Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:31:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 77191 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:30:09 pm »

Giữa đêm dày của chủ nghĩa đế quốc, hình ảnh Mát-xcơ-va đem lại cho các chie1n sĩ cách mạng trên thế giới niềm hi vọng, lòng dũng cảm, sự cổ vũ trong cuộc chiến sống mái với quân thù. Từ các bình nguyên phì nhiêu châu Phi đến các cánh đồng xanh rờn châu Á, từ những người nông dân Việt Nam đến người dân săn bắn trong các rừng Đa-hô-mây, mọi người thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có thủ đô Mát-xcơ-va của một nước Nga đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột ; rằng ở thành phố ấy có Lê-nin người lãnh tụ vĩ đại, sau khi giải phóng nhân dân nước mình còn muốn giúp giải phóng nước khác nữa. Chính Người đã kêu gọi các dân tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da vàng và da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn ru-mi (tiếng Ả-rập, có nghĩa là người nước ngoài đi nô dịch), toàn quyền, công sứ, và để thực hiện mục đích ấy, Người đã vạch ra một cương lĩnh cụ thể.

Ở Mát-xcơ-va không chỉ có bộ tư lệnh của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nước Nga xô-viết mà còn có bộ tham mưu tối cao của phong trào cách mạng vô sản quốc tế do Lê-nin lãnh đạo.

Những người chân chính trên thế giới gửi gắm niềm tin ở Mát-xcơ-va, nhưng kẻ thù của cách mạng, bọn đế quốc và thực dân, thì nhìn nó bằng cặp mắt hằn học. Chúng vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt, xỉ vả đủ điều : nào Mát-xcơ-va là địa ngục, là lò giết người, nào nó là thùng rác, là nhà quê, đang suy sụp, dân chết đói đầy đường, đang bị dồn vào ngõ cụt… Chúng không muốn cho ai nhìn thấy ánh sáng của Mát-xcơ-va. Bộ trưởng Thuộc địa Pháp Xa-rô chẳng đã có lần khoát tay đe dọa anh Nguyễn :

Nước Pháp rất khoan hồng. Nước Pháp rất muốn làm những việc cải cách. Nhưng nước Pháp sẽ không tha thứ cho những kẻ nào từ Pa-ri liên lạc với bọn bôn-sê-vích Nga. Từ Pa-ri đến Mát-xcơ-va, rồi từ Mát-xcơ-va đến Quảng Châu, và từ Quảng Châu về Việt Nam để phá rối trật tự an ninh ở Đông Dương, chống đối lại Nhà nước bảo hộ. Nước mẹ Đại Pháp sẽ không tha thứ những kẻ gây rối loạn. Nước mẹ Đại Pháp đủ sức để bẻ gãy họ như thế này.

Nói đến đó, vẻ mặt hầm hầm, hai tay nắm lại, hắn làm như đang bẻ một vật gì rất cứng. Hắn không bẻ gãy được anh Nguyễn vì anh đã ở giữa Mát-xcơ-va.

Trên mỗi bước đi ở Mát-xcơ-va, anh thấy còn nóng hổi cuốc chiến đấu anh hùng hôm qua. Chính tại đây, 11 giờ sáng ngày 7-11-1917, sau khi biết tin Pê-tơ-rô-grát đã khởi nghĩa, những người bôn-sê-vích cũng lãnh đạo nhân dân vùng lên giành chính quyền. Bọn tư sản phản cách mạng và lính bạch vệ gây ra cuộc nội chiến đẫm máu. Nhân dân và các chiến sĩ cách mạng chiến đấu suốt bảy ngày liền quanh các chiến lũy và trong từng căn nhà.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:30:42 pm »

Quảng trường Cổng Ni-kít-xki là một trong những bãi chiến trường ác liệt. Bọn bạch vệ chiếm một tòa nhà cao khống chế quảng trường. Cuộc tiến công của lực lượng cách mạng vào căn cứ đó giành thắng lợi sau nhiều giờ kịch chiến, và nhiều đồng chí công nhân đã anh dũng hy sinh. Các ngôi nhà khác ở gần đấy cũng bị giành đi giật lại nhiều lần, thấm máu nhiều công nhân, trí thức, học sinh, thiếu niên, giống như cuộc chiến đấu của công xã Pa-ri năm 1871, mà lúc ở Pa-ri, hằng năm anh vẫn đến bên bức tường tưởng niệm nghiêng mình trước mồ các liệt sĩ. Những năm nội chiến và chống quân can thiệp, hàng vạn nhân dân Mát-xcơ-va gia nhập hồng quân lên đường ra trận. Công nhân nam nữ ở lại thành phố, chịu đói rét, trăm bề thiếu thốn, nhưng vẫn vui vẻ, hăng hái sản xuất. Và chính tại đây đã nảy sinh ngày thứ bảy cộng sản chủ nghĩa, ngày lao động tự nguyện, không lấy tiền thù lao, của công nhân đường xe lửa, một “sang kiến vĩ đại” mà Lê-nin đánh giá rất cao về thái độ lao động hoàn toàn mới của những người chủ thật sự đất nước.

Ngay trên Hồng trường kia, chính Lê-nin đã từng đi vác gỗ trong ngày lao động thú bảy cộng sản chủ nghĩa, nêu tấm gương sáng về tinh thần yêu lao động, và đức tính giản dị, hòa mình với nhân dân.

Nhưng, đối với anh Nguyễn, khi mới tới Mát-xcơ-va, điều rất buồn là biết tin Lê-nin đang ốm nặng, Người phải nghỉ việc và điều trị ở làng Go-rơ-ki, gần Mát-xcơ-va. Sức khỏe của Người giảm sút nhanh. Do làm việc quá nhiều và do vết thương tái phát.

Đấy là một vết thương cũ… Ngày 30-8-1918, Lê-nin hẹn đến nói chuyện với công nhân một nhà máy trước kia của Mi-khen-xơn. Khi Thành ủy Mát-xcơ-va được tin bọn phản cách mạng vừa ám sát U-rít-xki thì Lê-nin đã đi đến nhà máy rồi. Quân thù của giai cấp công nhân đang chuyển sang dùng thủ đoạn ám sát, khủng bố, đi tới một cuộc bạo động chống chính quyền xô-viết. Chúng đã ám sát viên đại sứ Đức ở Mát-xcơ-va hòng kích động Đức gây chiến tranh với Nga, rồi chúng giết luôn Vô-lô-đa-xki, một đảng viên bôn-sê-vích nổi tiếng ở Pê-tơ-rô-grát.

Sau khi nói chuyện với công nhân, Lê-nin bước ra khỏi nhà máy. Một tên phản cách mạng, ăn mặc giả bộ đội hải quân, dang tay cản mọi người lại làm cho không còn ai đi theo bảo vệ Lê-nin. Người vừa đặt chân lên bậc chiếc xe hơi thì một tên phản cách mạng khác từ chỗ nấp bắn thẳng vào Người.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:31:10 pm »

Người được đưa về điện Crem-li. Các bác sĩ nổi tiếng được mời đến. Hai viên đạn trúng người làm cho Lê-nin mất rất nhiều máu. Khi bắt đầu bình phục, Người tiếp tục lãnh đạo công việc của Đảng và Nhà nước, chỉ huy Hồng quân tiến công bọn bạch vệ, giải phóng nhiều vùng, chuẩn bị Đại hội thường kỳ của Đảng, chủ trì Đại hội Quốc tế cộng sản, viết những tác phẩm có giá trị lớn, đến với công nhân, nông dân… Nhưng rồi cuối năm 1922, có triệu chứng Người mất sức nhiều, tuy vậy Người vẫn gắng làm việc. Người không chịu ngồi không, trong lúc tình hình nước sôi lửa bỏng. Tháng 3 năm 1923, Lê-nin bị một một cơn đau dữ dội, vết thương cũ tấy lên, nửa thân bên phải bị liệt. Lê-nin không nói được nữa. Lê-nin được đưa ngay về một nơi yên tĩnh mà Người ưa thích : làng Go-rơ-ki, cách Mát-xcơ-va 35 ki-lô-mét về phía tây-nam. Tại đây, cơn đau vẫn tiếp tục. Làng Go-rơ-ki sống những giờ phút bi thảm. Một người mà mỗi lời nói thu hút quần chúng, thuyết phục được mọi người, mà mỗi bài diễn văn làm rung chuyển cả thế giới, người đó lúc này không còn có thể diễn tả được dù chỉ một ý nghĩ đơn giản nhất. Toàn dân Nga thương xót, lo âu theo dõi bệnh của lãnh tụ mình. Anh Nguyễn hòa vào nỗi lo lắng chung đó. Và anh cũng được thấy rõ thêm ở đây bản chất tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Chúng không từ một thủ đoạn nào để chống phá cách mạng, sự thù địch cuồng loạn của chúng đối với Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp và sự cần thiết luôn luôn nâng cao cảnh giác đối với kẻ thù.

Thấy và hiểu một cuộc cách mạng ngay tại chỗ với những thành công và những bài học của nó bao giờ cũng thu được nhiều bài học lớn. Mát-xcơ-va tượng trưng cho cái quang vinh và cả cái gian khổ của cách mạng Nga. Hậu quả chiến tranh rất nặng nề. Không những thấy rã bằng nhãn quan và cảm giác trong đời sống hàng ngày mà còn tính toán được bằng những bản thống kê. Nhưng anh Nguyễn đã khám phá ngay được một điều : cái vĩ đại nhất của nhân dân xô-viết, của Lê-nin và Đảng cộng sản không phải chỉ là từ tàn phá khôi phục lại cuộc sống bình thường mà còn là từ tàn phá ấy tạo ra một nền kinh tế mới, một chế độ mới và con người mới.

Anh Nguyễn có may mắn được thấy những thay đổi và tiến bộ trong sản xuất và đời sống của các dân tộc Liên Xô sau khi thực hiện chính sách kinh tế mới hết sức sáng tạo và đúng đắn của Lê-nin. Lê-nin hiểu rõ rằng khi chiến tranh đã kết thúc và khi đã chuyển sang thời kỳ hòa bình xây dựng kinh tế thì không còn lý do giữ mãi chế độ “cộng sản thời chiến”, một chế độ không ai muốn cả nhưng chiến tranh và tình trạng bị phong tỏa buộc phải thi hành. Chính vì thế Lê-nin và Đảng Cộng sản chủ trương thay việc trưng thu lương thực của nông dân bằng thu thuế lương thực và sau khi nộp xong thuế theo mức ổn định, nông dân được quyền tùy ý tiêu thụ số sản phẩm thừa của họ. Chính sách ấy đã làm cho nông dân hăng hái sản xuất lương thực, thực phẩm hơn, có thêm nhiều nguyên liệu và nông sản cgho công nghiệp và xuất khẩu, khuyến khích nhân dân trao đổi lưu thông hàng hóa, cải thiện việc tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các thành phố và khu công nghiệp là những nơi cán bộ, công nhân, nhân dân sống khổ nhất. Hàng tiêu dùng đã thấy nhiều hơn ngoài phố. Việc đi lại của nhân dân bằng xe lửa, xe hơi, tàu thủy, xe ngựa, đã đỡ vất vả, đỡ phải chờ đợi hơn trước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:31:44 pm »

Anh Nguyễn cho rằng Liên Xô của Lê-nin không phải là địa ngục mà cũng chưa phải là thiên đường. Liên Xô có những khó khăn và có những thiếu sót nhưng Liên Xô đang đứng vững, đang đi tới, sẽ phồn vinh, giàu mạnh, và chế độ trên đất nước này là ưu việt, là tấm gương và là tương lai của các dân tộc. Anh đã thấy vàng trong cát, thấy cây và thấy cả rừng. Phải có cái nhìn biện chứng, một tư duy khoa học và một tấm gương cách mạng trong đẹp mới có được niềm tin như thế vào lúc cái xã hội mới ấy chỉ vừa mới nhú mầm.

Còn nhân dân Mát-xcơ-va và nhân dân Liên Xô thì vẫn vui tươi, hăng say lao động, không động dao, không bi quan trước những khó khăn trong đời sống, vì họ hiểu tại sao có những khó khăn đó và thấy con đường đúng đắn nhất của họ là lao động quên mình xây dựng đất nước vì lợi ích nhân dân Nga và vì cách mạng thế giới, với niềm tin rằng một tương lai tươi sáng, hạnh phúc sẽ đến với họ, mức sống của ngày mai do thái độ lao động của họ hôm nay quyết định. Cứ nhìn những khuôn mặt quanh anh, những công nhân, nông dân, trí thức đang làm việc đủ thấy nét rạng rỡ, tự hào và tự tin của những người chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

Hàng trăm con người reo hò, tung mũ nhảy múa, vây quanh những chiếc xe hơi AMO đầu tiên ra xưởng. Chiếc xe mui trần, cục mịch, hai chỗ ngồi tượng trưng cho tinh thần tự lực tự cường của nhân dân xô-viết hãnh diện lăn bánh qua các đường phố thủ đô. Hàng vạn nhân dân đứng kín sân bay Tu-si-nô xem máy bay biểu diễn trong ngày hội hàng không, và hoan hô dậy đất kỷ lục bay của nước Nga năm 1923 : cao 1200 mét với tốc độ 200 ki-lô-mét / giờ. Những tốp thanh niên vác cuốc xẻng đi xây nhà máy thủy điện Vôn-khốp, vừa đi vừa hát vang…

Anh Nguyễn tắm mình trong không khí lạc quan, tự do ấy. Chưa bao giờ anh thấy mình khoan khoái như lúc này sống giữa Mát-xcơ-va, sống giữa môt xã hội mà hôm nay đã là ngày mai rồi.

Khung cảnh ấy càng giục giã anh lao tới thực hiện lý tưởng của đời mình. Từ Mát-xcơ-va, trái tim cộng sản ấy nghĩ tới quê hương, đồng bào, đồng chí và bao nhiêu công việc của cách mạng chưa được giải quyết. Anh lo đến trách nhiệm của người cộng sản quan tâm tình hình Tổ quốc và các nước thuộc địa luôn muốn thúc đẩy cái gì ngưng trệ trong cuộc đấu tranh để giải phóng nhân dân. Vừa tới Mát-xcơ-va, anh vội viết thư ngay cho các đồng chí Trung ương Đảng Cộng sản Pháp:
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:32:34 pm »

“ Các đồng chí,

Những quyết định của Quốc tế thứ hai về vấn đề thuộc địa có hai tác động song song nhưng trái ngược nhau, một mặt, chủ nghĩa đế quốc áp bức, thấy trước hậu quả nặng nề của chính sách đó nếu được thực hiện đúng, bắt đấu đề phòng và ra sức tuyên truyền ngu dân và đàn áp. Mặt khác, nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa thức tỉnh bởi tiếng vang cách mạng tự nhiên quay nhìn về Quốc tế của chúng ta, chính đảng duy nhất hứa quan tâm đến họ với tình anh em và họ đặt vào chính đảng đó tất cả niềm hi vọng giải phóng. Từ đó chúng ta có thể không phải chỉ phá tan ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân bóc lột và lay chuyển tình thế mà còn biến mối cảm tình hoàn toàn cảm tính và thụ động của nhân dân các thuộc địa đối với chúng ta thành một mối cảm tình có lý tính, có hành động thật tự giác nếu các nghị quyết của Quốc tế cộng sản chúng ta được thực hiện. Khốn thay, những nghị quyết đó cho đến nay chỉ dùng để tô đẹp vào tờ giấy ! Thử hỏi các chi bộ cộng sản Pháp, Anh và ở các nước thực dân khác đã làm gì cho các thuộc địa ? Họ có một chính sách và chương trình rõ ràng, cụ thể và nhất quán về vấn đề thuộc địa không ? Những đảng viên của các chi bộ có hiểu thuộc địa là cái gì không và có hiểu tầm quan trọng của nó không ? Có thể trả lới tất cả là không.

Đối với các thuộc địa Pháp,

a)   Một ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa đã được thành lập.
b)   Một mục về thuộc địa đã được mở trên báo Nhân Đạo.
c)   Trong các Đại hội Đảng toàn quốc đã có những tuyên bố ủng hộ nhân dân các thuộc địa.
d)   Đã có hai chuyến đi tuyên truyền của những đại biểu quốc hội người của Đảng.

Sau khi thành lập được ít lâu và khi được dùng các cột báo Nhân Đạo một cách dễ dàng, Ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa đã hoạt động khá tốt. Nhiều tài liệu và nhiều tin tức lý thú từ các thuộc địa bắt đấu gửi đến cho họ. Chiến dịch do nó tiến hành trên báo Đảng chống sự lạm dụng và những tội ác của bọn thực dân đã làm choc n đế quốc và các báo của nó phải lo sợ. Nhưng cái diễn đàn đó về vấn đế thuộc địa bỗng bị báo Nhân Đạo bỏ đi đột ngột. Không có phương tiện làm việc và hoạt động, Ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa và chúng luôn luôn sợ bị cải chính và vạch trần.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:33:29 pm »

Điều đó đặc biệt gây ra cảm giác nặng nề trong nhân dân các thuộc địa. Dù không có hiệu quả, các tuyên bố trong các Đại hội Đảng toàn quốc ủng hộ nhân dân các thuộc địa đã góp phần củng cố cảm giác của họ đối với Đảng. Người ta không thể cứ nhắc đi nhắc lại mãi một điều giống nhau trong khi không làm gì cả. Và những người bị áp bức đáng thương, thấy chúng ta chỉ hứa nhưng không làm gì, bắt đầu tự hỏi chúng ta là những người nghiêm túc thật sự hay là những anh bịp. Chuyến đi của các đồng chí V. Cu-tuya-ri-ê và A. Béc-tu sang An-giê-ri và Tuy-ni-di, gần như cùng lúc với những cuộc ngao du cả các đại biểu quốc hội tư sản, được nhân dân châu Phi hoan nghênh. Nên có hững chuyến đi cùng tính chất như thế đến tất cả các thuộc địa khi kết quả có thể chắc chắn là đáng khích lệ.

Nhưng thay vì tăng cường tuyên truyền, chúng ta đã đánh trống bỏ dùi và bỏ lỡ những cơ hội tốt. Chúng ta đã làm rất ít việc trong lúc có bãi công đẫm máu ở Mác-ti-ních, nạn đói ở Bắc Phi và cuộc nổi dậy ở Đa-hô-mây. Trong trường hợp sau, chúng ta đã mang về một bộ mặt thảm hại. Báo Đảng đưa tin về cuộc nổi dậy sau báo chí tư sản nhiều ngày và mươi ngày sau báo Sự Nghiệp. Trong khi chính quyền thuộc địa đã ra lệnh giới nghiêm, tập trung binh lính, huy động tàu chiến, phát động bộ máy đàn áp, bắt giam các chiến sĩ cách mạng từ 5 đến 10 năm, trong khi báo chí viết thuê tiếp tục một chiến dịch lừa dối và bóp nghẹt triệt đẻ, thì chúng ta bằng lòng với hai, ba bài báo nhỏ không có triển vọng gì. Không phải không khôi hài và không buồn rầu khi trong bóng tối những nhà tù “ văn minh “, những anh em Đa-hô-mây đáng thương của chúng ta đọc điều thứ 8 trong số 28 điều của Quốc tế cộng sản nói rằng : “ Mỗi Đảng Cộng sản cam kết ráo riết hoạt động trong quân đội nước mình chống mọi sự áp bức nhân dân thuộc địa, và nó phải ủng hộ, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, phong trào giải phóng dân tộc”.

Lúc này buộc tội quá khứ và ngồi tiếc thời gian đã mất là vô ích .Tốt nhất là trong tương lai phải biết dùng nó. Chúng tôi yêu câu Đảng :

1.    Công nhận chính thức Đảng bộ Mác-tê-ních (nhóm G. Giô-rét).
2.    Mở lại mục Thuộc địa trên báo Nhân Đạo.
3.    Đề nghị tiểu ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa cung cấp tài liệu cho Ban thuộc địa và hai hoặc ba tháng một lần gửi đến ban đó báo cáo công tác.
4.    Động viên các đảng bộ thuộc địa, nơi nào có, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát triển của Đảng.
5.    Mở trên các báo của Đảng mục Vấn đề thuộc địa để người đọc làm quen với các việc của thuộc địa.
6.    Nói đến các thuộc địa ở mọi đại hội, cuộc mít tinh hoặc cuộc họp của Đảng.
7.    Khi nào tình hình của Đảng cho phép, cử các nghị sĩ đi thăm các thuộc địa.
8.    Tổ chức những công đoàn hoặc lập những nhóm tương tự ở các thuộc địa.

                                                                                               Mát-xcơ-va tháng 7-1923

                                                                                                NGUYỄN ÁI QUỐC”
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:07:11 pm »

Anh viết thư đó với nhiệt tình cách mạng, sự thẳng thắn, trong sáng, mối quan tâm chân thành đến số phận những người nô lệ ở thuộc địa và tính nguyên tắc của người cách mạng, đã có nghị quyết tập thể thì phải thực hiện, đã nói là làm, đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn.

Bỗng một tin từ làng Go-rơ-ki truyền đến làm anh Nguyễn vui mừng : sức khỏe của Lê-nin đã khá lên một chút. Người ngủ được. Có sự giúp đỡ, Người có thể đi lại được. Theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ, Người luyện tập để dần dần nói được. Người đấu tranh chống lại bệnh tật với một ý chí gang thép. Rồi Người đã có thể chống gậy tự đi lại. Có buổi Người dạo chơi trong rừng bằng xe hơi. Một hôm Người trở lại Mát-xcơ-va, vào phòng làm việc trên gác điện Crem-li, xem một số giấy tờ, lấy một vài cuốn sách rồi lại quay về làng Go-rơ-ki.

Cùng với các đại biểu quốc tế khác, anh Nguyễn hy vọng Lê-nin sẽ đến dự Hội nghị nông dân quốc tế và anh sẽ được gặp Người.

Anh Nguyễn rất yêu trẻ em nên anh nghiên cứu kỹ vấn đề thiếu nhi ở Liên Xô. Anh đọc sách, đi thăm nhiều nhà trẻ, lớp mẫu giáo, hỏi chuyện và cuối cùng anh thấy : nếu Liên Xô chưa phải là thiên đường cho tất cả mọi người thì Liên Xô đã là một thiên đường của thiếu nhi. Cái tốt nhất, đẹp nhất, Lê-nin và xã hội do Người sáng lập đều dành cho thiếu nhi. Trong lúc thiếu thốn nhiều thứ, người lớn vẫn dành cho trẻ em đủ phần lương thực thực phẩm.

Đứa trẻ từ khi lọt lòng mẹ đã được xã hội chăm sóc, nuôi nấng, được uống sữa lọc trong chín tháng không mất tiền và được cấp phiếu mua vải may quần áo. Người mẹ được nghỉ vẫn hưởng lương, hai tháng trước và sau khi đẻ, khi đi làm thì cứ vài giờ lại được nghỉ vài chục phút về cho con bú. Ngoài chín tháng, đứa trẻ được gửi đến vườn trẻ, có người trông cả ngày, theo dõi sức khỏe, cho ăn uống, chơi đùa. Hết giờ làm việc, cha mẹ mới đến đón về. Các em lớn đi học, mỗi bữa sáng được một bữa ăn không mất tiền tại trường. Các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp đều có cung văn hóa của thiếu nhi, ở đó các em vừa chơi vừa học một cách hứng thú và bổ ích, nâng cao hiểu biết, tập làm quen với lao động và sáng tạo. Những thiếu nhi có năng khiếu được Chính phủ giúp đỡ, đào tạo trong các lớp học đặc biệt như chuyên về văn, về toán hoặc về âm nhạc. Mùa hè, thiếu nhi được đi nghỉ một tháng không mất tiền ở bờ biển hoặc trên núi cao, khi về em nào cũng lên cân.

Anh thấy thiếu nhi Liên Xô được giáo dục tốt nên rất ngoan, rất lễ phép, và sớm có nhận hức chính trị. Một hôm anh cùng mấy đồng chí người châu Phi đến thăm một trại nhi đồng có khoảng ba trăm em. Cùng sáng hôm đó, có mấy nhà báo tư sản Anh và Pháp đến thăm trại. Đối với họ, các em giữ đúng lễ độ. Họ hỏi câu gì các em trả lời câu ấy, thế thôi. Các em không thích trò chuyện thân mật với những người “buốc-giôi” (tư bản).

Nhưng khi thấy anh Nguyễn và các đồng chí người da đen đến thì các em chạy ùa ra như một đàn chim để hoan hô các chú, các bác cộng sản. Một em gái độ sáu, bảy tuổi khẽ hỏi anh : “Chú ơi, chú, mặt mũi bọn đế quốc ra thế nào ? Chắc nó xấu lắm nhỉ ? Cháu nghe các anh, các chị nói : chúng hành hạ cả trẻ con Việt Nam, cháu ghét chúng nó lắm !... Bao giờ về nước, nhờ chú chuyển những cái hôn của các cháu cho các bạn Việt Nam nhé !” Nói xong, em ôm choàng hôn anh và mắt em rớm lệ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:07:56 pm »

Một thế hệ măng non như thế, một xã hội yêu quý nhân dân như thế anh chưa gặp ở bất cứ đâu dưới vòm trời này.

Anh Nguyễn nghĩ ngay đến thiếu nhi Việt Nam, đến các trẻ nhỏ trong làng Sen quê anh, bụng ỏng, còi cọc, trần truồng, nhem nhuốc, chỉ biết bốc đất, bốc cát để chơi, lớn lên bị vứt ngay vào một xã hội đầy máu và nước mắt, đầy những hủ tục và chính sách ngu dân. Anh mong muốn và ao ước trẻ em Việt Nam cũng được sung sướng mạnh khỏe, tươi vui, thông minh như trẻ em Liên Xô. Chính vì cái đó mà anh đã đi và còn đi nữa, đã lao động, đấu tranh và còn lao động, đấu tranh nữa, chính vì cái đó mà anh lo nghĩ từng ngày và cho đến suốt cuộc đời.

Trước mặt anh như hiện lên hàng vạn, hàng triệu, hàng chục triệu cặp mắt trẻ em Việt Nam quầng sâu vì thiếu ăn, thiếu ánh sáng, thiếu hạnh phúc và thiếu tình thương của xã hội. Các cháu ơi ! Các cháu ra đời trong khổ cực và nô lệ, nhưng các cháu chưa hay rằng từ đó có một nước Nga xô-viết, có một ông Lê-nin hằng che chở trẻ con, từ đó trái đất bắt đầu cười và loài người đã bắt đầu hy vọng. Các cháu ơi ! Sẽ có một ngày mai ca hát đến với các cháu hoặc thế hệ tiếp sau các cháu, sẽ tới một kỷ nguyện mới của dân tộc, các cháu bừng dậy nhìn thấy tương lai.

Liên Xô tiến dần từng bước và chứng tỏ khả năng tổ chức của mình. Triển lãm nông nghiệp quốc tế khai mạc ở Mát-xcơ-va mùa thu năm 1923 là một sự kiện lớn. Trên bãi đất rộng mọc lên những gian hàng trưng bày của hơn bốn mươi nước và một khu riêng giới thiệu thành tựu nền nông nghiệp Liên Xô sáu năm dưới chính quyền xô-viết. Những quầy hàng ăn uống bán những đặc sản nông nghiệp của từng vùng trên đất Liên Xô. Những người lao động tiên tiến ngực đeo huân chương đứng cạnh những con bò, con lợn, con cừu nặng cân nhất mà họ nuôi được. Những đội âm nhạc cử các bản nhạc Nga và nước ngoài. Anh Nguyễn Ái Quốc cùng các khách quốc tế và đoàn ngoại giao ngồi trên khán đài danh dự giữa khu triển lãm nghe lời khai mạc và chào mừng của đồng chí Ka-li-nin, Chủ tịch Đoàn chủ tịch xô-viết tối cao Liên Xô. Ở đây, người ta trao đổi kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp nhưng cũng hỏi nhau về đời sống nông dân ở từng nước cùng những vấn đề đang đặt ra với với người nông dân. Năm 1864, nhân dịp mở cửa Triển lãm nông nghiệp quốc tế lớn nhất ở Lơn-đơn, theo sáng kiến của Các-mác, đại diện giai cấp công nhân hơn 40 nước đến xem triển lãm đã họp lại để thành lập Quốc tế cộng sản. Đấy là Quốc tế cộng sản thứ nhất, tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản trên quy mô thế giới. Lần này, năm 1923, nhân dịp mở cửa Triển lãm nông nghiệp quốc tế lớn nhất ở Mát-xcơ-va, theo sáng kiến của Lê-nin, đại diện nông nhân hơn 40 nước đến xem triển lãm sẽ họp để lập ra Quốc tế nông dân đầu tiên.

Công việc chuẩn bị Hội nghị thành lập Quốc tế nông dân thu hút nhiều thời giờ và sức lực của anh Nguyễn. Anh đến gặp đại biểu các nước để tham khảo ý kiến. Anh vào làm việc ở thư viện Ru-mi-an-xép ở gần điện Crem-li, thư viện quốc gia lớn nhất ở Mát-xcơ-va, tại đây có nhiều sách báo các nước. Anh quen lối làm việc có ghi chép số liệu, sự kiện để nghiên cứu, so sánh, phân tích, chứng minh, có sức thuyết phục người nghe, người đọc. Lần đầu dự một hội nghị quốc tế, anh thấy phải làm việc nghiêm chỉnh và mong muốn đóng góp một phần vào công việc chung.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:11:26 pm »

Mát-xcơ-va chào mừng ngày khai mạc Hội nghị nông dân quốc tế bằng những số báo đặc biệt, những lá cờ tung bay trên Hồng trường và trên các đỉnh tháp điện Crem-li, Báo Sự thật của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 10-10-1923 đăng hàng chữ lớn suốt bề ngang trang nhất:

 “Hôm nay bên trong tường thành điện Crem-li diễn ra hội nghị nông dân toàn thế giới đầu tiên.
Những đội ngũ nông dân đang đến hỗ trợ giai cấp công nhân.
Chống lại liên minh áp bức và ăn cướp của bọn tư bản và địa chủ, sự liên minh vĩ đại công nông đang phát triển.
Chào mừng các bạn đồng minh chiến đấu mới !
Tay cầm tay, vai kề vai thân thiết, chúng ta hãy vùng dậy chống bọn tư bản, chống những cuộc chiến tranh mới mà chúng đang mưu toan, chống những kế hoạch của chúng hòng bóp nghẹt nhân dân lao động !”


Anh Nguyễn cùng các đại biểu quốc tế đi bộ qua Hồng trường để vào nơi họp. Nhân dân đứng trên hè giáp nhà bách hóa tổng hợp vẫy tay chào. Một biểu ngữ lớn treo bên đường : “Tin tưởng và quyết tâm thực hiện chính sách kinh tế mới của Lê-nin !”

Lê-nin đã nói được và đọc được các báo cáo, nhưng Người vẫn còn yếu, không đến dự Đại hội quốc tế nông dân mà Người mong đợi từ lâu.

Cung An-đrê-ép-xki trong điện Crem-li trang hoàng rực màu đỏ. Đây là cung vua Nga ngày trước, chiếc ngai bọc vải nay xếp sang một bên tường. Hơn 160 đại biểu, từ hơn 40 nước đến đây gặp nhau tay bắt mặt mừng. Ai cũng để ý đến anh Nguyễn vì trước hết anh còn trẻ. Người anh gầy, dong dỏng, tóc đen nhánh, khuôn mặt không nếp nhăn, càng làm cho mọi người giữa hội nghị gồm toàn những đại biểu trung niên và cao tuổi, nghĩ rằng anh là một thanh niên học sinh mới từ một trường học nào đến. Không phải ai cũng biết người thanh niên ấy đã từng đi ngang dọc thế giới như thế nào và từng trải qua cuộc sống đa dạng, gian truân đến mức nào để làm cách mạng. Còn anh, chưa bao giờ anh nghĩ rằng trong đời lại có chuyện như ngày hôm nay. Trong lúc chờ khai mạc Hội nghị, anh cùng một đại biểu người Mỹ da đen thay nhau ngồi vào chiếc ngai vàng của vua Nga, trước ống kính nhà nhiếp ảnh.

Ngay từ những phút làm việc đầu tiên, Hội nghị dạt dào tình đoàn kết quốc tế, trong tiếng reo, tiếng hát, tiếng hô khẩu hiệu bằng đủ các thứ tiếng. Đồng chí Ka-li-nin, Chủ tịch Đoàn chủ tịch xô-viết tối cao Liên Xô, vốn là một công nhân xuất thân từ một gia đình nông dân lên chào mừng Hội nghị :

– Không phải không có ý khi ta đặt ra câu hỏi : vì sao giai cấp nông dân, giai cấp lớn nhất trong số các giai cấp còn lại của xã hội, giai cấp tồn tại từ những thuở rất lâu, giai cấp mà càng đi sâu vào lịch sử xa xưa càng tưởng chừng nó phải giữ một vai trò to lớn và tất yếu phải giành được chính quyền rồi, nhưng chưa có một thời kỳ lịch sử nào người nông dân trực tiếp điều kiển nhà nước ? Người nông dân luôn luôn bị giai cấp bóc lột nông dân điều khiển. Chỉ có ở một nhà nước, ở nước Nga xô-viết, nông dân cùng công nhân nắm chính quyền nhờ thực hiện liên minh công nông, hoàn thành thắng lợi cách mạng và bây giờ, bằng con đường kết hợp nông thôn của nông dân và thành thị của công nhân, đang xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Thay mặt nông dân nước Nga xô-viết tôi chào mừng Đại hội, chúc Đại hội thành công và xin phép tuyên bố rằng đây là Đại hội đầu tiên và chắc không phải là Đại hội cuối cùng của nông dân quốc tế.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #29 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:14:54 pm »

Rồi tiếp theo là rất nhiều người lên chào mừng : đại biểu của hai triệu đơn vị kinh tế nông nghiệp Liên Xô ; của Quốc tế Cứu tế đỏ ; của Ủy ban triển lãm nông nghiệp với quyển sổ vàng tặng Đại hội ; của công nhân khu phố Bau-man, tượng trưng khối liên minh công nông, với lá cờ đỏ đã trải qua chiến đấu trên đường phố Mát-xcơ-va ; đại biểu của nhà máy Prô-khô-rốp nói xong liến hát vang hội trường bài Quốc tế ca ; của nông dân học sinh đại học Mát-xcơ-va ; của 2.500 công nhân nhà máy Búa Liềm kết thúc bằng nắm tay giơ lên và hô vang “Quốc tế cộng sản muôn năm !”…

Nữ đồng chí Cla-ra Dét-kin, nhà lão thành cách mạng nổi tiếng người Đức, mà anh Nguyễn đã gặp ở Đại hội Cộng sản Pháp tại thành phố Tua năm 1920, thay mặt các đại biểu quốc tế và những người cộng sản trên thế giới cảm ơn tất cả những người đã đến chúc mừng Đại hội. Rồi đồng chí hô vang trong tiếng vỗ tay :

“Các đồng chí, cách mạng đang đến gần của Đức sẽ thắng lợi dưới khẩu hiệu liên minh công nông muôn năm !

Giai cấp công nhân muôn năm ! Giai cấp nông dân toàn thế giới muôn năm ! Tất cả các chiến sĩ và những người chiến thắng của hiện tại, tất cả những người sáng tạo và xây dựng tương lai muôn năm !”


Đại hội quyết định gửi ngay một bức điện đến Lê-nin. Bức điện được đọc giữa hội trường và kết thúc bằng bài hát Quốc tế ca.

Anh Nguyễn lắng nghe các đại biểu quốc tế phát biểu về nhiều vấn đề trong phong trào cách mạng của nông dân trên thế giới, xoay quanh bảy báo cáo chính : “Tình cảnh nông dân ở các nước tư bản chủ nghĩa” của đại biểu Hung-ga-ri, “Kết quả cách mạng ruộng đất ở Nga và tình hình nông dân Liên Xô”, “Hợp tác hóa nông nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa” của đại biểu Đức, “Mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân” của đại biểu Ba Lan, “Hợp tác hóa nông nghiệp ở Liên Xô” của đại biểu Liên Xô, “Bảo đảm hòa bình và đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh mới” của đại biểu Pháp, “Tổ chức Quốc tế nông dân” của đại biểu Ba Lan.

Rồi những tiếng nói của các đại biểu Mỹ, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, E-xtô-ni, Tiệp Khắc, Mê-hi-cô, Phổ… là những lời tố cáo và lên án các chế độ bóc lột, đàn áp nông dân. Anh Nguyễn nghe và phát hiện một điều mới. Nếu 12 năm về trước, lần đầu nhìn thấy người lao động Pháp trên bến cảng Mác-xây anh nghĩ : “Ô ! Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta !”, thì hôm nay, sau khi nghe hàng chục bản tham luận, anh phải thốt lên : “Thì ra, trong thế giới tư bản chủ nghĩa, ở đâu nông dân cũng khổ như nông dân bên ta !”

Thật thế, ở tất cả những nước còn giai cấp bóc lột, người nông dân, từ lúc nằm trên nôi đến khi xuống mồ, phải sống cuộc đời con vật chứ không phải con người. Tuổi thơ, tuổi trẻ, tuổi trung niên và tuổi già của họ chỉ biết đến khổ cực. Dưới túc lều của họ chỉ có đói và rét. Người nông dân không chỉ nộp mồ hôi mà còn nộp cả máu cho chủ nghĩa tư bản để bọn này mở những cuộc chiến tranh xâm lược và tranh giành thị trường. Chủ nghĩa tư bản sống trên sự cùng khổ của người nông dân.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM