Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:51:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Khi khởi nghĩa Lý Bí nổ ra, Phạm Tu ở độ tuổi nào?
Thanh niên (>30 tuổi) - 1 (20%)
Trung niên - 1 (20%)
Cao niên (>60 tuổi) - 3 (60%)
Tổng số phiếu: 5

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà nước Vạn Xuân và một số câu hỏi ở thời kỳ này  (Đọc 83655 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #70 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 06:16:36 am »

Kính chào bạn Tháp bút và các anh dòng họ Phạm.
Hôm nay có ít tư liệu và thông tin về Sĩ Nhiếp cùng họ Phạm muốn chia sẻ với các anh.

...

Như đã biết Sĩ Nhiếp có thể mang họ Phạm. Đây là thông tin mang tính quyết định cho phép suy đoán:
-    Chữ “nhiếp” trong câu đối trên cho thấy thực ra tên Sĩ Nhiếp chỉ là một danh hiệu với nghĩa kẻ sĩ nhiếp chính, rất phù hợp với ghi chép về công trạng của Sĩ Nhiếp gồm góp phần giáo hóa Nho học và an trị Giao Châu trong 40 năm đầu thời Tam Quốc. Sĩ Nhiếp không phải là họ Sĩ.

-    Sĩ Nhiếp mang họ Phạm, chính là tiền nhân của các vị vua Lâm Ấp họ Phạm sau này. Việc người Lâm Ấp ra Luy Lâu đào mồ Sĩ Nhiếp 160 năm sau thực ra là họ đi tìm mồ mả tổ tiên, “bốc mộ” cha ông và lập đền thờ. Người ngoài không hiểu chuyện nên “tục truyền” là người Lâm Ấp thấy sợ mà lấp mộ lại.

...

Nói cách khác Sĩ Vương mang họ Phạm, là tổ tiên người Lâm Ấp. Chính vì vậy các vị vua Lâm Ấp họ Phạm luôn cố gắng tấn công ra Bắc nhằm đòi lại vùng đất của cha ông. Điển hình là chuyện Phạm Dương Mại đã sai sứ xin nhà Nam Tống cho được lĩnh quản Giao Châu. Nếu không phải tổ tiên họ Phạm đã từng làm chủ Giao Châu thì sao Phạm Dương Mại lại có thể đưa ra đề nghị hoang đường như vậy?

Cho đến khi nhà Tùy diệt Lâm Ấp, họ Phạm vẫn không ngừng chí "Bắc tiến", đã tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Phạm Thị Uyển là Mai hoàng hậu, đã chống quân Đường và hy sinh bên dòng Tô Lịch. Phạm Miện, Phạm Huy là tướng của Phùng Hưng.

Long biên hầu Sĩ Nhiếp và Long biên hầu Phạm Tu cùng là họ Phạm, cùng có quan hệ với Lâm Ấp. Phải chăng hai vị này là một?

Xin xem thêm: http://báchviệt18.vn/

Mẹ, vợ và con dâu tôi đều họ Phạm nên tôi cũng say tìm hiểu về dòng họ này. Theo tìm hiểu của tôi đã được chép lại ở   http://holuongduclaocai.blogspot.com/2013/01/tim-hieu-ve-nguoi-uoc-cho-la-ua-thanh.html thì Sĩ Nhiếp (士燮, 137-226) tự là Ngạn Uy 彦威, tổ tiên là người Vấn Dương 汶陽 nước Lỗ (魯國,1043 – 256 tCn).
Khi Vương Mãng (王莽,45 tCn - 23) cướp ngôi nhà Hán (漢朝, 203 tCn–220), tổ tiên Sĩ Nhiếp mới tránh loạn sang ở đất Quảng Tín 廣信, thuộc Giao Châu 交州 (nay là huyện Thương Ngô 蒼梧, tỉnh Quảng Tây 廣西).
Hơn nữa, chữ ghi tên ông (燮) theo 说文解字 (Thuyết văn giải tự) có cấu tạo: 从 tòng 言 ngôn, 从 tòng 又 hựu, 炎 viêm và phiên thiết là 穌叶切 (tô diệp thiết) nên phải đọc là “tiếp” (xiè) nhưng các sách Việt đều đọc là “nhiếp”.
Ông có 3 người em (Sĩ Nhất 士壹,Sĩ Vĩ 士䵋, Sĩ Vũ 士武) và sinh 5 người con (là: Sĩ Hân 士廞,  Sĩ Chi 士祗, Sĩ Huy 士徽, Sĩ Cán 士幹 và Sĩ Tụng 士幹).   Sau khi Sĩ Nhiếp mất (226), người con thứ ba của ông là Sĩ Huy (士徽,165-227) tự xưng làm Thái thú Giao Chỉ 交趾.
 Nhưng sau đó vua Đông Ngô là Tôn Quyền (孫權, 182 – 252) cho Đái Lương 戴良 làm Thứ sử, sai Trần Thời 陳時  làm Thái thú 太守 Giao Châu 交州. Tiếp sai Lữ Đại 呂岱 lThứ sử 刺史 Quảng Châu 廣州 kéo quân sang, dùng kế dụ lừa bắt được anh em Sĩ Huy đưa ra ngoài, đem chém cả, lấy đầu đưa về Vũ Xương 武昌. Cả gia tộc và hàng nghìn quan quân chết theo Sĩ Huy.

Như vậy thì sao có đoạn sau được!

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2013, 06:23:35 am gửi bởi menthuong » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM