Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:00:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 76988 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2011, 08:23:06 pm »

Sau chiến tranh thế giới, Pháp là nước thắng trận nhưng cũng bị thiệt hại nặng nề, nay cố khôi phuc kinh tế và đuổi kịp một số nước đế quốc tiên tiến, giàu có khác, chủ yếu bằng cách bòn rút nguyên liệu, của cải từ các thuộc địa. Việt Nam của anh, cũng như Ma-rốc, Tuy-ni-di, An-giê-ri, Xê-nê-gan, Đa-hô-mây, đâu đâu cũng bị bọn thực dân Pháp kéo  đến ngày càng đông, cướp ruộng đất, khai mỏ, bắt phu, vét quặng và nông sản, ních đầy túi những món lợi nhuận kếch xù. Đây là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và là cuộc tiến công quy mô và toàn diện vào nhân dân các thuộc địa. Ở Việt Nam mọc lên nhiều công ty tư bản mới,  và những công ty có sẵn cũng phát hành thêm trái khoán và cổ phiếu, cùng với tập đoàn tài chính lớn nhất là Ngân hàng Đông Dương vươn ra tất cả những cái vòi tham lam của chúng để hút đến  xương tủy mọi nguồn tài nguyên đất nước. Chúng không  chỉ cướp đất, nguyên liệu, mà còn  chiếm cả sức lao động người Việt Nam để lam giàu. Câu hát giặm Nghệ Anh Nguyễn quê anh than cảnh bi bắt phu nghe thật não nùng :

« Khắp nơi ráo riết
Giở sổ đầu ngài(người)
Kể chi phụ lão, con trai
………
Kẻ bắt giữa ruộng cày
Người không cho sắm sửa
Chồng trốn, bắt vợ,
Con yếu, cha đi,
Tiếng khóc như ri,
Ruộng cày bỏ trống »

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #11 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2011, 08:23:26 pm »

Những lần cuối cùng vào thư viện Pa-ri, đọc các báo từ Đông Dương đến, anh Nguyễn Ái Quốc được biết tin tức mới về sự phẫn uất của đồng bào. Hàng trăm vụ nông dân bị bắt đi phu vào đồn điền cao su Nam Kỳ đã chặt cây, phá kho rồi bỏ trốn. Công nhân xi măng Hải Phòng đòi tăng năm xu luơng một tháng. Công nhân, viên chức làm ở các nhà buôn Pháp đòi được quyền nghỉ ngày chủ nhật. Công nhân nhuộm Chợ Lớn chống việc đánh đập và phạt tiền. Nông dân Nam Định không chịu đóng thuế. Một đồng bào Thái Bình giết một tên Tây đoan… Nơi này nơi khác, lẻ tẻ có sự nỗi dậy của từng người, hoặc của vài người, nhưng thường tiếp theo là những vụ bắt bớ giam cầm đầy ải, đuổi việc và những tiền thuế, tiền phạt nặng hơn. Chỉ vì đồng bào anh, dân tộc anh chưa tìm ra được con đường tự giải phóng, chưa có tổ chức và chưa có người lãnh đạo đúng đắn. Anh nguyện cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đưa nhân dân và Tổ quốc đến tự do. Bất cứ lúc nào và bất cứ dưới vòm trời nào, ý nghĩ ấy luôn nung nấu trong anh suốt chặng đường đi khắp thế giới 15 năm qua.

Xe lửa nhả khói rúc còi vào ga Béc-lin, thủ đô một nước vừa thua trận trong cuộc chiến tranh đẫm máu của các nước đế quốc để giành giật thị trường và thuộc địa. Một viên sĩ quan người Pháp ngồi cùng toa với anh Nguyễn Ái Quốc, bệ vệ và kiêu ngạo, cầm chiếc ba-toong to đẩy giãn người dân Đức ra để lấy lối đi, hệt những tên thực dân Pháp ở Đông Dương.

Đồng chí công nhân người Đức dẫn anh về nhà nghỉ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #12 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2011, 08:23:58 pm »

Béc-lin cổ kính và ít nhôn nhịp hơn Pa-ri trải rộng hai bên bờ sông Xprê êm đềm, mùa hè vẫn tỏa hơi sương. Anh được nhìn thấy Béc-lin công nghiệp hóa rất cao với những ngành sản xuất nổi tiếng thế giới từ thế kỉ trước. Thành phố ngã tư châu Âu này từng là sào huyệt của một chủ nghĩa đế quốc năng động và cực đoan nhưng cũng là trung tâm quan trọng của phong trào công nhân Đức. Đảng cộng sản Đức ra đời ở đây năm 1919. Còn khá nhiều nhà máy, đường phố ghi dấu những cuộc đấu tranh, những hy sinh và thắng lợi của giai cấp vô sản Đức. Thành phố đã chứng kiến những hoạt động oanh liệt của những nhà cách mạng Đức xuất sắc Ô-guýt Ba-ben, Rô-đa Lúc-xăm-bua, Vin-hem và Các Líp-nếch. Và trước anh rất lâu cũng như ở Lơnđơn, Pa-ri, Các Mác, Phrê-đê-rích Ăng-ghen và Lê-nin đã đến thủ đô này sống, nghiên cứu, làm việc và đấu tranh.

Một Béc-lin tiều tụy và mệt nhọc phơi trước mắt anh. Nhiều người dân ăn mặc rách rưới, người nào cũng có vẻ xanh xao, hốc hác. Những chiếc xe điện bong sơn, méo mó chuyển bánh nặng nề rít lên giữa các phố, với những cửa hiệu lèo tèo hàng hóa. Trước cửa những hiệu bánh mì, người mua xếp hàng dài cầm phiếu phân phối luơng thực chờ giờ mở cửa, trong khi những trẻ em nhem nhuốc, gầy yếu chìa tay xin tiền, xin khúc bánh mì hoặc mẩu thuốc lá thừa. Một vài đầu phố có quày phát cháo cứu tế. Một đám thương binh mù dắt chó đi biểu tình đòi bánh mì. Những người kho có nhà ở, và những người thất nghiệp ngồi uể oải trên vỉa hè. Thỉnh thoảng trên phố thấy hai ba người đẩy một chiếc xe con chở đầy ắp giấy bạc để đi mua một vài mặt hàng tiêu dùng thông thường. Đồng tiền Mác Đức mất giá ghê gớm. Đầu năm 1923 một đô-la Mỹ đổi được 7200 mác. Ngày anh Nguyễn Ái Quốc tới Béc-lin, một đô-la đổi được 160000 mác. Với số ít tiền phrăng mang theo tính ra tiền Đức, anh trở thành một triệu phú. Số giấy bạc để mua một tờ báo chắp lại rộng hơn tờ báo.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:36:34 pm »

Các báo Béc-lin đưa tin Mút-xô-li-ni đã thực sự trở thành trùm đảng phát-xít Ý, và nắm trọn quyền hành ở đấy. Tổ chức phát xít Khu-klux-klan (Đảng 3K) ở Mỹ do chủ tư bản ô-tô Pho chỉ huy và được Mút-xô-li-ni ủng hộ vừa gây ra ở Đi-tơ-roi một tội ác khủng khiếp : một lúc treo cổ 50 người dân rồi chất củi đốt. Biểu tình dồn dập của công nhân và người thất nghiệp ở Lai-xích, Hăm-bua và nhiều nơi khác trên đất nước Đức phản đối những nhóm phát xít mới xuất hiện đang hoành hành và đòi công ăn việc làm. Anh Nguyễn sống giữa vùng bão táp mạnh nhất thế giới đầu thế kỷ, nhìn thấy những đảo lộn, tàn phá và âm mưu ở cả phe thắng trận và phe thua trận trong hàng ngũ đế quốc, càng hiểu rõ hơn bộ mặt và bản chất của chúng.

Theo hẹn, việc đầu tiên anh tới cơ quan đại diện toàn quyền nước Nga xô-viết ở Béc-lin. Đấy là nhà số 7 phố Un-te Đen Lin-đơ, tức phố “Dưới những hàng cây bồ đề”, chạy thằng tắp từ vòm cổng cao Bran-đơ-bua trên có những tượng đồng ngựa chiến. Anh ngắm tòa nhà bốn tầng có nhiều cửa kính, trên nóc phấp phới lá cờ đỏ đính búa liềm vàng ở góc. Lúc bấy giờ nhiều nước Tây Âu trong đó có Pháp, chưa công nhận nhà nước xô-viết Nga, và lần đầu anh thấy lá cờ của Lê-nin hiên ngang giữa thủ đô một nước đế quốc.

Các đồng chí Nga ở cơ quan đại diện, được Mát-xcơ-va báo tin trước, đón tiếp anh rất niềm nở trong ngôi nhà xây theo kiến trúc Phổ. Đồng chí Xtê-phan Brát-man Bra-đốp-xki, một nhà ngoại giao Nga nhiều kinh nghiệm, đại diện các đặc mệnh toàn quyền nước Nga xô-viết tại Đức thay mặt Đảng và chính quyền cách mạng chào mừng anh, hỏi chuyện đi đường và bàn những công việc phải chuẩn bị cho chuyến công tác của anh sang Liên Xô.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:37:58 pm »

Được lệnh phải tổ chức một chuyến đi thật an toàn, đồng chí đã thu xếp để anh đáp một chuyến tàu biển Nga xô-viết tại cảng Hăm-bua, phía bắc nước Đức. Anh hưởng những giây phút đầm ấm của tình đồng chí và nhận ra ngay những con người mới do Lê-nin  đào tạo toát lên một tinh thần quốc tế vô sản cao quý, chân thành. Từ đất nước khổ đau ra đi khắp bốn phương trời, chịu đựng biết bao nhiêu sự khinh rẻ, sỉ nhục, bất công, bóc lột, chèn ép, lừa lọc, vu cáo, đàn áp, dò xét, truy lùng, nay ngồi trong ngôi nhà xô-viết này nghe những tiếng gọi trìu mến “đồng chí, đồng chí” anh thấy dâng lên ngồn ngộn cảm xúc tự do, bình đẳng, dào dạt tình anh em, tình nhân loại.

Tất nhiên, ở đây mọi người phải gọi anh là “đồng chí Chen Vang” và anh giữ tên đó cho tới khi đặt chân lên đất nước Nga. Nhưng cần phải có đủ giấy tờ hợp lệ để anh sống an toàn ở Béc-lin chờ ngày đi Hăm-bua. Cơ quan đại diện Nga cử người đến ngay Sở cảnh sát Đức ở Béc-lin xin cho anh giấy phép tạm trú trên đất Đức. Tờ giấy mang chữ ký viên chánh cảnh sát Đức và đóng dấu tím mang hình con phượng hoàng, ghi rõ :


GIẤY PHÉP SỐ 5316 THÁNG 6-1923 CÓ GIÁ TRỊ CHO
MỘT CHUYẾN ĐI TỪ BÉC-LIN QUA CÁC ĐỒN
BIÊN PHÒNG


Tên : CHEN VANG
Đi đâu : ra nước ngoài
Mục đích :về nhà
Thời hạn : không thời hạn
Giấy này có giá trị từ ngày 18-6-1923 đến ngày 22-6-1923

                  Béc-lin ngày 18-6-1923
                         Chánh cảnh sát
                        SƠ-NÂY-ĐƠ
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:40:02 pm »

Nghĩa là anh phải rời Đức ngày 22-6-1923. Nhưng do cuộc bãi công lớn của công nhân Hăm-bua, suốt mấy ngày liền hoạt động của cảng tê liệt. Anh phải xin lùi lại vài ngày. Sơ-nây-đơ dùng mực đỏ chữa lại hạn cuối cùng và ký dưới tờ giấy phép : “Tôi xác nhận đã chữa con số 22-6 thành 27-6 – Sơ-nây-đơ”.

Đồng chí Bra-đốp-xki trao cho anh những giấy tờ để đi vào nước Nga, những văn kiện đầu tiên của chính quyền xô-viết nói về anh :


   CỘNG HÒA LIÊN BANG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT NGA

                        GIẤY ĐI ĐƯỜNG SỐ 1829

Người mang giấy : CHEN VANG
Sinh ngày : 15-2-1895 ở Đông Dương (cũng như về tên gọi, đồng chí Nguyễn Ái Quốc dùng nhiều ngày sinh khác nhau)
Nghề nghiệp : Thợ ảnh
Đi đến : Nước Nga
Giấy này chỉ có giá trị trong khi đi đường.

                        Béc-lin ngày 16-6-1923
               Đại diện đặc mệnh toàn quyền
                 nước Cộng hòa Liên bang Xã hội
               chủ nghĩa Xô viết Nga tại Đức
               XTÊ-PHAN BRÁT-MAN BRA-ĐỐP-XKI
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:42:51 pm »

THI THỰC NHẬP CẢNH SỐ 361370

Ông : CHEN VANG
Đến : Nước Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga.
Qua trạm biên phòng : Thương cảng Pê-tơ-rô-grát
Mục đích chuyến đi : Công tác chuyên môn.
Thời gian ở Nga : Một tháng

                                                                     Béc-lin ngày 25-6-1923
                                                                            Ký thay Đại diện
                                                              Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa
                                                               Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô viết
                                                                             Nga tại Đức”



Anh Nguyễn tới cảng Hăm-bua vừa lúc xảy ra những vụ xô xát giữa công nhân và bọn phát xít địa phương nhưng cuộc bãi công ở cảng đã kết thúc. Một chiếc tàu Nga, trên ống khói sơn cờ búa liềm, đã chờ sẵn ở bến. Và đối với mọi tàu Nga, từ đất nước của Lê-nin tới, công nhân Đức bao giờ cũng ùa đến bắt tay ôm hôn các thủy thủ, trao tặng cờ, chụp ảnh kỷ niệm trước sườn tàu và hát Quốc tế ca. Cái mới trong đầu óc, cái sôi nổi trong tim, cái chớp sáng trong khóe mắt của cả một thế hệ loài người sau cách mạng Tháng Mười làm cho anh Nguyễn thêm vui, thêm hào hứng, càng khẳng định ở anh lòng tin vào tình đoàn kết keo sơn của những người vô sản bị áp bức trên toàn thế giới.

Anh bước lên chiếc tàu Nga sơn xám mang tên nhà cách mạng vô sản Đức : “Các Líp-nếch”. Đúng 12 năm về trước, với thân phận một người nô lệ, anh bước lên một tàu buôn Pháp mang tên một viên đô đốc thực dân Pháp, lao động để sống và tìm đường cứu nước. 12 năm thử thách, gian truân, ba chìm bảy nổi ấy đã rèn luyện anh và đưa anh đến bến bờ của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Trong 12 năm ấy, anh đã đi làm thuê, sống dưới hầm than và roi vọt trên nhiều con tàu biển khác nhau.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:43:44 pm »

Còn lúc này anh đã là một người tự do, một chiến sĩ cách mạng, đứng trên một con tàu xô-viết, một con tàu tự do. Ở đó người với người là bạn, là đồng chí anh em. Đồng chí thuyền trưởng tàu Các Líp-nếch, béo đậm, mặt tròn, có bộ ria nhỏ, cặp mắt hiền hậu, đón anh vào phòng khách của tàu và tự giới thiệu anh là An-tô-nốp. Đối với anh, ở đây ấm cúng và thân mật lạ thường, không có những tiếng gọi the thé như quát tháo mà anh từng nghe trên tàu biển mười năm về trước :

– Ba, đem nước đây !
– Ba, dọn chảo đi !
– Ba, rửa đĩa đi !
– Ba, xúc than nhanh !


Đi thăm các bộ phận trên tàu, với kinh nghiệm thủy thủ nhiều năm, anh biết máy móc tàu là của Đức, nồi hơi thì của Anh, 1800 mã lực, tốc độ trung bình 10,5 hải lý một giờ. Các thủy thủ giới thiệu với anh : con tàu Các Líp-nếch này dài 108,20 mét, rộng 14,02 mét, đóng tại Đức năm 1900, trước đây mang tên “Pa-la-đa” do Phần Lan để lại cho nước Nga xô-viết theo một hiệp định kinh tế. Tàu trọng tải 3341 tấn, vừa chở hàng vừa chở người. Sauk hi hoàn thành nhiệm vụ chuyên chở sang Hà Lan, trên đường trở về căn cứ chính của tàu là Pê-tơ-rô-grát thì được lệnh ghé vào cảng Hăm-bua để đón anh Nguyễn.

Biển Ban-tích lộng gió, thổi bạt từng đàn hải âu, giữa hè vẫn thoảng hơi lạnh. Đồng chí thuyền trưởng khoát thêm lên trên vai anh một chiếc áo choàng  và mời anh hút thuốc lá Nga. Con tàu rẽ sóng chạy theo hướng đông-bắc và anh cảm thấy hạnh phúc như sắp trở về gia đình, về Tổ quốc thân yêu của mình sau nhiều năm xa cách. Một tiếng cói dài lay động mặt biển. Tàu bắt đầu đi vào một cửa sông. Bên bờ trái là bãi lầy, bờ bên phải hiện dần lên những mái nhà, những vòm lâu đài, những nóc nhà thờ cổ, những đỉnh tháp cao dát vàng óng ánh trong nắng. Pê-tơ-rô-grát đây rồi ! Tổ quốc của cách mạng cã hội chủ nghĩa đây rồi ! Hãy hít căng lồng ngực bầu không khí tự do ! Hãy say ngắm đất nước mới lạ chưa từng thấy trong lịch sự, đất nước chiếm một phần sáu diện tích quả đất. Ở đây nhân dân hoàn toàn làm chủ ! Ước ao và mong muốn của anh Nguyễn đã thành sự thật. Ngay trước mắt anh la Pê-tơ-rô-grát, cái nôi của cách mạng Tháng Mười  Nga, thành phố đã góp phần làm mới thế giới và soi sáng con đường đi tới của anh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:45:40 pm »

Tàu cặp bến số 7 với dãy nhà kho thấp và còn nhiều công nhân dùng tay bốc xếp hàng. Anh trân trọng đặt những bước chân đầu tiên lên đất nước của Lê-nin. Một chiến sĩ công an biên phòng Nga xem giấy thị thực nhập cảnh có dán ảnh anh rồi đóng con dấu vuông xác nhận anh “đã qua trạm biên phòng vùng biển tại bến thương cảng Pê-tơ-rô-grát”. Lúc đó là sáng ngày 30-6-1923 ở Pê-tơ-rô-grát, nắng nhẹ, 18 độ, một buổi đẹp trời ít thấy đối với thành phố hay mưa và trời mù ngay trong những mùa hè.

Anh ở trong khách sạn quốc tế A-xtô-ri-a gần quảng trường I-xa-kíp-xki, nơi đầu năm 1917 đã diễn ra những cuộc mít tinh lớn của nhân dân chống chính quyền tư sản, ủng hộ chính quyền xô-viết. Pê-tơ-rô-grát đang mùa đêm trắng. Giữa đêm trời vẫn sáng như ban ngày, người dạo chơi đông bên bờ sông Nê-va. Thành phố của những cây cầu đẹp, những pho tượng và vườn hoa, đâu đây còn bóng dáng của Pu-skin, Gô-gôn, Đô-xtôi-ép-xki mà tác phẩm của các ông đã lôi cuốn anh trong phòng đọc có vòm trần rất cao của thư viện quốc gia Pa-ri. Nhưng thành phố này, như Lê-nin có lần nói là trung tâm cách mạng, chính trị toàn nước Nga, hướng dẫn nước Nga đi lên, hôm nay vẫn còn nóng hổi khí thế xung thiên của những người vùng lên lay đổ ngai vàng của Nga hoàng trong tiếng súng tàu Rạng Đông và tiếng xung phong đánh chiếm cung điện Mùa Đông. Mỗi đoạn đường trong thành phố là một gợi nhớ sự nghiệp anh hùng của nhân dân Nga, một di tích về cuộc Cách mạng vĩ đại toàn thắng ở đây sáu năm về trước, một thôi thúc nghĩ đến công lao của Lê-nin. Đứng trước cung điện Xmôn-nưi màu vàng, nơi Lê-nin lập đại bản doanh chỉ huy cuộc cách mạng long trời lở đất, đối với một người như anh Nguyễn, không thể không nghĩ đến, ước mơ và tưởng tượng ra, vào lúc nào đó trong thế kỷ, sẽ có một đại bản doanh cách mạng trên đất Việt Nam, một trận “cung điện mùa đông” ngay trên tổ quốc mến yêu của anh.

Ngày đầu tháng bảy ở Pê-tơ-rô-grát có cơ hội lớn trong công viên Hằng Nga, đường “Những người Tháng Chạp”, mừng nắng hè rực rỡ trở về và mừng đánh thắng các đội quân phản cách mạng cùng các đội quân can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc. Nhân dân Pê-tơ-rô-grát  liên hoan trong tiếng nhạc, và dàn nhạc giao hưởng trình diễn bản A-pa-xi-ô-na-ta mà Lê-nin ưa thích.
Không chỉ nhân dân Nga, mà cả nhân dân các thuộc địa, trong đó có anh Nguyễn, yêu kính và biết ơn Lê-nin. Anh nóng lòng muốn được gặp Lê-nin. Anh ra ga xe lửa, đáp tàu đi Mát-xcơ-va, thủ đô nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên của loài người, nơi Lê-nin đang ở, và một nhiệm vụ mới đang chờ anh : chuẩn bị dự Hội nghị Quốc tế nông dân được triệu tập theo sáng kiến của Lê-nin.

*
*   *
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:29:17 pm »

II.   TRÁCH NHIỆM VẺ VANG


Anh Nguyễn là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đến Mát-xcơ-va, trung tâm của thế giới mới.

Đối với anh đã sống qua nhiều thủ đô Âu, Mỹ, Mát-xcơ-va là một thành phố mới khác hoàn toàn, không chỉ vì nó có bức tường thành điện Crem-li đỏ thẫm, những tháp và biệt thự nóc dát vàng, những ngôi nhà tường xây hai lần cửa để chống rét. Từ phương Tây đến đây anh có cảm giác như từ một cái chợ ồn ào, hỗn loạn bước vào một khu vườn êm ả, thanh bình. Cảnh vật, không khí, lối sống, tất cả mang những nét độc đáo nhưng cũng làm cho người mới đến dễ thân quen.

Nhịp điệu của Niu-o1oc là nhịp điệu của hàng vạn chiếc thang máy lên xuống điên cuồng, hối hả trong những tòa nhà chọc trời, của con chuột bạch nuôi trong lồng làm cảnh, bốn chân đưa quay tít cái bánh xe mà không cần biết sẽ đi đến đâu.

Ở Lơn-đơn là nhịp điệu của nước triều lên xuống kéo theo, giữa những tường xám của các nhà ngân hàng và các kho tàng, tiếng bước chân nặng nề của những ngưởi thất nghiệp với hình bóng những con tàu chở đầy của cải của thế giới.

ở Béc-lin là nhịp điệu của những người hớt hải lo chạy lương thực, thực phẩm từng bữa và của những tên phát-xít mới ra đời nện ủng trên đường phố.

Còn nhịp điệu Mát-xcơ-va là nhịp điệu của một cuộc sống không vàng son, , không hoa lệ, nhưng tươi trẻ, yêu đời, có kế hoạch, vững vàng, làm chủ hôm nay và yên tâm tin tưởng ở ngày mai.

Thành phố đầy quá khứ vẻ vang ấy, từng hy sinh, tiêu khổ kháng chiến để đánh thắng quân đội hùng mạnh của Na-pô-lê-ông đầu thế kỷ trước, nay là hiện thân của cách mạng chân chính, của suy tư tiên tiến, của tính cách nhân dân. Nó là điển hình một thành phố xã hội chủ nghĩa chưa thấy trên hành tinh, một thành phố lao động, sáng tạo, ở đấy tất cả nhằm phục vụ lợi ích nhân dân. Và cũng ở đấy, ta nghe được hơi thở rộn ràng của đất nước xô-viết bao la đang hàn gắn vết thương chiến tranh. Tại đây, Lê-nin đã thảo ra kế hoạch điện khí hóa rất táo bạo cùng nhiều kế hoạch kinh tế linh hoạt khác, làm chỗ dựa nâng đất nước xô-viết lên đỉnh cao của sự hùng cường. Mát-xcơ-va bảo vệ truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Nga, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa quốc tế vô sản. Rất nhiều chiến sĩ cách mạng thuộc các màu da khác nhau, hăng hái đấu tranh cho tự do và dân chủ, đấu tranh chống áp bức của chủ nghĩa tư bản và sự dã man của chủ nghĩa đế quốc, đã tìm thấy ở Mát-xcơ-va sự giúp đỡ và ủng hộ anh em. Trong số đó đã có những người đã coi Mát-xcơ-va là tổ ấm thứ hai của mình.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM