Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:03:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 76982 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #80 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 03:12:38 pm »

BÁO CHÍ CỦA HỌ

a) Được tự do ngôn luận như các công dân Pháp, họ lợi dụng việc đó để ra 2 hoặc 4 tờ báo, hai tờ lớn nhất có số lượng phát hành 3.000 tờ một ngày.
b) Vừa phê bình công khai những khuyết điểm của chính phủ họ vừa luôn luôn núp sau cái mộc “sự trung thành”. Trong tất cả các bài báo, họ tuyên bố : “gắn bó vô hạn với tổ quốc mẹ”. Họ có khuynh hướng như của Đảng Xã hội cấp tiến (Đảng của He-ri-ô), ít ra trong lúc này, đang là ông phật của họ.
c) Họ trước kia rất kính trọn triều đình Huế. Bỗng họ đổi giọng và bắt đầu công kích nó khá gay gắt. Họ đi tới chỗ viết : “Tư tưởng cộng hòa lan khắp thế giới, và những người An-nam thật sự dân chủ đều được chuẩn bị để hiểu hết cái đẹp của nó. Một ngôi vua làm cảnh chỉ có thể làm lu mờ ý nghĩa đối với quần chúng”.
Ở Trung Kỳ, nói như thế là đáng tôi phạm thượng. Có thể các nhà Lập hiến của chúng ta đã ngửi thấy cái gì đó từ Pa-ri đến : tên đại ngốc đang giữ ngôi vua An-nam là một tay chân của A. Xa-rô, cự Bộ trưởng Thuộc địa đã bị khai trừ khỏi đảng của He-ri-ô vì đã bầu cho Poanh-ca-rê. Khi ra khỏi đảng, Xa-rô công bố một bức thư ngỏ rất vô lễ đối với He-ri-ô, chủ tịch đảng. Liệu He-ri-ô có cho vua An-nam về vườn để trả thù Xa-rô không ? Rất có thể.


NHỮNG NGƯỜI LẬP HIẾN VIỆT NAM VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Họ có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản không ? Không hơn bọn xã hội dân chủ ở các nước khác. Nhưng họ rất khôn, lợi dung mọi cơ hội để dọa chính phủ thuộc địa, bằng bóng ma bôn-sê-vích. Về việc Pháp công nhận Nhà nước Xô-viết, họ viết :
“Một vài quan thuộc địa thấy trước một tương lai đen tối đối với Đông Dương sau việc chính phủ Pháp công nhận những người xô-viết ; còn người Nga thì định kích động người bản xứ các thuộc địa của châu Âu nổi dậy chống ách thống trị nước ngoài ở châu Á. Với sự sôi sục của những người trong nước chúng ta do sai lầm của một chính quyền thuộc địa ngu xuẩn gây ra, thì không có gì không thể xảy ra ở nước này, nếu vẫn những phương pháp thực dân cũ tiếp tục được áp dụng đối với các bầy tôi và dân bảo hộ.” Dọa xong, họ tiếp tục cho đến cuối bài đòi hỏi sự hợp tác Pháp – Việt…
Nguyện vọng của những người Lập hiến Việt Nam được G. Gơ-răng-giăng, đại diện của họ ở Pháp, tóm tắt như sau : “Họ chỉ muốn biết rằng chính sách hợp tác “Pháp – Việt” được thực hiện. họ muốn tham gia dần vào công việc nước họ… Không hơn thế”.
Hơn nữa, tất cả những cái mà họ đòi : vào quốc tịch, miễn nghĩa vụ quân sự (bốn năm đối với người Việt Nam), bầu cử, vân vân…, họ chỉ đòi cho “tầng lớp thượng lưu có học”. Không có gì vì lý tưởng.
Chúng ta có thể sử dụng họ được không ? Điều đó phụ thuộc vào thái độ chính phủ Pháp và sự khéo léo của chúng ta.
Việc linh tinh. Một lính Pháp đã giết một người Việt Nam, bị kết án một tháng tù án treo.
200 học sinh một tỉnh Nam Kỳ đã biểu tình trước đồn cảnh sát để đòi hai người bạn của họ bị bắt. Đồng thời, họ dọa sẽ bãi khóa nếu các bạn của họ không được thả. Họ đã thắng. Lần đầu tiên mới thấy một việc như thế ở Đông Dương.

                                                                                                                                   Ngày 19-12-1924
                                                                                                                                                                  NGUYỄN ÁI QUỐC
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #81 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 03:15:52 pm »

Công việc của anh Nguyễn ở cơ quan của Bô-rô-đin cho phép anh giểu rõ hơn tình hình Quảng Châu và Trung Quốc. Nhiều ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc như Lý Đại Chiêu, Cù Thu Bạch luôn đến gặp Bô-rô-đin và đồng thời gặp anh Nguyễn, vì có người vốn quen biết anh ở Pa-ri và Mát-xcơ-va. Ông Tôn Dật Tiên và các nhà lãnh đạo Quốc dân Đảng cùng Chính phủ cách mạng Quảng Châu cũng thường đến đây để trao đổi ý kiến, bàn bạc công việc. Luôn luôn cầm chiếc gậy và đội chiếc mũ trắng, ông Tôn Dật Tiên đi qua tầng một, chào hỏi các cố vấn và thư ký của Bô-rô-đin, rồi lên thẳng tầng hai làm việc. Trong khi đó, chỉ Pha-nhi-a, vợ Bô-rô-đin tiếp bà Tôn Dật Tiên. Cùng đi với Tôn Dật Tiên, thường có ông Liêu Trọng  Khải, một cán bộ lãnh đạo thuộc phe tả Quốc dân Đảng, một con người trung thực, yêu nước. Anh Nguyễn quen và nhanh chóng có mối quan hệ chặt chẽ với ông Liêu Trọng Khải, qua những cuộc gặp gỡ ở cơ quan của Bô-rô-đin và ở nhiều cuộc họp chính trị tại Quảng Châu. Thình thoảng, Tưởng Giới Thạch cũng đến, mặc bộ đồ nhà binh, trước khi lên gác hai, bắt các vệ sĩ đứng lại dưới chân cầu thang.

Lúc bấy giờ, sai khi Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng Trung Quốc đã thành lập mặt trận thống nhất theo phương hướng và sự góp ý của Quốc tế cộng sản, phong trào cách mạng Trung Quốc lên mạnh. Ở miền bắc quân đội Tây-Bắc do Phùng Ngọc Tường thuộc hệ Trực (những phe phái cát cứ từng vùng đánh lẫn nhau ở Trung Quốc thời ký ấy) chỉ huy, bắt đầu có những chuyển biến cách mạng, bỏ dở cuộc chiến tranh với hệ Phụng, quay súng chạy từ mặt trận về Bắc Kinh làm cuộc chính biến, rồi đổi tên quân đội mình là Quốc dân Quân. Một chính phủ được thành lập ở Bắc Kinh dưới quyền của Đoàn Kỳ Thụy. Nhân dân khắp Trung Quốc yêu cầu triệu tập quốc hội, định ra hiến pháp và xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa. Chính phủ phản động Đoàn Kỳ Thụy mời ông Tôn Dật Tiên lên Bắc Kinh bàn việc vận động triệu tập Quốc hội. Trên đường lên miền Bắc, ông Tôn Dật Tiên nhận một bài học cay đắng. Khi ghé qua Thượng Hải, bọn đế quốc chiếm các tô giới ở đây không cho ông lên bờ.

Tới Bắc Kinh, ông thất vọng rất lớn trước âm mưu xảo trá của Đoàn Kỳ Thụy, rồi do làm việc nhiều và suy nghĩ căng thẳng, bệnh của ông tái phát, không gì cứu được. Ông từ trần ngày 12-3-1925.

Tất cả những biến động chính trị, những phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng nhân dân ở Quảng Châu tác động rất mạnh đến các đồng chí Việt Nam ở Quảng Châu. Được sự hướng dẫn và giáo dục của anh Nguyễn, họ đã bắt đầu nhìn thời cuộc Trung Quốc, thế giới và Tổ quốc mình bằng đôi mắt mới, quan điểm và tình cảm mới, vừa khoa học vừa cách mạng . Những người thanh niên yêu nước ấy tiếp thu được từ anh Nguyễn ánh sáng rực rỡ của một chủ nghĩa mới, một chủ nghĩa có sức thuyết phục và lôi cuốn, đem lại thế giới quan vàhân sinh quan cách mạng cao quý của giai cấp công nhân, khác xa chủ nghĩa của ông Phan Bội Châu cũng như của ông Tôn Dật Tiên, và cũng khác xa cái mẫu quân chủ Nhật Bản mà có thời “Việt Nam quang phục hội” ngưỡng mộ hết lòng. Họ cảm thấy náo nức như mở hội trong đời, và trong buổi bình minh của sự giác ngộ lớn lao có tính bước ngoặt, họ thấy dâng lên niềm hạnh phúc tìm thấy đường lối cách mạng mới và người lãnh đạo xuất sắc. Anh Nguyễn tuyên truyền, giải thích cho từng người về mục đích, nhiệm vụ cách mạng và kết nạp từng người vào nhóm nồng cốt cách mạng, với điều lệ hoạt động do chính anh thảo. Lễ kết nạp nhóm đơn giản nhưng rất trang trọng. Anh Nguyễn đọc chương trình, điều lệ của nhóm, người giới thiệu phát biểu ý kiến về người được kết nạp. Rồi người được vào nhóm nòng cốt đọc lời thề tuân theo chương trình, điều lệ, nguyện chiến đấu suốt đời cho lý tưởng cách mạng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #82 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 03:17:00 pm »

Một trong những người được kết nạp cuối cùng là Vương Thúc Oách, con rể ông Phan Bội Châu. Anh mới ở trong nước ra, đến gặp anh Nguyễn và kể những việc mình đã làm khi ở Việt Nam.

Thuộc nhóm “Tâm tâm xã”, Vương Thúc Oách được cử về nước đem thư của Cường để gửi cho Thân Trọng Huê, Thượng thư Bộ lại triều đình Huế và thư gửi vua Khải Định, cùng với thư của ông Phan Bội Châu gửi các thân sĩ yêu nước. Sau đó, Vương Thúc Oách sang Xiêm, ở chỗ ông Đặng Thúc Hứa, một kiều bào yêu nước. Hai ngày sau anh gặp anh Hồ Tùng Mậu, từ Quảng Châu về nước và từ nước sang Xiêm để trở lại Quảng Châu. Gặp anh, Hồ Tùng Mậu nói :

– Mọi công việc chúng ta làm từ trước đến nay hỏng hết cả. Công việc phải đình lại thôi. Có đường lối mới rồi !

Và Hồ Tùng Mậu nói với Vương Thúc Oách về đường lối của anh Nguyễn…

Anh Nguyễn chăm chú hỏi và nghe Vương Thúc Oách kể tình hình mọi mặt ở Đông Dương, tình hình kiều bào ở Xiêm, các cơ sở quen biết ở Việt Nam và ở Xiêm.

Trong một phố nhỏ và nghèo khổ của Quảng Châu, một ngày tháng hai năm 1925, chín người thanh niên, đầu tiên của nhóm nòng cốt, bầu bí thư của nhóm và cũng là người lãnh đạo của họ : Đồng chí Lý Thụy (tức anh Nguyễn). Chín người đó là : Lý Thụy, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh, Trương Văn Lễnh, Lưu Quốc Long.

Đấy là cái mầm non của tổ chức cộng sản mà anh Nguyễn ôm ấp kế hoạch xây dựng từ lâu và trào lưu của thời đại đang đòi hỏi.

Một bức điện tối mật của toàn quyền Đông Dương Méc-lanh đầu năm 1925 gửi về Bộ Thuộc địa Pháp báo : xuất hiện ở Quảng Châu một người cách mạng Việt Nam tên là Lý Thụy hoạt động rất tích cực trong số những người Việt Nam tại đây và dùng những biện pháp tuyên truyền có xu hướng cộng sản chủ nghĩa.

Tất cả các lãnh sự, đại sứ, công sứ Pháp trên đất Trung Quốc nhận được mật lệnh điều tra bằng được Lý Thụy là ai và phải theo dõi chặt chẽ những hoạt động của Lý Thụy ở Quảng Châu, vì nếu một lãnh tụ cách mạng Việt Nam chân chính về gần biên giới Việt Nam thì sẽ là một tai họa lớn cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Đồng thời chính phủ Pháp ra lệnh điều chiếc tàu chiến Pháp Mi-sơ-lê đến tô giới Pháp ở Quảng Châu hòng gửi lời cảnh cáo đến những người cách mạng Việt Nam thuộc thế hệ Lý Thụy.

Nhưng ngọn lửa cách mạng mà anh Nguyễn nhen lên đang lan dần và mầm non cộng sản anh trồng đang bén rễ chắc trên quê hương đất nước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 09:51:33 pm »

VII. HẠT NHÂN PHONG TRÀO



Quảng Châu dưới mắt anh Nguyễn là một thành phố nửa thuộc địa rất điển hình. Bên kia đầu cầu vào Sa Điện, lính Anh súng lăm lăm đứng gác. Những người phu xe Trung Quốc gầy gò còng lưng kéo xe chở những “ông tây bà đầm”. Còn bên này sông là một thế giới khác, với những đường phố và con người khao khát độc lập, hăm hở cách mạng. Mảnh đất này, rất xa thủ đô, từ lâu có truyền thống yêu tự do. Phụ nữ ở đây không có tục bó chân như phụ nữ phương bắc, họ đi lại thoải mái, nhẹ nhàng. Nhân dân Trung Quốc thường nói : “Mọi cái mới bắt nguồn từ Quảng Châu”. Ở đây, hầu như mảng tường nào ngoài phố cũng đều dán kín những khẩu hiệu chính trị, những truyền đơn chống đế quốc, những tờ báo kêu gọi đấu tranh. Biểu ngữ và dây cờ đỏ chăng ngang các đường. Các em thiếu nhi quàng khăn đỏ đi đều bước, hát vang những bài ca cách mạng. Thỉnh thoảng nổi lên tiếng kèn của những đoàn công nhân bãi công phản đối giới chủ bóc lột.

Sáng sớm, từ phòng làm việc anh Nguyễn nghe rõ tiếng trống, tiếng guốc mộc của những dòng người biểu tình kéo về quảng trường ở phía sau nhà. Trên biển người đội nón lá nhấp nhô ấy là những lá cờ to của công hội, của nông dân, của học sinh. Rồi tiếng một diễn giả Trung Quốc, tiếp theo là tiếng hô : “Vạn tuế ! Vạn tuế !”. Có khi người nói trước những cuộc mít tinh như thế là chính đồng chí Bô-rô-đin, nói tiếng Anh, Trương Thái Lôi phiên dịch.

Nói đến Quảng Châu còn phải nói đến Trường quân sự Hoàng Phố mà anh Nguyễn thường đến giảng về chính trị theo đề nghị của Ban chính trị nhà trường. Trường bắt đầu mở cửa tháng 5 năm 1924, với sự giúp đỡ của các cố vấn Liên Xô, nhằm đào tạo những sĩ quan cho quân đội cách mạng Trung Quốc. Học sinh tuyển khắp các miền đất nước, và các cố vấn Liên Xô dạy những bài chính. Ngày khai trường đầu tiên có 600 học sinh, còn lúc anh Nguyễn đến, số học sinh đã lên tới 1.000. Trường Hoàng Phố là chỗ dựa quan trọng của chính quyền cách mạng Quảng Châu. Những cuộc bạo loạn của bọn phản động địa phương nhanh chóng bị học sinh trường Hoàng Phố đập tan. Cán bộ, binh sĩ thường đến giúp dân gặt hái, giải thích, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của chính quyền, ủng hộ nông dân đấu tranh chống giai cấp địa chủ, dạy dân học chữ và tập quân sự, lập ra những đơn vị dân quân, tự vệ và tham gia mọi hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương. Khi bộ đội ra trận, nhân dân tình nguyện làm dân công chuyên chở vũ khí đạn dược, làm trinh sát, dẫn đường và săn sóc, cứu chữa thương binh. Những cán bộ quân sự chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc ấy đã được đào tạo đúng như mong muốn của ông Tôn Dật Tiên : “Phải học tập cách mạng Nga, phải xây dựng quân đội cách mạng mà các học sinh trường Hoàng Phố là nòng cốt, và nếu không có một quân đội tốt như Hồng quân Liên Xô thì cách mạng Trung Quốc không bao giờ thành công”.

Hiệu trưởng trường Hoàng Phố là Tưởng Giới Thạch. Nhưng ngay lúc còn sống, ông Tôn Dật Tiên đã không tin cậy Tưởng, cho y là con người  xảo quyệt, phân phiệt, nên đã cử Liêu Trọng Khải làm chính ủy của trường. Sai khi Tôn Dật Tiên mất, ông Liêu Trong Khải dược coi là người lãnh đạo chủ yếu của Quốc dân Đảng, có tinh thần kiên quyết chống đế quốc. Anh Nguyễn nhiều lần nói chuyện với ông, và hai ngưởi tán thành lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Quảng Châu có nhiều người Việt Nam, Ấn Độ làm bồi bếp, đi lính cho Pháp, Anh ở các tô giới, ngoài ra còn một số người Triều Tiên, Nhật Bản, Nam Dương, Xiêm, Mã Lai… Anh Nguyễn đã có kinh nghiệm khi sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri. Anh biết cách vận động người nhiều nước khác nhau làm cách mạng và phối hợp hoạt động vì một lý tưởng chung. Người tham gia Hội khá đông. Trong phiên họp đầu tiên ở Trường đại học Tôn Trung Sơn, Hội bầu Liêu Trọng Khải làm Hội trưởng, Lý Thụy làm Bí thư Hội. Mỗi nước có một chi bộ riêng trực thuộc Hội, và nhóm người Việt Nam nồng cốt được anh Nguyễn tổ chức ở Quảng Châu lập thành chi bộ Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Ở Pa-ri, anh hoạt động trong Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa với tư cách là một đảng viên cộng sản Pháp, gắn phong trào giải phóng của các thuộc địa Pháp với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản Pháp. Còn ở Quảng Châu, anh hoạt động không chỉ với tư cách một nhà yêu nước Việt Nam mà còn là người lãnh đạo Cục Phương Nam, thuộc Bộ Phương Đông của Quốc tế cộng sản, với trách nhiệm xây dựng phong trào cách mạng và góp phần đào tạo cán bộ cách mạng cho một số nước Đông-Nam châu Á. Ở khu vực chiến lược này của thế giới, nằm gọn trong nanh vuốt của chủ nghĩa đế quốc, lại xuất hiện một tổ chức cách mạng có tính chất quốc tế, hiên ngang tuyên chiến với bọn đế quốc thực dân.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 09:59:41 pm »

Đối với anh Nguyễn, công việc hàng đầu lúc này là chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Một công việc to lớn, phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sự trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, sự thống minh, đầu óc khoa học, tính kiên nhẫn, tác phong cụ thể, tỉ mỉ. Anh đã mất nhiều công sức để theo dõi và nghiên cứu tình hình Đông Dương, gây dựng những cơ sở đầu tiên, và điều cực kỳ quan trọng là hình thành một tổ chức thích hợp để mở đầu và rèn luyện, diễn tập theo con đường Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tạo ra cái nền móng để xây nên tòa lâu đài vĩ đại là Đảng Cộng sản. Anh chăm lo đến từng người nòng cốt trung kiên để đi tới tổ chức mà anh đã phác thảo, vì anh thấy rõ muốn có tổ chức phải đào tạo được những con người đáp ứng yêu cầu của tổ chức đó. Trong ngôi nhà hai tầng ở khu Đông Sơn, Quảng Châu, anh đã nghĩ rất lung đến việc tạo ra một đội ngũ cán bộ Việt Nam đầu tiên, có lập trường và quan điểm của giai cấp công nhân, cùng anh đưa cách mạng Việt Nam đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Anh đã liên hệ nhiều lần với trường Đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va và trường Quân sự Hoàng Phố để tìm hiểu khả năng tiếp nhận đào tạo giúp những cán bộ Việt Nam… Nhưng cuối cùng anh thấy tốt nhất là phải trực tiếp truyền bá những hiểu biết, kinh nghiệm và đạo lý cách mạng mới cho những đồng bào yêu nước mà anh đã chọn lựa. Ngày 19-2-1925, anh viết thư gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế cộng sản :

“Các đồng chí thân mến,

Tình hình Đông Dương tôi đã tả trong báo cáo đầu tiên của tôi. Tôi chỉ báo để các đồng chí biết ba việc sau đây :

1. Đảng Lập hiến, mà tôi đã nói đến trong báo cáo cuối cùng của tôi, vừa được tăng cường bằng việc gia nhập của một nhà cách mạng Việt Nam lão thành, một nhà nho, bị kết án tử hình, được ân xá, trục xuất sang Pháp và cuối cùng vào quốc tịch Pháp nhờ ơn Chính phủ He-ri-ô. Cương lĩnh do Đảng này công bố là Pháp – Việt hợp tác và giới thượng lưu Việt Nam được vào quốc tịch Pháp.

2. Những người bảo thủ và những người dân chủ Pháp ở Đông Dương tranh giành lẫn nhau như những người cầm đầu của họ làm ở Pháp. Mới đây có những truyền đơn chống đế quốc rải ở Nam Kỳ (Tôi cho rằng – qua những lời trích – những truyền đơn đó là của Ban thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp). Bọn bảo thủ kêu lên : Bọn bôn-sê-vích ! Những người dân chủ trả lời ngay : chính các anh dựng lên chuyện này để dọa chúng tôi.

3. Chính phủ Xiêm vừa trao cho Chính phủ Pháp một nhà cách mạng Việt Nam lão thành từ Trung Quốc đến. Chính phủ Xiêm thường yêu cầu trục xuất những người cách mạng Việt Nam lánh nạn ở Xiêm. Nhà cách mạng vừa bị trục xuất đã bị chém đầu, không có xử án, 24 giờ sau khi về tới Sài Gòn.

Công việc đã làm

Chúng tôi đã lập được một nhóm bí mật 9 người, 2 người đã được phái về nước, 3 người ra mặt trận (trong quân đội của ông Tôn Dật Tiên), một đi công tác quân sự (cho Quốc dân Đảng). Trong số những người đó, có 5 đảng viên dự bị Đoàn Thanh niên Cộng sản”…

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 10:15:20 pm »

Đấy là cái mầm đầu tiên của tổ chức cộng sản Việt Nam, tràn đầy sức sống và sức chiến đấu, mà người gieo hạt là Nguyễn Ái Quốc. Đấy là những con người đang tuổi thanh xuân, mới về trí tuệ, đẹp về tâm hồn, xốc tới dưới ánh bình minh của chủ nghĩa mới, trực tiếp đưa lịch sử Việt Nam đến bước ngoặt quyết định. Bằng sự giác ngộ của mình và đường lối chính xác của người lãnh đạo, họ tuy chỉ là một nhóm vài đồng chí thanh niên đã dám tuyên chiến với chủ nghĩa thực dân và quyết đánh Tây, cứu nước, đưa Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội. Lúc này trên toàn cõi Đông Dương có 15.000 ngưởi Pháp và 4.500 lính Pháp.

Cũng trong báo cáo nói trên, anh Nguyễn còn cho biết nhiều công việc khác của anh :

“Chúng tôi có ở Xiêm một trạm cơ sở khá vững chắc (để đưa người trong nước ra và ở ngoài nước về). Ở đây có 50 nông dân đoàn kết chặt chẽ và trong quá khứ đã giúp nhiều việc. Bây giờ chúng tôi phải tổ chức họ về chính trị và củng cố về kinh tế bằng cách mở rộng cơ sở này.

Những việc chúng tôi phải làm trong năm nay :
a)   Đặt một cơ sở hoạt động ở Quảng Châu
b)   Đặt những cơ sở liên lạc
1.   Ở Quảng Tây
2.   Ở cực nam tỉnh Quảng Đông
3.   Ở Băng Cốc
4.   Ở Tích Kho (cuối đường xe lửa Băng Cốc và cách Lạc Phách 20 ngày đi bộ).
5.   Ở Lạc Phách, trên tả ngạn sông Mê-công và cách Trung Kỳ 15 ngày đi bộ.
c)   Phái một đồng chí về ở trong nước để thu thập và chuyển tin tức.
d)   Phái một hoặc nhiều đồng chí đi làm trên các tàu chạy đường Trung Quốc – Đông Dương.
Tất cả những công việc cần thiết đó tốn 5.000 đô-la.
e)   Cử các học sinh Việt Nam sang học ở trường Đại học Cộng sản ở Mát-xcơ-va…”


Cuối bản báo cáo, anh dùng bút chì xanh đỏ vẽ bản đồ Đông Dương và đánh dấu những địa điểm anh định lập cơ sở trên đất Tổ quốc và trên đất Xiêm. Tài liệu nói trên cho thấy anh Nguyễn là một người làm việc khoa học, có kế hoạch và rất cụ thể, là bậc thầy về tổ chức trong hoạt động cách mạng. Anh đã đặt ra một chương trình công tác rõ ràng, hợp lý và đúng mức, trong đó anh định ra nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện, đào tạo cán bộ cho phong trào anh vừa nhen lên.

Lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên ấy mở tại số nhà 13A đường Văn Minh, Quảng Châu, ngoài cửa treo biển : “Việt Nam cách mạng đặc biệt chính trị huấn luyện ban”. Một ngôi nhà cổ ba tầng, giữa một xóm lao động, chung quanh là những cơ sở nhân dân tốt, sau nhà có một cổng phụ phòng khi bất trắc. Lớp học đặt trên gác ba, quay quần một số thanh niên Việt Nam yêu nước với thấy giáo duy nhất và cũng rất thanh niên là anh Nguyễn. Anh đem tiền lương kiếm được để thuê nhà và nuôi học trò, những cán bộ tương lai của Đảng và của phong trào. Anh đem hết sức lực, tâm hồn và tình thương yêu trìu mến ra giảng bài, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin và dạy cách vận động nhân dân cho các đồng chí trẻ của anh. Khai mạc lớp học, anh nói chân thành với lớp người trẻ vừa được giác ngộ : muốn sống, phải làm cách mạng. Làm việc nhỏ nếu không ra sức thì chắc cũng không thành công, huống chi làm việc lớn như việc phá bỏ gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại, nếu không hết sức thì làm sao được ? Nhiều người thấy khó thì ngã lòng. Họ không hiểu rằng việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được. Ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi. Đời này làm chưa xong, đời sau nối theo làm thì phải xong. Làm cách mạng phải có quyết tâm, hy sinh, bền gan, đoàn kết nhau lại. Muốn được như vậy thì trước hết mọi người phải hiểu rõ vì sao phải làm cách mạng, không làm không được, ai ai cũng phải làm và phải làm ngay, không nên chờ người khác.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #86 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 10:27:05 pm »

Bài học đầu tiên anh Nguyễn dạy cho nhóm thanh niên mở đường ấy là nói về tư cách người cách mạng. Anh lo giáo dục trước hết đạo đức cách mạng cho cán bộ : tự mình phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, không hiếu danh , không kiêu ngạo, nói thì phải làm, phải giữ chủ nghĩa cho vững, dám hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất…

Anh căn dặn mọi người : một cán bộ cách mạng chân chính không những phải có đạo đức cách mạng mà còn phải hiểu lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng, am hiểu tình hình thế giới, biết so sánh lực lượng ta và lực lượng địch, biết nắm thời cơ, hành động kịp thời, đúng lúc.

Các học sinh bị lôi cuốn trong bài giảng của anh Nguyễn về kinh nghiệm cách mạng thế giới, nhất là cách mạng ba nước Pháp, Mỹ, Nga, những nơi anh từng sống và từng khảo nghiệm thực tế. Anh cho rằng cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng tư sản, không triệt để. Chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất vì nó đem lại tự do, bình đẳng, hạnh phục thật sự cho nhân dân lao động và còn giúp đỡ cho các dân tộc bị áp bức làm cách mạng để tự giải phóng.

Anh đã dạy cho lớp cán bộ trẻ của anh đường lối cách mạng Việt Nam, một bộ phận của cách mạng thế giới, hiểu rõ cách mạng là việc hung của quần chúng nhân dân, và muốn cách mạng thành công thì phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức nhân dân, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản các nước. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm cốt. Chủ nghĩa ấy là cách mạng nhất.

Đấy là những lời tâm huyết của anh Nguyễn, là tư tưởng và quan điểm của anh, rất mới và đầy tính thuyết phục đối với một thế hệ thanh niên đi tìm đường cứu nước.

Lớp học phố Văn Minh trở thành tổ ấm của anh. Bận rất nhiều cộng việc khác, còn chút thời giờ nào anh đều dành cho lớp. Anh tổ chức những giờ sinh hoạt văn nghệ, bắt nhịp cho học sinh, hát những bài “Hoàng Phố”, “Toàn thế giới súng đã nổ vang dậy”. Anh dịch bài Quốc tế ca ra tiếng Việt theo thể thơ lục bát rất dân tộc để học sinh dễ nhớ :

“Hỡi ai nô lệ trên đời
Hỡi ai cực khổ, đồng thời đứng lên.
Bất bình này chịu sao nên
Phá cho tan nát, một phen cho rồi.
Bao nhiêu áp bức ở đời
Sạch sành sanh phá cho rồi mới tha.
Cuộc đời nay đã biến ra
Xưa của con ở, nay là chủ ông
Trận này là trận cuối cùng,
Ầm ầm đoàn lực, đùng đùng Đảng cơ
Lanh-te-na-xi-ô-nan-lơ
Ấy là nhân đạo, ấy là tự do”.


Anh xuống bếp ăn của lớp học xem việc nấu nướng, nhắc nhở chị cấp dưỡng dọn cả cháy cho học sinh ăn để không lãng phí lương thực. Nhiều tối khuya, anh đến xem học sinh ngủ có giắt màn và có đủ chăn đắp hay không. Sau khóa học, cả lớp kéo lên đồi Hoàng Hoa đứng trước mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, thề phục vụ cách mạng suốt đời, rồi Lâm Đức Thụ, tức Trương Béo, lấy máy ảnh chụp cả lớp học làm kỷ niệm. Riêng anh Nguyễn không bao giờ cho hình mình lọt vào ống kính của Trương.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #87 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 10:47:39 pm »



Nguyễn Ái Quốc với học sinh, giáo viên trường bồi dưỡng cán bộ Quảng Châu Trung Quốc 1925 (Không biết là hình đúng hay sách đúng nữa Grin)
Ảnh do nhóm các thành viên VMH-BT chụp từ Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận

Lớp huấn luyện kết thúc, anh chọn các học sinh xuất sắc Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu làm giảng viên phụ cho anh trong khóa học sau, và cử Hoàng Lùn, Lê Huy Điểm về trong nước chọn những thanh niên nhiệt tình yêu nước sang học chính trị ở Quảng Châu. Rồi anh phái Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Nhật Tân về tận biên giới Việt Trung đón anh em thanh niên từ trong nước ra. Khóa ấy lúc lên đường gốm mười người, tới được Quảng Châu tám người, trong số đó có thầy giáo Trần Phú, từ nay lấy bí danh là Quý, họ Lý.

Những người học trò đầu tiên của anh Nguyễn được trang bị một tư tưởng hoàn toàn mới và trở thanh hạt nhân của phong trào cách mạng mới, của một tổ chức cách mạng mới do anh lập ra một ngày tháng 6 năm 1925. Đấy là “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức cách mạng đầu tiên của Việt Nam đi theo đường lối chủ nghĩa Mác – Lê-nin, với tôn chỉ và mục đích : trước làm cách mạng giải phóng dân tộc, sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có 5 cấp : tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ, và chi bộ. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Tổng bộ đầu tiên gồm các đồng chí : Lý Thụy, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn… Anh Nguyễn sáng lập ra báo “Thanh niên”, cơ quan trung ương của “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, và chính anh viết nhiều bài, vẽ tranh cho báo và soạn các bài giảng trên lớp. Tập bài giảng của anh ở lớp học sau này được in thành sách “Đường kách mệnh” để làm tài liệu huấn luyện cán bộ của hội.

Anh Nguyễn nhìn xa trông rộng đã công phu nghiên cứu xây dựng những đường dây liên lạc giữa Quảng Châu và Việt Nam. Thanh niên trong nước náo nức hy vọng hướng về lớp học của anh và việc chiêu sinh vẫn tiếp tục hàng năm. Sau các khóa học còn cần đưa cán bộ về nước hoạt động. Tài liệu sách báo, thư từ liên lạc về trong nước ngày môt nhiều. Anh giác ngộ được một thủy thủ Việt Nam làm dưới tàu biển của Pháp thường cập bến Sa Điện : Đấy là Nguyễn Lương Bằng. Anh Bằng được kết nạp vào “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” và một tuần hai kỳ, anh từ Sa Điện sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị do anh Nguyễn giảng. Anh Nguyễn giao trách nhiệm cho anh Nguyễn Lương Bằng lập một chi bộ ba người trên tàu Sông Bô và tổ chức hệ thống liên lạc bằng đường thủy từ trong nước ra, và một đồng chí khác lo đường dây từ Quảng Châu về nước.

Trong số học sinh, anh Nguyễn còn chọn giao cho đồng chí Nguyễn Công Thu lập tuyến liên lạc bằng đường bộ Quảng Châu – Lạng Sơn – Hà Nội. Anh huấn luyện Nguyễn Công Thu về công tác giao thông, về địa dư Trung Quốc, về các loại đường đi và cách gây cơ sở dọc đường. Đối với bất cứ đồng chí nào rời lớp học về nước công tác, anh cũng căn dặn : “Mình ở nước ngoài về thường có mật thám theo. Cho nên mới về nước không nên đi lung tung ngay, chưa nên vào nhà ai vội. Không những thế, nếu cần còn phải đóng vai người chơi bời để mật thám không chú ý”.

Thế là những hạt giống cách mạng anh Nguyễn gây được ở Quảng Châu nay tung về khắp mọi miền đất nước, sinh sôi, nảy nở và bám rễ chắc trong lòng Tổ quốc. Những chi bộ ra đời, những tỉnh bộ, thành bộ được thành lập và các kỳ bộ đã bắt đâu hoạt động. Chi bộ của Hội xuất hiện cả ở Xiêm, ở tất cả những nơi có Việt kiều sinh sống và hoạt động cách mạng. Thời kỳ thai nghén ấy của Đảng náo nức như mở hội. Thành viên nào của Hội cũng say sưa trong trong ánh sáng của chủ nghĩa mới mà ai cũng hiểu là chủ nghĩa cộng sản, coi tổ chức thiếng liêng của mình là Đảng Cộng sản, hồ hởi lao vào quần chúng để truyền lại lý tưởng cách mạng, xây dựng lực lượng trong đấu tranh. Từ những đốm lửa cách mạng ấy lại lan ra nhiều đốm lửa mới, qua những lớp huấn luyện chính trị mở ngay trên đất Đông Dương với giáo trình là cuốn “Đường kách mệnh”, qua những sách báo cách mạng, phát đi từ Tổng bộ đóng ở Quảng Châu, từ người lãnh tụ đã được khẳng định : Nguyễn Ái Quốc – Lý Thụy.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #88 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 10:56:15 pm »

Anh Nguyễn chăm sóc từng cán bộ, lo bồi dưỡng, vun trồng, nhân tài và con người mới cho cách mạng và cho Tổ quốc. Anh gửi Lê Hồng Phong, Trương Văn Lễnh vào học tại trường Quân sự Hoàng Phố. Và với ý nghĩ thật táo bạo, căn cứ năng khiếu, triển vọng của đồng chí mình, anh lại giới thiệu Lê Hồng Phong sang học tại trường không quân Liên Xô Bô-ri-glép-xkai-a, trên đường Mát-xcơ-va đi Lê-nin-grát. Người chiến sĩ không quân đấu tiên ấy của cách mạng Việt Nam và người cộng sản Việt Nam đầu tiên gia nhập quân đội Liên Xô ấy đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng bảo vệ cách mạng Việt Nam bằng đôi cánh bay của mình. Anh Nguyễn gửi Trần Phú và một số đồng chí khác sang học ở trường Đại học Phương Đông Mát-xcơ-va.

Dạo ấy, anh em đưa được từ Phi Chít (Xiêm) về Quảng Châu 8 em thiếu niên quê ở Trung Kỳ, phải lưu lạc vì gia đình bố mẹ bị thực dân bỏ tù hoặc giết hại. Anh Lý Thụy đón nhận trìu mến, nuôi nắng, chăm sóc các em thành một nhóm thiếu niên tiền phong Việt Nam. Tất cả các em đều mang tên mới, cùng lấy họ Lý. Trong đó có em Lê Văn Trọng, quê ở Hà Tĩnh, nay mang tên Lý Tự Trọng, được anh Nguyễn dạy về địa lý và lịch sử Việt Nam, về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam và thiếu niên Việt Nam. Với tình thương yêu các em, anh viết thư cho Ủy ban Trung ương Đội thiếu niên tiền phong trực thuộc Trung ương Đàn thanh niên Cộng sản Lê-nin.:

“Các đồng chí thân mến,

Ở Quảng Châu (Trung Quốc) đây, chúng tôi có một nhóm thiếu niên Việt Nam. Các em tuổi từ 12 đến 15. Đấy là những thiếu niên cộng sản đầu tiên của nước Việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc Pháp áp bức và mọi việc giáo dục bị ngăn cấm. Các em để lại bố mẹ xa hàng nghìn ki-lô-mét để tới Trung Quốc một cách bí mật. Nhiều em có cha mẹ bị người Pháp bỏ tù vì để cho con mình đi ra nước ngoài như những người làm cách mạng.

Khi chúng tôi nói cho các em nghe về cách mạng Nga, về Lê-nin, về cách mạng, những học trò nhỏ Nga của Lê-nin, các em rất thích và muốn đến nước các bạn để gặp các bạn, và thật sự trở thành những học trò Lê-nin như các bạn.
Chúng tôi đã hứa với các em sẽ viết thư cho các đồng chí về vấn đề này. Vậy tôi viết thư này. Chúng tôi hy vọng rằng các đồng chí không từ chối nhận ba hay bốn đồng chí nhỏ tuổi Việt Nam chứ ? Nếu các đồng chí cho phép các em sang Liên Xô, đề nghị các đồng chí làm những việc sau đây :

1. Giao cho đồng chí Bô-rô-đin, đại diện Liên Xô ở Quảng Châu, làm mọi thủ tục cần thiết cho các em đi (các đồng chí giử công văn cho Quốc tế cộng sản hoặc cho Dân ủy ngoại giao).
2. Cho biết có thể nhận bao nhiêu thiếu niên Việt Nam.
3. Vào tháng mấy thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu lạnh (vì các em thiếu niên này từ một nước nóng bức tới, phải chọn lúc thời tiết thích hợp cho các em đi).
4.  Đến Mát-xcơ-va, các em tới địa chỉ nào.

Tôi chờ các đồng chí trả lời và xin gửi các đồng chí lời chào cộng sản.

Địa chỉ của tôi : Ni-lốp-xki,
Hãng thông tấn Rô-xta,
Quảng Châu, Trung Quốc.

                                                                                                                          NGUYỄN ÁI QUỐC

Kèm theo bên chữ ký của anh là con dấu hình bầu dục của chi bộ Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp của các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Anh còn viết thư gửi đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Pháp trong tổ chức thanh niên Cộng sản Quốc tế nhờ đồng chí đó ủng hộ và làm mọi việc giao dịch cần thiết để đề nghị của anh chóng được giải quyết.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #89 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 11:02:42 pm »

Anh Nguyễn lo theo dõi hoạt động và sự phát triển nhanh chóng của “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” ở trong nước. Các đồng chí của anh đã bắt đầu lãnh đạo công nhân, nông dân, học sinh đấu tranh. Những cuộc bãi công, lãn công, biểu tình của công nhân được đường lối mới chỉ đạo dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương. Những cuộc rải truyền đơn thì gần như tuần nào cũng có ở khắp ba kỳ. Nhưng kẻ địch không chịu ngồi yên. Bộ máy đàn áp của chúng được huy động với sự điên cuồng hoảng hốt. Bốn tên quỷ thực dân khét tiếng : Nhất Đác, nhì Ke, tam Be, tứ Bích, thả sức hoành hành. Đấy là Đác-lơ, công sứ Thái Nguyên, Éc-ke, đốc lý Hà Nội, Vin-trơ-be, công sứ Hưng Yên, Bắc Kinh và Bơ-ri-đơ, giám đốc các việc chính trị và hành chính Bắc Kỳ.

Ở Quảng Châu, anh Nguyễn và những người yêu nước Việt Nam sắp tổ chức giỗ đầu liệt sĩ Phạm Hồng Thái, thì được tin cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt khi cụ trên đường từ Hàng Châu đi Quảng Châu, tại ga xe lửa Bắc Thượng Hải. Bốn tên mật thám Pháp giả lái xe tắc-xi bắt cóc cụ đưa về tô giới Pháp, rồi đưa xuống tàu Pháp chờ ở bến Ngô Tùng, giải về Hải Phòng.

Lập tức, toàn thể nhân dân Việt Nam chống lại vụ này : học sinh biểu tình, các cụ già đón xe toàn quyền Pháp đưa đơn phản kháng, các đoàn thể gửi điện phản đối đến nghị viện Pháp, mít tinh khắp nơi đòi thả cụ Phan Bội Châu. Anh Nguyễn nhận thấy chưa bao giờ ở Việt Nam có một phong trào quần chúng rộng rãi như vậy. Thực dân Pháp buộc phải trả lại tự do cho cụ Phan nhưng lại giam lỏng cụ ở Huế. Đấy là dấu hiệu kết thúc sự nghiệp của một trào lưu tư tưởng tỏ ra đã lỗi thời.

Anh Nguyễn phụ trach báo “Thanh niên”, lo chạy đủ bài hàng tuần cho báo, lại còn viết bài cho báo tiếng Anh “Quảng Châu báo” với những bút danh Vương Sơn Nhị và Trương Nhược Trừng. Nhưng một công tác lớn khác cũng chiếm nhiều thời gian của anh : Nghiên cứu và góp phần chỉ đạo phong trào nông dân ở tỉnh Quảng Đông. Anh đi sâu vào hai huyện Hải Phong và Lục Phong, nơi phong trào cách mạng của nông dân sôi nổi nhất. Ở đây có tới bốn phố mang tên  Lê-nin và một phố mang tên Các Mác. Nông dân hai huyện từng đứng lên cầm vũ khí đánh nhau với những địa chủ ngoan cố không chịu giảm tức tô. Những lần chống đế quốc đàn áp nhân dân Thượng Hải, nông dân kéo về thành phố Quảng Châu tham gia biểu tình và dự mít tinh phản đối đế quốc. Anh tìm hiểu những nét đặc thù, tập quán, phong tục, lịch sử đấu tranh và những vấn đề đang đặt ra của nông dân hai huyện cũng như toàn tỉnh Quảng Đông. Anh quen biết những cán bộ phụ trách vấn đề nông dân của Trung Quốc, trong đó có đồng chí Bành Bái, xuất thân từ gia đình đại địa chủ phong kiến từng vận động tá điền của gia đình mình đòi giảm tô, giảm tức, vì vậy bị bố ghét bỏ.

Những báo cáo của anh Nguyễn về tình hình phong trào nông dân Quảng Đông gửi về Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân là những tài liệu quý, được đánh giá có chất lượng cao, giúp ích nhiều cho phong trào chung của thế giới. Anh lặn lội trong phong trào và thu thập được nhiều tài liệu đến mức anh có thể thảo được đề cương một tập sách “Ký ức về phong trào nông dân Hải Lục phong” với 51 chương.

Trong một bức thư gửi Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân anh viết :

Các đồng chí thân mến,

Tôi gửi đến các đồng chí số đầu của báo “Nông dân Trung Quốc” do Quốc dân Đảng xuất bản và báo “LEETAW” do Nông hội Quảng Đông xuất bản, đồng thời cả những báo cáo về phong trào nông dân trong “Báo Quảng Châu”.

Tôi trân trọng đề nghị các đồng chí gửi cho tôi những tài liệu tuyên truyền bằng tiếng Pháp và tiếng Anh – nhất là tạp chí Quốc tế nông dân từ số 1 – để tôi có thể dịch đăng trên báo chí Trung Quốc.

Tôi đã viết nhiều lần cho các đồng chí về vấn đề trên, nhưng cho đến nay tôi chưa nhận được gì.

Lời chào cộng sản


                                                                                                                                                                NGUYỄN ÁI QUỐC
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM