỳ.

Hồi xưa, khi tảng đá từ trên chóp núi mới lăn xuống tới triền đá này, nó lớn hơn chiếc ghe chài chở lúa, có mặt phẳng và góc cạnh vuông vắn như tảng nước đá bây giờ. Và bây giờ, tảng đá ấy mòn lẳng, bụng ghếch lên một hò đá nhỏ, nhìn xa tương tự chiếc cầu thăng bằng trong vườn chơi các em bé.

Doi núi nơi đây nhoài ra gần chi mép đồng, con lộ nhỏ sát chân núi đá. Bước qua bờ lộ là những lối mòn, những bãi cỏ xanh mù. Bầu trời trải ra phía trước mênh mông. Những đàn chim chiều giăng hàng bay thong thả. Lác đác những bóng cây đen sẫm như dáng người đứng đợi dứng đồng xa. Và rặng Thất Sơn kéo dài một màu tím sẫm đến chân mây. Màu nước lớn chân lộ dềnh dềnh bóng nước. Nước dâng tràn đồng bãi trông giống đại dương. Buổi chiều hết nắng vồ đá Hầm Hinh nhô lên khỏi ngọn cây rừng, bãi đá thênh thang mời mọc những ai muốn ngồi trên đá ngắm hoàng hôn tím đỏ, ngắm chân trời ùn lên những vầng mây xanh thẫm, chốc chốc biến đổi những hình thù quái dị.

Không mấy buổi chiều tạnh ráo bãi đá vắng người. Các cụ già trầm ngâm nhìn vào quá khứ, người trung niên tìm chút thư thái trtong gió ngàn, trẻ nhỏ dõi theo từng đàn chim xanh xòe cánh giữa bao la, từng đà cò trắng duỗi thẳng chân bay về núi, đáp xuống những vòm cây.

Người ta ngồi rải rác xung quanh tuyệt nhiên không ai dám để chân lên tảng đá Hầm Hinh. Người lớn ai ai cũng hiểu điều cấm kỵ ấy. Lũ trẻ thì coi nó như những tảng đá bình thường.

Hễ thấy đám trẻ kéo lên chay loanh quanh bãi đá những người có tuổi thường dặn đi dặn lại mãi một câu: “Không đứa nào được leo lên tảng đá, nghe chưa!”. Lời dặn nghiêm trang mang theo ít nhiều đe dọa. Đám trẻ có đứa nhát gan sợ chết, có đứa táo tợn như anh em nhà Bảy Dân chẳng coi lời dọa có nghĩa lý gì.

*
*   *

Một hôm chờ người lớn về xóm cả, hai người anh em con nhà Bảy Dân trèo lên cái đầu thảng đáo không cao, đầu kia tự đà phát ra những tiếng hầm… hinh, hầm… hinh rất thanh và ấm. nghe tiếng âm âm như tiếng tiếng vang từ đáy núi, đám trẻ con đứng xem thích thú cái âm thanh vừa lạ lùng vừa quyến rũ thong thả nhịp nhàng, lan dần trong hẻm núi rất xa.

Đột nhiên cả xóm náo động, xôn xao. Những ông già, bà lão ra khỏi nhà, nhướn nhác ngó lên núi trân trân. Nhiều người hớt hải chạy lên triền đá.

- Đứa nào? Đứa nào dám đánh động đất động đai. Muốn chết hả? Muốn giết cả xóm hả? Trời ơi! Chết cả xóm rồi!

Anh em nhà Bảy Dân sợ quá chạy biến lên rừng. Hai đứa khôn hồn chạy trước, nếu những người này tóm được, chắc chắn chúng nó no đòn.

Tối hôm ấy, nhà nhà thắp nhang đèn sáng ánh trước sân. Những cụ già lâm râm khấn vái, câu xin thần linh tha cho dân xóm cái tội lỡ dại xúc phạm đến vật thiêng liêng. “nhứt phá sơn lâm”… Tội đáng chết đối với con người là tội phá núi phá rừng. Núi rừng là của cải, kho tàng quý giá mà “đấng thiêng liêng” vô hình đã tạo ra từ thưở chưa có loài người. từ thưở sống trần truồng trong hang đá, ăn thịt sống thú rừng, lấy đá ném trái cây mỗi lúc muốn ăn, cho đến khi biết dựng mái lều, biết nhen ngọn lửa, “đấng thiên nhiên” bao giờ cũng ưu đãi con người. muốn ăn trái, có cả rừng cây vàng chín mọng. Thích ăn thịt, thiên nhiên đã nuôi sẵn biết bao đàn thú, bầy chim. Sống trong hang đá oi nồng, thiên nhiên gọi gió đến từ biển ra, gọi nước xối tuôn từ bầu trời cao thẳm. Muốn làm đẹp, thiên nhiên sinh sôi cho con người biết bao ngọc vàng cất giấu trong đường gân thớ thịt, trong tim gan của núi.

Kẻ nào phá núi phá rừng “đấng thiên nhiên” không hề dung thứ mà phải trừng trị bằng hình phạt thảm khốc vô cùng.

“Nhứt phá sơn lâm”… tội lớn nhất trong mọi tội lỗi của con người đối với thiên hiên. Từ thuở con người còn sống trong cây lá, hang sâu không một ai dám làm phiền, dám gây cho núi rừng phẫn nộ.

Vậy mà một chàng trai tham lam, ngổ ngáo dám cãi lời cha mẹ, bất kể uy linh cao cả của núi rừng.

Ngày ngày hắn lặng lẽ vác dao, cầm búa leo núi luồn rừng. Gã đi đến đâu, cây cối gãy đổ tan hoang đến đó. Lưỡi dao to, bén ngót trong tay khắn không nề cây con cho đến cội già. Gã phạt phăng phăng cây cối để mở lối đi, dọn sạch những nơi hắn đục moi lòng đá. Gã tìm vàng, ngọc và kim cương.

Không biết kẻ nào đã xúi khôn cho hắn? Rằng trái núi này toàn là đá hoang cương. “Đấng thiên nhiên” đã luyện đất đá tầm thường bằng triệu triệu năm bao bọc cái kho tàng vàng ngọc để cho những kiếp người hàng triệu năm sau tìm thấy trang điểm huy hoàng lộng lẫy. Và “đấng thiên nhiên” cũng đã tiên kiến được rằng trong bầy người - càng về sau - không ít kẻ tham lam, đê tiện. Ngài phán truyền cho những vị mang ngọc, vàng đi giấu, không để tất cả vào một nơi, mà đặt rải khắp trong lòng núi. Sau này, lấy được vật quý giá ấy ra không phải tay kẻ tầm thường, tham vọng mà phải có bàn tay khéo léo của người cần mẫn, chắt chiu và tâm hồn trong sáng.

Gã con trai ham muốn sang giàu, đam mê cuộc sống vương giả riêng mình, lao vào cuộc truy tìm vàng ngọc không biết mỏi. Hắn phá núi bạt rừng khắp chỗ như dại như điên, không sao dừng lại được. Ngày nào hắn cũng trèo núi, băng rừng, chặt cây, đục đá. Những cánh rừng thăm thẳm rộn ràng tiếng chim, thơm lừng mùi quả chín, chẳng mấy chốc ngổnn ngang cành héo, lá trắng xay đầy rẫy vết sẹo, trông thảm hại như da mặt người mắc bệnh đậu mùa. Trái núi lồng lộng, uy nghiêm những chiều gió mát, những đêm trăng vằng vặc các vị tiên hạ xuống chót núi múa hát, đánh cờ đã trở thành trái lúi lở lói, tật nguyền, không còn chỗ nào lành lặn.

Cha mẹ hắn cản ngăn, láng giềng người một câu khuyên nhủ hắn. Họ đẫn ra bao nhiêu chuyện, bao nhiêu gương người bị thần linh trừng phạt về tội phá núi, phá rừng gây đổ vỡ trong thiên nhiên. Hắn có đếm xỉa đến ai đâu. Lòng tham vô độ, cuồng vọng vô bờ - hắn sẽ thành một đại phú gia, giàu sang tột bực xứ này - khiến hắn cứ lao vào cuộc tàn phá rừng như con trâu điên phá làng xóm. Ngày nào núi rừng cũng dội vang tiếng búa đục chan chát, tiếng cây gãy đổ ào ào. Có hôm trời tối mịt hắn mới về tới nhà, người mệt mỏi đến rã rời.

Một buổi chiều, khi những tia nắng vàng như mật vừa tan, các vị tiên ông đang ngồi nhấp rượu, đánh cờ bên tảng đá vuông dài lấp lánh tinh thể vàng răm. Thỉnh thoảng cao hứng, tiên ông cầm gậy trầm hương gõ nhẹ vào phiến đá, một âm thanh kỳ ảo ngân lên như tiếng đàn vọng lên từ quá khứ xa xăm. Đột nhiên, tiếng búa đục vang vang làm cho các vị tiên ông ngạc nhiên, bực bội. Kẻ nào dám ngang nhiên quấy phá cảnh tĩnh mịch rừng núi về chiều? Ba nàng tiên hầu vâng lời phán bảo của vị tiên râu trắng dài tới bụng, hóa ra ba con bướm vàng, bướm trắng, bướm nâu bay xuống trần xem kẻ nào làm náo động rừng núi chiều hôm.

Một lát, ba nàng tiên bướm bay về, kể rõ đầu đuôi chuyện gã con trai nghênh ngang phá núi. Không nghe lời phải, chẳng nề người già, bất tuân lời khuyên răn cha mẹ. Hắn còn ngỗ ngược thách thức các vị tiên ông. Hắn nói: “Các vị quá cỗi rồi, già nua hơn cây dương già trên đỉnh núi. Còn làm gì được ngoài rượu với cờ”. Hắn còn tự huyễn hoặc, từ tôn mình là người của hôm nay, các vị là lớp người của quá khứ, lỗi thời.

Tiên ông giận lắm, cầm cây gậy trầm hương nhịp nhịp lên phiến đá:

- Thằng ranh con quá lắm! Mới nứt mắt đã muốn đạp đổ tông đường. Chân đi chưa vững. tay chưa nhắc nổi bàn cờ đã đòi vào dĩ vãng thẳm sâu để khai quật kho tàng bảo vật giấu kín triệu triệu năm dưới tảng đá rắn. Một mình nó muốn cuỗm cả tài sản của mọi người…

Mắt tiên ông long lanh, khát khao trừng phạt:

- Hỡi nữ chúa quyền lực mênh mông! Hỡi thần núi vô cùng rắn rỏi! Hãy lấy cây ngàn bủa vây chặt núi, lấy đá chặn kín mọi nẻo rừng, bắt cho được gã con trai ngang tàng, hỗn láo đem đến cho ta.

Tức thì núi rừng chuyển động, cây chạy vù vù, đá lăn lông lốc, cát bụi mù trời. Chim chóc bay tủa, rủ cánh xuống khắp nơi, thú rừng chạy loạn vào khe sâu, hang hóc. Gã con trai ngổ ngáo không còn chỗ chạy, run rẩy đứng trân trên bãi đá. Từ đỉnh “sân tiên” vị tiên ông nghiêm trang phán hỏi:

- Hỡi kẻ ngông cuồng kia! Yên quái nào khiến ngươi giày xéo núi rừng, làm cho cây đá tả tơi, rách rưới! Ngươi có biết ngang nhiên phá núi, phá rừng ngươi đã xúc phạm uy quyền thần núi, tội lỗi với cháu rừng, bất nhơn với mọi người đang sống với ngươi?

Đến phút chết kể bên, gã con trai ngông vẫn còn dối trá:

- Xin ngài hiểu cho lòng dạ ngay thẳng của kẻ khốn nạn này. Xin gài bớt cơn phẫn nộ! Tôi muốn tìm lấy kho tàng vàng ngọc đem chia cho tất cả mọi người…

Tiên ông hất ngược chòm râu, dằn giọng:

- Cả đến ta - bậc tiên thiên - ngươi vẫn dám dối lừa. Ngươi chẳng sợ phạm tội với trời đất, không dâng lời cha mẹ, chẳng nghe láng giềng, sỗ sàng với tiên nữa, bất lể với tiên ông. Ngươi tưởng trong tay cây búa với đầu óc điên rồi vì tham vọng ngươi có thể khảo núi nhả ra cho người châu báu, ngọc vàng! Tính ích kỷ, lòng tham, bộ óc ngu đần chỉ đem lại đổ nát cho núi rừng, và tai họa cho người sống, cho cả bản thân ngươi. Tội lỗi lớn lao này người phải chịu trừng phạt kiếp kiếp đời đời.

Dứt lời tiên ông giơ gậy trầm hương chỉ tay vào trán gã trai, tức khắc biến thành hòn đá nhỏ trơ vơ trên bãi đá.

Tiên ông trở gậy hất nhẹ tảng đá bên chân, tức thì tảng đá vang lên một tiếng trong thanh và nhảy tâng tâng qua từng vồ đá, qua khe, qua hẻm hóc. Mỗi lần va chạm đá phát ra từng tiếng hầm.. hinh… hầm… hinh đều đặn.

Phiến đá lăn đột ngột dừng lại. Theo cái phất tay của vị tiên râu dài, phiến đá từ từ trườn lên hòn đá nhỏ như thân cây cổ thụ đè xuống chồi non. Hòn đá nhỏ quằn quại kêu la từng lúc dưới sức nặng nghìn cân. Mỗi cơn giãy giụa của hòn đá con tội lỗi, tảng đá thần khua lên những tiếng hầm… hinh ầm ầm rên khắp núi.

Có người nói, trong cơn thịnh nộ, tiên ông đã dứt phiến đá ấy từ chiếc đàn thần tung ra trừng phạt gã con trai tham lam và hỗn láo, bất kể cha mẹ, tự mình phá núi.

Cái đáng sợ là gã không chết hẳn mà hóa thành hòn đá nhỏ đời đời kiếp kiếp gánh chịu sức nặng khủng khiếp của phiến đá thần.

(theo Mai Văn Tạo)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:36:52 am »

NHỮNG CHUYỆN KỂ VỀ VÀNG
Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI

Ngày trước, không hiểu do đâu mà có tin đồn là ở miệt Tháp Mười có nhiều vàng, nên thiên hạ đổ xô về đây rất đông, ghe xuồng đậu chật kín, chợ Tháp Mười đông nghẹt người, hầu hết là dân nghèo ở tứ xứ. Gia tài chỉ một cái xuồng, một cái nóp, một cái cà rằng. Tới nơi, họ sắm thêm một cái leng, cái cuốc để đào bới. Họ hì hục đào quanh Tháp, ngày này qua ngày khác.

Những người đi tìm vàng tạo thành cảnh tấp nập đông vui. Sáng sớm, từng đoàn, từng tốp người hăm hở kéo nhau đi từ chợ Gảy lên Tháp, rồi chiều tối quay trở về chợ, vừa đi vừa hỏi nhau: “Có được gì không?”. Thậm chí có người cất chòi ngay trên giồng Tháp bởi từ sáng đến tối mịt mới nghỉ tay, để khỏi mất thì giờ đi lại.

Nhưng chắc là không ai đào được gì, nên về sau họ chán, bỏ đi lần lần. Họ vốn dĩ đã nghèo lại càng nghèo thêm mà chỉ lợi cho mấy tiệm buôn bán tạp hóa ở chợ.

Do đó, có nhiều chuyện về vàng, sau đây là vài chuyện tiên biểu:

1. NUÔI CHÓ TÌM VÀNG

Trong khi mọi người đua nhau đào xới để tìm vàng, có một người dân tộc Khơme không biết từ đâu đến mướn ruộng mần ăn. Anh ta lùng sục khắp xóm trên xóm dưới mua được một con chó mực rặc đen tuyền độ chừng vài ba tháng tuổi, đuôi cụp, lưới đen đem về nuôi.

Phải nói anh ta thờ con chó mới đúng! Nhà rất nghèo, không có một cái áo lành lặn để bận, mà dám bỏ ra mỗi ngày tới hai ba cắc đi mau thịt bò cho chó ăn và đích thân anh ta cho ăn. Anh ta cưng nó vô cùng, xích nó bằng sợi xích tốt, lựa chỗ sạch sẽ trong nhà trải manh đệm cho nó nằng, cấm vợ con không được động tới. Đêm nào anh cũng thức rất khuya, khi mọi người trong nhà đã ngủ yên hết, anh thắp ba cây nhanh bên cạnh con chó, rồi quỳ xuống thì thầm khấn vái cái gì đó không ai nghe rõ.

Ba giờ sáng anh đã thức dậy hứng sương đọng trên tàu lá chuối và phải hứng được gần một chén đem về cho nó uống. Tất cả các việc làm này anh ta đều giấu kĩ. Có một lần anh ta đánh đập vợ rất tàn nhẫn, chỉ vì chị vợ tọc mạch dám đứng ngó anh ta đương lúc khấn vái bên cạnh con chó. Nhưng riết rồi cũng có người biết chuyện nuuôi chó kỳ quái của anh. Khi ông chủ đất biết chuyện, ông ta cho rằng anh này luyện bùa ngải gì đây, muốn đuổi anh ta đi nhưng còn e ngại, sợ anh ta dùng bùa ngải để trả thù.

Chủ đất kêu anh ta tới hỏi, anh ta trả lời:

- Tôi là tá điền của ông, tôi nhờ cậy ông chủ, tôi khônglàm gì hại ông chủ đâu, ông chủ đừng nghi tôi tội nghiệp.

Anh ta nhứt định không cho chủ biết ý định của mình. Chủ đất dọa đuổi thì anh ta van lạy:

- “Xin ông chủ đừng nghi tôi tôi nghiệp”.

Thấy giọng nói và cử chỉ của anh rất thật thà, hơn nữa từ trước đến nay anh ta rất trung thành, nên chủ đất cũng bỏ qua.

Anh ta tiếp tục nuôi chó đến ngày thứ 99, đêm thứ 99, nhằm đúng đêm rằm, sau ba ngày ăn chay tắm gội sạch sẽ, anh ta thắp nhang đèn bên cạnh con chó rồi khấn vái một hồi lâu. Đúng 12 giờ khuya anh ta vác leng, cầm cuốc, dắt chó ra đi. Tới Tháp, anh ta thả chó hạy loanh quanh và theo dõi từng bước một của nó. Anh ta đánh dấu chỗ nào con chó đứng lại hít hít, quào quào mặt đất. Sau đó anh ta hì hục đào những chỗ làm dấu, hy vọng vớ được vàng, nhưng cuối đêm ấy và bốn năm đêm sau chẳng được gì, cuối cùng anh ta bỏ cuộc.

Một buổi sáng nọ, anh ta ôm con chó lại nhà chủ đất nói:

- Thưa ông chủ, tôi tưởng tìm được vàng, hóa ra lại tốn thêm tiền, tốn tới mấy chục đồng vì con vật này. Tôi xin biếu ông chủ đó.

Con chó to, nuôi toàn bằng thịt bò, uống sương buổi sáng nên thiệt mập, lại là chó mực. Nghe người ta nói loại chó này rất bỏ âm, ông chủ đất không ngần ngại nhận ngay và sau đó một buổi nhậu đã đời diễn ra(1).

2. ĐƯỢC VÀNG

Ông Xi nghe nói đâu là người ngoài Trung vào lập nghiệp ở Cao Lãnh đã lâu. Sau đó ông đưa gia đình vào Đồng Tháp Mười, cất nhà trên bờ kinh và sinh sống bằng nghề tát đìa, đặt lọp, giăng câu. Gia đình có hai con, một trai, một gái. Dù nghèo nhưng vợ chồng ông vẫn cố gởi hai đứa con đi học, nên hai vợ chồng phải làm quần quật quanh năm suốt tháng mà vẫn không dư dả gì cho lắm.

Một đêm nọ, ông chiêm bao thấy có một ông già mặc áo dài sanh, đầu bịt khăn đỏ, tay chống gậy trúc, tướng mạo rất phương phi, nói rằng:

- Ta thấy con nghèo, nhưng chí thú làm ăn, ta cho con một vật quý ở gần nhà con, dưới gốc cây ổi ở hiên nhà, nhưng con phải chờ đúng ba tháng mới đào lên lấy. Đừng cãi lời ta không nên.

Ông già nói xong đi ra gốc cây ổi rồi biến mất.

Thức dậy, ông Xi nửa tin nửa ngờ, ông thường không tin vào mộng mị. Lúc bấy giờ trời chưa sáng hẳn, ông nhìn ra cây ổi, dường như có ánh sáng lờ mờ từ dưới đất bốc lên. Thấy lạ, ông cho vợ hay và kể cho vợ nghe về giấc chiêm bao. Cả hai mừng rỡ, ngồi ngó gốc ổi cho tới sáng.

Từ đó, đêm nào hai người cũng ngó về nơi ấy và cũng thấy hình như có ánh sáng tỏa lên, chỉ trừ hôm nào trời mưa thì không có. Ông đếm từng ngày, lấy dao khắc vào cột nhà làm dấu. mỗi gạch là một ngày và rất nóng lòng thấy thì giờ đi quá chậm.

Ông nôn nao đến nỗi không còn làm được việc gì nữa, đến hai tháng rưỡi ông thấy không thể đợi được thêm nữa nên bàn với vợ:

Tôi nóng ruột lắm, không đêm nào ngủ yên giấc được, cứ thấp thỏm sợ người ta ăn cắp thì uổng công mình gìn giữ, chờ đợi bấy lâu nay. Tôi tính đào lên coi vật gì rồi đem vào trước nhà chôn, chờ đúng mười lăm hôm nữa thì lấy lên xài cũng đúng thời hạn ba tháng vậy.

Bà vợ lúc đầu không chịu, cho rằng làm như vậy không đúng lời thần linh mách bảo, hơn nữa rủi xảy ra việc gì thì sao. Nhưng về sau, bà sợ có người biết vì đêm nào ánh sáng từ gốc cây ổi cũng tỏa lên, nên bà cũng sợ mất của trời cho. Bà đồng ý với chồng. Giữa đêm ấy, hai người âm thầm xác leng, cuốc ra gốc ổi đào xuống chừng non một thước thì gặp một nải chuối cau gồm 16 trái, lớn bằng chuối thiệt, toàn là vàng khối. Ông lấy nải chuối lên và để vào cái lu nhỏ, rồi đào một lỗ ở trước nhà để chôn xuống.

Yên trí của trời cho bằng vàng, cũng không sợ ai lấy. Đúng 15 hôm sau, ông bà đếm đúng 90 gạch trên cây cột, xách cuốc đào cáii lu lên, không thấy nải chuối vàng đâu nữa. Cái lu trống trơn như không có để vật gì từ trước.

Ông tiếc ngẩn ngơ, buồn rầu nhìn vợ, thở dài một tiếng. Ông rửa tay rồi lên giường nằm, sáng hôm sau bà thấy ông đã tắt thở từ lúc nào không biết. Bà hoảng hồn, nổi mõ một hồi kêu lối xóm tiếp giùm làm đám ma. Chôn cất ông xong, bà phát bịnh nặng rồi ba ngày sau cũng chết theo chồng! Hay tin anh mất, người em của ông ở Cao Lãnh bời xuồng đưa hai cháu tới chỉ còn thấy hai nấm mộ nằm song song bên nhau.


(1) Theo Nguyễn Hiến Lê - Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:39:41 am »

BÀ MỤ TRỜI(1)

Thuở ấy, đất Đồng Nai vừa mới được khai khẩn. Rừng núi còn hoang vu. Muông thú còn dạn dĩ, làng thôn chưa phồn thịnh. Lưu dân ở Ngũ Quảng vào cư trú thành những cụm thưa thớt dọc theo bờ sông Đồng Nai.trong xanh. Lúc ấy việc sanh đẻ, chữa bệnh đều nhờ vào những bà mụ, những ông lang thuốc Nam.

Tại làng Tân Chánh, huyện Bình Dương có một bà mụ rất giỏi việc hộ sản. Uy tín và tiếng tăm của bà lan ra khắp làng. Các phụ nữ đến ngày sinh đều đến rước. Thân chủ của bà càng ngày càng đông đến nỗi mỗi ngày bà phải đến giúp hết sản phụ nọ đến sản phụ kia không lúc nào rảnh tay. Bà trở thành người đứng đầu trong cả trấn và bà được người đời tôn xưng là bà Mụ Trời.

Tương truyền bà được một danh y truyền cho một loại thảo dược an thai và giục sanh rất thần diệu. Đó là một loại lá cây khô có hai mặt úp kín vào nhau mà ngày nay không ai biết được tên gì.

Tiếng tăm của bà Mụ Trời đồn đại mạnh mẽ đến nỗi thú rừng cũng biết danh. Bạch Hổ, Hắc Hổ, Thần Hổ, “ông cụt”, ông một là những con cọp chúa hung dữ có tiếng của đất Biên Hòa đều kính phục bà. Những đêm tối tăm, mưa gió chúa cọp thường gặp bà đi băng rừng, qua suối đi về đều cúi đầu tránh đường cho bà đi, không dám làm hại.

Một hôm trời vừa sẩm tối, trăng mới lên khỏi chòm cây trước sân, bà Mụ Trời đang ngồi dùng cơm dưới ánh đèn chai trong nhà thì một con cọp rón rén đi vào. Đến bên chỗ bà ngồi, cọp cúi đầu phủ phục. Bà hốt hoảng toan bỏ chạy, thì một con khác xông vào ngoạm nhẹ vào chân bà đặt lên lưng con cọp đang nằm. Cọp nọ vội đứng dậy bước đi. Do phản ứng tự nhiên, bà ôm vào cổ cọp và nắm sấp lên lưng cọp. Làng xóm, người nhà hoảng hốt xách dáo mác, gậy gốc đuổi theo. Nhưng có đã phóng vào rừng mất dạng.

Qua một đoạn đường, con cọp nằm mọp xuống nghiêng mình hất bà xuống bãi cỏ. Bà định thần nhìn chung quanh thì thấy một con cọp khác đang nằm thở dốc, nặng nhọc. Và lạ thay, bên cạnh đó có cả bao mo cau đựng đồ nghề của bà. Nhờ ánh trăng, bà nhận ra là một con cọp cái đang chửa. Cái bụng to của nó mấy máy cử động. Với kinh nghiệm, bà biết là cọp đang chuyển bụng sinh con và bà chợt hiểu ra là con cọp đực rước bà đỡ đẻ cho vợ. Lấy lại bình tĩnh, bà mở mo cau lấy thuốc giục sanh, con dao nứa, củ gặng, củ nghệ bày ra bên cạnh… Rồi bà cắt rún, chô nhau, vắt chanh vào mắt, móc miệng lấy nhớt và để cọp con nằm trên đống cỏ khô.

Cọp cái trườn lên liếm con, mắt đờ đẫn nhìn bà tỏ vẻ biết ơn. Cọp đực lại cõng bà về tận nhà.

Bà về đến nhà lúc mọi người còn đang bàn tá. Ai nấy đều ngạc nhiên. Bà thuật lại sự việc. Mọi người nghe xong mới vỡ lẽ.

Sáng hôm sau, người nhà thức dậy mở cửa ra, thì thấy một con heo rừng nằm giữa sân, mình heo còn đẫm máu tươi. Cọp đem heo đến đền ơn bà Mụ Trời. Từ đó, cứ nửa tháng, hai mươi ngày cọp lại đem heo rừng, nai, hươu đến bỏ trước sân để biếu bà Mụ.

Tin cọp rước mụ và đáp nghĩa lan rộng khắp vùng. Người đời bấy giờ cho rằng bà là một đấng thần nữ được Trời sai xuống độ sanh cho phụ nữ. Thân chủ khắp nơi đến rước ngày càng đông. Người đem thuyền, người đánh xe trâu, lại có người đem cả võng đến rước bà.

Khi tuổi già xế bóng, bà chỉ giúp cho những người lân cận. Bà truyền nghề cho con cháu để họ thay bà giúp những sản phụ ở xa.

Bà sống đến tám mươi tuổi mới mất. Chôn cất xong xuôi, đến ngày mở cửa mả, thì ở đầu mộ của bà có ba xác heo rừng còn nóng, và quanh mộ dày đặc dấu chân cọp. Cọp đã đến ấp mộ và dâng heo để tế bà.

Đến nay, câu chuyện bà Mụ Trời còn được các người già cả vùng Biên Hòa, Bình Dương, nhất là vùng Tân Khánh nhắc tới.

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng)


(1) Ở Nam Bộ, truyện kể và “Bà Mụ Trời” rất phổ biến. Chẳng hạn như bà Mụ Hơm ở Xóm Cầu (Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh), bà Mụ Trời Nguyễn Thị Hoa ở Rạch Bà (Cái Nước, Minh Hải), bà Mụ Trời ở An Thạch (Bến Lức, Long An) bà Mụ Sáu ở Minh Hà (Giồng Trôm, Bên Tre), bà Mụ Lở (ở Bình Đại, Bến Tre)… vì cơ bản cốt truyện và tình tiết đều giống nhau nên chúng tôi chỉ kể một truyện tiêu biểu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:41:20 am »

ÔNG TĂNG CHỦ TRỊ CỌP

Ngày xưa, quãng đường từ Châu Đốc đến Núi Sam (tỉnh An Giang ngày nay) rừng rậm rạp nhiều cọp beo. Nhứt là cọp hoành hành rất dữ.Lúc bấy giờ có một số người đến đây phá rừng làm ruộng. Ba ngày làm gì cũng phải đông người, không ai dám đi riêng lẻ một mình, nhứt là nơi cây cối rậm rạp. Còn ban đêm thì ngủ trên chòi gác cao, cửa nẻo phải đóng kín. Dù vậy, có người bị cọp vồ mất xác.

Trong số người đến khai hoang có ông Tăng, thệt thật là Bùi Văn Thân, sở dĩ người đời thường gọi ông là ông Tăng hay ông Tăng Chủ, vì ông có hiệu đạo là Bùi Thiên Tăng Chủ, một đồ đệ của Phật thầy Tây An.

Ông Tăng, người giỏi võ nghệ, thân vóc cao lớn, miệng rộng tai dài, cánh tay buông xuống dài tới đầu gối, chân tay lông móc đầy kín, tiếng nói sang sảng như sâm, tâm tánh thì hồn nhiên quả quyết. Ở đây, ông đã từng làm chúa tể của cháu sơn lâm một thời.

Một lần nọ, cọp về xóm vào lúc chập tối, mọi người rút lên gác, đóng cửa kín mít, đánh mõ báo động vang trời. Ông Tăng một mình cầm mác thong trèo xuống than rượt cọp. Dưới ánh trăng mờ mờ, cọp lao tới phủ lên mình ông. Ông lẹ làng rùn xuống, một tay dựng đứng mác thong lên, một tay thủ thế chờ cọp rơi xuống. Cọp hoảng hốt khi gặp tọa độ của ông Tăng cùng với ánh sáng lấp lánh của ngọn mác thong, nó liền né sang một bên. Trong lúc lúc cọp mất đà chao mình trên lưng chừng, ông đấm nhẹ vào hông nó một cú đấm thôi sơn rồi thuận chân bồi thêm vào hạ bộ nó một miếng đòn trời giáng. Cọp rống lên một tiếng vang trời rồi ngã lăn bất tỉnh.

Ông Tăng không giết cọp, bước tới lôi nóp dậy, miệng lẩm bẩm:

- Tao tha cho, từ nay phải bỏ tính ngang tàng, đứng có đén đây nữa mà mất mạng!

Cọp gằm mặt xuống đất, kéo lết cái chân què đi vào rừng, và từ đó không dám bén mảng tới xóm nữa. Có người hỏi ông:

- Tại sao ông lại dưỡng hổ di họa, giết phắt nó đi cho mọi người nhẹ lo.

- Tôi không muốn sát sanh, mà chỉ muốn tâm phục bọn thú dữ thôi

Không phải chỉ một lần như thế, mà rất nhiền lần ông đều đánh rồi tha chúng, cho nên lũ cọp không dám hoành hành như trước.

Có một lần khác, trên đường đi thăm ruộng vê thì trời tối. Khi về gần đến nhà, ông thấy một con cọp nằm lù lù bên mép đường mòn. Thấy ông, nó đứng dậy há miệng, quào cổ, rồi cúi đầu tỏ vẻ đau đớn lắm.

Ông hiểu ý nó, bảo:

- Hóc xương rồi chớ gì! Sao không đến sớm tao cứu cho, mà để đến nỗi ốm o quá vậy. Thôi, nếu quả mắc xương thì ngay cổ ra.

Cọp riu rúi làm theo. Ông Tăng co tay ấn vào cổ nó một cái. Lập tức nó sặc lên mấy tiếng rồi khạc ra một miếng xương lớn.

Vài lần sau, cọp cũng tới trước sân trại ruộng ông Tăng mang một con heo rừng mà nó vừa quật chết để đền ơn cứ mạng.

KHẢO DỊ

Vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) ngày xưa có rất nhiều cọp. Ông Tăng Chủ đến đó phá rừng lập trại ruộng.

Một hôm, từ ngoài ruộng về, ông gặp con cọp bạch đứng chực sẵn ngoài cửa. Nhìn kỹ, ông thấy cọp nọ đau nặng, mình mẩy ốm nhom. Cọp há miệng ra, ngược mặt lên nhì như cầu khẩn. Ông hỏi:

- Làm gì mà bạch hổ đứng đây! À… chắc là mắc xương hả?

Cọp bạch gật đầu. Ông bảo cọp cúi đầu xuống rồi ông vung tay đấm ngay cổ nó. Khúc xương văng ra.

Ông bảo cọp:

- Từ rày về sau bạch hổ đứng tham ăn nữa nghe!

Cọp bạch nhìn ông tỏ ý biết ơn rồi rón rén chạy ra rừng. Từ đó, cách vài hôm, cọp bạch lại đem heo rừng đến để trước cửa nhà ông Tăng Chủ.

Có một dạo, ở núi Bà Đội Om có một con hạm rất dữ. Nó thường vồ bắt người qua lại để ăn thịt. Ông Tăng Chủ gọi bạch hổ đến cùng mình đi đánh nhau với hạm. Hạm bị bạch hổ và Tăng Chủ hợp sức tấn công dữ phải né tránh tìm đường thoát thân. Hạm loay hoay bị sa xuống hố chết.

Về sau, khi ông Tăng Chủ qua đời, dân chúng bèn xây mộ cho ông và lập miếu thờ bạch hổ ở gần chùa Thới Sơn để nhớ ơn ân nhân của làng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:42:36 am »

GIẾT CỌP GIỒNG GĂNG

Giồng Găng, thưở xưa, là một giồng đất mọc toàn cây găng nằm trong rừng Cốc, nay còn dấu tích ở xóm giồng Ông Nguyên, xã Tân Niên Tây, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Vào khoảng đầu thế kỷ trước, có một số người đến phá rừng khẩn ruộng, lập nên xóm ấp ở giồng đất này.

Hàng ngày, lúc cơm nước xong, chờ mặt trời mọc sáng sủa, những người dân ở đây mới xách rìu, xách rựa ra khỏi nhà để vào rừng chặt cây phát cỏ. Chẳng ai dám ra khỏi nhà sớm vì sợ thú dữ.

Có hai cậu cháu ông Tám Nghề và ông Hai Sến cùng khai phá chung một sở rừng, tiếp giáp với những sở rừng khác của những người trong xóm để khi gặp thú dữ tiện viện tiếp cứu cho nhau.

Một hôm, hai cậu cháu đang đốn củi, thình lình có một con cọp nấp trong bụi rậm nhảy ra vồ ông Hai Sến. Ông Hai Sến kêu cứu. Ông Tám Nghề xách rựa chạy đến. Sẵn lúc bất ngờ, ông Tám Nghề chém một nhát rựa vào lưng cọp. Cọp buông Hai Sến ra, quay lại vồ Tám Nghề. Hai Sến vội ngồi dậy, xách rựa bổ vào đùi sau của cọp. Hai chân bị thương nặng, cọp quì xuống, cố lết ra rừng.

Ông Tám đứng dậy, bồi thêm mấy nhát rựa nữa cọp mới chịu chết. Những người đốn củi trong rừng nghe tiếng động vội chạy đến, kẻ lo đưa ông Hai bị thương nặng trên trán về nhà lo thuốc thang, người phụ lo khiêng cọp về xóm.

Ít lâu sau, vết thương lành, còn để lại nơi trán ông Hai Sến một cái thẹo lớn. Lúc về già, ông Hai Sến thường bảo cùng con cháu và trai trẻ trong xóm rằng:

- “Đừng sợ sệt khi gặp cọp, phải bình tĩnh để tiếp ứng nhau. Nếu lâm nạn mà hốt hoảng là tự mình nộp thịt cho cọp”.

Ông chỉ cái thẹo nói:

- “Đây này, tao không sợ nó, nên tao mới quăng eo nó đó”.

Ai nghe ông nói pha lửng này mà hữu lý đến cười rộ và kính phục.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:44:49 am »

BỊ SẤU ĐỚP MÀ THOÁT ĐƯỢC

Chuyện xảy ra đã lâu lắm, hồi ấy vùng Cà Mau con nhiều trăn, rắn, kỳ đà… và nhất là cá sấu.

Ông Sáu Kiều ở ấp Cây Me, xã An Viên Tây, theo đạo Cao Đài, để tóc dài, búi cái trâm, vốn là tay thợ săn dày dạn các loại heo rừng, trăn, kỳ đà… ở vùng rừng đước Năm Căn. Một hôm, ông Sáu dẫn chó săn đi vòa vùng rạch Ông Đôi, ấp Ông Trang để săn kỳ đà. Sau khi bắt được một con kỳ đà, ông đốn một nhánh cây cắm cạnh mép nước, treo con kỳ đà, rồi ngồi trên một thân cây ngã ngang lòng rạch, hai chân buông xuống nước, móc thuốc ra hút, nghỉ mệt…

Rạch Ông Đôi rộng chừng bốn chục mét, sau sáu bảy thước, hai bên bờ cây cối rậm rạp hoang vắng, yên tĩnh. Bỗng nhanh như chớp, một con sấu lớn bằng ông chiếc xuồng ba lá, ngoi lên mặt nước đớp gọn bắp vế ông Sáu, nó ngoạm chặt và lôi ông xuống lòng rạch. Theo thói quen của loài sấu khi bắt được mồi, chúng thường quật lên quật xuống nhiều lần cho con mồi chết hẳn, rồi mới nuốt cho dễ.

Cây mác đi săn, võ khí duy nhứt đang cắm trên bờ, con chó thấy mất chủ sủa vang như kêu cứu. Bị đồn tấn công bất ngờ, ông Sáu hết phương chống đỡ, đành xuôi tay chờ chết. Thấy con mồi bất động, sấu quắp ông Sáu đưa lên mép nước để nuốt (sấu ít khi nuốt mồi dưới nước).

Bỗng nhiên, ông Sáu bừng tỉnh, nhớ trên búi tóc có cây lông nhím. Lấy chút sức lực còn lại, ông bình tĩnh rút cây lông nhím đâm mạnh vào mắt con ác thú. Sấu co thân quẫy mạnh, há miệng rộng vì đau đớn, làm rơi con mồi và lặn xuống nước.

Chừng nửa giờ sau, có một chiếc xuồng đi ngang qua thấy dòng máu đỏ loang trên mặt nước và con kỳ đà treo trên cây, biết có chuyện chẳng lành, tri hô lên.

Ông Sáu Kiều thoát chết trong đường tơ tóc nhờ vào sự bình tĩnh và dũng cảm của mình.[
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 08:41:49 pm »

NGƯỜI THẦY RẮN Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội tợ bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy


Đó là cảnh hoang vu của Đồng Tháp Mười cách đây khoảng hơn một thế kỷ. Rắn ở Đồng Thám Mười ai cũng biết tiếng. Rắn ở đây chẳng những to mà còn độc. Đối với những người dân tiên phong đến khai phá Đồng Tháp Mười, rắn là một trong những mối đe dọa ghê gớm nhất. Nhưng vỏ quít dày có móng tay nhọn. Ở đây dù thiên nhiên khắc nghiệt đến đâu con người vẫn tìm cách chinh phục được.

Khoảng năm 1858, tại vùng Đồng Tháp Mười xuất hiện một con mãng xà vương rất hung dữ. Ai đi vào vùng ấy, rủi gặp phải nó thì kể như chết.

Hôm nọ, có một nông dân tên là Năm Hơn vào rừng tìm trâu lạc, phải đi sâu vào nơi mãng xà vương ở. Anh vừa đi vừa dáo dác nhìn, thì bỗng thấy từ xa một người cao lớn vạm vỡ đang chạy như bay, đuổi theo một con rắn to lướn mà từ trước đến nay anh chưa từng trông thấy.

Người nọ và rắn quần nhau dữ dội. Rắn dữ dần dần đuối sức, bị thường nọ khống chế: chân đè chặt khúc đuôi, một tay nắm chặt cổ rắn, tay kia mổ bụng giết rắn.

Năm Hơn, sau một hôi đứng nhìn sửng sốt, chạy đến chào hỏi người ấy, và không giấu được tò mò:

- Ông thật là phi thường mới trừ được con rắn ấy. Dám mong ông cho biết quý danh.

Người ấy đáp:

- Ta là Lê Huy Nhạc, nghe nói mãng xà về đây hại người, ta đã tìm kiếm nó suốt cả tháng, nay mới trừ được. Con rắn này độc lắm. Nó phì hơi ra cũng đủ giết được. Ta chuyên nghề bắt rắn từ nhỏ, đến giờ mà cũng phải ghê loại mãng xà vương này.

Năm Hơn vồn vã mời ông thầy rắn về nhà rời sai vợ con làm cơm nước đãi đằng và tôn kính ra mắt. Sáng hôm sau, trước khi Lê Huy Nhạc ra đi, Năm Hơn nài nỉ xin theo học. Lê Huy Nhạc cảm động bởi lòng thiệt thà của Năm Hơn, bằng lòng nhận Hơn làm học trò.

Theo thầy học được một năm, Năm Hơn đã học được những kinh nghiệm quí báu. Tài bắt rắn của Năm Hơn nổi tiếng khắp vùng. Có điều là không ai gặp được ông thầy Lê Huy Nhạc, chỉ có Năm Hơn thì lâu lâu mới thấy ông đến thăm mình.

Bỗng một hôm, ở làng bên, có một con rắn lớn xuất hiện. Mình rắn nửa đen nửa trắng. Da rắn xù xì trông rất kinh. Hễ ai bị nó cắn thì không sao cứ chữa được. Dân làng sợ hãi, treo giải thưởng 30 nén bạc cho ai trừ được rắn dữ.

Năm Hơn được mời đi trừ hại. Được dịp giúp đời, Năm Hơn không chút nao núng, khăn gói vào rừng. Năm ngày sau, Năm Hơn tìm được hang rắn. Năm Hơn tìm cách nhử rắn lên khỏi hang rồi bắt giết đi. Năm Hơn xét tường tận thấy mình rắn cứ cách mỗi khoan đen lại có một vòng tròn nhỏ. Năm Hơn vốn có nhiều kinh nghiệm, nhưng không rõ rắn ấy thuộc loại nào, bèn xách vào làng cho dân chúng xem, rồi đem về nhà định phơi khô chờ thầy đến hỏi cho biết.

Năm Hơn vừa mang xác rắn về nhà thì ông thầy rắn đến. Sực trông thấy xác rắn, ông Nhạc kêu lên:

- Trời đất! Nọc độc của thứ rắn này còn hơn mãng xà vương nữa. Mày làm sao hạ được nó vậy?

Năm Hơn thuật chuyện. Nghe xong ông Nhạc liền bảo:

- Phước là tao đã gặp mầy sớm, không thì mầy phải chết.

Năm Hơn kingh ngạc:

- Vì sao vậy? Xin thầy dạy cho.

Ông Nhạc giảng giải:

- Đây là phi-lan-xà, loại rắn có thể bắn vảy bay được. Ai đến gần nó, hay bắt nó không sao tránh khỏi vảy nó bay trúng vào người, truyền nọc độc giết chết. Con đã bị trúng vẩy nó rồi. Chị chậm vàm ngày nữa là vẩy nó đánh thấu tim, hết phương cứ chữa.

Năm Hơn còn nghi ngờ. Ông Nhạc biết ý, chỉ mấy cái vòng tròn trên xác rắn rồi biểu:

- Đó là vảy độc của nó. Tất cả có 8 cái. Nay chỉ còn 6 cái, vậy nó đã bắn 2 cái vào mình con rồi. Con cởi áo ra xem kỹ thì biết.

Quả nhiên trên người Năm Hơn có hai vòng nhỏ ấy, một cái trên rún, một cái bên cạnh sườn, hơi lộ ra ngoài da.

Ông Lê Huy Nhạc bảo:

- Con hãy nằm nhà, đừng đi đâu, chờ thầy đi tìm thuốc về trị cho.

Dặn xong, ông Nhạc đi ngay. Năm Hơn nằm nhà lát sau nghe ê ẩm cả người. Nọc chạy lên cổ khó thở lạ lùng. Khi ông Nhạc trở lại thì Năm Hơn đã mê sảng bất tỉnh.

Ông Nhạc lấy thuốc hòa rượu đổ vào miệng Năm Hơn. Rồi bảo vựo Năm Hơn lấy chiếu đắp kín người Năm Hơn lại và dùng dây trói chặt vào giường, phía dưới để một lò than cháy rực.

Xong đâu vào đấy, ông bảo vợ Năm Hơn lui ra ngoài sân. Ông cũng ra theo, đóng chặt cửa để một mình Năm Hơn nằm trong nhà.

Trời đang mùa nóng bức, lại trùm kín chiếu và bị hơ lửa đỏ, Năm hơn bừng tỉnh vùng dậy kêu la dữ dội.

Vợ Năm Hơn lo lắng cuống cuồng, định tông cửa chạy vào mở trói cho chồng. Ông thầy rắn khoát tay bảo:

- Có vậy mới sống được. Đừng sợ. Một lát thì khỏi.

Suốt mấy giờ vùng vẫy la hét, Năm Hơn dần dần thiếp đi. Nghe bên trong chỉ có tiếng thở đều đều, ông thầy rắn mới chịu mở cửa cho vợ Năm Hơn vào.

Lò than đã tàn. Trên giường, Năm hơn nằm dài như chết. Người vợ, vừa khóc vừa giở chiếu xem kỹ.

Năm Hơn thở đều. Mắt nhắm nghiền như đang say ngủ…

Đến khi tỉnh dậy, Năm Hơn thấy khỏe khoắn trở lại. Ông Nhạc vạch áo ra, xem xét kỹ bụng và sườn của Năm Hơn. Dấu vảy rắn đã biến mất. Năm Hơn mừng khôn xiết, gắng ngồi dậy chắp tay xá ơn người cứu tử.

Từ đó, không ai gặp lại ông thầy rắn, kể cả Năm Hơn. Mãi về sau, người ta mới biết ông về quê ở Chợ Gạo theo cụ Thủ Khoa Huân chống Pháp.

Cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân thất bại, ông Nhạc trở về Đồng Tháp Mười ẩn náu và mất tại đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 08:42:45 pm »

THẦY THÍM NÚI SẬP

Núi Sập là tục danh của Khâu Sơn, thuộc tỉnh An Giang. Nguyên trước kia vùng này hoang dã, dân cư còn thưa thớt. Năm Gia Long thứ 17 (1818), Trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại đào mở sông Thoại Hà. Khi đào xong, trấn thần vẽ họa đồ dang lên. Vua thấy phía đông sông có núi gọi là Khâu Sơn bèn đổi tên thành Thoại Sơn để biểu dương công lao của Nguyễn Văn Thoại. Từ đó núi Sập có tên là Thoại Sơn.

Quanh núi có khe nước ngọt, đất phì nhiêu, có cây xanh tốt nên dần dần dân chúng tụ tập về núi Sập làm ăn ngày càng đông đúc. Họ lập vườn làm ruộng ở chân núi.

Bỗng một hôm vào mùa nắng, người ta tri hô rằng có người hái trộm dừa. Người bị bắt vì tội trộm dừa còn trẻ, độ chừng mười sáu tuổi, mặc quần áo nâu sòng, hết lời nài nỉ:

- “Tôi ở trên núi. Mùa này thiếu nước uống. Vì vậy xuống đây tìm dừa uống cho đỡ khát. Không dè dừa đã có chủ”.

Chủ vườn thấy tướng mạo kẻ trộm hiền lành nên bằng lòng tha tội. Kẻ trộm lúc ấy bảo:

- “Bà con có lòng tốt thương tôi, tôi không biết làm sao đền đáp lại. Vậy từ nay về sau tôi sẵn sàng xem mạch hốt thuốc giùm”.

Từ đó, người trộm dừa được dân chúng trong vùng gọi là ông Đạo. Ông rất giỏi về khoa trị bịnh trẻ con. Bất cứ đứa trẻ đau bệnh gì ông cũng chữa lành. Thuốc của ông công hiệu như thuốc thần. Tài trị bịnh của ông Đạo lan rộng, thấu tai một vị quan đại thần. Ông quan này đem đứa con bị binh nặng đến nhơ thầy cứu chữa. Ông Đạo nói:

- Con bệnh này ngặt lắm, thương động đến Cổ Hi. Nếu con bịnh lành tôi phải chết thế nó. Còn nếu con bịnh chết thì tôi còn sống thêm ít lâu. Để tôi đi thiếp hỏi lịnh trên thế nào.

Ông Đạo nằm xuống đất, nhắm mắt lại rồi chết luôn và con bịnh trở lại bình thường. Dân làng làm lễ thiêu xác thầy. Lửa thiêu tắt, người ta thấy còn sót lại nguyên một lóng tay. Nhớ công ơn cứu nhân độ thế của ông Đạo, dân làng bèn xây một ngôi tháp trong đó để tro của ông và lóng tay nọ thờ. Hàng năm ngày mồng năm tháng năm người ta làm lễ rất lớn để nhớ ơn thầy.

Thầy tên thật là Sanh. Theo lời ngoa truyền thì vợ thầy là một vị nữ thần, người đã từng giúp thầy trị binh nên dân chúng gọi là Thầy Thím (Thím là vợ của thầy).

Việc hy sinh thân mình để cứu người bịnh của Thầy Thím quả là hiếm có.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2011, 05:27:27 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM