Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:40:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 77051 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #120 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 09:53:51 pm »

Anh Nguyễn ngày đêm lo nghĩ về công việc và tình hình đồng chí, đồng bào trong nước, nhưng anh không quên trách nhiệm Quốc tế cộng sản đã giao cho anh là xây dựng phong trào cách mạng của toàn vùng Đông-Nam châu Á. Để làm việc đó, anh chọn Hương Cảng là căn cứ hoạt động thuận tiện nhất. Từ đây, anh giữ các đầu mối liên lạc với các cơ sở cách mạng và các đồng chí cộng sản trong vùng, với Quốc tế cộng sản qua đường Hương Cảng – Mác-xây – Pa-ri – Mát-xcơ-va và nhất là với trong nước, qua đường Hương Cảng – Hải Phòng – Sài Gòn… Cũng từ đấy, anh liên hệ công tác dễ dàng với các cơ quan quốc tế mà anh tham gia hoạt động : Văn phòng Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản ở Thượng Hải, Văn phòng Tổng công hội Thái Bình Dương, Bộ Phương Đông của Liên đoàn chống đế quốc…

Anh chọn địa điểm cho nơi làm việc của anh khá cẩn thận. Anh tìm thuê nhà ở góc phố trên tầng hai để dễ quan sát ngoài phố, nếu có động thì dễ thoát bằng cổng sau. Anh căng một dây phơi ngang hiên phía trước nhà, định ám hiệu với các đồng chí tin cẩn có quan hệ công tác : nếu thấy phơi khăn mặt ngay ngắn trên dây là tình hình yên tĩnh, không nguy hiểm, có thể vào, nếu phơi khăn không ngay ngắn, hoặc không có, tức là dấu hiệu nguy hiểm.

Chỗ ở và làm việc của anh trong phố Tam Lung, Hương Cảng đã chứng kiến những ngày tháng làm việc tận tụy của anh đối với Tổ quốc và phong trào chung của thế giới. Tại đây, anh tiếp không những các đồng chí Việt Nam mà cả các đồng chí nước ngoài và cũng từ đây, anh viết những thư chỉ đạo Trung ương Đảng về xây dựng Đảng, lập Hội phản đế đồng minh, Nông hội và nhắc chú trọng hơn nữa đến công tác vận động thanh niên, phụ nữ.

Sáng sớm ngày 6-6-1931, anh Nguyễn vừa ngủ dậy thì có tiếng người ầm ầm xô cửa nhảy vào buồng của anh. Đấy là bọn mật thám Anh. Tên chỉ huy cầm súng lục trong tay, quát :

– Đứng yên tại chỗ !

Chúng lục soát trong buồng, lật từng viên gạch, dùng hóa chất để tìm tài liệu bí mật viết bằng mực đặc biệt, cắt từng miếng xà phòng để xem có giấu lựu đạn, chất nổ không. Rồi chúng đưa anh Nguyễn xuống đường. Một chiếc xe cảnh sát Anh đã chờ sẵn. Chúng ngồi kèm anh trong xe và giải về sở cảnh sát Hương Cảng. Anh bị giam trong một buồng tối. Bọn mật vụ Anh chờ tàu Pháp đến Hương Cảng để giao anh về cho thực dân pháp ở Đông Dương. Thật là êm gọn !

Đây là kế hoạch phối hợp giữa bọn mật thám Anh – Pháp. Trước đây ít lâu, toàn quyền Đông Dương Pa-xki-ê tuyên bố ở Mác-xây (Pháp) :

“Có một cái gì đáng lo ngại trong cuộc đấu tranh này : Chống lại sự phòng thủ phân tán của các nước phương Tây là một cuộc tiến công duy nhất xuất phát từ một mặt trận thống nhất có những phương tiện khoa học dựa trên sự hiểu biết tâm lý các dân tộc, giai cấp, nòi giống ; đấy là cuộc đấu tranh giữa tổ chức khoa học chống những người không chuyên.

Vậy thì, nếu chúng ta là những người không chuyên đó thì phải nghĩ ngay đến nguy cơ và thử tổ chức lại. Tôi đã thử và đã thành công. Tôi đã nhích lại gần các bạn láng giềng của chúng ta là người Hà Lan, người Anh, người Mỹ. Mọi người đều chung một sự khó chịu và khổ sở vì điều đó. Họ đã hiểu họ phải lập một mặt trận chung…”


Và khối liên minh ma quỷ chống cộng sản, chống cách mạng vùng Thái Bình Dương đã hình thành gồm Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản. Chúng họp bàn và thỏa thuận với nhau phối hợp về các mặt, nhất là về mặt tình báo và cảnh sát, nhằm bóp chết phong trào giải phóng dân tộc. Trước làn sóng đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang lan rộng khắp nơi, thực dân Pháp vừa đàn áp, khủng bố dã man ở Đông Dương, vừa cấu kết với các đồng minh của chúng ở các nước chung quanh để lùng bắt những người cách mạng Việt Nam và cán bộ Quốc tế cộng sản mà đối tượng số 1 của chúng là Nguyễn Ái Quốc. Một chiến dịch điên cuồng “tìm diệt” cộng sản được chúng phát động trên quy mô lớn khắp vùng Đông-Nam châu Á.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #121 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 10:16:21 pm »

Từ tháng giêng đến tháng 4-1931, ở Sài Gòn, nơi đóng cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, chúng giăng một mẻ lưới lớn, dựa vào sự phản bội của tên Ngô Đức Trì, bắt nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng, trong đó có đồng chí Tổng bí thư Trần Phú. Lê Văn Kiệt, vừa đi dự Đại hội lần thứ năm Quốc tế công hội họp ở Mát-xcơ-va về tới Sài Gòn cũng bị bắt. Trong khi đó, sớ mật thám Pháp ở Đông Dương phái ba tên ác ôn Pa-ri, Ca-na-va-gi-ô và Ri-ni-ê-ri sang tô giới Pháp ở Thượng Hải theo dõi và bắt anh Nguyễn Lương Bằng, Đỗ Ngọc Du, Lê Quang Đạt, Lưu Quốc Long và chị Lý Phượng Đức. Lưu Quốc Long nhảy từ gác ba xuống đường, hy sinh ngay tại chỗ. Tên Nê-rông, phụ trách Vụ chính trị Sở mật thám Bắc Kỳ cùng một bọn ác ôn từ Hà Nội sang Hương Cảng để dò xét và phối hợp với mật thám Anh lùng bắt những người cộng sản Việt Nam. Ngày 21-4, chúng bắt anh Hồ Tùng Mậu, chị Minh Khai tức cô Duy hoặc Trần Thái Lan hoặc Lý Huệ Phượng, đang làm cán bộ liên lạc ở văn phòng chi nhánh Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản đóng tại Hương Cảng do anh Nguyễn phụ trách. Bọn mật thám đế quốc tìm anh Nguyễn nhưng anh đổi chỗ ở luôn và đi đi về về giữa Hương Cảng – Thượng Hải – Xiêm – Mã Lai, chúng khó theo dõi. Chúng đã có kế hoạch : nếu phát hiện anh trên đất Trung Quốc, không thuộc các tô giới của chúng, thì chúng sẽ thuê người bắt cóc anh đưa về tô giới. Có lần, chúng bắt được một tài liệu ở một chi bộ cộng sản Sài Gòn trong đó nói rằng anh Nguyễn sốt ruột trước tình hình các đồng chí trong nước bị bắt nhiều, sẽ về Sài Gòn để kiểm tra công tác của Trung ương Đảng và góp ý kiến. Thế là chúng bố trí một lực lượng mật thám khá đông để đón bắt ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng không có kết quả.

Trong khi sục sạo ở Sải Gòn, ngày 30-4-1931, mật thám Pháp bắt được anh Nguyễn Thái từ Hương Cảng mới tới mang thư của anh Nguyễn đề ngày 24-4-1931 gửi Trung ương Đảng. Sau đó, Hồ Lan Sơn, được anh Nguyễn phái từ Hương Cảng về Sài Gòn để tìm liên lạc với Trung ương cũng bị địch bắt ngày 11-5. Địch đã có thể khẳng định : anh Nguyễn đang ở Hương Cảng. Trong khi đó đế quốc bắt ở tô giới Anh tại Thượng Hải một nhân vật quan trọng : Nu-len, tên thật là Ru-éc, phụ trách văn phòng Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản, cơ quan đóng tại Thượng Hải. Từ đó, bọn đế quốc cùng nhau tìm đến một cơ quan khác của Bộ Phương Đông đặt ở Xin-ga-po. Đấy là văn phòng giao dịch của một hiệu buôn ơ trung tâm thành phố có đăng ký đàng hoàng và có môn bài đầy đủ. Tên chánh mật thám người Anh thuê một ngôi nhà ngay trước cửa văn phòng hiệu buôn để quan sát.  Văn phòng mở cửa từ 7 giờ sáng đến trưa. Một người phục vụ trông nom nhà cửa, quét dọn. Từ trưa đến chiều, văn phòng không làm việc, nhưng người chủ văn phòng vẫn tiếp nhiều khách. Sở mật thám bí mật kiểm duyệt toàn bộ các công văn, thư từ của văn phòng này gửi đi Thượng Hải, Hương Cảng, Pa-ri. Thư viết chữ Pháp và chữ Anh, nói về buôn bán, nhưng có hơi hướng của mật mã. Bọn mật thám chụp ảnh người chủ văn phòng, theo nhiều kiểu khác nhau, gửi về Lơn-đơn để điều tra. Trên giấy tờ đăng ký, người chủ đó mang tên Xéc-giơ Lơ-phrăng.

Đấy chính là Đuy-cru, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, bạn thân của anh Nguyễn, cán bộ kiểm tra của Quốc tế cộng sản, người vừa được anh Nguyễn giúp đỡ đi vào Đông Dương tìm hiểu tình hình phong trào cách mạng, và bắt liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Gặp anh Nguyễn ở Hương Cảng, Đuy-cru đã báo cáo với anh về tình hình phong trào vùng Đông-Nam châu Á và nhận những ý kiến của anh để mang về Sài Gòn. Anh Nguyễn viết giấy giới thiệu Đuy-cru với anh Trần Phú và Trung ương Đảng ta. Được sự giúp đỡ của anh Trần Phú cùng các xứ ủy, Đuy-cru đã có thể đi công tác an toàn từ Sài Gòn đến Huế, Hà Nội, Hải Phòng suốt trong một tháng. Sau chuyến đi ấy, Đuy-cru báo cáo lại với Nu-len những việc làm và thành tích to lớn của Đảng Cộng sản Đông Dương, mặc dù bị đàn áp dữ dội lúc trứng nước, vẫn kiên cường đi lên, một Đảng chân chính xứng đáng được công nhận là một chi bộ của Quốc tế cộng sản. Đuy-cru tả lại anh Nguyễn trong cuộc gặp gỡ ở Hương Cảng : đấy là một con người sống thanh đạm, coi khinh mọi sự xa hoa và tiện nghi vật chất, đôn hậu và dịu dàng. Giữa Hương Cảng ồn ào và bon chen, anh Nguyễn đã làm biết bao nhiêu việc, đã hoạt động sôi nổi cho cách mạng Đông Dương. Nhưng anh cũng nói say sưa về tình hình Pháp mà anh theo dõi rất sát và rất am hiểu, về những bạn thân và đồng chí của anh ở Pa-ri như Mác-xen Ca-sanh và Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê. Đấy là một con người mà trong cuộc đời chỉ có một ý nghĩ : giải phóng nhân dân, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Anh là một chiến sĩ quốc tế chân chính, nhưng nước Việt Nam, đối với anh đứng ở hàng ở hàng đầu. Thật là một chiến sĩ, một nhà tổ chức, một người cách mạng chân chính.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #122 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 10:32:50 pm »

Đuy-cru vừa đi công tác xa trở về cơ quan ở Xin-ga-po, treo biển văn phòng hiệu buôn, thì một buổi trưa hè, mật thám và cảnh sát Anh ập đến. Chúng tìm thấy trong sổ tay của Đuy-cru một địa chỉ : Nguyễn Ái Quốc, 186 phố Tam Lung, Hương Cảng. Đấy là ngày 1-6-1931, năm ngày trước ngày anh Nguyễn bị bắt.

Thuộc địa Pháp hí hửng reo mừng đón  tin Nguyễn Ái Quốc bị bắt. Bọn Bộ trưởng Thuộc địa, toàn quyền Đông Dương, thống sứ, công sứ, mật thám gửi điện chúc mừng nhau. Tên mật thám Nê-rông được thăng chức và thưởng mề-đay. Bọn thống trị Đông Dương thở phào như trút được một gánh nặng. Báo chí thực dân và tay sai đăng những đầu đề lớn kèm ảnh Nguyễn Ái Quốc : “Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại Đảng Cộng sản Đông Dương bị bắt”, “Chúng ta đã tóm được đầu của phong trào cộng sản”, “Mẻ lưới Hương Cảng”, “Nguyễn Ái Quốc đã bị mật thám Anh bắt như thế nào ?”. Chúng phát điên vì mừng. Báo Vô Tư ngày 26-6-1931 viết :

“Trước hết, chúng ta phải chúc mừng cách làm xuất sắc mà cảnh sát Pháp và Anh đã biết hợp tác với nhau trong sự nghiệp chung chống làn sóng đỏ. Việc bắt Nguyễn Ái Quốc, mà tác động đối với Đông Dương sẽ rất lớn, chỉ có thể thực hiện được nhờ ở sự hợp tác đó. Nguyễn Ái Quốc ! Đấy là một nhân vật kỳ lạ của phong trào Cộng sản Đông Dương ! Chúng tôi đã viết ở đầu bài : “Chủ nghĩa cộng sản bị tóm họng”. Thật không còn gì đúng hơn. Chúng tôi hoài nghi Đảng Cộng sản có thể ngóc đầu dậy sau khi bị giáng đòn vừa rồi. Quan toàn quyền Rô-banh đã hai lần điện khen Sở mật thám địa phương. Đấy là những lời khen ngợi đích đáng. Sở mật thám Nam Kỳ suốt 18 tháng nay làm việc cật lực trong âm thầm, và lúc này ông Na-đô cũng như các cộng sự đã giúp ông trong nhiệm vụ có thể tự hài lòng và đi nghỉ mát được rồi”.

Báo Điện Tín cùng ngày cũng viết :

“Lần này đúng là chúng ta đã tóm được cái đầu. Nhờ vào sự khéo léo của ông Nê-rông mà chúng ta đạt được những kết quả xuất sắc đó. Do đó, ông ta đáng được khen thưởng và chúng ta hy vọng chính phủ cho ông ta phần thưởng mà ông ta có quyền hưởng không thể bàn cãi. Những cuộc bắt bớ vừa qua đã kết liễu phong trào cộng sản”.

Báo Dư Luận ngày 7-7-1931 còn khẳng định :

“Đây là một mẻ lưới rất trúng mà chúng ta phải cảm ơn các bạn người Anh, vì do đó, bộ tham mưu cộng sản Đông Dương bị bắt và Đảng Cộng sản sẽ tê liệt lâu dài”.

Bọn thực dân pháp ở Đông Dương chuẩn bị tàu sang Hương Cảng để giải Nguyễn Ái Quốc về.

Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp xúc động và lo lắng khi nhận được tin dữ, nhưng không bao giờ mất lòng tin rằng anh Nguyễn sẽ vượt qua được khó khăn. Báo Nhân Đạo của Đảng Cộng sản Pháp ngày 19-6-1931 viết :

“Báo chí tư sản ăn mừng “vụ bắt quan trọng” này.

Đúng là Nguyễn Ái Quốc, người từng hoạt động ở Pháp đấu tranh để Đảng chúng ta gia nhập Quốc tế cộng sản thứ ba và từ mười năm nay, theo đuổi những hoạt động kiên cường nhằm tổ chức những người anh em Việt Nam của đồng chí, Nguyễn Ái Quốc là một trong những chiến sĩ tiên phong xuất sắc của phong trào cộng sản quốc tế.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #123 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 10:35:22 pm »

Đế quốc Anh của Mắc Đô-nan ở đây đã hợp tác chặt chẽ với đế quốc Pháp được các người lãnh đạo xã hội quốc gia chúng ta phục vụ. Nhưng kẻ thù của chúng ta cuồng rỡ, nhưng Giăng Tu-ren ở báo Tờ Báo, khi chúng khẳng định việc bắt Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc sắp chặn đứng được đứng được phong trào cộng sản. Không hơn những cuộc bắn giết trong ngày 1-5 và những cuộc đưa đi đày hàng loạt, việc bắt Nguyễn Ái Quốc không ngăn chặn được đà tiến cách mạng của những người lao động Đông Dương, có cơ sở xã hội rất vững chắc.

Trái lại, cách mạng Việt Nam trong khi đánh đuổi kẻ áp bức sẽ tuyên dương những đồng chí anh dũng như Nguyễn Ái Quốc và hàng nghìn người khác đã cống hiến tất cả cho sự nghiệp của những người lao động Đông Dương”.

Vào nhà giam của sở cảnh sát Hương Cảng, anh Nguyễn gặp anh Hồ Tùng Mậu. Được vài hôm, anh Mậu được thả ra và bị trục xuất khỏi Hương Cảng. Nhân dịp đó, anh Mậu đến báo cho một luật sư người Anh tên là Lô-dơ-bai biết tin và nhờ ông ta giúp anh Nguyễn. Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Cứu tế đỏ cũng phối hợp với các đồng chí Đảng Cộng sản Anh cho người đến tìm ông Lô-dơ-bai nhờ cứu anh Nguyễn.

Ông Lô-dơ-bai là một luật sư tiến bộ, khẳng khái, thường nhiệt tình bênh vực những người cách mạng trước tòa án đế quốc và đã từng cãi cho một người Việt Nam yêu nước bị bắt ở Hương Cảng không phải giao cho thực dân pháp.

Biết anh Nguyễn là một người cách mạng tài đức vẹn toàn. Luật sư Lô-dơ-bai đem lòng kính trọng, nhận lời biện hộ cho anh. Ông đến Sở cảnh sát để gặp anh Nguyễn nhưng bọn cảnh sát không cho. Đi lại mấy lần, nói thế nào, ông cũng không được toại nguyện. Đế quốc Anh trước định tạm giam anh Nguyễn ở sở cảnh sát rồi trục xuất khỏi Hương Cảng cho Pháp đón bắt, không xét xử gì và cũng không để ai chú ý. Nhưng việc vị luật sư nổi tiếng biết vụ này và đã đến tận sở cảnh sát tìm hiểu làm chúng lúng túng, sợ lộ tẩy thủ đoạn. Ngày 12-6, chính quyền Hương Cảng buộc phải ký lệnh chính thức bắt anh Nguyễn và chuyển anh đến nhà tù Vích-to-ri-a để đợi ngày đưa ra tòa.

Không thể từ chối mãi được, ngày 25-6 chúng mới để cho ông Lô-dơ-bai vào gặp anh Nguyễn. Anh Nguyễn cảm kích trước nhiệt tình của ông Lô-dơ-bai nhưng tỏ ý tiếc mình không có tiền để trả công luật sư. Ông Lô-dơ-bai trả lời :

– Tôi biết ông là một lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Tôi cãi hộ ông là vì danh dự chứ không nhất thiết chỉ vì tiền. Ông cho tôi được phép hỏi những điều cần thiết để lập hồ sơ về vụ này nhằm bảo vệ ông trước tòa án, ngoài ra tôi không hỏi những gì thuộc về phạm vi bí mật của ông.

Chính quyền Hương Cảng đành phải chuẩn bị giấy tờ đưa anh Nguyễn ra xét xử công khai, và luật sư Lô-dơ-bai cũng chuẩn bị những tài liệu và lập luận để bảo vệ anh. Trong khi đó, anh Nguyễn bị giam chặt và canh gác nghiêm ngặc… Nhà tù Vích-to-ri-a có ba tầng, mỗi tầng hai dãy xà lim. Xà lim giam anh Nguyễn hẹp, đủ nằm chếch người, trên cùng là một cửa sổ nhỏ hình nửa mặt trăng có song sắt và lưới sắt bịt. Cửa xà lim bằng gỗ dày một gang tay và bọc sắt, chỗ cao ngang tầm nhìn có một lỗ tròn để lính gác có thể kiểm tra người tù.

Mỗi ngày anh được ra ngoài xà lim 15 phút, đi dạo quanh một cái sân hẹp, nhìn lên một quảng trời nhỏ. Ngày hai bữa gạo xay, một phần tư là thóc. Thức ăn thường xuyên là rau muống, cá ươn hoặc cá mắm thối. Ngoài ra còn được phát kinh thánh Cơ-đốc để đọc.

Khu vực giam anh còn có nhiều người cách mạng khác. Cực khổ hàng ngày và có thể cả cái chết đang chờ họ, nhưng không ai sợ sệt, bi quan. Họ vui cười như thường lệ và tối đến, trước giờ đi ngủ, họ hát Quốc tế ca và những bài hát cách mạng vang cả xà lim.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #124 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 10:52:03 pm »



Ảnh trên cùng: Tống Văn Sơ (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong thời kỳ bị giam tại nhà tù Hương Cảng, Hồng Kông.
Từ trái qua:
1. Luật sư Lô-dơ-bai người bảo vệ cho Nguyễn Ái Quốc và tổ chức cho Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi Hương Cảng, Hồng Công
2. Ngục Victoria nơi giam giữ Nguyễn Ái Quốc thời gain người bị bắt ở Hương Cảng năm 1931
3. Luật sư Nowel Prity, người đã chuyển hồ sơ vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công lên toàn án Hoàng Gia ở Luân Đôn và đòi cho Nguyễn Ái Quốc được rời Hương Cảng


Ảnh do nhóm VMH-BT chụp tại bảo tàng Hồ Chí MInh chi nhánh Bình Thuận.

Anh Nguyễn lòng ngổn ngang trăm mối, lo nghĩ đến mất ngủ. Anh không lo cho mình mà lo đến công việc còn dở dang, ai sẽ tiếp tục làm thay ? Những mối manh và cơ sở chỉ có anh biết, ai sẽ xây dựng lại ? Đảng tuy mới thành lập, uy tín đã cao, nhân dân tin tưởng, nay nhiều đồng chí bị bắt và hy sinh, nhiều tổ chức bị phá vỡ, Đảng sẽ tiếp tục hoạt động như thế nào ? Còn đảng viên mới, anh dũng có thừa, từng trải còn thiếu, ai hướng dẫn họ và truyền lại cho họ kinh nghiệm đấu tranh ? Anh có ít nhiều suy nghĩ, ý kiến và đề nghị về phong trào cách mạng ở vùng Đông-Nam châu Á, làm thế nào góp được với Quốc tế cộng sản ?

Rồi anh đặt biết bao nhiêu là kế hoạch công tác nếu được trở lại tự do, tự anh nghĩ rồi lại tranh luận với mình. Anh mơ ước đến lúc đó sẽ cải tiến công tác này công tác khác, góp ý kiến với Đảng này, Đảng khác, đến thăm phong trào nơi này, nơi khác. Một người đang hoạt động sôi nổi như anh nay bị nhốt trong xà lim kín mít, không được nói với ai và không được nghe ai nói thì chỉ còn một cách hoạt động tư duy như thế để giữ cho đầu óc được bình thường.

Ngày tòa án Hương Cảng xét xử anh đã đến. Thông đồng với đế quốc Pháp, chính quyền Anh ở Hương Cảng vu cho anh có kế hoạch lật đổ họ và phá hoại thành phố. Vì thế dư luận cho đây là một vụ án quan trọng.

Tại buổi xét xử công khai trong tòa án đầy cảnh sát và mạt vụ canh gác. Phiên tòa thứ nhất họp khá lâu. Giờ nghỉ trưa người ta đưa anh xuống hầm tòa án. Từ tháng 6 đến tháng 9, tòa án họp chín phiên. Tất cả những chánh án, phó chánh án, đại diên nhà vua, biện lý, công tố, thẩm phán, thư ký, những tập luật dày cộp trên bàn, những tên lính dữ tợn kèm chặt bên cạnh… đều không uy hiếp được con người mảnh khảnh ấy, và cũng không thể tìm ra được một chứng cớ, một lập luận gì có sức thuyết phục để buộc tội anh “định lật đổ chính quyền Hương Cảng”.

Luật sư Lô-dơ-bai vạch ra nhửng hành động phi pháp, những luận điệu vu cáo của chính quyền trong vụ này và cho rằng trục xuất anh Nguyễn bằng cách giao anh cho Pháp đưa về Đông Dương là trái phép và độc ác. Tòa án phải nhận việc bắt anh Nguyễn không có công lệnh và không có tài liệu chứng minh, là việc làm sai. Nhưng vẫn quyết định buộc anh Nguyễn về Đông Dương. Ông Lô-dơ-bai đấu tranh bác bỏ quyết định đó và chống án lên Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh ở Lơn-đơn. Ông có người bạn luật sư là D. N. Pơ-rít ở  Lơn-đơn. Ông nhờ Pơ-rít cãi hộ cho anh Nguyễn trước Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh. Ông Pơ-rít cũng là một luật sư tiến bộ, từng cãi cho nhiều người cách mạng. Ông Lô-dơ-bai gửi qua bưu điện sang ông Pơ-rít hồ sơ vụ án. Báo “Công nhân hàng ngày” của Đảng Cộng sản Anh cũng hăng hái đòi chính phủ Anh không được giao anh Nguyễn cho Pháp.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #125 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 11:00:39 pm »

Giữa lúc đó anh Nguyễn ốm nặng, luật sư Lô-dơ-bai chạy vạy, thu xếp, xin được phép để anh vào nằm bệnh viện. Anh được thở dễ chịu hơn và ăn uống tốt hơn. Ông bà Lô-dơ-bai và cô  con gái Pa-tri-ca thường vào bệnh viện thăm anh, đem cho quà bánh, sách báo và cả đồ chơi giải trí. Bệnh viện cho làm thêm ở các cửa phòng anh nằm những ổ khóa và lưới thép. Ngoài phòng, lính Ấn Độ gác, trong phòng có mật vụ Trung Quốc ngày đêm canh giữ. Những y tá trưởng người Anh mặc áo cổ đỏ và nữ y tá người Trung Quốc mặc áo cổ xanh thường tới cửa phòng nhòm vào xem mặt anh. Một hôm, cô y tá người Trung Quốc thường ngày chăm nom anh, hỏi “Chú ơi, cộng sản là thế nào ? Chú làm cộng sản làm gì, để bị bắt khổ thân ?”.

Anh Nguyễn trả lời :
 
– Nói tóm tắt, cộng sản là làm cho ai cũng sung sướng và bình đẳng, không ai bóc lột và đè nén ai. Thí dụ : cộng sản muốn làm cho cô và các chị em ở đây không phải mang cổ xanh suốt đời và không bị người mang cổ đỏ sai khiến.

Cô y tá giương to cặp mắt nhìn anh :

– Thì ra thế à ?

Mùa thu năm 1933, lo sợ luật sư Pơ-rít sẽ công khai lên án chính quyền Anh, Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh, một thứ tòa án tối cao của nước này, kết luận anh Nguyễn không có tội gì cả, phải thả anh ra ngay và cho phép anh tự do đi đâu thì đi, miễn là ra khỏi Hương Cảng.

Anh Nguyễn đã thắng. Cách mạng đã thắng. Chủ nghĩa quốc tế cộng sản đã thắng.

Nhưng anh Nguyễn đi bằng cách nào để không rơi vào tay bọn thực dân Pháp đang rình bắt anh quanh Hương Cảng ? Anh nhờ luật sư Lô-dơ-bai chuyển yêu cầu của anh được sang Lơn-đơn. Nhưng đề phòng bọn đế quốc Anh, Pháp lại bàn mưu bắt lần nữa, không đợi chính phủ Anh trả lời, anh bí mật đáp tàu rời Hương Cảng. Không may, đến Xin-ga-po, anh lại bị bắt và đưa về Hương Cảng. Vừa đến bến, mật thám Anh bắt anh, viện cớ anh không có giấy tờ đi vào Hương Cảng. Những tai họa liên tiếp cứ đổ xuống đầu, nhưng anh vẫn tỉnh táo.

Anh Nguyễn bèn viết một bức thư ngắn nhờ luật sư Lô-dơ-bai can thiệp. Sau mấy ngày vận động và đấu tranh, ông Lô-dơ-bai buộc được chính quyền Hương Cảng phải trả lại tự do cho anh Nguyễn. Nhưng đi đâu ? Ông Lô-dơ-bai lo anh đi lại ngoài phố dễ bị bắt một lần nữa hoặc bị kẻ địch bắt cóc, thủ tiêu. Ông đưa anh đến ở một phòng nhỏ trong ký túc xá Hội thanh niên Thiên chúa giáo Trung Hoa tại Hương Cảng. Đây là một khu nhà của Nhà chung, cảnh sát không được quyền vào, chỉ dành cho học sinh nghèo, các giáo viên và công nhân lương thấp đến ở. Hàng ngày, ông bà Lô-dơ-bai đưa cơm đến cho anh.

Mặc dầu anh chỉ ở trong phòng kín, nhưng ở lâu cũng dễ lộ, cần phải thay đổi chỗ ở. Ông bà Lô-dơ-bai nhắn anh báo cho anh biết cỡ quần áo anh thường mặc. Anh tự đo kích thước người mình, lấy dây thắt nút từng đoạn làm cỡ rồi gửi ra. Căn cứ vào đó, bà Lô-dơ-bai nhờ ông Long, thư ký văn phòng chồng bà, đi mua một bộ áo “tà sám”, dài gần chấm gót chân, cài nách, tay rộng, là loại áo của các giáo sư. Bà gửi quần áo vào cho anh Nguyễn, kèm theo một thư ngắn hẹn anh đến 17 giờ 30 ngày hôm đó, mặc quần áo này đi ra cổng, rẽ về phía khoảng đất trống, đến chiếc xe hơi chờ sẵn…

Theo hẹn, anh Nguyễn mặc một bộ áo như một giáo sư, ung dung ra khỏi ký túc xá. Học sinh, giáo sư và cả người gác cổng kính cẩn chào anh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #126 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 11:03:08 pm »

Ông Lô-dơ-bai đã chờ sẵn trên chiếc xe hơi, đưa anh về nhà riêng. Hai ông bà giới thiệu với những người giúp việc trong nhà rằng anh là bạn thân của gia đình, đến ở chơi ít ngày. Nhà luật sư thường có khách như thế.

Ngày ngày, anh Nguyễn đọc sách, xem báo, tập thể dục và đùa với cháu gái Pa-tri-ca, sáu tuổi. Được độ một tuần, thấy có người dò xét quanh nhà, ông bà Lô-dơ-bai tính nước phải đưa anh đi khỏi Hương Cảng. Từ đây đi bất cứ đâu đều phải dùng tàu thuyền, mà các bến thì đây mật thám, bọn này biết mặt và có cả ảnh anh Nguyễn. Ông Lô-dơ-bai nghĩ ra một kế hoạch táo bạo. Ông nhờ Tô-ma Xao-thơn, người quen, là phó Thống đốc Hương Cảng, mượn hộ chiếc ca-nô của Thống đốc. Trong khi đó ông mua cho anh Nguyễn hai vé tàu thủy hạng nhất đi Hạ Môn. Đến giờ tàu chạy, anh vẫn cùng viên thư ký của luật sư đứng chờ trên bến Tây Hoàng mặc cho tàu nhổ neo. Lát sau, chiếc ca-nô Thống đốc Hương Cảng với đầy đủ nghị vệ đến đón hai người. Anh Nguyễn trong bộ quần áo sang trọng mà bà Lô-dơ-bai sắm cho, đeo kính trắng, và râu giả, xách va-li da quý, hệt một nhà triệu phú, bạn của Thống đốc, bước xuống ca-nô. Thư ký Long khúm núm theo sau. Chiếc ca-nô phóng nhanh đuổi theo chiếc tàu thủy vừa rời bến, ra lệnh cho tàu dừng lại để đón khách của Thống đốc. Chiếc tàu thả xuồng xuống. “Nhà triệu phú” cảm ơn người lái ca-nô và đội cận vệ, rồi bước lên tàu.

Tàu anh Nguyễn cập bến Hạ Môn đúng ngày 30 Tết âm lịch, và anh đón Xuân mới an toàn trong thành phố này. Thế là sau hơn hai năm tù đày, anh lại tìm được tự do và làm cho bọn đế quốc tạm thời mất hút anh. Bọn chó săn mật thám sục sạo ở Hương Cảng chắc đang nhớn nhác và tiu nghỉu. Chiếc tàu Pháp được phái đến Hương Cảng đón bắt anh chắc đã quay về Đông Dương. Tức tối vì không bắt được anh, các báo của thực dân Pháp bịa tin : “Nguyễn Ái Quốc vì mắc bệnh lao”. Chúng âm mưu làm nản lòng đồng chí, đồng bào anh. Trên đất Việt Nam đã có bao nhiêu người cộng sản khóc. Các Đảng Cộng sản năm châu bày tỏ những lời chia buồn thống thiết. Quốc tế cộng sản, Trường Đại học cộng sản Phương Đông ở Mát-xcơ-va cùng các học sinh Việt Nam tại đây làm lễ truy điệu anh. Biết bao thư từ, thơ ca, bình luận, tập sách và bao nhiêu cuộc họp đã được viết và tổ chức ở Liên Xô và nhiều nơi khác trên thế giới để tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, hy sinh trong nhà tù Hương Cảng ngày 26-6-1932. Và Lê-ô Pôn-đe, người bạn thân của anh Nguyễn ở Pa-ri, phụ trách câu lạc bộ Phô-bua, viết trên báo “Phô-bua” ở Pa-ri năm 1933 : “Nói về Nguyễn Ái Quốc, vị lãnh tụ Đảng Cộng sản, tờ báo Pháp – Việt có viết : “Ông ta không vắng mặt trong một buổi họp nào của câu lạc bộ Phô-bua. Ở đây ông đã từng đứng lên diễn thuyết trước mọi người. Ông ta viết báo, người ta thường gặp ông ấy hồi 6 giờ chiều ở những tòa soạn báo. Ông mang đến đây những chỉ thị, những tin tức, những huấn lệnh của Đảng ong, đôi khi một bài báo nhỏ, rồi một truện ngắn hay một tập truyện vì ông từng khảo cứu văn nghệ. Về sau ông hoàn toàn thiên về chính trị và đã nhiệt tình cống hiến cả đới mình phục vụ khuynh hướng chính trị mà ông theo.

Người chiến sĩ cách mạng ấy nay đã từ trần trong nhà tù. Người ta lại nhớ đến những cuộc họp ở câu lạc bộ Phô-bua, đến những lời nói thông minh, hóm hỉnh của ông Nguyễn trong các cuộc họp, đến vở kịch bất hủ “Con rồng tre” của ông.

Hỡi các vị thần linh thiêng của cõi Á Đông, các vị hãy chăm sóc và gìn giữ linh hồn của ông Nguyễn”.


Lúc này anh Nguyễn đang ngồi ở Hạ Môn, nghe pháo nổ đón Xuân sang, nhớ đến tiếng pháo nổ ở Hương Cảng ba năm về trước chào Xuân mới và chào Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #127 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 11:07:32 pm »

Ở Hạ Môn ít lâu, anh đáp tàu thủy lên Thượng Hải, hy vọng tìm liên lạc với cơ quan Bộ Phương Đông ở đây. Nhưng các cơ sở đã bị phá vỡ, bọn phản động Quốc dân Đảng đang khủng bố gắt gao. Anh vẫn phải đóng vai nhà triệu phú, ở khách sạn, nhưng tối đến khóa cửa phòng lại, ăn khoai trừ bữa và tự giặt lấy áo quần. Ở Thượng Hải đã lâu mà anh không bắt được liên lạc với Quốc tế cộng sản và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Thật là khổ tâm đối với một con người quen hoạt động với đồng chí, tập thể và tổ chức.

Bỗng một ngày hết sức may mắn, anh đọc báo, tình cờ biết tin có một đoàn đại biểu hòa bình từ châu Âu đến Thượng Hải để tuyên truyền chống chiến tranh đế quốc. Trong đoàn có nhà văn, nhà báo Pháp Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê, người bạn thân của anh ở Pa-ri, từng cùng anh dự Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp ở tua năm 1920 và cùng nhau hoạt động n\sau sưa trong phong trào cộng sản ở Pháp. Anh mừng rỡ khôn tả. Anh liền viết thư cho Pôn bỏ vào trong một phong bì khác gửi một người bạn Trung Quốc chuyển hộ. Người này, anh chỉ quen biết sơ thôi, có uy tín lớn, bọn Quốc dân Đảng và đế quốc ghét nhưng không dám bắt. Anh Nguyễn ăn mặc thật sang, thuê xe đến thẳng nhà người đó ở trong tô giới Pháp, gõ cửa, trao bức thư rồi đi ra ngay. Lúc trở về khách sạn, anh thấy cảnh sát Pháp chặn các khu phố lục soát người qua đường. Người lái xe ngập ngừng. Anh nói : “Cứ đi”. Chắc là thấy xe anh khá sang, bọn cảnh sát không khám xét.

Chiều tối hôm sau, anh gặp Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê ở một nơi kín đáo. Hai anh em sau nhiều năm xa cách ôm hôn nhau, siết chặt tay nhau, kể cho nhau nghe hoàn cảnh của mình.

Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê kể cho anh Nguyễn tình hình cách mạng Đông Dương và thế giới hơn hai năm qua. Ở Việt Nam, sau phong trào xô-viết Nghệ-Tĩnh, địch khủng bố cực kỳ dã man. Nhiều đồng chí hy sinh trong tù. Đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, bị tra tấn sáu tháng ròng rã, đã hy sinh trong tù tháng 9-1931. Lý Tự Trọng, chú thiếu niên mà anh Nguyễn nuôi day ở Quảng Châu, bị địch xử chém ngay trước khám lớn Sài Gòn tháng 11 năm ấy. Tám tháng sau, địch lại đem chém hai đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc L6an tại Hải Phòng. Những người cộng sản đấu tranh oanh liệt, hy sinh anh dũng đã tô thắm là cờ của Đảng, coi Đảng như con em và cũng là lãnh tụ tạp thể của mình. Nhờ lòng trung thành và tận tụy của các đảng viên còn sống, các chi bô Đảng và các tổ chức quần chúng dần dần được củng cố và hoạt đ6ọng trở lại. Bất chấp khủng bố, Đảng vẫn sống và đấu tranh. Ngay cả những đồng chí đảng viên bị giam trong tù cũng sát cánh nhau đòi kẻ địch cải thiện chế độ nàh tù và họ đã biến nhà tù thành trường học cách mạng.

Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đi đến con đường cực kỳ phản động. Hít-le lên nắm quyền ở Đức, lập ra một chế độ phát xít còn hung hãn và tàn bạo hơn Mút-xô-li-ni. Quân Nhật đánh chiếm Mãn Châu. Liên Xô thắt lưng buộc bụng xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất đạt nhiều thành tích to lớn. Cách mạng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn lạc quan tiến lên phía trước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #128 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 11:08:28 pm »

Từ rất lâu, trong ngục tối, anh Nguyễn không biết tình hình gì, nay được cung cấp một lượng thông tin nhiều đến thế, anh vừa vui mừng vừa thương xót. Vui mừng vì sau những thử thách vô cùng ác liệt, đẫm máu, Đảng đã trưởng thành và khôi phục được lực lượng ; vì cách mạng thế giới không ngừng phát triển, và Liên Xô, thành trì cách mạng thế giới, lớn mạnh một cách nhảy vọt. Thương xót vì đồng chí Trần Phú và nhiều đồng chí khác không còn nữa, đã hiến dâng cả đời mình cho Đảng, cho dân tộc.

Nhờ đồng chí Pôn Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê liên lạc và thu xếp, anh Nguyễn tìm được cách đi khỏi Thượng Hải. Lúc đó là mùa xuân năm 1934. Một chiếc tàu Liên Xô chở hàng trên đường về Vla-đi-vô-xtốc rẽ vào cảng Thượng Hải để sửa chữa nhỏ. Người thuyền trưởng được điện cấp trên báo cho biết phải bí mật nhận một khách hàng người châu Á lên tàu. Lúc hoàng hôn, một chiếc tàu màng tiến đến gần chiếc tàu Liên Xô sơn cờ đỏ búa liềm trên ống khói, rồi áp hẳn vào mạn tàu nơi đặt sẵn thang. Một người tầm thước, mảnh khảnh, có râu và ria, mặc chiếc áo dài màu đen cài nách kiểu Trung Quốc, bước lên boong tàu một cách nhẹ nhàng, như đã rất quen sống trên tàu biển.

Sau mấy ngày lênh đênh trên biển, con tàu vào vịnh Sừng Vàng và trước mặt hiện ra thành phố Vla-đi-vô-xtốc trải dài trên đồi núi. Người khách châu Á được đề nghị làm thủ tục giấy tờ nhập cảnh Liên Xô. Công an biên phòng hỏi anh Nguyễn :

– Có ai ở Liên Xô bảo lãnh ?

Người khách trả lời :

– Có Mi-phơ và Va-xi-li-ép.

Mi-phơ là người phụ trách Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản, thay đồng chí Pê-tơ-rốp ; Va-xi-li-ép, cũng công tác ở Bộ Phương Đông, là người phụ trách nhóm học sinh Việt Nam đang học ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Mát-xcơ-va.

Người khách cho biết đã từng làm việc với hai đồng chí đó từ mưới năm về trước. Trên giấy tờ, người đó khai tên là Tống Văn Sơ, nhưng bây giờ mọi người đều biết đấy là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ủy viên Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản, phụ trách Cục Phương Nam, người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Anh Nguyễn lại được đặt chân lên đất nước của Lê-nin, đất nước tự do, trở lại với đại gia đình cộng sản.

*
*    *
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #129 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:11:56 pm »

X.   ĐI TỚI BÌNH MINH


Bác Hồ vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga (ảnh do Bảo tàng Hồ Chí Minh thu thập được trong chuyến công tác tại Nga uối năm 2006)

Mát-xcơ-va mùa hè 1934 đón chào đồng chí Nguyễn tới những nóc nhà máy mới đồ sộ, những cần trục cao lêu nghêu, những dòng xe hơi kéo dài, những khu phố và khu nhà ở mới, những áp phích, biểu ngữ khắp nơi : “Phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm trong 4 năm”. Gần bảy năm xa cách Mát-xcơ-va anh Nguyễn nhận ra nhiều nét quen thuộc của thành phố, nhưng cũng có nhiều cái mới hoàn toàn. Thủ đô Mát-xcơ-va cũng như cả Liên Xô có nhiều thay đổi. Chế độ dùng tem phiếu mua bánh mì, bột mì, mới được bãi bỏ. Một đoạn đường xe điện ngầm đã chạy thử. Thủ đô 3 triệu 60 vạn dân này cùng cả nước đang lao vào sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, với một nến kinh tế kế hoạch hóa. Nhà máy thủy điện lớn Đơ-nhép đã chạy. Mỏ dầu và các nhà máy lọc dầu Ba-cu đã đem lại nhiều của cải mới cho đất nước xô-viết. Chủ nghĩa xã hội đã thắng oanh liệt. Liên Xô đã vào Hội Quốc liên. Các nước đế quốc đã buộc phải công nhận về ngoại giao và thừa nhận Liên Xô là một cường quốc.

Ở phố Ô-khốt-nưi Ri-át, anh không còn thấy ngôi nhà thờ cổ quét vôi trắng nữa và phía bên trái đường là những dàn giáo của công trường xây dựng khách sạn lớn nhất Mát-xcơ-va. Trên phố Tơ-véc-xkai-a quen thuộc, bên cạnh xe điện còn có xe ô tô chở khách và những chiếc xe ô tô chạy điện đầu tiên. Ở góc phố Ga-dét-nưi, anh nhớ ngày trước là một rạp chiếu bóng nhỏ bé, cũ kỹ, nơi những đứa trẻ cầu bơ cầu bất tụ tập, nay đã mọc lên tòa nhà đồ sộ của Trung tâm bưu điện và viễn thông. Báo chí hàng ngày báo tin những thành tựu lao động mới trên các công trường xây dựng lớn nổi tiếng : Nhà máy luyện kim Ma-nhi-tô-goóc, nhà máy luyện thép Da-pô-rô-gie, nhà máy cơ khí U-ran. Ở nông thôn, nông trang tập thể đã xuất hiện khắp nơi, kể cả những vùng hẻo lánh, xa xôi nhất.

Cuộc sống, người và cảnh, số liệu và sự kiện, tất cả những gì diễn ra quanh anh Nguyễn ở Mát-xcơ-va đã đem lại cho anh thêm nhiều sức mạnh và niềm tin. Anh coi đấy cũng là hạnh phúc của chính mình và của cả loài người.

Nhưng một số đồng chí, bè bạn của anh ở Quốc tế cộng sản không còn nữa. Sự hy sinh của những bạn chiến đấu ở trong nước và sự ra đi của những bạn chiến đấu ngoài nước đã gây chấn động trong anh. Nữ đồng chí Cla-ra Dét-kin của Đảng Đức, người cùng làm việc và cùng chiến đấu với anh hơn mười năm qua mới qua đời.

Một chiếc xe hơi của Quốc tế cộng sản đón anh Nguyễn đến trụ sở Quốc tế cộng sản. Vẫn ngôi nhà ngày trước nhưng đường xe điện trước mặt đã bóc đi nhường đường cho xe hơi ngày một đông hơn. Bộ Phương Đông mừng đón đồng chí Nguyễn như một anh hùng. Bao nhiêu câu chuyện và kỷ niệm, tình hình và kinh nghiệm đồng chí đã trải qua và thu thập. Đồng chí Ma-nu-in-xki đến gặp, ôm chầm lấy anh xúc động. “Đồng chí giữ đúng hẹn quá ! Khi chúng ta được gặp lại nhau hôm nay thì Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập rồi và đang phát triển mạnh.”

G. Đi-mi-trốp, lãnh tụ Đảng Cộng sản Bun-ga-ri, anh dũng đấu tranh trước tòa án phát xít Lai-xích (Đức), được trả tự do, cũng vừa tới Mát-xcơ-va. Đấy là nhân chứng sống về sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, còn anh Nguyễn vừa từ phía Đông tới Mát-xcơ-va là nhân chứng về sự dã man của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Hai người đã gặp nhau trong khách sạn “Luých” và cả hai là hình ảnh đẹp tuyệt vời của những người cộng sản, của tình đoàn kết quốc tế vô sản.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM