Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:17:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc  (Đọc 431341 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #80 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 03:54:09 pm »

Các bác thân mến, chuyện ăn uống của lính chắc chắn là kho chuyện dài nhiều tập. Tôi biết bây giờ đời sống vật chất, tinh thần của cánh lính chắc đã được cải thiện đáng kể, thỉnh thoảng xem tivi thấy bữa ăn của anh em lính tráng bây giờ cũng tươm lắm rồi, nhưng ấn tượng nhất là mỗi người mỗi phần ăn trên mâm riêng với đầy đủ 4 món cơm, canh, rau, mặn ...(không biết có áp dụng trong toàn quân không nữa ? ). Mà nếu được như vậy, đám lính trẻ thời này chắc sẽ há hốc miệng khi nghe về 01 thời mâm 6 của cha chú...
Ngày ấy, tụi mình cũng chịu chung cảnh như toàn quân: lính luôn bị cảm giác đói dày vò ( mình đoán như vậy - không khẳng định đâu nhe). Chưa ăn đói đã đành, nhưng ăn song rồi vẫn còn cảm thấy đói...có lẽ vì là thanh niên đang sức ăn, sức lớn...mà bị đó thường xuyên nên luôn ở trong tâm trạng đó, mặt khác vì bị "đói góp" nên nếu được bữa no chắc cũng không thể xóa được cảm giác đó. Mình nhớ khẩu phần lương thực quy gạo dành cho lính cao ngất ngỏng: 21 kgs, tính ra cao gấp rưỡi người bình thường thời đó (học sinh cấp 3 thời bao cấp hình như được 15kgs gạo/ tháng thì phải...), bữa sáng 2 lạng, bữa chính trưa, chiều 2 lạng rưỡi ( tương đương 01 lon sữa bò vun đầy). Vậy mà với khẩu phần như vậy nhưng lính ta luôn trong tình trạng đói...Huh.
Hồi đó, cơm nấu trong chảo gang lớn, nấu = củi và than đá là chính nên khi cơm chín luôn có một mảng cháy vàng rộm bám sát thành chảo...Cơm được súc bằng sẻng và chia vào các thau nhôm nhỏ mà lính tráng quen gọi là mâm 6. Khi xuất gạo nấu cơm cho bộ đội, chỉ có B trưởng nuôi quân + quản trị tiểu đoàn + thủ kho trực tiếp cân và giao nhận gạo theo lệnh xuất kho, thỉnh thoảng có sự giám sát của trợ lý cậu cần D hoặc D phó hậu cần...tuy nhiên khi cơm chín thì việc chia vào các mâm 6 hết sức ước lệ, cứ thấy ngang mặt là chia sang mâm khác, sau khi chia hết + thêm vài mâm dự phòng khách của C, D ... bắt đầu chia thêm vào các mâm nếu cơm vẫn còn...cứ như vậy cho đến khi chỉ còn cháy trong chảo ( các thủ trưởng D lệnh cháy cũng phải cạo cho hết cơm để chia cho bộ đội...). Chưa kể chậu mâm 6 thì móp mép, lớn nhỏ ( mặc dù không nhiều) nên chắc chắn một điều: không có gì đảm bảo lượng cơm đến với 6 người là đủ. Bên cạnh đó còn rất nhiều chuyện dở khóc dở cười liên quan đến gạo như gạo này nở, lần tới lại không nở...nhưng nhớ nhất là loại gạo hẩm ( loại gạo được dự trữ trong các tổng kho, đến gần hết niên hạn sử dụng mới được cung cấp về cho bộ đội) do vậy ẩm mốc, thậm chí vón cục và bị mọt là chuyện bình thường...nhưng khổ nhất vẫn là khi nấu loại gạo này. Tôi vẫn nhớ cơm chưa sôi đã bị nát, lính không dám dùng sẻng đảo nhiều vì sợ nát cơm ...nên cơm rất dễ bị khét và nhão, và hậu quả là chia vào các mâm 6 thấy khẩu phần bị hụt đi thấy rõ. Còn chuyện sạn, cát, thóc lẫn trong gạo là chuyện cơm bữa, thóc có thể sàng nhưng sàng thóc thì thâm hụt tiêu chuẩn...tôi nhớ mãi bữa cơm đầu tiên của lính khi chúng tôi mới nhập ngũ và đóng quân tại Đồng Sơn - Tiền Giang, cơm nấu chia cho lính hai hạt cơm cõng một hạt thóc ( tất nhiên là ngoa rồi nhưng ý tôi nói là thóc nhiều kinh khủng )...      
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2011, 08:02:29 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #81 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 04:18:26 pm »

Hi, Nghé Grin Grin Grin...chào đón đồng hương vào chủ đề của anh em mình, 4N viết hay phết, nhiều chuyện tớ quên mất hay chỉ nhớ loáng thoáng, các cậu bổ sung và viết mới nhé. Áp dụng luật vào 3 đó nhe.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
lamhai_tientien
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #82 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 05:15:16 pm »

mấy hôm nay mình bận quá chưa thể ngồi để lục lại những kỷ niệm cũ được nhưng được đọc lại những dòng hồi ký này mình vẫn cảm thấy xúc động va lâng lâng một niềm khó tả, hẹn vài hôm nữa cv bớt đi mình cũng sẽ có vài bài để các đh thưởng lãm( hình như " lãm" là tên mẹ của châu đề thì phải)
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #83 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 08:33:10 pm »

Tiếp chuyện lương thực của lính trong những ngày đó...
Gạo mục, gạo hẩm nhưng vẫn là gạo, có cơm ăn vẫn là hạnh phúc cho dù là cơm không người lái. Thời đó, dân còn đói lấy gì bộ đội được no, tất cả các đơn vị bộ đội ( chắc có lẽ ngoại trừ tuyến 1) đều phải tăng gia tự túc lương thực vài tháng trong năm ( lâu quá tôi không nhớ chính xác là mấy tháng). Trung đoàn tôi có 1 D tăng gia trên núi Tổng Tần, các D thay phiên nhau cho anh em lên tăng gia trên đó. Tôi nhớ mãi nơi này vì Danh, bạn tôi đã mất nơi đây do sốt rét và may sao được công nhận liệt sĩ, hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ. D tăng gia chủ yếu trồng khoai mì, khoai mì thu hoạch về chia cho các tiểu đoàn, mấy ngày đầu mới nhập về tuy khoai đã chạy chỉ nhưng vẫn còn ăn được nên cũng có cải thiện hơn cơm vì lính ăn no hơn, nhưng những ngày sau lượng khoai bỏ đi ngày một nhiều, khẩu phần giảm rõ rệt, mặt khác khoai chạy chỉ nặng ăn thật khó nuốt.

Ngoài khoai mì lính thời đó luôn nhắc đến 4 từ " bánh xe lịch sử "...bột mì. Bột mì được các chú nuôi quân chủ yếu nặn thành bánh xe rồi đem luộc chín và ăn thay cơm. Ăn bột luộc ngán quá mức cộng với việc bột nặn bánh khi luộc thường bị bể, hao hụt nhiều và nếu để lâu thì cứng còng, khó nuốt... nên các chú nuôi quân nhà ta bắt đầu nghĩ cách làm bánh bao. Bột nở được làm từ bột ủ chua...cuối cùng lính ta cũng có banh bao chay hấp để ăn. Chuyện liên quan đến cái bánh bao có nhiều nhưng tôi nhớ nhất cái thú của lính mình nướng bánh bao trên bếp lò cho vàng lớp vỏ, bóc ăn rồi nướng tiếp rồi bóc ăn ...cho đến còn trơ ra cái que nướng...cái thú này đặc biệt có ý nghĩa trong những ngày đông tháng giá, vừa nướng bánh, vừa sưởi ấm bên bếp than hồng...ấm áp còn gì sướng bằng. Liên quan đến việc ăn bột mì, có thời gian ta nhập về bột giống như bột cám, loại bột này không dẻo và dai như bột mì trắng và ăn lạp sạp như ăn cám và không thể làm bánh bao mà chỉ có thể luộc. Tuy nhiên do loại bột này không dẻo như bột mì trắng nên khi luộc chín, cục bột chỉ còn lại hơn nửa do bột tan trong nước luộc tạo thành 01 loại cháo loãng...bộ đội ăn đói đành phải húp thêm thứ cháo bột bất đắc dĩ được chia ra chậu...  
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #84 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 07:20:05 am »

Chào tất cả quý vị
Hôm nay lại có thêm một con "Trâu con" ghé thăm diễn đàn rồi  Huh, vậy là thêm một tên có nhiều chuyện để hồi tưởng đây
Nhắc đến Hà Tỉnh là chúng ta nhớ đến Sông Lam, Núi Hồng, con sông Ngàn Phố, bến phà Linh Cảm, ngã ba Đồng Lộc.... rất nhiều địa danh nổi tiếng và chúng ta cũng phải nhắc đến một đặc sản chỉ có ở vùng Nghệ Tĩnh: CU ĐƠ
Kẹo Cu đơ là kẹo đậu phộng trong mình, nhưng cách làm có hơi khác, ăn thơm và dẻo chứ không khô và cứng như kẹo trong miền Nam, cũng có nhiều loại Cu Đơ: loại ngon thì ăn dẻo thơm, nhưng loại rẻ tiền thì ăn cũng tương tự như kẹo đậu phộng trong mình. Ngày nay có dịp đi ngang Hà Tĩnh và cả Nghệ An nữa chúng ta sẽ thấy hai bên đường bán tràn ngập Cu Đơ, nhưng cái thời năm 1979 thì rất hiếm hoi. Đúng như bạn thanh 63 đã kể, lúc đó lính chúng ta lúc nào cũng thấy đói, đói đến mức thảm hại (tôi sẽ kể sau về cái chuyện đói này) Câu chuyện sau đây lại liên quan đến bạn Dấm nhà ta, trong thành phần đó có cả tôi và Trâu con nữa. Số là lính đói nên tìm đủ mọi cách để có cái ăn, dân trong vùng cũng tìm cách để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình...một số người dân quanh vùng bắt đầu bán kẹo Cu đơ cho lính, lúc đầu lính còn có tiền, nhưng về sau thì không còn nữa và Anh Dấm nhà ta bắt đầu phát huy bản chất...Thời gian đó lính nhà ta mất quần áo liên tục, lúc thì cái khăn tắm, lúc thì cái quần đùi, khi thì cái áo, bản thân mình cũng mất một cái áo (mãi về sau này khi ngồi lại với nhau, mình mới biết ai là thủ phạm) tất cả những thứ bị mất này đều được biến thành kẹo Cu đơ hết, rồi cuối cùng quần áo của anh em quản lý chặt quá thì Bạn Dấm nhà ta nảy ra một sáng kiến mới. Hôm đó tự nhiên Dấm rủ mình và một bạn nữa đi qua sau tiểu đoàn 4 chơi, mình thấy cậu Dấm nhà mình đi đến bên một cô gái, lúc đầu mình không biết có việc gì, nhưng sau đó mới biết là cô ta bán kẹo Cu đơ, sau một hồi ngã giá, mình thấy cậu Dấm chụp lấy một bịch kẹo và...chạy, mình và Trâu con cũng hết hồn hết vía ùa chạy theo (Sợ quá, lần đầu tiên tòng phạm) Cô gái hốt hoảng la lên: " Anh Cương ơi, nó cướp keo" 
Nói thêm về việc bán kẹo Cu đơ cho bộ đội đã bị Sư đoàn cấm, nếu phát hiện được là bị tịch thu, nên người bán cũng luôn lén lút và thường là giấu ở bụi cây, hốc đá khi nào có người mua mới lấy ra bán
Đây là một kỷ niệm chẳng hay ho gì, nhưng nó đã xảy ra
Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #85 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:16:21 am »

Chào tất cả quý vị
Minh viết ít dòng về chuyện đói ăn của lính thời kỳ tại Khe Lang (Hà Tĩnh), đúng như thanhh 63 đã kể, nhưng vẫn còn chưa đầy đủ lắm, mình chỉ kể lại những gì mình có tham gia và biết thôi
Gần khu vực tụi mình đóng quân, Dân trồng rất nhiều khoai mì và khoai lang, vì đói quá nên mình và một vài bạn trong tiểu đội 2 mới đi  hái đọt lang (ngọn khoai lang) về để tính luộc ăn, nhưng quy định không cho bộ đội được tự tiện nấu nướng, nên tụi mình tính xuống nhà bếp để nhờ luộc giúp, nhưng không được, do vậy tụi mình tự lấy nước xôi (nước do bếp D nấu cho bộ đội uống) để lấy đọt lang nhúng vào cho tái tái một chút rồi ăn (nói nước xôi chứ nó cũng nguội rất nhiều rồi)
Về chuyện ăn da trâu, thì chỉ có da trâu hầm cho nó nở bung ra thôi chứ làm gì có thêm gia vị gì đâu, nấu da trâu cũng phải lén lút, đi xa khỏi doanh trại mới dám nấu, thật tình lúc đó sao da trâu hầm ngon thế không biết nữa. Lúc tụi mình thấy da trâu thì nó đã thối lắm rồi, mà cũng không biết tại sao người ta lại bỏ da trâu trên đồi như thế? không lẽ có ai đó giết trâu trộm... Nhắc đến chưyện bắt chuột thì lại nhớ đến đồng chí CỐNG, hiện tại bây giờ không biết đ/c Cống sinh sống ở đâu, chỉ gặp nhau được một lần khi họp mặt kỷ niệm 20 năm, nghe nói hoàn cảnh kinh tế cũng khó khăn... không biết Ban liên lạc Tiểu đoàn của mình có liên hệ với Cống được không để có thể giúp đỡ chút ít cho đồng đội (giống như giúp Khánh Vân)
Lại nhắc đến chuyện đói: Mâm 6 thì riêng cơm mỗi đ/c chỉ được khoảng 2 bát thôi, vậy là có đ/c có sáng kiến ra ngoài dân xin hoặc mua bằng được cái bát to (gọi là bát B52) vào bữa ăn mặt cứ trơ ra và múc đúng 2 bát theo quy định Grin Grin đến bây giờ mình vẫn còn nhớ
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #86 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 10:44:40 am »

Tiếp tục chuyện gạo thóc của lính...tôi nhớ ngày ấy mỗi lần đi công tác ...nói chung là không ăn cơm ở đơn vị, lính ta thường được cắt gạo mang theo để tự thổi cơm ăn. Cả thời ở Hà Tĩnh lẫn khi đã về QĐ 3, chúng tôi luôn thích thú khi được cắt gạo đi công tác. Cũng dễ hiểu thôi vì đi công tác như vậy chúng tôi được thanh toán gạo, tiền ăn...và cho dù công tác ngắn ngày hay dài ngày thì lính ta luôn có lợi từ khẩu phần ăn của mình. Các bác biết mà, mang tiếng định lượng 21 kgs/ tháng, nhưng không bao giờ lính ta được hưởng đầy đủ vì nhiều lý do khách quan, chủ quan, tế nhị...nhưng khi đi công tác thì lính ta được hưởng đầy đủ chế độ của mình. Gạo dư dả, tiền ăn rủng rỉnh ( tất nhiên là vào thời đó cũng chẳng nhiều nhặn gì...) chúng tôi luôn có những bữa "liên hoan" từ những dịp đó. Gạo được bán bớt, bù thêm tiền ăn, chúng tôi cải thiện thêm tí chút mỡ màng, vả lại khi đi công tác thường các chú nhà ta mang gạo vào các nhà dân quen để "bố mẹ" nấu cho, nhưng khổ nỗi thấy các con cực khổ, "bố mẹ" lại bù lỗ thêm cho các con...thật quá sướng.
Nhưng sướng nhất vẫn là những đợt công tác dài ngày không thanh toán gạo trước và mang theo người được, tất nhiên trong trường hợp này chúng tôi phải tự túc 100%, tuy nhiên chẳng chú nào mất đồng nào vì ngoài công việc phải làm, chúng tôi có 1001 cách dân vận để được nuôi "miễn phí" ( phần này tôi sẽ bật mí sau - lính thời đó gọi nôm na là "đi cứu"...) hoặc té về nhà (chỉ với các chú lính Thăng Long quê đàng trong vẫn còn bà con, họ hàng nơi đất Bắc...) để có hậu phương lo. Và như vậy sau đợt công tác trở về đơn vị thì khoản công tác phí, tiền ăn, tiền bán gạo cũng là một khoản kha khá...chắc các bác khắp nơi trong toàn quân cũng mần như vậy trong thời kỳ đó. Sad Sad Sad   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
lamhai_tientien
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #87 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 11:10:39 am »

hôm nay tớ hơi rảnh rang đây, nhắc lại một vài kỷ niệm để các bạn nghe chơi!
         thật sự ra vì chén cơm manh áo, vì tương lai của con em chúng ta nên tâm trí của mình không cho phép được ngồi thư giãn để gọi là sống lại những giây phút ''hào hùng " ấy, nhưng nghe 4n kể chuyện vẫn còn hơi thiếu nên mình chỉ bổ sung thôi.
 nói về thời còn đóng quân ở khe lang thì có vô vàn kỷ niệm nhớ đời, có những kỷ niệm "sống để bụng,chết mang theo" chỉ có vài ô thân như là ruột "thừa"mới nhớ hết như ô,sơn "chợ", phong"tồ,huyện",hải"lò o",thiệu"tẹo,dấm,"châu"đề",lâm"lùn,hoặc là paul" và mình nữa( tức là hải"nghé") thì có thể mới nhớ 1phần nào thôi: trước khi vào chuyện mình cũng muốn nói cho rõ về những bí danh mà mấy ô bạn tốt bụng đặt cho nhau, không phải ô nào cũng tự nhiên mà được hân hạnh có những có những biệt danh nổi tiếng ấy, phải mất một thời gian cực khổ tìm tòi,sưu tầm và có cả đoán mò nữa mấy ô bạn mới có thể sống với những biệt danh ấy. như ô bạn thanhh chính thật tên là hải"mây" vì bố của ô này tên là "Vân" mà,còn ô hải "lò o" có biệt danh như vậy là bố của ô này tên là "Hảo" mà lò o tiếng kampuchia là tốt,mà đã "tốt" dịch sang tiếng tàu là ''HẢO", còn tớ thì ai cũng gọi là hải "nghé" vì bố mình tên "Châu", đúng là mấy thằng con trời đánh, làm cho mấy cụ ở nhà suốt ngày hắt hơi,xì mũi. vậy có thể các bạn suy ra những ô còn lại" toàn là gọi tên bố của nhau ra mà chửi" đúng là một lũ "bất hiếu", đấy là những ô bạn mà đã biết chính xác tên bố hoăc mẹ. còn có ô mặc dù đã hơn 30năm nhưng cũng chỉ là đoán mò thôi,như ô thiệu chẳng hạn,gọi là thiệu"tẹo" vì mấy bố nghi là mẹ của ô thiệu tên là tèo hay teo gì đấy(nó mà đọc đc chắc lại chửi mình chết mất thôi),cho đến tận hôm nay cũng chỉ là phỏng đoán. tớ muốn bắt đầu từ những cái tên và những biệt danh, các bạn hãy chờ đấy và xem hồi sau sẽ rõ thế nào là thịt chột,thế nào là da trâu, thế nào là sắn nướng,thế nào là săn chó, thế nào là vịt rừng ....

Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #88 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 01:53:49 pm »

Thiện "tẹo" đúng 100%, nhưng mà tên Dấm là mới chính xác với nó vì nó rất ít tắm rửa, nên người chua như dấm ấy mà.
Lại còn Yên "Hột Dịt" nữa chứ, "Hột Dịt" chứ không phải Hột Vịt đâu  Grin Grin Grin
Dạo này cu cậu nghe đâu đang sinh sống ở Bến Tre, mấy năm trước cứ gần tới dịp 30 tháng 4 là mình đến nhà mời nó gặp mặt, nhưng mấy năm gần đây thì tìm không gặp được, có thằng con trai to tướng rồi, đẹp trai lắm chứ không giống bố nó đâu (bố nó có cái cần tăng dân số bé tí ấy mà) Chuyện hồi mới nhập ngũ, mấy thằng bạn còn học phổ thông chúng mình phá như quỷ, thấy Yên nhỏ con, mấy thằng xúm lại đè nghiến ra lột sạch quần áo và còn vọc cho cái cần tăng dân số của nó chào cờ nữa chứ, mà của nó nhỏ xíu (rất ngạc nhiên) cu cậu mặt đỏ tía tai chạy tồng ngồng đi tìm quần áo....sau thời gian ra quân, làm ở XN Dầu Dừa một thời gian, cu cậu nghỉ việc về nhà làm than tổ ong và mua chiếc xe lam chở than tổ ong đi bỏ mối và gặp mối mới ở Bến Tre. Mà hình như còn nhiều bạn bị lột sạch giống Yên nữa , trong đó có cả mình
Các bạn ở A 2 còn nhớ Huỳnh Mạnh Khương nhà mình không, theo mình nghĩ thì làm sao mà quên được anh bạn có mùi hơi đặc biệt này, số là Khương có bệnh chân hôi khi mang giày, hôi khinh khủng luôn, thời gian đầu khi mới ra Khe Lang, tối ngủ chứ có mùi thum thủm, anh em nhà ta tìm hiểu và Phong Tồ phát hiện ra nó xuất phát từ đôi giày của Khương, đôi giày được di chuyển ra khỏi phòng (công nhận Phong có mũi thính hơn anh em mình rất nhiều, nhờ mũi thính hơn người nên sau này khi đi săn chuột, cứ khi nào có Phong  tồ tham gia là thắng lợi lớn Grin Grin - nói nhỏ: không biết nó có thời gian để đọc chuyện này không, nếu đọc chắc vài bữa mình bị no đòn quá)
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 04:17:43 pm »

Chuyện thóc gạo thời đó chắc cũng đã hòm hòm, nhưng vẫn mong các bác có gì góp nấy cho sống lại ký ức của một thời "hào hùng" nhen...Bây giờ xin phép chuyển qua chuyện thực phẩm của lính tụi mình  thời đó (tất nhiên tôi chỉ kể được những chuyện ở đơn vị tôi mặc dù tôi biết nó hầu như giống nhau...), hy vọng có điểm gì đó hơi khang khác một chút chỗ các bác:

Có lẽ bây giờ mà nói "canh toàn quốc, nước chấm đại dương..." chắc có lẽ không còn phù hợp, nhưng thời đó thì chính xác 100%. Bữa ăn bây giờ chúng ta có thể đảm bảo cho bộ đội 4 món ( cơm, canh, xào hoặc luộc, mặn ) nhưng thời đó chúng tôi cũng có 4 món: cơm (hoặc các thứ quy đổi khác như đã nói ở trên) canh, xào hoặc luộc, mặn ( nhưng không phải thịt, cá mà là nước chấm đại dương...).

Cơm thì đã kể ở tập trên, còn món canh: Món canh và xào hoặc luộc là 2 món trong 1 lần nấu, rau muống (chủ lực) được luộc chín, giữ lại nước bỏ thêm thìa mỡ hóa học trắng tinh( loại này hình như bây giờ bị tuyệt chủng rồi thì phải Huh) hoặc dầu + thêm thìa bột canh ( loại này bây giờ thành VIP khi người ta có khuynh hướng loại trừ bột ngọt ra khỏi thực đơn vì những tác dụng phụ của nó đến "bộ nhớ") là thành canh. Vì đã vớt hết rau nên canh đúng là toàn quốc - toàn nước đến 99% do còn sót vài vụn lá rau. Còn nếu muốn có món xào thì rau luộc trộn đều với thìa mỡ hóa học, thêm ít muối thành rau xào...Jan can cook phải chào thua vì tính tiện dụng trong nghệ thuật ẩm thực của cánh lính chúng mình.

Và cuối cùng là món chính: món mặn...Bây giờ trong thực đơn tại các nhà hàng món mặn luôn là món chính, còn thời đó nó cũng là chính vì nhiều nhất ( đôi khi cũng thiếu ), giúp lính ăn hết khẩu phần ít ỏi của mình. Món mặn chủ lực là nước chấm, phụ thêm thỉnh thoảng là các protit và lipit từ thịt và cá... Tôi nói nước chấm là chủ yếu vì nó luôn hiện diện trong bữa ăn của lính, còn thịt và cá là thứ yếu vì họa hoằn dăm bữa đến nửa tháng...mới có. Nước chấm - một nghệ thuật ẩm thực - thật vậy vì ngày nay một món ngon lệ thuộc rất nhiều vào nước chấm, món nào nước chấm đó mà, không chung đụng, các món ăn tạo được sự độc đáo, khác biệt là nhờ nước chấm ngon, độc đáo...Tuy nhiên nước chấm của lính thời đó thì đơn giản ( dễ làm ) và phổ thông vô cùng ( món nào cũng dùng được ). Công thức pha chế: gạo rang cháy + muối hột + nửa chén nước mắm + chút mỡ hóa học cho nổi váng + một chảo nước sôi để nguội...= một chảo nước chấm phục vụ cả tiểu đoàn đôi khi còn thiếu... Các chú lính ăn đầu tiên thường cố gắng vớt váng mỡ cùng với nước chấm, còn các chú lấy sau thì chỉ còn loang loáng màu mỡ mà thôi. Shocked Shocked Shocked

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM