Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:19:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 76993 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #100 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 09:48:59 pm »

Và đây là 51 chương của tập sách :

1.   Chang Chung Minh
2.   Bóc lột
3.   Phụ quyền
4.   Người tổ chức đầu tiên
5.   Thay đổi chiến thuật
6.   Thành công đầu tiên
7.   Ý định đầu tiên
8.   Bán vợ
9.   Bài thơ cảnh nghèo
10.   Vợ chưa cưới của ma quỷ
11.   Đám cưới thừa kế
12.   Quỷ trắng
13.   Trung nông
14.   Cuộc gặp gỡ tốt đẹp
15.   Tổ chức
16.   Đêm ?
17.   Họa trung đắc phúc
18.   Chuyện gia đình bê bối
19.   Họa vô đơn chí
20.   Hợp tác chon cất
21.   Đấu tranh đầu tiên, thắng lợi đầu tiên
22.   Thắng lợi tinh thần
23.   Hội nông dân Quảng Đông
24.   Bần nông
25.   Cấy rẽ ở Quảng Đông
26.   Con gà trống bằng gỗ
27.   Mê tín
28.   Trả đũa
29.   Cuộc đấu tranh bắt đầu
30.   Sống hay chết
31.   Biện pháp phát xít
32.   Tròn hay vuông
33.   Đàn áp
34.   Đoàn kết công nhân
35.   Các chặng đường đi
36.   Thân thuộc bất ngờ
37.   Chủ nghĩa xã hội mới của Chang Chung Minh
38.   Mưu ông giám đốc
39.   Làng đỏ
40.   Hội nông dân Quảng Đông
41.   Lịch sử một con trâu
42.   Chiến tranh cung đình
43.   Nông dân Hồ Nam
44.   Một cái mũ quái gở
45.   Những đức Phật đáng thương
46.   Đảo chính
47.   Sự phản bội của Quốc Dân Đảng
48.   Báo động
49.   Giây phút đau khổ
50.   Nông dân chống cự
51.   Xô-viết nông dân muôn năm.


Vào khoảng đâu mùa hè năm 1928, Quốc tế cộng sản báo sang Béc-lin để anh Nguyễn biết sẽ bố trí anh đi Xiêm qua ngả nước Ý. Mọi việc dẫn đường liên lạc cho anh sẽ do các đồng chí cộng sản ý lo. Đấy là một chặng đường hết sức nguy hiểm vì nước Ý đang rên xiết dưới gót ủng của bọn phát xít Mút-xô-li-ni, ở đấy một chế độ độc tài khát máu đang dìm nhân dân trong khủng bố và áp bức. Mút-xô-li-ni vừa ban hành đạo luật bắt giam người không cần xét xử, khôi phục án tử hình, cấm Đảng Cộng sản và các tổ chức dân chủ hoạt động, lập tòa án đặc biệt để xử những người chống đối chế độ phát xít, tổ chức bộ máy mật thám khủng khiếp mang tên Ô-vra. Đồng chí Gram-si, lãnh tụ Đảng Cộng sản Ý, mới bị bắt. Đảng Cộng sản Ý rút vào bí mật. Đại hội lần thứ ba của Đảng Ý phải họp ở Pháp. Trong những ngày tháng gian khổ ấy, Đảng Cộng sản Ý được Quốc tế cộng sản và Liên Xô hết lòng ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt. Và anh Nguyễn được Quốc tế cộng sản ủy nhiệm khi qua Ý truyền đạt một số ý kiến với Trung ương Đảng Cộng sản ý. Anh sẽ qua nước Ý của Mút-xô-li-ni, đi giữa hang ổ bọn phát xít hung hãn nhất thế giới để mở đường về gần Tổ quốc. Gian nan và sự hy sinh chờ anh ở phía trước, nhưng anh sẵn sáng chấp nhận thử thách, lạc quan đi tới.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #101 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 09:51:51 pm »

Trước khi rời Béc-lin, anh không quên thu xếp chu đáo mọi công việc cho các đồng chí ở lại, tiếp tục góp thêm nhiều ý kiến trong công tác cách mạng và chăm sóc các cán bộ và cũng là học trò của anh mà anh hằng theo dõi, vun đắp. Anh viết thư gửi về Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản ở Mát-xcơ-va :

“Béc-lin ngày 21-5-1928
Các đồng chí thân mến,

1. Tôi đã nhận đủ mọi thứ cần thiết để lên đường. Xin cảm ơn. Tôi sẽ ra đi vào khoảng tuần thứ ba tháng này.

2. Do lúc này không thể trực tiếp liên lạc với các đồng chí, mọi sự liên lạc với tôi đều qua chỗ đồng chí Sa-tô ở Liên đoàn chống đế quốc tại Béc-lin.

3. Trước khi lên đường, tôi xin phép trình bày mấy nhận xét của tôi về Ban thuộc địa thuộc Đảng Cộng sản Pháp.

Tôi đã thông báo để các đồng chí biết Ban thuộc địa đó đã có nhiều tiến bộ (Trước kia chẳng có gì, nay đã có những văn phòng và đồng chí thường trực). Tuy nhiên, mới làm được rất ít trong số những người bản xứ ở Pháp, ít ra trong những người Đông Dương. Báo chí. Đại hội. Tổ chức. Tất cả những thứ đó mới chỉ còn trên giấy. Tôi nghĩ rằng Ban thuộc địa thiếu sự linh hoạt trong công tác. Tôi xin kể trường hợp riêng của tôi. Trong một tháng rưỡi tôi ở  Pa-ri, đồng chí Đô-ri-ô vào tù, tôi không có dịp nào nói chuyện nghiêm túc với các đồng chí khác. Nhiều lần tôi xin những địa chỉ chắc chắn để tôi có thể liên lạc với họ khi tôi ở Viễn Đông, thì đồng chí nói rằng Ban thuộc địa có một ngân sách dành cho công tác thuộc địa. Nhưng theo tôi biết quỹ hoàn toàn rỗng, thậm chí chẳng có gì để nuôi các đồng chí đi công tác qua.

Tôi kiến nghị :

a) Tài chính của Ban thuộc địa cần được các đồng chí kiểm soát.

b) Ban thuộc địa thường xuyên gửi đến các đồng chí những báo cáo về những công tác đã làm và kế hoạch công tác sắp tới.

c) Ban thuộc địa phải tổ chức những phương tiện giao thông liên lạc đường Pháp – Đông Dương (qua Bóoc-đô, Lơ Ha- rơ), chuyển tên các đồng chí và tên các tàu đến chỗ Liên đoàn chống đế quốc (tức đồng chí Sa-tô) báo cho tôi biết, để tôi có thể bắt liên lạc với họ.

d) Rất cần có vài đồng chí của Đảng hay của Đoàn thanh niên Nga chịu trách nhiệm săn sóc các học sinh Đông Dương ở Mát-xcơ-va, giúp họ tìm hiểu đời sống công nhân và thực hành công tác tổ chức (tất cả họ không thuộc thành phần vô sản và, theo như tôi nhận xét, họ biết rất ít các phương pháp tổ chức).

Xin gửi lời chào cộng sản.

                                                                                                                        
                                                                                                                                                NGUYỄN ÁI QUỐC

Anh không quên đề nghị Quốc tế cộng sản cho một đại biểu Đông Dương, chọn trong số người Việt Nam là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp  đang hoạt động ở Pa-ri, tới dự Đại hội lần thứ sáu của Quốc tế cộng sản sắp họp tại Mát-xcơ-va.

Với giấy căn cước và hộ chiều cùng một tên gọi mới, anh Nguyễn đi Thụy Sĩ rồi sang Ý. Ở biên giới, lính biên phòng phát xít nhìn kỹ mặt anh rồi giở xem quyển “Từ điển chống cộng sản quốc tế” dày cộp, trong đó ghi tên tuổi những người cách mạng các nước, từ A đến Z. Không thấy tên mới của anh Nguyễn, bọn lính nói : “Mời ông đi !”.

Đường phố, xóm làng, hiệu buôn, nhà tù, cơ quan, đâu đâu trên đất Ý cũng treo ảnh Mút-xô-li-ni mặt vênh váo, hung hăng. Mật thám và cảnh sát như rươi. Anh Nguyễn, sau khi qua vùng núi An-pơ, tới thành phố công nghiệp lớn Mi-la-nô ở vùng đồng bằng phì nhiêu miền Bắc Ý. Anh bắt được liên lạc với đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Ý đóng tại trung tâm đ6ng công nhân này.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #102 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 09:54:57 pm »

Anh được đưa về quán trọ “Cái Cân”. Đấy là một ngôi nhà kiểu cổ, trong một khu phố nghèo nàn và chật hẹp của Mi-la-nô, mặt đường lát đá. Trước quán, trên mặt đường là cái bàn cân bằng sắt,đủ chỗ cho từng chiếc xe ngựa kéo chở than, chở củi, hoặc chở thực phẩm đi qua và trọng lượng hàng hóa được chỉ ở mặt cân bên trong quán. Quán có ba phòng, phòng lớn nhất có quầy rượu, hai phòng nhỏ ở bên, Tường quán treo những đĩa sứ cổ vẽ hình các hội chợ, các cuộc thi nấu nướng và một số tranh sơn dầu. Anh Nguyễn cứ đúng giờ đến ngồi ở chiếc bàn gỗ trong phòng nhỏ khuất phía trong, người đứng ngoài đường nhìn vào không thấy. Anh ưa gọi những món ăn rẻ mà người lao động và người dân thường Mi-la-nô rất thích : món “chéc-véc-ti”, tức gân bò sào, và món súp đỗ “ca-sô-la”. Sau lưng chỗ anh thường ngồi có treo bức tranh vẽ một hiệp sĩ mình trần, mặc quần cộc, gầy trơ xương, đang giơ tay cầu trời ban hạnh phúc cho nhân dân. Anh chỉ vào bức tranh, hỏi cháu nhỏ, con gái chủ quán, bằng thổ ngữ Mi-la-nô mà anh nhanh chóng học được trong những tuần sống ở đây :

– Cháu xem chú có gầy bằng cái ông trong tranh không ?

Cháu gái đáp :

– Chú giống về cái gầy thôi. Còn chú trông hiền hơn nhiều.

Anh Nguyễn xoa đầu bé gái và cả hai cùng cười

Mi-la-nô còn đáng nhớ ở thứ sương  mù khá đăc biệt của nó. Trong ngày, trời quang đãng, bỗng chốc sương mù ập đến, nhờ nhờ màu sữa, xóa đi mọi hình nét nhà cửa, cây cối, đến nỗi hai người đứng cách nhau vài mét không nhìn thấy nhau, xe cô đi lại gặp khó khăn. Ở Mi-a-nô có một cái tháp cổ rất cao. Ai muốn vào, trèo lên đỉnh tháp ngắm phong cảnh chung quanh phải mua vé. Hôm đi xem, anh Nguyễn chào ông cụ già gác tháp và hỏi bằng tiếng Ý :

– Sao cụ, đời sống thế nào ?

Nhìn trước nhìn sau không thấy ai, cụ thở dài : “Ôi, khổ lắm ông ạ ! Biết đến bao giờ mới chấm dứt được chế độ này ! ”.

Ở Ý, hàng tuần có tàu biển của Pháp ghé cảng Na-pô-li rồi chạy sang Viễn Đông. Các đồng chí người Ý có thể mua được vé cho anh Nguyễn. Nhưng anh thấy nếu đi tàu Pháp thì nguy hiểm, dễ lộ bí mật, có khi bị bắt ngay. Vì trên các chuyến tàu thường có khách người Việt Nam là nhà buôn, trí thức, địa chủ, hoặc tri huyện, tổng đốc, công chức cao cấp và rất nhiều tên thực dân Pháp là công sứ, mật thám, sĩ quan, binh lính. Tốt nhất là đi tàu nước khác.

Trên đường đi Na-pô-li, anh ghé lại thủ đô Rô-ma, hang ổ chính của chủ nghĩa phát xít. Trên các phố, cứ một quãng lại có một tên cảnh sát mật vụ. Anh bị hỏi giấy và đưa về sở cảnh sát. Anh bình tĩnh trả lời mọi câu hỏi vặn của tên trưởng phòng. Nhiều lúc hắn giăng bẫy hỏi những câu bang quơ, anh vẫn tỉnh táo không để lộ tung tích. Cuối cùng, hắn phải để cho anh tự do.

Rô-ma là một thủ đô đẹp với những lâu đài cổ kính, những di tích thời La Mã, những nhà thờ lộng lẫy, những pho tượng và vòi phun nước, với tiếng hát dân gian và tiếng đàn réo rắt đến đêm khuya. Ở đây, anh Nguyễn đã nhín thấy tòa thánh Va-ti-căng, đại bản doanh của đạo Thiên Chúa, với pháp luật riêng, quân đội riêng – ăn mặc như lính phong kiến thời xưa, với một viện bảo tàng như cuốn sách sống về lịch sử tôn giáo. Đến Ý, những hiểu biết của anh về thế giới cũ, thế giới của người bóc lột người, càng được hoàn chỉnh, những hiểu biết hết sức quý báu đối với người hoạt động cách mạng để nắm được hình thù và chân tướng của mọi thế lực thù địch với mình. Đế quốc, thực dân, phát-xít, phong kiến… Còn những quái vật nào mà anh chưa thấy và chưa chạm trán ?

Đời sống ở đây đắt đỏ hơn so với tất cả những nước Tây Âu mà anh đã đi qua. Ăn một cái bánh cũng phải nộp thuế. Đi xem chiếu bóng cũng phải chịu thuế. Trọ ở khách sạn cũng phải trả thuế. Một công nhân Ý nói với anh : “Người Ý từ lúc ở trong bụng mẹ cho đến khi vào quan tài, động một chút là phải nộp thuế”. Có người thấy anh là người nước ngoài, chỉ vào một bó gậy – tượng trưng chủ nghĩa phát-xít – làm điệu bộ bẻ gãy chúng rồi lấy chân giậm lên.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #103 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 10:08:10 pm »

Đến cảng Na-pô-li ở miền Nam nước Ý với những phố đẹp xây trên sườn núi nhìn ra biển, anh Nguyễn đáp tàu Nhật Bản đi Xiêm. Anh đi trở lại đúng con đường mà anh đã qua 17 năm về trước, khi rời Tổ quốc sang châu Âu. Vẫn những bến xưa, những dân tộc nô lệ như xưa, nhưng trong tiếng sóng dập vào các căn cứ thuộc địa của đế quốc đã có âm vang mới của cách mạng Tháng Mười.

Một ngày mùa thu, anh Nguyễn bước lên đất Xiêm. Thế là lần thứ hai anh được về gần Tổ quốc. Anh tìm đường đi thẳng đến Bản Đông, thuộc huyện Phi Chít, tỉnh Phít-xa-ni-lốc, nơi có chi bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” trong cộng đồng người Việt. Đang mùa nước, cả vùng lụt lội, anh ngồi thuyền đến chợ làng, bắt mối vào cơ sở. Làng này chỉ có dăm chục nóc nhà, hàu hết là các gia đình Việt Nam. Đấy là những người yêu nước, từng ủng hộ hoặc tham gia các phong trào Cần vương, Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục…, bị thực dân Pháp lùng bắt phải xa rời Tổ quốc. Ngoài ra còn có những thanh niên ở trong nước mới ra. Các cán bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” sau lớp học ở Quảng Châu về đây tổ chức, tuyên truyền kiều bào, lập Hội Thân ái, giáo dục tinh thần yêu nước và lập Hội Hợp tác, cùng nhau vỡ hoang, làm ruộng, làm thợ, giúp đỡ nhau khi đau ốm, cưới xin, ma chay. Kiều bào sống đùm bọc nhau, ăn chung, làm chung, thừa tiền thì gửi về nước giúp đỡ cách mạng.

Anh Nguyễn mang tên mới là Thọ, biệt hiệu Nam Sơn. Không ai biết anh từ đâu tới. Chỉ thấy anh khi mới tới, bỏ ngay bộ âu phục, cùng kiều bào, đi gặt lúa, cuốc vườn, lấy nước cho lợn ăn. Con người đang sống ở những thủ đô lớn châu Âu phút chốc nhập ngay vào cuộc sống khổ cực của những người mặc áo nâu sồng, chân đất dầm bùn và giẫm trên sỏi đá rừng sâu.

Tối đến anh Nguyễn họp kiều bào trong làng, nói chuyện tình hình nước nhà, thế giới, tội ác thực dân, bổn phận người dân yêu nước. Anh mở lớp huấn luyện chính trị cho các đồng chí trong “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” ; giới thiệu các thứ chủ nghĩa, và dạy những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, cách hoạt động trong quần chúng và cách tổ chức các đoàn thể cách mạng. Và ngày nào cũng thế, anh dành thời gian nhất định học tiếng Xiêm, dịch sách “Nhân loại tiến hóa sử” “Cộng sản A, B, C.” để truyền bá trong các hội viên, chuẩn bị bài cho báo tiếng Việt “Thân Ái” do anh chủ trương xuất bản làm cơ quan tuyên truyền cách mạng trong kiều bào và gửi về nước. Rừng núi ở đây heo hút, tĩnh mịch, nhưng trong anh là cả một cuộc sống phong phú, sôi động, sáng tạo.

Rồi anh rời Phi Chít đi U-đon, một vùng rất đông kiều bào ở đông-bắc Xiêm. Anh đi bộ theo đường rừng, gánh hai thùng đựng quần áo, gạo, muối, tài liệu, đeo bên người con dao và ống thịt băm rang mặn. Hai bàn chân rớm máu, anh vẫn cắn răng chịu, thản nhiên ngâm Kiều và Chinh phụ ngâm trên đường. Và cứ như thế, anh lại từ U-đon đi Xa-vang dài 71 cây số, từ Xa-vang đi Xa-côn, từ Xa-côn đi Na-khon, Pha-nom, Noong-khai… mải miết trên các nẻo đường nước Xiêm, đến tất cả những nơi có kiều bào để tuyên truyền, giáo dục, xây dựng cơ sở cách mạng, để tìm hiểu đất nước chế độ xã hội, đời sống các giai cấp nước Xiêm nhằm góp phần có ích nhất vào phong trào cách mạng của vùng Đông-Nam châu Á.

Ở bất cứ đâu, anh đều để lại trong đồng chí, đồng bào học trò của anh những tình cảm mến thương, kính phục, lưu luyến, những hình ảnh xúc động về một con người yêu quý nhân dân, mình vì mọi người, không đòi hỏi gì cho đời sống riêng, giản dị đến mức tự nhiên, thoải mái, ăn ngọn rau lang chấm muối với quả “pa-đéc” (cà muối) mà vẫn gánh đủ gạch xây trường học cho các cháu.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #104 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 10:24:08 pm »

Một lần anh đến ở nhà một kiều bào làm nghề xem mạch bốc thuốc. Anh chịu khó ghi chép, học hỏi và cuối cùng anh cũng bốc được thuốc, chữa bệnh cho người ốm không lấy tiền. Anh nghiên cứu đông ý và phát hiện trong vùng có cây hy thiêm, sách thuốc có nói đến, là loại cây chữa phong thấp, mệt mỏi. Một hôm kiều bào khiêng đến một thanh niên bị bệnh thổ huyết, ông lang chủ nhà đã dùng hết cách mà không cầm được máu. Anh đứng nhìn người bệnh băn khoăn, nói với ông lang :

– Ta thử cố nghĩ còn cách gì khác không ?

Ông lang chợt nhớ đến chiếc sừng tê giác, chạy đi mang về mài ra cho người bệnh uống. Một lúc máu miệng người thanh niên không ộc ra nữa. Anh Nguyễn cùng ông lang khiêng người bệnh vào nhà trong. Sáng hôm sau, anh dậy sớm, thay quần áo cho người bệnh rồi đem đi giặt.

Thỉnh thoảng anh Nguyễn tổ chức những buổi diễn kịch cho kiều bào xem. Chính anh viết kịch bản, đạo diễn và tham gia làm diễn viên nữa. Đấy là những vở kịch ca ngợi gương chiến đấu của Hoàng Hoa Thám, phỉ nhổ những tên bán nước Trần Ích Tắc, Lê Hoan, Hoàng Cao Khải, phê phán mê tín dị đoan… Có lần, nhân kỷ niệm một anh hùng dân tộc, anh tìm được một ông phó lãnh binh trong kiều bào đứng ra kể chuyện ông tham gia chống Pháp. Ông kể xong, anh nói tiếp, tả nỗi thống khổ của nhân dân. Kiều bào yêu quý anh, quen gọi anh là “Thầu Chín”, biểu thị sự tôn kính. Nhưng khi công việc đồng áng đã vãn, anh vận động nhân dân trồng cây quanh nhà. Anh góp ý :

– Ta nên trồng cây râm bụt là cây của đất nước.

Kiều bào thấy ở anh hình ảnh một người cách mạng chân chính, và hơn thế, một người dẫn đường chỉ lối cho họ biết sống, biết đấu tranh. Người ta ngờ ngợ, thầm thì với nhau : “Hay đây là Nguyễn Ái Quốc ?”. Nhưng rồi không ai dám hỏi thẳng. Chỉ có lần họp chi bộ xong một đồng chí hỏi anh :

– Thấu Chín cho biết Nguyễn Ái Quốc là ai ?

Anh trả lời :

– Đấy là một thanh niên yêu nước !

Anh Nguyễn rời miền đông-bắc Xiêm đi vào thủ đo Băng-cốc, sống ở chùa, cũng mặc áo vàng nhà sư đi “tạc bạt” vào sáng sớm, nghĩa là cầm bát đi nhận của bố thí và đồng thời bắt mối với các đường dây liên lạc cách mạng trong vùng. Anh nhận được thống báo về Đại hội lần thứ sáu Quốc tế cộng sản với Bản Đề cương quan trọng về cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội. Bản đề cương khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Nếu không có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, nhất là nếu không có một Đảng Cộng sản uy tín trong quần chúng, thì không thể thực hiện được đến cùng cuộc cách mạng dân chủ tư sản, chứ đừng nói gì đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề cương còn nhấn mạnh rằng yếu tố dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình cách mạng của các nước thuộc địa. Đại hội lần thứ sáu Quốc tế cộng sản soi sáng thêm cho anh Nguyễn con đường cách mạng Việt Nam và thúc giục anh cùng những người cách mạng Việt Nam tiên tiến nhất nhanh chóng thành lập Đảng Cộng sản ở nước mình.




Ảnh do nhóm các thành viên VMH-BT chụp từ Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #105 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 10:26:08 pm »

Anh Nguyễn biết tình hình trong nước đang chuyển mạnh khắp ba kỳ, và từ xa cũng thấy được sự hăng say của những lực lượng mới muốn đẩy cách mạng Việt Nam đi tới. Anh đã nhắc Tổng bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” đóng ở Hương Cảng cần đi sát thực tế hơn trong nước và sự lãnh đạo phải sắc bén hơn. Anh không thể không lo lắng khi nhận được những tin tức về tư tưởng chính trị và phẩm chất đang thoái hóa của Lân Đức Thụ tức Trương Béo, người nắm quyền lảnh đạo Tổng bộ lúc bấy giờ. Nhưng bánh xe lịch sử cứ tiến, vượt qua tất cả những vật cản. Cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa lan đến Đông Dương, quần chúng nhân dân càng điêu đứng, khổ cực, phong trào của các tầng lớp lao động càng sôi sục. Trước khí thế cuồn cuộn của phong trào đấu tranh rộng lớn trong công nhân, nông dân, thợ thủ công, tiểu tư sản thành thị, “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” không còn đủ khả năng lãnh đạo cách mạng nữa. Đã đến lúc phải có một Đảng Cộng sản thật sự để lãnh đạo cách mạng tiếp tục đi lên. Những người tích cực nhất, tiên tiến nhất trong “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” ở Bắc Kỳ, những người đã chủ trương “vô sản hóa”, hòa mình vào cuộc sống lao động của công nhân, theo đúng lời dạy của anh Lý Thụy ở Quảng Châu,, những người học trò thông minh ấy của anh đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Anh Nguyễn cũng đã thấy sự không nhất trí trong cơ quan lãnh đạo “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” về chủ trương lập Đảng Cộng sản. Đại hội “Thanh niên” ở Hương Cảng tháng 5-1929 phơi rõ thêm tình trạng chia rẽ đó khi đoàn đại biểu Bắc Kỳ nêu vấn đề cần thành lập ngay Đảng Cộng sản, một yêu cầu khách quan của lịch sử, một nguyện vọng thiết tha của những người làm cách mạng, nhưng Lâm Đức Thụ đã dùng quyền uy của mình bác bỏ. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ Đại hội trở về nước, lập ra Đông Dương Cộng sản Đảng. Tiếp theo các hội viên “thanh niên” ở Nam Kỳ có xu hướng cộng sản lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Anh Nguyễn đã kịp thông báo tình hình nói trên cho Quốc tế cộng sản biết và anh hiểu rõ trách nhiệm của anh, người đại diện Quốc tế cộng sản trong vùng, người chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, là phải mau chóng giúp vào việc khắc phục những bất đồng và mâu thuẫn ấy. Trong bức thư đề ngày 27-10-1929, gửi các nhóm cộng sản ở Đông Dương, Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản chỉ rõ : “Không có Đảng Cộng sản độc nhất trong lúc vận động quần chúng thợ thuyền và nông dân càng ngày càng phát triển, đó là một sự nguy hiểm rất lớn cho tương lai tối cận của cách mạng Đông Dương. Vận cho nên những do dự và sự không quyết định của một vài nhóm đối với vấn đề lập ra ngay một Đảng Cộng sản là những điều sai lầm. Tuy vậy, sự chia rẽ trong những phần tử và trong những nhóm cộng sản mỗi lúc sau này lại còn nguy hiểm, sai lầm hơn nữa… Nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sáng lập một Đảng cách mạng của giai cấp vô sản… và ở Đông Dương chỉ có Đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi”.

Tin về những cuộc bãi công quyết liệt của công nhân Đông Dương dội đến Xiêm ngày càng dồn dập. Gia cấp công nhân Việt Nam lớn lên và tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa mới do anh Nguyễn truyền về trở thành giai cấp sẵn sàng nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Trong lòng giai cấp công nhân, vầng hồng của Đảng đang mọc lên. Nhân dân đặt hết lòng tin ở nó, và nó đang chờ anh Nguyễn dẫn lên gánh vác nhiệm vụ lịch sử. Người của Tổng bộ từ Hương Cảng phái về Xiêm gặp anh tha thiết đề nghị anh đứng ra giải quyết việc thống nhất các lực lượng cộng sản. Quốc tế cộng sản cũng có những đề nghị như thế gửi đến anh.

Không thể chậm trễ, thay mặt Quốc tế cộng sản, anh gửi thư về nước, mời cả ba nhóm cộng sản cử đại biểu ra Hương Cảng họp, bàn việc thống nhất.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #106 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 10:28:50 pm »

Cách mạng đi tới. Quân thù cũng mài nanh giũa vuốt. Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, tướng Ô-be, đưa thêm máy bay và xe bọc thép ra Bắc Kỳ, một khu vực nóng bỏng đấu tranh. Toàn quyền Đông Dương Pa-xki-ê thề thốt ở Hà Nội : “Không dẹp xong cộng sản ở Đông Dương, Pa-xki-ê này không nhìn thấy dòng sông Sen”. Nhưng rồi hắn đã cháy thui trong một tai nạn máy bay để không bao giờ còn được thấy sông Sen nữa. Và cùng dịp với các phiên tòa tại hơn 20 tỉnh và thành phố khác ở Việt Nam, tòa Nam án Vinh, Nghệ An mở phiên ngày 10-10-1929 xử 45 chiến sĩ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Viên chánh án tuyên án :

“Vụ xét xử số 115 ngày 10-10-1929 kết án tử hình Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành, hiện đang sinh sống ở nước ngoài”. Kèm theo là lời phán của tên thống sứ Trung Kỳ : “Sẽ thi hành án ngay sau khi bắt được Nguyễn Ái Quốc”.

Tòa án còn đọc sáu án tử hình khác đối với : Trần Phú tức giáo Quý, Trần Văn Cung, tức Thái Vân Anh, tức Quốc Anh, Vương Thúc Oách tức Tống Oanh, tức Lương Béo, Ngô Thiêm tức Thiên Huệ Thiện, Phan Tại tức Phan Lâm và Lê Duy Điếm.

Bằng Phiên tòa đó, thực dân Pháp đã bộc lộ sự lo sợ của nó đối với anh Nguyễn và làn sóng cộng sản đang xô đến. Chúng không chỉ muốn uy hiếp tinh thần anh mà rõ ràng còn muốn tiêu diệt anh nữa. Nhưng có ma quỷ nào lung lạc được ý chí con người gang thép ấy ?

Một ngày cuối năm, gia đình kiều bào ở Xiêm nuôi anh Nguyễn thấy anh chuẩn bị va li với ba bộ quần áo kiểu Âu, kiểu Trung Quốc và kiểu Xiêm. Anh dặn lại : anh có việc ra tỉnh ở một thời gian.

Anh đến Xin-ga-po, bắt liên lạc với cơ sở của Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản ở đây, bên ngoài treo biển Công ty kim khí. Các đồng chí trong cơ quan thu xếp lây vé tàu biển cho anh đi Hương Cảng.

Con tàu đi vào vùng biển Tổ quốc anh. Quê hương muôn ngàn lần mến yêu và thương nhớ ấy hiên lên một dải mờ mờ ở tít tắp chân trời, vì nó mà anh sống mà cũng vì nó mà anh sẵn sàng hy sinh. Ôi, vừa đúng 18 năm anh xa cách nó, với biết bao nhiêu đêm ngóng mặt trời và nghe sóng vỗ, với biết bao nhiêu nghề và tên gọi khác nhau, với biết bao nhiêu cuộc đời kỳ lạ và nỗi gian truân. Nhưng suy cho cùng anh chỉ sống có một cuộc đời : làm cách mạng đem lại độc lập, tự do cho đất nước, nhân dân.

*
*    *
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #107 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2011, 12:59:57 pm »

IX.   NGƯỜI SÁNG LẬP ĐẢNG


Ngồi trong ca-bin tàu biển, anh Nguyễn nóng lòng được cập bến. Vì muốn nhanh chóng bắt tay vào việc hợp nhất các tổ chức cộng sản, và vì một lẽ khác nữa. Anh được biết Việt Nam Quốc dân Đảng đang ráo riết chuẩn bị một cuộc bạo động vũ trang mà anh cho rằng quá sớm, khó thành công. Anh muốn bắt liên lạc, góp ý kiến với họ, khuyên họ không nên mạo hiểm, đùa cợt với khởi nghĩa. Thành lập năm 1927, Đảng ấy thu nạp đảng viên thiếu chặt chẽ để bọn mật thám và tay sai thực dân Pháp chui vào trong Đảng. Chúng biết gần hết các đảng viên và các tổ chức Đảng. Trong khi đó những người lãnh đạo nôn nóng khởi sự với tư tưởng “Không thành công cũng thành nhân”.

Anh Nguyễn không tán thành những sự phiêu lưu trong hoạt động cách mạng cũng như những hành động khủng bố cá nhân. Vụ ám sát tên buôn người Ba-danh ở Hà Nội đang làm rung động dư luận và làm anh suy nghĩ. Một buổi tối, Ba-danh, giám đốc sở mộ phụ, từ nhà một ả nhân tình ở phố Huế đi ra thì gặp hai anh thanh niên đưa cho một mảnh giấy viết tiếng Pháp : “Mi, tên hút máu ! Mi đem quẳng người Việt Nam ra khắp bốn phương trời!”. Rồi một anh rút súng bắn chết Ba-danh. Lập tức, bọn thống trị Pháp quăng lưới bắt nhiều cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng : 40 quân nhân, 39 nhà buôn, 37 nghiệp chủ, 26 giáo viên trường công, 10 nhân viên thương mại, 6 học sinh đại học, 2 giáo sư…

Anh Nguyễn không trách những học sinh trẻ tuổi đó cũng như anh không trách Phạm Hồng Thái. Người thanh niên căm phẫn bọn xâm lược giày xéo Tổ quốc mình là rất tự nhiên và rất đúng. Căm phẫn nhưng làm theo tình cảm, không có đường lối đúng thì chẳng khác gì người không biết bơi nhảy xuống biển động hòng vớt người sắp chết đuối. Anh cho rằng, để giải phóng Tổ quốc, lập ra một chế độ xã hội mới tốt đẹp, người ta phải có can đảm và niềm tin, phải dựa vào lực lượng của toàn dân mới có thể đấu tranh thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Cá nhân manh động thì dù anh dũng đến mấy cũng không đi đến kết quả.

Tàu đưa anh Nguyễn vào bến Thượng Hải. Trước khi đi Hương Cảng, anh cần đến đây làm việc với cơ quan Bộ Phương Đông Quốc tế cộng sản và gặp chi bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” để hỏi tình hình giao thông liên lạc giữa trong nước và Trung Quốc.

Thượng Hải là một trong những thành phố cảng sầm uất nhất Trung Quốc gồm ba khu vực : tô giới Anh, tô giới Pháp và phần thuộc Trung Quốc. Có thể nói đây là một thành phố ngoại quốc trên đất Trung Quốc. Trong tô giới Anh có hạm đội Anh, cảnh sát là người Ấn Độ, chỉ huy là người Anh. Trong thành phố có nhiều xí nghiệp, ngân hàng, hiệu buôn, khách sạn của người nước ngoài.

Tô giới Pháp lại khác hẳn ở chỗ nó có rất nhiều biệt thự đẹp, sang trọng và những công viên cắm biển : “Cấm người Trung Quốc vào”. Các quan chức cai trị ở đây do Chính phủ Pháp bổ nhiệm. Trong tô giới có khoảng 5.000 lính khố xanh, khố đỏ, cảnh sát người Đông Dương, và nhiều người Việt Nam làm ở nhà máy dưỡng khí, các công sở hoặc làm bồi bếp cho Pháp, hoặc mở hiệu buôn. Tàu chiến Pháp đậu ở bến.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #108 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2011, 01:03:42 pm »

Anh Nguyễn tìm đến chỗ anh Hai, một cán bộ đã dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, đang phụ trách việc tuyên truyền, giáo dục binh lính Việt Nam và tổ chức liên lạc của đoàn thể từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường biển. Anh Hai chính là anh Nguyễn Lương Bằng. Anh Nguyễn gửi một bức thư cho anh Hai : “Em chờ cậu ở chỗ đánh bi-da của  Tiên Thi công ty”. Một buổi chiều đầu năm, Thượng Hải lạnh và có tuyết, theo hẹn, anh đến Tiên Thi công ty, một cửa hàng Bách Hóa vào hạng nhất Thượng Hải. Anh đội chiếc mũ dạ cũ, mặc áo khoác ngoài hơi mỏng. Trông thấy một người mặc âu phục, áo ba-đờ-xuy, quấn khăn len, dáng quen thuộc, anh cất tiếng gọi :

– Anh Hai !

Anh Nguyễn Lương Bằng nhận ra người gọi, mừng rỡ :

– Đồng chí Vương !

Anh Nguyễn rủ anh Bằng đi quanh các phố để hỏi tình hình công nhân, binh lính Việt Nam ở Thượng Hải, những tàu nào chạy đường Đông Dương – Trung Quốc có cơ sở của ta…

Rồi anh Nguyễn nói :

– Tôi ở đây chỉ vài ngày rồi lại phải đi ngay. Hẹn hôm sau đến chỗ tôi nói chuyện lâu. Anh công tác bên tô giới Pháp phải cẩn thận. Nó đang khủng bố riết.

Anh Nguyễn ở một căn nhà trọ nhỏ, thuê căn buồng rẻ tiền, đủ kê một giường con và một bàn con. Trời lạnh mà không có lò sưởi, Đến bữa, ăn cơm gạo xấu, có món canh và món cá mặn. Anh Bằng nhìn bữa ăn ấy, đầy vẻ ái ngại và nhận ra, so với hồi ở Quảng Châu, anh Nguyễn gầy đi nhiều. Anh Nguyễn dặn anh Bằng : hoạt động trong binh lính phải tránh manh động ; tuyên truyền phải thuyết phục, không nói sáo rỗng, chung chung ; báo “Kèn gọi lính” phải viết cho ngắn gọn, rõ ràng, chú ý khêu gợi tinh thần yêu nước ở mọi người, kết hợp tinh thần quốc tế vô sản với lòng yêu nước chân chính…

Anh Nguyễn đến Hương Cảng với hộ chiếu mang tên Tống Văn Sơ. Thành phố sắp đón xuân mới. Trên các hè đường, người ta bán hoa đào, mẫu đơn, thủy tiên, cá vàng. Người đi sắm Tết nườm nượp. Anh Nguyễn gặp lại anh Hồ Tùng Mậu, cùng nhau bàn việc chuẩn bị chỗ họp và đón các đại biểu từ trong nước ra. Riêng anh Nguyễn còn bận nghiên cứu, dự thảo những văn kiện cho Hội nghị sắp tới, viết báo cáo về tình hình Đông Dương cho Quốc tế cộng sản trên cơ sở những tin tức anh nắm được ở Thượng Hải và Hương Cảng. Một học sinh Việt Nam ở trường Đại học Phương Đông, Mát-xcơ-va, đã trở về nước. Sắp tới có các học sinh từ trong nước ra Hương Cảng để đi học ở Mát-xcơ-va, anh Nguyễn sẽ phải lo thu xếp cho họ đi. Một đồng chí phụ trách của tổ chức cách mạng Mã Lai vừa từ Xin-ga-po và một đồng chí cộng sản Nam Dương từ đảo Gia-va tới gặp anh Nguyễn để hỏi một số ý kiến. Anh đã gửi về Quốc tế cộng sản một báo cáo về tình hình Mã Lai.

Đến Hương Cảng trước tất cả là đoàn đại biểu An Nam Cộng sản Đảng gồm hai đồng chí Châu Văn Liên và Nguyễn Thiệu đáp tàu từ Sài Gòn. Tiếp đến là đoàn đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng gồm hai đồng chì Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đinh Cửu đáp tàu Liêm Châu từ bến Hải Phòng. Họ phải ngồi bó gối dưới gầm giường một người của tổ chức làm điện báo viên dưới tàu. Hai đoàn đều được người liên lạc của anh Nguyễn đón riêng rẽ, đi tàu điện hai tầng về nhà nghỉ. Riêng Đông Dương Cộng sản Liên đoàn do thành lập chậm không kịp gửi đại biểu đến.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #109 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2011, 01:07:22 pm »

Anh Nguyễn đến gặp từng đoàn đại biểu tự giới thiệu là Vương, hỏi thăm sức khỏe, chuyện đi đường, tình hình đồng chí, đồng bào trong nước, và nhất là tìm hiểu tư tưởng, quan điểm tại sao không hợp nhất được với nhau, tại sao có sự căng thẳng giữa các nhóm. Anh yêu mến và trọng thị các đồng chí trong nước ra, những người lặn lội với phong trào quần chúng công nhân và nhân dân, bất chấp khủng bố của kẻ thù, mang chân lý của chủ nghĩa mới của trí tuệ mình, đi đầu trong việc xây dựng một Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Họ đang tuổi hai mươi, tràn đầy dũng khí sáng tạo, say sưa cống hiến tất cả cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cái tuổi nghe đến cách mạng, đến cộng sản là muốn bay, muốn nhảy, muốn lao vào trận, cái tuổi muốn sống đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, sống cho ra sống. Từ những hạt giống cách mạng anh gieo và chăm sóc suốt mấy năm nay đã ra hoa đơm quả thành một thế hệ thanh xuân có tư duy tiên tiến, có ý chí sắt đá và có thế giới quan của giai cấp vô sản, vươn lên giải quyết nhiệm vụ mới lịch sử giao cho.

Người liên lạc của anh Nguyễn đến nhà nghỉ đón các đại biểu đi phà mười phút qua eo biển sang Cửu Long. Lúc này anh Nguyễn và mọi người đã nhìn thấy bộ mặt xấu của Lâm Đức Thụ, phụ trách tổng bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Thụ ở một ngôi nhà sang trọng lưng chừng núi tại Hương Cảng, sống xa hoa, bệ vệ, kịch liệt chống việc thành lập Đảng Cộng sản. Một số hội viên “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” từng dự lớp học do anh Nguyễn mở ở Quảng Châu bị thực dân bắt. Họ thấy bọn chúng có trong tay những tấm ảnh chụp lớp học ở Quảng Châu mà hồi đó chỉ có Lâm Đức thụ là người hay đứng ra chụp để “làm kỷ niệm”. Lâm Đức thụ đã sinh bụng khác. Anh Nguyễn bố trí cuộc họp hợp nhất ở xa trung tâm  Hương Cảng, cách hẳn một eo biển, để giữ bí mật đối với Thụ. Các đại biểu đi lại về đêm, không ra phố Hương Cảng ban ngày, e gặp Thụ.

Cửu Long là một bán đảo đông dân, phần lớn là người lao động. Các đại biểu được dẫn đến một xóm thợ nghèo nàn, chập hẹp, bẩn thỉu, vào ngôi nhà một tầng nhỏ bé, bàn ghế đơn sơ, là gia đình công nhân. Anh Nguyễn gặp nhân dân, chúc mừng năm mới bằng tiếng Quảng Đông : “Cống hỉ ! Cống hỉ !”.

Cuộc họp tiến hành trang nghiêm, vì người dự ai cũng nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của nó. Đồng chí Vương, tức Nguyễn Ái Quốc ngồi giữa, nhân danh Quốc tế Cộng sản tuyên bố lý do Hội nghị. Chỉ có uy tín, cương vị, đạo đức, năng lực, kinh nghiệm và óc tổ chức của anh mới tạo ra được cuộc Hội nghị này, mới làm cho những ý kiến khác nhau cùng ngồi lại được để tìm chân lý và tiếng nói chung, mới chỉ được hướng đi tới cho phong trào. Ngồi bên phải anh là anh Nghĩa (tức Nguyễn Thiệu), và anh Việt (tức Châu Văn Liêm), đại biểu An Nam Cộng sản Đảng. Bên trái là anh Chí (tức Trịnh Đình Cửu), anh Trọng (tức Nguyễn Đức Cảnh), đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng.

Ngoài ra còn có anh Lương (tức Hồ Tùng Mậu) và anh Đỗ (tức Lê Văn Phan) là những người chuyên lo bố trí nhà ở, nơi họp, việc đi lại, thỉnh thoảng dự một vài buổi họp để góp báo cáo về tình hình.

Anh Nguyễn đề nghị từng đoàn đại biểu phát biểu ý kiến về vấn đề hợp nhất. Các đại biểu trình bày sôi nổi những quan điểm, ý nghĩ và dự định của mình. Sau những buổi lắng nghe các ý kiến, anh Nguyễn kết luận :

“Thế là chúng ta đều là những người cách mạng giống nhau cả thôi. Ở Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp, cả đến các nước thuộc địa như Ấn Độ, Nam Dương, mỗi nước chỉ có một Đảng Cộng sản. Vì vậy nước Việt Nam không thể có ba Đảng Cộng sản. Chúng ta phải đoàn giai cấp, đoàn kết toàn dân, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Để đạt mục đích ấy phải thống nhất tổ chức. Nhân danh Quốc tế cộng sản tôi đề nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản chân chính, thống nhất, các đồng chí có đồng ý không ?”.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM