Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:23:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ở phía Pailin...  (Đọc 95342 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 10:35:46 am »

Hi bác ĐỨC nhắc em mới nhơ nhớ lại ... tý chút , không biết trí nhớ có lẫn lộn không vì đường vô Tà Sanh - Sam Lốp từ đoạn ngã ba Tà Reng chạy vô qua phum Phò rây Mia là đến cái ngầm cũng có một rừng cam chạy dọc theo con sông nhỏ này , nhưng lúc đơn vị mình thay chân cho hai trung đoàn của f341 thì mình lại hành quân kết hợp truy quét địch dọc khu 20 nhà Puốc sát cho tới Tà Sanh , tức là hông ra lộ 5 .
Còn trí nhớ mình tối qua tới giờ cũng mường tượng cả đơn vị hành quân , lúc ấy mình còn vác hai cái chân con 12,7mm và cũng qua một cái ngầm nào đó có một vườn cam trái đã lớn nhưng hãy còn non , hi lính ta hái tứ tung lấy dao cắt ra múi còn khô cứng chát xít ăn hông được và nước cũng chưa có .. hình như lúc đơn vị thay cho F330 ở Puốc Sát thì phải .. hi đi nhiều nơi quá và phối thuộc tùm lum nhớ hổng xuể .
Cái ngầm từ Lếch đi vô hi lão Trung sỹ 1 đưa bên khúc quân hành gì á làm em nhớ quá , lúc vựt ngằm này vào khoảng cuối tháng 4 nước cạn khô .. nay có cầu rồi .
Logged
cacdamon
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:09:19 am »

Kính thưa các bác, em không phải là lính nên các chi tiết em không biết kỹ càng, nhưng lên em lên sư đoàn lúc ghé qua gặp cả anh Thống ớ báo Quân đội nhân dân, và lên tận sự gặp anh ba Chơi, anh Bảy Đùm...và tất cà các chiến sĩ có tên đều là người thật việc thật và địa danh là các anh nơi ấy dẫn đi và nói các bác ạ. Em cũng đi trên tuyến đó, biết các bác là dân cố cựu, nếu bác nghi ngờ thì Bác cứ kiểm chứng em em có đi không? Em không rành hành quân như các bác nhưng em ở đó khoảng một tuần sau đó có đi theo chuyến chở thương binh về. Thời em đi Bác Bảy Sanh, bác Hai Tý ở Pôcheng tông kí lệnh c ho em đi đó thưa các bác. Em không dám đứng nhìn từ xa mà nói càng, cũng may cánh văn nghệ báo chí chúng em không gửi lại chân, cẳng nào.
 Vã lại em viết bài này đã lâu rồi, từ khi ở chiến trường về kia, muốn nói lên cảm nhận của mình với cac chiến sĩ mà mình yêu mến thế thôi, thời gian qua cũng lâu rôi, chiến tranh không còn, tất cả đều trở lại đời thường. Nhân chuyến được mời tham dự kỷ niệm thành lập Sư 339 lại thấy nhớ các chiến sĩ ngày xưa, được anh Thi cho biết trang web này, muốn nhờ trang web này nhớ lại các chiến sĩ mình đã từng ghé, từng ăn cơm chung, cùng đi chuyến xe ra chốt thời máu lửa vậy thôi, chứ không dám phô sự hiểu biết đâu, mong các bác thông cảm cho.
Logged
cacdamon
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:13:06 am »

Có phải đó là huyền thoại của những người lính ở Sư đoàn 330 anh hùng này chăng? Bởi trong than bụi đất đá đời thường, có những người bỏ đơn vị, bỏ đồng đội lao mình vào Ô-đa đổi mạng lấy những viên đá quý, thì cũng có những chiến sĩ rực rỡ lên trong cuộc chiến cuối cùng này, quý giá gấp trăm ngàn lần viên hồng ngọc nằm trong lòng đất bí hiểm kia. Đó chỉ mới nói đến những cơn sốt nghiệt ngã ở Tà Sanh thôi mà chưa nói đến những điểm cao 1271, 509, đồi Thum, đồi Sóc, dốc Sương mù, dốc Đại uý…không kể đến những lúc ôm cây đứng ngủ để giữ đúng vị trí đội hình , những lúc ba lô vác nặng mà cứ tự nhủ với mình là đang cõng người yêu hay người vợ hiền yêu quý ở quê nhà để an ủi mình cho giảm bớt phần vất vả. Nhưng tất cả đã trở thành kỷ niệm đẹp trong mỗi người lính ở chiến trường Cam-pu-chia nói chung và ở Sư đoàn 330 này nói riêng. Họ chỉ còn lại nỗi băn khoăn: Liệu ngày rút quân về nước có mình không? Mình sẽ làm gì? Có được ở lại quân đội không? Nếu ra xã hội thì đứng chỗ nào khi mà các vị trí đều có người đứng sẵn?…
   Tiếng chuông điện thoại reo cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi, tin thắng trận mới báo về, Tiểu đoàn trinh sát vừa tiêu diệt gọn mười ba tên địch thu khá nhiều vũ khí có cả B69 và M79 nữa. Hình như với những gì nghe và thấy được ở đây mấy ngày  đầu tôi vẫn còn hiểu quá ít ỏi về  những người lính ở Sư 330 này. Mãi đến đêm cuối ở Sư đoàn bộ, tôi mới có dịp nghe anh chín Lợi, anh ba Dũng thổ lộ hết nỗi lòng:
      -Chúng tôi trách hậu phương chị ạ!
      -…?…?…?
      --Thương đồng đội tôi ở Trường Sa, ở biên giới phía Bắc cũng lắm gian khổ, lắm thiếu thốn, nhưng dù sao các anh ấy vẫn may mắn mắn hơn chúng tôi vì phía sau các anh ấy là hậu phương, mảnh đất Tổ quốc thân yêu. Còn chúng tôi, phía sau chưa chắc đã an toàn, vì phía sau người lính tình nguyện Việt Nam chúng tôi có thể là những trái mìn, những tổ phục kích bất ngờ của địch, có thể hy sinh bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Ai hiểu được điều đó? Có chăng chỉ là những người mẹ, người vợ, chỉ có họ lên đến tận đây chứng kiến tận mắt để rồi quay lưng giấu đôi dòng lệ mà  động viên khích lệ chúng tôi. Chúng tôi biết ơn vô cùng những tấm lòng ấy, nó như một ngọn lửa sáng ngời không bao giờ tắt để sưởi ấm chúng tôi đứng vững nơi này. Chị phải biết , ở những điểm cao 1271, 836… mùa rét đã có những chiến sĩ ngồi gác ngã xuống bên khẩu súng lạnh giá của mình vì áo không đủ ấm, có những chiến sĩ đá phải mìn, ôm lấy cái chân đẫm máu mà miệng còn cười tiếu: “Em vô mánh rồi thủ trưởng”. Trăm ngàn chuyện ở chiến trường nói làm sao cho hết. Sắp rút quân rồi mình cũng nên nói thật những cái gian khổ, cái vất vả, bệnh tật của người lính cho hậu phương, cho lớp trẻ đời sau biết, để chúng không ngờ ngợ và cũng để chúng ta khỏi phải phân bua trước lịch sử đời mình. Sự thật sẽ làm bàn chân người lính cứng hơn, sự thật làm trái tim người lính cháy đỏ, tự hào hơn vì quãng đời cống hiến của mình, của đoàn quân tình nguyện trong những ngày trên đất bạn Cam-pu-chia.
   Tôi mượn lời tâm sự của các anh để kết thúc chuyến đi của mình. Sáng mai này khi chúng tôi trở lại hậu phương thì cũng là lúc các đơn vị đang hành quân về hướng Pai-lin, những cái bắt tay, những lời chào từ giã với bao nỗi buồn vui lẫn lộn, có ai đó trong đoàn quân đọc to câu thơ:
Sáng mai này tôi trở lại Pai-lin
Đường ra biên giới còn trải dài phía trước
Chuyện sống chết có ai mà biết được
Xin chào nhé người ở hậu phương…
   Tôi vẫy tay từ giã thầm mong sẽ gặp lại tất cả các anh trong binh đoàn hành quân về phía mặt trời như nhà văn nào đó đã viết.

PAI-LIN 10-08-1988
Trúc Linh Lan

Logged
ancakho
Thành viên
*
Bài viết: 281


« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:23:21 am »

Nữ sĩ "gì đó" nhà em nghe không rõ! Smiley
Tác giả có vào sâu các đơn vị tuyến đầu của 339 (theo lời kể của tác giả tại buổi gặp mặt 339 tháng 13/3/2011 vừa qua - trước sự chứng kiến của rất nhiều sĩ quan cao cấp, thấp cấp của 339).

Tác giả cũng có làm bài thơ về chuyến đi đó - bây giờ ngâm lại qua 1 giọng bác Quảng Bình (em cố nghe nhưng không hiểu bài thơ nói gì vì nghe giống như ngoại ngữ vậy)

Có cái hình tác giả đang phát biểu trên bục, nếu chủ topic không phản đối thì sẽ post?
Logged

”˙ıɐ uầɹʇ ɯốnɥu ểđ ớɥɔ' ʇénb ıùɥɔ ɯăɥɔ ờıƃ ờıƃ' ƃuás ƃuơưƃ ıàđ ưɥu ɯâʇ' ềđ ồq ıộɔ àl uâɥʇ“
ancakho
Thành viên
*
Bài viết: 281


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:42:24 am »

Bài thơ đó đây rồi (tác giả chắc chưa quen với cấu trúc của trang nên pót mỗi nơi một chút, hehe)

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,10056.msg294676.html#msg294676

Bác quyenkh cứ từ từ hỏi chuyện, làm gì mà ném đá dữ thế, lại còn lôi em vào nữa chứ!
Logged

”˙ıɐ uầɹʇ ɯốnɥu ểđ ớɥɔ' ʇénb ıùɥɔ ɯăɥɔ ờıƃ ờıƃ' ƃuás ƃuơưƃ ıàđ ưɥu ɯâʇ' ềđ ồq ıộɔ àl uâɥʇ“
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 11:59:19 am »

Hi bác chủ viết về địa danh F309 của em đóng quân nhưng lại nói phiên hiệu đơn vị khác , Pailin thì của E 812 , Ô Đa thì của E 96 còn Tà Sanh là địa bàn đơn vị em , hic còn thiếu địa danh của e 31 và E 96 của bác Matkieng thui , hic Trungtruc đâu rùi lên tiếng coi đúng hông .
Hi em lăn tăn quá hông biết mình có vô Tà Sanh - Sam Lốp hay hông hay là bán trà đá ở ga Gia Huynh mệt quá ngủ quên mơ mộng một lèo hơn 4 năm , bác chủ ơ coi lại đi hông chiều nay tui đi Biên Hoà khám bịnh mất ..hu hu ..khổ đời em gùi .
Logged
HungD25F5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 255


« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 12:19:21 pm »

Có phải đó là huyền thoại của những người lính ở Sư đoàn 330 anh hùng này chăng? Bởi trong than bụi đất đá đời thường, có những người bỏ đơn vị, bỏ đồng đội lao mình vào Ô-đa đổi mạng lấy những viên đá quý, thì cũng có những chiến sĩ rực rỡ lên trong cuộc chiến cuối cùng này, quý giá gấp trăm ngàn lần viên hồng ngọc nằm trong lòng đất bí hiểm kia. Đó chỉ mới nói đến những cơn sốt nghiệt ngã ở Tà Sanh thôi mà chưa nói đến những điểm cao 1271, 509, đồi Thum, đồi Sóc, dốc Sương mù, dốc Đại uý…không kể đến những lúc ôm cây đứng ngủ để giữ đúng vị trí đội hình , những lúc ba lô vác nặng mà cứ tự nhủ với mình là đang cõng người yêu hay người vợ hiền yêu quý ở quê nhà để an ủi mình cho giảm bớt phần vất vả. Nhưng tất cả đã trở thành kỷ niệm đẹp trong mỗi người lính ở chiến trường Cam-pu-chia nói chung và ở Sư đoàn 330 này nói riêng. Họ chỉ còn lại nỗi băn khoăn: Liệu ngày rút quân về nước có mình không? Mình sẽ làm gì? Có được ở lại quân đội không? Nếu ra xã hội thì đứng chỗ nào khi mà các vị trí đều có người đứng sẵn?…
...
... Mãi đến đêm cuối ở Sư đoàn bộ, tôi mới có dịp nghe anh chín Lợi, anh ba Dũng thổ lộ hết nỗi lòng:
      -Chúng tôi trách hậu phương chị ạ!
      -…?…?…?
      --Thương đồng đội tôi ở Trường Sa, ở biên giới phía Bắc cũng lắm gian khổ, lắm thiếu thốn, nhưng dù sao các anh ấy vẫn may mắn mắn hơn chúng tôi vì phía sau các anh ấy là hậu phương, mảnh đất Tổ quốc thân yêu. Còn chúng tôi, phía sau chưa chắc đã an toàn, vì phía sau người lính tình nguyện Việt Nam chúng tôi có thể là những trái mìn, những tổ phục kích bất ngờ của địch, có thể hy sinh bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Ai hiểu được điều đó? Có chăng chỉ là những người mẹ, người vợ, chỉ có họ lên đến tận đây chứng kiến tận mắt để rồi quay lưng giấu đôi dòng lệ mà  động viên khích lệ chúng tôi. Chúng tôi biết ơn vô cùng những tấm lòng ấy, nó như một ngọn lửa sáng ngời không bao giờ tắt để sưởi ấm chúng tôi đứng vững nơi này. Chị phải biết , ở những điểm cao 1271, 836… mùa rét đã có những chiến sĩ ngồi gác ngã xuống bên khẩu súng lạnh giá của mình vì áo không đủ ấm, có những chiến sĩ đá phải mìn, ôm lấy cái chân đẫm máu mà miệng còn cười tiếu: “Em vô mánh rồi thủ trưởng”. Trăm ngàn chuyện ở chiến trường nói làm sao cho hết. Sắp rút quân rồi mình cũng nên nói thật những cái gian khổ, cái vất vả, bệnh tật của người lính cho hậu phương, cho lớp trẻ đời sau biết, để chúng không ngờ ngợ và cũng để chúng ta khỏi phải phân bua trước lịch sử đời mình. Sự thật sẽ làm bàn chân người lính cứng hơn, sự thật làm trái tim người lính cháy đỏ, tự hào hơn vì quãng đời cống hiến của mình, của đoàn quân tình nguyện trong những ngày trên đất bạn Cam-pu-chia.
   Hay quá ! bài viết ở trên nói thay cho tâm trạng người lính chiến các bác ạ !  Cry Cry Cry . Riêng tôi xin cám ơn tác giả ( người viết ở trên ) cho tôi những giây phút tìm lại cãm giác thổn thức của tâm tư người lính chiến .
Logged

Tận nhân lực , tri thiên mệnh
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 12:37:24 pm »

Hi cái câu Em vô mánh gùi khi đạp mìn của đơn vị em , em nói câu này trong trang nào quên mất tiu rùi .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 03:10:33 pm »

Hi cái câu Em vô mánh gùi khi đạp mìn của đơn vị em , em nói câu này trong trang nào quên mất tiu rùi .
Không riêng gì mình bác Quyenkh đã nói câu này . Grin
 Ngày 26.9.1978 lúc đó tôi mới là tân binh về đơn vị , chứng kiến trận đánh trên toàn tuyến biên giới Tây Nam và đội hình E209 chúng tôi nói riêng .
 Khoảng 18h chiều khi trời bắt đầu nhá nhem tối , chiếc cáng thương binh của D7 về ngang E bộ , một người lính thuộc D7 lúc đó nằm trong võng dù thò cái chân ra ngoài với cục băng to đùng đỏ ối và khúc xương chân trắng hếu gác lên miệng võng mà mồm còn nhem nhẻm :
- Tôi trúng mánh rồi đồng hương ơi .
 Tôi đứng bên đường thấy cảnh đó ngạc nhiên hết sức . Cụt bố nó chân thế kia sao lại là trúng mánh nhỉ ?
 Lúc đó tôi không biết là ai , nhưng sau này mới biết người lính vận tải D7 cáng thương binh đó chính là đại đội trưởng Hồng của chúng tôi sau này và anh ấy kể lại :
- Về đến phẫu 23 thì nó hy sinh , trên suốt chặng đường đi gặp ai nó cũng khoe trúng mánh sốt cả ruột . Bị thương nặng thằng nào ngất xỉu mê man thì còn sống chứ thằng nào tỉnh như sáo thế thì khó qua khỏi .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 06:35:30 pm »

Thương đồng đội tôi ở Trường Sa, ở biên giới phía Bắc cũng lắm gian khổ, lắm thiếu thốn, nhưng dù sao các anh ấy vẫn may mắn mắn hơn chúng tôi vì phía sau các anh ấy là hậu phương, mảnh đất Tổ quốc thân yêu. Còn chúng tôi, phía sau chưa chắc đã an toàn, vì phía sau người lính tình nguyện Việt Nam chúng tôi có thể là những trái mìn, những tổ phục kích bất ngờ của địch, có thể hy sinh bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Ai hiểu được điều đó? Có chăng chỉ là những người mẹ, người vợ, chỉ có họ lên đến tận đây chứng kiến tận mắt Sự thật sẽ làm bàn chân người lính cứng hơn, sự thật làm trái tim người lính cháy đỏ, tự hào hơn vì quãng đời cống hiến của mình, của đoàn quân tình nguyện trong những ngày trên đất bạn Cam-pu-chia.
   Tôi mượn lời tâm sự của các anh để kết thúc chuyến đi của mình. Sáng mai này khi chúng tôi trở lại hậu phương thì cũng là lúc các đơn vị đang hành quân về hướng Pai-lin, những cái bắt tay, những lời chào từ giã với bao nỗi buồn vui lẫn lộn, có ai đó trong đoàn quân đọc to câu thơ:
Sáng mai này tôi trở lại Pai-lin
Đường ra biên giới còn trải dài phía trước
Chuyện sống chết có ai mà biết được
Xin chào nhé người ở hậu phương…
   Tôi vẫy tay từ giã thầm mong sẽ gặp lại tất cả các anh trong binh đoàn hành quân về phía mặt trời như nhà văn nào đó đã viết.

PAI-LIN 10-08-1988
Trúc Linh Lan

     Xin chào Cacdamon...!
     Xem bài viết của bạn,làm tôi nhớ đến nhận xét của nhà thơ  Phạm Sỹ Sáu bên E4 - F5 về cuộc chiến ở Campuchia  ( Tiến một trăm mét thì có thể hy sinh. Lùi một trăm mét lại sống cuộc sống hòa bình. Cuộc đấu tranh tư tưởng của người lính trên chiến trường đối với bản thân mình mạnh mẽ hơn thế hệ chống Pháp và chống Mỹ. Hai thế hệ trước chỉ có một con đường là tiến thẳng ra mặt trận, vì hậu phương cũng là tiền tuyến. Còn đối với người lính tình nguyện ở Campuchia, hậu phương tuy có khó khăn khổ nhọc nhưng không đổi bằng mạng sống. Hơn nữa, nếu anh không can đảm, đủ bản lĩnh trên chiến trường mà “quay” về thì dư luận cũng không gay gắt. Cái lớn của người lính trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam  là vượt qua chính mình để chấp nhận điều đó )
       Chiến tranh đã qua đi... nghĩ lại, những người lính chúng tôi , thế hệ những người lính tình nguyện VN, tự hào hơn vì quãng đời cống hiến của mình trên đất bạn Cam-pu-chia.Một cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm (1979-1989) làm cả thế hệ trưởng thành sau năm 1975 lẽ ra được ngồi trên những giảng đường đại học, làm việc trong các nhà máy, công trường thanh bình, phải hy sinh một phần tuổi trẻ của mình vào một cuộc chiến khốc liệt. Xét về mặt thời gian, cuộc “chiến tranh bắt buộc” này dài hơn cuộc chiến tranh chống Pháp một năm và sự hy sinh cũng không kém, khi mà vũ khí, chiến thuật, chiến lược, phương cách tiến hành chiến tranh và cả đặc thù của cuộc chiến này đã phát triển hiện đại hơn, khác những cuộc chiến bình thường khác. Theo số liệu công bố công khai của Mặt trận 479 trong 10 năm ấy đã có gần 10.000 cán bộ chiến sĩ hy sinh, gần 18.000 bị thương...Chưa có số liệu thống kê công khai số bộ đội ta hy sinh ở chiến trường K, nhưng con số ấy là rất lớn. Sự hy sinh, sự gian khổ ở một chiến trường nhiệt đới, rừng rậm, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với những khó khăn không thể tưởng tượng được , theo tôi cuộc chiến nầy khác xa hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, là vì phía sau cuộc chiến đó còn có hậu phương....riêng chúng tôi  những năm tháng ấy chỉ có tiền tuyến  còn hậu phương thì rất xa, muốn về được phải đánh đổi bằng máu mồ hôi nước mắt thậm chí cả mạng sống của mình , nhưng chúng tôi vẫn không ngại khó khăn, gian khổ hy sinh, mà vượt qua chính mình, để chấp nhận ở lại cùng đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, cho đến ngày bình yên trở về  (quê hương Việt Nam)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2011, 04:01:49 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM