Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:47:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 76986 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #140 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:50:11 pm »

Sau Đại hội thứ 7 Quốc tế cộng sản, anh Nguyễn muốn về nước ngay. Tình hình sôi động của thế giới mà  Đại hội đã nêu lên cùng với nhiệm vụ cấp bách của những người cộng sản làm cho anh nóng lòng muốn trở về Tổ quốc. Mục tiêu kiên định của anh là : “Trở về nước, đi vào quần chúng, tổ chức đoàn kết nhân dân, huấn luyện nhân dân, đưa nhân dân ra đấu tranh giành độc lập tự do”.

Nhưng thấy tình hình Đông Dương chưa thuận lợi, và với trách nhiệm bảo vệ lãnh tụ Đảng của một dân tộc, Quốc tế cộng sản đề nghị anh Nguyễn chờ thời cơ khác tốt hơn. Quốc tế cộng sản đề nghị anh nhận thêm công việc giảng dạy nhóm học sinh Việt Nam ở viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, trong số này có chị Minh Khai và anh Tú Hưu, ở lại học tiếp sau Đại hội. Anh cùng chị Minh Khai và anh Tú Hưu đi dự  Đại hội lần thứ 6 Quốc tế thanh niên khai mạc ngày 25-9 tại trụ sở Các công đoàn Liên Xô. Những khuôn mặt trẻ tại Đại hội này ánh lên tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chống lại mọi âm mưu của chủ nghĩa phát xít, sẵn àng hy sinh cả máu của mình để bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ nhân loại. Tại Đại hội tuổi trẻ cách mạng đó, nhà văn Liên Xô I. Ê-ren-bua đến gặp anh Nguyễn. Ê-ren-bua hỏi cảm nghĩ và mong muốn của anh Nguyễn ở mùa Xuân thứ 45 của đời hoạt động, thì được nghe trả lời : “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc tôi”.

Thời cơ ấy đã đến. Cuối năm 1935, Đảng Cộng sản Tây Ban Nha lập Mặt trận Nhân dân thu hút các đảng phái, tổ chức dân chủ và căm ghét phát xít nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Tháng 2-1936, Mặt trận Nhân dân thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội Tây Ban Nha, lập ra Chính phủ nhân dân nước Cộng hòa Tây Ban Nha, thực hiện nhiều cải cách dân chủ vì lợi ích nhân dân. Mặt trận Nhân dân (trước ta quen gọi là Mặt trận Bình dân) Pháp mùa hè 1936 cũng ra đời và một chính phủ của Mặt trận được thành lập. Trả lại tự do cho tù chính trị ở các nước thuộc địa là một trong những vấn đề được nêu lên đầu tiên trong chương trình hành động của Mặt trận và Chính phủ Nhân dân. Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định bắt tay đoàn kết với Mặt trận Nhân dân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống chính sách phản động của bọn đại tư bản Pháp. Trong bối cảnh ấy, Quốc tế cộng sản thấy anh Nguyễn có thể trở về nước được. Vụ tổ chức cán bộ Quốc tế cộng sản đã mời anh đến làm tờ khai lý lịch và những thủ tục cần thiết như hộ chiếu, giấy đi đường… Kế hoạch dự định : Anh sẽ sang Béc-lin rồi sang Pháp, từ Pháp đáp tàu về Đông Dương, nếu gặp khó khăn thì đến thượng Hải, nơi Quốc tế Cộng sản đã lập lại các cơ sở liên lạc của mình, rồi tìm đường về Việt Nam.

Nhưng mùa hè 1936, bọn phản động Phrăng-cô, được phát xít Đức-Ý tiếp tay, gây ra cuộc nội chiến, tiến công chính quyền của Mặt trận Nhân dân Tây Ban Nha. Đất nước này chìm trong máu lửa. Ít lâu sau, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp cũng đổ và bọn thực dân phản động Pháp lại ra tay khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương. Chuyến đi của anh Nguyễn phải hủy bỏ.

Trong khi chờ đợi một dịp khác, anh làm việc ở Nin Ca Pê, tức Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, số nhà 25 đại lộ Tơ-véc-xkôi, từ phố lớn Tơ-véc-xkai-a rẽ vào khoảng vài trăm mét. Một ngôi nhà hai tầng với nhiều phòng nhỏ, yên tĩnh.

Đồng chí Men-man, phụ trách viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa thu xếp dành cho anh Nguyễn một phòng làm việc riêng nhìn xuống vưởn cây có những lối đi rải đá. Ở đây anh gặp các chiến sĩ cách mạng một số nước châu Á. Và nhờ đó, anh cũng biết thêm nhiều tình hình mới về cuộc đấu tranh đang diễn ra trên lục địa này. Một hôm, giảng viên I. Cô-dơ-lốp, phụ trách hướng dẫn nhóm nghiên cứu sinh Ấn Độ ở Viện, hỏi anh :

– Này, đồng chí Lin, đồng chí làm việc nhiều quá ! Bảo vệ xong luận án, chắc đồng chí sẽ trở thành giáo sư và Viện chúng tôi sẽ có thêm một thầy dạy với nhiều kinh nghiệm thực tế !

Anh Nguyễn lắc đầu :

– Không ! Vị trí của tôi là ở Việt Nam. Dù tình hình diễn biến thế nào đi nữa, tôi cũng phải trở về Tổ quốc, cùng với nhân dân tôi giải phóng đất nước.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #141 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:51:33 pm »

Bạn bè Liên Xô và các đồng chí Việt Nam ở Mát-xcơ-va đều thấy và hiểu rõ tâm trạng ấy của anh. Những ngày ngày, anh nóng lòng, khao khát mãnh liệt được về quê hương, vào trận ngay trên đất mẹ. Nhưng với ý thức tổ chức, anh vẫn tiếp tục nghiêm chỉnh công việc ở Viện, tuy chưa thật yên tâm. Giáo sư duy vật biện chứng Tê-lê-giơ-nhi-cốp và các giáo sư sử học Dê-lin, Gra-xi-an-xki tận tình giúp đỡ anh, tìm đủ những tài liệu cần thiết để anh tham khảo. Sở kết công việc nghiên cứu của anh tại Viện sáu tháng đầu năm 1937, đồng chí Men- man chứng nhận anh đạt loại giỏi về môn duy vật biện chứng. Anh bắt tay viết một luận án với đề tài do anh chọn : “Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam châu Á”.

Viện xếp anh đến ở một ký túc xá mới của Quốc tế cộng sản yên tĩnh hơn để anh tiện nghiên cứu và làm việc. Đấy là ngôi nhà hai tầng quét vôi màu vàng, số 15, trong phố Ma-lai-a Brôn-nai-a vừa hẹp vừa không có xe hơi chạy. Trong căn buồng số 207 của anh trên gác hai, để nhiều sách báo từ Pháp và Việt Nam gửi đến. Hằng ngày anh chăm chú đọc và cắt ở báo ra những bài tin liên quan đến phong trào cách mạng Việt Nam và châu Á. Dù bận nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và lịch sử thế giới, lịch sử nhân loại từ cổ đại, trung cổ đến cận đại theo chương trình của Viện, anh vẫn theo dõi tình hình Việt Nam và quốc tế, không ngừng tích lũy những lượng thông tin cần thiết và bổ ích, một tác phong tự nhiên mà anh đã xây dựng được từ lúc còn ở bên Pháp, giúp rất nhiều cho anh nhìn xa trông rộng, không mắc vào chủ nghĩa hẹp hòi và chủ nghĩa chủ quan.

Tuy vậy anh vẫn thỉnh thoảng đến ăn ở cùng anh em học sinh Việt Nam tại ký túc xá đường Tơ-véc-xkôi để thăm hỏi, giúp đỡ và tham gia các sinh hoạt chính trị, văn hóa. Tại đây, anh còn có những người bạn nước ngoài quen biết phần lớn là đảng viên một số Đảng Cộng sản châu Á. Anh thường đến chơi phòng các đồng chí cộng sản Nam Dương, trong số đó có đồng chí A-li-min dạy anh chơi cờ quốc tế, cả hai người vui đùa, giọng cười hồn nhiên và thoải mái. Chẳng bao lâu anh đã chơi được cờ này với đồng chí Ni-ki-ta Ni-ki-pho Gô-li-a-nốp-xki, cán bộ Quốc tế cộng sản, cũng ở ký túc xá này. Dù sao anh cũng mới học chơi cờ quốc tế và nhầm với cách chơi cờ tướng dân tộc ở Việt Nam. Nhưng nhiều lần anh cũng tìm ra được những nước đi độ đáo, bất ngờ, làm sửng sốt ngay cả với đối thủ giàu kinh nghiệm hơn cả Gô-li-a-nốp-xki. Cảnh tịch mịch ở Viện trái ngược hẳn với cuộc sống sôi động bên ngoài của Mát-xcơ-va và của toàn Liên Xô vớ những năm tháng lao động phi thường và những thành tự vĩ đại làm nức lòng người. Những điều mà các bận thầy của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức – Mác – Ăng-ghen – Lê-nin – tiên đoán nay đã thành sự thực trên đất nước Liên Xô. Và chính anh Nguyễn được vinh dự may mắn nhìn thấy cái thần kỳ đó của loài người : Sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội trên một đất nước bao la. Kế hoạch năm năm lần thứ hai của Liên Xô được hoàn thành trước thời hạn 9 tháng. Những thành tựu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn bị thủ tiêu. Nền kiinh tế quốc dân được cung cấp những máy móc, thiết bị hạng nhất. Kỹ thuật hiện đại đã đi vào tất cả các ngành kinh tế. Máy bay, tàu chiến, đại bác, xe tăng Liên Xô làm cho kẻ địch phải gờm cả về số lượng và chất lượng. Toàn dân Liên Xô ăn mừng bản Hiến pháp mới của mình, Hiến pháp của chủ nghĩa xã hội và của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Anh Nguyễn hòa với những ý nghĩ, tình cảm, sự hưng phấn và niềm ước vọng của nhân dân Liên Xô. Và chính anh đã cùng nhiều chiến sĩ quốc tế khác tham gia những ngày thứ bảy lao động cộng sản chủ nghĩa ở Mát-xcơ-va, góp mồ hôi của mình vào những kỳ tích lao động của nhân dân xô-viết.

Chính anh cùng với hàng trăm nghìn nhân dân Mát-xcơ-va reo mừng trên đường Pus-kin tưng bừng dưới trận mưa hoa và giấy màu tung từ các cửa sổ, mái nhà xuống đón chào các anh hùng phi công Tri-ca-lốp, Bai-đu-cốp và Bê-li-a-nốp lần đâu tiên bay thẳng một mạch từ Liên Xô qua Bắc cực tới nước Mỹ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #142 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:53:07 pm »

Tháng 3-1937, Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản và anh Nguyễn tích cực chuẩn bị cho các đồng chí Minh Khai và Tú Hưu về nước. Hai người đóng giả là cặp vợ chồng đi du lịch sang Pháp rồi từ đó đi Hương Cảng, về Việt Nam. Việc thu xếp chuyến đ hết sức tỉ mỉ. Phải làm đủ các giấy tờ hợp pháp đi đường, qua nhiều nước tư bản chủ nghĩa và thuộc địa. Lại còn phải mua sắm cho hai người những quần áo, giày dép, va-li mới và sang trọng, đúng “mốt” Tây Âu, vì không được phép mang trên người bất cứ một thứ vật nhỏ gì sản xuất ở Liên Xô. Ngoài ra còn có vé xe lửa hạng nhất, vé trọ ở các khách sạn cũng loại nhất và 5.000 đô-la để tiêu dọc đường. Anh Nguyễn phổ biến kinh nghiệm sống ở các nước tư bản chủ nghĩa, dặn cách giữ bí mật và các ám hiệu cần thiết : trước khi đến Hương Cảng, phải lên bến Xin-ga-po mua sắm quần áo Trung Quốc để thay. Đến Hương Cảng, phải vào ở khách sạn, rồi đến trước cửa Ngân hàng hối đoái Anh, cầm một điếu xì-gà ở tay, chờ một người Pháp đi qua, trao đổi mật hiệu để liên lạc với cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở nước ngoài.

Trong buổi gặp cuối cùng các đồng chí Minh Khai và Tú Hưu ở Mát-xcơ-va, anh Nguyễn dặn một số việc quan trọng và anh đề nghị hai người nhớ kỹ, thuộc nhẩm trong bụng chứ không được ghi chép một chữ nào. Anh Nguyễn nói ôn tồn :

– Thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp dịp may hiếm có đối với chúng ta, không nên bỏ lỡ. Điều quan trọng lúc này là cũng cố sự đoàn kết vững chắc trong Đảng, đặc biệt là sự đoàn kết giữa bộ phận ở trong nước và bộ phận ở hải ngoại. Khi về tới Sài Gòn, các đồng chí chuyển cho anh Duy (anh Lê Hồng Phong) mấy ý kiến sau đây :

Một là do kết quả thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp, tình hình Đông Dương sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Do đó bộ phận Trung ương Đảng ở hải ngoại cần phải trở về nước ngay để trực tiếp lãnh đạo phong trào yêu nước, chỉ để lại ở nước ngoài một nhóm cán bộ rất nhỏ để liên lạc với quốc tế.

Hai là, khắp mọi nơi, kể cả Việt Nam, bọn tờ-rốt-kít đã bộc lộ chân tướng phản động của chúng. Đảng ta phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị. Không được có một thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào đối với chúng.

Ba là, phải ra sức lập một mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc, thu hút tất cả mọi lực lượng yêu nước rộng rãi, tất cả những người nào tán thành đấu tranh cứu nước, cứu dân. Nhưng phải nhớ rằng việc lập mặt trận ấy không được lúc nào đi ngược lại lợi ích của Đảng và giai cấp. Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thật nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đãng mới giành được địa vị lãnh đạo.


Tiễn hai đồng chí của mình ở sân ga Bi-ê-lô-rút-xi-a đi Ba Lan trên đường sang Pháp, anh Nguyễn lại nói :

– Cố nhớ những lời tôi dặn nhé và kể lại cho anh Duy. Tôi nhắc lại : dứt khoát không được thỏa hiệp với bọn tờ-rốt-kít đấy !

Những ý kiến chỉ đạo trên đây ít lâu sau anh viết về cho các đồng chí ở Việt Nam, ghi trên những tờ giấy cuốn thuốc lá để giữ bí mật và ký tên P.C. Lin.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #143 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:54:36 pm »

 Cùng với nhân dân Mát-xcơ-va, anh Nguyễn đi dự mít tinh, biểu tình, góp tiền ủng hộ nhân dân và những người cộng sản Tây Ban Nha chiến đấu chống phát xít. Gần như tối nào anh cũng đến rạp chiếu bóng “Trung tâm” gần nhà ở quảng trường Pu-skin, xem những phm thời sự về chiến tranh  ở Tây Ban Nha do các nhà điện ảnh xô-viết quay. Anh mời các đồng chí Tây Ban Nha công tác ở Mát-xcơ-va đến chơi để hỏi tình hình và kinh nghiệm chiến đấu. Anh chia sẻ với các chiến sĩ yêu nước Tây Ban Nha niềm vui, hy vọng cùng những đau khổ và lo âu. Cuộc chiến đấu anh dũng của họ đã làm anh xúc động. Và anh đã đề nghị với Quốc tế cộng sản cho anh được đứng trong hàng ngũ 4 vạn quân tình nguyện của 55 nước sang chiến đấu giúp Tây Ban Nha chống phát xít. Nhưng anh đã được trả lời :

– Việt Nam cần đồng chí hơn !

Ngồi trong căn buồng nghiên cứu của mình ở Nin Ca Pê, nhìn xuống mảnh vườn có rặng cây sồi, anh không thể yên tâm, không thể không nóng ruột khi hai chữ Tổ quốc lại hiện ra trong óc, khi toàn thế giới chuyển động trước cơn giông tố dữ dội đang kéo đến. Tháng 10 năm 1935 phát xít Ý xâm chiếm Ê-ti-ô-pi một cách hèn hạ và trắng trợn. Để được hoàn toàn tự do hành động, ý rút khỏi Hội Quốc liên và tiến hành chạy đua vũ trang. Một lò lửa chiến tranh xuất hiện trên đường hàng hải từ châu Âu đi châu Á. Trong khi đó, phát xít Đức tự ý bỏ Hiệp ước hòa bình Véc-xây, dùng vũ lực đòi các nước láng giềng phải quy phục chúng hoặc nộp đất cho chúng, ngang nhiên đem quân đến chiếm đóng vùng sông Ranh, giáp Pháp. Sau khi can thiệp quân sự vào nước Cộng hòa Tây Ban Nha năm 1936, đưa phát xít Phrăng-cô lên nắm quyền, bọn phát xít Đức, Ý đưa hải quân tiến vào phía nam châu Âu. Năm 1938, phát xít Đức chiếm đóng Áo, rồi tiến vào vùng trung tâm sông Đa-nuýp. Còn ở bên châu Âu thì tháng 7-1937, phát xít Nhật đem quân chiếm Bắc Kinh, Thượng Hải và Hoa Trung. Thế là ở Thái Bình Dương, một lò lửa chiến tranh nữa xuất hiện. Bọn phát xít Đức – Ý – Nhật ký “Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản”, lập ra một liên minh kẻ cướp. Bọn hiếu chiến và bành trướng lòng tham không đáy, điên cuồng và hung hãn. Đầu năm 1938, phát xít Đức chiếm luôn nước Áo. Các nước đế quốc khác cứ lùi dần, nộp hết vị trí này đến vị trí khác cho bọn phát xít vì chúng sợ phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc hơn sợ chủ nghĩa phát xít. Mùa thu 1938, chúng ký Hiệp ước Muy-ních dâng một phần nước Tiệp Khắc cho bọn phát xít. Chiến tranh đế quốc quy mô toàn thế giới lần thứ hai thực tế đã bắt đầu, lôi cuốn dần từng nước và từng dân tộc, kể cả các nước và các dân tộc Đông Dương. Đúng như anh Nguyễn đã tiên đoán 14 năm về trước :

“Những hành động đế quốc chủ nghĩa ấy không những chỉ nguy cho riêng vận mệnh của giai cấp vô sản Đông Dương và Thái Bình Dương, nó còn nguy cho cả vận mệnh của giai cấp vô sản quốc tế nữa… Những cuộc chiến tranh khác sẽ có thể nổ ra vì vấn đề Thái Bình Dương, nếu giai cấp vô sản không cảnh giác”.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #144 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:55:20 pm »

Cơn bão lửa và những đảo lộn lớn sẽ đến với đất nước thân yêu của anh. Con tàu dân tộc đang chờ người thuyền trưởng đầy kinh nghiệm và đầy lòng dũng cảm. Ban chấp hành Quốc tế cộng sản đã chỉ thị cho các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương còn ở nước ngoài nên nhanh chóng trở về nước. Hầu hết các học sinh Việt Nam học và công tác ở Liên Xô cũng lục tục trở về Tổ quốc. Đối với anh Nguyễn, tình hình nước sôi lửa bỏng ấy không cho phép anh tiếp tục công việc ở phòng nghiên cứu. Anh đủ sức để trở thành một nhà văn lớn, một nhà thơ có tài, một nhà báo lỗi lạc, một triết gia sâu sắc, một học giả uyên bác. Nếu anh không có một lý tưởng cao hơn những những cái đó, kh9ong6 có một hoài bão lớn hơn những cái đó, và vì nó mà anh sống, chiến đấu và luôn luôn vươn tới : Đó là độc lập, tự do, hạnh phúc cho đồng bào anh, và cho cả nhân loại.

Anh nhớ lại, từ năm 1921, lúc còn ở Pa-ri anh đã viết trên “Tạp chí cộng sản” của Đảng Cộng sản Pháp : “Người Đông Dương che giấu một cái gì đang sôi sục, đang gầm thét, và khi thời cơ đến nó sẽ bùng nổ mãnh liệt. Những tiên phong phải thúc đẩy cho thời cơ mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất, chủ nghĩa xã hội chỉ việc gieo hạt giống giải phóng”. Đúng là vào giữa năm 1938 này, anh đã thấy ló lên thời cơ để đồng bào anh vùng dậy. Trong suốt cuộc đời gian truân và cực khổ đến mấy, lênh đênh trên biển cả, sống trước mũi súng của phát xít và đế quốc hoặc kiệt sức trong nhà tù, đầu óc anh vẫn tỉnh táo, đôi mắt anh vẫn nhìn ra cái cốt lõi quan trọng nhất, và nhận ra cái thời cơ cần nắm lấy ngay. Nhưng thời cơ không tự mọc lên từ đất. Thời cơ cho đồng bào anh đứng lên làm cuộc đổi đời cũng không tự dưng có người nước ngoài nào mang đến tặng. Chính những người cộng sản Đông Dương, trong đó có anh, sẽ thúc đẩy nó mau đến bằng máu và trí tuệ của họ. Thế giới đang sôi động. Đông Dương cũng đang sôi sục. Anh em học sinh Việt Nam ở Viện ngiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa chỉ còn lại vài người đang chờ ngày về Đông Dương, trong khi đó không có học sinh mới sang nữa. Tình hình như thế anh Nguyễn không thể ngồi yên nghiên cứu được.

Ngày 29-9-1938, anh rời Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, bỏ lại bản luận án đang viết dở, đến thẳng trụ sở Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản, lúc này đã chuyển ra ngoại thành, phía đông-bắc, giữa một vùng có nhiều cách rừng thưa, để đề phòng máy bay địch ném bom Mát-xcơ-va. Anh đặt vấn đề phải về nước ngay vì tình hình thế giới biến động dồn dập. Đối với anh, càng biết ơn Lê-nin càng yêu cuộc sống xô-viết, càng gắn bó với phong trào chung lại càng tha thiết trở về Tổ quốc Việt Nam.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #145 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:56:22 pm »

Mọi điều kiện đã chín muồi để anh về nước. Do sự trưởng thành của các Đảng Cộng sản trên thế giới và do những biến đổi mới của phong trào quốc tế, bản thân Quốc tế cộng sản có sự cải tổ lớn về bộ máy làm việc và phương thức hoạt động. Sau Đại hội lần thứ 7, Đoàn chủ tịch Quốc tế cộng sản quyết định tăng thêm tính độc lập, quyền hạn và trách nhiệm của Đảng Cộng sản mỗi nước, thu hẹp phạm vi và quyền hạn chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. Từ nay, mỗi Đảng Cộng sản hoàn toàn gánh vác lấy việc lãnh đạo trực tiếp Đảng mình. Các ban phụ trách các cục và bộ của Quốc tế cộng sản, trong đó có Cục phương Nam và Bộ Phương Đông, trước đây lãnh đạo phong trào và các đảng toàn khu vực, nay giải thể. Quốc tế cộng sản cũng bỏ các đại diện của mình đặt ở các Đảng, bỏ đi nhiều ban, bộ, chỉ giữ lại Bộ Cán bộ và Bộ Tuyên truyền và Công tác quần chúng, một văn phòng làm nhiệm vụ phối hợp và hợp tác giữa các Đảng. Tổng bí thư và các ủy viên ban bí thư Quốc tế cộng sản làm chức năng của mình với sự cộng tác của đại diện các Đảng ở cạnh Quốc tế cộng sản là người chịu trách nhiệm thông báo tình hình hoặc góp ý kiến khi thảo những văn kiện, hoặc nghị quyết của Quốc tế cộng sản liên quan đến Đảng mình. Đảng Cộng sản Đông Dương từ nay cũng phải tự quản hoàn toàn công việc lãnh đạo cách mạng nước mình, nếu chiến tranh xảy ra, mất liên lạc với Quốc tế cộng sản, thì càng phải chủ động, kịp thời, sáng tạo, độc lập công tác. Đảng vừa bầu Tổng bí thư mới : đồng chí Nguyễn Văn Cừ người hội viên “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” lớp đầu tiên, một người cộng sản chân chính, mới 26 tuổi nhưng cuộc đời cách mạng đã chói lọi chiến công, một chiến sĩ anh hùng, bất khuất, đầy năng động tính. Bị địch giam ở nhà tù Côn Đảo đồng chí Nguyễn Văn Cừ vẫn cùng các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng dạy văn hóa, chính trị và chủ nghĩa Mác – Lê-nin cho anh em trong tù. Nhiều đảng viên cộng sản tươi trẻ và xuất sắc như các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng… bị địch đẩy vào các ngục tối và bị tra tấn đã được trả lại tự do nhờ ảnh hưởng của Mặt trận bình dân Pháp và đã lại lao ngay vào cuộc chiến đấu mới. Bộ phận công khai của Đảng ở Bắc Kỳ đã ra báo giữa Hà Nội, báo Tin Tức, do đồng chí Trường chinh làm bí thư chi bộ báo, là cơ quan tuyên truyền và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của nhóm Tin Tức, một cuộc mít tinh lớn hai vạn rưởi người đã diễn ra tại khu Đấu Xảo Hà Nội đòi “Cơm áo, Hòa bình, Tự do”. Trong khi đó, ở Sài Gòn, cũng có mít tinh lớn hàng nghìn người đủ các tầng lớp nhân dân tham gia. Những đám mây đen chiến tranh phát xít đang ùn ùn kéo tới. Nhưng bão táp cách mạng đã bắt đầu nổi lên phía chân trời. Tình hình và phong trào hơn lúc nào hết rất cần trên đất Việt Nam sự có mặt của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ngôi sao sáng dẫn đường, vị lãnh tụ thiên tài và giàu kinh nghiệm chiến đấu. Trung ương Đảng mong ngóng đồng chí về. Dân tộc và lịch sử chờ đợi đồng chí.

Ban chấp hành Quốc tế cộng sản lo chuẩn bị chuyến đi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Hành trình là : Mát-xcơ-va – Iếc-cút – sa mạc Gô-bi – dọc phía tây Trung Quốc, rồi Việt Nam. Dùng xe lửa, cưỡi lưng lạc đà và đi bộ nhưng đấy là con đường ngắn nhất và thuận tiện nhất. Liên Xô và Trung Quốc vừa ký xong Hiệp ước không tiến công nhau. Liên Xô cho Trung Quốc vay 100 triệu đô-la, cung cấp cho Trung Quốc nhiều vũ khí, đạn dược, cử quân tình nguyện và cố vấn sang giúp chống Nhật. Nhưng không ít gian khổ, vất vả và nguy hiểm trên chặng đường đó. Điều hạnh phúc nhất đối với anh Nguyễn là lần đầu tiên sau đúng 27 năm xa Tổ quốc, và sau bao nhiêu chuyến đi ngang dọc thế giới, điểm cuối cùng của chuyến đi này dứt khoát là Việt Nam.

Anh tạm biệt Mát-xcơ-va với những ngày gần gũi Lê-nin, thấm sâu vào lòng mình tinh thần xán lạn và tư duy sinh động của Người, với tổng cộng sáu năm trời sống giữa tình đùm bọc, thương yêu của nhân dân xô-viết anh hùng và nhân hậu, giữa tình đồng chí thân thiết của những chiến sĩ quốc tế.

Tạm biệt đất nước của Lê-nin, thành trì của phong trào cách mạng và hòa bình thế giới, nơi ngọn nguồn của những lý luận và kinh nghiệm đấu tranh phong phú của kỷ nguyên Cách mạng Tháng Mười.

Đồng chí Ma-nu-in-xki thay mặt Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản lưu luến tiễn đưa đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ cách mạng Việt Nam, người chiến sĩ đã nối liền thế giới mới với Việt Nam, nối liền Việt Nam với thế giới mới. Đồng chí Ma-nu-in-xki nắm chặt tay đồng chí Nguyễn Ái Quốc :

– Chúng tôi hy vọng lần sau gặp đồng chí thì Tổ quốc đồng chí đã được độc lập, tự do.

Một buổi chiều se lạnh tháng mười năm 1938, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đáp xe lửa ở ga I-a-rô-láp-xki rời Mát-xcơ-va lần thứ ba. Con tàu đưa Người chạy phương Đông, trở về Tổ quốc, đi tới bình minh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #146 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:57:30 pm »

XI.PHỤ LỤC


MỘT SỐ NƠI LÀM VIỆC VÀ NGHIÊN CỨU CỦA
BÁC HỒ Ở MÁTXCƠVA (LIÊN XÔ)
TỪ NĂM 1923 ĐẾN NĂM 1938.
(Theo hồ sơ lưu trữ của Quốc tế cộng sản)
                       
 STT  
Nơi làm việc
Năm
1
Trụ sở Quốc tế cộng sản, số 1, Đại lộ Kalinin
1923-1924
2
Trụ sở Quốc tế cộng sản, số 42 Đại lộ Lê-nin (Năm 1937, đề phòng
1937
chiến tranh xảy ra, Quốc tế cộng sản rời trụ sở từ trung tâm Mát-xcơ-va
về đây. Nay là trụ sở Hội đồng trung ương Các công đoàn Liên Xô).
3
Trụ sở Quốc tế cộng sản, số 4 phố Vin-hem Pích (Đầu năm 1938,
1938
Quốc tế cộng sản lại chuyển trụ sở một lần nữa và dọn về đây để đề phòng
chiến tranh. Nay là trụ sở Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê-nin thuộc
Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).
4
Trụ sở Quốc tế Nông dân, số 14,
1923-1924
Đường Vô-dơ-đờ-nhi-gien-ka (Nay là đại lộ Ka-li-nin).
5
Trụ sở Quốc tế Công hội, số nhà 12, phố Xa-li-an-ka.
1924
6
Trụ sở Thông tấn xã Nga Rô-xta, số nhà 13, đường Ác-mi-an-xkai-a
1924
7
Trường Quốc tế Lê-nin, số nhà 25, phố Vô-rốp-xkô-vô.
1934-1935
8
Trường Đại học cộng sản những người lao động Phương Đông,
1924
quảng trường Xtrát-xnai-a (nay là quảng trường Puskin.
9
Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa,
1936-1938
số nhà 25, phố Tơ-véc-xkôi.
10
Thư viện Rumianxép (sau đổi thành Thư viện quốc gia Lê-nin),
1923-1924
Đại lộ Ka-li-nin.
1934-1938
11
Đại hội lần thứ nhất Quốc tế nông dân
Từ 10 đến
tại cung An-đơ-rê-ép-xki, điện Crem-li.
16-10-1923
12
Đại hội lần thứ năm Quốc tế cộng sản tại
Từ 12-6 đến
cung An-đơ-rê-ép-xki, điện Crem-li.
8-7-1924
13
Đại hội lần thứ ba Quốc tế công hội tại Nhà các công đoàn Liên Xô
1924
phố Ô-khốt-nưi Ri-át, nay là đại lộ Các Mác.
14
Đại hội lần thứ ba Quốc tế phụ nữ cộng sản tại Nhà hát Cách mạng
Từ 11 đến
(ngày nay là Nhà hát Mai-a-cốp-xki số 19, phố Ghéc-xen).
19-7-1924
15
Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Cứu tế Đỏ tại
Từ 14-7-1924
Nhà hát Di-mi-na, phố Bôn-sai-a Đi-mi-trốp-ka.
16
Đại hội lần thứ tư Quốc tế Thanh niên tại
Từ 15 đến
Nhà các Công đoàn Liên Xô, đại lộ Các Mác.
25-7-1924
17
Đại hội lần thứ bảy Quốc tế cộng sản tại
Từ 25-7 đến
Nhà các Công đoàn Liên Xô, đại lộ Các Mác.
tháng 8-1935
18
Đại hội lần thứ sáu Quốc tế Thanh niên tại
Từ 25-9
Nhà các Công đoàn Liên Xô, đại lộ Các Mác.
đến 11-10-1935
19
Nhà nghỉ của Trường Quốc tế Lê-nin ở Rừng Thông,
1934-1935
khu Cun-xê-vô, ngoại ô Mát-xcơ-va.
20
Nhà máy sản xuất kẹo “Tháng Mười Đỏ”.
1935
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2011, 09:58:38 pm gửi bởi macbupda » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #147 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 01:50:29 pm »

MỘT SỐ NƠI Ở CỦA BÁC HỒ TẠI MÁTXCƠVA
TỪ 1923 ĐẾN 1938.
(Theo hồ sơ lưu trữ của Quốc tế cộng sản)


1. Từ 1923 đến 1924 : Khách sạn “Luých”, số 10 phố Tơ-véc-xkai-a I-am-xkai-a (nay là khách sạn “Xen-tran-nai-a” phố Go-rơ-ki), tầng 3, buồng số 311 (Theo cách đánh số của khách sạn “Xen-tran-nai-a” kể từ năm 1952, buồng này đổi thành buồng số 312).
2. Từ 1934 đến 1936 : Khu ở tập thể, nhà số 13, phố Tơ-véc-xkôi.
3. Từ 1937 đến 1938 : Khu ở tập thể, nhà số 15, phố Mai-lai-a Brôn-nai-a, buồng số 207.



MỘT SỐ TÊN GỌI CỦA BÁC HỒ
TỪ NĂM 1923 ĐẾN NĂM 1938.

Tên gọi
   
Thời gian dùng
Nguyễn Ái Quốc    
1923-1938
Trần Vương (Chen Vang)    
1923
Lý Thụy    
1924-1927
Ni-lốp-xki (Niloffsky)    
1924-1927
Lu (Lou)    
1924-1927
Vương    
1924-1927
Vương Sơn Nhị    
1924-1927
Trương Nhược Trừng    
1924-1927
Vương Đại Nhân    
1930-1931
Thầu Chín    
1924-1927
Nam Sơn, Thọ    
1929
Tống Văn Sơ    
1929
Sung Wen Chu    
1930-1931
Sung Meng Tsu    
1930-1931
Song Man Tsu    
1930-1931
Pôn (Paul)    
1930-1931
L.M. Wang    
1930-1931
Lý (LEE)    
1930-1931
Tiết Nguyệt Lâm (Sít Yet Lum)    
1930-1931
Vích-to Lơ-bông (Victor Lebon)    
1930-1931
Li Nốp    
1934-1938
Lin    
1934-1938
P.C. Lin    
1938



HẾT
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2011, 01:59:30 pm gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM