Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:08:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975)  (Đọc 85820 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:22:19 am »

Ban quân sự tỉnh Bình Long (1961-1963)

Tô Hiến Thìn (Ba Tranh Thủ): Trưởng ban quân sự
Lê Hùng: Phó ban quân sự
Nguyễn Quang Thưởng: Phụ trách Chính trị
Nguyễn Văn Cho (Sáu Dư): Phong trào Tham mưu

Tỉnh đội Bình Long (1963-1971)

Nguyễn Văn Hai (Béo): Tỉnh đội trưởng
Nguyễn Soái: Tỉnh đội trưởng
Lê Hùng: Tỉnh đội phó, Tỉnh đội trưởng
Trần Công Hải: Tỉnh đội trưởng
Huỳnh Công Hùng: Tỉnh đội phó
Nguyễn Văn Cho (Sáu Dư): Tỉnh đội phó
Nguyễn Quang Thưởng: Phó Chính trị viên

Ban quân sự tỉnh Phước Long (1961-1963)

Trần Ngọc Thanh: Trưởng ban quân sự
Trương Văn Nghĩ (Hai Phong): Phó ban quân sự
Hai Hùng: Ủy viên

Tỉnh đội Phước Long (1963-1971)

Trương Văn Nghĩ: Tỉnh đội trưởng, Chính trị viên
Đỗ Văn Nuống: Chính trị viên
Ba Nhân: Tỉnh đội phó
Võ Hòa: Tỉnh đội trưởng
Nguyễn Huệ; Tỉnh đội phó, Tỉnh đội trưởng
Nguyễn Văn Cần: Phó Chính trị viên
Nguyễn Đình Kính: Chính trị viên
Tư Thân: Phó Chính trị viên

Ban quân sự Phân khu 10

Lâm Quốc Đăng: Trưởng ban
Bùi San (Chín Liêm): Bí thư Đảng ủy quân sự

Bộ chỉ huy quân sự khu 10

Hồ Xuân Anh (Hoàng Anh Tuấn): Chỉ huy trưởng
Bùi Định (Tư Khiêm): Bí thư khu ủy, kiêm chính ủy
Nguyễn Trọng Xuyên: Chỉ huy phó, chỉ huy trưởng
Nguyễn Việt Hồng: Phó chỉ huy
Đặng Ngọc Sĩ: Chỉ huy trưởng

Bộ Tư lệnh phân khu Bình Phước (1971-1973)

Nguyễn Văn Kính: Tư lệnh
Lê Hùng: Phó Tư lệnh
Nguyễn Huệ: Phó Tư lệnh
Năm Nhân: Phó Tư lệnh
Nguyễn Văn Nhường: Phó Chính ủy

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước (1973-1975)

Đỗ Văn Nuống (Tư Nguyện): Bí thư Tỉnh, Chính trị viên Tỉnh đội
Nguyễn Huệ: Tỉnh đội trưởng
Nguyễn Văn Nhường: Phó Chính trị viên
Lê Hùng: Tỉnh đội phó, Tỉnh đội trưởng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:26:58 am »

ANH HÙNG LÊ VĂN TÍNH

Anh hùng Lê Văn Tính sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, thượng úy, huyện đội phó huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé.

Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, Lê Văn Tính chiến đấu và công toác ở địa bàn huyện Bình Long, anh đã tham gia hơn 100 trận, diệt 102 tên địch (có 45 tên Mỹ). Năm 1967, là trung đội trưởng trinh sát, Lê Văn Tính đã cùng đơn vị phục vụ bộ binh chiến đấu, anh chỉ huy trung đội độc lập đánh nhiều trận, có trận diệt 14 tên (trong đó có tên quận trưởng Tây Ninh). Từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 5 năm 1971, Lê Văn Tính là đại độ trưởng 75 đặc công. Anh đã chỉ huy đơn vị đánh 35 trận vào các mục tiêu xung quanh thị xã Bình Long và nhiều ấp chiến lược, diệt và làm bị thương gần 1.000 tên địch. Đơn vị của anh hoàn thành xuất sác nhiệm vụ. Cuối năm 1973, Lê Văn Tính là huyện đội phó huyện Hớn Quản. Anh chỉ huy bộ phận vây ép địch ở thị xã Bình Long, Tính đã chỉ huy đơn vị kết hợp nhiều cách đánh, làm cho chúng khiếp sợ không dám ra ngoài. Xuân 1975, Lê Văn Tính nhận nhiệm vụ đánh chi khu Chơn Thành, anh chỉ huy đánh địch liên tục suốt ngày. Kết quả, đánh chiếm được chi khu quân sự địch, mở rộng địa bàn cho lực lượng lớn của ta đứng chân.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 5 bằng khen, 3 lần là Chiến sĩ thi đua. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Tính được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG LÊ VĂN A

Anh hùng Lê Văn A sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, nghỉ hưu tại quê nhà và đã từ trần.

Lê Văn A chiến đấu, gây dựng cơ sở trên nhiều địa bàn thuộc tỉnh Phước Long (cũ). Từ năm 1959 đến tháng 4 năm 1975, đồng chí đã trực tiếp chiến đấu, chỉ huy chiến đấu nhiều trận diệt 29 tên địch (có 16 tên Mỹ), bắt sống 33 tên, bắn cháy 11 xe quân sự, bắn rơi và bắn cháy 3 máy bay, thu 4 máy thông tin, 47 quả lựu đạn và 44 súng (có 1 cối 60 ly và 2 trung liên). Từ tháng 11 năm 1960 đến cuối năm 1964, để góp phần tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ đường dây liên lạc của tỉnh và chuẩn bị xây dựng căn cứ, Lê Văn A cùng đơn vị tiến hành nhiều trận đánh lẻ, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch. Từ năm 1965, Lê Văn A chỉ huy bộ đội địa phương phối hợp với lực lượng của trên đánh vào chi khu Phước Bình, chi khu Đồng Xoài, tiểu khu Phước Long. Năm 1967, Lê Văn A dùng mìn định hướng đánh cháy 1 máy bay C130 đậu ở sân bay Phước Bình. Năm 1968, anh chỉ huy đơn vị đánh sân bay Phước Bình, đốt cháy 10.000 lít xăng, phá hủy 2 xe bọc thép, diệt 16 tên địch. Năm 1974, Lê Văn A cùng với đặc công bò vào điều tra từng nhà lính, từng lô cốt, từng hỏa điểm của địch… rồi chỉ huy đơn vị đánh tiêu diệt và tiêu hao nhiều tên địch.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, nhiều bằng, giấy khen. Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Lê Văn A được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TÔN
(Liệt sĩ)

Anh hùng Nguyễn Văn Tôn (Hai Tôn) sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Khi hy sinh, đồng chí là đảng viên, chính trị viên đại đội 75 đặc công tỉnh Bình Long.

Từ tháng 12 năm 1956 đến tháng 5 năm 1959, Nguyễn Văn Tôn làm giao liên cho huyện ủy Tân Biên. Tháng 6 năm 1959, Nguyễn Văn Tôn nhập ngũ. Trong những năm 1961 đến năm 1964, chiến trường Bình Long gặp nhiều khó khăn về lương thực, đồng chí đã góp nhiều công sức vào việc sản xuất tự túc để bám địa bàn chiến đấu. Trong chiến dịch Đồng Xoài (5-6-1965) Nguyễn Văn Tôn chỉ huy một bộ phận của đại đội 75 chặn địch trên đường 13 ròng rã hơn một tháng trời, chịu đựng hàng nghìn trái bom pháo, diệt và làm bị thương hơn 80 tên địch, phá hủy 6 xe quân sự, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chia cắt chiến dịch. Trong chiến dịch Gianxơn Xity (1967), Nguyễn Văn Tôn trực tiếp dẫn một tổ B40 (lần đầu tiên ta sử dụng loại súng này) đi săn xe tăng địch, diệt 1 chiếc M41, tạo niềm tin cho bộ độ. Đồng chí còn tổ chức cho bộ đội chôn mìn, săn xe tăng. Kết thúc chiến dịch, đơn vị của đồng chí diệt 3 xe tăng địch. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Văn Tôn chỉ huy đại đội 75 đã 3 lần tập kích vào nhiều vị trí địch trong thị xã An Lộc (Bình Long) như khu cố vấn Mỹ, khu trại giam, khu trại lính pháo binh Tân Tây Lan, kho xăng, sân bay… loại khỏi vòng chiến đấu hơn 270 tên địch (có gần 100 tên Mỹ), phá hủy 7 pháo 105 ly, đốt cháy 50 nghìn lít xăng, làm cháy nổ 1 kho đạn và nhiều phương tiện chiến tranh. Tháng 5 năm 1970, trong một trận chiến đấu ở xã Lộc Khánh, Nguyễn Văn Tôn đã anh dũng hy sinh.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, chiến sĩ thi đua của tỉnh Bình Long. Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Nguyễn Văn Tôn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:30:02 am »

ANH HÙNG ĐOÀN VĂN THÁI

Anh hùng Đoàn Văn Thái sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Đại đội trưởng đại đội 43, tiểu đoàn 1 bộ đội địa phương tỉnh Thủ Dầu Một.

Năm 16 tuổi, Đoàn Văn Thái vào dân quân, tích cực hoạt động ở địa phương, sau một năm, anh vào bộ đội, đã chiến đấu 51 trận, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong trận đánh Mỹ đầu tiên của đơn vị, Đoàn Văn Thái dẫn đầu tiểu đội, đánh mạnh, đánh nhau, thọc sâu tiêu diệt những hỏa điểm nguy hiểm của địch, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn chúng. Trong năm 1968, Đoàn Văn Thái cùng đơn vị đánh 19 trận, lập công xuất sắc. Trận đánh thành Công Binh (thị xã Bình Dương), địch phát hiện ta từ xa, bắn chặn rất ác liệt, Thái dẫn đầu tiểu đội vượt qua nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của địch, đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng làm quân địch hỗn loạn, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong vào tiêu diệt quân địch. Trong đợt hai, đánh vào thành phố Sài Gòn, Đoàn Văn Thái cùng đơn vị liên tục tiến công chọc thủng tuyến phòng thủ của địch, táo bạo thọc sâu vào nội đo, cùng đồng đội trụ lại giữa hang ổ địch gần nửa tháng. Đoàn Văn Thái chiến đấu anh dũng, bị thương vẫn không rời trận địa, có ngày đánh bật hàng chục đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung.

Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba. Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đoàn Văn Thái được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG ĐOÀN ĐỨC THÁI
(Liệt sĩ)

Anh hùng Đoàn Đức Thái sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàng Kênh, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Khi hy sinh, đồng chí là đảng viên, Tiểu đội trưởng đại đội 4 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 271, Sư đoàn 3, Bộ chỉ huy Miền.

Từ năm 1973 đến tháng 12 năm 1974, Đoàn Đức Thái chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt là trận đánh chi khu Bù Đăng (huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé), ngày 14 tháng 12 năm 1974, anh đã có hành động dũng cảm, nhận sự hy sinh về mình để giành thắng lợi cho đơn vị. Bước vào trận đánh, vì sức yếu, đơn vị cử Thái làm nhiệm vụ ở tuyến sau nhưng Đoàn Đức Thái viết thư xung phong đi chiến đấu bằng được. Tổ chiến đấu của anh làm nhiệm vụ đánh bộc phá hàng rào, mở cửa mở cho đơn vị xung phong. Địa hình trống trải, sườn đồi lại quá dốc, địch bắn ra ác liệt. Anh em trong tổ động viên nhau quyết tâm đánh bung 7 lớp rào của địch. Đến lớp rào thứ tám, đã 2 lần đặt xong bộc phá, nhưng vì độ dốc quá lớn ống bộc phá bị tụt, rơi xuống. Tỉnh thế hết sức khẩn trương, Đoàn Đức Thái lại ôm quả bộc phá xông lên, bám vào hàng rào, tìm cách khắc phục đặt được bộc phá. Sau đó, Thái giật nụ xòe và định lui về phía sau thì bộc phá lại một lần nữa rơi xuống. Nếu bộc phá lao xuống chân dốc phát nổ sẽ gây thương vong cho đồng đội. Không sợ hy sinh, Đoàn Đức Thái ôm bộc phá lao lên áp chặt cả người vào hàng rào. Bộc phá nổ, hàng rào cuối cùng bật tung. Lực lượng xung kích cua ta nhanh chóng vượt qua cửa mở, diệt gọn bọn địch trong chi khu. Trong trận đánh này, Đoàn Đức Thái đã hy sinh anh dũng.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất. Ngày 15 tháng 1 năm 1967, Đoàn Đức Thái được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG TRẦN VĂN LUÂN
(Liệt sĩ)

Anh hùng Trần Văn Luân (Hai Luân) sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Khi hy sinh, đồng chí là Bí thư huyện ủy - Truởng ban quân sự huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Long.

Trần Văn Luân tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1945, trong hơn 19 năm, đồng chí liên tục làm công tác quân sự, trưởng thành từ chiến sĩ du kích lên trưởng ban quân sự huyện. Trong kháng chiến chống Pháp, Trần Văn Luân chỉ huy hạ 3 đồn, diệt hơn 10 tên địch, thu 5 súng. Đồng chí còn 5 lần phối hợp với bộ đội huyện Bến Cát chặn đánh quân Pháp ở Đồng Sở (Lai Khê) diệt hơn 20 tên địch, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh. Trong kháng chiến chống Mỹ, tháng 11 năm 1961, Trần Văn Luân chỉ huy trận đánh ở Làng Hai, xã Minh Hòa, diệt nhiều tề điệp, giải phóng nhân dân. Đây là ấp chiến lược đầu tiên ở Bình Long bị phá vào thời điểm bấy giờ. Năm 1962, đồng chí chỉ huy đơn vị phục kích địch trên đường 13 diệt nhiều tên địch, bắt 1 đại úy ngụy, thu 1 xe Jeep và 1 súng ngắn. Ngoài ra đồng chí còn chỉ huy đơn vị phối hợp với sư đoàn 9 đánh căn cứ Căm Xe, diệt hơn 2 đại đội địch khi chúng đi từ Dầu Tiếng về Chơn Thành thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng. Trần Văn Luân đã có nhiều công lao tổ chức xây dựng tất cả các xã, ấp trong huyện đều có du kích hoạt động. Hàng năm, đồng chí tổ chức học tập quân sự cho du kích biết sử dụng các loại vũ khí của ta và vũ khí thu được của địch. Năm 1964, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong một trận chiến đấu ở xóm Ruộng, thị trấn Chơn Thành.

Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Trần Văn Luân được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:32:17 am »

ANH HÙNG ĐINH LA CẦU
(Liệt sĩ)

Anh hùng Đinh La Cầu sinh năm 1944, quê ở xã Vũ Lễ, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh, đồng chí là đảng viên, Trung đội trưởng trung đội công binh tiểu đoàn 368 tỉnh Bình Long (nay là tỉnh Bình Phước).

Vừa tròn 20 tuổi, Đinh La Cầu gia nhập bộ đội địa phương. Với 5 năm chiến đấu, cho đến lúc hy sinh (1969) anh đã tham gia trên 130 trận lớn, nhỏ; diệt trên 20 xe tăng, thiết giáp, xe quân sự; 150 tên ác ôn, bảo an Mỹ - ngụy, phá hủy 1 kho xăng dầu, 2 máy bay của địch; thu 50 súng các loại. Những năm mới vào bộ đội, trong hoàn cảnh khó khăn, đơn vị phải tự cấp, tự túc. Đinh La Cầu năng nổ lao động tăng gia sản xuất, lôi cuốn nhiều anh em khác. Có khi đi công tác, suốt 5 ngày không ăn cơm nhường nhìn cho đồng đội ăn. Trong chiến đấu, nhiều trận anh đã nhử địch và đánh địch một cách thông minh., có một số trận đặc biệt xuất sắc. Trận đánh đồn Minh Hòa, ta diệt nhiều tên Mỹ và tề điệp. Tại đây, hôm sau Đinh La Cầu đặt mìn diệt 10 tên Mỹ. Năm 1967, Đinh La Cầu đánh chốt Mỹ ở Tàu Ô, Tân Khai, Đinh La Cầu cùng anh em dùng B41 diệt 2 xe tăng địch, làm nhiều tên chết và bị thương. Tháng 3 năm 1968, đơn vị anh được điều về tiểu đoàn 368, ngay những ngày đầu, Đinh La Cầu diệt được 3 xe tăng Mỹ ở Phú Miêng. Ngày 23 tháng 2 năm 1967, tiểu đoàn 368 phục kích, tiêu diệt gọn 1 đại đội bảo an ở ngã ba An Lục, diệt 40 tên Mỹ, 13 xe tăng địch. Riêng Đinh La Cầu phá hủy 6 xe tăng, 10 tên Mỹ. Trong trận chiến đấu này, anh đã hy sinh anh dũng.

Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, diệt cơ giới, 10 giấy khen, 10 bằng khen. Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Đinh La Cầu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG ĐIỂU ONG
(Liệt sĩ)

Điểu Ong sinh năm 1939, dân tộc Xtiêng, quê ở xã 5, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 1 năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là Huyện đội trưởng huyện Bủ Đăng, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1960 đến tháng 12 năm 1969, Điểu Ong chiến đấu trên địa bàn huyện và tỉnh, đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh; tự tay diệt 76 tên địch.

Trận Bù Liên tháng 4 năm 1966, lần đầu đơn vị chiến đấu với Mỹ, hỏa lực của chúng rất mạnh nhưng Điểu Ong vẫn bình tĩnh chỉ huy trung đội đánh lui 7 đợt phản kích của 1 tiểu đoàn địch, diệt 20 tên. Riêng đồng chí diệt 9 tên, bảo vệ được căn cứ.

Ngày 15 tháng 11 năm 1968, để thực hiện ý định chặn quân địch ở ấp Hòa Đồng, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực chiến đấu ở Bù Đăng, Điểu Ong phụ trách một tổ theo dõi địch ở đây. Khi vào ấp trinh sát bất ngờ gặp 2 trung đội địch, đồng chí đã chủ động nổ súng đánh trước làm chúng hoang mang, hoảng sợ. Sau một ngày đêm ngoan cường chiến đấu, Điểu Ong đã cùng tổ diệt nhiều tên, buộc chúng phải rút khỏi ấp.

Ngày 12 tháng 12 năm 1969, Mỹ - ngụy cho một lực lượng lớn càn vào căn cứ của huyện. Đồng chí trực tiếp chỉ huy một trung đội tiến công vào một toán địch ở Bà Môn, diệt nhiều tên. Đội hình địch rối loạn, chúng phải rút lui và sau đó đã dùng máy bay đánh phá căn cứ rất ác liệt. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Điểu Ong luôn luôn sâu sát cơ sở, làm tốt công tác vận động quần chúng và góp nhiều công sức xây dựng lực lượng vũ trang huyện.

Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.

Ngày 6 tháng 112 năm 1978, Điểu Ong được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vn truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG DƯƠNG ĐỨC THÙNG

Dương Đức Thùng sinh năm 1954, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 8 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Chuẩn úy, Đại đội trưởng đại đội công binh, tiểu đoàn 4, lữ đoàn 25, Quân đoàn 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Xuân 1975, Dương Đức Thùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1979 đến năm 1983, Dương Đức Thúng làm nhiệm vụ trên đất Campuchia, đồng chí đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, dũng cảm, mưu trí, gương mẫu đi đầu trong mọi việc, vượt khó khăn, gian khổ, đi sâu sát nhân dân bạn, làm công tác phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, tổ chức lực lượng đánh địch, giữ vững trật tự xã hội ở nhiều xã thuộc huyện Kiêng Vay, tỉnh Căng Đan.

Tháng 12 năm 1974, Dương Đức Thùng là đội truởng đội công tác phát động quần chúng ở xã Đông Ất, huyện Kiêng Vay, tỉnh Căng Đan. Nhân dân ở đây chưa được giác ngộ, đời sống đói khổ, bệnh tật, địch ra sức tuyên truyền xuyên tạc những chủ trương chính sách của Đảng và Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia. Đồng chí đã xác định trách nhiệm, bản thân gương mẫu học tập và động viên mọi người học tiếng Campuchia. Chỉ sau một thời gian ngắn, Dương Đức Thùng đã nói được tiếng Campuchia. Thấy dân rách, đồng chí có 2 bộ quần áo, biếu 1 bộ cho một cụ già. Nhiều lần thấy trẻ em ghẻ bẩn, đồng chí đã tắm rửa cho chúng. Thấy nhà dân bề bộn, mất vệ sinh, Dương Đức Thùng đã dọn dẹp sạch sẽ. Có lần thấy một người dân bị rắn độc cắn, người mê man, Dương Đức Thùng đã nhanh chóng tìm lá đắp vào vết rắn cắn và cho uống nước lá giải độc. Sau 20 phút người này đã tỉnh. Một số người đòi tiêm thuộc cho người dân này với ý đồ xấu. Đồng chí kiên quyết không cho tiêm. Kết quả chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ, sức khỏe người dân được hồi phục. Một lần gặp một phụ nữ đẻ khó, Dương Đức Thùng đã tìm thứ lá gia truyền cho uống, giúp chị đẻ an toàn.

Nhân dân bị đói, lại không chịu làm do ảnh hưởng của luận điệu tuyên truyền xuyên tác của địch: “Dân không cần sản xuất, Xihanúc sẽ cấp cho mỗi gia đình 1 tấn gạo…” Dương Đức Thùng động viên mọi người trong đội công tác đi sâu sát nhân dân, tuyên truyền giải thích, vạch mặt những luận điệu xảo quyệt của địch; mặt khác tích cực giúp đỡ nhân dân lao động sản xuất và bằng những hành động cụ thể, thực tế của mình để giảm bớt khó khăn trong đời sống của nhân dân. Nhân dân tin tưởng ở bộ đội Việt Nam, đã chỉ những tên địch lọt vào hàng ngũ chính quyền cách mạng để ta cải tạo.

Nhiều lần, địch dụ dỗ, mua chuộc, dọa dẫm, những phần tử xấu tìm cách giết hại đồng chí. Chúng treo giải: Ai giết được Dương Đức Thùng thì chúng thưởng 10 lạng vàng, nếu bắt được thì được thưởng nhiều hơn. Đồng chí vẫn vững vàng tích cực lăn lộn, hoạt động, có lần Dương Đức Thùng cải trang làm dân, vượt qua 2 tên gác bí mật đến gần nghe cuộc họp của địch, và tổ chức lực lượng bắt được 2 tên từ Thái Lan về; bắt 3 tên khác ra trình diện, thu 21 súng, 300 viên đạn. Kết quả này đã gây được lòng tin trong nhân dân, củng cố chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Một lần khác, vào lúc 19 giờ, 3 tên địch phục kích dùng gậy xông vào đánh, đồng chí đã bình tĩnh dũng cảm đánh trả lại, 3 tên này phải bỏ chạy. Sau vụ này bọn địch trong xã bỏ trốn, có tên ra trình diện và nói: Trước đây tôi lầm đường theo địch giết anh, nay tôi ân hận…

Đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt. Được bạn tin yêu.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 18 bằng và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Được Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Campuchia tặng Huân chương.

Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Dương Đức Thùng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:34:05 am »



Phục kích đoàn xe quân sự của Pháp tại Đồng Xoài
Ngày 19-12-1947




Chôn địa lôi trên lộ 13
Năm 1948




Chi đội 1 ở Thủ Dầu Một, một trong những đơn vị vũ trang tập trung
đầu tiên của chiến trường Nam Bộ
Trong ảnh: Chi đội bước vào chiến dịch Bến Cát - Dầu Tiếng




Một công binh xưởng sản xuất vũ khí năm 1950
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 09:58:08 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:35:28 am »



Báo chí xuất bản ở Sài Gòn ngày 1-1-1960 đưa tin về các cuộc đấu tranh
của công nhân đồn điền cao su trong vùng địch tạm chiếm




Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (giữa), anh hùng Tạ Quang Tỷ (phải) và dũng sỹ diệt Mỹ 14 tuổi Hồ Văn Mên tại Đại hội liên hoan anh hùng, dũng sỹ toàn miền (Năm 1967).



Đồng bào dân tộc ở Bù Gia Mập đi dân công hỏa tuyến. Năm 1968.



Đội xe thồ nữ của tỉnh đội Binh Long, đơn vị được tuyên dương
tại Đại hội thi đua Khu 10 (1967-1968)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 09:59:08 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:37:46 am »



“Công binh xưởng” của một xã sản xuất mìn từ thuốc pháo lép
và vỏ lon đồ hộp của Mỹ năm 1969




Bác Hồ chăm sóc mầm non dân tộc. Trong đoàn thiếu nhi miền Nam
có Hồ Văn Mên (dấu x) dũng sỹ diệt Mỹ quê sông Bé
(Năm 1969)




Đội du kích Bù Tam luyện tập chiến đấu năm 1971



Chiến dịch Nguyễn Huệ mở màn thời kỳ tiến công chiến lược (1972).
Lần đầu tiên xe tăng của quân giải phóng xuất hiện trong
trận chiếm lĩnh sân bay TécNích (Bình Long)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:38:59 am »



Chốt chặn Tàu ô trên vành đai diệt Mỹ, đường 13 năm 1972.



Sân bay Lộc Ninh năm 1973



Nhân dân Lộc Ninh và vùng lân cận hân hoan đón tiếp
những người chiến thắng từ nhà tù Mỹ ngụy trở về năm 1973




Trụ sở của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được đặt ngay tại trung tâm
thị trấn Lộc Ninh năm 1973. Nơi đây vừa là nhà làm việc vừa nhà giao tế của Chính phủ.
Ngày nay, được dùng làm nhà bảo tàng Lộc Ninh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:41:28 am »



Các nhà báo quốc tế phỏng vấn tại chỗ chị Võ Thị Thắng, người mà Mỹ ngụy
kết án tù chung thân khi chị vừa bước xuống sân bay Lộc Ninh năm 1973.




Một buổi biểu diễn văn nghệ tại vùng căn cứ Phước Long. Năm 1973.



Đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam thăm nhân dân vùng giải phóng năm 1974




Quân ta nổ súng tiêu diệt chi khu quân sự Đồng Xoài (26-12-1974),
yết hầu của Mỹ, ngụy ở miền Đông Nam Bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 08:44:33 am »



Ngày4-1-1975, Quân giải phóng đánh chiếm
sân bay Phước Bình (huyện Phước Long), thu hai máy bay Mỹ C130.




Đồng bào ấp Gò Đồng (Bù Dăng) phá ấp chiến lược
Tháng 1-1975




Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh họp tại rừng Tà Thiết (Lộc Ninh). Năm 1975.



Nhân dân Bình Phước từ vùng giải phóng gửi đặc sản của địa phương
(cặp ngà voi và gỗ quý) về xây lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 1975.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM