Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đòn Rồng  (Đọc 174535 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:12:24 am »

Dinh tổng thống Malacanang, Manila
Giờ địa phương: 07h00’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 23h00’ Chủ Nhật 18/02/2005






     Thư ký riêng của Miguel Luzong - tổng thống Philippine mở cánh cửa hai lớp bằng gỗ tếch bước vào phòng hội nghị mà không gõ cửa. Khi ông ta vào phòng thì sự tập trung của tổng thống bị lái sang những tin tức mà ông ta sắp nhận được. Cuộc thảo luận quanh bàn đã lắng xuống rồi im bặt khi tổng thống, vốn nguyên là chỉ huy các lực lượng vũ trang Philippine, được thông báo về tình hình trên bãi đá ngầm Vành Khăn.

     - Việc này vừa xảy ra, thưa ngài - viên thư ký riêng trình báo.

     Ông Luzong phát biểu trước cuộc họp các Bộ trưởng và các thương gia:

     - Thưa quý vị, binh lính của chúng ta đã vấp phải sự kháng cự trong khi họ nỗ lực lấy lại đảo Vành Khăn, chúng ta đã mất liên lạc với họ. Hiện quân tiếp viện đang được gửi tới.

     Viên thị trưởng đầy quyền lực của Manila, ông Hernesto Lim, một người Philippine gốc Trung quốc, nhanh chóng đáp lại:

     - Không nên, thưa ngài tổng thống. Nhân danh cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, chúng tôi đề nghị ngài rút quân đội về. Nếu chúng ta gửi quân tiếp viện tới đó, họ cũng sẽ làm như vậy. Chúng ta không thể giữ được đảo ngầm đó, và cũng chẳng có bất kỳ lý do gì để giữ nó ngoại trừ lòng tự hào dân tộc.

     - Lòng tự hào dân tộc không phải là một tình cảm quan trọng ư, thưa ông Hernesto? ông Luzong phản đối lại.

     Hernesto Lim gật đầu, đáp:

     - Tự hào dân tộc là một căn bệnh đang gây khổ sở cho chính phủ Trung quốc ở thời điểm hiện nay và có thể sẽ tiêu diệt chính phủ đó trong tương lai. Đất nước Philippine đã phải chịu căn bệnh độc tài trong 20 năm rồi. Nền độc tài đã biến chúng ta trở thành kẻ ốm yếu của châu Á. Trong lúc Triều Tiên, Đài loan, Malaixia và Thái Lan đã trở nên giàu có, thì Philippine lại trở thành một trò đùa. Thưa tổng thống, cuộc xung đột biển Nam Trung hoa này không phải là một cuộc xung đột cho chúng ta. Nó là dành cho Mỹ, Trung quốc và Nhật bản. Nếu chúng ta đứng về một phía nào đó như đã từng làm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thì tinh thần dân tộc của chúng ta sẽ một lần nữa bị hủy hoại. Chúng ta sẽ bị tố cáo là bù nhìn của Mỹ. Tại sao chúng ta không noi gương Malaixia? Họ đã từ bỏ các bãi đá Mariveles, Ardasier và Swallow, ngay cả căn cứ không quân của họ trên đảo Terumbi Layanglayang cũng bị từ bỏ. Hãy quên bãi đá ngầm Vành Khăn đi. Năm 1992 chúng ta đã tự thoát ra khỏi người Mỹ. Chúng ta đã phục hồi được nền dân chủ. Chúng ta đang xây dựng những nền tảng của một di sản Philippine mà chúng ta có thể tự hào về nó. Nền kinh tế của chúng ta mà phần nhiều trong đó đã gắn liền với các cộng đồng người Hoa khắp thế giới, đang phát triển mạnh. Chúng ta đã tham gia cuộc Chiến tranh Lạnh trong lúc các nước láng giềng ASEAN thì cố gắng không để bị kéo sâu vào đó và họ đã trở nên giàu có. Nếu một cuộc xung đột toàn cầu nữa kéo đến, chúng ta hãy làm sao để đừng bị dính líu vào nữa. Chúng ta hãy tập trung vào việc xây dựng hệ thống đường sá, sân bay, bến cảng, các trạm phát điện, trường học và nhà ở cho nhân dân của chúng ta. Những cái đó, thưa ngài, là nhiệm vụ của chúng ta với tư cách là các lãnh đạo đất nước.

     - Và chúng ta để mặc Trung quốc chiếm biển Nam Trung hoa? ông Luzong vặn lại.

     - Điều đó có ý nghĩa gì? Họ sẽ cho phép buôn bán.

     - Hội đồng tướng lĩnh quốc gia sẽ không để yên việc này.

     - Rồi họ sẽ có thể lựa chọn một trận đánh mà họ có thể thắng. Nếu họ không thể đánh bại kẻ khủng bố Hồi giáo ở miền Nam, thì họ không nên chọn một trận chiến với Quân giải phóng Nhân dân.

     Không đề nghị bỏ phiếu, tổng thống nhìn vào từng người có mặt trong phòng, sau đó gật đầu ra hiệu cho viên thư ký riêng dừng việc thu hồi bãi ngầm đảo Vành Khăn.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:18:30 am »

Nhà Trắng, Washington DC
Giờ địa phương: 18h45’ Chủ Nhật 18/02/2005
Giờ quốc tế: 23h45’ Chủ Nhật 18/02/2005



     Hai mươi bốn giờ sau cuộc họp thứ nhất, tổng thống James Bradlay đang gặp riêng cố vấn An ninh quốc gia Martin Weinstein. Những hình ảnh đầu tiên về cuộc oanh tạc thành phố Hồ Chí Minh đang được phát trên kênh truyền hình CNN. Người phóng viên dẫn chương trình đưa ra một suy đoán rằng thành phố này đã bị Trung quốc chọn làm mục tiêu vì nó là nơi nghỉ đông ưa chuộng của nội các Việt nam.

     - Điều này chứng minh khả năng tấn công tầm xa của họ Weinstein thì thầm - Sài Gòn cách Du Lâm, căn cứ không quân xa nhất về phía nam của họ 1500 km. Trận oanh tạc này là bằng chứng cho thấy không quân Trung quốc đã có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, điều này cho phép họ kéo dài thêm ít nhất 30 phút để tấn công, quay đầu và trở về. Chúng ta gọi nó là thời gian la cà lãng phí.

     Tivi đang phát đi lời kêu gọi của ông Nguyễn Văn Tài, được lồng vào lời dịch sang tiếng Anh và phát đi trên nền cảnh tàn phá đổ nát tại nóc khách sạn Rex. Trên khuôn hình là một phụ nữ người Mỹ, máu chảy ròng ròng trên mình, đang ôm một đứa trẻ quấn trong một tấm khăn trải bàn chạy ra khỏi đống đổ nát.

     - Vậy ông có tin gì mới cho tôi, Marty?

     Cố vấn An ninh quốc gia đáp lại câu hỏi của tổng thống bằng cách phác họa khả năng quân sự trước mắt của Mỹ.
 

Hàng không mẫu hạm USS Harry S.Truman
 

     Tàu sân bay 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Harry S.Truman đã được đổi hướng từ vùng biển Nhật bản tiến vào khu vực phong tỏa của Trung quốc. Chưa có thông báo công khai nào được đưa ra. Hàng không mẫu hạm này có thể tới khu vực ở rìa biển Nam Trung hoa trong vòng 24 giờ. Chiếc USS Harry S.Truman chở theo 20 máy bay chiến đấu Tomcat F-14, 36 máy bay chiến đấu ném bom Hornet F/A-18, 4 máy bay chống nhiễu điện tử Prowler EA-6B, 4 máy bay báo động sớm Hawkeyes E-2C, 6 máy bay săn tàu ngầm Viking S-3A và 8 máy bay trực thăng cứu hộ Seahawk SH-3.
 

USS Ford lớp Oliver Hazard Perry
 

     Đóng vai trò là tàu chỉ huy, hàng không mẫu hạm USS Harry S.Truman dẫn theo một nhóm tàu chiến hùng mạnh đi hộ tống, một khi nhóm này đã có mặt ở biển Nam Trung hoa thì chúng có thể triển khai sức mạnh khắp khu vực. Những chiến hạm thuộc nhóm USS Harry S.Truman bao gồm tàu khu trục mới tinh USS Oscar Austin lớp Oscar Austin trang bị tên lửa có điều khiển trọng tải 9.217 tấn, vừa đưa vào hoạt động trước đó 1 năm, mang theo các tên lửa chống tàu Harpoon, thủy lôi chống tàu ngầm (ASROC) và các thủy lôi MK50; khinh hạm trọng tải 4.100 tấn USS Ford lớp Oliver Hazard Perry trang bị tên lửa có điều khiển và các loại vũ khí tương tự, tàu khu trục USS Hayler lớp Spruance trọng tải 8.040 tấn, với vũ khí trang bị bao gồm các tên lửa hành trình tầm xa đối đất và chống tàu Tomahawk và các tên lửa phòng không Sea Sparrow; tàu chở đạn USS Shasta lớp Kilauea; tàu chở dầu USS Willamette lớp Jumboized Cimarron; các tuần dương hạm Aegis 9.466 tấn trang bị tên lửa có điều khiển USS Port Royal và USS Vella Gulf lớp Ticonderoga. Hai tàu này mang các tên lửa biển đối không tiêu chuẩn Tomahawk, Harpoon và các thủy lôi  ASROC, MK32 và MK50. Ba tàu ngầm tháp tùng nhóm tàu này là các tàu USS Cheyenne, Columbia và Boise lớp Los Angeles.

     Một nhóm tàu chiến khác của Mỹ do tàu sân bay USS Nimitz chỉ huy được triển khai hoạt động ở khu vực Đông Á. Đi cùng với nhóm tàu Nimitz là tàu tấn công đổ bộ USS Peleliu lớp Tarawa. Với 1.600 lính thủy đánh bộ trên boong, chiếc tàu này vừa tham gia cuộc diễn tập chung huấn luyện cứu nạn quốc tế với thủy quân lục chiến Philippine và đang trên đường trở về Hawaii thì được lệnh ở lại cùng tàu Nimitz. Nhóm tàu chiến đấu này đang giữ vị trí ở vùng biển Sulu gần quần đảo Cagayan giữa Negros và Palawan. Từ đây tới biển Nam Trung hoa mất 8 giờ tàu chạy.
 

Tàu ngầm USS Cheyenne lớp Los Angeles

     Tổng thống trầm ngâm nghe cố vấn An ninh trình bày, ông hỏi:
     
     - Marty, hẳn ông đang nói với tôi rằng chúng ta có thể tiến vào vùng biển đó và lấy lại biển Nam Trung hoa cùng các hòn đảo?” Bradlay hỏi.
     
   
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2007, 11:32:11 am gửi bởi Excocet » Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:20:58 am »

     - Đúng và không đúng, thưa tổng thống - Weinstein trả lời -Người Trung quốc có một lực lượng lục quân, hải quân và không quân kém cỏi. Thế nhưng, về tên lửa thì người ta có thể nói rằng họ sắp bắt kịp chúng ta. Chỉ cần một quả tên lửa lọt được qua hàng rào bảo vệ là có thể gây ra sự tàn phá. Tàu Bunker Hill đang có mặt ở đó có thể hỗ trợ các hoạt động tình báo thu thập hình ảnh qua vệ tinh (IMINT) của chúng ta. Hệ thống này có thể theo dõi bất cứ quả tên lửa nào từ lúc được phóng lên không trung cho tới khi rơi xuống mục tiêu. Do vậy, người Trung quốc có thể thay đổi chiến thuật,  đe dọa phóng một quả tên lửa vào Việt nam hoặc làm một cái gì đó nếu chúng ta có động thái chống lại họ.
 

Tàu USS Nimitz, tháng 11 năm 2003

     - Và chúng ta không thể bắn rơi quả tên lửa đó?

     - Không có sự đảm bảo nào cả. Và còn một điểm nữa.

     - Nói tiếp đi!

     - Chúng ta có vấn đề tương tự như Trung quốc. Hải quân của chúng ta có thể lấy biển Nam Trung hoa, nhưng chúng ta không thể giữ được nó. Lực lượng hải quân của chúng ta tuy được đánh giá là tuyệt vời nhất thế giới nhưng vẫn là không đủ mạnh để giữ được vùng biển này. Thưa tổng thống, lực lượng vũ trang Hoa kỳ đang thật sự chịu những tổn thất gây ra do phải thực thi bản kế hoạch do tướng Colin Powell, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân hồi đó khởi xướng năm 1992. Số lượng tàu hải quân của chúng ta đã bị cắt giảm từ 443 chiếc xuống 340 chiếc; các nhóm tàu sân bay từ 14 xuống 12; các phi đoàn máy bay chiến đấu của không quân giảm từ 16 xuống 13. Các lực lượng vũ trang đã bị cắt giảm liên tục, trong khi các cam kết của chúng ta thì ngày càng tăng.

     - Nhưng chúng ta vẫn có thể điều động thêm 4 nhóm tàu sân bay nữa tới biển Nam Trung hoa.

     - Lại một lần nữa, được và không được, thưa tổng thống. Chúng ta hiện triển khai 35 nhóm tác chiến khắp thế giới. Hiện có 160.000 nhân viên quân sự Mỹ đang phục vụ tại các địa điểm khác nhau với những nhiệm vụ khác nhau, các nhóm này có số lượng binh sỹ khác nhau, từ 35.000 người ở bán đảo Triều Tiên tới 2.000 người ở Burunđi. Hoạt động của các nhóm tác chiến này rất hao phí tiền của. Ở Burunđi là chúng ta đã phải chi 120 triệu đôla. Việc giải quyết người tỵ nạn Caribê tại căn cứ Guantanamo thuộc Cu Ba cần 1.100 binh sĩ và tiêu tốn mỗi năm 250 triệu đôla. Những xung đột bất ngờ với Irắc và Lybi làm thiệt hại tới 550 triệu đôla. Còn có nhiều khoản chi dành cho các nơi khác, chỉ cần tăng mỗi nơi một chút là quân đội bị Quốc hội để ý ngay. Chúng ta thường phải ngửa tay xin tiền Quốc hội mỗi khi muốn triển khai một hoạt động quân sự mới.

     Việc bố trí các lực lượng vũ trang của chúng ta hiện nay chính là nhằm vào các hoạt động đa phương, sự bố trí này đã diễn ra từ những năm 1990, khi chúng ta bước vào thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Việc cắt giảm chi phí quân sự có thể giúp khắc phục bội chi ngân sách nhưng điều này lại có nghĩa là chúng ta không đủ khả năng tiến hành cùng lúc hai cuộc xung đột khu vực. Một ví dụ là việc chế tạo máy bay vận tải mới nhãn hiệu C-17. Việc triển khai các hoạt động của chúng ta đòi hỏi phải không vận hàng nghìn binh lính để đảm bảo yêu cầu nhanh chóng về thời gian. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, có thể chúng ta sẽ phải điều quân đên đến Việt nam hoặc có thể phải thuyết phục Philippine cho chúng ta sử dụng trở lại các căn cứ quân sự ở đây. Trong khi đó thì phi đoàn không vận C-17 của chúng ta thiếu 30 máy bay vì số máy bay này vẫn chưa xuất xưởng. Khả năng Mỹ có thể tiến hành cùng lúc hai cuộc xung đột khu vực lớn vẫn hạn chế cho tới năm 2015.( )

     - Tôi đang nghe ông nói đây, Marty, nhưng ngay lúc này chúng ta chỉ có một cuộc xung đột ở biển Nam Trung hoa.

     - Đó là ở thời điểm tuần này, thưa tổng thống.

     Hai người im lặng một lúc, theo dõi những hình ảnh cuộc ném bom ở Hải phòng. Lửa và khói đen bùng lên từ một khu nhà. Tàu bè đã bị lật úp cháy ngùn ngụt ở khu cảng.

     - Có những ai đứng về phía chúng ta? Bradlay hỏi.

     - Tâu Âu. Phần lớn bọn họ sẽ lớn tiếng phản đối Trung quốc. Nhưng chúng ta chỉ có thể dựa vào Pháp và Anh. Ở Đông Á chúng ta có Nhật bản là một đồng minh. Thế nhưng ta cần cân nhắc xem liệu có nên để họ dính líu vào về mặt quân sự hay không? Hãy nhớ tới những bóng đen gây nên Chiến tranh Thế giới thứ II và những gì tương tự như thế. Ấn độ sẽ tỏ ra trung lập nhưng lại ngấm ngầm ủng hộ chúng ta. Đó là vì Ấn độ lo ngại cả Trung quốc lẫn Pakixtan. Họ sẽ muốn chúng ta ở bên cạnh. Chúng ta cũng không nên trông chờ vào Pakixtan. Họ đã gắn bó sâu nặng với Trung quốc. Điều này có thể thấy qua việc nhiều loại khí tài thiết bị của Pakixtant là do Trung quốc giúp chế tạo. Máy bay huấn luyện phản lực Karakoram-8, xe tăng Khalid, tên lửa chống tăng HJ-8 và tên lửa đất đối không Anza-2 của họ đều dựa trên cơ sở thiết kế và công nghệ của Trung quốc. Quân đội Mianma được Quân giải phóng nhân dân trang bị và trả lương. Những nước còn lại ở Đông nam Á chỉ muốn kiếm chác kinh tế. Nếu việc Mỹ xuất hiện mà có vẻ làm hỏng việc kiếm tiền của họ thì họ sẽ không ủng hộ chúng ta. Châu Phi thì không thành vấn đề.

     - Người Nga thì sao? Tổng thống hỏi.

     - Nga đang hợp tác quân sự một cách mạnh mẽ với Trung quốc, hiện nay họ đang cử nhiều nhóm chuyên gia quân sự đến Trung quốc, những kỹ sư Nga đang làm công việc bảo dưỡng máy bay Su-27 ở căn cứ Du Lâm trên đảo Hải nam, bảo dưỡng các tàu ngầm Kilo ở căn cứ tàu ngầm Tam Á kế bên, tại căn cứ Trạm Giang nơi đặt tổng hành dinh Hạm đội Hoa Nam của Trung quốc có rất nhiều loại vũ khí mà người Nga đã bán cho Trung quốc. Quan trọng hơn cả là hiện nay các nhà khoa học của Nga đang giúp Trung quốc phát triển các chương trình tên lửa. Không có sự hợp tác của Nga, thưa ngài, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong một cuộc chiến tranh với người Trung quốc.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:29:44 am »

Thị trường chứng khoán Tôkyô
Giờ địa phương: 09h00’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 24h00’ Chủ Nhật 18/02/2005





     Phiên giao dịch buổi sáng ở Sở giao dịch chứng khoán Tôkyô, chỉ từ 9 giờ đến 11 giờ khối lượng giao dịch đã lên tới 200 triệu cổ phiếu. Những điều gây lo ngại nhất chính là mức độ tụt giá cổ phiếu theo chỉ số Nikkei Matsushita, Nippon Oil và một loạt đại công ty có cổ phần thượng hạng khác của Nhật bản. Chỉ số này đã vượt quá ngưỡng 40.000 điểm vào cuối tháng giêng, vào lúc kết thúc phiên giao dịch đã giảm hơn 400 điểm, tức là thấp hơn 1%, dừng lại ở mức 39.600 điểm. Điều đáng lo ngại hơn vẫn là sự dao động của đồng yên. Trước đó nó được giao dịch với biên độ hẹp từ 120 yên đến 125 yên ăn 1 đôla, nhưng trong phiên giao dịch buổi sáng ở Tôkyô, nó giảm 6,2 yên xuống còn 143,6 yên – phá giá 4%. Ngân hàng Nhật bản cố gắng bán đồng đôla để lấy đồng yên, nhưng đôla là thứ mà cả thị trường muốn mua... trừ First China. Khi các nhà đầu tư bán tống bán tháo đồng yên thì ngân hàng này bắt đầu tính toán các chứng khoán ngắn hạn bằng đồng yên của họ. Công ty First China, với sự hậu thuẫn của tướng Triệu, đã vay 248 tỷ yên và ngay lập tức bán ra thành các khoản có kỳ hạn. Chắc chắn sẽ thắng, tỷ giá tại chỗ của đồng yên so với đồng đôla – tỷ giá mà người ta giao dịch từng phút trong ngày – chắc chắn sẽ sụt giảm từ tỷ giá trung bình 124 yên là mức mà Công ty First China đã vay. Sự sụt giá của đồng yên chính là điều mà Phillips và tướng Triệu đã tiên đoán. Chỉ riêng ngày hôm đó ở Tôkyô, ngân hàng này đã xoay sở kiếm được cho tướng Triệu khoản lãi tổng cộng là 10,8%, tương đương 181,95 triệu đôla. Tuy nhiên, Damian Phillips không phải chỉ là một khán giả tinh tường vào hôm thứ hai. Ông ta đã biết trước là đồng yên sẽ còn tiếp tục sụt giá nữa.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2007, 11:32:50 am gửi bởi Excocet » Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:31:13 am »


Lược thuật

HỒNG KÔNG


     Đến năm 2001, số lượng người Hoa sinh sống ở các nước Đông nam Á là tương đối lớn. Trước đó, hàng chục triệu người Hoa đã rời bỏ tổ quốc để trốn tránh các cuộc nội chiến, những vụ bạo loạn và nạn đói ở Trung quốc, họ đã đi tới khắp mọi ngõ ngách xa xôi trên thế giới. Người Hoa đã tham gia xây dựng các tuyến đường sắt ở Canađa, Mỹ và Ôxtrâylia rồi ở lại đó để đãi vàng, mở các nhà hàng và kinh doanh, tuy nhiên phần đông Hoa kiều chỉ di cư sang các nước nằm ven biển Nam Trung hoa. Ở những nước này, sự nhạy bén về kinh doanh đã giúp Hoa kiều xây dựng được các vương quốc tiền tệ hùng mạnh trong khi làm còi cọc dần những vương quốc tiền tệ của người bản xứ, nhìn chung  những người bản xứ không có đầu óc kinh doanh. Tuy nhỏ bé về số lượng, nhưng chính những Hoa kiều này đã nắm được quyền lực to lớn về tài chính. Ở Inđônêxia chỉ có 3,5% dân số là người Hoa nhưng họ đã kiểm soát tới 80% tài sản của 300 công ty hàng đầu. Hình thức chi phối kinh tế này được lặp lại ở khắp nơi trong khu vực( ). Ở Philippine, người Hoa chiếm 2% dân số và kiểm soát tới 60% thị trường chứng khoán; và ở Thái Lan khoảng 10% dân số và 80% thị trường chứng khoán. Hồng công là địa điểm để người Trung hoa hải ngoại gặp gỡ người Trung hoa đại lục. Tuy hầu hết Hoa kiều đều tỏ ra chán ghét chế độ Cộng sản vì chế độ này chính là nguyên nhân khiến nhiều người trong số họ phải chạy khỏi Trung quốc, nhưng cũng những Hoa kiều đó vẫn luôn trung thành với những lời giáo huấn Khổng Tử và lòng yêu mến đất nước Trung quốc của họ vẫn không hề mai một. Điều nữa quan trọng là, các mối liên hệ của Hoa kiều với nơi quê hương chôn rau cắt rốn của tổ tiên họ không bị lỏng lẻo đi chút nào. Theo truyền thống, các thương gia Hoa kiều từ Inđônêxia, Malaixia, Xingapo và Philippinthường sử dụng Hồng công làm cơ sở để giữ tài sản ở “nước ngoài” của họ. Giờ đây, Hồng công đã trở thành đầu cầu cho Hoa kiều mở cuộc tiến công thương mại của họ vào Trung quốc đại lục, và nơi đây cũng trở thành nơi họ cảm thấy thoải mái nhất để cùng giao đãi, ăn nhậu với các bạn hàng Đại Lục.

     Kể từ khi Đại lục tiếp quản Hồng công ngày mồng 7 tháng Bảy năm 1997, ở đây dường như không thấy có sự thay đổi lớn nào. Hồng công vẫn giữ nguyên dáng vẻ hiện đại kỳ lạ của nó với những khối nhà cao tầng bằng kính và thép, sản phẩm của các hãng xây dựng hàng đầu thế giới, được dựng sừng sững trên nền dốc thẳng đứng của đỉnh Vitoria Peak mặt phía bắc. Hoạt động thương mại náo nhiệt ở đây vẫn được duy trì bình thường khiến cho du khách không thể không dừng chân ở đây dăm ba ngày trên đường sang Ôxtrâylia hoặc thăm Trung quốc. Ở khu chợ Stanley người ta vẫn mời chào những chiếc áo phông rẻ tiền và những đồ sứ giả đời Minh, chợ đồ trang sức ở Kowloon vẫn buôn bán sôi động và trước sự ngạc nhiên của nhiều người (đặc biệt vì những luật lệ khắt khe của Trung quốc về việc xuất khẩu đồ cổ) là vẫn có thể mua được một con ngựa đời Đường (618-907 trước công nguyên) tại các cửa hiệu bán đồ cổ dọc đường Hollywood ở khu trung tâm.

     Nhưng dưới cái vẻ bề ngoài ấy, ông chủ mới đầy cứng rắn đã từng bước thực hiện quyền lực của mình thay cho những người tiền nhiệm vốn hay cư xử một cách hòa nhã, thậm chí còn có thái độ thờ ơ đối với dân chúng. Đối với Hồng công, chính quyền đại lục vẫn cho phép thực hiện những hình thức bên ngoài của cuộc sống dân sự theo cái cách mà người Anh để lại. Bắc Kinh không chủ trương đưa các quan chức từ thủ đô tới đây để cai quản Hồng công mà chủ trương gây ảnh hưởng để đảm bảo chắc chắn rằng những ứng cử viên nằm trong lựa chọn của họ sẽ tìm được thắng lợi trong các cuộc bầu cử vào quốc hội địa phương hoặc được bổ nhiệm vào những chức vụ chính quyền cao cấp nhất

     Thời điểm tệ hại nhất đối với các nhà quản lý địa phương là mùa đông. Kể từ khi tiếp quản, Hồng công đã trở thành một nơi nghỉ đông được nhiều nhà lãnh đạo cao tuổi của Đảng và Quân đội ưa chuộng, họ đến đây nghỉ ngơi để tránh cái lạnh khủng khiếp trong những tháng khắc nghiệt nhất của mùa đông ở miền bắc Trung quốc. Người ta đã dành ra một khu đất rộng lớn phía đông nam của hòn đảo, tại làng Chum Hum Kok – nơi đây đã từng được người Anh sử dụng để tiến hành do thám Trung hoa đại lục,  người Quảng đông bản xứ gọi nơi này là “làng nghỉ hưu”.

     Có một câu chuyện đùa thường được kể thầm qua tai nhau, chỉ một cú điện thoại từ bất kỳ ai trong khoảng 30 nhà lãnh đạo cao cấp đang ẩn dật ở khu nghỉ này thì một sự nghiệp, hãn hữu có khi là một mạng sống, có thể đi tiêu. Ngoài sự can thiệp bừa bãi của các nguyên lão, Bắc Kinh còn thể hiện quyền lực kiểm soát của họ tại cuộc họp hàng tuần giữa Trưởng đặc khu hành chính Hồng công với đại diện cao cấp của Bắc Kinh ở “Đặc khu hành chính” này. Trưởng đặc khu hành chính Hồng công là tước hiệu tương đương với thống đốc thuộc địa Hồng công (cũ), được đặt ra sau khi Trung quốc tiếp nhận Hồng công, tuy ngang với thống đốc một xứ thuộc địa nhưng Trưởng đặc khu cần phải biết mình đang là ai, chỉ một cái bĩu môi hay nheo mày của vị đại diện Bắc Kinh cũng đủ cho vị Trưởng đặc khu hành chính biết rằng liệu sự lựa chọn của ông ta, ví dụ, cho chức giám đốc bệnh viện hay cơ quan tiền tệ có được sự ủng hộ của Bắc Kinh hay không.

     Một sự thay đổi khác rất tinh vi cũng đã diễn ra ở Hồng công, đó là việc các phương tiện thông tin đại chúng đã dần từng bước đi vào chung trong một quỹ đạo theo sự điều khiển của đảng. Đảng Cộng sản Trung quốc vốn rất quan tâm đến việc kiểm soát ngôn luận, đã tỏ ra năng nổ trong việc cài cắm các điệp viên tin cậy vào hệ thống tòa báo và các đài phát thanh tiếng Trung và tiếng Anh. Cùng với việc tiếp nhận và quản lý chặt chẽ các trường đại học, việc tiếp quản các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin đại chúng là một trong những hoạt động thành công nhất của Đảng ở Hồng công, sự thành công này càng đặc biệt hơn vì hầu nó như không bị nhận ra. Những người leo được lên các vị trí lãnh đạo cao cấp nhất trong các cơ quan tuyên truyền, báo chí của Hồng công sau năm 1997 đều là những người được đào tạo đến nơi đến chốn và có thể trình bày lưu loát những quan điểm chiến lược của nhà nước Trung quốc. Chính họ là nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc các phương tiện thông tin đại chúng ở Hồng công sẽ tích cực đưa tin một cách đầy đủ các kế hoạch của chính phủ Trung quốc về phát triển kinh tế quốc dân.

     Buổi sáng hôm đó, các báo ra tại Hồng công đều đăng tải đầy ắp những lý do để Trung quốc chiếm đóng biển Nam Trung hoa. Tất cả các lý do đó tựu trung lại thì chỉ đơn giản là Trung quốc đang quyết tâm hợp pháp hóa chủ quyền mà họ đòi hỏi đối với biển Nam Trung hoa, biến những điều còn đang tranh cãi trở thành chủ quyền có hiệu lực pháp lý một cách đầy đủ của nước Trung quốc đối với khu vực này. Chiến dịch tấn công đột kích chống đã Việt nam được tiến hành một cách thận trọng, mặc dù hậu quả thương vong đối với cả hai bên là điều đáng tiếc.

     Các báo này cũng nhắc lại sự hào phóng mà Hồng công đã dành cho các thuyền nhân Việt nam trong những năm 80 và 90. Mục duy nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng tương đối không bị can thiệp là các trang nói về tài chính. Tuy nhiên ngay trên những trang này cũng có sự thận trọng không xúc phạm đến bất kỳ ai trong số “những nhân vật Hồng công đáng kính” – nhóm những ông trùm tư bản Trung quốc vào cuối năm 1995 đã hợp sức thúc đẩy quan điểm cho rằng việc kinh doanh ở Hồng công vẫn sẽ diễn ra như thường lệ sau khi Trung quốc thu hồi chủ quyền đối với mảnh đất thuộc địa này. Đây là một bước đi khôn ngoan vì phần lớn các ông trùm tư bản đều muốn một cuộc sống tích cực và họ đều đã phải chi tiền để được phép làm điều đó.

     Sở giao dịch chứng khoán Hồng công là một thị trường quy mô khoảng 500 tỷ đôla Hồng công, khoảng 65 tỷ đôla Mỹ, chính là một thị trường chứng khoán lớn nhất khu vực sau Tôkyô. Của cải được tập trung về đây đã khiến cho Hồng công trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trân toán thế giới, giống như mật ngọt dùng để dẫn dụ bầy ong các nhà đầu tư – ngân hàng thế giới. Họ đã kéo thành đàn tới đó. Nhưng vấn đề rắc rối đối với Hồng công là các quỹ đầu tư tín thác của Mỹ đã sở hữu gần 40% thị trường này.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:35:14 am »


Sở giao dịch chứng khoán Hồng công.
Giờ địa phương: 09h00’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 01h00’ thứ Hai 19/02/2005




     Trong phiên giao dịch buổi sáng thứ Hai – phiên giao dịch đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng, vị thế của Hoa kiều là hoàn toàn không đáng kể trong suy nghĩ của các nhà buôn chứng khoán ở Hồng công. Lòng tin đã bị suy giảm nghiêm trọng. Chỉ số Hang Seng ( ) lúc mở cửa là 120 điểm, giảm 0,5%. Tiếp đó, khi các quỹ đầu tư tín thác của Mỹ tăng cường bán ra, cộng thêm sức ép thị trường tạo ra do những người môi giới chứng khoán đang liên tục hạ giá để khuyến khích các nhà đầu tư mua vào theo một chiến thuật kinh doanh được gọi là “bắt cá sát đáy”, chỉ số Hang Seng tiếp tục giảm xuống. Citic Pacific, doanh nghiệp hàng đầu của Trung quốc ở Hồng công đã bị mất gần 10% giá trị của nó chỉ riêng trong phiên giao dịch buổi sáng. Tình hình tương tự diễn ra đối với các cổ phiếu khác của Hồng công, cả cổ phiếu của công ty làm ăn thua lỗ và cổ phiếu “thượng hạng” của các công ty của Trung quốc đại lục niêm yết tại thị trường này cũng chịu cảnh mất giá trầm trọng. Tuy nhiên tình hình lại có vẻ sáng sủa hơn đối với cổ phiếu của các công ty nước ngoài niêm yết ở Hồng công, trong đó đáng chú ý nhất là cổ phiếu của Boeing, tập đoàn sản xuất máy bay của Mỹ. Không lâu trước đây tập đoàn này đã chính thức chấp nhận một yêu cầu của chính phủ Trung quốc về việc các công ty nước ngoài cần phải đăng ký cổ phiếu của họ ở một thị trường chứng khoán của Trung quốc, và Boeing đã chọn Hồng công.
 

Sở GDCK HồngKông

     Khi phiên giao dịch chứng khoán đi vào thời điểm náo nhiệt nhất, hầu hết mọi người tham gia thị trường đều tỏ ra ít quan tâm đến những lời bào chữa nhã nhặn cho những hành động của Trung quốc mà lại quan tâm đến những đồn đại rằng sức ép bán ra là xuất phát từ Bắc Kinh. Việc này lúc đầu dường như không lạ lùng đến như vậy. Các vị lãnh đạo Đảng và quân đội ở Bắc Kinh nằm trong danh sách những nhà đầu cơ lớn nhất trên thị trường chứng khoán Hồng công. Hồng công là một nơi tuyệt vời cho họ. Hồng công là Trung quốc, nhưng theo một cách thức bí mật nào đó, Hồng công lại không phải là Trung quốc mà là nước ngoài. Đây là một nơi mà các quan chức đại lục có thể an toàn thưởng thức những điều kỳ diệu của phương Tây, tại đó họ cũng chẳng hề sợ gặp phải bất kỳ rắc rối nào khi giao dịch với người nước ngoài. Mặc dù các ngân hàng Trung quốc vẫn tuyên bố giữ bí mật kinh doanh của khách hàng nhưng phần lớn các quan chức cấp cao Trung quốc đại lục thích sử dụng dịch vụ của Hồng công hơn. Họ tìm cách đặt mình ra ngoài những con mắt rình mò của lực lượng công an mật bằng cách chỉ định thực hiện các giao dịch chuyển tiền thông qua những công ty được đăng ký ở lãnh thổ British Virgin Island. Theo luật của British Virgin Island, những công ty này không phải đệ trình các báo cáo kiểm toán lên nhà cầm quyền, họ cũng được phép lập công ty với một giám đốc duy nhất mà thôi, thay vì hai giám đốc như thường thấy trong hầu hết các trung tâm tài chính “ở nước ngoài” khác. Điều này khiến cho công ty đăng ký ở British Virgin Island có thể đạt được mức độ bảo mật tài chính rất cao, thỏa mãn những đòi hỏi khó nhất của các quan-chức-đầu-cơ đại lục. Khắp  sở giao dịch chứng khoán Hồng công người ta không ngớt xì xào bàn tán, không rõ quan chức cao cấp nào ở Trung Nam Hải đang thanh lý những khoản tiền dự trữ lớn như thế. Không thấy ai nói gì nhiều đến niềm tin của ban lãnh đạo vào thắng lợi của cuộc hành quân trên biển Nam Trung hoa, bởi một lý do thật đơn giản, niềm tin tưởng trên đã được bộc lộ rõ ở các giao dịch bán ra trên thị trường.
   
     Damian Phillips, Chủ tịch Công ty chứng khoán First China bác bỏ tin đồn này, ông khẳng định đó một sự suy đoán vô căn cứ khi trả lời điện thoại của phóng viên tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng”. Trong bữa ăn chiều hôm đó tại phòng Đỏ của Hồng công Club với một bạn hàng từ Li & Li, một công ty danh tiếng mà thành viên chủ yếu gồm các nhà môi giới Quảng đông, người khách của Damian đã nói rằng:

     - Rồi đấy mà xem, Damian, họ có thể chỉ ép giá thị trường xuống thấp hơn để rồi mua lại với giá rẻ hơn. Sẽ thật thú vị nếu anh ta là người của Quân giải phóng nhân dân, đúng không?

     - Quả thực dễ như vậy lắm, Peter ạ.

     Damian Phillips nói, chẳng tiết lộ gì hơn với một thái độ lịch sự thường thấy.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #46 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:37:00 am »

Berlin - Dinh Thủ tướng Đức Bundeskanzlerant.
Giờ địa phương: 11h00’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 10h00’ thứ Hai 19/02/2005




Dinh Thủ tướng Đức

     Thủ tướng Đức chờ cho thành viên nội các cuối cùng rời khỏi phòng rồi nói với thư ký riêng rằng ông không muốn bị quấy rầy trong ít nhất là 15 phút. Đã có một sự nhất trí bất ngờ giữa các Bộ trưởng của ông ta về sự cần thiết phải giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột biển Nam Trung hoa. Trước đó, ông đã chờ đợi một vài sự phản đối hình thức nào đó.

     Từ nhiều tuần nay, thủ tướng đã bác bỏ dự đoán của phe đối lập rằng nước Đức đang suy sụp và sẽ không thể tránh được một cuộc suy thoái. Nhưng ngay cả câu nói trích lại của Goethe năm 1815 được đóng khung treo trên tường phía sau bàn làm việc cũng nhắc nhở ông về mối thách thức ở phía trước: “Mọi cái trên thế giới đều có thể kéo dài được trừ những ngày tháng phồn vinh”.

     Tuy theo những báo cáo chính thức thì con số thất nghiệp ở Đức đã ở mức 4 triệu người, nhưng những ước tính không chính thức lại đưa ra con số 6 triệu. Lần gần nhất khi nhiều người Đức phải chịu cảnh cơ cực và bị sỉ nhục là vào năm 1945, sau khi Đế chế thứ 3 sụp đổ.

     Mô hình kinh tế Đức với các mittelstand – tức là những công ty tư nhân qui mô vừa và nhỏ đã tạo nên nền tảng sức mạnh công nghiệp của Đức, nay đang đánh mất mất dần ưu thế của họ. Nền kinh tế-xã hội Đức đang phải chịu những sức ép nặng nề do chi phí phúc lợi xã hội đã tăng lên với mức rất lớn, nhiều xí nghiệp bị tan rã do hậu quả của việc trả lương bổng cao, tinh thần lao động thấp, thái độ ỷ lại trong công nhân, do tư tưởng sống gấp phổ biến trong đại bộ phận thanh niên Đức, rồi do nền chính trị luôn trong tình trạng thiếu sự thống nhất, và một thị trường toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Tất cả những điều đó khiến cho gã khổng lồ Giecmanh lâm vào kỳ trọng bệnh. Đã diễn ra hiện tượng chảy máu chất xám, nhiều nhà khoa học, kỹ sư, bác sỹ thuộc diện tinh hoa nhất, sáng chói nhất của Đức đã chuyển sang Harvard hoặc Stanford. Các trường đại học của Đức cũng không còn giữ được chất lượng đào tạo tuyệt hảo như trước nữa. Mặc dù trước và trong Chiến tranh Thế giới Thứ II, Đức đã là trung tâm y tế, hóa học và vật lý của thế giới. Nhưng hiện nay thế mạnh về nghiên cứu và phát triển đã rời khỏi Berlin. Nước Đức đã không thể giữ được vị trí hàng đầu trong các ngành sản xuất máy tính cá nhân, công nghệ văn phòng và thiết bị quang học laser. Khoa học công nghệ không phát triển mạnh như trước có nguyên nhân từ việc nước Đức để cho những nền tảng tạo nên một nền kinh tế mạnh bị xói mòn.

     Một trong những vấn đề bị kêu ca nhiều ở Đức trong thời gian qua là tệ quan liêu. Trong lúc Anh đã hạn chế tối đa tệ quan liêu và thu hút được khá nhiều đầu tư nước ngoài, thì Đức lại không làm được như vậy. Các nhà đầu tư phải chờ trung bình 3 tháng ở Anh, 6 tháng ở Pháp để kế hoạch đầu tư của họ được chấp thuận, trong khi ở Đức họ phải mất đến 22 tháng. “Người Mỹ phát minh, người Nhật sản xuất, trong khi người Đức thì do dự”. Lời nhận xét này của phòng thương mại Hanover lặng lẽ vọng lên một các yếu ớt mà chẳng được ai quan tâm. Nước Đức chẳng hề thi hành một chính sách nào hữu hiệu để chống lại tệ quan liêu giấy tờ. Kết quả là giờ đâu người Đức đã đành mất khả năng cạnh tranh của mình, hàng tỷ mác Đức đã bị chuyển sang đầu tư vào các thị trường có mức công lao động rẻ mạt như ở Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc. Nếu ở Đức một công nhân được lãnh 25 đôla một giờ làm việc thì một công nhân ở Séc được lãnh chỉ có 2 đôla. Không thể có một sự cạnh tranh Đức nào tồn tại được trong điều kiện như thế.

     Nước Đức đang hy vọng vào việc mở rộng thị trường của mình ở Viễn đông-Trung quốc nhằm cứu vãn tình thế, tuy nhiên không có một sự bảo đảm nào là chắc chắn khi cho rằng sự giàu có của khu vực Viễn đông sẽ giúp giải quyết hết được các vấn đề. Nhưng dẫu sao cơ hội kinh doanh ở đó là quá lớn, người Đức không thể để mình bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột khu vực như thế này. Thị trường tiêu dùng trong khu vực đó phát triển nhanh tới mức mỗi tỉnh của Trung quốc sẽ sớm đại diện cho sức mua của cả một nước châu Âu.

     Nhưng giờ đây một bóng ma đạo lý đã phủ bóng đen lên việc buôn bán với Trung quốc và vùng Viễn đông. Người Pháp chẳng thèm tham khảo ý kiến của Đức, Anh và các thành viên khác trong EU, đang đưa tàu chiến và binh lính của họ tới châu Á để bảo vệ một thuộc địa cũ của mình. Thủ tướng Đức không nghi ngờ gì rằng hải quân Anh sẽ dính líu vào việc này trong 1 hoặc 2 ngày tới.

     Bật công tắc vô tuyến để xem tin Pháp loan báo việc triển khai các tàu chiến từ căn cứ của họ ở Tahiti, ông hy vọng rằng với  tinh thần cạnh tranh kinh tế, sau khi cuộc khủng hoảng đã qua rồi, ông có thể loan báo những thỏa thuận liên doanh mới trị giá hàng tỷ mác Đức, theo đó Daimler-Benz sẽ tiến được vào các tỉnh Trung quốc mà đã có lúc chỉ được dành riêng cho Citroen.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:38:32 am »


Paris, Điện Elyse.
Giờ địa phương: 12h00’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 11h00’ thứ Hai 19/02/2005





     Sau bài phát biểu trên truyền hình, trên xe trở về dinh thự chính thức của ông, tổng thống Pháp bật lại những bảng nhắc chữ mang nội dung mà ông đã đề cập tới. Ông biết tường tận những con số thống kê được đưa ra trong bài nói của mình, và ông cũng hiểu rằng các chính sách mới của ông sẽ được ca tụng trong các quán cà phê và các quầy bán thuốc lá khắp nước Pháp. Có hai thứ không bao giờ bị đặt câu hỏi nghi ngờ trong đời sống chính trị của nước Pháp: đó là quí bà và việc triển khai quân đội Pháp ra nước ngoài. Tổng thống không gặp phải nhiều vấn đề kinh tế rắc rối như ông bạn đồng nghiệp Đức. Nước Pháp đang trải qua những cuộc cải cách đau đớn để cắt giảm dần chế độ trợ cấp và phúc lợi xã hội. Việc cắt giảm phúc lợi đã gây ra những cuộc bạo loạn tệ hại nhất kể từ những năm 60 trở lại đây. Nhưng lần này, tổng thống tin chắc rằng cả những kẻ bạo loạn lẫn các Bộ trưởng trong chính phủ đều nhất trí với tuyên bố mà ông vừa đưa ra.

     Từ nhiều năm nay, những con số thống kê không hề thay đổi. 50% công chúng nghĩ rằng cần phải chi nhiều hơn nữa cho quốc phòng, so với từ 20% đến 30% nghĩ rằng việc cần phải cắt giảm chi tiêu. 45% ý kiến cho rằng an ninh của Pháp đã được duy trì tốt hơn so với các nước tham gia trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). 16% ý kiến nhất trí Pháp nên đứng trung lập trong khi 30% số người được hỏi ý kiến  rằng nên tham gia vào Liên minh châu Âu.

     90% dân chúng Pháp tin rằng chính phủ cần phải cử binh lính đi để giải thoát các con tin người Pháp. 84% nói rằng họ sẵn sàng lên đường bảo vệ những sinh mạng người Pháp. Với những số liệu thống kế như vậy, tổng thống có thể tin tưởng rằng dù cho còn có nhiều khó khăn về mặt chính trị cần phải đối phó, nhưng quyết định mở rộng hành động quân sự ủng hộ Việt nam chống lại Trung quốc sẽ được công luận Pháp ủng hộ, chiến dịch quân sự  của Pháp tại Viễn đông sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không gây ra sự tranh cãi nào trong nội bộ nước Pháp. Chắc chắn chẳng có người Pháp nào chống lại quyết định này. Việt nam phải thuộc về Pháp chứ không thể thuộc về Liên minh châu Âu.

     Việc xây dựng lại đường sá, bến cảng, hệ thống liên lạc viễn thông và các lực lượng vũ trang của Việt nam có lẽ sẽ bù đắp được nhiều hơn so với những bức bối khó chịu trong việc giành được các hợp đồng làm ăn ở Trung quốc.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:40:49 am »

Matxcơva, Bộ Ngoại giao Nga.
Giờ địa phương: 15h30’ thứ Hai 19/02/2005
Giờ quốc tế: 13h30’ thứ Hai 19/02/2005





     Ðại sứ Mỹ tại Matxcơva tới Bộ Ngoại Giao găp Ngoại truởng Nga vào một buổi chiều mùa đông lạnh giá. Ánh hoàng hôn đang tắt dần phía trên bầu trời Matxcơva khi đại sứ Mỹ được dẫn vào khu văn phòng Ngoại trưởng Nga. Dù chỉ mất vài mét để đi từ chiếc Limousine đến cánh cửa chính đường bệ của Bộ Ngoại giao nhưng luồng gió lạnh buốt của mùa đông Matxcơva vẫn xuyên qua chiếc áo khoác và làm tê cứng phần da mặt lộ ra ngoài của ông đại sứ. Vị Bộ trưởng ngoại giao đang ngồi thoải mái trên một chiếc ghế đặt ở góc căn phòng rộng lớn. Phong thái của ông không mang tính chất nghi lễ chút nào. Hai người đã từng làm việc với nhau và cùng chống lại nhau trong gần 20 năm dưới thời Liên xô, nay là nước Nga đang chao đảo trong nỗ lực đối phó với những thay đổi chính trị cả trong và ngoài nước.

     Vị Bộ trưởng ngoại Nga giao luôn coi ông đại sứ là nhà tư tưởng dân chủ nhưng thiếu tính thực dụng. Hôm nay, Bộ Ngoại giao Nga đang chuẩn bị để làm người Mỹ phải choàng tỉnh. Ngoại trưởng im lặng, chờ cho ông đại sứ nói trước.

     - Yergor, tôi xin bắt đầu như cách một người nhún nhường thường làm là trích dẫn lời Charles Bohlen, người tiền nhiệm đầy vĩ đại của tôi. Ông ấy đã nói: “Có hai cách giúp bạn phát hiện ra một người đàn ông đang nói dối. Một là khi anh ta nói anh ta có thể uống sâm banh suốt đêm mà không bị say. Hai là khi anh ta nói rằng anh ta rất hiểu người Nga”. Tiếc rằng, tôi không thể làm được cả hai, vậy ngài có thể giúp tôi được chứ?

     - Ngài muốn biết chúng tôi sẽ làm gì với Trung quốc phải không? vị Bộ trưởng đáp lại, không thừa nhận câu chuyện tiếu lâm mào đầu câu chuyện.

     - Có lẽ chúng ta bắt đầu từ đầu. Ngài có biết trước về Chiến dịch Đòn Rồng không?

     - Đòn Rồng à? Đó là cái tên họ gọi cuộc tấn công chứ gì? Về cuộc tấn công này thì Andrew ạ, tôi không hề biết trước. Tôi nghĩ là tổng thống cũng không biết. Các tướng lĩnh của chúng tôi, như ngài biết, có nguyên tắc riêng của họ. Nhưng vì khó ai biết người Trung quốc đang nghĩ gì nên tôi sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu họ cũng giữ bí mật với chúng ta.

     - Vậy ngài đang cung cấp cho họ những gì về thiết bị và nhân viên quân sự?

     - Chỉ những thứ mà chúng tôi có bổn phận phải thực hiện theo những cam kết ghi trong hợp đồng mà thôi. Tôi chắc rằng CIA cũng có trong tay những chi tiết như tôi có đây. Đó là những máy bay chiến đấu Su-27 và các tàu ngầm lớp Kilo. Họ thậm chí cứ nói mãi về việc mua một chiếc tàu sân bay của chúng tôi. Từ nhiều năm nay, không quân Nga vẫn cung cấp chuyên gia quân sự và thiết bị sang Trung quốc theo đề nghị của Bắc Kinh. Đó là bổn phận theo hợp đồng chúng tôi đã ký kết với Quân giải phóng Trung quốc.

     - Chúng tôi muốn các ngài dừng lại.

     - Việc đó ngoài quyền hạn của tôi - vị bộ trưởng nói - Tại sao các ông không đưa yêu cầu này ra với công ty xuất nhập khẩu vũ khí và thiết bị quân sự Rosvoorouzhenie? Chính họ đang xử lý lô hợp đồng đó?

     - Yergor thân mến, đừng dính líu vào vụ này nữa. Thế giới đã đủ nguy hiểm với một nước Trung quốc điên khùng. Nếu Nga nhảy vào nữa thì ...

     Ba mươi giây im lặng. Cuối cùng vị bộ trưởng trả lời.

     - Andrew ạ, bản thân tôi dù muốn cũng không thể ngừng các chuyến không vận đó được. Các tướng lĩnh sẽ réo tên tôi qua điện thoại, mà như thế còn là nhẹ nhàng, họ sẽ loại bỏ tôi một cách dễ dàng. Ngay cả với tổng thống họ cũng sẽ làm như vậy. Và nói thật nhé, trong suốt hai năm thương lượng của chúng ta, người Mỹ đã quá mù quáng nên không nhìn thấy được những gì đang diễn ra. Thế giới nguy hiểm này đã được tạo ra bởi chính các chính sách của các ngài, chứ không phải bởi một vài chuyến vận chuyển phụ tùng thay thế máy bay sang Trung quốc.

     - Tôi không thể nhất trí với...

     - Thế thì hãy ngừng suy nghĩ về việc nhất trí và hãy chịu khó lắng nghe một lần nữa đi - Vị bộ trưởng đứng dậy vừa đi vừa nói -Các ngài chiến đấu chống cái gì trong những năm Chiến tranh Lạnh. Chủ nghĩa Cộng sản ư? Hay một nước Nga theo chủ nghĩa sovanh mà ngọn cờ Mácxit chỉ là cái cớ để các ngài bày mưu ngăn chặn kiềm chế nó? Hãy nói cho tôi biết, các ngài nghĩ thế nào về nước Nga? Các ngài cho rằng cái gì là đặc thù của nước Nga? Có phải từ gốc rễ nước Nga chỉ nhuốm màu chủ nghĩa Bônsêvích hay không? Hay nước Nga luôn chống lại cái mà các ngài gọi là Thế giới Tự do và phương Tây? Hay bởi vì con gấu Nga sẽ mãi mãi là một nguy cơ đe dọa?
Nếu lý tưởng của các ngài là chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng sản thì các ngài đã cứu nhân dân Nga và giờ đây đang giúp đỡ họ khôi phục đất nước, thiết lập lại các thể chế dân chủ và thể chế kinh tế bền vững, giúp họ gia nhập cộng đồng thế giới với tư cách là một đối tác bình đẳng. Nhưng có lẽ không phải như vậy. Nếu coi chủ nghĩa Cộng sản là kẻ thù thì tại sao chính phủ của ngài lại có quan hệ hữu hảo như vậy với Trung quốc? Ngài chưa cung cấp cho chúng tôi bằng chứng chứng tỏ chiến dịch ngăn chặn của Mỹ không nhằm chống lại nước Nga, rằng Mỹ không có ý định là suy yếu và chia cắt nước Nga. Nhiều người cho là Mỹ chỉ rằng châu Âu chỉ có được một nền an ninh lâu dài nếu bên cạnh họ là một nước Nga yếu kém, nhu nhược, bị bao vây bởi một hàng rào cách ly mà nước Nga không thể vượt qua. Đây chính là quan điểm thúc đẩy cử tri bỏ phiếu cho các kẻ thù của các ngài - những người Cộng sản và những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa.

     - Ngài định đi về đâu vậy, Yergor?

     - Tôi sẽ không đi vào một cuộc tranh luận về lý luận, thưa ngài đại sứ. Tôi đang chuyển một thông điệp của nước Nga cho tổng thống của ngài”. Ngoại trưởng Yergor nói tiếp: “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO hiện đang đóng vai trò là viên sen đầm quốc tế đứng canh hàng rào bao vây nước Nga. Chúng ta thừa biết đây là một tổ chức quân sự chứ khôngphải là một tổ chức chính trị. Bây giờ khi chiến tranh lạnh đã kết thúc, thay vì để mặc tổ chức NATO đó cứ giữ quy mô như trước đây, biến nó thành một thứ vũ khí phòng thủ hữu hiệu cho Tây Âu, thì giờ đây các ngài lại mở rộnh liên minh NATO sang tận Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Sec… Các ngài đỗ xe tăng trên bãi cỏ phía trước nhà chúng tôi. Ba Lan còn nói rằng họ sẵn sàng đón tiếp các vũ khí hạt nhân của NATO. Đó là gì nếu không phải một hành động thù địch.
Đại sứ tỏ vẻ ngạc nhiên, đáp:

     - Nhưng tất cả điều này đang được thương lượng. Việc này đã kéo dài từ nhiều năm nay rồi. Ngài nêu vấn đề đó ra vào lúc này là định nhằm điều gì?

     Ngoại trưởng Yergor nhún vai:

     - Vì thưa ngài Andrew, đây là lý do tôi không thể ngừng các chuyến không vận quân sự sang Trung quốc. Đây là lý do những người dân tộc chủ nghĩa và những người Cộng sản đang hàng ngày giành được sự ủng hộ của cử tri. Chính sách của các ngài, tôi xin trích dẫn lời Clinton nói tại Hội nghị cấp cao NATO năm 1994 “Vấn đề không phải là NATO có chấp nhận  kết nạp thêm thành viên mới hay không mà vấn đề là khi nào và như thế nào”,  đang tạo ra một quái vật Nga mới. Nếu các ngài mở rộng NATO, các ngài sẽ biến hàng triệu đồng minh dân chủ thành các đồng minh cấp tính và điên khùng. Người Nga sẽ nhận ra rằng họ đã sai lầm khi tin cậy các ngài. Một nỗi đau lòng vì những niềm thất vọng sẽ bao trùm lên nước này, và tình hình sẽ biến chuyển theo hướng giống như một thời người ta đã từng kiên quyết đưa Hitler và Mussolini lên cầm quyền và đẩy thế giới vào chiến tranh.
Nước Nga, như ngài đại sứ và các chuyên gia phân tích của tòa Bạch ốc đều biết, quá yếu nên không thể mở rộng sang phía tây được. Do vậy, nếu các ngài mở rộng sang phía đông thì chúng tôi không có một sự lựa chọn nào khác là đành phải tiến sang phía đông. Chỉ có một nơi duy nhất để dừng lại và đó là Bắc Kinh. Nếu tôi nói chưa thật rõ thì tôi xin nói toạc ra vậy. Các ngài đang dùng tiền để mua chuộc lôi kéo nước thuộc khối đông Âu cũ của chúng tôi. Việc này được làm chỉ để nhằm vào những người da trắng có chung nền văn minh. Thế nhưng, các ngài lại ngoảnh mặt với lời đề nghị từ các nước cộng hòa Trung Á trước đây của chúng tôi, các nước này nằm ở phía đông và đầy rẫy những người Hồi giáo mắt xếch da nâu. Hiện nay các tổng thống của Cadăcxtan, Cơrơgưxtan và Tagikixtan đều đã bị Trung quốc mua rồi, thưa ngài đại sứ. Tại sao ngài không đáp một chuyến bay sang đó và dạo quanh các hành lang khách sạn ở Dushanbe và nói cho tôi biết ai là người mà các ngài nghĩ là đang điều hành nơi đó? Những mảng kiến tạo địa tầng quyền lực toàn cầu đang tụ tập lại với nhau trong tháng này. Chúng được khơi động bởi cuộc tiến công Đòn Rồng và chỉ có chính phủ của ngài mới đủ mạnh để kiểm soát những mối hiểm họa mà cuộc tấn công này gây ra.
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 11:46:32 am »

Lược thuật

Những ảnh hường đầu tiên trên các thị trường Thế giới





Đặng Tiểu Bình cùng tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter ký Hiệp định Ngoại giao Trung – Mỹ, tháng Giêng năm 1979.


     Trong số những công ty Mỹ bị tác động bởi việc Trung quốc bất ngờ mở cuộc tấn công Việt nam và phong tỏa biển Nam Trung hoa, công ty Boeing chịu nhiều tổn thất nhất. Từ lâu, công ty Boeing đã có liên quan đến thị trường Trung quốc, mối quan hệ làm ăn đó đã trở nên gắn bó sâu sắc hơn bao giờ hết, Boeing đã đặt trọng tâm chiến lược kinh doanh của mình vào thị trường hàng không đang phát triển  ngày càng nhanh của Trung quốc. Từ năm 1939, một kỹ sư Trung quốc tên là Vương Thủ (Wang Tsu) đã tham gia thiết kế chiếc thủy phi cơ Clipper 314 để thực hiện chuyến bay vượt Thái bình dương sang Hồng công cùng năm đó.
 
   

  Đặng Tiểu Bình nói chuyện với Thornton Arnold "T" Wilson, cựu chủ tịch hãng Boeing trong chuyến thăm trụ sở Hãng này tại Seattle năm 1979

     Năm 1972, một chiếc Boeing 707 đã chở Richard Nixon sang thăm Trung quốc, chuyến viếng thăm lịch sử đó đã đánh dấu một bước chuyển biến mới trong cục diện quan hệ liên kết sức mạnh toàn cầu. Ngay sau chuyến thăm của Nixon, Cục hàng không dân dụng Trung quốc (CAAC) đã đặt mua 10 chiếc Boeing 707 để thiết lập một đường bay quốc tế mới. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã đến thăm trụ sở của Boeing ở Seattle khi ông này sang Mỹ. Sau khi Đặng chết, Chủ tịch Trung quốc là Giang Trạch Dân đã đến thăm Mỹ năm 1994, ở đó ông tới thăm gia đình một công nhân Mỹ “bình thường”. Người công nhân đó là một nhân viên của Boeing. Cho đến nay Trung quốc đã ký các hợp đồng mua hoặc đặt mua 224 máy bay Boeing trị giá 9 tỷ đôla. Boeing đã đặt đại diện ở 16 thành phố của Trung quốc. Mỗi năm có một ngàn phi công và kỹ sư Trung quốc được Boeing đào tạo. Công ty này đã tặng những thiết bị bay mô phỏng cho Học viện Hàng không dân dụng của Trung quốc. Đã có những nhà máy liên doanh ở Tây An để chế tạo các cánh thẳng đứng, thiết bị giữ thăng bằng ngang và cửa trước các máy bay Boeing 737, chế tạo khung sườn của máy bay Boeing 747, cùng với đó là chế tạo các máy bay ném bom H-6 cho lực lượng không quân Trung quốc. Nhà máy sản xuất máy bay ở Thẩm Dương chế tạo các cửa vào cho máy bay vận tải Boeing 757; một nhà máy ở Trùng Khánh sản xuất các hợp chất nhôm và titan.
 

Boeing Company

     Đây là lý do giải thích tại sao Reece Overhalt Jr., Tổng giám đốc điều hành và là người đầu tiên khởi xướng chiến dịch “Tiến vào Trung quốc” trong ban quản lý cao cấp của của Boeing, đã có mặt tại văn phòng làm việc của ông tại trụ sở ở Seattle của công ty lúc 6 giờ sáng thứ hai. Văn phòng của ông được bài trí đơn giản, ít đồ đạc. Những ai thích kiểu này có thể gọi nó là dè xẻn tiết kiệm. Ngoài một chiếc bàn làm việc lớn, chiếc màn hình thu tin Reuters, máy tính và những mô hình Boeing thu nhỏ, vật trang trí duy nhất trong phòng là mẫu thư pháp treo trên tường đối diện bàn làm việc của Reece Overhalt Jr. Bức thư pháp này viết một từ tiếng Hán, được cấu thành bởi 2 chữ riêng rẽ: chữ “đao” và “tâm”; “đao” ở trên “tâm” và hợp thành chữ “nhẫn”.

     Ngay từ đầu thập kỷ 1980, Overhalt đã nhìn thấy sự trỗi dậy của châu Á trong tương lai. Thời điểm đó với cương vị là Phó chủ tịch tổ chức Phát triển Kinh doanh hải ngoại, Reece Overhalt Jr. đã tập trung sức lực để thiết lập các mối liên hệ với các tập đoàn xây dựng công trình của Nhật bản, ví dụ như Mitsubishi Heavy Industries, các tập đoàn này sẽ là người sẽ cung cấp “phần nội địa” cần thiết để đảm bảo các đơn đặt hàng mua máy bay của các hãng hàng không quốc tế Nhật bản. Nhưng ngay từ lúc đó, mặc dù rất bận rộn với các bạn hàng Nhật bản, ông vẫn không rời mắt khỏi Trung quốc, nơi sẽ trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới. Overhalt đã ở Trung quốc 3 năm vào những năm đầu thập kỷ 80 và ông hiểu biết sâu sắc đất nước Trung hoa cũng như người dân nước này.

     Thời kỳ 3 năm đó quả không phải là dễ dàng đối với một vị giám đốc người phương Tây như Reece Overhalt Jr., người đã lớn lên một cách êm đềm trong một gia đình khá giả ở vùng ngoại ô Seattle. Overhalt thích nhắc nhở mọi người về thời kỳ 3 năm ông phải sống giam chân trong một khách sạn cũ kỹ, nơi những người phục vụ phòng thường xuyên tìm đủ lý do để mò vào phòng của ông mặc dù họ không hề được yêu cầu để thay xà phòng hoặc giấy vệ sinh. Overhalt cũng thích nhắc đến chuyện ông đã từng phải cố gắng như thế nào để làm việc trong một căn phòng không được sưởi ấm trong mùa đông, phải cố gắng theo dõi sát sao công việc của các thợ máy người Hoa, họ chẳng chịu đọc các bản hướng dẫn cách bảo dưỡng và sửa chữa những chiếc máy bay trị giá nhiều triệu đôla. Những gì đã phải trải qua đó có lẽ đã làm nhụt chí nhiều người nhưng đối với Overhalt thì không, ông hiểu rằng mình đang quan sát những bước đi ngật ngưỡng đầu tiên của một người khổng lồ đã bị nhốt trong bóng tối quá lâu, lâu đến mức sợ cả ánh sáng.
Logged

Để gió cuốn đi...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM