Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:24:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Cố Sự (Chuyện kể Nam Bộ)  (Đọc 81950 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2011, 07:13:40 am »

SỰ TÍCH VÀM BÀ BẨY

Khi xưa, sông Cần Lố đổ tnước vào sông Tiền tại vàm Doi Me. Cách đây hơn 100 năm, trước khi đổ nước vào sông Tiền, sông Cần Lố đổ nước vào rạch Cái Sao (Đình Trung) ở vàm Bà Bẩy (Thị Bẩy).

Vàm Bà Bẩy do sự tích sau đây:

Tương tuyền rằng để đàn áp cuộc kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân ở Đồng Tháp Mười, bước đầu bọn Pháp chiếm đồn Doi, thiết lập Trường Án Cần Lố (sau là Doi Me). Chúng kiểm soát và khống chế sự đi lại của nghĩa quân và dân chúng từ Đồng Tháp Mười ra vùng Cao Lãnh. Từ Đồng Tháp Mười ra vùng Cao Lãnh phải đi ngang qua vàm Cần Lố. Nghĩa quân và dân chúng trong vùng phải mở một con đường mới.

Sông Cần Lố - chỗ vàm Bà Bẩy bây giờ - chỉ cách rạch Cái Sao bằng mấy cái mương cau của Bà Bẩy. Thay vì đi luôn đến vàm Cần Lố để đến Cao Lãnh, nghĩa quân và dân chúng phải chờ ban đêm từ bờ sông Cần Lỗ kéo xuồng qua mây cái mương cau đến rạch Cái Sao rồi bơi đến Cao Lãnh. Đường này chẳng những gần hơn mà còn tránh được sự kiểm soát của giặc Pháp.

Vì rất nhiều xuống ghe kéo qua, kéo lại, nên mấy cái mương cau của Bà Bẩy trở nên sâu và rộng dần, thêm vào đó nước sông Cần Lố chảy mạnh đổ vào làm cho chúng ngày một lở lớn thêm.

Giặc Pháp phát hiện ra đường sông mới này, chúng liền mang quân tới phục kích. Một hôm chúng được bọn tay sai mật báo là có một toán nghĩa quân sẽ dùng xuồng di chuyển qua đây. Nhưng khi chúng kéo quân đến nơi thì chỉ còn thấy bóng dáng thấp thoáng của hai mẹ con một người đàn bà. Chúng liền đuổi theo bắt, nhưng hai mẹ con người nọ nhanh chân trốn thoát. Chúng bèn bắt Bà Bẩy tra khảo đánh đập tàn nhẫn, để mong tìm ra tung tích của toán nghĩa quân. Nhưng Bà Bẩy không khai báo điều gì. Sau một hồi tra tấn không có kết quả, chúng thay phiên nhau hãm hiếp Bà Bẩy cho đến chết.

Con mương ngày càng mở rộng trở thành một khúc sông nối liền sông Cần Lố với rạch Cái Sao.

Để ghi nhớ câu chuyện thương tâm về tấm lòng trung kiên của người phụ nữ Đồng Tháp Mười đối với nghĩa quân, dân chúng đã lấy tên Bà Bẩy đặt cho ngã ba sông nói trên.

(Theo lời kể của ông Sáu Hộ,
70 tuổi, ngụy ở đầu Cần Lố)
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2011, 09:42:17 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:12:13 am »

LAI LỊCH TRƯỜNG ÁN CẦN LỐ (DOI ME)

Đây là nơi hai con rạch Cần Lố và Cao Lãnh gặp nhau trước khi chảy vào sông Tiền. Vì hai dòng nước gặp nhau nên tạo ra ở đây một vùng nước xoáy mà đồng bào Khmer xưa gọi là Cần Lố (nước lộn). Bên kia Doi có một ngôi chùa, dân gian gọi là chùa Nước Lộn.

Tương truyền, ngày xưa khúc sông này rất rộng và sâu, nước xoáy dữ đội, thường có cá sấu nổi lên gây nguy hiểm cho xuồng ghe qua lại.

Rạch Cần Lố bắt nguồn từ làng Nhị Mỹ chảy uanh co, uốn khúc xuên qua làng Mỹ Thọ, rồi đổ nước vào sông Tiền. Hai bên bờ lau, sậy um tùm. Đây là thủy đạo duy nhứt để vào Đồng Tháp Mười - trong ba con đường tiếp tế cho nghĩa quân Thiên Hộ Dương trước đây - và cũng là một cửa ngõ trọng yếu của căn cứ địa Tháp Mười - nên khi đóng ngay đồn Doi để án ngữ tàu chiến của giặc Pháp muốn diễu võ Đồng Tháp. Đồn này do Huấn Nghệ trông coi.

Bọn thực dân Pháp cũng đã thấy điều đó: muốn tiêu diệt được nghĩa quân trong Đồng Tháp Mười, trước hết phải chiếm được đồn Doi. Cho nên trong thời gian 1865-1855, ta và địch giành đi và lấy lại nhiều lần cái Doi này.

Sau cùng bọn Pháp đã chiếm được đồn Doi. Để làm bàn đạp tiến quân vào Đồng Tháp Mười, chúng đã thành lập ở đây một cơ sở quân sự - hành chánh được gọi là Trường Án. Từ đây chúng tung gián điệp, tay sai lùng sục khắp nơi trong vùng. Trường Án Cao Lãnh vừa là nơi chúng tập trung quân để tiến công vào Đồng Tháp, đồng thời cũng còn dùng nơi này làm pháp trường để chém giết nghĩa quân nhằm khủng bố nhân dân. Bọn chúng hết sức thâm độc và nham hiểm, tìm cách lôi kéo, cưỡng ép dân chúng tập trung chúng quanh chúng bằng các lập ở đây một cái chợ, gọi là “Chợ Trường Án” cưỡng bách dân chúng đến mua bán. Lúc đầu không ai dám đến, lâu hồi chợ nhóm lai rai thưa thớt.

Sau khi chiếm lại đồn Đồng Tháp Mười, hàng ngày bằng rạch Cần Lố, chúng tung quân càn quét bắt bớ. Hễ bắt được ai mà tên thông ngôn gọi là “phi-lu” (filou) nghĩa là “kẻ ăn cắp” thì chúng đem ra chợ Trường Án chém và bêu đầu nhằm khủng bố tinh thần những ai còn toan tính chống lại chúng.

Bởi thường ngày phải chứng kiến những cảnh hãi hùng, tàn bạo đó, nên dân chúng ngao ngán, lần hồi xa lánh, hiến chợ ngày càng thưa thớt rồi vắng bóng người.

Đồng bào bỏ chợ Trường Án và tự động hình thành một cái chợ khác ở phía bên kia vàm rạch Cần Lố, sâu vô trong chưng bốn năm trăm thước. Bọn thực dân Pháp và tay sai tìm cách ngăn cản để duy trì chợ Trường Án nhưng không được.

Sau đó ít lâu, thực dân Pháp bỏ Trường Án, Cần Lố rút về Sa Đéc lập một Trường Án khác ở đuôi làng Tân Qui Đông, nên ngày nay ở đây còn có tên “Doi Trường Án Sa Đéc”. Tại đây chúng cũng lập một cái chợ, gọi là chợ Trường Án Sa Đéc, chúng cũng dùng nơi này làm pháp trường để chém đầu, bêu xác những người Việt Nam yêu nước.

Năm qua, tháng lại, ở khu Trường Án Cần Lố, cây cối mọc mu tùm thành rừng, nhiều nhứt là loại cây mẹ… là nơi cư trú lý tưởng cho các loài thứ rừng. Mãi đến năm 1952, một ngôi chợ mới được dựng lên trên nền ngôi chợ Trường Án và gọi là chợ Doi Me (thuộc xã Mỹ Thọ).

Trường Án Cần Lố (Doi Me) và Trường Án Sa Đéc là một chứng tích nói lên tội ác tày trời của thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã sát hại đồng bào ta. Nhắc tới hai trường án này, ta nhớ đến hai câu thơ sâu đây của Nguyễn Thượng Hiền:

Ai đó chép công, ta chép oán,
Công riêng ai đó, oán ta chung
(1).


(1) Viết về tướng Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:13:20 am »

GIẾNG TIÊN

Vùng Thơm là một xã nhỏ của tỉnh Ba Xuyên trước dây, nay thuộc tỉnh Hậu Giang. Từ ngã ba An Trạch vào độ một cây số, giữa đồng có một cái ao lớn, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Ao không sâu lắm, vào mùa mưa chỉ hơn hai thước rưỡi nước là cùng. Đó là “Giếng Tiên Ông”.

Đối diện với Giếng tiên Ông, bên trái hương lộ chừng năm trăm thước, có một ao nhỏ hơn, nhưng sâu hơn gọi là “giếng Tiên Bà”. Muốn vào đến ao, phải ngang qua cổng chùa “Bốn Mặt”.

Tương truyền, ngày xưa ở Vùng Thơm không có nước ngọt, dân sống nghèo nàn, lạc hậu, cơ cực vì đất không sinh sôi nảy nở được gì. Dân chúng ngày đêm van nài trời Phật xin cầu giúp cho một mạch nước trong lành.

Lời khẩn cầu thấu đến tai Ngọc Hoàng, ông đang nghĩ cách giúp đỡ, thì vị tiên Nam Tào vào tâu rằng: Tiên Ông chăn trâu và Tiên Bà giặt lụa hiềm khích nhau. Tiên Ông cho rằng Tiên Bà giặt lụa làm nước dơ, trâu uống không được. Tiên Bà bảo Tiên Ông lùa trâu suống nước làm đục nước không giặt lụa được.

Nghe xong, Ngọc hoàng truyền rằng:

- Để biết ai phải ai quấy, truyền cho Tiên Ông và Tiên Bà nội trong đêm rằm mỗi bên phải đào một cái giếng đầy nước ngọt ở Vũng thơm. Bên nào đào sâu, nước nhiều sẽ thắng kiện.

Trăng vừa ló dạng thì hai toán Tiên Ông và Tiên Bà cưỡi mây hạ phàm lặng lẽ chọn nơi và bắt đầu đào.

Trời khuya đần, các Tiên Ông lo ngại, không biết giếng của Tiên Bà có lớn và sâu hơn giếng của mình không? Vị Tiên chỉ huy sai một người sang bên kia để xem. Bên này, các Tiên Bà lo đảo mải miết, mồ hôi nhễ nhại phải cởi xiêm y cho đỡ nực và đỡ vướng víu, vô tình khiến ông Tiên đi dò xét thấy thích thích hấp dẫn, trố mắt nhìn quên đi cả phận sự.

Các vị tiên chờ mãi không thấy ông Tiên bạn về, đều ngại có diều chi bất trắc, nên vội phái một ông Tiên nữa đi tìm. Thế là lại mất hút thêm một người nữa. Lần ông nào đi tìm cũng quên trở về, khiến công việc đào giếng không làm được bao nhiêu.

Thì giờ trôi qua, gà gáy sáng vang trong xóm, các vị tiên không thể ở lâu dưới trần gian, phải thu xếp để trở về thượng giới. Sự được thua đã rõ ràng: giếng Tiên Ông lớn hơn nhưng cạn và ít nước, giếng Tiên Bà nhỏ mà sâu.

Nhờ hai giếng ấy, người dân xã Vũng thơm trồng trọt hoa màu tươi tốt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:15:51 am »

SỰ TÍCH “CÙ LAO ÔNG HỔ”

Ngày xưa, cù lao Ông Hổ chỉ là một cồn cát nhỏ hoang vu, chưa có người đến ở, hổ, báo, rắn, rít chim muông ngang dọc trên cồn. Lần hồi phù sa bồi đắp cồn cát dài rộng thêm ra. Cho đến nay đã thành cù lao rộng lớn, chu vi ngót mười cây số, phù sa vẫn tiếp tục đắp bồi. Dưới cuối cù lao bao giờ cũng có một bãi phù sa mới ùn lại, nhão quán đổ hồng. Dân làng gọi đó là “bãi lan bồi”.

Rồi không biết từ lúc nào, có những người phương xa kéo đến, họ đốn tre kết bè vượt sông và dừng chân trên cồn đất không tên.

Cồn đất âm u dần dần quan đãng. Người đến càng đông, rắn rít không còn, thú rừng lần lượt tìm về Bàu Núi. Đầu cồn đến cuối bãi bây giờ san sát ruộng lúa, nương dâu, đồng lác. Người ta đào mương dẫn nước vào cồn, xây cầu, lập vương cây ăn quả. Nhà cửa mọc lên đông đúc, có trường dạy chữ Nho, có tiếng thoi dệt lụa và có tiếng ngâm thơ trong thôn xóm.

Cuộc sống yên vui bỗng dưng náo động bất ngờ. Không biết từ đâu một con hổ thỉnh thoảng mò về ngồi lặng phái đầu cồn vào những đêm trăng sáng.

Dân cồn không sợ. Họ đào sẵn những đường hào gần hơi con hổ thường ngồi. Ai cũng tay gậy tay dao sẵn sàng. Một đêm trắng sáng, quá nửa đêm hôm ấy, dưới ánh trăng, từ dưới bãi, con hổ ung dùng từng bước lên cồn. Chờ hổ đến gần mọi người hét lớn xông ra khỏi đường hào huơ gậy, huơ dao đuổi hổ. Không chút hoảng hốt, con hổ nhẹ nhàng nhảy một bước khá xa rồi biến mắ sau những lùm cây.

Những lần sau, cũng vào tuần trăng, trai tráng trong làng lại ra đường hào rình đuổi hổ. Và cứ thế không biết bao nhiêu lần, khi đoàn người xông ra hổi lại biến mất trong bóng cây. Điều hết sức ngạc nhiên, không một lần con hổ chống trả hoặc hại người. Có lần người ta thử ngồi im trong đường hào xem con hổ làm gì. Nó lặng lẽ đến bên hai ngôi mộ cũ, ngồi im hồi lâu rồi bước nhẹ nhàng xuống bãi biến vào rặng lau dày sát bên mép nước.

Như vậy, con hổ đến ngồi đây không phải đi kiếm mồi, phá phách xóm làng. Từ tlúc phát hiện con hổ về làng tới lúc này, chưa nhà nào bị hổ quắp con chó, con heo. Vậy, nó về làng phải vì lý do khác. Một điều lạ nữa là sao nó không đến nơi nào trong xóm mà lần nào cũng ngồi bên hai ngôi mộ cũ? Có người ngờ rằng nó muốn moi xác người dưới mộ. Không có lý. Người dưới mộ đã chết nhiều năm rồi, da thịt còn đâu mà hổ định moi. Giống hổ tinh khôn, hầu như không bao giờ nó ăn thịt thúi rữa. Hoặc là thần hổ. Giả thiết nay có người nghĩ đến, nhưng chưa có cơ sở đáng tin. Dân cồn này xem xét đều gì quen nhìn vào sự thiệt, ít nghĩ theo nếp nghĩ hoang đường. Một vị bô lão râu dài, cao tuổi nhứt trong làng, lại là người thông hiểu chữ Nho, người thầy dậy chữ trên cồn, bỗng nhớ ra một chuyện, con hổ này không phải là hổ dữ, cũng không phải là hổ thần. Có vẻ con hổ này đã quen quá với xóm làng này. Bởi nó về đây với phong thái ung dung không phải có vẻ táo tợn của hổ đói đi kiếm mồi. Lặng lẽ đến, lặng lẽ đi. Đến lần nào cũng tìm đến hai ngôi mộ cũ. Người dưới một là ai?

- Tôi nhớ ra rồi, - Giọng cụ già phấn chấn - Đó là vợ chồng bác thuyền chài mất trong trận dịch tả mùa hè Ất Dậu..

Ai nấy ngạc nhiêm, chăm chăm nhìn ông lão, chơ nghe chuyện gì mà con hổ lại dính dáng đến cái chết của bác thuyền chài? Cụ nghiêm trang nói tiếp:

- Bà con, các vị nghĩ tiếp với tôi xem có đúng như vậy không? Cái nghĩ riêng của một người không phải lúc nào cũng đúng cả. Tôi nhớ bác Năm Vạn thuyền chài, không con. Hai ông bà sống với chiếc thuyền nhỏ và ngôi nhà phía trên bãi sây. Từ lâu đất cồn này không còn hùm beo, rắn rít. Không hiểu sao một sáng sớm hai vợ chồng bác Vạn đang chèo thuyền đánh cá ven cồn, chợt thấy con mèo hì hụp dưới bờ lau. Hình như cai quẳng nó xuống nước, mèo mà rớt xuống nước chỉ có chết thôi. Con mèo cố hết sức tìm cách vào bờ, nhưng rặng lao dày quá làm nó kiệt sức, trồi lên hụp xuống mấy lần rồi. Bác thuyền chài bảo vợ: “Thôi chèo vô vớt giùm nó lên đi bà!”.

Vợ bác thuyền chài do dự:

“Một lát nó cũng lên được thôi, thăm cho xong lưới cái đã để chậm cá lớn đến ăn cá trong lưới của mình”.

Bác Năm Vạn ôn tồn:

“Chẳng mất đi dâu. Dù có, cũng chỉ một hai con, mình nghèo nhiều chớ đâu phải nghèo đôi ba con cá. Vớt giùm con mèo lên đi. Lòng nào thấy nó làm ngơ đứng nhìn nó chết”.

Bà vợ nghe phải, quay mũi thuyền vào chỗ con mèo sắp chìm trong nước. Bác Vạn nhanh tay vớt con vật vừa hụp xuống mặt sông. Bác bở con vật ướt sũng lên thuyền.

“Ô, hổ con. Nó bị con gì cắn cụt mất khúc đuôi”.

Vợ bác thuyền chài hốt hoảng. Bác Vạn mỉm cười “Cũng chả sao. Đem về nuôi cho vui cửa vui nhà”. Vợ bác thuyền chài trố mắt:

“Ô! Thôi đi! Ai lại nuôi hổ trong nhà”.

Bác Vạn cười to:

“Ở rừng theo bản năng nòi giống hoang sợ,nó sẽ hung năng như hổ mẹ hổ cha. Mình nuôi nó theo nếp của con người, nó sẽ lành như chó như mèo cho bà coi”.

Vợ bác Vạn tỏ vẻ không tin, bác nói thêm với vợ:

“Mình xem kìa, nó lạnh run, tội nghiệp quá! Nó nhìn mình sợ sệt có dám hăm he đâu. Con thú nào cũng sợ con người, ngay khi nó ngang dọc trong rừng. Nó cắn người là khi nó đói hoặc tự vệ theo bản năng. Mình chẳng nhớ người quê, người ta nuôi gấu, nuôi voi. Nhà vua còn nuôi hổ lớn làm trò vua”.

Bác thuyền chài lấy giẻ lâu kho nước trên mình hổ con, bác vuốt ve lưng hổ, nó nhìn bác chăm chăm. Bác nhìn vào đôi mắt ngây dại của nó:

“Đói hả con? Cho mày con cá”.

Bác Vạn cầm con cá bống mẩy, đưa tận miệng con hổ:

“Ăn đi! Mẹ mày đâu? Đã bị người ta giết hai đã lạc nơi nào? Tôi nghiệp, mới bây lớn mà đã mồ côi! Thôi, về ở với tao, tao nuôi. Lớn không đừng hung, đứng ác nghe con”.

Con vật nhỏ bé nào cũng nể sợ con người - dù nó thuộc giống nòi hung dữ - và sẽ bị chinh phục bởi trí khôn ngoan, lòng dũng cảm và đức độ của con người. Hổ con sống ngoan ngoãn với vợ chồng bác Vạn thuyền chài. Mấy năm sau con hổ lớn lên, có người bảo xẻ thịt hổ đi, da bán lắm tiền, xương nấu cao quí lắm. Bác Vạn lắc đầu:

“Biết vậy nhưng nó ngoan ngoãn giết sao đành. Vả lại không nên vô cớ giết hại sanh linh. Tôi không nỡ làm điều này. Nếu nó dữ, không dạy được, không đợi bà con bảo tôi cũng ra tay”.

Thình lình dịch tả lan đến đất còn. Nhiều người được kịp thời cứu mạng, chẳng may vợ chồng bác Năm Vạn không thoát nổi cái bệnh hiểm nghèo. Bà con chôn cất hai bác trên cồ đất đầu cồn. Con hổ không còn người nuôi, nó cũng vẫn ở trong ngôi nhà vắng tay của bác Vạn. Nhớ lời bác lúc còn sống, không ai làm gì con hổ. Tội nghiệp nó đói - và sợ hó đói có thể phác phách xóm làng - người này quẳng cho nó con cá, người nọ liệng cho nó miếng xương heo. Con hổ vẫn sống qua ngày trong tình thương của mọi người chung quanh nó.

Đột nhiên một trận giông to xảy đến, mưa gió tầm tã mấy đêm ngày. Dòng sông cuộn cuộn sóng. Sóng ập cả lên cồn. Ngôi nhà hoang của bác thuyền chài từ lâu không ai chăm sóc, cột kèo rệu mục sập đổ ngay trong đêm tối mưa giông. Mấy ngày sau người ta không thấy con hổ đâu, không biết nó trôi dạt nơ nào. Và bao nhiêu năm qua bà con không còn nhớ con hổ do bác Năm Vạn dưới nuôi. Bây giờ lại có hổ về đây…

… Tôi tin nếu không phải con hổ của bác thuyền chài, thì không có con hổ nào có hành vi lạ lùng như vậy. rình mồi sao lại ngồi chỗ trống và chỉ ngồi bên hai ngội mộ của vợ chồng bác Vạn mà thôi. Giống hổ biết nhớ ơn người.

Từ sau câu chuyện ấy, không ai xua đuổi con hổ khi nó về làng nữa. Họ coi nó như đứa con hiếu thảo. Và cứ thế mỗi năm đôi lần nó về cồn ngồi bên mộ của bác thuyền chài.

Bỗng một hôm dân cồn trông thấy xác con hổ cụt đuôi trôi dạt vào bờ lau phía dưới cồn. đúng là con hổ của bác thuyền chài. Hẳn nó vượt sông về thăm chốn cù gặp sóng to, đuổi sức, không kịp đến bờ. Thương con vật có nghĩa, biết nhớ ơn người dân cồn vớt xác nó lên chôn gần ngôi mộ vợ chồng bác Năm Vạn. Họ dựng lên ngôi miếu nhỏ để nhớ bác thuyền chài nhận hậu và con hổ biết nghĩa, biết ơn. Cũng từ đó dân cồn gọi cù lao này là cù lao “Ông Hổ”(1).

(Theo Mai Văn Tạo)


(1) Cù lao Ông Hổ bây giờ là xã Mỹ Hòa Hưng (tỉnh An Giang).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:17:32 am »

CÙ LAO TÂY

Cù Lao Tây là một cù lao lớn hình thoi, nằm sừng sững giữa sông Tiền, án ngữ Vàm Nao. Trước đây là tổng An Lạc, tỉnh An Giang, nay thuộc huyện Thạnh Bình. Cù Lao Tây gồm 3 xã Tân Huề, Tân quới và Tân long.

Ngày xưa, cù lao này còn hoang vu, toàn là rừng rậm, dân cư thưa thớt, lần lần dân chúng đến đây khẩn hoang lập làng.

Tương tuyền, thuở xa xưa, các bậc tiền bối đã gặp một giống thú, hình thù to lớn, tựu về ở chỗ đất cao trên đầu cù lao, và cho là con tây(1). Do đó cù lao này gọi là “đầu tây”, ở giữa cù lao, tục gọi là rạch Mã Trường (ruột ngựa), gần đuôi cù lao, tục gọi là cái cồn nổi dính vào cù lao này. Thường ngày có bầy heo rừng ra đó kiếm ăn, nên nên gọi là cù lao Heo.

Các bậc cao niên còn cho biết: Ngày xưa nhà Nguyễn có cho cất tại đuôi cù lao này, thuộc xã Tân Long một đồn phòng thủ có một đạo binh ngăn chặn giặc ngoại xâm thường xâm nhập vào nước ta. Đồng này có một tháp canh, đêm đêm binh sĩ nổi lửa sáng cả một vùng để tiện canh gác. Do đó các bậc kũ lão gọi đuôi cồn thuộc xã Tân Long là Doi Lửa.

Do bốn đặc điểm trên đây, dân giang thường gọi cù lao này là đầu Tây, đuôi Heo, ruột ngựa và đít Lửa. Dưới thời Pháp thuộc, hương chức của ba làng thuộc cù lao này thường lề mề bê trễ việc làng, nên còn lưu truyền đến ngày nay câu da dao:

Tân Huề, Tân Quới, Tân Long,
Ba làng hiệp lại chẳng xong làng nào.

(Theo Nguyễn Văn Kiếm, Tân Châu xưa và nay)


(1) Tên khoa học là Bhino-céros
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:18:19 am »

RẠCH BÙ MẮT

Ngày xưa ở miệt Rạch Giá, nhất là Cà Mau, muỗi và bù mắt không nơi nào là không có. Nhưng rạch Bù Mắt ở Cà Mau thì nổi danh có nhiều bù mắt không đâu bằng.

Bù mắt ở đây đã cón hiều lại hung dữ có người ở xa, nhất là thành thị thấy khó tin.

Tương tuyền rằng: thuở ấy có viên thanh tra tiểu học có việc phải đi ngang qua đây, biết nơi đây có nhiều bù mắt đến nỗi có tên là rạch Bù Mắt, ông không tin mấy, dù vậy ông cũng chuẩn bị trước thiệt kỹ. Ngồi trên chiếc tam bản có mui, trong mui có giềng mùng, cửa mui đóng chặt lúc ban đêm. Ông đến rạch này lúc gần tối, định sáng hôm sau mới ghé nhà người bạn, nên ông nói với người chèo ghe:

- Mình dọn cơm ăn sơ sài, không nên đem làm phiền chủ nhà. Đêm nay mình nghỉ dưới tam bản này cho thảnh thơi. Nhà bạn tội chật chội, lại nhiều con nít, dưới này gió mát.

Người chèo ghe bèn nấu cơm, hấp lại hai cái trứng vịt. Cơm chín dọn xong, hai trứng vịt đã lột vỏ, để trong cái tô, nước mắm thì đựng ở đĩa, chưa đổ vào tô.

Bỗng chủ nhà trông thấy, liền chạy xuống:

- Xin mời ông lên nhà.

Khách tỏ ra nhã nhặn:

- Thôi tối rồi, chúng tôi ngủ dưới này cũng được.

Chủ nhà nói:

- Bù mắt nhiều lắm. Một lát nữa thì biết. Hay lên nhà mắc mùng rồi chui vô mùng mà ăn cơm. Coi kìa!

Người khách đập muỗi, đập bù mắt luôn tay, vẫn cười gượng gạo tin rằng mình đủ sức chịu đựng. Theo phép xã giao, đến đất người mà chê nhiều muỗi, nhiều mòng là mất lịch sự.

Chủ nhà khuyên tiếp:

- Coi chừng không chịu nổi đâu! Coi kìa, tôi nói không sai. Ông ngồi đây chịu đựng được nhưng còn thức ăn, như thế đó thì làm sao ăn được?

Người khác quay lại mới thấy: hai cái trứng vịt luộc lột vỏ màu trắng phếu lúc nãy, thì giờ đây đen thui như cục than bùn. Bù mắt bu đen kín hai cái hột vịt, vì bù mắt thích bu vào những chỗ ẩm ướt.

Chủ nhà nói:

- Cho xuống nước mà rửa.

Hai cái trứng vịt được rửa sạch, hai thầy trò đem vô mùng cùng ăn.

Đây là lần đầu tiên người khách chứng kiến sự thiệt ở rạch Bù mắt. Hôm sau, đi dạo quanh xóm, người khách biết thêm phần lớn dân nghèo ở đây đều ốm o và ghẻ lở đầy mình. Vì không có mùng, ban đêm phải nhúng nước cái nóp để bù mắt không chui vào. Mùa nóng nực gần như suốt đêm không ai ngủ được. Bù mắt khi chích người thì ưa gom lại một chỗ, nói theo địa phương là bù mắt “xây đùn” chích gom thành một chỗ khiến sưng thành mụn đen sạm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:18:57 am »

MIỄU BÀ CHÚA XỨ

Dưới chân núi Sam (Châu Đốc) có một miễu thờ, đó là miễu bà Chúa Xứ. Bà con xa gần ít biết rõ lai lịch bà Chúa Xứ như thế nào. Chỉ biết nói bà là một vị thần được người Việt và người dân tộc Khmer ở vùng Châu Đốc tôn thờ. Họ đã đúc tượng bà và đặt thờ trên đỉnh núi Sam.

Vùng này xưa kia thường xảy ra nhiều cuộc binh đao do quân Xiêm kéo sang quấy nhiễu. Có lần chúng tới núi Sam, thấy tượng bà đúc bằng đồng đen thì nẩy lòng tham rủ nhau khiêng đi. Mới nhắc tượng lên còn thấy nhẹ, nhưng sau mỗi lúc một nặng dần, hàng trăm quân dùng đủ cách mà không sao nâng lên nổi. Cuối cùng, chúng đành phải bỏ tượng lại trong rừng.

Bà con ở đây đã đưa bà về lập miếu thờ cúng. Lúc đầu họ cũng không khiêng nổi vì sức nặng của pho tượng. Nhưng sau đó, được sự mách bảo, họ chọn lấy 40 thiếu nữ đồng trinh tắm rửa sạch sẽ vào chấp kiệu, thì tượng trở nên nhẹ, khiêng được xuống chân núi. Miễu thờ cũng được dựng lên tại chân núi từ đó và tồn tại đến bây giờ.

Dân trong vùng tôn là bà Chúa Xử, vì họ tin bà là người thần được trời sai xuống bảo vệ xứ sở này không cho ngoại bang đến xâm lược. Nhân dân còn kể rằng những lần giặc Xiêm vào miễu trộm đồ thờ hoặc xúc phạm đến tượng bà thì đều bị bà hiển linh trừng phạt ngay tại chỗ.

Tập tực cũ cứ đến ngày 25 tháng 4 âm lịch dân chúng quanh vùng đến miễu cúng viếng, gọi là ngày “Vía bà”.

KHẢO DỊ

Dưới chân ngọn núi Sam có miễu bà Chúa Xứ thờ tượng một người đàn bà người Campuchia tạc bằng đá. Tương truyền, có một thiếu phụ Campuchia đi tìm chồng, đến chân núi ngồi nghỉ chân rồi hóa đá. Sau đó thiếu phụ nhập vào cốt đồng, nói chuyện quá khứ, tương lại giúp đỡ người hiền, trừng phạt kẻ dữ, nên dân chúng lập miếu thờ, hằng năm lễ tế trọng thể.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:20:56 am »

SỰ TÍCH CÁI ÁO BÀ BA

Ngày xưa, từ vua quan đến người thường không phân biệt trai gái, già trẻ đều mặc áo dài đúng theo cổ tục. Có một anh đánh cá ở ven biển rất nghèo túng mà vẫn phải ặmc áo dài đàng hoàng như mọi người. Vì nghèo quá, túng trước hut sau, cái áo dài rách thêm hoài, chẳng những không tiền để may áo khác mà còn không có vải vụn để vá, nên anh đành phải xé vạt trước, rồi xé vạt sau để vá các chỗ rách ở trên, riết rồi cái áo của anh thành cụt ngủn trên mông, những chỗ đắp vá làm cho cái áo có đốm có khoanh như cái mai rùa.

Một hôm, anh đang mặc cái áo cà khổ ấy đi dọc theo mé biển kiếm nơi đánh cá, thình lình nghe tiếng quân lính la ó vang dậy. Nhìn ra xa thấy cờ xí rợp trời, quan quân rầm rộ, anh sợ quá không biết làm sao. Từ chỗ anh đứng lội lên bờ thì quá xa, không thể nào chạy kịp. Trong lúc luýnh quýnh, chân anh lún sâu trong bùn, anh phải chống hai tay xuống để rút chân lên, nhưng không được. Lúc đó vua quan đã đến gần, thấy anh mình mặc cái áo ngắn bị bùn khô dính dày cứng, màu mốc thích, búi tóc vành lên nhòn nhọn, trông xa anh giống như con rùa to lớn.

Thấy lạ, nhà vua truyền lính dừng chân ghé lại. Vua sai quân lính lội xuống bắt con vật lên cho vua xem. Anh nghe toán lính vừa lội vừa bàn tán: người thì bảo con rùa, kẻ thì nói là con ba ba, cãi nhau um sùm. Đến khi lại gần, họ hết sức ngạc nhiên và bắt anh để tình vua. Anh run sợ, mếu máo nói rõ hoàn cảnh của mình.

Nhà vua thương hại mỉm cười bảo:

- Khanh đừng sợ! Khanh không có tội gì đâu! Tội mà khi nãy trẫm ngỡ là con ba ba chứ đâu có ngờ khanh lại mặc áo… “ba ba”!

Đoạn nhà vua đem vàng bạc, gấm vóc ban tặng cho anh đánh cá.

Anh tạ ơn vua, về nhà lòng mừng khấp khởi. Nhờ số vàng bạc ấy, anh trở nên khá giả và anh vẫn giữ kỹ cái áo “ba ba” để có dịp đem ra kheo với làng xóm bạn bè.

Từ đó về sau, trong dân gian nhiều người nghèo khổ cũng bắt chước anh may áo ngắn để mặc cho đỡ tốn vải và cũng là kêu áo “ba ba”. Kiểu áo “ba ba” lần lần được nhiều người dùng vì nó gọn gàng, xoay trở không bị vướng víu khi làm lụng. Dần dà trong giới phụ nữ thấy kiểu áo “ba ba” gọn gàng và thanh lịch, kính đáo nên cũng may mặc. Các chàng tara thấy các cô mặc áo bèn gọi đùa là: “bà ba”.

Từ đó hễ đàn ông con trai mặc thì gọi là áo “ba ba”, con đàn bà, con gái mặc áo “bà ba”. Lâu dần người ta quên mất sự tích “ba ba” mà chỉ gọi là áo bà ba.

Trải qua bao năm tháng, cái áo bà ba trở thành thông dụng phổ biến và lưu truyền đến ngày nay ở toàn vùng Nam bộ.

KHẢO DỊ

Theo một số kỳ lão ở Cái Mơn (Bến Tre, Cửu Long) thì cách đây chưa đầy hai trăm năm, ở Mã Lai có một giống người Mã Lai lai Trung Quốc gọi là người Bà Ba. Giống người này sống bằng nghề làm rẫy trồng mía và một số cây ăn trái như chôm chôm, măng cụt, bòn bon…  Người Bà Ba mặc áo nắng, không bâu. Một số người ở Cái Mơn có qua lại vùng này và sau đó ở Nam Bộ thấy xuất hiện kiểu áo của người Bà Ba.

Dần dần kiểu áo bà ba trở thành thông dụng, được mọi người ưa thích, nên áo bà ba được xem là tiêu biểu cho màu sắc Nam Bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:23:09 am »

SỰ TÍCH CÁI KHĂN TANG

Ngày xưa, có vợ chồng phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Giàu có lại không có con trai, nên bao nhiêu tình thương đều dồn vào những cô con gái. Họ được cưng như trứng mỏng, hễ đòi gì là được nấy. Lần lượt năm cô lớn lên, lấy chồng và đi ở riêng.

Vì các con gái đều lấy chồng ở xa, nên sau khi cô con út ở riêng được ít lâu, vợ chồng phú hộ cảm thấy nhớ các con quá. Họ tính chuyện chia nhau đi thăm các con. Một hôm, vợ bảo chồng:

- Sắp tới, ông chịu khó ở nhà trông nhà để tôi đi thăm chúng nó một lượt, sau đó tôi về trông nhà cho ông đi.

- Phải đó - người chồng đáp - nhưng bà phải đi mau lên mới được, đừng bắt tôi phải đợi lâu.

- Không được đâu, tôi tính ở lại với các con ít lắm mỗi đứa là một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, còn đi đường mất vai ba chục ngày, như vậy cũng phải mất ngót nửa năm đó!

- Thôi được, bà nó đi, bà nhớ đừng cho đứa nào quấn quít quá, rồi ăn dầm nằm dề hoài làm tôi trông đợi.

Vậy là người cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được ít tháng, chồng đã thấy vợ trở về, vẻ mặt buồn xo, chồng hỏi dồn:

- Con có làm sao mà bà về mau vậy, có gặp điều gì dọc đường không mà vẻ mặt không được vui?

Vợ đáp:

- Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều khỏe mạnh, tôi về sớm vì không muốn để ông trông đợi, ông cứ đi một lần cho biết.

Thấy vợ nói úp mở, phú hộ chưa hiểu biết thế nào cả, cuối cùng cũng sắm sửa hành lý ra đi.

Ông ghé vào nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở làm ông rất hài lòng. Nhưng con gái ông thì không được như vậy. Nó chỉ trò chuyện giả lả được ít câu, rồi quay vào công việc của nó. Nhà các chàng rể của ông đều thuộc hàng khá giả, không kém gì ông, cho nên con gái ông còn mải trông coi kẻ ăn người ở, không lúc nào rảnh rỗi Đến chừng chồng nó ra đồng trông cày, coi cấy thì con gái ông còn chuyên cả việc bếp núc, lúi húi suốt buổi trong bếp, cha con chẳng có dịp trò chuyện. Mãi đến trưa, ông cảm thấy đói bụng như cào, nhưng con ông chẳng chịu co ông ăn ngay. Ông toan bảo nó cho mìnhăn trước như khi nó còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: “Để còn xem, nó đối xử với cha nó như thế nào”.

Ông thấy con gái chờ chồng nó đi làm về mới dọn cơm ra. Nhưng chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi nhưng còn bận một số công việc, cho nên ông phải đợi. Đến chừng thấy quá trưa, con gái ông mới bảo chồng:

- Mình ơi! Hãy để đó, vào ăn cơm cho ông già ăn với!

Nghe con nói thế, ông cảm thấy không được vui. Bữa cơm chiều và liên tiếp ngày nào cũng vậy, con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ chẳng phải cho ông. Ông rất buồn, bụng bảo dạ:

- Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì, chồng nó không ăn thì có lẽ mình phải ngồi nhịn đói.

Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không vồn vã như xưa, ông bèn bỏ dự định cũ là chơi một tháng, rồi vội vã từ giã chàng rể và con gái để đến nhà người con gái thứ hai cách đấy non một ngày đường. Trong cuộc hành trình này ông nghĩ bụng: “Chắc đứa sau phải khác, chẳng lẽ đứa nào cũng vậy sao? Vợ chồng ta còn trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng một khi cha mẹ già kia mà”.

Nhưng đến nơi, ông lại đâm ra thất vọng. Nhà chàng rể thứ hai tuy không giàu bằng chàng rể thứ nhất, nhưng cũng có của ăn của để. Vợ chồng nó khi thấy cha đến cũng tiếp đãi gọi cho tròn bổn phận, rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, chẳng chịu bớt chút thời giờ hàn huyên cho bõ những ngày cha con xa nhau.

Lần lượt ông thăm đủ năm cô con gái quý, nhưng chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng ông chép miệng:

- Vậy là con gái, một khi đi bước về nhà chồng thì chẳng còn là con nhà mình nữa. Nó xem trọng chồng hơn cha mẹ ruột.

Rồi ông quay trở về. Ông tính lại thời gian đi thăm con, kể cả đi lẫn về, không đầy hai tháng, so với chuyến đi của vợ còn ngắn hơn. Nỗi buồn phiền làm ông khó ở trong một vài tuần. Khi đã bớt, ông gọi vợ lại mà bảo rằng:

- Thế là để được mấy đứa con gái, có cũng như không. Hy vọng trông cậy chúng nó đỡ đần lúc tuổi già là không được nữa. Bây giờ bà nó ở nhà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đi mai sau nó chăm sóc chúng mình lúc mắt lòa chân chậm. Bà nó nghĩ sao?

Vợ phú hộ trả lời rằng:

- Thôi ông ạ! Ông đứng có mất công nhọc xác. Con đẻ dứt ruột ra mà chúng nó không đoái hoài tới mình thì con nuôi có hơn gì. Để tôi kiếm cho ông người vợ lẽ. Không biết chừng nó đẻ cho chúng ta một đứa con trai nối dõi tông đường, chẳng phải tốt hơn ư?

- Trên đời này, có kẻ xấu, người tốt, không phải ai cũng như ai, bà đừng ngại. Tôi đi tìm năm bữa, nửa tháng mà không xong thì trở về rồi sẽ tính liệu sau cũng chưa muộn.

- Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan, biết phụng dưỡng cha mẹ, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.

Phú hộ bèn đóng bộ một ông già nghèo khó, cất thân ra đi. Ông đi từ làng này sang làng khác, đến đâu ông rao:

- Có ai mua cha tôi ra mà mua. Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi.

Mọi người nghe ôn già rao như vậy, ai cũng tưởng ông điên. Có người vui miệng nói:

“Mua lão già ấy về để mà hầu hạ, và để rồi đây lão ta trăm tuổi có được đồng nào phải lo tống táng ư? Thà là nuôi đầy tớ còn hơn”.

Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú hộ vẫn không nản chí, vẫn đi hết óm này tới ấp kia, miệng rao không ngớt.

Bấy giờ ở một làng nọ, có đôi vợ chồng một nông phu nghèo. Nghe có người đi bán mình làm cha, chồng bảo vợ:

- Hai đứa mình mồ côi từ thuở nhỏ, chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có một mụn con nào, thật là buồn. Thôi thì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm thì vui cửa vui nhà.

Thấy vợ bằng lòng, anh chồng chạy ra đón ông già vào và nói:

- Ông định bán bao nhiêu tiền?

- Năm quan không bớt.

- Thú thiệt với ông, nhà tôi nghèo, muốn mua nhưng không có sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo vợ tôi đi vay tiền.

Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát lại trở về, nhưng số tiền vay chỉ được hai quan, người chồng nói:

- Hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.

Hai ngày sau phú hộ lại tới. Anh nông phu trao tiền cho ông và mời ông vào nhà. “cha cha con con” rất thân tình. Đoạn anh bảo vợ đi chợ lo cơm nước. Phú hộ thấy mái tóc của người vợ hôm nọ còn dài, bây giờ đã biến đi đâu mất, ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao tóc của vợ con lại cắt đi như vậy?

Anh nông phu tần ngần hồi lâu đáp:

- Chẳng giấu gì cha, nhà con nghèo không đủ tiền mua cha, mà nếu không mua thì cũng ít có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc bán đi mới đủ số tiền năm quan đó.

Nghe nói, phú hộ làm thinh. Từ ngày có người ha nuôi, vợ chồng anh nông phu tỏ ra niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ không biết mệt. Phú hộ vẫn không cho biết quê quán gốc tích của mình, hằng ngày vẫn ăn no ngủ kỹ, đôi lúc còn kêu nhức đầu, đau lưng bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc. Mặc dù vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước chăm sóc không bao giờ bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng, nhà họ đã nghèo lại nghèo thêm. Họ phải cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già. Tình hình như vậy kéo dài được nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà thì gạo tiền đã hết.

Một hôm hai vợ chồng tỉnh dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề. Ông bảo họ:

- Các con ơi hãy đốt cái nhà này rồi theo ta!

 Vợ chồng đưa mắt nhìn nau tưởng ông già loạn trí. Nhưng sau đó ông già giục:

- Làm con thì phải vâng lời cha mẹ, cha đã biểu các con đi theo cha kiếm ăn, còn cái nhà ọp ẹp này chẳng đáng bao lăm, đừng tiếc nữa.

Hai vợ chồng không dám cãi, đành lượm lặt một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà. Đi theo ông già, họ thấy ông lần hồi xin ăn, tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ. Họ vâng lời không chút phàn nàn. Ba người lần hồi đi xin ăn như thế được năm ngày. Sau cùng đến một nơi nhà ngói, tường đá ông mới vui vẻ bảo họ:

- Các con đây đã đến nhà ta rồi!

Vợ phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:

- Đây mới thiệt là con ta.

Bây giờ hai vợ chồng anh nông phu mới biết được cha mẹ nuôi của mình là một ông nhà giàu có. Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình và từ đó hai vợ chồng bước vào cuộc đời sung sướng.

Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng, biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn đem tờ di chúc để phần lớn tài sản cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối:

- Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết. Nếu chúng có nghe ai mách mà về đây, chưa biết chừng tôi sẽ “bứt néo”(1) cho mà coi, việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục cắt tóc, đội mũ, quấn rơm lên đầu để chứng tỏ mình chịu cực khổ với cha mẹ, thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu thì bảo khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên được cái việc nó đã hy sinh mái tóc dài của mình để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ.

Nhưng sau khi khâm niệm xong, bà phú hộ vì nặng tình thương con nên cũng cho người báo tin cho năm đứa con gái biết. Khi chúng về, bà đón ở cổng, thuật lại lời trối của cha cho chúng nghe và bảo chúng đừng có vào nhà kẻo có việc chẳng lành. Năm người con gái tỏ lòng hối hận nhưng việc đã rồi. Khi đưa linh cữu ra đồng, các con gái cố đòi đi đưa cho bằng được. Mẹ khuyên can các con mãi không xong cuối cùng đành phải chịu, ngoài khăn tang, còn thêm cho mỗi đứa một vuông vải để chúng che mặt lại, mong linh hồn cha chúng không biết.

Từ đó về sau tục lệ để tang này được người đời bắt chước: con trai cắt tóc đội mũ vành rơm, dây lưng chuối, con dâu miễn cắt tóc, chỉ đôi khăn tang lại miễn cả che mặt, còn con gái thì ngoài khăn tang còn có miếng vải con để che mặt.

(Theo Lê Hương: Truyện tích Việt Nam)


(1) Bứt néo: Ngày xưa có lúc người ta không đóng chốt quan tài, chỉ buộc dây ở ngoài gọi nà “néo”. Bứt néo là làm đứt dây buộc quan tài, chỉ sự giận dữ của người chết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:25:21 am »

SỰ TÍCH TRÁI SẦU RIÊNG

Hồi ấy, vào thời Tây Sơn, tại vùng Đồng Nai có một chàng trai văn võ kiêm toàn. Trước cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn, chàng đã vung gươm hưởng ứng và mấy lần cầm quân khiến bọn tớ thầy chúa Nguyễn vô cùng khiếp sợ.

Hết thời Tây Sơn, chẳng lui về quê nhà mượn nghề dạy trẻ để náu mình ẩn tích. Bỗng có tin dữ loan truyền làm mọi người xao xuyến. Gia Long trở lại ngôi vua thì cũng bắt đẩu giết hại những người đã từng theo Tây Sơn. Triều đình Gia Long dựa vào chức tước lớn hay nhỏ mà gia hình: tư mã, quận công thì lăng trì, tùng xẻo; vệ uý, phân xuất thì đánh gậy, phạt roi…

Dân trong xóm sẵn lòng quý mến khuyên chàng trốn đi thiệt xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng trong đó có một chiếc thuyền nhỏ có mui lồng để tiện đi lại.

Và không muốn để rơi vào tay quân địch, chàng đã ra đi. Mượn dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào phía nam đất nước.

Một hôm, chàng cắm sào đặt ghe, lên bờ mua sắm thức ăn. Bước vào một cái quán bên đường, chàng thấy có một bà già ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi về đến đây thì con bệnh nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng ra sức cứu chữa, cuối cùng đã giúp cô gái hồi phục được sức khoẻ. Và sẵn thuyền chàng đưa họ về tận nhà.

Nàng là gái chưa chồng, đã đến tuổi quay xa đạp cửi, lại có vẻ đẹp thùy mị, đã làm xao xuyến chàng trai ở tận nơi xa đến ngụ tại nhà nàng.

Sau một tuần chay tạ ơn Trời Phật, mẹ nàng cho biết là Phật báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui vẻ nhận lời và bắt đầu cuộc sống mới ở nơi đất khách quê người. Từ đây chàng có chỗ ở nhứt định. Nhà nàng làm ruộng, nuôi tằm. Những việc đó chàng làm được cả.

Mười năm trôi qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quít bên nhau tựa đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ, chàng trồng thứ cây ăn trái gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Lần ấy gặp kỳ trái chín đầu mùa, vợ chàng hái xuống một trái, tách vỏ đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có mùi vị đặc biệt. Thấy chồng nhăn mặt, người vợ nói:

- Anh cứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.

Không ngờ, một năm kia, vợ chàng đi chùa dâng hương về bị cảm. Chàng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu được. Cái chết chia rẽ vợ chồng chàng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tình thương sâu sắc khiến chàng thấy như hồn vợ luôn ở bên mình và chàng hứa trọn đời sẽ không lấy ai nữa. Hai người vẫn thường gặp nhau trong mộng

Sự truy nã và trả thù của Gia Long đã bớt, bà con ở quê nhắn tin bảo chàng về. Những người ở quê vợ cũng muốn chàng đi đâu đó ít lâu để giải khuây. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ chàng báo mộng cho biết sẽ theo chàng đến sơn cùng thuỷ tận. Năm ấy cây “tu-rên” chỉ có một trái. Và trái “tu-rên” đó tự nhiên rụng xuống giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ quyết đưa nó cùng mình về quê nhà.

Chàng trở lại với nghề cũ. Nhưng nỗi buồn nhớ vợ canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng ươm hột cây “tu-rên” rồi đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đây ngoài việc dạy học, chàng còn có công việc lo chăm sóc cây quý.

Những cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khoẻ. Lại thêm mười năm đã trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã đốm bạc. Nhưng con người ấy trong lòng bỗng thấy như trẻ lại khi thấy những cây quý ấy bấy lâu mình chăm sóc nay đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Ông sung sướng mời bà con lối xóm tới dự đám giỗ vợ và nhân đó thưởng thức một thứ trái lạ lần đầu tiên trong vùng này.

Khi bưng những trái “tu-rên” đặt trên bàn, mọi người thấy mùi khó chịu. Nhưng chủ nhà biết ý nói trước:

- Nó xấu xí, mùi vị chưa quen, nhưng những múi của nó lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…

Anh vừa nói vừa tách những trái “tu-rên” ra từng múi, rồi chia cho mọi người cùng nếm. Đoạn anh kể hết mối tình duyên xưa mà từ lúc về đến nay mà anh vẫn giấu kính trong lòng, Anh kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt của con người chung tình ấy long lanh ở hai giọt lệ nhỏ đúng vào múi “tu-rên” đang cầm trên tay. Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và thấm vào múi như giọt nước thấm vào đất.

Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng dưng không bệnh mà chết. Từ đấy mỗi lần dân làng ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên” bằng hai tiếng “sầu riêng” để ghi nhớ mối tình chung thuỷ của hai người. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào hột có hai giọt nước mắt của người chồng nhỏ vào thì mới là sầu riêng chính giống và ngon.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM