Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:27:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đòn Rồng  (Đọc 174553 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:47:56 am »

     Overhalt không hề có những suy nghĩ hão huyền về Trung quốc( ). Ba năm lăn lộn ở đây đã giúp ông nhìn rõ ưu nhược điểm của các đối tác địa phương, các nhà quản lý người Hoa thường yếu kém trong việc lập kế hoạch; họ không có khái niệm về công việc bảo dưỡng phòng ngừa, một việc làm mà họ coi là lãng phí tiền của; họ là những người hay quan trọng hóa vấn đề, đặc biệt là hay thổi phồng ý kiến của cấp trên khi truyền đạt chúng, gây cho người nghe một cảm giác kinh hoàng, và hơn hết, hầu như tất cả bọn họ đều có tâm lý kiếm chác “vặt vãnh”. Overhalt kể không bao giờ chán câu chuyện những nhà chức trách Trung quốc không cho dùng máy bay chở một chiếc động cơ trị giá 4 triệu đôla đã bị hỏng sang Mỹ sửa chữa, thay vào đó lại chở bằng đường biển vì rẻ tiền hơn. Công việc sửa chữa chiếc động cơ mất 30 ngày nhưng chiếc máy bay đã không hoạt động trong 13 tháng, chỉ vì phải chờ đợi chiếc động cơ hết lênh đênh đi rồi về trên biển. Tuy nhiên, ông khâm phục đức tính kiên trì của người Trung quốc. Một câu chuyện khác mà Overhalt cũng ưa thích kể lại là về việc ở Thượng Hải ông ta đã nhìn thấy một chiếc Boeing 707 bị tháo tung. Người Trung quốc đã mua chiếc máy bay này đầu những năm 70 và, theo ước tính của ông ta, đã chi phí 300 triệu đôla để tìm cách bắt chước mẫu thiết kế và công nghệ của chiếc máy bay này. Nhưng họ đã không thể làm được việc đó.
Những năm làm việc ở Trung quốc tuy vất vả nhưng rất có ích cho Overhalt. Với tư cách là cố vấn cho Cục Hàng không Dân dụng Trung quốc (CAAC), cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm quy định và kiểm soát hoạt động của tất cả các hãng hàng không dân dụng ở Trung quốc, ông đã kết bạn với nhiều quan chức, những người này dần dần đã leo lên nắm các cương vị lãnh đạo quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không đang trong tiến trình tự do hóa của Trung quốc. Một trong những mối quan hệ đó là tình bạn bè thân thiết với vị Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Thực ra trước khi Overhalt đến Trung quốc, hai người đã cùng học với nhau tại đại học Harvard.

     Bộ trưởng Tống là người thành đạt, thoạt đầu ông ta chỉ thận trọng hưởng ứng việc nới lỏng sự cai trị của Đảng Cộng sản trong những năm đầu thập kỷ 80. Nhưng vào thời điểm năm 1985 khi Overhalt rời khỏi Trung quốc thì Tống bộ trưởng đã là chủ nhân kiêu hãnh của một trong 7 chiếc Cadillac duy nhất ở Bắc Kinh. Bộ trưởng Tống cũng đã chăm chút khác nhiều cho các mối quan hệ chính trị sâu sắc trong nội bộ bộ máy quan chức Bắc Kinh. Overhalt vẫn nhớ như in cái buổi chiều Tống đưa ông vào Trung Nam Hải để gặp vị Ủy viên Bộ chính trị phụ trách ngành hàng không. Khi đó đã là vào cuối đông, trời rét tê tái nhưng sau cuộc gặp gỡ chính thức, họ đã cùng đi dạo quanh chiếc hồ đóng băng trong Trung Nam Hải, vừa đi vừa nói chuyện về đất nước Trung hoa và tương lai của nó.

     Tất cả những sự kiện đó dường như đã đi qua lâu lắm rồi. Khi nhìn vào màn hình hiện những dòng tin của Reuters, Overhalt dễ dàng nhận thấy giá cổ phiếu của hãng Boeing đang bắt đầu giảm sút– giá cổ phiếu của công ty đã tụt 5 đôla 3/8 so với thời điểm đóng cửa ngày thứ sáu. Tại thị trường chứng khoán New York, ngay sau giờ mở cửa, giới kinh doanh đã nhận thấy trong số những công ty tiếng tăm của Mỹ có quan hệ làm ăn với Trung quốc thì công ty Boeing bị coi là chịu nhiều thua thiệt hơn cả. Điều này cũng xảy ra tương tự trên các thị trường khác với những công ty niêm yết đã tham gia đầu tư vào Trung quốc như Boeing. Tại Frankfurt, giá cổ phiếu của công ty Siemens bắt đầu giảm xuống; ở London, giá cổ phiếu của GEC cũng chẳng khá khẩm gì hơn so với thị trường nói chung. Cả hai công ty này đã từng đặt cược vào thị trường Trung quốc, họ đã chuyển trọng tâm chiến lược kinh doanh vào Trung quốc trong thập kỷ 90 và đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ: GEC đã bán được rất nhiều tuốcbin cho các trạm phát điện; các tổng đài điện thoại tốc độ cao cho các công ty thông tin viễn thông địa phương và các hệ thống liên lạc quốc phòng. Quả thực, ngoài NATO ra, Trung quốc là thị trường quan trọng độc nhất vô nhị của GEC.

     Những hành động của Trung quốc gây tác động mạnh nhất đến những thị trường đầy nhạy cảm như thị trường dầu lửa và thị trường bảo hiểm Lloyd. Dầu thô Brent, loại dầu thô hàng đầu được buôn bán ở London, tăng 1,4 đôla lên 26,40 đôla/1 thùng. Khi thị trường New York mở cửa, giá chào của công ty West Texas Intermadiate, theo thông lệ thường cao hơn giá dầu Brent khoảng 1,50 đôla, đã tăng vọt lên mức gần 28 đôla/thùng trong các giao dịch buôn bán với châu Âu. Thị trường dầu lửa thế giới đã ở vào tình trạng cân bằng mỏng manh. Các công ty lớn phải cố gắng tìm cách chuyển giao dầu lửa “đúng hạn” cho các nhà máy lọc dầu của họ. Họ đã học tập sáng kiến của công ty Toyota chuyên sản xuất xe hơi của Nhật bản, là phải tổ chức việc sản xuất một chiếc xe làm sao để các bộ phận cấu thành chiếc xe được chở đến dây chuyền đúng lúc cần thiết cho việc lắp ráp. Cách làm này giúp Toyota giảm bớt chi phí duy trì những kho phụ tùng. Đối với các công ty dầu lửa lớn cũng vậy. Họ đang cố gắng để quản lý các nhà máy lọc dầu của họ sao cho số dầu dự trữ trong kho (và những chi phí đi kèm) chỉ ở mức tối thiểu. Nhưng mùa đông năm 2004-2005 là một mùa đông khắc nghiệt nhất ở Bắc Âu và ở Mỹ. Nhu cầu về dầu lửa để sưởi ấm tăng rất mạnh. Tình trạng căng thẳng do thời tiết gây ra trên thị trường dầu lửa càng trở nên gay gắt hơn do sự thay đổi về tập tục kinh doanh, việc chỉ giao hàng đúng thời điểm cần thiết nêu trên đã làm tăng sức ép đẩy giá cả vọt lên. Mức dự trữ dầu lửa của thế giới đã ở mức thấp trong vòng 5 năm qua; các mỏ dầu ở biển Nam Trung hoa đã được coi là một số trong những mỏ dầu hứa hẹn nhất trên thế giới. Các hợp đồng mua bán dầu lửa theo kỳ hạn đã tăng mạnh. Hợp đồng tháng tư, hợp đồng ngắn hạn được trao đổi sôi động nhất và là bản hợp đồng mà công ty First China đã mua vào mạnh nhất, đã tăng mạnh. Giá vào lúc đóng cửa của nó là 35 đôla, tăng 10 đôla.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:49:14 am »

 
   
Những giao dịch nóng bỏng diễn ra trên thị trường mua bán dầu lửa quốc tế ở London


      Những giao dịch nóng bỏng diễn ra trên thị trường mua bán dầu lửa quốc tế - International Petrolium Exchange (IPE) ở London. Đây là quê hương của loại hợp đồng kỳ hạn đối với loại dầu thô Brent. Hơn 70% dầu lửa của thế giới được định giá dựa vào loại hợp đồng này( ). IPE là tổ chức giao dịch dầu lửa quốc tế lớn nhất thế giới, với quy mô giao dịch mua bán dầu lửa bình quân 2,4 tỷ đôla mỗi ngày, tổ chức này cung cấp cho các công ty dầu lửa, các nhà đầu tư và các nhà buôn những cơ hội tuyệt vời nhất để vừa tự bảo vệ khoản đầu tư của mình, vừa kiếm thêm được nhiều tiền hơn. Công ty First China có một ghế trong IPE. Vào tháng trước khi nổ ra chiến dịch Đòn Rồng, First China đã tung 600 triệu đôla vào thị trường dầu lửa kỳ hạn Brent. Số tiền này được phân bổ tromg 200.000 hợp đồng, tương đương 200 triệu thùng dầu. Nếu First China tung ra bán khoản đầu tư này trên thị trường kỳ hạn thì ngay lập tức tướng Triệu và công ty Multitechnilogies sẽ thu được 1 tỷ đôla tiền lãi. Thế nhưng việc bán hết 200.000 hợp đồng kỳ hạn còn khó hơn việc tìm cách mua chúng. Khi giá dầu lửa bắt đầu tăng, Damian Phillips nói với các nhà kinh doanh của ông ta bắt đầu bán ra các hợp đồng của họ một cách từ từ. Vào lúc kết thúc phiên giao dịch ở thị trường London, nhóm của Damian Phillips đã thanh lý được 40.000 hợp đồng tháng tư với nhiều mức giá khác nhau và bỏ vào túi tướng Triệu một khoản lãi ròng tới 400 triệu đôla.
Cuộc xung đột ở biển Nam Trung hoa đã có tác động khắp toàn cầu, từ London tới New York. Tất cả các thị trường tài chính đều rúng động, thị trưởng bảo hiểm cũng không nằm ngoài tác động này. Tại sàn giao dịch bảo hiểm Lloyd, nơi được coi là trung tâm thị trường bảo hiểm của thế giới, ngay sáng thứ hai hôm đó, Ủy ban Đánh giá Rủi ro Chiến tranh (War Risks Rating Committee) đã phải nhóm họp để đánh giá ý nghĩa của cuộc xung đột và quyết định xem có nên đặt ra những mức phí bảo hiểm đặc biệt đối với tàu bè và hàng hóa vận chuyển cũng như các máy bay thương mại qua lại vùng chiến sự hay không. Ủy ban này đã đặt ra một danh mục đánh giá rủi ro mới mà theo đó, mức phí bảo hiểm đối với việc đi đến các cảng của Việt nam tăng thêm tới 3,5%. Các mức bảo hiểm cho hàng hóa tới Xingapo và Hồng công được ấn định thấp hơn một chút với mức tối thiểu là 2,5%. Đối với mức phía bảo hiểm thân tàu, thị trường Lloyd áp dụng mức 5% - một mức chưa từng có kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Mức phí này là nguyên nhân dẫn đến những cuộc phản đối ầm ĩ từ các chuyến tàu. Những tàu chở dầu siêu nặng có trị giá tàu 60 triệu đôla khi quá cảnh biển Nam Trung hoa phải chịu một khoản tiền đóng bảo hiểm tới 3 triệu đôla, mức phí này khiến cho giá cược vận chuyển hàng hải tăng vọt. Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với ngành hàng không. Có tin Hãng hàng không Anh British Airways phải đóng 162.00 đôla phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh cho mỗi chuyến Airbus 320 đến Hà Nội và đóng 60.000 đôla cho mỗi chuyến Boeing 747 tới Hồng công. Điều đó có nghĩa là mỗi hành khách đáp máy bay của British Airway đến Hà Nội sẽ phải trả thêm 845 đôla tiền vé, đó chính là mức tiền trả thêm cho bảo hiểm rủi ro chiến tranh. Vé đến Hồng công cũng tăng xấp xỉ một nửa mức đó. Tuy phải tăng giá vé như vậy nhưng phát ngôn viên của hãng hàng không British Airway vẫn khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục phục vụ chừng nào tình hình còn đủ an toàn để bay, trong khi các hãng khác đều đã đồng loạt dừng các chuyến bay đến Việt nam và Hồng công.
 
     Biến cố trên thị trường dầu lửa đã làm xáo động tất cả thị trường khác. Ở châu Âu và Mỹ, các thị trường tài chính có thể dễ dàng tìm được cách vượt qua cơn chấn động do các cuộc xung đột khu vực gây ra trước đây, nhưng thời điểm phát sinh làn sóng bán ra ồ ạt làm rung chuyển các thị trường chứng khoán Đông Á quả là một thời khắc tồi tệ đối với các thị trường Âu-Mỹ. Các thị trường này sau 5 năm liên tục thu lợi nhuận, giờ đây có vẻ đã lâm vào một đợt thoái trào. Một số nhà buôn lớn tuổi đã so sánh tình hình hiện tại với những gì đã xảy ra vào năm 1987; Nhưng nguyên nhân gây ta sự sụp đổ của hàng loạt thị trường chứng khoán trên thế giới vào tháng Mười năm 1987 bắt nguồn từ sự bất hòa giữa Mỹ và Đức về mức lãi suất thị trường, đỉnh điểm của bất hòa này diễn ra trong tháng chín năm đó. Người Mỹ muốn người Đức hạ thấp lãi suất của đồng Mark nhưng ngân hàng Bundesbank đã từ chối.

      Các chuyên gia phân tích kinh doanh tiền tệ ở London và phố Wall đã lập tức mổ xẻ bản chất của cuộc chiến mà Trung quốc gây ra ở biển Nam Trung hoa, họ so sánh với chiến tranh vùng Vịnh năm 1990-1991. Lập luận của các chuyên gia cho rằng cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991 tuy được đánh giá là cuộc xung đột khu vực lớn gần cuối thế kỷ 20 nhưng lại ít có ảnh hưởng đối với các thị trường chứng khoán của Anh, Đức và Mỹ vì lúc đó mức dự trữ dầu lửa của thế giới là dồi dào và thế giới đang ra khỏi tình trạng suy thoái, thêm nữa, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, tổng thống Saddam của Irắc không có một cơ hội nào để chống lại sức mạnh quân sự của Mỹ và các đồng minh. Phương Tây cũng không ủng hộ Saddam, bộ máy tuyên truyền của Mỹ và đồng minh đã biến Saddam thành một kẻ độc tài nguy hiểm trong con mắt của phương Tây. Việc Irắc chiếm Cô-oét chính là sai lầm lớn nhất trong chiến lược của Saddam, Mỹ và đồng minh đã có một cái cớ thật là hợp pháp để đánh Irắc mà không một quốc gia nào khác có thể phản đối. Tuy nhiên, hành động tiến công của Trung quốc vào biển Nam Trung hoa được nhìn nhận không giống như một phiên bản cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Đó không phải là hành động của một nước lớn nhằm đánh chiếm lãnh thổ của một nước láng giềng nhỏ hơn rồi lại kịp thời rút lui. Hơn nữa, khoảng cách địa lý đã giảm bớt sự chú ý của cộng đồng thế giới tới những việc mà người Trung quốc đang thực hiện: châu Á nằm rất xa và ít người thực sự quan tâm đến Việt nam hoặc vùng biển kéo dài giữa Việt nam với Philippine có tên gọi là biển Nam Trung hoa.

     Nhưng nếu công luận không quan tâm nhiều đến các diễn biến của khu vực này thì các thị trường lại rất quan tâm. Nền kinh tế thế giới giờ đây đã vào vị trí khác hẳn năm 1990-1991. Dự trữ dầu lửa chỉ đạt mức thấp trong khi tổng sản lượng của thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, đang tăng mạnh, trên thực tế là quá mạnh. Và Trung quốc hiển nhiên không phải là Irắc. Trung quốc có thể là một chính thể chuyên chế nhưng bản thân nó cũng là một cơ hội kinh doanh thương mại, một thị trường đầy tiềm năng mà dưới góc độ kinh tế, Irắc chưa bao giờ có thể có so sánh được.

     Những phản ứng tiêu cực của thị trường trước diễn biến của cuộc chiến thể hiện ở việc chỉ số cổ phiếu FTSE 100 tụt 136 điểm xuống còn 6.347 điểm khiến Sở giao dịch chứng khoán London hốt hoảng. Trung tâm tài chính phố Wall cũng không khá gì hơn, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã vượt qua hàng rào 8.000 hồi tháng giêng nhưng sáng thứ hai vào lúc mở cửa đã tụt 300 điểm xuống còn 7.838 điểm. Việc giá dầu tăng lên cùng với triển vọng lạm phát và lãi suất cao hơn đã khiến cho không khí ở phố Wall vốn dĩ đã không yên tĩnh nay lại càng căng thẳng hơn. Trong các văn phòng điều hành của công ty Mỹ, tâm trạng lo lắng đang tăng lên không ngừng. Reece Overhalt biết rằng những hành động của Trung quốc báo hiệu nhiều điều chẳng lành đối với Boeing. Việc công ty này vào làm ăn ở Trung quốc đã gây nhiều phản ứng từ các nghiệp đoàn công nhân của hãng. Chuyển sản xuất sang Trung quốc có nghĩa là nhiều công nhân Boeing ở Seattle sẽ bị mất việc làm. Hiệp hội Quốc tế các nhà chế tạo máy, tổ chức công đoàn chính của Boeing, chắc chắn sẽ khai thác tình hình này.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2007, 08:22:17 am gửi bởi Excocet » Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:16:57 pm »

Hạ viện London
Giờ địa phương: 15h30’ thứ Hai 19/02/2005




     Thủ tướng Stephenson: ... Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, đó là tình hình đang diễn ra. Như tôi đã nói, Trung quốc vẫn tiếp tục tấn công Việt nam. Đã có những thương vong về dân sự, trong đó có người châu Âu và người Mỹ. Chúng ta chưa có những thông tin cụ thể về thương vong của các công dân Anh. Do vậy, chúng ta hy vọng tổn thất đối với người Anh là không lớn. Tôi đã trực tiếp trao đổi với các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu và chúng tôi đã thống nhất quyết định coi số người Âu, Mỹ bị Trung quốc bắt giữ trên các dàn khoan dầu là những con tin, mặc dù chúng tôi cho rằng tình trạng của họ là không nguy hiểm lắm. Hiện nay vẫn chưa thấy có một đề nghị nào được đưa ra đòi phóng thích những người này. Chúng tôi tin rằng phía Trung quốc đang gặp phải một số vấn đề về hậu cần trong việc đưa những người bị bắt trên giàn khoan tới một nơi mà từ đó họ có thể được trả tự do.

     Ngài Andrew Dixon, Lãnh tụ phe đối lập: Cám ơn ngài thủ tướng về thông báo của ông, tuy nhiên tôi vẫn không rõ về chính sách của Chính phủ. Tôi chưa nghe thấy bất kỳ lời phê phán nào đối với hành động của Trung quốc. Tôi chưa thấy có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ chúng ta sẽ ủng hộ Việt nam như người Pháp đã làm. Tôi không thấy nước Anh tỏ rõ một lập trường nào mang tính đạo lý trong việc ủng hộ những nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc đã làm cho đất nước này trở nên vĩ đại. Do vậy, thưa ngài thủ tướng, trước Hạ viện, liệu ngài có thể nói cho chúng tôi biết ngài đứng về bên nào trong cuộc xung đột này không? Liệu ngài có lên án hành động bạo lực của một nhà nước độc Đảng phi dân chủ đang chống lại một nhà nước dân chủ mới ở châu Á không?

     Thủ tướng Stephenson: Rõ ràng quý ngài Andrew tôn kính đang xa lạ với trách nhiệm của chính quyền. Tôi hiểu điều đó và nếu quí ngài tới ngồi ở phía bên này Hạ viện, quí ngài sẽ nhận ra những lời bình luận liến thoắng cũng như việc ghi điểm chính trị rẻ tiền đã xảy ra thường xuyên hơn việc không chống lại lợi ích dân tộc. Thưa các ngài, thông thường khi xem xét các vấn đề quốc nội cũng như các vấn đề quốc tế, các bộ trưởng trong nội các phải gác sang một bên những quan điểm cá nhân của họ để xem xét vấn đề một cách khái quát trong những phạm vi rộng lớn hơn. Đã qua lâu rồi những ngày nước Anh có thể gửi lực lượng viễn chinh của mình đi khắp thế giới. Liệu quí ngài có thể nói cho chúng ta biết Đảng của quí ngài có ủng hộ việc liều lĩnh đặt tính mạng của các quân nhân Anh vào một khu vực nguy hiểm của thế giới, nơi mà ở đó chúng ta không có lợi ích quốc gia thực sự, và cũng không có nghĩa vụ thực hiện các cam kết ghi trong hiệp ước với bất kỳ quốc gia nào đang bị tấn công ở đó? Liệu quí ngài có thể nói với chúng ta là quí ngài khuyên hãy hành động chống lại một nước Trung quốc, hành động có thể đẩy nhiều người Anh ra xếp hàng chờ lãnh lương thất nghiệp với triển vọng nhỏ nhoi sẽ kiếm được một việc làm mới không? Trung quốc là một thị trường đầy tiềm năng, vì vậy liệu quí ngài có thể đồng ý, thay vì hót như một con vẹt không được huấn luyện, rằng hành động đúng đắn nhất đối với nước Anh bây giờ là hãy chờ đợi và đánh giá cuộc khủng hoảng ở biển Nam Trung hoa, và chỉ sau khi đã thảo luận kỹ càng với các đồng minh, chúng ta mới nên đề ra một chính sách có thể góp phần hình thành cơ cấu địa chính trị toàn cầu trong 50 năm tới đây hay không?

     Ngài Andrew Dixon, Lãnh tụ phe đối lập: Vậy, xin hãy nói cho chúng tôi biết, thưa quí ngài, nước Anh có ủng hộ hành động của Pháp hay không?

     Thủ tướng Stephenson: Pháp có những nghĩa vụ hiệp ước đối với Việt nam. Tôi ủng hộ các chính phủ tôn trọng và thực thi các nghĩa vụ theo hiệp ước của họ.

     Ngài George Cranby: Để giúp làm yên lặng những dãy ghế của phe Đối lập và đem lại một sự nhất trí nào đó mang tầm quốc gia trong vấn đề này, liệu ông bạn đáng kính của tôi có thể nói cho chúng tôi rõ nước Anh có những nghĩa vụ hiệp ước với những nước nào ở Viễn đông và chúng ta có kế hoạch tôn trọng nghĩa vụ đó theo cách nào?

     Thủ tướng Stephenson: Chúng ta đã có những thỏa thuận lâu dài với Malaixia, Xingapo và Brunây. Thông qua tuyên bố chung năm 1984 với Hồng công, chúng ta có trách nhiệm đảm bảo rằng chiến dịch quân sự của Trung quốc không liên hệ gì tới đặc khu hành chính này dưới mọi hình thức... Chúng ta cũng có cam kết quân sự với Inđônêxia và Malaixia bao gồm các hợp đồng mua bán máy bay và các thiết bị khác. Chúng ta có kế hoạch tôn trọng tất cả những cam kết đó. Nước Anh sẽ thực hiện mọi cam kết của mình chỉ khi và chỉ nếu như chúng ta được yêu cầu làm như vậy. Cho tới nay chưa có một yêu cầu nào gửi đến bàn làm việc của tôi.

     Ngài George Fallon: Từ nhiều năm nay chính phủ biết rõ bản chất của chính phủ Trung quốc. Đó là một chính phủ độc tài tàn bạo, đàn áp nhân dân chẳng khác gì Irắc của Saddam Hussein, Lybi của Gaddaffi hay Đức quốc xã của Hitler. Thú thật, tôi kinh hoàng khi thủ tướng nói với chúng ta rằng công việc làm ăn của người Anh phụ thuộc vào việc làm ăn giao dịch với một chế độ ghê tởm như vậy. Liệu chúng ta có thể cho Đức Quốc xã vượt qua vách eo biển Dover chỉ vì hãng BMW sở hữu Rover? Chúng tôi ở phe bên này tại Hạ viện đã lên tiếng cảnh tỉnh chính sách “phụ thuộc kinh tế lẫn nhau” và “dính líu ngầm” của ngài với Trung quốc. Bây giờ, liệu Ngài thủ tướng có thể nói với chúng tôi rằng chính sách của Ngài là sai lầm và đáng hổ thẹn về mặt đạo lý và liệu ngài có thể nói rằng sẽ không có thêm những thỏa thuận bí mật nào nữa với chế độ Bắc Kinh được không?

     Thủ tướng Stephenson: Không, thưa ngài.

     Ngài Fred Clarke: Liệu ông bạn rất đáng kính của tôi có thể đảm bảo với chúng tôi rằng quí ngài không đơn thuần chỉ ngồi bên điện thoại mà chờ nhận các mệnh lệnh hay chỉ thị từ Đức hoặc từ Mỹ gửi qua để xác định nước Anh sẽ đi theo con đường nào, và liệu quí ngài sẽ tiếp tục khẳng định rằng nước Anh sẽ bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình bằng những chính sách thích hợp trong những thời điểm quyết định nhất khi giải quyết các vấn đề thế giới không?

     Thủ tướng Stephenson: Nước Anh đã và sẽ luôn luôn đi theo con đường riêng của mình trong chính sách đối ngoại, tất nhiên là có tham khảo ý kiến với các đồng minh của chúng ta. Chưa có gì bất thường trong 24 giờ qua để phải thay đổi điều đó.
 

     Vậy liệu ngài thủ tướng có thể giải thích rõ với Hạ viện rằng nếu chúng ta tôn trọng các thỏa thuận…

     Bà Clare Truman: Vậy liệu ngài thủ tướng có thể giải thích rõ với Hạ viện rằng nếu chúng ta tôn trọng các thỏa thuận đã ký với Inđonêxia Malaixia để tiếp tục chuyển vũ khí theo hợp đồng cho các chính phủ độc tài chuyên chế này, thì chúng ta sẽ phải làm thế nào để có thể gây áp lực đối với người Nga, những người đang bị chúng ta lên án là đang cung cấp hàng trăm cố vấn cùng hàng ngàn tấn thiết bị quân sự nhằm bảo đảm cho sự thành công trong nỗ lực chiến tranh của Trung quốc? Và, trong khi vấn đề đó còn chưa giải quyết, thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, liệu ngài thủ tướng có thể nói cho chúng ta rõ là quí ngài có hoan nghênh một trật tự thế giới mới với một nước Trung quốc siêu cường, bành trướng, phi dân chủ và có vũ khí hạt nhân hay không?

     Thủ tướng Stephenson: Thưa quý bà đáng kính, tôi xin đáp lại câu hỏi của quí bằng câu trả lời tôi đã đưa ra cách đây vài phút.



Vậy liệu ngài thủ tướng có thể giải thích rõ với Hạ viện rằng nếu chúng ta tôn trọng các thỏa thuận…
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #53 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:21:25 pm »



Nhà trắng, Washington DC
Giờ địa phương: 10h30’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 15h30’ thứ Hai 19/02/2005




     Thư ký riêng của tổng thống Bradlay báo ông có điện thoại của thủ tướng Nhật bản Nouburo Hyashi. Hai người không thân thiết với nhau lắm mặc dù ông Hyashi nói tiếng Anh khá tốt. Hai người đã từng đọ kiếm với nhau vào giữa thập kỷ 90, sau sự sụp đổ của Đảng Dân chủ Tự do Nhật bản, ông Hyashi đã dốc sức để trở thành nhân vật nổi bật nhờ lá phiếu theo đường lối dân tộc giấu mặt ngấm ngầm thù địch với Mỹ. Trong lúc đó Bradlay là một thượng nghị sĩ đầy triển vọng đã tìm cách chứng tỏ mình là một người am hiểu sâu sắc các vấn đề quốc tế.

     - Chào ngài tổng thống - Hyashi nói vào máy điện thoại.

     - Nobby, ngài đó phải không? - Bradlay đáp lại.

     - Tôi đây, Jim.

     - Mitsuko thế nào? Tôi tin quí bà vẫn mạnh khỏe?.

     - Dạ, Jim. Bà ấy khỏe. Còn đệ nhất phu nhân thì sao.

     - Khỏe, rất khỏe. Ngài đã gặp phải một vấn đề rắc rối ở biển Nam Trung hoa...

     - Chúng tôi đang có một vấn đề Jim ạ, và đó là lý do của cú điện thoại này. Chắc ngài đã biết thảm họa xảy ra với thủy quân lục chiến Philippine trên bãi đá ngầm Vành Khăn? Các đồng nghiệp trong nội các và tôi cảm thấy rằng chúng ta cần phải viện tới Hiệp ước an ninh của chúng ta. Chúng ta cần một sự phối hợp để biểu dương sức mạnh ở đây nhằm chứng tỏ cho người Trung quốc hiểu rằng họ đã đi quá xa.

     - Chắc chắn chúng ta cần phải làm một cái gì đó, Nobby ạ, tôi nhất trí với ý kiến đó. Sáng nay ở New York, chúng tôi sẽ đề nghị Hội đồng bảo an khiển trách Trung quốc và yêu cầu họ rút khỏi Spratlys (Trường sa) và Paracels (Hoàng sa), đồng thời phải bồi thường cho Việt nam về những thiệt hại về người và trang thiết bị trong hai ngày qua.

     - Như người Mỹ các ngài thường nói – chuyện đó quả là đen đủi. Người Trung quốc sẽ sử dụng quyền phủ quyết của họ để bác bỏ mọi nghị quyết kiểu như vậy. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần có một cái gì đó mạnh mẽ hơn những lời nói đơn thuần. Người Pháp đã gửi quân đội tới Việt nam rồi.

     - Trước đây chúng tôi đã từng bị trượt theo con đường đó, Nobby ạ. Dân chúng Mỹ giờ đây ít hứng thú với các cuộc chiến tranh diễn ra ngoài biên giới nước Mỹ, đó là chưa nói gì đến việc cuộc chiến tranh này xảy ra ở một khu vực đặc biệt nhạy cảm đối với người Mỹ, đó là châu Á. Đó là Việt nam.

     Bradlay cúp máy.

     Không phải Hyashi không có lý, những cuộc thăm dò dư luận mới nhất của tờ Washington Post cũng cho thấy đúng như vậy. Thứ Bảy trước, bộ phận thăm dò dư luận của báo này đã vận dụng mọi khả năng để tiến hành một cuộc trưng cầu ý kiến qua điện thoại về việc Trung quốc chiếm đóng biển Nam Trung hoa, câu hỏi tiếp theo là nếu có thể, Mỹ cần phải làm gì để đối phó với việc này. Một tỷ lệ lên đến 79% người Mỹ, hay ít nhất là 79% trong số 1.036 người Mỹ được chọn hỏi một cách ngẫu nhiên, đã cho rằng Mỹ không nên tham dự vào chuyện đó, nước Mỹ chẳng cần phải đóng một vai trò nào ở đó cả, không nên dính líu quân sự đến Việt nam và Trung quốc. Hơn nữa, một nghiên cứu phân tích mới được thực hiện về các cuộc khủng hoảng trước đây và những ảnh hưởng của chúng đối với uy tín của tổng thống đã cho thấy bản chất lẫn lộn của các sự kiện, xét từ góc độ quan điểm chính trị trong nước.

     Nghiên cứu này chỉ ra rằng các cuộc khủng hoảng quốc tế, về mặt lịch sử, có khuynh hướng được sử dụng nhằm cải thiện vị thế của tổng thống Mỹ trong các vấn đề quốc nội. Trong ba phần tư các sự kiện được nghiên cứu từ những năm của thập kỷ 40 tới những năm của thập kỷ 80, uy tín của các tổng thống Mỹ đã tăng lên trong tháng tiếp sau các sự kiện quốc tế. Tỷ lệ ủng hộ tổng thống đã tăng 5 điểm sau sự kiện Vịnh Con Lợn năm 1961, khi CIA hậu thuẫn cho một cuộc xâm lược Cuba nhưng cuối cùng chiến dịch này đã bị thất bại; tỷ lệ ủng hộ Lyndon Johnson cũng tăng lên sau sự kiện Mỹ can thiệp vào nước Cộng hòa Dominica năm 1965; Gearald Ford cải thiện được 11 điểm sau vụ Mayaguez năm 1975 khi một tàu buôn của Mỹ bị Campuchia bắt giữ; tỷ lệ ủng hộ Ronald Reagan tăng 5 điểm sau cuộc xâm lược của Mỹ vào Grênada năm 1983 và Geore Bush đã thu thêm được 14 điểm sau khi ông ta thông báo việc tăng cường lực lượng quân sự ở vùng Vịnh năm 1990 và thêm 18 điểm nữa khi ông ta phát động cuộc chiến tranh chống Irắc tháng giêng năm 1991.

     Cho tới nay mọi việc đều ổn. Những cuộc thăm dò cho thấy tâm lý dân Mỹ nghiêng về hướng cho rằng cuộc chiến tranh ở châu Á là cuộc chiến mang màu sắc chủng tộc và không thể thắng được. Phần lớn số người tham gia cuộc thăm dò dư luận này đều bày tỏ mối lo ngại ngày càng tăng đối với Nhật bản kèm theo thái độ không ưa thích người Nhật bản. Những biểu hiện chống Nhật đã tăng mạnh lên ở Mỹ trong thời gian qua. Ngày càng có nhiều người Mỹ nói rằng họ đang cố tránh dùng các sản phẩm của Nhật bản. Đối với khối cử tri miền Trung nước Mỹ thì việc liều lĩnh hy sinh tính mạng của người Mỹ để bảo vệ các lợi ích của Nhật bản là điều khó có thể chấp nhận. Không may là chính một nhân vật của Đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Joseph Borchert bang Washington, người đã nắm bắt được tâm trạng của dân chúng đã  công khai phát biểu: “Đa số người Mỹ không muốn nước Mỹ, một mình hay phối hợp với các nước khác, can thiệp vào châu Á. Hiện không có một sự đe dọa an ninh quốc gia nào, không có một lý do nào liên quan đến chính sách công khai của Mỹ, không có cớ nào hết”.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2007, 02:31:37 pm gửi bởi Excocet » Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #54 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:26:30 pm »

     Borchert đã đọc được tâm trạng dân chúng Mỹ với mức độ chính xác kỳ lạ. Sau khi các sự kiện chiến tranh nổ ra vào hôm chủ nhật, vấn đề đã trở nên rõ ràng hơn. Dù trước đó có thể có những khối cử tri nào đó ủng hộ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Đông Á, thì sau sự kiện Trung quốc bất ngờ tấn công Việt nam, sự ủng hộ đó đã tan biến một cách nhanh chóng. Điều này càng chứng minh cho nhận định rằng sẽ chẳng có ai ủng hộ các nhà lãnh đạo trong việc thông qua quyết định gửi quân Mỹ đến vùng chiến sự châu Á.

     Quốc hội cũng phải tranh thủ tình cảm của cử tri, việc này được thực hiện một cách kín đáo thông qua những mánh khóe điều khiển dư luận tinh vi mà Ban quan hệ công chúng của Quốc hội vẫn thường tiến hành thông qua hệ thống phương tiện truyền thông của công ty Bland, Michael & Judd. Công ty này đang là cố vấn phụ trách mảng quan hệ với công chúng, đồng thời phụ trách công tác vận động hành lang của Đảng Cộng sản. Bằng vài cú điện thoại gọi tới các tổ chức tư vấn hàng đầu ở Washington và bờ biển phía tây, Judd đã thuyết phục được họ hiểu ra rằng chương trình giành cho “các chuyên gia về Trung quốc” có thể sẽ nhận được những giúp đỡ cần thiết trong việc tiếp tục đưa chuyên gia đến Trung quốc để nghiên cứu, nếu họ chấp nhận lập trường cân bằng của chính quyền trong những bước đi mở đầu ván bài ở biển Nam Trung hoa. Trong lúc đó, những người khác trong công ty Bland, Michael & Judd thì bảo đảm với những người chịu trách nhiệm xây dựng chương trình Thảo luận trên truyền hình rằng công ty biết chính xác những chuyên gia nào có thể đưa ra được những lời bình luận phù hợp.

     Suốt ngày hôm đó, tổng đài điện thoại của Nhà Trắng tới tấp nhận được hàng ngàn cú điện thoại, phần lớn từ những người có quan điểm phản đối việc Hoa kỳ can thiệp vào tình hình ở châu Á.  Trong số những người bày tỏ quan điểm này có cả các Chủ tịch và các tổng giám đốc của một số công ty hàng đầu trong nước như Boeing và Microsoft ở Seattle, General Motors ở Detroit, Compaq ở Houston và các công ty khác.

     Đến tối hôm đó, trước khi tham dự buổi dạ tiệc gồm các đoàn ngoại giao đang đóng ở Washington, tổng thống Bradlay đã sẵn sàng cho một vài cuộc tiếp xúc không chính thức với các bên có lợi ích liên quan cuộc xung đột này, và ông cũng đã sẵn sảng tìm cách đóng vai là một “người môi giới trung thực”.
 
     Đoàn xe mô tô hộ tống tổng thống đỗ xếp thành hàng phía bên ngoài chiếc cổng cổ kính của Khu trưng bày quốc gia. Khu trưng bày này vốn do một chủ nhà băng xây dựng để cất giữ bộ đồ sưu tập cá nhân của ông ta, rồi sau đó ông lại hào phóng cống hiến cho đất nước. I.M Pei, kiến trúc sư người Mỹ gốc Trung quốc, đã thiết kế phần mở rộng của khu trưng bày này với chất liệu bê tông và kính trông rất ấn tượng, tuy nhiên thiết kế đó vẫn không đủ sức làm thanh thoát phần nào dáng vẻ nặng nề của tòa nhà. Bữa tiệc trưa tại Khu trưng bày quốc gia là một trong những sự kiện quan trọng diễn ra ở Washington. Thành viên đoàn ngoại giao các nước đang vai sánh vai cùng với những đại diện tinh hoa của Thượng viện, Hạ viện và Chính quyền Mỹ. Tổng thống tiến vào khu vực này khi đại sứ Nhật bản là ông Makoto Katamaya còn đang say sưa nói chuyện với một nhóm các thượng nghị sĩ đến từ bang Kansas và Washington, một nghị sĩ vùng Long Beach bang California và trưởng đại diện của công ty Bland, Michael & Judd tại Washington. Với một tập hợp những người như vậy thì chủ đề duy nhất của cuộc thảo luận chỉ là Trung quốc. Các tiểu bang vừa nhắc tới ở trên đã dính líu khá sâu vào các hoạt động kinh tế ở Trung quốc: California và Washington cung cấp các công nghệ hàng không vũ trụ ở, Kansas buôn bán lúa mì … Sự dính líu này sâu sắc đến mức các thành viên hai Viện của Quốc hội đôi khi gọi những nghị sĩ các địa phương đó là phái Trung quốc trong Quốc hội. Katamaya nhanh chóng kết thúc câu chuyện để tìm cách đi vòng quanh như các nhà ngoại giao thường làm trong những dịp như thế, ông chờ cơ hội thuận lợi để bắt chuyện với Bradlay.

     Ngay lúc đó, Katamaya chợt nhận ra viên bí thư thứ ba của Đại sứ quán Nhật bản đang len lỏi trong đám đông để hướng về phía sếp của mình. Cùng lúc đó, một trợ lý của Nhà Trắng cũng đang lách qua đám đông tiến tới chỗ tổng thống. Cả hai quan chức này đều gặp các sếp của mình cùng một lúc. Katamaya lắng nghe người cán bộ sứ quán thông báo về kết quả cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đúng như dự đoán, người Trung quốc đã sử dụng quyền phủ quyết của họ. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ không có bất kỳ nghị quyết nào lên án những hành động của Trung quốc ở biển Nam Trung hoa. Tuy nhiên, điều tệ hại hơn cả là cách thức diễn ra cuộc bỏ phiếu giữa các thành viên Hội đồng bảo an. Đại diện nhóm các nước châu Phi và Nam Thái bình dương được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc theo quy chế luân phiên,  đã bỏ phiếu trắng. Đây là những nước nhận được nhiều viện trợ quân sự của Trung quốc. Anh và Pháp sẵn sàng lên án Trung quốc nhưng họ chỉ là thiểu số. Về phía Mỹ, đại diện thường trực của Nhật bản tại Liên hợp quốc đã nhận ra Mỹ đang do dự ở mức độ nhất định trước việc có đứng vào phe của Anh và Pháp hay không. Tuy cuối cùng Mỹ đã đứng về các đối tác Đại Tây Dương của họ, Mỹ bỏ phiếu thuận theo ý kiến của đại diện Anh và Pháp tại Hội đồng Bảo an. Nga đã bỏ phiếu trắng.

     Khi Katamaya đang suy ngẫm về những gì ông ta nghe được, thì một trợ lý khác của Bradlay tiến đến gần. Viên trợ lý này thông báo với Katamaya rằng tổng thống muốn nói chuyện với ông. Một phòng tiếp khách trong khu bảo tàng được chuẩn bị. Vào lúc kết thúc bữa tiệc, tổng thống sẽ giả bộ như thể quay về nhưng trên đường đi ông sẽ dừng lại ở phòng khách đó. Viên trợ lý hỏi một cách lịch sự:

     - Liệu ngài đại sứ có thể chờ tổng thống ở đó được không?

     Katamaya tỏ ra rất hài lòng, đây chính là câu hỏi mà ông đang chờ đợi và tìm kiếm từ phía người Mỹ. Ông không thích thú với nhiệm vụ mà Tôkyô đặt ra: đó là nói công khai với Bradlay tại một cuộc gặp gỡ công khai.
Cuộc gặp gỡ này được dàn xếp theo một hình thức đặc biệt, thiếu một nghi lễ thông thường đi kèm với một cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Mỹ và đại sứ Nhật bản. Thoạt đầu, nó được tiến hành bằng tiếng Anh, một thứ ngôn ngữ mà Katamaya thành thục tới mức đáng sợ, mặc dù ông ta giả bộ như một học trò đáng thương. Cuộc gặp gỡ khởi đầu tốt đẹp với việc Bradlay thân mật bắt tay Katamaya nhưng sớm xấu đi khi ông đại sứ thúc ép Bradlay về những gì mà Mỹ cần phải làm xung quanh hành vi của Trung quốc ở biển Nam Trung hoa.

     Tổng thống nói:

     - Ồ, ngài đại sứ, dường như thể chúng ta đang quay trở lại những ngày tháng tồi tệ của cuộc Chiến tranh Lạnh trước đây tại Liên hợp quốc. Theo tôi thì hình như ngài đã biết việc đại diện của Trung quốc tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã dùng quyền phủ quyết để bác bỏ một nghị quyết vào khoảng thời gian khi cả hai chúng ta tới dự cuộc gặp mặt này. Điều này không có gì là bất ngờ đối với chúng tôi. Thực ra, chúng tôi ít sốt sắng hơn các đồng minh khác khi chúng tôi cho là mỗi lúc cần phải đưa ra một nghị quyết như vậy, Trung quốc thường luôn luôn phủ quyết.

     - Hoàn toàn đúng vậy, Katamaya nói.

     - Tôi đã nói chuyện với ngài thủ tướng Nhật bản vào sáng nay - Bradlay nói - Tôi đánh giá cao những mối quan ngại của các Ngài.

     Đó là sự mở đầu mà Katamaya muốn.

     - Thực vậy, thưa ngài. Tôi được Tôkyô yêu cầu làm sao có được sự bảo đảm của ngài rằng Mỹ có ý định trung thành với những nghĩa vụ hiệp ước của nước này.

     Tổng thống ngừng lời. Ông đáp:

     - Thế này, ngài đại sứ, Ngài cũng như tôi đều biết rằng hiệp ước an ninh của chúng ta đã phục vụ tốt cho cả hai bên. Hiệp ước này được soạn thảo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi đó nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa Cộng sản Nga và Trung quốc đang ở vào đỉnh cao của nó. Hiện nay Nga đã thay đổi. Trung quốc đã thay đổi. Thế giới đã thay đổi. Chúng ta cũng thay đổi theo nó. Hãy thông báo với chính phủ của ngài rằng tôi dành ưu tiên cao nhất cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng này ở Thái bình dương bằng con đường hòa bình.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #55 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:28:03 pm »

Thôn Hạ Đồng, Biên giới Trung – Việt
Giờ địa phương: 23h30’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 15h30’ thứ Hai 19/02/2005








     Tốp du kích mặc toàn bộ quần áo màu đen. Quan sát gần hơn, có thể thấy họ được trang bị những thứ đồ dùng chết người, thứ đồ chuyên dụng của những kẻ ám sát được đào tạo kỹ lưỡng: súng tiểu liên được gắn ống giảm thanh, dao găm, dây kim loại có tay cầm dùng để siết cổ…

     Họ có tất cả 8 người, ẩn mình trong bóng đêm khi vượt qua những phố xá hầu như không có một bóng người của Hạ Đồng (Xietong), một thôn nằm trong lãnh thổ Trung quốc, cách biên giới Việt nam khoảng 7 km. Từ bìa rừng nằm ở ngoại vi thôn tới mục tiêu của họ – khu nhà ở của bí thư Đảng ủy và trưởng công an xã – họ chỉ gặp hai người Trung quốc. Một người là kẻ lang thang nghiện rượu còn người kia là một phụ nữ đang trên đường về nhà, cả hai đều đã bị giết rất tinh vi mà không hề để lại dấu vết, xác của họ được mang đi giấu kín vào trong bóng tối.

     Đã gần nửa đêm, ánh trăng bị mây che khuất khi toán du kích lần tới được khu nhà trên đại lộ Hoài Hải, nơi ban lãnh đạo xã trú ngụ. Từ cổng vào đến khu nhà chính là một con đường nhỏ dài khoảng 200 mét, bốt canh ngoài cổng được gác bởi một lính bảo vệ đang uể oải trong bộ quân phục quân giải phóng nhân dân màu xanh rộng thùng thình. Anh này thậm chí không kịp giương vũ khí lên trước khi bị 3 loạt đạn tiểu liên giảm thanh xé nát ngực. Toán du kích nhét xác anh ta vào trong bốt gác rồi tiến qua chiếc cổng mở toang. Bóng đêm hoàn toàn yên tĩnh không một bóng người. Trên đường tiến vào khu nhà, họ chia thành hai nhóm: một nhóm đánh vào nhà Bí thư Đảng ủy và nhóm kia vào trưởng công an xã. Họ biết rõ nơi các quan chức này sinh sống và tiến hành công việc của mình rất nhanh gọn, hầu như không tốn chút sức lực trong lúc vận động tiếp cận các mục tiêu của mình.

     Tờ “Nhật báo Hạ Đồng” đưa tin cả hai quan chức này đã dũng cảm đánh trả những kẻ tấn công. Tuy nhiên, sự thật thì đáng buồn hơn. Viên bí thư Châu Hoa đang ngáy khò khò khi người cầm đầu nhóm du kích ập vào phòng ngủ. Vợ ông này thức giấc trước và còn kịp chứng kiến cái chết của chồng trước khi bà ta bị bắn gục. Trưởng công an xã Tôn Bình đang đọc sách khi nghe thấy tiếng gõ cửa. Rất ngạc nhiên, ông ta mở cửa và kinh hoàng thấy bốn du kích Việt nam bước vào nhà. Trưởng toán ám sát vất vả nói bằng một thứ tiếng Trung sai ngữ điệu và bắt ông ta quì xuống. Tôn Bình đã cầu xin tha mạng trước khi bị giết.

     Tám du kích bí mật rút đi trót lọt giống như khi họ đến, không ai nhìn thấy họ. Mãi tới sáng, những hành động khủng khiếp của họ mới bị phát giác. Không chỉ ở thôn Hạ Đồng mới có vụ ám sát thảm khốc này, ở khắp các thị trấn và thôn xóm dọc biên giới Trung – Việt, từ Tứ Lương (Zhelang) ở phía tây tới Hạ Đồng ở phía đông – các toán du kích Việt nam đã tiến hành một loạt các vụ “thọc sâu”, gây nên tâm lý khiếp đảm  trong dân cư địa phương. Việc này đã khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Nam hải cách biên giới 2.200 km nung nấu một ý nguyện báo thù.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:31:16 pm »


Biển Nam Trung hoa
Giờ địa phương: 23h45’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 15h45’ Chủ Nhật 18/02/2005





     Tàu “New World” là niềm tự hào của hạm đội tàu hãng Shell. Chủ sở hữu của con tàu này là hai công ty New World Transport Maritime và Consolidated Navigation. 6 năm trước, con tàu này được khởi công đóng mới tại tổ hợp Ulan của hãng Hyundai tại Nam Triều tiên với giá gần 60 triệu đôla. Đây là một trong hai chiếc tàu duy nhất trên thế giới được chế tạo theo mẫu thiết kế vỏ thép tân tiến nhất dành cho những chiếc tàu siêu trọng.
 

Tàu New World đang trên đường tới nhà máy lọc dầu
 

     Tập đoàn công nghiệp lớn nhất Nam Triều tiên là Hyundai Heavy Industries đã cộng tác với công ty Consolidated Navigation SA có trụ sở ở Monaco để hoàn tất thiết kế của con tàu. Thiết kế này tạo cho con tàu có một đáy kép phía trước nằm chìm sâu hơn mớn nước bình thường, đáy kép đó giúp cho tàu New World có thể hấp thụ tốt hơn các ngoại lực tác động lên vỏ tàu và các khoang phụ, đồng thời có tác dụng hạn chế sự chòng chành và dao động lắc ngang khi tàu đi lại ở những vùng biển có nhiều sóng dữ. New World có chiều dài tới 334 mét, rộng 59 mét, cao 31,50 mét. Con tàu khổng lồ này được thiết kế để có thể chuyên chở đồng thời 3 loại dầu khác nhau với tải trọng hữu ích tới 270.000 tấn dầu, tàu được trang bị 1 động cơ điêzen khổng lồ 7 xilanh công suất 34.650 BHP, có thể chạy trên biển với tốc độ 15 hải lý.

     Tàu New World đang trên đường tới nhà máy lọc dầu của hãng Shell đặt gần vịnh Tôkyô. Sau khi được bơm đầy dầu tại cảng Ras Tanura của Arập Xêút ở vùng Vịnh, tàu New World đã vượt qua Ấn độ dương và biển Andaman. 70 giờ trước đó nó đã đi qua eo biển Malacca để tiến vào vùng biển Nam Trung hoa. Nhật ký hải trình ghi: “15h45’GMT, Chủ Nhật, ngày 18/02/2001, Tàu New World đang ở tọa độ 16,49 độ vĩ bắc và 117,66 độ kinh đông, cách đảo Luzon khoảng 200 hải lý về phía tây”.

     Thuyền trưởng tàu New World là một người Anh trạc tuổi ngoại tứ tuần, ông ta vừa ngước nhìn chiếc đồng hồ treo trên đài chỉ huy vừa tỏ ra bồn chồn lo lắng. Suốt cả ngày hôm đó, thuyền trưởng và các sỹ quan trên tàu đã theo dõi sát sao vị trí của các tàu hải quân của Trung quốc ở biển Nam Trung hoa. Họ đã quen với tiếng gầm rú của động cơ những chiếc máy bay quân sự bay qua bay lại trên đầu. Họ cũng đã phát hiện thấy những chiếc kính tiềm vọng của tàu ngầm nhô lên từ dưới làn nước biển xanh thẫm. Thuyền trưởng đưa tay xoa cặp mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ, ông đang hy vọng được chợp mắt khoảng vài tiếng đồng hồ.

     Sau khi điện đàm với nhân viên điều vận của hãng Sell ở Hague để xác nhận lại lệnh chạy tàu, thuyền trưởng kiểm tra lại tọa độ vị trí của tàu New World bằng thiết bị định vị toàn cầu GPS rồi ghi vào cuốn nhật ký hàng hải. Sau đó ông giao lại tay lái cho viên thuyền phó người Bỉ, viên thuyền phó này cũng vừa được đánh thức dậy để thay ca trực cho thuyền trưởng.

     Sau khi trao đổi với thuyền phó về kế hoạch thực hiện hành trình, thuyền trưởng tàu New World rời khỏi phòng chỉ huy bước ra hành lang để xuống phòng đi nghỉ. Ông vừa đi vừa bật công tác chiếc radio cầm tay để chờ nghe chương trình tin tức thế giới vào lúc nửa đêm của đài BBC. Ca trực của ông sẽ lại bắt đầu sau 3 giờ nữa. Khi mục điểm tin vừa được phát thanh viên bắt đầu thì cũng là lúc sự yên tĩnh của ban đêm bị phá tan bởi những tràng súng máy dữ dội. Đạn bắn vỡ tan tành cửa kính trong phòng chỉ huy.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #57 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:34:00 pm »

     Viên thuyền trưởng ngã vật xuống sàn tàu ngay trước cầu thang dẫn phòng chỉ huy, máu phun đầm đìa trên mặt ông. Trong màn đêm tối đen, thủy thủ làm nhiệm vụ đứng canh bên mạn phải con tàu New World không thể phát hiện ra hai chiếc xuồng hơi đang lao về phía tàu chở dầu. Chúng được phóng ra từ chiếc tàu ngầm Trung quốc trước đó vài phút.

     Thuyền trưởng thoáng ngất đi mấy giây rồi tỉnh lại ngay, hình như ông đã bị trúng đạn, rên nhẹ một tiếng, ông lấy lại bình tĩnh và cố đứng lên. Viên đạn đã sượt qua trán ông, làm rách một miếng nhỏ khiến máu tuôn đầy trên mặt. Thuyền trưởng thử co chân co tay, không thấy gì khác lạ, ông chỉ bị một vết sượt nhẹ trên trán.
 


Xuồng biệt kích đã đến sát gần tàu New World. Mỗi chiếc chở theo 6 lính biệt kích trang bị đầy đủ


     Thuyền trưởng vội quay lại chạy đến phòng chỉ huy, khi ông nhận ra hai chiếc xuồng biệt kích thì chúng đã đến sát gần tàu New World. Mỗi chiếc chở theo 6 lính biệt kích trang bị đầy đủ. Thuyền trưởng bất giác cứng người vì sợ. Mười hai lính biệt kích đó đều mặc quân phục Trung quốc. Họ mang theo súng máy, súng ngắn và lựu đạn. Tất cả đều đội mũ sắt che một phần mặt. Từ trên 2 chiếc xuồng, đạn súng máy bắn xối xả vào boong tàu chế áp mọi người.

     Đợi khi cơn mưa đạn đã dừng lại, ông chạy vội lên mạn phải đài chỉ huy và ngó vào phòng hải đồ, nơi trước đó vài phút viên thuyền phó đang kiểm tra các số liệu tọa độ hải trình. Trong phòng vẫn sáng ánh đèn, thay cho hình ảnh người sỹ quan hải đồ cúi gập mình trên bàn bản đồ thường thấy trong các đài chỉ huy tàu thủy, thuyền trưởng nhìn thấy viên thuyền phó của mình đang đứng giữa phòng, hai tay giơ lên trời. Một tên lính Trung quốc đứng ngay phía trước mặt đang chĩa súng ngắn vào đầu ông ta. Trước khi thuyền trưởng kịp phản ứng, một tên lính Trung quốc khác đã xuất hiện và đẩy ông lùi trở lại. Tên lính này một tay đẩy thuyền trưởng, tay kia xả súng vào hệ thống thông tin liên lạc của con tàu. Chĩa khẩu súng ngắn vào phía thuyền trưởng, hắn hét lên man dại một câu gì đó bằng tiếng Hoa. Kẻ đột nhập đẩy viên thuyền trưởng mặt bê bết máu ra khỏi đài chỉ huy, dưới boong tàu, hầu như tất cả thủy thủ đoàn đã bị bắt tập trung đứng đó, mọi người khiếp đảm khi bị dựng dậy trong đêm bằng những mũi súng còn bốc khói nóng bỏng đầy hăm dọa. Thuyền trưởng bị tên lính biệt kích xô đẩy một cách thô bạo, hắn dẫn ông đi ngang qua đám thủy thủ, chẳng ai dám nói câu gì và đó là lần cuối cùng họ nhìn thấy ông còn sống.

     Những tên lính biệt kích hải quân Trung quốc chia nhau trấn giữ tất cả các điểm cao trong tàu, súng lăm lăm trong tay sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ ai có ý kháng cự, lúc này đã có thêm một số tàu biệt kích khác chở lính tới hỗ trợ, chúng dồn số thủy thủ còn lại vào một cabin trên boong C rồi khóa trái cửa lại. Từ lúc đó, các thủy thủ tàu New World chỉ còn nghe được những gì đang diễn ra bên ngoài. Có tiếng quát tháo từ xa. Sau đó là tiếng chân chạy, tiếng xô đẩy. Một tràng súng rộ lên chát chúa, sau đó tất cả lại im lặng. Viên thuyền trưởng đã bị giết hại.

     Trên đài chỉ huy, một người mặc quân phục Hải quân Trung quốc đang cầm lái.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #58 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:36:03 pm »

Bắc Kinh, Bộ ngoại giao
Giờ địa phương: 01h45’ Thứ Ba 20/02/2005
Giờ quốc tế: 17h45’ Thứ Hai 19/02/2005





     Jamie Tống chỉ là một nhân vật đứng ở ngoài phạm vi quyền lực thực sự, nhưng đối với khán giả truyền hình thế giới, ông là bộ mặt của nước Trung quốc hiện đại. Với một diện mạo gây ấn tượng và khả năng nói tiếng Anh lưu loát bằng giọng rặt Mỹ, người ta có thể dễ dàng nhận biết Jamie Tống hẳn đã được đào tạo bài bản ở đâu đó tại Mỹ. Thật vậy, xuất thân từ một gia đình theo đạo Thiên chúa, ngay từ nhỏ Tống đã được đặt tên thánh là Jamie, sau những năm niên thiếu học hành trong nước, Tống đã trải qua nhiều năm tháng theo học tại trường Havard danh tiếng, lúc đầu là sinh viên được nhà nước cử đi học, sau đó ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh. Gần suốt cả thập kỷ 1980, Jamie Tống đã dành những năm tháng tuổi trẻ của mình để tiếp thu văn hóa Mỹ.

     Trước khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung quốc, Tống đã là một ông trùm kinh doanh các sản phẩm phần mềm tại Trung hoa Đại lục, sau khi được đảng thừa nhận giá trị phong cách lịch lãm của ông, Tống đã trở thành một cán bộ tận tụy của đảng. Xuất thân là trí thức rồi nhảy sang kinh doanh, Tống gầy dựng được tình bạn với rất nhiều người khác là giám đốc các công ty cổ phần thượng hạng của Mỹ, những người này đều nhận được từ Tống  vô số lời chỉ dẫn trên con đường làm ăn đầy gập ghềnh ở Trung quốc. Lúc này Tống biết các bạn của mình đang theo dõi các cuộc phỏng vấn của ông. Ông đã từ chối lời mời phỏng vấn của các đài BBC của Anh, đài TF1 của Pháp, đài NRD của Đức và các hệ thống khác của Mỹ để nhận lời với CNN. Những máy truyền hình ở Lầu Năm Góc, Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và trong các văn phong điều hành của các công ty Mỹ đều được chỉnh bắt một kênh duy nhất - CNN. Đó là lý do tại sao ông cho phép hãng CNN đặt một chiếc ăngten thu qua vệ tinh ở khu nhà Bộ Ngoại giao.

     Tống là một đứa con tinh thần của Đặng Tiểu Bình. Cuối những năm 1980, đầu 1990, Đặng đã nói một câu khá nổi tiếng trên toàn đất nước Trung quốc, đó là lời các quan chức của đảng phải “bạo dạn hơn nữa”, phải “dám làm”. Bằng câu nói này, Đặng có ý muốn khuyến khích họ chủ động sáng tạo trong khi giải quyết những vấn đề gay cấn của công cuộc phát triển kinh tế. Nếu điều này khiến họ trở nên năng động trong kinh doanh thì càng tốt. Sau hết, ông cũng chính là người nói câu: “Làm giàu là vinh quang”, câu nói của Đặng chính là sự cởi trói về mặt tư tưởng, cho phép các cán bộ đảng vứt bỏ cái lối nghĩ cũ xưa, rằng đảng viên Cộng sản thì không được phép sống sung sướng, không được phép làm giàu, vì làm giàu và sống sung túc chính là biểu hiện của lối sống tư sản… Tự mình gây dựng nên một cơ nghiệp khá đồ sộ và sống khá đầy đủ, sự bạo gan “dám làm” của Tống đã đi đúng ý Đặng Tiểu Bình, ông trở thành tấm gương sáng ở Trung quốc. Giờ đây, tính quyết đoán dám làm dám chịu của Tống được thể hiện rõ trong lần xuất hiện trên vô tuyến truyền hình trong thời điểm khủng hoảng này. Đối với Tống, chính phủ Mỹ chính là kẻ thù của ông ta. Nhưng thông qua kênh CNN, công chúng Mỹ có thể là các đồng minh của ông. Các đường dây điện thoại được mắc khắp văn phòng của ông. Ống kính thu cảnh thư viện đồ sộ trong phòng làm việc của Tống, với những giá sách đầy ắp những tác phẩm của Mao, Đặng, Adam Smith, Thatcher, Churchill và nhiều người khác. Phòng làm việc của Tống được trang trí bằng sách, báo, có một bức tượng người đánh gôn bằng thủy tinh đặt trên bệ cửa sổ, bàn làm việc thì bừa bộn như thể ông đang làm dở việc gì đó. Và lúc đó gần đến giờ ăn trưa tính theo giờ ở bờ biển phía đông nước Mỹ.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #59 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 02:41:00 pm »

     Người dẫn chương trình: Hôm nay, trong buổi truyền hình tại chỗ truyền từ Bắc Kinh, chúng ta chứng kiến cuộc phỏng vấn đầu tiên của CNN với một nhà lãnh đạo Trung quốc kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ở biển Nam Trung hoa. Vị khách của chúng ta là một trong những tác giả chiến dịch Đòn Rồng và ông có mặt tại đây để nói rõ tại sao Trung quốc đang làm những việc mà không ai trong số chúng ta có thể hiểu được. Tôi xin trân trọng giới thiệu ngài Jamie Tống, bộ trưởng ngoại giao Trung quốc. Ông Tống sẽ nói với chúng ta tại sao Trung quốc tấn công Việt nam. Tại sao lính Trung quốc chiếm các đảo san hô và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường sa và Hoàng sa
     
     – những địa điểm mà hầu hết chúng ta chỉ mới vài ngày trước đây vẫn chưa hề được nghe nói đến. Ngài có thể nói ngay bây giờ, thưa ngài Giả. Và cùng với tôi trong phòng quay có bình luận viên Chris Bronowski, một chuyên gia về Trung quốc làm việc tại Rand Corporation. Ông Chris là người nghiên cứu chuyên sâu về quân đội Trung quốc. Ông sẽ nói với chúng ta liệu người Mỹ có nên lo ngại Trung quốc không? Lần tham gia này của Chris chắc chắn sẽ có nhiều nội dung phong phú hơn thường lệ. Xin chào Chris.

     Bình luận viên: Xin cảm ơn.

     Người dẫn chương trình: Chris, câu hỏi đầu tiên dành cho ông. Liệu chúng ta có nên trù tính một cuộc chiến tranh với Trung quốc không? Chúng ta biết (Trung quốc) là một quốc gia Cộng sản, nhưng chắc là không nên chiến tranh với Trung quốc, phải không Chris?

     Bình luận viên: Tôi muốn nói không phải là tháng này, Mike.

     Người dẫn chương trình: Jamie, có chiến tranh hay không?

     Jamie Tống: Tôi hy vọng là không, Mike. Ai lại muốn chiến tranh khi mà tất cả chúng ta đang kiếm được rất nhiều tiền?

     Người dẫn chương trình: Nhưng ngài không nói từ “không”. Tại sao vậy? Một cuộc tấn công không bị khiêu khích nhằm vào Việt nam? Vấn đề chủ yếu là thế nào?

     Jamie Tống: Mike, như người Mỹ các ngài nói, không có lửa làm sao có khói. Việt nam đang liên doanh với công ty Conoco của Mỹ để thăm dò dầu lửa ở nơi họ gọi là Lòng chảo Nam Côn Sơn. Từ lâu, đã có một hiệp định giữa các chính phủ trong khu vực này về việc cùng thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên của biển Nam Trung hoa. Chúng tôi đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng chính phủ Trung quốc sẽ không để yên nếu Việt nam vi phạm những thỏa thuận này. Chủ tịch Nguyễn đã trả tiền trước cho một công ty luật ở Washington là công ty Covington & Burling, để họ làm đại diện cho Việt nam...

     Người dẫn chương trình: Và họ nói Việt nam xử sự trong phạm vi quyền hạn của mình, có phải vậy không thưa ngài ngoại trưởng?

     Jamie Tống: Họ đã được trả tiền để nói như thế. Trên thực tế Việt nam không có quyền đơn phương khởi sự việc thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng biển này mà không có sự nhất trí của khu vực. Do vậy chúng tôi đã ngăn chặn họ.

     Người dẫn chương trình: Các ngài đã ném bom Hải phòng; thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Cam ranh và Đà nẵng?

     Jamie Tống: Như các ngài biết đấy, trong bất kỳ hành động quân sự nào, mọi chính phủ luôn có trách nhiệm bảo vệ sinh mạng cho binh lính của mình. Để lấy lại một khu vực bị Việt nam xâm chiếm, chúng tôi buộc phải vô hiệu hóa sức mạnh không quân và hải quân của Việt nam.

     Người dẫn chương trình: Chris, liệu điều đó có đi quá xa không?

     Bình luận viên: Ngài ngoại trưởng quả là một người biện hộ khéo léo cho chính phủ của ông. Về mặt chuyên môn mà nói, ông đã đúng khi nhắc đến sự nhất trí trong khu vực. Ông nhắc lại một chính sách được thực hiện từ nhiều năm nay. Ngài biết đấy, Mike, tôi đã nhiều lần thấy mọi người nói về tích chất không thể dự đoán trước đối với những hành động của Trung quốc. Nhưng Trung quốc lại là nước dễ phán đoán nhất trên thế giới. Nếu Trung quốc định tấn công Việt nam, họ sẽ nói với chúng ta trước đó một thời gian. Và đã có những lời lẽ đe dọa binh đao.

     Người dẫn chương trình: Nhưng ông Giả nói trừ cuộc đụng độ với Việt nam, hiện không có cuộc chiến tranh nào khác nữa. OK, chúng tôi đã nhận được điện thoại của người đầu tiên gọi đến cho chúng ta, điện thoại từ châu Âu, thủ đô Béclin của Đức. Xin mời nước Đức.

     Từ nước Đức: Xin chào ngài ngoại trưởng.

     Jamie Tống: Xin chào.

     Từ nước Đức: Có thể định nghĩa chủ nghĩa phát xít là một thứ chủ nghĩa dân tộc độc tài. Vậy với sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Đảng Cộng sản, ngài có coi Trung quốc là một nước phát xít không?

     Người dẫn chương trình: Một câu hỏi thông minh từ nước Đức. Jamie, ngài có phải là một phần tử phát xít không?

     Jamie Tống: Chúng  tôi thích từ “có kỷ luật” và “chủ nghĩa yêu nước” hơn là từ “độc đoán” và “chủ nghĩa dân tộc”. Nhưng Mike chắc sẽ không hài lòng nếu tôi chỉ chuyên bàn về chữ nghĩa. Có thể nói chủ nghĩa phát xít cũng như chủ nghĩa Mác đều có nguồn gốc từ châu Âu. Ở châu Á, khuynh hướng văn hóa phổ biến là tôn trọng người lớn tuổi, kính hiếu với cha mẹ và tuân thủ luật lệ của chính phủ. Chúng tôi không có xu hướng đòi hỏi hay chất vấn quá nhiều. Chúng tôi không có các cuộc đấu khẩu chính trị ầm ĩ như trong nghị viện được bầu lên một cách dân chủ của các ngài.

     Người dẫn chương trình: Phát xít hay không?

     Jamie Tống: Tôi không sinh ra trong thế hệ đó. Tôi là người theo chủ nghĩa xã hội và là người theo đạo Khổng.

     Người dẫn chương trình: Chris, theo ông, liệu ngài ngoại trưởng của chúng ta có phải là người theo chủ nghĩa phát xít không?

     Bình luận viên: Ông đã đúng khi ông nói rằng không thể gắn cho ông cái nhãn “chủ nghĩa phát xít” mang nặng đặc tính châu Âu đó được. Sự khác biệt chính là ở chỗ Hitler đã hủy hoại nước Đức bằng hành động bành trướng lãnh thổ một cách quá nhiều tham vọng của mình. Còn Trung quốc không phải là một đế chế được xây dựng nên theo kiểu đó.

     Người dẫn chương trình: Từ Hà Nội, Việt nam. Các bạn đang tiếp xúc trực tiếp với ngoại trưởng Trung quốc Jamie Tống.

     Từ Hà Nội: Thưa ngài ngoại trưởng, trong khi máy bay của các ngài đang ném bom vào nhân dân Việt nam, ngài có thừa nhận một cách trung thực rằng cuộc tấn công này không liên quan gì đến hãng Conoco mà nguyên nhân là do Trung quốc lo sợ trước sự xuất hiện của một nước Việt nam mới được dân chủ hóa hay không?

     Jamie Tống: Tuyệt nhiên không.

     Người dẫn chương trình: Vậy thì vấn đề là gì?

     Jamie Tống: Quý vị nên trút nỗi tức giận của quý vị vào chủ tịch Nguyễn Văn Tài, chính ông ta là người đã dẫn dắt nhân dân Việt nam tới chỗ suy nghĩ sai lầm rằng họ có chủ quyền đối với vùng lãnh thổ không phải là của họ, chính ông ta đã làm cho quý vị tin rằng Trung quốc sẽ không phản ứng.

     Người dẫn chương trình: Điều đó có nghĩa gì, Chirs?

     Bình luận viên: Điều này đã từng xảy ra trong thời gian trước đây. Trong vòng hai ba chục năm qua đã có một số cuộc giao tranh nhỏ qua giữa các lực lượng hải quân Trung quốc với Việt nam; giữa Trung quốc với Philippine.

     Người dẫn chương trình: Từ Texas, các bạn có câu hỏi chứ?

     Từ Texas: Thưa ngài ngoại trưởng, tôi làm việc trong ngành dầu lửa. Xin lỗi ngài cho tôi được nói thẳng, các số liệu thăm dò khảo sát của chính các ngài đã cho chúng tôi cho thấy rằng các mỏ dầu ở phía bắc của các ngài là những thứ rác rưởi với sản lượng chỉ đạt năm mươi thùng một ngày một giếng. Những mỏ ở ngoài khơi của các ngài thì tạm được, nhưng chính các ngài đã đánh giá là chẳng bao lâu nữa đất nước các ngài cần nhập chừng 8 triệu thùng mỗi ngày để duy trì được tốc độ phát triển.

     Người dẫn chương trình: Thế còn câu hỏi của bạn là gì?

     Từ Texas: Các ngài đánh chiếm quần đảo Trường sa và Hoàng sa bởi vì các ngài đang đứng trước một cuộc khủng hoảng dầu lửa. Có đúng vậy hay không?

     Người dẫn chương trình: Giả, phải chăng các ngài đang thiếu cả dầu và thiếu cả gạo không?

     Jamie Tống: Chúng tôi không tự cung tự cấp được. Nhưng nước Mỹ cũng vậy. Người gọi từ Texas của ngài hoàn toàn đúng khi ông ta nói về nhu cầu của chúng tôi cần nhập khẩu 8 triệu thùng dầu mỗi ngày. Và chúng tôi sẽ làm việc đó bằng cách bảo đảm các cơ sở cung cấp của chúng tôi và đa dạng hóa các nguồn khác.

     Bình luận viên: Liệu tôi có thể hỏi rõ hơn không, Mike. Ngài ngoại trưởng, phải chăng đó là lý do mà bây giờ các ngài thực hiện việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với vùng biển Nam Trung hoa không?

     Jamie Tống: Chúng tôi vẫn có dự định sẽ cùng tiến hành khai thác dầu khí với các nước láng giềng. Tuy nhiên, nguy cơ đe dọa  lại phát sinh từ phía Việt nam vì nước này cũng trong tình trạng thiếu dầu. Chính vì nguy cơ này mà chúng tôi buộc phải làm sáng tỏ lập trường của mình. Nhưng tôi có thể đảm bảo với tất cả các bạn, các khán thính giả ở mọi nơi trên thế giới là các tuyến đường buôn bán đi qua Thái bình dương vẫn tiếp tục được để ngỏ. Đây là một cuộc tranh chấp khu vực mang tính đơn lẻ và bị cô lập, không có gì phải đáng sợ. Công việc của Trung quốc là buôn bán và phát triển. Không có gì ngăn cản chúng tôi đi theo chiều hướng đó.
Logged

Để gió cuốn đi...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM