Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:23:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 76977 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 10:49:30 am »

V. BỐN PHƯƠNG VÔ SẢN


Nhân dân Liên Xô có quyền tự hào về những thành tựu lao động của mình. Năm 1924 đánh dấu một thời kỳ bắt đầu xây dựng trong hòa bình của Liên Xô với những nhà máy, những công xưởng, những trạm phát điện mọc lên khắp nơi. Và cũng trong năm nay, nền văn học xô viết đạt nhiều kết quả to lớn, tràn đầy sinh lực. Dưới ảnh hưởng của những thắng lợi lịch sử có tính chất quốc tế của nhân dân, thế giới quan của nhiều nhà văn xô-viết thay đổi lớn, từ chỗ mơ hồ hoặc do dự, lúc này họ kiên quyết đứng về phía nhân dân và cách mạng. Nhà văn lớn A. Tôn-xtôi trước đây bỏ ra nước ngoài, lúc này đã trở về, gắn liền sự nghiệp sáng tác của mình với tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Mát-xcơ-va vui mừng chào đón những tác phâm mới xuất sắc : “Suối thép” của Xê-ra-phi-mô-vich, “Sa-pa-ép” của Phuốc-ma-nốp, và xúc động nghe Mai-a-cốp-xki đọc bài thơ dài “V.I. Lê-nin”, thiên trường ca tái hiện hình ảnh bất diệt của Lê-nin.

Báo chí xô-viết cũa phát triển. Và điều đặc biệt là năm 1924 ghi nhận sự quan tâm lớn lao của báo chí Liên Xô đối với vấn đề các nước thuộc địa. Người chủ yếu giới thiệu vấn đề này với bạn đọc Liên Xô là Nguyễn Ái Quốc. Anh viết cho nhiều báo, và nhiều tòa soạn báo mời anh đến thăm.

Nhà số 7 phố A-khốt-nưi Ri-át, gần nơi anh ở và nhìn sang điện Crem-li, đón tiếp anh rất nồng nhiệt. Ngôi nhà đó là trụ sở chung của nhiều báo và nhà xuất bản Liên Xô. Ở đây có tòa soạn báo “Nữ lao động”, cơ quan của Ban Phụ vận, trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Nga. Nữ đồng chí E. Ni-cô-la-ê-va, phụ trách báo, dẫn anh đi xem các buồng làm việc và cho biết đồng chí cũng được vinh dự cử đi dự tuần 6 vạn số, trên bìa, dẫn lời của Lê-nin : “Mỗi chị nấu bếp phải học quản lý Nhà nước”. Đồng chí Ni-cô-la-ê-va, căn cứ yêu cầu của các nữ độc giả Liên Xô và để chuẩn bị Đại hội Quốc tế phụ nữ sắp họp, đề nghị anh Nguyễn viết cho báo một số bài về phụ nữ thuộc địa.

Trong bài “Nền văn minh tư bản chủ nghĩa và phụ nữ thuộc địa”, anh Nguyễn viết : “Trong vài trường hợp hiếm hoi, có những tiếng nói cất lên khá ngượng nghịu ở các nghị viện chính quốc để báo tin về tình cảnh khổ cực của vô sản thuộc địa. Còn thảm hại hơn thế là số phận của phụ nữ và trẻ em dùng trong các công việc nặng nhọc, chẳng hạn như khai thác than và lao động trong các hầm lò.

Ở những nước bị chiếm đoạt đó, không có luật lệ gì cả, mà cũng chẳng có giới hạn gì để chặn tay bọn bóc lột. Công nhân bản xứ bị coi như súc vật. Người ta cho họ ăn vừa đủ để khỏi chết đói. Và người ta dùng roi gân bò để thúc họ đi. Không có bảo hộ lao động, không có bòi thường khi xảy ra tai nạn. Người ta thấy lại ở những thuộc địa đó, cả một chế độ phong kiến trung cổ và tàn bạo của chủ nghĩa tư bản".


Anh Nguyễn dẫn chứng việc khai thác mỏ ở Ấn Độ thuộc Anh : “Những mỏ này dùng 42.000 phụ nữ và 1.117 trẻ em. Thật là điều sỉ nhục cho thế kỷ 20 khi thấy những phụ nữ, gập người dưới thúng than, bước đi run run nhưng vẫn cứ bước đi vì họ đói, và những trẻ em 12-13 tuổi, bò trong các máng than, vừa bò vừa dùng răng kéo những thúng than”.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:23:27 pm »

Trong bài “Phụ nữ phương Đông” đăng trên báo “Nữ công nhân”, anh Nguyễn giới thiệu::

“Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.

Phụ nữ Ấn Độ đứng dậy chống bọn thống trị Anh. Phụ nữ Trung Quốc tham gia cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và đang chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Phụ nữ Nhật Bản đòi chính phủ họ xóa bỏ đạo luật cấm phụ nữ tham gia sinh hoạt chính trị.

Trong đời sống kinh tế, những “bông hồng” phương Đông cho chủ nghĩa tư bản thấy rằng họ có những gai nhọn chọc rất đau. Những cuộc bãi công của phụ nữ lao động không còn là hiện tượng hếm thấy ở nhà máy và xưỡng dệt lụa”.


Tất cả những việc đó, anh Nguyễn kết luận, “nói lên rằng đã có một bước ngoặt lớn ở các nước phương Đông kể từ khi lá cờ đỏ búa liềm phấp phới trên nước Nga của Sa hoàng cũ”.

Ở trong cùng một nhà với tòa soạn báo “Nữ công nhân” là tòa soạn báo “Công nhân”. Ban biên tập báo lần này mời anh đến thăm báo, chụp ảnh kỷ niệm với cán bộ, công nhân.

Báo chí Liên Xô coi anh Nguyễn là chuyên gia có uy tín về vấn đề thuộc địa và châu Á. Báo chí của Quốc tế cộng sản cũng đề nghị anh viết thường xuyên về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và tình hình châu Á. Tòa soạn tạp chí “Thư tín quốc tế”, cơ quan ngôn luận của Quốc tế cộng sản, phòng làm việc của anh Nguyễn. Đồng chí Ti-ven, thư kí tòa soạn tạp chí, chuyển tới anh đề nghị của Ban Chấp hành mời anh viết đều cho tạp chí, bản in tiếng Pháp. Yêu cầu của tạp chí rất khe khắt, đòi hỏi nội dung bài viết sâu sắc, có sự phân tích, lập luận rõ ràng, chặt chẽ. Anh Nguyễn đã làm tròn nhiệm vụ đó. Tất cả những bài báo của anh đều kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, biểu hiện một tổng thể độc đáo cả về tư tưởng và đạo đức ở người viết, một sự tích lũy kinh nghiệm hoạt động cách mạng phong phú ở nhiều nơi trên thế giới, sự hiểu biết chính xác dã tâm của kẻ thù va nguyện vọng của nhân dân, sự nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và thực tế Việt Nam.

Trên tạp chí “Thư tín quốc tế” năm 1924, liên tiếp xuất hiện những bài viết hay của anh : Đông Dương và Thái Bình Dương, Chủ nghĩa đế quốc Pháp dám làm những gì ?, Sự phá sản của chế độ thực dân Pháp, Chủ nghĩa thực dân, Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp, Hành hình kiểu Lin-sơ ở Mỹ, Các nước đế quốc và Trung Quốc, Công cuộc khai hóa giết người, Thống chế Li-ô-tây và bản tuyên ngôn nhân quyền, Chủ nghĩa thực dân bị lên án, Đảng Ku Klux-Klan…

Anh Nguyễn đã vạch trần bản chất nham hiểm, độc ác của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, kẻ thù chung của giai cấp công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức. Anh chính là một trong những người đầu thế kỷ này báo động sớm nhất cho nhân loại về nguy cơ của chủ nghĩa phát xít tàn bạo, một sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc. Với những tác phẩm nói trên, anh càng nổi lên là một chiến sĩ chân chính của chủ nghĩa quốc tế vô sản và của chủ nghĩa yêu nước chân chính, một chiến sĩ bảo vệ nhân quyền, tự do của tất cả những người bị áp bức trên quả đất này. Theo anh, chính sách phản động của chủ nghĩa đế quốc không chỉ nguy hiểm đối với riêng vận mệnh của giai cấp vô sản Đông Dương mà còn đối với giai cấp vô sản quốc tế nữa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #62 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:29:39 pm »

Nghiên cứu quy luật vận động của nội bộ thế giới đế quốc chủ nghĩa, phân tích tình hình, anh tiên đoán : “Thái Bình Dương và các nước thuộc địa chung quanh Thái Bình Dương tương lai có thể trở thành một lò lửa của chiến tranh thế giới mới”.

Anh lấy thực tế để chỉ rõ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân các nước thuộc địa phải gắn bó với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước có thuộc địa, và ngược lại. Lối viết trong sáng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể và sinh động, những tác phẩm của anh đầy tính chiến đấu, toát lên tình cảm da diết của mình đối với Tổ quốc, đồng bào và mở rộng tới những dân tộc cùng chung cảnh ngộ mất nước. Những điều anh nghĩ, và viết đều manh một lời kêu gọi : “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại !”.

Những ngày ở Mát-xcơ-va, anh viết nhiều hơn ở Pa-ri. Anh đang sung sức và anh muốn dùng ngòi bút tố cáo kẻ thù, vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc, thực dân, chỉ ra cho đồng bào anh con đường cách mạng để đánh thắng nó. Anh cố gắng hoàn thành tập sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” mà anh đã viết những chương đầu tiên từ năm 1921 lúc còn ở Pa-ri.

Đứng ở Mát-xcơ-va, anh nhìn rõ hơn ở Pa-ri những vấn đề của thời đại, ánh sáng của chân lý cách mạng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội. Để chống lại trào lưu mới đang dâng lên trên thế giới, đi đôi với nhà tù và lưỡi lê, chủ nghĩa đế quốc và thực dân đang giở ra những vũ khí tinh thần hòng lừa bịp, trấn áp và nô dịch nhân dân thuộc địa, trong đó có đồng bào anh. Vì vậy anh thấy cấp bách phải lột mặt nạ kẻ thù bằng những chứng cứ và tang vật không thể chối cãi được, luận tội chúng trước tòa án lịch sử, mổ xẻ nó để mọi người thấy nó là con đỉa hai vòi, một vòi hút máu vô sản chính quốc, một vòi hút máu vô sản thuộc địa. Và anh cũng muốn bày tỏ trong tác phẩm của mình mối tình đồng cam cộng khổ, thương yêu vô hạn đối với tất cả những người bị áp bức, kêu gọi họ vùng dậy đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng khỏi ách thực dân, vạch ra đường lối và biện pháp để giành thắng lợi.

Là một chiến sĩ cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân, anh Nguyễn không làm văn, khoe chữ. Mỗi dòng, mỗi trang viết của anh đều phục vụ cách mạng, nhân dân và cuộc chiến đấu.

Anh muốn dùng những sự việc cụ thể và lời lẽ giản dị để giải quyết những vấn đề lớn của lý luận cách mạng, lấy những thí dụ sinh động để thuyết phục và tuyên truyền.

Lối diễn đạt của anh có nghệ thuật cao và tính khoa học chặt chẽ. Thói quên và sở trường của anh nhiều năm là dùng các số liệu và thống kê để tìm hiểu toàn diện và sâu sắc các vấn đề phức tạp của xã hội, thuyết minh những luận điểm của mình, hướng dẫn người đọc nhận thức sự vật một cách chính xác. Số liệu và bảng thống kê dưới ngòi bút anh rất sống động, chân thật, làm cho người đọc khi thì tự hào, tin tưởng, khi thì căm thù ứa nước mắt.

Trong tác phẩm của mình, với những số liệu và bảng thống kê tìm được sau những ngày lao động gian khổ, anh hay dùng phương pháp so sánh và phương pháp tỉ số để nghiên cứu lịch sử và phanh phui bản chất kẻ thù. Trong bàn tay anh, số liệu có sức mạnh minh họa, tố cáo, giải thích và đấu tranh.

Anh sung sướng đã hoàn thành ở Mát-xcơ-va những chương cuối cùng của “Bản án chế độ thực dân Pháp” để kịp gửi cho các đồng chí Pháp ở Nhà xuất bản Lao động – Pa-ri, đưa in và phát hành.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:31:41 pm »

Đối với anh, làm việc, và nhất là làm việc cho cách mạng là một hạnh phúc, một nghĩa vụ tự nguyện. Anh lại bắt tay vào viết một tác phẩm khác để giới thiệu ba nước Đông Dương về các mặt địa lý, lịch sử, tôn giáo, kinh tế, văn hóa, xã hội tội ác của chủ nghĩa thực dân. Trong cặp hồ sơ số 7 của anh, để ở trụ sở Quốc tế cộng sản, tập bản thảo anh viết đã tới trang 97 với những chương đầu dành cho lịch sự dân tộc và thiên nhiên, tài nguyên đẹp giàu của Tổ quốc. Anh hy vọng đồng bào anh cũng như thế giới sẽ hiểu đất nước và dân tộc Việt Nam nhiều hơn. Đối với anh, sử học là một công cụ giáo dục tư tưởng và là một vũ khí lợi hại chống kẻ thù.

Anh đã tả lại mấy nghìn năm đấu tranh của tổ tiên mình, những trang sử vẻ vang của các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Anh đã chứng minh dân tộc Việt Nam luôn luôn phải chiến đấu chống bọn phong kiến bành trướng phương Bắc, từ đó tạo nên một truyền thống đấu tranh yêu nước rất cao. Đấy là một truyền thống đặc biệt, tồn tại lâu dài trong lịch sử dân tộc, ảnh hưởng trùm lên các lĩnh vực tư tưởng, tình cảm, tâm lý của xã hội và trở thành một trong những động lực phát triển của xã hội. Ở người Việt Nam, nói đến yêu nước là nói đến một đức tính gắn liền với tất cả những gì là tươi đẹp nhất. Và mỗi người Việt Nam, trong đó có anh Nguyễn, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đều kế thừa truyền thống oanh liệt đó. Chính anh cũng được sinh ra từ truyền thống đó và đang phát huy truyền thống đó lên một trình độ cao, phù hợp với xu thế của thời đại mới.

Anh Nguyễn căm thù đến cao độ chủ nghĩa thực dân, nhưng, như anh đã khẳng định từ lâu, anh phân biệt nhân dân Pháp với bạn thực dân Pháp. Mới hôm qua, anh đi trong đội ngũ đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp, do chiến sĩ công xã Pa-ri Phuốc-cát 80 tuổi dẫn đầu, làm lễ trao cho nhân dân Mát-xcơ-va lá cờ nhuộm máu các chiến sĩ công xã Pa-ri năm 1871. Những người cộng sản Pháp tin cậy Mát-xcơ-va, đất nước của Lê-nin, gửi nhân dân Liên Xô giữ lá cờ anh hùng ấy cho đến khi cách mạng thành công trên đất Pháp mới lấy về.

Mát-xcơ-va, niềm tin yêu của loài người tiến bộ, đang đón các đại biểu từ năm châu đến dự Đại hội lần thứ năm Quốc tế cộng sản. Kể từ Đại hội lần thứ nhất do Lê-nin triệu tập và chủ trì, Quốc tế cộng sản vừa tròn năm tuổi. Trong năm năm ấy, Quốc tế cộng sản đã giữ vai trò chủ đạo trong việc đoàn kết các lực lượng cách mạng dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, giúp thành lập các Đảng Cộng sản trên toàn thế giới. Đấy là tổ chức cộng sản chân chính, đã tận tình ủng hộ các Đảng Cộng sản, các phong trào cách mạng về mọi mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, vật chất, đào tạo cán bộ, truyền bá kinh nghiệm, thống nhất ý chí hành động, đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản. Nó đã góp phần xây dựng trên hành tinh này một con người kiểu mới, Con Người Cộng Sản, và chính nó đã đào tạo và rèn luyện trong chiến đấu cả một thế hệ những lãnh tụ cách mạng xuất sắc của giai cấp công nhân, anh dũng, kiên cường, có phẩm chất tốt đẹp và có năng lực tuyệt vời.

Lúc này chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã chống lại được đợt tiến công cách mạng thứ nhất của nhân dân sau cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Những cuộc khởi nghĩa và đấu trnh cách mạng ở các nước, Đức, Ý, Ba Lan, Bun-ga-ri thất bại. Cách mạng bước sang thời kỳ thoái trào tạm thời. Chủ nghĩa tư bản Tây Âu bước vào thời kỳ ổn định có tính chất tạm thời, cục bộ. Nhưng thế ổn định của chủ nghĩa tư bản không xóa bỏ được những mâu thuẫn cơ bản, trái lại, càng làm tăng thêm những mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa và giữa các nhóm nước đế quốc với nhau. Thế ổn định ấy chuẩn bị những cuộc khủng hoảng mới trong các nước tư bản chủ nghĩa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #64 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:43:06 pm »

Trong khi đó, Liên Xô bước vào thế ổn định, và khác với các nước tư bản chủ nghĩa, Liên Xô đang có những tiến bộ mới về kinh tế và chính trị. Trong bối cảnh ấy, Đại hội lần thứ năm Quốc tế cộng sản khai mạc ngày 17-6-1924trong điện Crem-li. Anh Nguyễn là đại biểu Đảng Cộng sản Pháp tham dự Đại hội. Anh lại có dịp bước vào cung An-đrê-ép-xki, nơi chín tháng về trước, anh đã đến với tư cách là một trong những người lãnh đạo phong trào nông dân quốc tế. Còn Đại hội này là Đại hội của những người cộng sản toàn thế giới định ra đường lối, chiến lược và chiến thuật đấu tranh trong tình hình mới.

Tới dự Đại hội có 504 đại biểu của 49 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân, đại diện cho 1.319.000 đảng viên cộng sản trên toàn thế giới, 10 tổ chức quốc tế như Quốc tế thanh niên, Quốc tế công đoàn, Quốc tế cứu tế đó…,

Lần đầu tiên Đại hội Quốc tế cộng sản có đại biểu người Đông Dương và cũng là đại biểu cho các nước thuộc địa của một đế quốc lớn là Pháp. Anh Nguyễn gặp trong Đại hội nhiều đồng chí quen biết từ nhiều nước khác nhau do cùng hoạt động trong các tổ chức của Quốc tế cộng sản cũng như trong khi làm việc ở Mát-xcơ-va. Ở mỗi đại biểu là một cuộc đời và một lịch sử đấu tranh. Mỗi người mang đến Đại hội hơi thở của Đảng và dân tộc mình, sức mạnh của những dòng thác cách mạng đang làm biến chuyển thế giới, ý chí giành toàn thắng cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Khai mạc Đại hội, đồng chí V. Cô-la-rốp, Tổng bí thư Quốc tế cộng sản, nói : “Từ Đại hội trước đến Đại hội này vừa đúng một năm rưỡi. Đấy là một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng trong thời gian đó đã diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa trọng đại, nhiều biến chuyển lớn lao trong quan hệ quốc tế cũng như trong đời sống và sự phát triển trước đây của chúng ta… Trong cuộc chiến đấu đó có những thất bại cục bộ, và cũng có những thắng lợi quan trọng. Nhưng cũng có cả những tổn thất to lớn. Bắt đầu Đại hội, câu đầu tiên của chúng ta phải nói là việc mất lãnh tụ vĩ đại của cách mạng thế giới, đồng chí Lê-nin”.

Ngày hôm sau, toàn thể đại biểu Đại hội vào lăng viếng Lê-nin. Đứng trước lăng, đồng chí Ca-li-nin nói với các đại biểu về “Chủ nghĩa Lê-nin và Quốc tế cộng sản”. Đồng chí nói : “Điều mà chúng ta gọi là  “chủ nghĩa Lê-nin”, đã tự bao hàm chủ nghĩa quốc tế triệt để nhất, đầy đủ nhất và có hiệu lực nhất”.

Đại hội thảo luận sôi nổi chung quanh vấn đề bôn-sê-vích hóa các Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng và tổ chức, khắc phục những sai lầm "hữu" khuynh và “tả” khuynh, chống lại những quan điểm biến Đảng thành tổ chức quần chúng, không tán thành lập mặt trận thống nhất, không muốn liên minh công nông.

Một vấn đề khác không kém phần quan trọng được nêu lên ở Đại hội là phong trào giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh ở các nước thuộc địa. Lúc này, trên thế giới, theo sự nghiên cứu của anh Nguyễn, bên cạnh những người quân tâm và ủng hộ nhân dân các nước thuộc địa chống lại ách thống trị, còn có những người có quan điểm rất sai lầm như : giai cấp vô sản ở Tây Âu không cần liên minh với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, thờ ơ bàng quan đối với bộ phận thế giới đau khổ và nghèo đói này, phản đối chính sách lập mặt trận dân tộc thống nhất, có thể “phi thực dân hóa” các thuộc địa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #65 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:48:15 pm »


Mặt chiếc áo sơ-mi trắng, dáng người xương xương, anh Nguyễn bước lên diễn đàn Đại hội. Các nhà quay phim, chụp ảnh hướng ống kính về phía anh. Họa sĩ Liên Xô N.I. Crốp-tren-cô của báo “Công nhân” kí họa chân dung anh. Anh Nguyễn đọc trước Đại hội một bản tham luận quan trọng, trình bày đầy đủ lập trường, quan điểm của anh, của giai cấp công nhân về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (7/1924) tại Mátxcơva.

Trước hết anh dùng số liệu thống kê chứng minh tầm quan trọng của vấn đề nói trên. Anh nhận định rằng, chừng nào một số Đảng anh em chưa thi hành một chính sách thật sự tích cực trong các vấn đề thuộc địa, chưa tiếp xúc với các nước thuộc địa thì toàn bộ chương trình rộng lớn của các Đảng đó, vẫn không có hiệu quả gì, vì nó trái với chủ nghĩa Lê-nin : “Theo Lê-nin, cách mạng ở Tây Âu muốn thắng lợi thì nó phải có liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống đế quốc ở các nước thuộc địa và bị nô dịch, và vấn đề dân tộc, như Lê-nin đã dạy, là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản”. Không liên minh trực tiếp với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, giai cấp vô sản châu Âu không thể thắng lỡi được. Anh nói tiếp : “Nếu căn cứ vào mặt thực tiễn mà xét về mặt lý luận thì, trừ Đảng bôn-sê-vích Nga, còn các Đảng khác ngày nay vẫn còn có quan đểm sai lầm về vấn đề dân tộc va thuộc địa, các Đảng đó không quan tâm và không hoạt động gì cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.”

Anh Nguyễn thân ái và thẳng thắn phê bình một số Đảng anh em, và anh nói : “Quan tâm đến vấn đề cách mạng thuộc địa không phải chỉ bằng lời nói suông mà phải bằng hành động cụ thể. Vậy phải hành động thực tiễn như thế nào ? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ”. Giọng nói chân thành của anh làm sửng sốt nhưng cũng làm xúc động người nghe, quyện chặt chủ nghĩa quốc tế với chủ nghĩa yêu nước. Anh kiến nghị với Đại hội những biện pháp sau đây :

“1. Mở trên báo Nhân đạo một mục để đăng đều đặn (ít nhất hai cột một tuần) các bài về vấn đề thuộc địa.
2.  Tăng cường tuyên truyền và tuyển lựa đảng viên của Đảng trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có chi bộ của Quốc tế cộng sản.
3.  Gửi các đồng chí các nước thuộc địa sang học ở trường Đại học cộng sản những người lao động Phương  Đông ở Mát-xcơ-va.
4.  Thỏa thuận với Tổng liên đoàn lao động thống nhất để tổ chức những người lao động của các nước thuộc địa làm việc ở Pháp.
5.  Đặt nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa đến các vấn đề thuộc địa”.


Anh kêu gọi Đại hội : “Các đồng chí, vì chúng ta là học trò của Lê-nin, cho nên cần phải tập trung tất cả sức mạnh và nghị lực của chúng ta trong vấn đề thuộc địa cũng như trong các vấn đề khác để thực hiện trên thực tế những lời giáo huấn của Lê-nin”.

Anh còn nói trước Đại hội về vấn đề nông dân các nước thuộc địa, trước hết là nông dân Đông Dương, và anh nêu lên trách nhiệm của Quốc tế cộng sản : “Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản cần phải giúp họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và hướng dẫn họ đi tới cách mạng và giải phóng”.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #66 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:54:05 pm »

Trong một phiên họp khác của Đại hội, anh lại nói về cách mạng ở các nước thuộc địa, kêu gọi thực hiện liên minh mật thiết và trực tiếp giữa cách mạng các nước Tâu Âu, với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, chỉ rõ rằng cách mạng ở các nước thuộc địa phải phát huy tính chủ động, không ỷ lại, không phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Anh nói :

“Ở đây tôi xin nói để các đại biểu chú ý đến các thuộc địa. Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới tùy thuộc trong một phạm vu lớn vào các thuộc địa. Thuộc địa là nơi cung cấp lương thực và binh lính cho các cường quốc đế quốc chủ nghĩa ; nếu chúng ta muốn đánh đổ các nước đế quốc chủ nghĩa đó, thì trước hết chúng ta phải làm cho chúng không còn thuộc địa nữa”.

Trong phiên họp bế mạc Đại hội ngày 8-7, đồng chí Cô-la-rốp phát biểu :
– Đoàn chủ tịch Đại hội đề nghị thông qua một nghị quyết ủng hộ các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa.

Anh Nguyễn liền đứng dậy hỏi :
– Tôi muốn biết Đại hội chúng ta có ra lời kêu gọi đặc biệt gửi các thuộc địa không?

Đồng chí Cô-la-rốp trả lời :
– Trong chương trình nghị sự Đại hội có ghi vấn đề thuộc địa ở các nước phương Đông, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, do đó những đồng chí nào muốn nói về các vấn đề đó đều có thể nêu ý kiến được.

Anh Nguyễn đề nghị :
– Trước khi biểu quyết thông qua Lời kêu gọi, tôi đề nghị thêm mấy chữ : “Gửi các dân tộc thuộc địa”.

Đại hội nhất trí tán thành ý kiến của anh Nguyễn.

Nhiều đoàn đại biểu Quốc tế đến bắt tay anh Nguyễn và mời anh cùng chụp ảnh kỷ niệm. Lúc này anh Nguyễn gặp đồng chí Đa-lin, người ở cùng khách sạn Luých mới đi công tác ở Trung Quốc về. Đa-lin kể chuyện đi dự Đại hội lần thứ ba Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc, và tình hình mới nhất về phong trào cách mạng ở Quảng Châu. Anh Nguyễn vui mừng được gặp và nói chuyện với đồng chí I.V.Xta-lin, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (bôn-sê-vích) Nga, trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nga tại Đại hội.

Sau gần ba tuần làm việc, Đại hội lần thứ năm Quốc tế cộng sản bế mạc trong không khí dạt dào tinh thần đoàn kết chiến đấu và quyết tâm củng cố các Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng các nước về chính trị, tư tưởng, tổ chức.

Nhân dân Mát-xcơ-va mở hội liên hoan chào mừng thành công tốt đẹp của Đại hội Quốc tế cộng sản . Ở khu Lu-giơ-nhch1-ki, bên sông Mát-xcơ-va, hàng vạn nhân dân thủ đô kéo đến hoan hô các chiến sĩ cộng sản quốc tế. Họ tưng bừng đánh trống, thổi kèn, công kênh, múa nhảy. Anh Nguyễn cùng các đại biểu Đại hội được tặng những bong hoa tươi thắm. Và một đám đông quay lấy anh, công kênh anh và tung anh lên cao nhiều lần trong tiếng reo “Hoan hô nhân dân Đông Dương”.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #67 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:57:37 pm »

Trong một ngày hội tưng bừng, anh đã cùng nhân dân Mát-xcơ-va vui chơi đến tận tối trên đồi cỏ nhìn xuống thủ đô.

Mấy ngày sau, anh nhận được giấy mời Hội nghị mở rộng lần thứ tư của Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản để giải quyết một loạt công việc do Đại hội ủy nhiệm và bàn một loạt công việc cấp bách. Ở những đồng chí lãnh đạo chủ yếu của Ban chấp hành, anh học được cáh làm việc có chuẩn bị, khoa học, cụ thể và rõ ràng. Trong có hai ngày 12 và 13-7, Hội nghị đã thảo luận và quyết định nhiều công việc : thông qua các văn kiện Đại hội ; Ra nghị quyết về các vấn đề Ba Lan, Na-uy, Thụy Điển, Nhật Bản, Áo, Hung-ga-ri, Tây Ban Nha ; Nghi quyết về công tác phụ vận, về người da đen và vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Khi đề cập vần đề sau cùng này, Ban chấp hành đã lắng nghe những ý kiến của anh Nguyễn để kịp thảo những chỉ thị hướng dẫn công tác ở các thuộc địa cũng như ở các nước có thuộc địa.

Mùa hè năm 1924 ấy ở Mát-xcơ-va thật là một nùa Đại hội. Anh Nguyễn còn được mời dư nhiều cuộc họp quốc tế quan trọng khác. Trong tấm thẻ của anh đi dự Đại hội lần thứ tư Quốc tế thanh niên cộng sản họp tại hội trường Nhà công đoàn, ở Mát-xcơ-va, bên cạnh ảnh chân dung anh tươi trẻ với đôi mắt sáng, hồn nhiên, ghi rõ : “Nguyễn Ái Quốc, đại biểu thanh niên Đông Dương, từ Pháp đến”.

Cùng đi dự Đại hội với anh, có đồng chí Trương Thái Lôi đại biểu thanh niên Trung Quốc là đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quốc tế cộng sản và cùng công tác với anh trong Bộ Phương Đông. Trương Thái Lôi cách đấy không lâu đã nhận xét Mao Trạch Đông có những sai lầm khi phát biểu ở Đại hội lần thứ ba Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc rằng : Quốc tế cộng sản cần công nhận Quốc dân Đảng Trung Quốc làm thành viên, và giai cấp địa chủ Trung Quốc cũng nằm trong giai cấp nông dân Trung Quốc.

Anh Nguyễn ngồi trên Đoàn Chủ tịch Đại hội, đại diện cho thanh niên các thuộc địa.

Đại hội thảo luận nhiều về công tác thanh niên ở các nước phương Đông. Anh nguyễn góp nhiều ý kiến quan trọng, căn cứ vào tình hình thanh niên Đông Dương. Đại hội quyết định thành lập ở các nước thuộc địa những tổ chức thanh niên cách mạng, với những hình thức khác nhau để thu hút mọi tầng lớp thanh niên vào cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Anh Nguyễn đến Nhà hát Cách mạng, ở phố Ghéc-xen, nơi họp Đại hội lần thứ ba Quốc tế phụ nữ Đông Dương. Là một trong số ít nam giới có mặt tại Đại hội, anh Nguyễn được các đại biểu rất chú ý và mọi người đều đã xem nhiều bài, nhiều ảnh về anh, trên các sách, báo, xuất bản ở Mát-xcơ-va, giới thiệu anh là đại biểu Quốc tế cộng sản. Tạp chí “Đèn chiếu” số mới ra đăng chân dung lớn của anh cùng với 29 đồng chí khác dự Đại hội quốc tế cộng sản dưới đầu đề : “Những lãnh tụ của giai cấp vô sản quốc tế”.

Hơn nữa mọi người đã đọc những bài do chính anh viết trên tạp chí Phụ nữ Liên Xô, giới thiệu tình hình phụ nữ phương Đông và phụ nữ Đông Dương.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #68 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 12:59:45 pm »

Ở Đại hội anh gặp N.K. Crúp-xcai-a, bạn chiến đấu, người vợ, người đồng chí thân thiết của Lê-nin, đã hoạt động cùng với Lê-nin suốt 30 năm, từ các nhóm mác-xít đầu tiên ở nước Nga trong những năm 90 của thế kỷ trước và nay là Dân ủy (chức vụ như Bộ trưởng) giáo dục, ủy viên Ban kiểm tra Trung ương Đảng. Là người tham dự trực tiếp nhiều sự kiện trong cuộc đời và hoạt động của Lê-nin, Crúp-xcai-a kể cho anh Nguyễn nghe một số hồi ức về Lê-nin và sự quan tâm của Lê-nin đối với các dân tộc phương Đông.

Anh Nguyễn nói với đồng chí Crúp-xcai-a về nỗi khổ của phụ nữ các thuộc địa. Ở Đông Dương, không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn thực dân xâm lược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở nông thôn, đâu đâu phụ nữ cũng gặp những hành động tàn nhẫn của các “quan cai trị” : sĩ quan, cảnh binh, nhân viên hải quan, nhà ga… Mắng một phụ nữ Việt Nam là con đĩ, con bú dù là một việc rất thường đối với một tên thực dân Pháp. Ở nhiều thuộc địa, phụ nữ bị đánh đập, tra tấn, hãm hiếp rất dã man.

Đại hội bầu đồng chí C. Dét-kin làm Tổng bí thư Quốc tế phụ nữ cộng sản. Anh Nguyễn cũng đến chào mừng đồng chí C. Ni-cô-lai-ê-va, tổng biên tập tạp chí “Nữ công nhân” được bầu vào cơ quan lãnh đạo Quốc tế phụ nữ.

Anh Nguyễn là đại biểu lao động Đông Dương đến dự Đại hội Quốc tế công đoàn họp ở Hội trường Nhà công đoàn Liên Xô. Anh hết sức mừng rỡ được gặp lại đồng chí G. Mông-mút-xô, phụ trách Tổng liên đoàn lao động Pháp, đại biểu Pháp dự Đại hội, vừa từ  Pa-ri tới. Mông-mút-xô là người cộng sản Pháp đã giúp anh rất nhiều khi anh mới tới Pa-ri, đưa anh đến với phong trào công nhân Pháp, đến các cuộc tranh luận chính trị ở Pa-ri và hướng dẫn anh viết báo “Đời sống công nhân” do đồng chí phụ trách. Không thể không nhớ đến hình ảnh con người cộng sản và nhà lãnh tụ công đoàn Pháp ấy với bộ ria đen nhánh, nhìn anh Nguyễn bằng cặp mắt trìu mến, đồng tình khi anh Nguyễn nói trước Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua năm 1920 phê bình một nghị sĩ xã hội trốn tránh nhiệm vụ đối với vấn đề giải phóng thuộc địa. Chính Mông-mút-xô, tại Đại hội lịch sử đó, đã cùng anh Nguyễn và nhiều đồng chí khác bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản của Lê-nin và quyết định thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Ngoài việc bàn về đấu tranh đòi làm 8 giờ một ngày, kinh nghiệm bãi công, liên minh với nông dân, Đại hội Quốc tế công đoàn dành nhiều thời gian thảo luận nhiệm vụ Quốc tế công đoàn ở các nước thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản.

Cuộc chiến đấu của những người cộng sản và những người cách mạng trên quy mô toàn thế giới phát triển ngày càng mạnh, đồng thời sự phản kích của các thế lực phản động cũng ngày càng quyết liệt. Tình hình đó đòi hỏi giai cấp vô sản không chỉ thống nhất đường lối đấu tranh mà còn phải đề ra những biện pháp để bảo vệ nhau, bảo vệ mọi lực lượng cách mạng. Một tuần sau khi Đại hội lần thứ năm Quốc tế cộng sản bế mạc, anh Nguyễn đến nhà hát Di-mi-na dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế cứu trợ các chiến sĩ cách mạng, còn gọi là Quốc tế cứu tế đỏ.

Đại hội có hơn một trăm đại biểu thuộc các nước : Liên Xô, Anh, Pháp, Ý, Đức, Áo, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Tây Ban Nha, Ru-ma-ni, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan, E-xtô-na-a, Lát-vi-a, Li-tuy-a-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pê-ru, Brê-din, Ba Tư, Đông Dương, Gia-va, Trung Quốc Triều Tiên, Mông Cổ. Anh Nguyễn gặp lại ở đấy đồng chí Vin-hem Pích, trưởng đoàn đại biểu Đức, là người cùng ở khách sạn Luých với anh. Sau lễ khai mạc ở nhà hát Di-mi-na, Đại hội chuyển đến họp ở Câu lạc bộ Hội các chính trị phạm, đường Crô-pốt-kin. Đại hội thảo luận các vấn đề tổ chức, điều lệ, mối quan hệ với các tổ chức cách mạng khác, giúp đỡ về pháp đối với các nạn nhân… Là đại biểu chính thức của Đông Dương tại Đại hội, anh Nguyễn nói về sự đàn áp, khủng bố của thực dân và đề nghị các biện pháp giúp đỡ những người cách mạng ở các thuộc địa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #69 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 01:01:26 pm »

Sau khi nghe các tham luận, Đại hội định rõ nhiệm vụ của Quốc tế Cứu tế đỏ là giúp đỡ về vật chất, tinh thần, chính trị và pháp lý đối với các chiến sĩ đấu tranh cho cách mạng ở tất cả mọi nước, nhằm thức tỉnh và phát triển tình đoàn kết quốc tế giữa những người lao động và những người cách mạng. Quốc tế cứu tế đỏ lập ra nhiều ban chuyên môn để nghiên cứu và tổ chức việc giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng trên quy mô toàn thế giới.

Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế cứu tế đỏ mới được bầu là Tơ-ren, người Pháp, quen biết anh Nguyễn từ lúc còn ở Pa-ri, nói với anh :

– Theo điều lệ, Quốc tế cứu tế đỏ có nhiệm vụ trông nom giúp đỡ cả vợ con các chiến sĩ cách mạng bị kẻ thù bắt hoặc bị giết hại, vậy đồng chí có thể yên tâm hoạt động.

Anh Nguyễn trả lời :

– Tôi chưa phải phiền đến Cứu tế đỏ điều đó.

Sự đàn áp, khủng bố của địch không thể làm nhụt ý chí của anh. Hoài bão lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng ở Tổ quốc mình ngày đêm nung nấu tâm trí anh. Anh thấy đã đến lúc phải hành động và tổ chức. Việc nghiên cứu và học tập các tác phẩm của Lê-nin, những ngày công tác tích cực ở Quốc tế cộng sản và các tổ chức của nó, sự hiểu biết cuộc sống và những kinh nghiệm củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, hơn mười năm lao động, quan sát và tích lũy hiểu biết qua các luc địa và các đại dương, tất cả đã giúp hình thành ở anh tư tưởng chính trị và năng lực tổ chức của một người cộng sản chân chính với quan điểm lập trường cách mạng đúng đắn, triệt để. Anh viết thư gửi Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản đề nghị được đi công tác ở miền nam Trung Quốc để hoạt động trong những người Việt Nam yêu nước lưu vong, chuẩn bị xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, và từ nơi rất gần Tổ quốc ấy, có thể làm được nhiều việc để thức tỉnh và dẫn dường cho nhân dân.

Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản hẹn gặp anh để trả lời. Anh đến trụ sở Quốc tế cộng sản, lên ngay tầng ba, tới buồng để tên ngoài cửa : “Đ.D. Ma-nu-in-xki”. Ma-nu-in-xki là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế cộng sản, một trong những đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Liên Xô. Đồng chí là một đảng viên Đảng Cộng sản (bôn-sê-vích) Nga từ năm 1903. Sau khi cách mạng Nga năm 1905 thất bại, đồng chí lánh sang Pa-ri, vừa tiếp tục hoạt động cách mạng vừa học ở khoa luật trường đại học Xóoc-bon. Những lần anh Nguyễn và đồng chí Ma-nu-in-xki gặp nhau, hai người thường trò chuyện bằng tiếng Pháp.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM