Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:46:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 76994 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #50 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 10:45:28 pm »

Bằng lời văn trong sáng, giản dị, sự nhận xét cô đọng sâu sắc, tình cảm chân thành và nồng cháy, anh Nguyễn viết :

“Lê-nin đã mất ! Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguyên phì nhiêu ở châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở châu Á. Đúng, những người da đen và da vàng chưa có thể biết rõ Lê-nin là ai, nước Nga ở đâu. Bọn đế quốc thực dân cố ý bưng bít không cho họ biết. Sự ngu dốt là một trong những chỗ dựa chủ yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng tất cả họ, từ những người nông dân Việt Nam, đến người dân săn bắn trong các rừng Đa-hô-mây, đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nước mà không cần đến bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng đã nghe nói rằng nước đó là nước Nga, rằng có những người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lê-nin. Chỉ như thế cũng đủ làm cho họ ngưỡng mộ sâu sắc và đầy nhiệt tình đối với nước đó và lãnh tụ của nước đó.

Nhưng không phải chỉ có thế. Họ còn được biết rằng người lãnh tụ vĩ đại này sau khi giải phóng nhân dân nước mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa. Người đã kêu gọi các dân tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da vàng và da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn ru-mi, của tất cả bọn ru-mi, toàn quyền, công sứ, v. v… và để thực hiện mục đích ấy, Người đã vạch ra một cương lĩnh cụ thể.

Lúc đầu họ tưởng trên đời không thể có một người như thế và cương lĩnh như thế được. Nhưng về sau họ được biết tin, tuy lờ mờ, về Đảng Cộng sản, về tổ chức gọi là Quốc tế cộng sản đang đấu tranh vì những người bị bóc lột, và tất cả những người bị bóc lột, trong đó có cả họ nữa, họ biết rằng chính Lê-nin là người lãnh đạo tổ chức này.

Và chỉ như thế cũng đã để cho những người đó, tuy văn hóa kém cỏi nhưng là những người có thiện chí và biết ơn, hết lòng tôn kính Lê-nin. Họ coi Lê-nin là người giải phóng cho họ. Lê-nin đã mất rồi thì chúng ta biết làm thế nào ? Liệu có những người dũng cảm và rộng lượng như Lê-nin để không quản thời gian và sức lực chăm lo đến sự nghiệp giải phóng của chúng ta không ? Đó là những điều mà quần chúng nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa băn khoăn tự hỏi.

Còn chúng tôi, chúng tôi vô cùng đau đớn trước sự tổn thương không thể nào đến bù được và chia sẻ nổi buồn chung của nhân dân các nước với những người anh, người chị của chúng tôi. Song chúng tôi tin tưởng rằng Quốc tế cộng sản và các chi bộ của nó, trong đó có chi bộ của các nước thuộc địa, sẽ thực hiện được những bài học và những lời giáo huấn mà vị lãnh tụ đã để lại cho chúng ta. Làm những điều mà Người đã căn dặn chúng ta, đó chẳng phải là phương pháp tốt nhất để tỏ tình yêu mến của chúng ta đối với Người hay sao ?

Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội.

Lê-nin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #51 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 10:46:42 pm »

Lê-nin là bất tử. Có những người mà cái chết là mầm tạo nên sự sống. Lê-nin vẫn sống trong guồng máy lao động hăng say của nhân dân Liên Xô, vẫn sống trong đại gia đình Quốc tế cộng sản. Để tiếp tục sự nghiệp của Lê-nin, hàng vạn công nhân công nghiệp Liên Xô xin gia nhập Đảng cộng sản, do Lê-nin lập ra và được rèn luyện trong chiến đấu. 24 vạn đảng viên được kết nạp vào Đảng “khóa Lê-nin”, phần lớn là những công nhân giỏi nghề, dũng cảm, đáng tin cậy và vững vàng, Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản cũng nêu quyết tâm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa phong trào cách mạng của các nước phương Đông. Anh Nguyễn viết bản kêu gọi của Quốc tế cộng sản bằng tiếng Việt ngày 27-2-1924, với đầu đề “Quốc tế nông dân kính cáo” gửi về nhân dân Đông Dương, trong đó có đoạn :

“Vừa 2 năm nay, ở kinh đô nước Nga một nước thật là dân chủ – ở trần gian chưa có nước như thế – có lập một Hội để họp tất cả bao nhiêu người làm ăn. Hội ấy gọi là “Quốc tế cộng sản”. Nhờ mấy người đứng đầu can đảm anh hùng mở dựng thì Hội ấy bây giờ mạnh lắm để giúp hàng triệu hàng muôn người làm ăn ngũ phương, nhất là mấy dân khốn khổ thuộc về thuộc địa, như nhân dân An-nam ta vậy, khốn khổ vì tại mấy quân dã man Tây cướp giết người An-nam lấy tiền…

… Hội mới mất ông Lê-nin làm chủ, can đảm, khôn ngoan và rất tử tế. Nhưng mà Hội vẫn cứ chắc thế nào mình cứ đi đầu cho đến nơi. Khắp cả trần gian đâu đâu gnhe thấy tiếng Hội, trông thấy cờ hồng của Hội thì run, thì giật mình giật mẩy ? Thời mình thắng trận gần đến.

Anh em ơi ! Anh em ơi !

Vô sản toàn thế giới, hãy liên hiệp lại !”


Biến đau thương thành hành động nhân dân Liên Xô làm việc quên mình, liên tục thông báo những thành tích mới của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhân dân U-crai-na cũng vừa lập một thành tựu mới : lần đầu tiên đưa điện về nông thôn. Đấy là ở làng Ma-tri-kha, thuộc tỉnh Pôn-ta-va. Đảng bộ U-crai-na mới anh Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân và cán bộ Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản cùng mấy đại biểu quốc tế khác về thăm công xã Hữu Nghị ở Ma-tri-kha, nơi nhân dân quyết tâm thực hiện di huấn của Lê-nin bằng cách đưa trồng trọt và chăn nuôi lên sản xuất lớn.

Xe lửa đưa anh Nguyễn từ Mát-xcơ-va đến thành phố Pôn-ta-va, một thành phố êm đềm có lịch sử vẻ vang với cột dài chiến thắng cao vút ghi dấu chiến công của vua Pi-ốt thứ nhất cùng nhân dân địa phương đánh bại hàng vạn quân Thụy Điển xâm lược năm 1709. Làng Ma-tri-kha, cách thành phố Pôn-ta-va khoảng 15 ki-lô-mét, là vùng đất đen chuyên trồng lúa mì, củ cải đường và chăn nuôi bò. Dân làng đứng trong tuyết chào đón anh Nguyễn và các khách quốc tế. Tất cả những gì mà nhân dân ở đây đã làm được thể hiện sự đúng đắn trong chính sách kinh tế của Lê-nin. Phải tập trung sức cao độ để phát triển nông nghiệp, và trên cơ sở khôi phục công nghiệp nặng, đưa máy móc, điện, phân bón về nông thôn, do đó củng cố sự liên minh kinh tế giữa giai cấp vô sản và nông dân. Muốn đưa công nghiệp lên mạnh phải có nền đại công nghiệp, phải điện khí hóa. Dòng điện đang làm thay đổi cách làm ăn và cả bộ mặt đời sống làng Ma-tri-kha. Nông dân đã có lúa mì thừa bán cho Nhà nước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #52 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 10:54:07 pm »

Nông dân ủng hộ Chính phủ xô-viết vì Chính phủ này đã mang lại ruộng đất cho họ, giải phóng họ khỏi tay địa chủ, phú nông và khôi phục giá trị nhân phẩm của họ. Nông dân yêu cầu giúp đỡ nhiều về kinh tế, song công nghiệp Liên Xô chưa thỏa mãn được những nhu cầu đó. Càng nhìn những cánh đồng bạt ngàn ở đây càng thấy tha thiết ước mong của Lê-nin khi Người còn sống : “Nếu tương lai chúng ta có thể cung cấp được 100.000 máy kéo hạng tốt nhất, có đủ dầu xăng, có đủ thợ máy cho số đó (ngay bây giờ các đồng chí biết rất rõ đó là điều không tưởng) thì người trung nông sẽ nói rằng : “Tôi tán thành công xã” (nghĩa là tán thành chủ nghĩa cộng sản)” 100.000 máy kéo : một ước mơ của Lê-nin và Liên Xô ! Nhưng nhân dân làng Ma-tri-kha đã nói với anh Nguyễn rằng họ sẽ theo lời Lê-nin, nâng cao hơn nữa năng suất lao động để công nghiệp có thể làm được nhiều máy kéo vì công nghiệp cần lương thực, thực phẩm của họ và vì chính họ cần đến công nghiệp. Ở đây cũng như toàn Liên Xô, cả một đất nước đang thắt lưng buộc bụng lao động cật lực chưa phải để có một mức sống cao ngay mà để có tích lũy xây dựng những cơ sở đầ tiên của chủ nghĩa xã hội giữa vòng vây đế quốc.

Điều quý nhất đối với nông dân làng Ma-tri-kha là được tự do, xóa bỏ ách bóc lột và được quyền làm chủ cuộc sống của mình. Mọi người dân có nhà ở. Trong làng có trường học, có vườn trẻ, trạm y tế và nhà văn hóa. Chính tại đây, anh Nguyễn cùng các đại biểu quốc tế dự cuộc mít tinhcủa dân làng. Hội trường nhà văn hóa không đủ chỗ, nhiều người phải đứng dưới tuyết để nghe các đại biểu quốc tế nói chuyện. Người ta đề ngị anh Nguyễn kể tình cảnh nông dân Việt Nam và lo biết cảm tưởng của anh về Liên Xô.

Anh giới thiệu nỗi thống khổ của nông dân Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân, phong kiến và anh nói đại ý : Lê-nin mất, nhưng ngọn cờ đại nghĩa Lê-nin có Đảng bôn-sê-vích anh hùng nắm vững, có nhân dân Liên Xô và hàng triệu người công sản khắp thế giới giương cao. Ở đâu cũng thấy nhân dân Liên Xô chịu thương chịu khó, gặp khó khăn gian khổ không than phiền oán trách, mọi người hăng say lao động, xây dựng chủ nghĩa xã hội và trông thấy trước mắt một tương lai hạnh phúc rực rỡ. Những cố gắng và thành tựu của Liên Xô đạt được trong những hoàn cảnh phức tạp và cực khổ là hết sức vĩ đại và là nguồn cổ vũ đối với các dân tộc thuộc địa, trong đó có làng Ma-tri-kha, nhất định sẽ giàu mạnh.

Anh Nguyễn trở về Mát-xcơ-va với những ấn tượng sâu sắc về một làng Liên Xô đang đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên toa xe lửa, anh mở sách ra đọc, những sách do Ban báo chí của Quốc tế cộng sản xuất bản bằng tiếng Pháp. Con tàu băng qua vùng nông thôn phủ tuyết trắng muốt trên cây và lấp lánh dưới ánh mặt trời. Thỉnh thoảng hiện ra bên đường sắt một ngôi nhà bằng gỗ, tuyết lấp gần kín và vài cỗ xe ngựa kéo.

Một đồng chí cộng sản người Ý đi cùng toa nhìn thấy anh Nguyễn quấn băng liền hỏi bằng tiếng Pháp :
– Tay đồng chí bị làm sao thế ?
Anh trả lời :
– Không sao cả ! Hôm đi viếng Lê-nin tay tôi tê cóng và da nứt, thình toảng chảy náu.
Đồng chí ấy hỏi tiếp :
– Đến Liên Xô rồi, đồng chí đi đâu nữa ?
Anh Nguyễn sôi nổi :
– Dĩ nhiên là tôi sẽ trở về Tổ quốc để đấu tranh cho sự nghiệp của nhân dân tôi. Ở nước chúng tôi có nhiều việc phải làm. Chúng tôi chẳng có quyền gì cả, trừ quyền đóng thuế cho “nước mẹ Đại Pháp” và cho bọn thống trị bản xứ. Chúng tôi là những người bị đô hộ, như đồng chí biết. Chúng tôi là dân tộc bị người ta coi là “hạ đẳng” và vì thế chúng tôi không có quyền ứng cử, bầu cử. Ở nước Nga xô-viết, ở cái nước mà bọn đế quốc gọi là của những người dã man chúng tôi có đủ quyền như người Nga. Đấy, đồng chí đã thấy cách đối xử khác nhau của chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ vô sản.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 10:59:39 pm »

Anh Nguyễn đề ra trách nghiệm của những người cộng sản Trung Quốc : “Muốn xóa tất cả những điều đó, các đồng chí Trung Quốc chúng ta phải tiến hành mạnh mẽ một cuộc vận động khẩn trương để giáo dục quần chúng, làm cho quần chúng thấy thật rõ sức mạnh của mình, quyền lợi của mình, và có đủ khả năng thực hiện khẩu hiệu : “Tất cả ruộng đất về tay nông dân”.

Về đời sống nông dân Bắc Phi, anh Nguyễn cho biết : “Quan hệ ruộng đất của người Tuy-ni-di, An-giê-ri, A-rập và Ma-rốc nói chung dựa trên chế độ cộng san nguyên thủy… Chính sách thuộc địa của Pháp đã phá hủy chế độ tập thể của người bản xứ và thay bằng một chính sách cướp bóc công khai.

Sau vũ lực và tàn phá, người nông dân Bắc Phi bị tiến công bởi những bọn lưu manh, phiêu lưu, bọn cho vay nặng lãi, tóm lại tất cả những hạng người mà chính quốc đã vứt bỏ. Bọn thực dân cuối cùng đã thắng, còn người bản xứ phải khuất phục và phải nhường ruộng đất cho chúng.

Năm 1848, An-giê-ri phải chịu cuộc tiến công đầu tiên và có lẽ ác liệt nhất cũa bọn người khai hóa nói trên. Đây là 15.000 người nghèo đói mà các xưởng của thủ đô Pa-ri không thu nạp nổi và đang uy hiếp Pa-ri. Ngoài tiền đi đường, họ còn được cấp trâu bò, tiền tạm ứng, công cụ san xuất và từ bốn đến 12 héc-ta ruộng đất cướp đoạt của nông dân An-giê-ri.

Sau năm 1870, những người di cư từ An-xát-xơ đến cũng làm vai trò thực dân ấy. Lẽ dĩ nhiên những người này đáng được trọng thị hơn những loại người nói trên, nhưng họ cũng làm hai không kém đối với nông dân bản xứ, vì tất cả ruộng đất mà họ được cấp đều là tước đoạt của nông dân địa phương”.


Ở Tuy-ni-di, 55 đồn điền Pháp chiếm 355.000 héc-ta đất, 30 chủ đồn điền khác chiếm 160.000 héc-ta rừng.

Một thầy cãi Pháp mua một mảnh đất giá 20 phrăng. Chung quanh mảnh đất ấy là đất công của nông dân địa phương. Người đó gây chuyện đưa ra tòa kiện. Nông dân cuối cùng cũng phải bán hết ruộng đất cả làng mình cho vị thầy cãi mới đủ tiền trả phí tổn vụ kiện.

Họ vẫn tự an ủi là còn may vì được làm nô lệ cho người chủ mới chứ chưa bị đuổi khỏi làng.

Sau khi phân tích các thủ đoạn của bọn thực dân bóc lột, cướp phá ruộng đất của nông dân Bắc Phi, anh Nguyễn báo động : “Nông dân Bắc Phi sẽ biến khỏi quả đất, nếu như giai cấp vô sản không thức tỉnh họ và cứu họ khỏi nền “văn minh” ngoại lai”.

Kèm theo bài về nông dân Việt Nam,. Anh Nguyễn vẽ bức tranh : một nông dân tóc búi tó, chiếc nón mê hất về phía sau gáy, mình trần, tay cầm roi, tay cầm cày, thúc con trâu gầy lội trong ruộng nước, cả người và vật đăm chiêu trên mảnh đất làm thuê. Anh am hiểu một cách sâu sắc, tinh tế và trên lập trường của giai cấp công nhân những vấn đề về nông dân các nước thuộc địa và nữa thuộc địa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #54 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:02:49 pm »

Là người tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng của nông dân toàn thế giới, anh còn phải quan tâm đến biết bao nhiêu tình hình và vấn đề được đang đặt ra ở tất cả các châu. Anh cùng Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân thảo luận và thông qua một bức thư đặc biệt gửi Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của vấn đề nông dân đối với cách mạng Trung Quốc và chỉ rõ cần giải quyết vần đề theo gợi ý khắc phục những khuynh hướng sai lầm về vấn đề nông dân. Lúc ấy có người trong Đảng Cộng sản Trung Quốc có những nhận thức không đúng, như cường điệu vai trò nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ, phân loại lộn xộn các tầng lớp ở nông thôn, thậm chí coi cố nông và lưu manh ở nông thôn còn cách mạng hơn vô sản thành thị.

Anh Nguyễn ký tên dưới nhiều vân kiện quan trọng của Quốc tế nông dân : Lời chào mừng Đại hội Liên đoàn hợp tác xã quốc tế họp ở Căng (Bỉ) ; Lời kêu gọi đả đảo khủng bố trắng nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Cứu tế đỏ ; Thư gửi Đại hội Hội các nông dân Nam Tư ; Lời kêu gọi đả đảo bọn giết hại các lãnh tụ của nhân dân, sau vụ phản động giết một nghị sĩ thuộc liên danh công nông trong Quốc hội Bun-ga-ri ; Lời kêu gọi nông dân Pháp và Tây Ban Nha đả đảo chiến tranh chống Ma-rốc và đòi đao phủ giết hại công nhân và nông dân Bun-ga-ri ; Lời kêu gọi nông dân Ru-ma-ni và thế giới, đòi ruộng đất và tự do cho nông dân Bét-xa-ra-bi ; Lời kêu gọi nông dân toàn thế giới đòi đế quốc cút khỏi Trung Quốc…

Mỗi văn kiện là một sự phân tích đúng đắn tình hình, sự khẳng định thái độ rõ ràng của Quốc tế nông dân và những vấn đề thời sự, sự chỉ đạo nhạy bén phong trào đi vào một hướng đúng. Người nông dân châu Mỹ hoặc châu Phi, châu Âu hoặc châu Á, nhận những tài liệu ấy với tên ký ở dưới : Nguyễn Ái Quốc (Đông Dương), coi anh là tiêu biểu trí tuệ tập thể đang lãnh đạo phong trào, đồng thời là đại biểu cho dân tộc thuộc địa đang đấu tranh và hy vọng.

Những tài liệu ấy cùng nhiều chỉ thị, ấn loát phẩm phát đi từ trụ sở Quốc tế nông dân, thức tỉnh, cổ vũ, hướng dẫn hàng trăm triệu nông dân trên thế giới siết chặt đội ngũ, nhận rõ sứ mệnh, liên minh với giai cấp công nhân và quyết tâm đi theo sự lãnh đạo của những người cộng sản chân chính.

Sau những buổi làm việc khẩn trương, anh Nguyễn vẫn dành thời giờ để tìm hiểu nền văn hóa, văn học, nghệ thuật Nga : đọc một cuốn truyện, xem một vở kịch, một bộ phim, nghe một buổi hòa nhạc, ngắm một phòng tranh, tìm ở đấy những kiến thức về đời sống, về cuộc đấu tranh của con người, xây dựng đạo đức và tình cảm cách mạng, nâng cao tâm hồn và óc thẩm mỹ. Anh thường đến các viện bảo tàng mỹ thuật của Mát-xcơ-va : bảo tàng Pu-skin, bảo tàng Tơ-rê-chi-a-cốp mà năm 1918, Lê-nin ký sắc lệnh chuyển thành Bảo tàng quốc gia, với ý nghĩa văn hóa và nghệ thuật của nó, là một cơ quan có chức năng giáo dục. Không bao giờ quên được bức tranh tuyệt diệu của Rê-gin “Những người kéo thuyền trên sông Vôn-ga”, với con sông rất Nga ấy và những con người nghèo khổ thời trước cách mạng Tháng Mười, một tác phẩm và là một tiếng kêu của tác giả phản đối chế độ phong kiến nông nô. Đạp làm sao những cây bạch dương và cảnh vật Nga trong tranh của Lê-vi-tan. Người xem xúc động trước bức tranh “Đưa đám” của Lê-rốp nói lên nỗi thống khổ cùng cực của nông dân dưới thời vua Nga. Tự hào cùng với tác phẩm “Năm 1812” của Pri-a-nít-sơ-nhi-cốp tả chiến thắng của nhân dân Nga chống lại quân Na-pô-lê-ông xâm lược. Và tràn đầy hy vọng khi xem bức tranh lớn “Cuộc sống khắp nơi” của I-a-rô-sen-cô, với những cặp mắt nhân dân thiết tha, khao khát tự do biết là chứng nào…
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:06:43 pm »

Anh Nguyễn nhiều lần đến xem một triển lãm nghệ thuật mới mở trong nhà Bảo tàng quốc gia nghệ thuật mới phương Tây, ở đường Crô-pốt-kin. Đấy là cuộc triển lãm “50 năm nghệ thuật Đức”. trưng bày 67 bức tranh của những họa sĩ Đức cận đại nổi tiếng, trong đó có một số người bước đầu chịu ảnh hưởng của cách mạng vô sản ở Đức miêu tả cuộc sống nhân dân lao động và ca ngợi tự do, công lý.

Tại phòng triển lãm tranh anh gặp họa sĩ người Thụy Điển sống ở  Đức nhiều năm Ê-rich Giô-han-xon. Gặp nhiều lần thành quen, anh hỏi họa sĩ tình hình nghệ thuật tạo hình của Đức và trao đổi ý kiến về các trào lưu nghệ thuật ở châu Âu mà anh am hiểu ; cảm tưởng của anh từ bảo tàng mỹ thuật Lơn-đơn đến bảo tàng Lu-vrơ ở Pa-ri và Éc-mi-ta-giơ ở Lê-nin-grát Anh mỉm cười nhận rằng ở Pa-ri anh có vẽ chút ít. Anh nói rất tinh tế và rõ ràng về những tác phẩm Đức mà anh đã xem và tỏ nhiều cảm tình đối với những nghệ sĩ, bằng các tác phẩm của mình, phơi trần sự thật xã hội tư bản và kêu gọi nhân dân đấu tranh. Anh bàn đến tình hình nghệ thuật hội họa châu Âu và nói với E.W. Giô-han-xon rằng, theo anh, mỗi dân tộc cần giữ gìn, chăm sóc đặc điển dân tộc mình trong nghệ thuật.

Họa sĩ E. Giô-han-xon rất chú ý và rất quý trọng anh, một người châu Á đến xem tranh với cả tấm lòng yêu mến nghệ thuật và tâm hồn trong sáng nghĩ đến hạnh phúc con người và lợi ích của nhân dân. Họa sĩ xin phép được vẽ anh ngay trong phòng tranh để ghi lại kỷ niệm về anh, một người có nhiệt tình thưởng thức nền nghệ thuật Đức.

Họa sĩ ký họa xong bức chân dung anh Nguyễn và xin anh một chữ ký vào góc tranh.

Giữa Mát-xcơ-va, anh Nguyễn ngày càng phát hiện thêm nhiều đều mới lạ và bổ ích. Ngày 21-4-1924, Trường Đại học cộng sản của những người lao động Phương Đông, gọi tắt là Trường Đại học Phương Đông, mời anh đến dự lễ kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập trường. Lần đầu anh được thấy một loại trường đặc biệt như thế. Trường có mười ngôi nhà rải rác ở mấy phố, nhưng cơ sở chính, giảng đường lớn của trường và là nơi làm lễ kỷ niệm, đóng trong nhà thờ Xtơ-rát-xnưi, trên quảng trường cúng tên. Đồng chí hiệu trưởng đọc báo cáo tổng kết ba năm hoạt động của trường. Thành lập ngày 21-4-1921 theo sáng kiến của Lê-nin, trường Đại học Phương Đông có nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện các chiến sĩ cách mạng các nước phương Đông về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, về phương pháp tổ chức và lanh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng. Học sinh đến đây từ các dân tộc phương Đông đã được giải phóng nay đã gia nhập Liên Xô và từ các dân tộc phương Đông chưa được giải phóng như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Triều Tiên, Trung Quốc… Trường hiện có 1.015 học sinh, trong đó có 895 đảng viên cộng sản, có 151 nữ, và xét về thành phần giai cấp thì có 258 công nhân, 547 nông dân và 210 trí thức. Trong thời gian học tập, các học sinh được học để nắm vững các môn quan trọng như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chính trị kinh tế học, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lý luận về cách mạng dân tộc và thuộc địa. Ngoài ra còn học văn hóa, chủ yếu là toán, lý, sinh vật, địa lý, học quân sự và thực tập ở các nhà máy, nông trường. Học sinh ở đây hiểu rõ học không phải để ra làm quan hoặc tìm kiếm một việc kiến ăn nhàn hạ mà để chuẩn bị những tri thức cần thiết đi vài quần chúng nhân dân, vận động họ làm cách mạng giành lấy độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Trường Đại học Phương Đông đối với anh Nguyễn thật hấp dẫn. Sau buổi lễ kỷ niệm ấy và sau khi tiếp xúc, nói chuyện với học sinh là những thanh niên năng động, thông minh, sôi nổi tinh thần cách mạng, anh muốn đến nghiên cứu kỹ hoạt động của trường. Trường cách nhà anh ở không đầy một ki-lô-mét nên rất tiện để anh đến thăm luôn và tìm hiểu mọi hoạt động của nó.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:13:49 pm »

Trường dạy học sinh thuộc 62 chủng tộc. Có 150 giáo sư phụ trách giảng dạy các môn. Hai tủ sách với 47.000 cuốn giúp các nhà cách mạng trẻ tuổi đi sâu vào việc nghiên cứu. Mỗi dân tộc, hay “nhóm”, có một tủ sách riêng gồm sách báo bằng tiếng mẹ đẻ. Phòng đọc sách báo được học sinh trang trí rất đẹp và có đầy và có đầy đủ các loại báo chí.

Học sinh ra tờ báo “Người Phương Đông” dán lên một bảng to đặt trước cửa phòng đọc sách báo. Nhà trường kết hợp học tập và lao động. Nông trường Vát-ki-nô, cách Mát-xcơ-va khoảng 60 ki-lô-mét, nhường cho trường 100 mẫu tây đất để mùa hè học sinh về đấy trồng trọt và chăn nuôi. Đồng chí bí thư nông nghiệp của trường không giấu nổi tự hào, nói với anh Nguyễn : “ Chúng tôi đã có 30 con bò sữa và 50 con lợn”.

Học sinh đau ốm được chữa và chăm sóc trong bệnh viện riêng của trường. Ăn, mặc, ở không mất tiền, mỗi tháng mỗi người còn được lĩnh năm đồng rúp vàng để tiêu vặt. Nhà trường lập ra quỹ tương trợ để giúp học sinh hoặc gia đình học sinh lúc gặp khó khăn. Mỗi năm trường đại học này chi tiêu đến 516.000 đồng rúp vàng. Trường có nhà nghỉ và nhà điều dưỡng ở Ga-gra, miền nam Liên Xô, dành cho học sinh ốm yếu ; ngoài ra trường còn có một nhà nghỉ ở Ma-la-khốp-ca, ngoại thành Mát-xcơ-va, nguyên là thái ấp của một quận công Nga. Thật là thú vị khi thấy lá cờ đỏ kiêu hãnh phấp phới trên đỉnh ngọn tháp có mang tước huy quận công, và các học sinh phương Đông vui đùa trong lễ điện của quận công.

Học sinh lập thành một “công xã”. Chủ tịch và các cán sự của “công xã” do học sinh bầu ba tháng một lần. Một đại biểu học sinh tham gia việc quản trị và hành chính của trường. Tất cả học sinh đều thay phiên nhau làm bếp, trông nom thư viện, câu lạc bộ. Tất cả những sự xích mích lớn hoặc vi phạm kỷ luật đều do một tòa án của học sinh xét xử công khai. Mỗi tuần, “công xã” họp một lần để thảo luận tình hình chính trị và kinh tế thế giới. Thỉnh thoảng có những buổi liên hoan nghệ thuật do các đội nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc do chính học sinh biểu diễn làm cho mọi người được thưởng thức nghệ thuật và văn hóa muôn màu muôn vẻ của nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Trường còn lập ra một Nhà thiếu niên gồm 70 cháu. Số là năm 1922 xảy ra nạn đói lớn ở vùng Pa-vôn-gi, học sinh trường Đại học Phương Đông được cử về đấy tham gia cứu đói và ổn định đời sống nhân dân ; trong khi công tác, họ thu nhặt được 40 cháu từ 8 đến 12 tuổi, bố mẹ không còn khả năng để nuôi chúng . Học sinh đưa chúng về Mát-xcơ-va, tổ chức một lớp học riêng ở nhà nghỉ của trường gần g axe lửa ngoại thành U-đen-nai-a để nuôi dạy chúng. Sau lại có thêm những anh em ruột của học sinh và con cái một số cán bộ, nhân viên nhà trường, gia đình quá túng thiếu cũng xin vào lớp học đăc biệt này.

Các cháu hàng ngày được học văn hóa, và học thêm một số nghề lao động, tự bầu ra Hội đồng quản trị, có người lớn hướng dẫn đọc sách, vui chơi, cắm trại, đi thăm các vùng chung quang, đi vận động nông dân đẩy mạnh sản xuất và giữ gìn vệ sinh… Các cháu sống trong sự chăm sóc trìu mến chu đáo của toàn thể học sinh trường Đại học Phương Đông.

Một điểm đặc biệt ở trường mà anh Nguyễn hết sức chú ý là học sinh tham gia hoàn toàn vào đời sống chính trị của Liên Xô. Khi còn ở Tổ quốc họ, những học sinh đó là dân “thuộc địa”, dân “bảo hộ”, không có quyền gì khác hơn là quyền nộp thuế, nhận roi vọt, tù đày. Nay ở Liên Xô, họ cùng tham gia bầu cử như người Liên Xô, đề cử những đại biểu của mình vào các xô-viết.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:15:48 pm »

Anh Nguyễn nhận thấy : tất cả những học sinh ấy đều đã từng đau khổ, đã sống dưới “nền văn minh khai hóa cao cả”, từng chịu đựng áp bức và bóc lột của chủ nghĩa tư bản nước ngoài, vì vậy họ đều thiết tha được học hỏi. Họ rất hăng hái và nghiêm túc. Họ không hề chơi bời và phóng túng như những thanh niên phương Đông du học ở Pa-ri, Ô-xpho hay Béc-lin. Có thể nói Trường Đại học Phương Đông ôm ấp trong lòng mình tất cả tương lai của các dân tộc thuộc địa.

Anh Nguyễn viết ngay bức thư sau đây gửi đến đồng chí Pê-tơ-rốp, bí thư phụ trách Bộ Phương Đông, Quốc tế cộng sản :

“Đồng chí thân mến,
Hôm qua đi dự cuộc mít tinh của học sinh trường Đại học cộng sản Phương Đông, một ý nghĩ tôi ấp ủ từ lâu bỗng trở lại trong óc tôi. Tôi thấy có nhiệm vụ báo để đồng chí biết rõ ý nghĩ ấy :

1. Đồng chí biết rằng nguyên nhân ban đầu sự yếu đuối của các dân tộc phương Đông là tình trạng cô lập. Không như các dân tộc phương Tây, họ không có giao lưu, tiếp xúc với nhau giữa các lục địa. Họ hoàn toàn không biết gì xảy ra ở những người hàng xóm láng giềng gần nhất, do đó thiếu sự tin cậy lẫn nhau, thiếu những hành động tương trợ, thiếu sự kích thích lẫn nhau.

Thật là bổ ích bao nhiêu đối với người Việt Nam nếu được biết những người anh em Ấn Độ tổ chức đấu tranh như thế nào chống đế quốc Anh, hoặc như công nhân Nhật Bản đoàn kết như thế nào để chống sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản, hoặc những người Ai Cập đã có những hy sinh cao quý như thế nào để đòi tự do. Các dân tộc phương Đông nói chung rất tình cảm, và đói với họ một tấm gương còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

2.   Các cán bộ cách mạng bản xứ bị theo dõi và truy lùng gắt gao ở nước họ. Nhưng ở một nước láng giềng, không ai biết đến họ thì họ làm việc dễ dàng hơn. Nếu Quốc tế cộng sản có thể cử các đồng chí Trung Quốc đến Đông Dương chẳng hạn, các đồng chí Thổ Nhĩ Kỳ đến Ấn Độ cộng tác và cứ như thế mà cử người đi thì sẽ rất có lợi. Nhưng muốn làm được nhiệm vụ đó thì các đồng chí cán bộ đó phải có sự hiểu biết về tình hình giữa các nước châu Á và có sự quan hệ chặt chẽ giữa cán bộ các nước khác nhau.

 Nhưng hiện nay sự hiểu biết và sự quan hệ đó không có. Trong những điều kiện như vậy, mọi sự tương trợ và mọi sự đoàn kết đều không thể thực hiện được.

3. Trường Đại học Phương Đông hiện có 62 chủng tộc phương Đông. Con số đó sẽ tăng cùng với sự tăng cường hoạt động và tuyên truyền của Quốc tế cộng sản. Trường Đại học là lò đào tạo những cán bộ tuyên truyền đầu tiên cho các nước phương Đông. Để tiện làm việc, chúng ta đã có nhóm La tinh, nhóm Ăng-glô-sắc-xông, v.v… tại sao chúng ta lại không có một nhóm châu Á ?

4. Vì vậy tôi đề  nghị trước khi các học sinh tốt nghiệp và trước khi họp Đại hôi Quốc tế cộng sản,  đồng chí nên cho triệu tập Bộ Phương Đông để chuẩn bị lập nhóm châu Á đó.

Tôi hy vọng đồng chí sẽ nghiên cứu ủng hộ kiến nghị của tôi. Xin gửi lời chào anh em cộng sản.


                                                                                              NGUYỄN ÁI QUỐC
                                                                                                                Đại biểu Đông Dương”

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:19:22 pm »

Trong những lần anh Nguyễn đến trường Đại học Phương Đông, biết anh là một trong những người lãnh đạo Quốc tế nông dân và là cán bô Bộ Phương Đông của Quốc tế cộng sản, nhiều học sinh Trung Quốc đến gặp anh, kể cho anh nghe về quê hương họ, những hoàn cảnh khác nhau của họ trước khi vào trường và hoài bão của họ thức tỉnh hàng trăm triệu thanh niên Trung Quốc đứng lên làm cách mạng.

Với sự cộng tác của các học sinh đó, anh Nguyễn làm chủ biên tác phẩm “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” trong đó đề ra nhiệm vụ của thanh niên Trung Quốc trong cách mạng dân tộc dân chủ. Cuốn sách viết bằng chũ Pháp và đồng chí Pa-xcan, người Pháp, phụ trách bộ phận tiếng Pháp của Ban báo chí Quốc tế cộng sản, hiệu đính. Khi đưa in tác phẩm đó dịch sang tiếng Nga do nhà xuất bản “Mát-xcơ-va mới” xuất bản, anh Nguyễn chịu trách nhiệm trình bày bìa. Anh vẽ một thanh niên Trung Quốc gầy guộc, đội nón, đang nai lưng kéo chiếc xe tay. Bức tranh choán cả bề mặt tờ bìa, nói lên nỗi khổ của thanh niên và cũng là của nhân dân Trung Quốc, như giục giã phải vùng lên xóa bỏ bất công. Nét vẽ ấy quá quen thuộc với anh Nguyễn vì  anh đã từng vẽ ở Pa-ri cho các báo những cảnh phu kéo xe như thế. Anh còn viết tác phẩm “Chủng tộc da đen”, nói về tình cảnh nhân dân châu Phi và tinh thần yêu độc lập tự do của họ, những người mà anh đã cùng sống, cùng lao động và cùng đấu tranh.

Cộng việc chuẩn bị Đại hội lần thứ năm Quốc tế cộng sản vẫn thu hút của anh Nguyễn nhiều thời giờ nhất. Anh ngày càng phải đi lại giao dịch nhiều với các cơ quan của Quốc tế cộng sản, đi sưu tầm và nghiên cứu tài liệu viết bản báo cáo trình bày trước Đại hội. Đẻ tiện cho anh đi làm việc các nơi, Quốc tế cộng sản trao cho anh một giấy sau đây :


Quốc tế cộng sản
Ban Chấp hành
Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại !

   
Mát-xcơ-va ngày 14-4-1924



   
GIẤY CHỨNG NHẬN

                                                    
  Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là cán bộ của Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản.

                                                                                                           Phụ trách Bộ Phương Đông
                                                                                                       Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản


                                                                                                                     PÊ-TƠ-RỐP
                                                                                                                   Bí thư phụ trách
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:24:48 pm »

Xuân đã về với nắng ấm và những lộc xanh nhú trên cành, cảnh vật như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Cả Liên Xô thi đua lao động xản xuất và cả Mát-xcơ-va treo cờ đỏ chuẩn bi kỷ niệm ngày Quốc tế lao động. Đây là ngày Quốc tế lao động đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười vắng Lê-nin.

Anh Nguyễn nhận được thư của đồng chí Tổng bí thư Cô-la-rốp :

Quốc tế cộng sản
Ban Chấp hành
Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại !


   
Mát-xcơ-va ngày 30-4-1924

Kính gửi đồng chí Nguyễn Ái Quốc
Đồng chí thân mến,
Theo đề nghị của Thành ủy Mát-xcơ-va, Đảng Cộng sản Nga, Ban bí thư Quốc tế Cộng sản mời đồng chí ngày mai, 1-5, từ 12 giờ đến 2 giờ chiều, có mặt tại Hồng trường để nói chuyện với những người đi biểu tình.


                                                                                                        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản
                                                                                                                          V. CÔ-LA-RỐP

Kèm theo bức thư là một thẻ đi lại :

   
“ĐƯỢC ĐI LẠI KHẮP NƠI”

Thẻ đi lại công tác cấp cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc được quyền đi lại trên Hồng trường ngày 1-5-1924.

                                                                                                                           TƯ LỆNH MÁT-XCƠ-VA


Trên Hồng trường ngày 1-5, nhân dân Mát-xcơ-va đủ các tầng lớp và đủ các ngành nghề đến tập trung biểu dương lực lượng hùng mạnh quyết biến những di huấn của Lê-nin thành hiện thực. Nhân dân diễu hành. Đội thiếu niên xếp hàng hai giơ tay chào. Một đơn vị Hồng quân xếp hàng đi sau một đội nhạc binh.

Trên đài lễ, anh Nguyễn và các đại biểu quốc tế cộng sản đứng sau một lá cờ đỏ thắt dải băng để tang Lê-nin. Trên lá cờ thêu dòng chữ : “Chúng tôi nguyện đem lá cờ của người đi khắp thế giới”. Một lời thề, một ý chí, một quyết tâm.

Trong tiếng quân nhạc cử bài hành khúc ra trận, anh Nguyễn tự hưa với mình và với hương hồn Lê-nin đang yên nghỉ trong lăng rằng anh sẽ đem lá cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cắm trên Tổ quốc Việt Nam của anh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM