Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:31:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký "Có một thời như thế" của CCB Võ Minh  (Đọc 40220 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:51:31 pm »

Khi tốp địch đi trước cách công sự chốt giữ khoảng 10 mét, tôi bất ngờ nổ súng. Chúng hoảng loạn quay đầu tháo chạy, nhưng thật tai hại, trong lúc đang còn rất nguy cấp này, khẩu súng tôi chỉ nổ được một phát "đoàng" sau đó bị kẹt cứng. Tình thế quá nguy hiểm đang đến với tôi và mọi người trong đơn vị. Nếu bọn địch liều chết xông vào, thì chúng tôi cầm chắc bị chúng nó bắt sống. May mà bọn địch vừa nghe tiếng súng của tôi bắn đã hoảng hốt rút ra ngoài.
Lúc này cả đại đội tôi mọi người mới từ trong hầm chui lên mặt đất, cùng đồng loạt nổ súng về hướng địch. Bọn chúng rất đông phải đến cả một đại đội với ý đồ hòng tấn công bất ngờ, phủ đầu chúng tôi, nhưng phải đầu hàng, buộc phải lùi về co cụm ở khu nhà đối diện bên kia ấp.
Tranh thủ thời gian, tôi cố gắng hết sức lực, lấy tay kéo quy lát súng để lên đạn nhưng vẫn không được. Hoảng quá, tôi vội tháo chiếc dép cao su đang đi ở dưới chân lên, cầm đập mạnh vào quy lát. Thế mà nó vẫn cứ nằm lỳ ra, không chịu nhúc nhích. Mà chẳng có gì tốt hơn để thay thế chiếc dép trong lúc này, tôi quyết không nản chí, vẫn cứ tiếp tục đập mạnh hơn nữa vào cần quy lát. Bỗng nhiên nghe thấy có tiếng cạch, cần quy lát đã được giải phóng qua vị trí đã kẹt cứng đó.
Biết không thể nào sử dụng tiếp khẩu súng này nữa, nếu như không tháo các chi tiết súng ra ngoài để cạo rỉ và lau chùi. Lâu nay súng của tôi nhả đạn liên tục, đã có lần nòng súng nóng đỏ rực lên, chính đấy là nguyên nhân gây rỉ ống đỡ thoi và thoi đẩy về bị kẹt cứng.
Quân địch bắn điên cuồng để chống trả mãnh liệt về phía chúng tôi, chếch bên tay trái ở phía trước mặt khoảng 100 mét, một khẩu đại liên của địch nấp sau khóm cây thấp thấp, đủ che khuất người nằm và khẩu súng, đang khạc đạn khống chế trung đội 1 và 2.
Qua đám bụi đất hất tung lên, tôi nhanh chóng xác định chính xác vị trí khẩu súng đang vãi đạn đó. Vừa đúng lúc chi tiết cuối cùng của súng AK  đã lắp xong. Không còn thời gian đắn đo, suy nghĩ nhiều, tôi nhanh chóng giương súng ngắm ngay vào khóm cây bóp cò điểm xạ hai viên "pằng pằng". Khẩu đại liên đang "tành, tành, tành... " vãi đạn, bỗng nhiên đột ngột tắt hẳn.
Các trung đội 1,2 thừa cơ nổ súng ào ạt vào quân địch. Biết không làm gì được chúng tôi, bọn chúng tức tốc bắn pháo hiệu màu tím phân tuyến ranh giới giữa hai bên, để gọi máy bay đến ném bom vào trận địa đại đội tôi.
Sau gần 30 phút phải chịu đựng máy bay địch dội bom trên xuống, hai tai tôi ù đặc đầu đau nhức choáng váng, mắt mờ đi, miệng phải há ra, hai hàng nước mắt chảy giàn giụa. Tôi chỉ kịp lấy tà áo lau vội vào mặt, rồi vội vàng thò đầu lên khỏi cửa công sự nhìn ra phía trước để quan sát địch hoạt động.
Ở phía ngoài, bọn địch đinh ninh là đã tiêu diệt hết tất cả mọi người trong đơn vị tôi sau những đợt bom kéo dài xới qua xới lại, chúng nghênh ngang ồ ạt tiến vào.
Phải đợi địch đến thật gần rồi mới nổ súng để ăn chắc. Mệnh lệnh của ban chỉ huy đại đội nhanh chóng phổ biến đến từng người.
Khoảng cách giữa địch và chúng tôi ngày càng tiến gần: 20 mét, 15 mét rồi còn lại 10 mét. Cả đơn vị đồng loạt trút cơn bão đạn vào quân thù. Những người lính đối phương đi đầu bị đạn đổ gục trên mặt đất, với nhiều tư thế khác nhau. May cho những người lính ở phía sau đã nhanh chân chạy thoát thân, lùi về ngoan cố tìm cách chống trả.
Bất ngờ một khẩu đại liên của địch nằm ở sau bờ cây bắn mãnh liệt về phía trung đội 1 và 2. Vừa lúc đó khẩu đội cối 60 của tiểu đội hoả lực (A10) đã có mặt ở ban chỉ huy đại đội. Tôi nhanh chóng chỉ vị trí khẩu đại liên cho anh Truyền, tiểu đội trưởng. Chỉ trong nháy mắt, ba tiếng "chóc, chóc, chóc" đầu nòng phát ra bên cạnh tôi thì một lúc sau đó, tại vị trí khẩu đại liên đang mải miết khạc đạn, có 3 tiếng nổ "oàng, oàng" bao quanh. Đất cát, người, súng  bay lên rồi rơi xuống.
Đến lúc này, bọn địch ngừng hẳn phản công và rút ra ngoài. Rất may mắn, ngoài ba người hy sinh lúc sáng, cả đại đội sau trận chiến trong ngày không có ai hy sinh thêm nữa, chỉ có thêm 3 người bị thương.
23-5-1972
4 giờ 30 sáng cả tiểu đoàn 8 chúng tôi tập kết ở ấp An Hoà, nhằm bảo vệ Ban chỉ huy trung đoàn nằm tại Gò Nổi. Đại đội 2 chốt giữ phía tây tây bắc, đề phòng quân địch ở tàu chạy trên sông Vàm Cỏ đổ bộ lên. Đại đội 1 chốt giữ phía đông bắc ấp nhằm ngăn chặn lực lượng địch từ hướng ngã ba Lộc Giang đến. Còn đại đội 3 chúng tôi đảm nhiệm hướng nam tây nam, đối diện với bốt An Thuận qua cánh đồng trống có khoảng cách gần 1.000 mét.
Đội hình chiến đấu của đại đội 3 được bố trí như sau: Ban chỉ huy đại đội nằm ở giữa bãi đất hoang, có những gò đất nhỏ nổi lô nhô, xung quanh là bờ cây gai dứa dại thấp. Bốn góc bãi đất này là bốn bụi tre khá to, cây đã già ken dày đặc. Trung đội 2 bố trí lực lượng ở trong khu vườn nhà dân phía tây nam của ban chỉ huy, ngăn chặn địch tấn công từ bốt Rạch Gần đến. Trung đội 3 do anh Trần Quang Đăng chỉ huy bố trí lực lượng ở khu vườn nhà dân về phía đông nam, nhằm ngăn chặn quân địch từ bốt An Hiệp nằm cạnh con đường 10 tấn công tới. Trung đội 1 do anh Nguyễn Văn Thiết chỉ huy, bố trí lực lượng chiến đấu ở trong một khu vườn nhà dân về phía đông bắc với nhiệm vụ ngăn chặn quân địch tấn công vào từ hướng ngã ba Lộc Giang vào.
Trước khi hành quân đến đây, chúng tôi được phổ biến: Ngày hôm nay quân đội Việt Nam Cộng hoà thuộc sư đoàn 21, sẽ kéo một lực lượng rất lớn có xe tăng và xe bọc thép yểm hộ để tấn công vào căn cứ khu Gò Nổi, nơi ban chỉ huy trung đoàn 271 đóng quân.
Ý thức được cuộc chiến trong ngày sẽ rất ác liệt, nên khi vừa đặt chân đến vị trí tập kết, tất cả chúng tôi không ai bảo ai đều hối hả đào, xây dựng công sự chắc chắn cho mình.
Đại đội bộ giờ đây chia làm 2 tổ: Tổ thứ nhất có tôi và anh Hưu chính trị viên cùng Nguyễn Văn Tịch là chiến sĩ thông tin vô tuyến 2W. Tổ thứ 2 có hai anh Huyên y tá, Trữ quản lý kiêm nuôi quân bố trí ở phía sau chúng tôi.
Công sự ban chỉ huy đại đội được xây dựng khá kiên cố theo hình chữ Z, có hai cửa nằm ở hai hướng khác nhau, trên nóc hầm được đắp một lớp đất dày nằm ở cạnh góc bãi đất hoang sau bụi tre già. Để đảm bảo thuận lợi và an toàn trong chiến đấu, sát cạnh cửa hầm phía trước, tôi đào thêm một công sự nằm bắn có độ sâu khoảng 40 cm, và đắp mô đất cao để kê súng và chắn đạn địch. Vị trí công sự nằm phía sau cạnh bờ tre được tôi nguỵ trang rất kỹ và phù hợp với màu sắc địa hình. Tôi luôn tự hào về kỹ năng nguỵ trang, chính điều này đã cứu tôi thoát chết nhiều lần.
Cả một đêm thức trắng hành quân không nghỉ rồi đào hầm chiến đấu. Chúng tôi ai nấy đều mệt nhoài, hai mi mắt sưng mọng đỏ lên vì thiếu ngủ, nên vừa hoàn thành công sự xong mọi người đều lăn ra ngủ say mê.
Còn tôi do quá đuối sức nên vừa mới xuống đến cửa hầm đã ngồi xuống gục đầu vào thành công sự ngay. Trong cơn ngủ say, cứ chập chờn nghe thấy tiếng kêu kít kít của chất kim loại từ xa xa vọng về.
Tôi giật mình bừng tỉnh, bò lên miệng hầm nhìn ra phía trước. Trong đám sương mù chưa tan hết, có rất nhiều lính Sài Gòn từ hướng bốt An Thuận đang cầm súng lặng lẽ tiến về phía đại đội bộ chúng tôi.
Rất bình tĩnh và nhẹ nhàng, tôi lăn mình vào công sự nằm bắn, dụi mắt quan sát địch kỹ hơn. Phía sau những tốp lính Sài Gòn đó có 9 chiếc xe tăng đang dàn hai lớp hàng ngang cũng từ từ tiến đến.
Cả không gian lúc này chỉ có tiếng xích xe tăng cọ xát vào nhau nghe kin kít lạo xạo. Trong lúc đó bộ đội ta vẫn im lìm say trong giấc ngủ, còn bọn lính mỗi lúc một tới gần. Tuy là sát mép cửa hầm, nhưng tôi cũng không kịp lùi xuống báo cho anh Hưu và mọi người biết quân địch đang kéo quân vào.
Nguy hiểm hơn, nhìn về phía nơi trung đội 2 đang chiếm giữ, có 5 tên lính đối phương, súng cầm trong tay lăm lăm, đã phát hiện được công sự chiến đấu của một tổ 3 người, đang dò dẫm tiến vào.
Công sự đó nằm sát với bờ tre phía ngoài vườn nhà dân, mà lại nguỵ trang cẩu thả, sơ sài. Từ xa nhìn vào, rất dễ dàng nhận thấy, bởi những cành lá cây tươi cắm qua loa trên đống đất đỏ vừa được đào từ dưới hầm lên.
Tôi rất lo lắng sốt ruột cho sự nguy hiểm của tổ tiền tiêu và trung đội 2, khi quân địch ngày càng tiến đến gần hơn. Làm thế nào để báo tin cho đồng đội ở đó biết được sự nguy hiểm này?
Khoảng cách của chúng đến công sự càng rút ngắn theo từng giây từng phút. Thế mà mọi người nằm dưới hầm vẫn yên lặng không có một phản ứng gì.
Khi khoảng cách đó chỉ còn gần 2 mét,  không thể chờ thêm được nữa, tôi vội vàng bóp cò súng, bắn một loạt đạn về phía 5 tên địch. Trong nháy mắt, chúng đổ ngã gục giãy giụa, kêu la trên mặt ruộng, có tên khi ngã xuống đầu chúi vào cửa công sự tổ tiền tiêu.
Quá bất ngờ khi có tiếng súng của tôi, nhất là khi thấy tốp lính đi đầu đã bị tiêu diệt, chúng hoảng sợ quay đầu tháo chạy. Nắm bắt cơ hội này, tôi điểm xạ từng viên đạn vào từng tên một đang chạy quay lưng lại, hoặc bò lổm ngổm men theo bờ ruộng.
Mọi người trong đại đội tôi đang nằm ngủ dưới hầm chợt bừng tỉnh khi nghe tiếng súng nổ. Nhưng vì còn ở dưới hầm sâu nên không xác định được địch đang ở hướng nào. Bởi vậy, tất cả đều nằm im nên không biết để chi viện cho tôi.
Phía trước những người lính Sài Gòn bò lổm ngổm đầy một thửa ruộng lớn. Tôi không bỏ qua cơ hội này, mà vẫn mải mê tiếp tục điểm xạ hai viên một "pằng pằng, pằng pằng" vào những mục tiêu di động đó.
Thật bất ngờ, phía bờ ruộng ngay trước mặt bên tay trái,  một người lính đang cầm quả cối 61 định thả vào nòng súng. Có lẽ, nó đã phát hiện ra vị trí tôi nằm bắn.
Chỉ trong chớp mắt tôi rê nòng súng tiểu liên AK bóp cò điểm xạ tiếp 2 viên đạn vào đấy. Ngay tức thì, tên lính đó đã bị gãy gập cánh tay cầm quả đạn cối. Đến lúc này, anh ta nằm lăn mình xuống mặt ruộng kêu la, gọi đồng bọn đến cứu.
Trên đầu tôi đạn đại liên của những chiếc xe tăng ở phía trước đã khoá tầm bắn, bay vù vù như cơn bão lớn. Đạn cắm vào bờ tre nghe phầm phập, phầm phập... Nhiều gốc tre đã nổ toác, có một số cây đã đổ xuống mặt ruộng.
Mặc dù được sự yểm trợ về hoả lực mạnh như vậy, nhưng những tên lính đang bò lổm ngổm trên mặt ruộng kia, thực sự hốt hoảng với cách bắn chính xác của tôi. Chúng bỏ mặc những người bị thương ở lại, nhanh chóng tháo chạy về phía sau.
Khi binh lính đối phương lùi về vượt ra khỏi tầm bắn của tôi, những chiếc xe tăng tiến lại gần hơn, thi nhau nã đạn như mưa trút vào trận địa đại đội, tạo ra một âm thanh ào ào nối liền, kéo dài của các loại súng đại liên, trung, tiểu liên và được đệm đều đều những tiếng "Oàng, oàng" của đạn DKZ90 nổ ngay trước mặt chúng tôi.
Đến lúc này, tôi nhẹ nhàng lùi lại cửa hầm chui sâu vào phía trong tránh đạn và báo cáo sự việc diễn ra vừa rồi cho anh Hưu(1). Anh cảm động ôm tôi vào lòng, luôn miệng nói:
- Anh thay mặt Ban chỉ huy tuyên dương công trạng em. Cảm ơn em đã cứu nguy cho cả đơn vị. Nếu như em không tỉnh dậy trước và chủ động nổ súng tiêu diệt địch, thì giờ đây cả đại đội ta không biết sẽ như thế nào?
Rồi anh quay sang phía cậu Tịch nói:
- Em điện về Ban chỉ huy tiểu đoàn báo cáo tình hình: Có hơn một tiểu đoàn lính nguỵ kèm theo 9 chiếc xe tăng yểm trợ, từ hướng bốt An Thuận, tấn công trực diện vào đại đội ta. Đồng chí Minh liên lạc đã chủ động nổ súng tấn công. Hiện giờ, chúng đã rút ra ngoài đang chuẩn bị tổ chức tấn công tiếp quân ta.
Mấy viên đạn DKZ 90 của địch nổ phía trước, đất cát bung ra mù mịt, mảnh đạn bay vèo vèo. Nhưng nhờ có bụi tre che chắn nên công sự chúng tôi không hề hấn gì.
Ngồi dưới hầm, tôi cứ nghĩ: Nếu như vừa rồi mình ngụy trang sơ sài, cẩu thả, hoặc không phù hợp với địa hình hiện tại, chắc rằng, tôi không có cơ hội để ngồi báo cáo những gì đã xảy ra cho các anh được.
Những chiếc xe tăng của địch ở ngoài vẫn đứng yên nhả đạn vào, chúng không dám tiến lên vì sợ bị thiêu cháy bởi những viên đạn chống tăng B40, B41 của ta.
Phía trước, chếch hướng tay phải tôi độ khoảng 60 mét, một chiếc xe tăng đang cuốn xích sắt ken két, từ từ liều lĩnh xông lên.
Không thể để cho nó tiến thêm được nữa, xạ thủ B41 của tiểu đội hoả lực (A10) Nguyễn Văn Thắng đã kịp thời giương súng lên bóp cò, phóng một viên đạn cắm thẳng vào cạnh sườn chiếc M41 đó. Một chùm lửa bùng lên chùm kín chiếc xe, kèm theo đó là tiếng nổ "ùm". Chiếc xe tăng khựng lại, một cột khói bốc lên cao.
Tôi rất vui mừng và thán phục về tay súng thiện nghệ của Thắng. Cậu ta bắn quá chính xác trúng vào nơi hiểm yếu nhất của chiếc xe tăng đó.
Nhưng niềm vui không được kéo dài, vì ngay sau đấy, hai chùm lửa liên tiếp toé ra tại một điểm, cùng với tiếng nổ "Oàng", "Oàng" chói tai tại vị trí Thắng đang nhoài nửa người trên mô đất sau bụi cây dứa dại.
Xác anh và đất cát bay tung toé lên cao, mảnh đạn vút qua xèo xèo sát sàn sạt ngay trên đầu tôi, cắm vào bờ đất bên cạnh nghe phầm phập.
Một mảnh ống tay áo của Thắng bị cháy nham nhở, xé tung còn phất phơ dính chặt trên ngọn một cây tre trên đầu tôi.
Nơi anh nằm giờ đây là một hố sâu nham nhở, có đường kính bằng chiếc nong, dưới miệng hố một làn khói đen đang
bốc lên.
Đấy là hai viên đạn DKZ90 của hai chiếc xe tăng ở phía sau bắn vào, khi chúng phát hiện được chính xác vị trí vùng lửa,khói của súng B41phát ra sau khi Thắng bóp cò. Tôi ngỡ ngàng, sửng sốt, bàng hoàng. Sự việc đến quá nhanh, tôi thừ người không có một chút phản ứng nào.
Chỉ mới cách đây có ít phút thôi, từ phía sau anh đã bò, toài lên phía trước nơi có mô đất cao đó, để đến thật gần hơn mới bắn được chính xác vào những chiếc xe tăng đang hùng hổ tiến vào, hòng nuốt sống đại đội tôi. Thế mà giờ đây, xác anh đã tan ra từng mảnh, trộn lẫn trong cát bụi An Hoà, Đức Hoà, Long An này. Rồi đây, trên mảnh đất này có ai còn nhớ và biết đến anh không?!
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:53:08 pm »

Riêng tôi làm sao có thể quên được anh, hình ảnh oai hùng, đau thương của những giây phút cuối cùng được làm người sống trên cõi đời này. Tất cả đã vì mọi người, vì đồng đội, vì một mong ước cuộc sống của chúng ta sau này được hoà bình, thoát cái nghèo nàn lạc hậu, có một cuộc đời tự do, hạnh phúc.
Các loại súng của địch ở phía ngoài cứ thi nhau vãi đạn vào chúng tôi kéo dài gần một tiếng đồng hồ, nhưng rồi sau đó thì dừng lại. Giờ đây, chúng đã thay đổi chiến thuật vội bắn pháo hiệu màu phân tuyến (giữa ta và địch) gọi máy bay đến ném bom vào đội hình chiến đấu của đại đội tôi.
Tôi ngồi gần cửa hầm, cả người rùng mình đung đưa. Sau đó nghe những tiếng ục, ục phát ra. Bom nổ quá gần chúng tôi ai nấy ù đặc tai không nghe rõ tiếng nổ.
Qua khoảng trống nhỏ nhìn lên, đất đá bay mù mịt, trời tối đen như mực. Một lúc sau là những tảng đất to như những chiếc thúng lớn rơi xuống, theo sau là những hòn đất đá nhỏ dần. Rồi đến bụi đất mù mịt, ánh sáng tăng dần, cuối cùng trời lại sáng.
Những chiếc máy bay A37 điên cuồng, lồng lộn thay nhau dội bom xuống chúng tôi, kéo dài cả tiếng đồng hồ. Ngồi dưới hầm, tôi đếm được tám loạt, bom đào, bom sát thương và bom bi, nổ sát xung quanh.
Lúc này anh Hưu ngồi ở bên cạnh tôi luôn thở dài lo lắng:
- Bom địch ném xuống nhiều như thế này, có còn ai
sống để chiến đấu chống trả bộ binh và xe tăng địch tràn
vào không?
Tôi thì nước mắt lưng tròng, đang bàng hoàng, ám ảnh về cái chết của Thắng. Tịch cũng khóc khi phải chứng kiến trận mưa bom đủ chủng loại đang nổ ngay sát cạnh, kéo dài triền miên mà không có dấu hiệu dừng lại.
Sau khi những con quạ sắt vừa rút về, các loại súng đại liên, trung liên, cối 81 ly, DKZ90 trên xe tăng và các loại súng đạn khác của địch, lại thi nhau vãi đạn vào chúng tôi.
Quan sát phía trước, tôi thấy những chiếc xe tăng đang dàn hàng ngang từ từ tiến vào hướng chính diện nơi hầm ban chỉ huy đại đội đóng.
Tôi báo cáo vắn tắt tình hình chiến sự đang xảy ra cho anh Hưu ở dưới công sự biết. Theo lệnh anh, cậu Tịch thông tin vô tuyến 2W tập hợp lại, báo cáo với tiểu đoàn, về các diễn biến của địch và ta, đồng thời xin chi viện cối 82 bắn vào đội hình đông đúc lính Sài Gòn có xe tăng hộ tống, đang từng phút tiến dần đến.
Nhưng anh Dương Văn Hiêu, tiểu đoàn trưởng thông báo về: Địch đang bao vây ba phía tiểu đoàn 8 đang chốt giữ. Anh lệnh cho đại đội 3 chúng tôi bằng mọi giá phải kìm chân chúng lại, không được cho nó chọc thủng đội hình.
Trước nguy cơ lực lượng rất đông đảo của địch có xe tăng yểm trợ đang hùng hổ tiến quân tấn công chúng tôi. Lúc này đại đội 3 quân số chưa được 20 người còn lại, đạn dược hầu như đã cạn, không có ai còn đảm bảo cơ số, nhất là đạn chống tăng B41.
Trong khi đó đại đội bộ của tôi và tiểu đội hoả lực (A10) đóng trên bãi đất hoang bị cô lập hoàn toàn, tiểu đội A10 đã gần bị tê liệt, khi một trong hai xạ thủ B41 diệt tăng duy nhất là Thắng vừa hy sinh.
Còn các trung đội đang nằm trong khu vườn nhà dân, không thể sang chi viện cho chúng tôi được, vì bộ đội ta phải vượt qua một thửa ruộng trống trải. Điều này rất nguy hiểm, khi ở phía trước xe tăng và bộ binh vẫn còn đang tập trung hoả lực bắn vào.
Trung đội 1 thì còn chốt giữ ở phía sau, không thể chi viện hoả lực phía trước cho chúng tôi được.
Trung đội 2 nằm ở bên tay phải, nhưng công sự ngụy trang quá cẩu thả. Bị quân địch ở ngoài phát hiện, ngay từ đầu chúng đã bắn vào khống chế các anh. Giờ đây ở trong đó, hầu như mọi người đã bị hy sinh hết cả rồi.
Còn lại trung đội 3 nằm bên tay trái tôi, tuy số thương vong có ít hơn, nhưng không phát huy được hoả lực mạnh. Vì có một khu vườn trước mặt đã che chắn mất tầm quan sát. Các anh chỉ có một góc hẹp nhỏ là có thể dùng hoả lực tấn công xe tăng và bộ binh địch ở phía trước, nhưng thực tế quân địch đang tập trung hoả lực vào đó, nên đã khống chế các anh hoàn toàn.
Ngay từ lúc nổ súng cho đến bấy giờ, nguy hiểm nhất vẫn là Ban chỉ huy đại đội, lại là mặt chính diện để quân địch tập trung tấn công, mà ở đây, chúng tôi chỉ có 2 khẩu súng tiểu liên AK của tôi và cậu Tịch thông tin.
Nhiệm vụ của Tịch là phải liên tục giữ được thông tin liên lạc giữa đại đội với tiểu đoàn, còn lại mình tôi với khẩu AK trong tay, vừa nổ súng kiềm chân ngăn bước tiến quân địch, vừa phải vượt qua dưới làn đạn để truyền đạt mệnh lệnh của chính trị viên đại đội Lê Xuân Hưu, giao nhiệm vụ chiến đấu cho từng trung đội.
Phía trước, một đoàn binh lính Sài Gòn có xe tăng đi kèm vừa hành tiến vừa bắn, đang chọc thẳng vào nơi đại đội chúng tôi chốt giữ.
Tôi thật sự lo lắng trước sự tấn công như vũ bão của chúng, nhưng vẫn cứ bình tĩnh điểm xạ từng viên một vào tốp lính  đối phương đang cầm súng đi sau những chiếc xe tăng đó.
Đạn của tôi giờ này không còn nhiều nữa, mặc dù trước đó đã sử dụng hơn nửa cơ số đạn của cậu Tịch. Rất may, tôi có một năng khiếu bắn súng rất chính xác, không cần phải ngắm, dù mục tiêu đó là cố định hay là di động. Thực ra, cũng không hiểu được lý do tại sao? mà chỉ biết rằng: mọi thao tác của tôi lúc đó, hầu như đều là phản xạ tự nhiên.
Một tiếng nổ “ùm” từ nơi có bụi cây thấp bên cạnh, tôi liếc mắt nhìn sang, cậu Sáng ở tiểu đội hỏa lực (A10) vừa phóng quả đạn B41 vào chiếc xe tăng gần nhất. Chiếc xe tăng bốc cháy, quân đối phương đột ngột dừng lại lăn lê bò càng trên mặt ruộng.
Cùng ngay sau đó, một quả đạn DKZ90 từ một chiếc xe tăng M113 bên cạnh, phóng về vị trí của Sáng. Đạn nổ, nửa người phía trên của anh tung ra, để lại nửa người phía dưới còn lại nhuốm đỏ máu. Như vậy, cả hai xạ thủ B41 còn lại duy nhất của tiểu đội hoả lực đã hy sinh.
Trước tình thế nguy cấp này, anh Hưu lệnh cho tôi bằng mọi cách phải đến liên lạc được anh Nguyễn Văn Thiết, anh Trần Quang Đăng trung đội trưởng trung đội 1 và 3, đang chốt giữ ở khu vườn phía sau phía tay trái chúng tôi, gấp rút điều xạ thủ B40 và bộ đội sang Ban chỉ huy đại đội, để tiêu diệt những chiếc xe tăng và bộ binh địch đang ở ngoài tiến đến.
Tôi quan sát địa hình xung quanh quá trống trải, rất ít vật che chắn đạn nên vội nói với anh Hưu:
- Theo em, anh không thể điều bộ binh đến chi viện cho ta được, địa hình quang đãng như thế này bộ đội sẽ bị thương vong mất. Hơn nữa ở đây anh em không có công sự tránh bom, pháo nguy hiểm lắm anh ạ. Bây giờ chỉ cần thêm một xạ thủ B40 để chống tăng là được, còn đối với tụi bộ binh tiến vào, một mình em ngăn chặn. Nếu em hy sinh, anh gọi cậu Tịch lên thay. Hãy bằng mọi giá, nhất quyết không cho chúng tràn vào.
Anh Hưu đã thống nhất theo ý kiến của tôi đề xuất. Lúc này, địch ở phía trước điên cuồng trút đạn vào. Tình thế cả đơn vị ngày càng nguy hiểm. Chúng dễ dàng chọc thủng vào vị trí hiểm yếu nhất của đội hình chúng tôi.
Nếu tôi rời khỏi khu vực này để đi về các trung đội, thì ở đây chỉ còn lại một tay súng tiểu liên AK của Tịch canh giữ nữa thôi. Mà cậu ta lại là lính thông tin, dù sao cũng không có nhiều kinh nghiệm như tôi.
Trước lúc rời vị trí chốt giữ của Ban chỉ huy đại đội, tôi rất băn khoăn, lo lắng, nên vội gọi Tịch từ dưới công sự bò lên đến bên cạnh rồi dặn dò:
- Tịch phải bảo vệ cửa chính diện của bọn địch tấn công đại đội ta. Để đảm bảo thật bí mật vị trí đang nằm bắn này, cậu phải bình tĩnh ngắm chính xác từng thằng một, rồi mới bóp cò điểm xạ từng viên. Tuyệt đối không được bắn liên thanh, như vậy sẽ bị lộ ngay. Trừ trường hợp quân địch rất đông xông đến quá gần mình, lúc ấy mới được phép nổ súng liên thanh. Mình phải vượt sang các trung đội một lúc, sẽ quay trở về với Tịch ngay. Hãy bằng mọi giá kiềm chân chúng lại, mình tin ở cậu. (Mấy tháng sau Nguyễn Văn Tịch đã bị địch bắt và hy sinh anh dũng trong một trận chiến đấu ác liệt, không cân sức kéo dài suốt cả một ngày giữa ta và địch).
Tranh thủ khi quân đối phương đang ở phía ngoài chưa dám tiến vào, tôi lùi lại về phía sau đến khu vực của tiểu đội hoả lực A10. Nơi đây bây giờ tan hoang, chi chít hố bom, tôi bàng hòang khi chứng kiến cảnh tượng này. Bất chợt rùng mình cảm thấy đơn côi, khi đang nằm trên bãi hố bom không một bóng người này.
Quên mình đang còn hiểm nguy, thương các anh, thương đồng đội, nước mắt tôi chảy giàn giụa, mà không khóc được thành tiếng.
Tôi vừa bò vừa lần mò xung quanh để tìm có còn ai sống nữa không? Khi đến bờ tre, các thân cây hầu như bị tiện đứt ngang nham nhở, đổ gục xuống bao quanh bờ tre. Nằm ở phía ngoài tôi gọi vào:
- Anh Truyền và các anh ơi! Có ai ở trong đó còn sống nữa không?
Tôi cất tiếng gọi mấy lần, một lúc sau đó có tiếng đáp lại:
- Minh đấy phải không? Anh Truyền đây! Anh bị thương rồi.
Nghe thấy có tiếng trả lời, tôi mừng quá. Vậy vẫn còn người đang sống.
- Có còn ai sống nữa không anh? - Tôi vừa hỏi vừa tìm cách kéo những cây tre nằm chắn lối trên mặt đất để vào giúp anh ra ngoài.
- Những công sự bên cạnh không rõ, nhưng ở đây chỉ còn lại mình anh.
Tôi đưa mắt nhìn bao quanh, không thấy đâu là công sự. Chỉ còn lại trên mặt đất là những hố sâu nham nhở của đợt đạn bom vừa rồi để lại.
Anh Truyền bị thương vào đầu và chân, tôi đưa anh ra ngoài và gọi anh Huyên y tá ở công sự phía trước đến sơ cứu.
Còn tôi nhiệm vụ chính được anh Hưu giao phó rất nặng nề, không chần chừ ở lại đây được. Lại phải tiếp tục vượt qua thửa ruộng trống trải để sang khu vườn phía sau, nơi trung đội 1 chốt giữ.
Khi vừa vào đến khu vườn, một cảnh tượng tan hoang, tiêu điều đập vào mắt tôi: Ngôi nhà ở giữa vườn tan tành, hầu như không để lại một dấu tích gì cả. Nơi đó, giờ đây là một hố bom sâu hoắm không có nước. Xung quanh vườn cây cối đổ gãy tan hoang. Tôi đảo mắt nhìn mà chẳng thấy ai, nên vội cất tiếng gọi:
- Anh Thiết và các anh ơi! Các anh đang ở đâu?
Sau tiếng gọi của tôi, tiếng ai đó đang ở dưới giao thông hào phía góc vườn bên tay phải tôi reo lên:
- Em Minh đấy phải không? Anh Tài đây!
Tôi mừng quá vội lao nhanh đến, mặc cho đạn bay chíu chíu trên đầu.
- Thế mọi người đâu hết cả rồi anh? - Tôi hỏi anh.
Anh Tài giơ tay chỉ và trả lời:
- Anh em trong trung đội sau trận bom hy sinh gần hết rồi, chỉ còn anh và Coỏng thôi. Nó đang canh giữ hướng địch đến tấn công ở góc kia kìa.
Vừa nghe đến đây, lòng tôi đau thắt lại. Ôi chiến tranh tàn khốc và khủng khiếp quá, đã cướp đi hầu hết bạn bè của tôi, tất cả đã vắt kiệt đến mức hầu như không còn sức để gồng mình lên được nữa.
Suốt cả mấy tháng ròng rã vừa qua, chúng tôi chẳng được nghỉ ngày nào. Uống thì chỉ có nước lã là chủ yếu, còn ăn chỉ có độc cơm nắm nhưng rất thất thường, nhiều hôm chỉ có nước lã trừ bữa. Những cơn đói khát như căn bệnh mãn tính cứ bám riết không lúc nào buông tha. Đêm thì hành quân rồi đào hầm xây dựng công sự cho đến lúc trời sáng mới tạm xong. Còn nằm ngủ thì ở dưới hầm hoặc trên mặt đất, chưa kịp chợp mắt chúng nó đã mò đến rồi, bom đạn thì triền miên cứ dội trên đầu, kéo dài suốt ngày này qua ngày khác, làm cho đồng đội tôi liên tiếp thay nhau ra đi.
Nghe thấy có tiếng tôi, Coỏng mừng quá vội lao đến. Ba chúng tôi ôm lấy nhau nghẹn ngào. Trong cơn nấc, Coỏng nói:
- Minh ơi! Anh Thiết trung đội trưởng đã hy sinh sau đợt bom thứ nhất. Giờ đây trung đội 1 chỉ còn lại mình và anh Tài thôi! Mọi người đã hy sinh hết cả rồi... Ôi...
Tôi lau nước mắt và động viên hai anh:
- Em cũng đau lòng lắm, quân lính Sài Gòn đang tìm mọi cách tiêu diệt chúng ta để chọc thủng tuyến phòng ngự này. Các anh hãy cố gắng chốt giữ những hướng mà mình đảm nhiệm, kiên quyết không cho chúng tiến vào. Em phải về Ban chỉ huy đại đội báo cáo đây!
Tôi lợi dụng bờ tre tiến dần đến mép ruộng, nơi có bờ đất nối liền giữa khu vực Ban chỉ huy và trung đội 3.
Đạn cứ bay chiu chiu, xé gió trên đầu tôi. Từng gò đất nổi lên trong trận địa chúng tôi, đều nhận đủ một quả đạn pháo DKZ90 của xe tăng ở ngoài bắn vào, để lại mặt đất nơi đó một hố rộng toang hoác.
Tôi nằm im ở mô đất thấp có bụi cây nhỏ che khuất, khi đạn địch bắn vừa chuyển làn sang hướng khác, nhanh chóng vùng dậy vụt lao ra ngoài mặt ruộng, rồi nằm lăn mình chúi đầu vào bờ đất phía trước.
Chúng đã phát hiện ra, nên tập trung hoả lực bắn về tôi rất mạnh. Nằm áp sát bờ đất nghe đạn bắn cứ phập, phập, phập liên tục vào phía bên kia bờ. Phía bên trên cách mặt tôi khoảng 10-20cm đạn cày xới đất bắn tung tóe phủ đầy mặt và người.
Nghiêng mặt để tránh đám đất cát đó, tôi nhìn xuống phía sau hai chân mình, cách đó khoảng một mét, đạn đại liên của chúng bắn ra, tung toé đất bụi bay mù.
Tôi rùng mình hoảng sợ khi cả người còn ở trong tư thế nằm ngửa. Các loại đạn bay dày đặc sàn sạt vút qua, chỉ cần hơi nhổm một chút chắc sẽ bị băm nát người.
Tình thế nguy hiểm khẩn cấp bất lợi cho cả đại đội 3 tăng theo từng phút, từng giây. Tất cả đang chờ tôi đi gọi hỏa lực B40 nhanh chóng về Ban chỉ huy đại đội, nếu không địch sẽ nhanh chóng chọc thủng đội hình từ nơi lực lượng và hoả lực yếu nhất. Mà ở đó, chỉ còn lại một mình Tịch chiến sĩ thông tin, với một khẩu súng tiểu liên AK chống đỡ.
Không thể nằm chờ lâu ở đây được, tôi phải tìm mọi cách vận động đến được vị trí của trung đội 3. Bờ đất quá thấp, không cho phép bò được, giờ chỉ còn cách nằm lăn vuông góc với nó, chân hướng ra phía ngoài, đầu hướng vào phía trong, tay nắm nòng súng AK lôi đi từng quãng ngắn.
Lực lượng đối phương ở phía ngoài phát hiện ra tôi còn sống, bởi đám cát bụi bay theo do khẩu súng đang lôi xềnh xệch trên mặt ruộng.
Đạn lại cắm phầm phập vào bờ đất bay chiu chiu xèo xèo. Đã có viên đạn sướt thủng qua ống tay áo, dọc từ vai đến khuỷ bên tay trái, do khi tôi đang lăn mình phần vai có hơi nhô cao lên một chút. Nhưng mặc kệ, vẫn cứ tiếp tục lăn tiếp dần về phía bờ tre quanh khu vườn, nơi trung đội 3 đang còn ở trong đó.
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #22 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:53:49 pm »

Vừa chạm đến chân bờ, tôi nằm im bất động một lúc, để quân địch ở phía ngoài nghĩ rằng mình đã chết. Khi bọn chúng bắt đầu bắn chuyển dần sang hướng khác, tranh thủ cơ hội này, tôi lao mình nhảy vào phía bên trong bờ tre. Cũng rất nhanh, 3 quả đạn DKZ90 của địch nổ ngay vào sát cạnh đó. Do bờ tre bao quanh vườn khá vững chắc nên không ai hề hấn gì. Tôi truyền đạt nhanh mệnh lệnh của Ban chỉ huy đại đội cho anh trung đội trưởng Trần Quang Đăng.
Anh Trần Dôn, xạ thủ B40 vừa nhận được mệnh lệnh, đã nhanh chóng nhảy sang bên kia bờ tre băng qua thửa ruộng lao sang bên khu đất hoang nơi có anh Hưu và Tịch đang chốt giữ ở đó.
- Hãy cẩn thận, anh Dôn nhé!- Tôi chỉ kịp hét lên.
Ở phía ngoài, xe tăng và lính Sài Gòn đua nhau nổ súng vào chúng tôi ào ào, như một cơn bão rất lớn, khủng khiếp đang đổ về. Tôi không thể nào phân biệt riêng rẽ từng loại âm thanh được, may ra còn nghe có tiếng nổ “ Oàng, oàng” của đạn DKZ90.
Những tiếng súng vừa tạm dừng, tôi cũng nhanh chóng lao mình vượt qua thửa ruộng, quay trở về công sự chỉ huy gặp anh Hưu.
- Anh Dôn đã về đến đây chưa anh? - Tôi hỏi anh Hưu
- Cậu Dôn đang vận động theo mép bờ ruộng kia kìa, để tiếp cận áp sát chiếc xe tăng đang đậu gần đó mà bắn cho chính xác. -  Anh lấy tay chỉ và trả lời.
Từ xa nhìn vào rất rõ anh Dôn đang hai tay ôm súng lom khom tiến, những quả đạn B40 nằm trên lưng cứ nhấp nha, nhấp nhô ngay sát mép bờ ruộng. Cứ kéo dài như thế này sẽ bị bọn địch ở ngoài dễ dàng phát hiện ra.
Đúng như dự đoán, một phát đạn cối cá nhân M79 của địch bắn đến nổ ngay bên cạnh anh.
Một cụm khói đen trắng và đất cát tung lên, những cái nhấp nhấp, nhô nhô trên mặt bờ ruộng giờ đây không còn nữa. Tôi biết anh đã hy sinh rồi!
Chỉ vài phút trước đây tôi vừa mới nhắc nhở hãy thận trọng, nhưng anh đã vội vàng lao vụt đi đến chi viện cho chúng tôi. Thế mà, bây giờ anh đã ngã xuống nằm lại mãi mãi nơi mảnh đất này.
Thương tiếc anh, tôi quên hết mọi nguy hiểm lao vội đến, vẫn trong tư thế khom khom tựa nghiêng vào bờ ruộng, hai tay đang ôm chặt khẩu súng, mặt vẫn hướng thẳng về phía quân đối phương (anh Trần Dôn là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Sư phạm Vinh).
Trời đã trở về chiều, bọn địch không thể tiến lên được bước nào nữa, buộc  phải rút quân về. Vậy là, trong cuộc chiến đấu gay go ác liệt của ngày hôm nay, chúng tôi đã bắn cháy hai xe tăng và tiêu diệt rất nhiều lính Sài Gòn. Trong đó, chưa tính đến bọn bị thương, nhưng vẫn không bù đắp được, khi quân số đại đội chỉ còn lại có 13 người, nhưng đâu còn nguyên vẹn hết, vì trong đó có 6 anh bị thương.
Tôi chợt nhớ về bộ phim "Thượng Cam Lĩnh" được xem vào những ngày đầu đặt chân lên dải Trường Sơn. Phim nói về một lực lượng ít ỏi và vũ khí thô sơ của Hồng quân Trung Quốc đã chiến thắng một đội quân hùng hậu có trang bị vũ khí tối tân của quân đội Mỹ. Lúc đó, mọi người không thể tin được mà còn nói đùa với nhau: Đó là chuyện bốc phét. Thế mà giờ đây, chúng tôi đã vượt qua trong trận chiến kinh hoàng, cam go và ác liệt của ngày hôm nay, chẳng có một tý gì gọi là "bốc phét" cả.
Tối hôm đó, đại đội 3 của tôi không đủ người làm nổi công tác thương binh tử sĩ. Anh Hưu đã chỉ thị cho Tịch điện về tiểu đoàn xin được điều người về hỗ trợ. Chúng tôi an táng các anh hy sinh, an nghỉ tại khu vực Gò Nổi nằm ven bờ sông Vàm Cỏ, thuộc xã An Ninh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Đó là các anh Nguyễn Văn Thiết, Nguyễn Văn Thắng quê ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Anh Trần Dôn quê ở Vĩnh Linh, Quảng Bình, Nguyễn Văn Sáng quê ở Nghệ An...
24-5-1972
Khoảng 3 giờ sáng, hai tiểu đoàn 8 và 9 cùng các đại đội trực thuộc của trung đoàn 271 chúng tôi, tập kết ở bờ đông sông Vàm Cỏ Đông để vượt sang bờ bên kia về đất Cămpuchia đóng quân. Còn tiểu đoàn 7 ở lại tiếp tục chốt giữ trên đất huyện Đức Hoà.
Đêm nay trăng ngoài mùng mười nên rất sáng. Dưới mặt sông, những chiếc thuyền ba lá đang đậu chờ đợi chúng tôi, dày đặc bến. Lần này vượt sông chúng tôi đã khá quen, nên cứ 4 người xuống một thuyền, rồi tự mình chèo lấy sang bờ bên kia.
Trên thuyền lúc này có tôi và các anh Hưu, Huyên, Trữ. Tôi ngồi ở phía sau cầm mái chèo để vừa lái vừa chèo. Khi còn đứng trên bờ nhìn mọi người lướt thuyền dưới sông , thấy quá ư dễ dàng, chả khó khăn gì. Thế nhưng, giờ đây tự tay mình cầm mái chèo lái, mới thấy khó vô cùng.
Con thuyền mà tôi đang điều khiển cứ quay tròn ở giữa sông, không tiến thêm được một chút nào. Giá như dòng sông không sâu, nước không chảy mạnh, tôi đã nhảy xuống sông bơi và đẩy thuyền qua rồi. Đang loay hoay cố gắng tìm cách lái con thuyền ương bướng, cứng đầu này, một giọng nói nhỏ nhẹ của cô du kích lái chiếc ghe đến ngay sát cạnh nói:
- Anh Hai cứ bình tĩnh, không được chèo một bên, mà phải thay đổi cả hai bên, như vậy mới điều chỉnh chiếc ghe đi đúng hướng.
Một lúc sau đó, con thuyền chúng tôi mới thực sự lướt qua sang băng băng. Vì mất nhiều thời gian về việc chèo lái, nên khi còn cách bờ bên kia khoảng 10 mét nó đã bị mắc cạn, do nước thuỷ triều ở sông rút quá nhanh.
Tôi loay hoay tìm mọi cách điều khiển đưa nó vào bờ, nhưng vẫn không được, cứ đứng ỳ tại chỗ, mà lại còn xoay tròn tại ngay tại vị trí  đó thôi.
Không một chút do dự, tôi nhảy xuống dòng sông, lấy hai tay đẩy mạnh con thuyền tiến về phía trước. Nhưng dưới chân mình lúc này, bùn  mềm nhũn. Người tôi cứ tụt dần, tụt dần xuống gần đến ngực rồi mà chân vẫn không chạm tới đáy. Tôi cố gắng nhích dần, thay đổi chân từng bước hòng thoát lên, nhưng càng cử động lại càng bị sụt xuống bùn sâu hơn.
Biết rằng khả năng mình không tự giải thoát được, khi con thuyền đã bị đẩy đi cách xa rồi, tôi đành phải đứng yên và gọi mọi người đến cứu.
Ở trên thuyền, vừa trông thấy tôi đang chìm dần dưới đáy sông đầy bùn, anh Hưu vội vàng ném khẩu súng AK xuống. Tôi đặt nó nằm ngang trên mặt bùn rồi lấy hai khuỷu tay choàng lên. Lúc này, tốc độ chìm xuống mới được từ từ hãm lại.
 Một con thuyền khác theo dòng nước ở con kênh bên cạnh đổ ra sông, mọi người đang ngồi trên đó đã kịp thời kéo tôi lên và chiếc thuyền bị mắc cạn vào bờ. Thật là hú vía, chậm một chút nữa thì tôi đã bị chôn vùi vào lớp bùn đen dày đặc của dòng sông Vàm Cỏ Đông này.
Khi vừa lên đến bờ, cả người và khẩu súng nhuộm một màu đen bùn đất, trông rất kinh dị. Tôi nhảy xuống dòng kênh bên cạnh, gạt tạm những gì đang còn bám đầy trên mình cho sạch bớt, rồi tiếp tục theo đoàn quân hành quân về vùng đất nước bạn.
Khi đi qua bên cạnh một hố bom đầy nước trong xanh giữa cánh đồng "Chó ngáp", chớp cơ hội này tôi vội nhảy ùm xuống để vò đầu gột rửa. Thật là tuyệt vời! Cả một tháng qua, chúng tôi chưa hề có khái niệm tắm là gì? Quần nhau với địch suốt ngày, bom đạn triền miên, chẳng lúc nào được nghỉ ngơi cả.
Giờ đây giữa hồ nước trong vắt mát lạnh đang ôm trọn vào lòng, tôi thỏa thích mải mê bơi lội, ngụp lặn, bù lại cho những ngày gian khổ, vất vả vừa qua. Tất cả những gì mà mình đã chịu đựng, như được vơi bớt đi, chìm lắng sâu dưới đáy nước hồ.
Đang mải mê vẫy vùng dưới nước, tôi chợt tỉnh khi biết rằng: Anh em trong đơn vị đã vượt quá xa, nên vội vàng nhảy lên bờ, sục sâu khẩu súng đang cầm xuống nước cho sạch bùn còn bám vào.
Tôi chạy đuổi theo đơn vị. Nhưng lạ thay, phía dưới đũng quần của mình sao cứ thấy man mát. Cúi đầu xuống để nhìn, mới thấy nó đã rách vụn từ lúc nào.
Gần một tháng trời liên tục rồi còn gì?  Chúng tôi không có điều kiện tắm và thay quần áo nên vải đã bị mủn, bây giờ chỉ cần đụng vào là rơi ra từng mảng. Thực ra, không riêng gì tôi mà ai cũng như vậy.
Khi gần đến phum Sóc Nóc, cả đơn vị  dừng lại ngoài cánh đồng để đợi trung đội 2 do anh Phạm Vinh chỉ huy, chốt giữ phía sau cạnh đồn Trà Cao, đảm bảo cho đại đội tôi rút quân an toàn. Nói trung đội cho oai chứ, quân số bây giờ chỉ có hai người thôi.
Một tin xấu lại đến : - Anh Vinh bị địch phục kích bằng mìn định hướng Claymo đã hy sinh rồi.
Đơn vị tôi lại giảm thêm một người nữa, chỉ còn có mười hai người nữa thôi. Mới đầu tháng năm, cũng phải qua con đường này, nhưng chỉ khác là đi ngược chiều nhau. Quân số của đại đội 3 khi đó có hơn bốn mươi người. Thế mà giờ đây...
Tất cả anh em nước mắt đã cạn kiệt, không thể khóc được nữa, dẫu rằng rất thương tiếc anh. Chúng tôi là những người còn lại đang đứng tại đây lặng im, cúi đầu mặc niệm, tiễn đưa anh về nơi yên nghỉ tại gò đất giữa cánh đồng gần phum Sóc Nóc trên đất nước Cămpuchia.
Lại trở về Sóc Nóc, số người trong đại đội tôi chỉ ở gói gọn trong 2 ngôi nhà sát cạnh nhau. Một tháng trước đây, cũng trên dãy phố kéo dài này, đồng đội chúng tôi đóng quân vào các nhà dân chen đầy. Nhưng giờ đây, những chiếc xoong quân dụng lớn không còn cần đến nữa. Cả đại đội chỉ dồn về một bếp ăn do anh Trữ đảm nhiệm, với nồi quân dụng nhỏ nhất để nấu cơm. Đâu rồi tiếng leng keng, gõ bát thìa đũa vang rộn làm náo động một khu phố trước giờ ăn của những chiến sĩ thích đùa và háu đói. Đi đâu hết rồi các bạn?!...
Chúng tôi là những người còn lại, không còn sức để nghĩ về mình. Giờ đây không còn một chút gì là của riêng, ngoài khẩu súng và một ít đạn được giao đang cầm trên tay. Tất cả ba lô đều nằm lại bên tây bờ sông Vàm Cỏ Đông ngày nào, để nhẹ nhàng vượt sang bờ bên kia. Chiến đấu giữ mảnh đất thân yêu của Tổ quốc, mà chúng tôi không còn điều kiện để quay trở lại lấy.
Trên người tôi chỉ còn mỗi một bộ kaki màu xanh, mặc từ ngày còn ở ngoài Bắc vào. Giờ đây vải đã mục rách, chiếc quần không còn đáy nữa. Nếu như là những ngày bình thường, cánh lính trai trẻ chúng tôi ai nấy đều xấu hổ, khi hàng ngày luôn đụng chạm với những cô gái Cămpuchia. Nhưng không một ai còn nhớ và bận tâm đến điều đó. Tất cả còn đang bàng hoàng về cuộc chiến vừa xảy ra, thương nhớ những người đồng đội đã mãi mãi ra đi, nhớ về những người bị thương nay tạm rời xa đơn vị để về phía sau điều trị.

27-5-1972
Cấp trên bổ sung anh Dương Hoài Nam người Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An về nhận cương vị đại đội trưởng đại đội 3. Trần Xuân Coỏng chỉ huy trung đội 1. Anh Nguyễn Thế Tứ chỉ huy trung đội 2. Anh Nguyễn Ngọc Quỳnh chỉ huy trung đội 3, thay anh Đăng trung đội trưởng vừa bị thương.
Cũng trong ngày, chúng tôi tiếp nhận mỗi người được hai bộ quần áo sơ mi vải thường mỏng có hai màu xanh và nâu và một chiếc võng vải nilon, một chiếc màn vải xô. Tất cả được dồn vào trong chiếc túi vải gọi là: ‘‘bồng’’ thay cho chiếc ba lô mang sau lưng.
28-5-1972
Ngày hôm nay, đại đội chúng tôi được bổ sung thêm tân binh mới và tiếp nhận những người đã bị thương trong những trận trước vừa điều trị từ các bệnh viện về, nâng quân số đơn vị lên 30 người.

4-6-1972
4 giờ 30 phút chiều, tiểu đoàn 8 chúng tôi cùng với các đơn vị trực thuộc đặc công (C25), công binh (C19), Cối 82 (C16), DKZ 75 (C17), đại đội súng 12 ly 7 (C18)... rời khỏi khu vực Sóc Nóc để đi về Long An.
Khoảng 11 giờ đêm, khi chúng tôi đang đi đến gần cánh đồng "Chó ngáp", đột ngột có lệnh trên truyền xuống: "Cả đơn vị tạm nghỉ", sau đó lại đi lùi trở lại.Mọi người dự đoán: Chắc có điều gì đó "Lành thì ít, dữ thì nhiều".
Sau này tôi mới được biết: Tối hôm đó trăng cuối tháng nên trời rất tối, trinh sát dẫn đường cắt nhầm vào chốt Trà Cao. Cả đơn vị đành phải lùi lại cắt đường đi theo hướng khác, vượt qua cánh đồng "Chó ngáp" về bến đò Mỹ Quý Đông thuộc huyện Đức Huệ để vượt sông.
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:54:34 pm »

5-6-1972
4 giờ 30 sáng, các đơn vị chúng tôi tạm trú quân ở vườn đất trống rộng không nhà cửa, xung quanh được bao bọc bởi bờ tre ken dày, ở phía ngoài cùng sát với bờ ruộng là một dãy giao thông hào khô nước. Nơi đây, gần ngã ba Phước Chỉ, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Giáp ranh với Mỹ Quý Đông, Đức Huệ, Long An.
Theo như hợp đồng về thời gian với đơn vị cơ sở địa phương tổ chức đưa bộ đội qua sông, chúng tôi đến được bến sông không đúng hẹn, vì trời bắt đầu đã hửng sáng. Đây là thời gian của tàu tuần tiễu quân địch lùng sục trên sông, nên Ban chỉ huy tiểu đoàn đành phải quyết định cho các đơn vị tìm nơi trú ẩn.
Không đón được chúng tôi, bà con chị em cô bác vùng Đức Hòa đành ngậm ngùi đem những chiếc xuồng ba lá về nơi
cất giấu.
Đội hình triển khai tác chiến của tiểu đoàn như sau:
Các đơn vị phối thuộc và tiểu đoàn bộ được bố trí nằm ở phía trong bờ tre vườn đất trống. Các đại đội 1, 2, 3 bộ binh được triển khai phía ngoài bờ tre, xung quanh khu vườn, nhằm ngăn chặn quân địch tấn công từ các hướng vào vị trí tập kết của đoàn quân.
Đại đội 3 chúng tôi bố trí lực lượng dưới giao thông hào dọc bờ tre, từ nơi này nhìn qua cánh ruộng bỏ hoang khoảng một trăm mét là con đường đất rộng chạy song song với giao thông hào, nối từ ngã ba Phước Chỉ đến Mỹ Quý Đông.
7 giờ sáng, một chiếc xe bò do một người đàn ông trung niên điểu khiển, đang đi vào nơi đơn vị chúng tôi đóng quân. Khi còn cách công sự của tổ tiền tiêu chừng 5 mét, bộ đội ta xông ra bắt sống, ngay sau đó đơn vị báo cáo cho Ban chỉ huy tiểu đoàn biết.
Anh Thi trợ lý tác chiến tiểu đoàn, người Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã xuống trực tiếp giải quyết. Chủ chiếc xe bò hoảng hốt, khóc lóc van xin:
- Qua chỉ đi làm qua đây thôi! Các chú thả cho qua quay
trở về...
Sau một lúc người đàn ông đó năn nỉ, anh Thi mềm lòng không tỉnh táo, cảnh giác đã thả ông ta quay trở về.
Chỉ khoảng 30 phút sau đó, binh lính Sài Gòn từ đâu đã ùn ùn kéo đến. Chúng bao vây và bắn như vãi đạn vào nơi chúng tôi đang đóng quân.
Riêng về hướng đại đội 3, có khoảng hơn đại đội địch, liều lĩnh vượt qua khu đất trống, bám dọc theo mép đường đất trước mặt tiến quân.
Lúc này, tôi còn ở dưới giao thông hào sát với bờ tre, cũng vừa gác xong mấy cây củi khô trên đầu, để dồn hết những chiếc bồng của tôi và anh Hưu anh Nam lên đó tạm, phòng khi pháo, bom quân địch dội đến, vì thời gian triển khai đào hầm chúng tôi không có.
Khi quân địch tiến vào, tôi có ý chờ đợi anh em các trung đội nổ súng. Có thể, đa số anh em tân binh vừa mới bổ sung vào, là trận đầu chạm mặt trực tiếp với kẻ thù, nên mọi người còn rất do dự.
Không thể để bọn chúng tiến thêm, tôi bóp cò súng bắn từng loạt đạn AK vào tốp lính đối phương đi đầu, chúng đổ gục hàng loạt, những đứa còn sống sót hoảng hốt khiếp sợ bò lổm ngổm lùi về phía bên kia đường.
Lúc này cả đại đội địch không dám tiến vào, mà từ xa dùng súng đại liên bắn vào phía chúng tôi. Đạn cắm vào bờ tre trên đầu tôi nổ "phầm phập, toang toác".
Khi khẩu đại liên đang bắn vừa chuyển làn, tôi thò đầu lên khỏi bờ giao thông hào quan sát về phía trước, xác định được ngay vị trí của nó. Ước lượng khoảng cách đến mục tiêu, tôi chỉnh lại thước ngắm khẩu súng của mình, rồi bóp cò điểm xạ bắn hai viên vào đó.
Khẩu đại liên đang còn khạc đạn nhảy như con cào cào, đột ngột câm bặt. Đến lúc này, bọn lính ở phía ngoài, đã bỏ trống hướng tấn công vào tôi.
Giờ đây trên khu vườn hoang không rộng lắm, nơi cả tiểu đoàn 8 và các đại đội trực thuộc đang có mặt, phải trực tiếp hứng chịu những đợt bắn của máy bay địch ném vào đội hình.
 Từ dưới giao thông hào nhìn lên trời, từng tốp máy bay A37 nối đuôi nhau bổ nhào xuống, rồi ném những quả bom đen trũi, xoay tròn lao thẳng vào nơi tôi đứng.
Tôi vừa thụp đầu xuống thì ngay tức thì, hai tiếng nổ nghe "ục, ục" ở phía sau bờ tre. Đất đá bay mù mịt, mảnh bom bay vèo vèo cắm xuống mặt đất và những thân cây tre bên cạnh.
Suốt ngày, chúng tôi không ngừng phải gánh chịu những loạt bom khủng khiếp đó. Đến 4 giờ 30 phút chiều, những chiếc máy bay hùng hổ, điên cuồng đó mới chịu rút về.
Lúc này, tiếng bom đạn hầu như mới dừng hẳn, tôi nhìn ra phía trước, bọn địch đã rút hết. Những chiếc bồng vải dùng để che chắn trên giao thông hào bị thủng lỗ chỗ do mảnh bom xuyên vào làm hỏng hết áo quần, võng, màn.
Một mảnh bom nhỏ xuyên vào bình tông đầy nước của tôi, khi vừa nghiêng để đổ nước ra uống, tiếng lanh canh kim loại va vào thành bên trong.
Cũng rất may, nhờ có những vật che chắn này, nên cả ba chúng tôi không ai hề hấn gì.
Sau khi kiểm lại quân trong đại đội, có thêm 2 người hy sinh. Đó là cậu Phương, Quảng Trạch, Quảng Bình, và anh Tứ, trung đội trưởng trung đội 2 quê ở Nghệ An và thêm năm, sáu người nữa bị thương.
Lại một lần nữa cả tiểu đoàn 8 chúng tôi bị tổn thất nặng nề, đành phải hành quân lùi về phum Chếch (nếu dịch ra tiếng Việt là Chuối) mà chúng tôi gọi là phum Chết, thuộc huyện Công Pông Rồ, Cămpuchia sát biên giới huyện Đức Huệ, Long An.
Có lẽ đau buồn nhất là các đại đội phối thuộc. Hầu hết bom đạn địch đã trút xuống trong ngày, đều tập trung vào giữa khu vườn hoang nơi các anh đang đóng quân.
Đối với đại đội đặc công (C25), đại đội cối 82 (C16) và đại đội công binh (C19), các anh chỉ quen đánh theo kiểu "mật tập" và mạnh về hoả lực, chứ không quen cách đánh địch "trực diện" như chúng tôi.
Đại đội các anh thiệt hại quá nặng nề, nên khi hành quân rút về vị trí mới, một số vũ khí hạng nặng không thể mang theo được, đành phải để lại cất giấu.

8-6-1972
Tôi được Ban chỉ huy điều về tiểu đoàn bộ nhận nhiệm vụ tiểu đội trưởng Truyền đạt, thuộc trung đội thông tin, do anh Nguyễn Trọng Khánh quê ở Hưng Nguyên (Nghệ An) chỉ huy gồm có 3 tiểu đội: Vô tuyến, Hữu tuyến và Truyền đạt.
Bữa cơm chia tay để tôi về đơn vị mới được các anh chuẩn bị khá chu đáo. Cả đại đội dồn lại gần 20 người, quây quần
bên nhau nhớ về những kỷ niệm vui buồn trong những ngày tháng qua.
Chúng tôi đã cùng sống chết có nhau, đắng cay, ngọt bùi đều chia sẻ, đã từng xông pha trong lửa đạn, quên mình để cứu nhau. Tất cả chúng tôi giờ đây như một gia đình, mà các thành viên luôn gắn kết chặt với nhau, tưởng như không tách rời được, thế mà, giờ đây tôi phải tạm biệt các anh.
 Trong bữa cơm chia tay đó, hầu như chúng tôi không ai nuốt nổi.
Không thể để không khí nặng nề này kéo dài, anh Hưu đã đứng dậy lên tiếng:
- Em lên tiểu đoàn nhận nhiệm vụ mới, tất cả mọi người đều rất nhớ. Anh thay mặt đại đội cảm ơn em những ngày tháng vừa qua đã cứu nguy cho đơn vị ta nhiều trận. Em rất dũng cảm và mưu trí trong chiến đấu, lập nhiều chiến công. Cả đơn vị  bình bầu em là Dũng sĩ Quyết thắng, xứng đáng được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba. Anh đã gửi công văn đề nghị lên tiểu đoàn, nhớ thỉnh thoảng về thăm các anh.
Tôi cảm động và bật khóc, khi những tình cảm cao quý các anh và các bạn đã dành cho, rồi ôm lấy các anh Hưu, Tài, Huyên, Ba và tất cả mọi người trong buổi chia tay phải rời xa gia đình thân yêu đó.
Quá xúc động, nghẹn ngào không nói được lời nào hơn, tôi chỉ biết cảm ơn các anh, các bạn rất nhiều và hứa sẽ thường xuyên trở về thăm đơn vị…
Vừa bước chân đến tiểu đoàn bộ, anh Dương Văn Hiêu, tiểu đoàn trưởng gọi tôi vào:
- Cậu Minh đâu rồi vào đây xem thế nào? Nghe tên dưới đại đội đã lâu mà tớ chưa biết mặt đấy!
Vừa gặp anh, tôi vội chào: "Em chào thủ trưởng ạ. Em là Minh có mặt".
- Cậu Minh đấy à? Tớ cứ nghĩ cậu nhỏ con da đen rắn chắc lắm, đâu có ngờ lại trắng, cao, gầy và thư sinh thế này.
Rồi anh hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình bố mẹ anh chị ở quê, về diễn biến các trận đánh trong thời gian mà tôi vừa trải qua.
Tôi kể hết mọi điều, anh đã biểu dương và động viên, rồi nói về trận đánh vào ngày 23-5 tại ấp An Hòa. Khi bộ binh địch có xe tăng yểm hộ bao vây trung đoàn chúng tôi. Nếu như hôm ấy đại đội 3 không phát hiện được địch vào, hoặc không kìm chân chúng mà để tràn qua thì rất nguy hiểm. Hậu quả thiệt hại của cả trung đoàn không thể tính được. Trong lúc đó, tiểu đoàn bộ nằm sát phía sau đại đội 3.
Tiểu đội truyền đạt do tôi chỉ huy, có nhiệm vụ: Nhận lệnh trực tiếp của Ban chỉ huy tiểu đoàn, truyền mệnh lệnh kịp thời xuống các đại đội đang trực tiếp chiến đấu với quân thù.
15-6-1972
Buổi chiều tôi nhận lệnh từ Ban chỉ huy tiểu đoàn xuống các đại đội, truyền lại: - Chuẩn bị chiếm lĩnh vị trí Chùa Nho, bên cạnh phum Rồ thuộc huyện Côngpôngrồ, gần ngã ba của con đường nối về thị trấn Mộc Hoá, Long An để triển khai lực lượng đánh địch đổ quân từ hướng biên giới sang.
Khi về đến Ban chỉ huy đại đội 3, tôi được biết: Chiến sĩ Đinh Văn N. Ở trung đội 3, quê ở Nghệ An vừa đào ngũ. Sự việc gây xôn xao trong đơn vị, vì đây là trường hợp đầu tiên.
Thực ra, lâu nay ở trung đoàn đã có người đào ngũ rồi. Chúng tôi và những người trong cuộc đều hiểu rằng: Với những ngày vừa qua khó khăn ác liệt quá nhiều. Bom đạn dội xuống suốt ngày, đồng đội cứ thay nhau nằm lại, rồi bị thương, máu hồng nhuốm đỏ, băng bông trắng toát đầy người. Cái sống, cái chết chẳng biết thế nào, bởi vì khi đã vào chiến trận: "Bom đạn nó tránh mình, chứ mình đâu tránh được nó".
Áp lực kinh hoàng, căng thẳng luôn luôn đè nặng lên anh và mọi người. Chỉ cần một giây chao đảo, anh bỏ đơn vị ra đi. Dẫu biết rằng: Giờ đây, khi rời bỏ đội ngũ, phía trước đối với mình là con đường hầm đã bịt lối, chẳng le lói một tia hy vọng gì. Cuộc sống sẽ là đơn độc, chui lủi, lẩn tránh tất cả, lẩn tránh mọi người. Vất vơ, vất vưởng không biết sẽ trôi dạt về phương trời nào?

16-6-1972
Một trận chiến đấu ác liệt diễn ra giữa tiểu đoàn 8 chúng tôi với sư 7 của quân đội Việt Nam Cộng hoà, trên đất Công Pông Rồ. Cuộc chiến này thật sự không cân sức, khi quân số của cả tiểu đoàn tôi bây giờ gộp lại không được một đại đội chính quy. Vũ khí đạn dược quá thiếu thốn, nhất là các loại đạn cối 82, đạn chống tăng B40, B41…
Trong lúc đó, lực lượng địch kéo đến rất đông, phải đến cả một trung đoàn bộ binh, có xe tăng yểm trợ đang dàn hàng ngang tiến vào nơi chúng tôi chốt giữ.
Đạn địch ở phía ngoài bắn vào như cơn bão lớn. Những tiếng nổ nghe cứ "ào, ào, ào..." không thể nào phân biệt âm thanh từng loại đạn. Dù đã khá quen với cách đánh này, nhưng mọi người vẫn lo lắng và sờ sợ, khi lực lượng của mình giờ đây quá mỏng.
Sau những đợt bắn phá của chúng, các đường dây thông tin hữu tuyến bị đứt, thông tin vô tuyến không liên lạc được,
mọi liên lạc giữa tiểu đoàn và các đại đội đều do tiểu đội của tôi đảm nhiệm.
Mười một chiến sĩ được tôi phân công nhiệm vụ cụ thể, anh em đã vượt qua làn mưa bom bão đạn để truyền mệnh lệnh, chỉ thị chiến đấu của Ban chỉ huy tiểu đoàn cho từng đơn vị kịp thời.
Trong trận chiến đấu ngày hôm đó, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cấp trên giao phó, đặc biệt cả tiểu đội không ai bị thương vong.
Đến cuối giờ chiều qua, thông tin của các đại đội báo lên tiểu đoàn, tôi được biết: Trong trận chiến ngày hôm nay, đại đội 3 có 3 người hy sinh. Đó là các anh Trần Xuân Coỏng, quê ở Quỳnh Long (Quỳnh Lưu, Nghệ An), là bạn liên lạc cùng đại đội của tôi trước đây. Anh Mai Khả Châu (Nga Sơn, Thanh Hóa), anh Nguyễn Ngọc Quỳnh nhà B3 phòng 30 khu tập thể Kim Liên (Hà Nội). Cả 3 người đều là cán bộ, trung đội trưởng.
17-6-1972
19 giờ 30. Từ Ban chỉ huy tiểu đoàn, tôi nhận được thông tin: Chiến sĩ Hoàng Ngân S. ở C2, D7 đã đầu hàng địch.
Sự việc xảy ra như sau: Trong trận chiến đấu với sư 7 quân đội Sài Gòn kéo dài từ ngày hôm qua cho đến hết ngày hôm nay, quá căng thẳng và ác liệt. Bộ đội ta thương vong rất nhiều, trong lúc đó đạn dược hầu như gần cạn kiệt. Khi những chiếc xe tăng và bộ binh địch ùn ùn xông đến, S. đã phóng một quả đạn B40 vào chiếc xe tăng gần nhất. Chiếc xe bốc cháy, đội hình địch đang hành tiến, bất ngờ bị chững lại rồi quay rút về phía sau.
Nhưng do nằm bắn quá vội vàng, S. đã để khẩu súng B40 nằm dọc theo thân người mình, mà không chếch theo một góc nhất định. Nên hai chân bị bỏng do ngọn lửa của liều phóng đạn phụt mạnh ra phía sau.
Anh em trong đơn vị cử S. ở lại giữ ba lô, để tất cả mọi người xung phong lên phía trước truy kích địch. Nhưng sau đó địch phản kích, S. đã vác B40 chạy về phía chúng.
Ngày 29-6-1972, đại đội 12 ly 7 (C18) của trung đoàn 271 đã bắn rơi một máy bay trinh sát L19. Ta đã thu được một quyển nhật ký có đoạn ghi: "…Theo lời khai của đương sự Hoàng Ngân S. C2, D7, E271 cho biết: D7, E271 tăng cường cho trung đoàn 2, Sư 5 Cộng quân…"
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #24 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:55:16 pm »

1-7-1972
Tiểu đoàn bộ 8 chúng tôi vẫn đóng quân ở gần giữa phum Rồ nằm ở phía nam chùa Prây Chăm Na, được nối với con đường đất rộng khá dài, trống trải không cây cối.
 Khoảng 8 giờ tối, anh Hiêu gọi tôi lên giao nhiệm vụ:
- Em chỉ huy hai cậu trinh sát này, hãy đến chùa Prây Chăm Na cuối phum Rồ kiểm tra hoạt động của địch ở trong đó. Có hay không có, về báo cáo cho các anh biết.
Chùa Prây Chăm Na có diện tích khoảng 3 héc ta, được bao bọc bởi bờ tre bảo vệ dày đặc lâu đời. Khu giữa là những ngôi nhà cho các sư sãi ở, học tập và tập trung tụng kinh trong những ngày lễ.
Phía ngoài chùa là cánh đồng khô cạn không cây cối rộng mênh mông. Trước mặt có con đường đất rộng kéo dài từ phum Rồ nơi chúng tôi đang đóng quân, vượt qua chùa nối với con đường đi thị trấn Cham Tria.
Cũng theo con đường này cách chùa độ khoảng 200 mét về phía bắc, là ngã ba con đường đất lớn nối về thị trấn Mộc Hoá, Long An.
Tôi khoác vội khẩu tiểu liên AK trên vai và quàng chiếc ống nhòm qua cổ, vội vàng cùng hai chiến sĩ trinh sát lên đường.
Khi chúng tôi đang chuẩn bị rời khỏi phum Rồ, nhìn sang bên kia chùa là cả không gian một màu đen kịt và im lặng lạ thường. Chỉ có những tiếng thình thịch phát ra sau lưng tôi, do bộ đội ta đang đào hầm xây dựng công sự chiến đấu.
Tôi giơ ống nhòm lên quan sát, mọi vật phía trước có rõ hơn một chút nhưng tất cả đều mờ mờ, ảo ảo. Trước địa hình trống trải này, hai chiến sĩ trinh sát đã nản lòng và đề nghị với tôi:
- Anh Minh ạ, phía trước yên lặng thế, chắc không có địch đâu, ta trở về báo cáo với tiểu đoàn như vậy là được rồi.
Tôi không đồng ý và trả lời:
- Nhiệm vụ đã được giao: Phải biết chắc chắn địch có mặt trong chùa hay không có. Theo tôi, chúng ta tổ chức tiến nhập theo đội hình chữ A. Tôi đi trước có nhiệm vụ quan sát cảnh giới phía trước, còn hai anh đi hai bên, quan sát cảnh giới phía sau và theo hướng tiến của mình, tiến quân không theo trục đường chính này vì bọn địch hay phục kích quân ta ở đây, mà phải cắt thẳng ra ngoài cánh đồng khoảng 300 đến 400 mét rồi tiền nhập vào phum. Vận dụng kỹ thuật đi khom thấp, khi cách bờ tre bảo vệ chùa, chúng ta sẽ bò vào. (Cánh đồng Cămpuchia rộng mênh mông trống trải một mặt phẳng, hiếm khi thấy được bờ ruộng ngăn cách).
Khi ba chúng tôi đến cách chùa độ khoảng 100 mét, tôi đưa ống nhòm lên quan sát. Tuy là trời rất tối, nhưng đã thấy rõ hơn bờ tre bảo vệ bao quanh chùa. Áp sát tai xuống mặt đất tôi nghe tiếng thịch thịch xa xa, nhưng khi bò đến cách bờ tre chỉ còn độ khoảng 10 đến 15 mét, tiếng đào hầm cùng tiếng nói lào xào giọng người miền Nam vọng ra nghe khá rõ.
Biết chắc chắn địch đã chiếm được chùa Prây Chăm Na và đang triển khai đào công sự, tôi ra hiệu cho mọi người lùi về.
Khi chúng tôi vượt ra khỏi vòng bán kính nguy hiểm, hai chiến sĩ trinh sát tỏ vẻ hối hận thốt lên:
- May mà chúng ta tiếp cận đến được, biết chắc chắn có quân lính Sài Gòn đang đào hầm ở đó.
Ba anh em vừa về đến tiểu đoàn bộ, anh Hiêu và mọi người đang đứng đợi sẵn ở trên công sự của Ban chỉ huy.
Vừa nhìn thấy tôi bước vào, anh Hiêu đã vội hỏi:
- Tình hình địch ở trong chùa thế nào hả Minh?
- Báo cáo thủ trưởng: Trong chùa có địch đang đào hầm xây công sự. Em nghe rõ có tiếng nói giọng miền Nam. - Tôi trả lời.
Vừa nghe đến đây anh Hiêu đã quát ngay mấy cậu trinh sát:
- Tôi đã bảo mà, không thể tin mấy cậu trinh sát được. May mà cử cậu Minh đi.
Mới nghe đến đây, tôi ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì đã xảy ra trước đó. Một lúc sau, mới nghe được mọi người xì xào với nhau...
Anh Hiêu vẫn còn đang bức xúc, bực bội với cánh trinh sát dẫn đường (đêm ngày 6-6-1972) cho tiểu đoàn tiến quân về Long An bị lạc vào chốt địch đóng ở Trà Cao, đã đem lại hậu quả cho quân ta tổn thất rất lớn.
2-7-1972
Khoảng 4 giờ 30 sáng, cả ba trung đội của đại đội 3, tiểu đoàn 8, với 25 tay súng bí mật tiền nhập áp sát với bờ tre bao quanh chùa. Còn các đại đội 1, 2, 4 chốt giữ xung quanh Ban chỉ huy tiểu đoàn đang đóng ở phum Rồ.
Đến 5 giờ 30, quân ta đã vào được phía trong bờ tre. Đến lúc này, quân địch mới phát hiện được có bộ đội trong chùa, nên anh em cùng đồng loạt nổ súng để chống cự.
Tiếng súng các loại của hai bên thi nhau nổ rầm rầm, trước sự tấn công áp đảo mãnh liệt của ta, quân đối phương rút về phía bắc chùa cố thủ, chờ quân tiếp viện.
Từ đây, ta và địch thực sự giành nhau từng mét đất. Có lúc hai bên đứng sát cạnh nhau, chỉ cách nhau qua một bờ tre, nghe được tiếng gọi đối phương mà không nhìn thấy mặt nhau.
- Chạy sang đường ni. - Tiếng nói của những chiến sĩ người Nghệ Tĩnh gọi nhau.
Phía bên kia quân địch la lên: "Đánh bỏ mẹ quân khu 4 đi".
Súng hai bên lại nổ ran nhưng không có viên đạn nào lọt qua bờ tre ken dày đó được.
Độ khoảng 8 giờ, trên bầu trời từng đàn máy bay địch lao xuống ném bom vào phum Rồ và đầu chùa Prây Chăm Na. Cả tiểu đội tôi đi lại dưới bom đạn như thoi, để truyền mệnh lệnh của tiểu đoàn đến từng đại đội.
Quân số thương vong trong đơn vị đã xuất hiện, lúc này chỉ mới đến 9 giờ sáng, từ đây đến 5 giờ chiều thời gian còn rất dài (thông thường khoảng 5 giờ chiều quân đối phưong mới rút về, cuộc chiến trong ngày giữa hai bên lúc đó mới tạm nghỉ).
Trên con đường cát nối từ Mộc Hoá đến, từng đoàn lính Sài Gòn tiến quân về chùa để chi viện bọn lính đang còn co cụm trong đó. Trên đầu chúng là những chiếc trực thăng Utiti, "Cán gáo" bay qua, bay lại sát ngọn cây, dọc theo con đường đất mà bộ binh của chúng đang hành quân ở dưới.
Xa xa ngoài cánh đồng rộng phía bắc chùa, từng đàn xe tăng lúc nhúc dàn hàng ngang có lính đi sau, đang hành tiến, tạo thế gọng kìm bao vây.
Tôi đứng bên cạnh tiểu đoàn trưởng Dương Văn Hiêu quan sát, hai tay anh vò đầu đi đi, lại lại, rồi trực tiếp cầm máy điện thoại gọi về cho trung đoàn xin hoả lực pháo chi viện cho tiểu đoàn trong lúc nguy cấp này. Nhưng các cơ số đạn pháo dự trữ của trung đoàn đã cạn kiệt, nên không đáp ứng được.
Biết chắc rằng không có sự chi viện của hoả lực pháo binh, chúng tôi ai nấy đều lo lắng, khi trên cánh đồng và dọc con đường sau phum Rồ nhung nhúc xe tăng và lính Sài Gòn ùn ùn kéo đến. Tất cả giờ đây chỉ chờ vào sự dũng cảm, mưu trí của bộ đội ta đang chiếm giữ một phần của khu vực chùa Prâychămna.
Tiếng súng bộ binh và pháo trên xe tăng địch lại rộ lên liên hồi. Lực lượng địch đang tổ chức phản công lại quân ta.
Thông tin hữu tuyến từ ban chỉ huy tiểu đoàn đến các đại đội bị ngưng trệ do đợt bom vừa rồi cắt đứt đường dây. Thông tin vô tuyến lúc được lúc mất. Lúc này mọi liên lạc từ tiểu đoàn đến các đơn vị đều đè nặng trên vai tiểu đội truyền đạt.
Chúng tôi có 12 người, nhưng lúc này chỉ một mình tôi ở nhà để nhận lệnh điều hành chỉ huy. Còn lại mười một người, phải chạy đi chạy lại như thoi truyền lệnh. Đến chiều có một hai người bị thương.
Khoảng 4 giờ chiều, bọn lính và xe tăng chọc thủng tuyến phòng ngự trong chùa của đại đội 3. Giờ đây, tiếng súng không còn chát chúa như trước nữa. Thỉnh thoảng mới rộ lên một loạt đạn liên thanh của súng tiểu liên, hoặc oàng oàng của tiếng lựu đạn nổ hoặc đạn súng cối cá nhân M79 của địch.
Ở Ban chỉ huy tiểu đoàn, mọi người lặng đi, thần kinh căng như dây đàn lo lắng về sự an nguy của bộ đội ta.
"Ùm oàng, pằng pằng, pằng pằng". Tiếng ai đó reo lên: - "A, anh em mình còn sống, có tiếng súng B40 và AK đấy!".
Khoảng 5 giờ chiều, tiếng súng của hai bên hầu như đã ngừng hẳn. Tôi nhìn ra phía cổng chùa, phát hiện có một người đầu quấn băng trắng đang bò sát mép rãnh của con đường hướng về chúng tôi. Tôi báo cáo kịp thời cho anh Hiêu biết.
Sau trận đó, đại đội 3 chỉ còn năm người được trở về, nhưng đa số các anh đều bị thương. Lòng tôi quặn đau với một nỗi buồn khó tả.
Tôi hỏi thăm anh Lê Quảng Ba chính trị viên phó đại đội - Thế anh Tài và anh em đâu hết rồi? Anh không trả lời ngay câu hỏi mà kể lại diễn biến cuộc chiến trong ngày: - Sau khi anh em trong đơn vị đã chiếm giữ một số công sự của địch trong chùa, bọn địch co cụm dần lại một phía, gọi máy bay, bộ binh, xe tăng tấn công ta. Xe tăng vào quá nhiều, anh em đã bắn cháy 6 chiếc xe tăng, đến quá trưa thì đạn chống tăng hết, biết xe tăng vào mà không làm gì nó được. Trong đại đội đã có một số người hy sinh và bị thương. Lúc đó, các trung đội của ta co cụm lại ở ba hầm công sự gần nhau, với quyết tâm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, cố gắng cầm cự với quân địch, giữ vững trận địa cho hết buổi chiều, đến tối thì rút ra. Nhưng chúng rất đông, hoả lực mạnh. Quân ta đã hy sinh và bị thương khá nhiều, đạn các loại cạn kiệt. Khi địch bao vây, anh em mới tổ chức mở đường máu rút ra. Khởi đầu cho cuộc tấn công đó, là anh Tài trung đội trưởng trung đội 1.
Cảm nhận được mình và đồng đội khó lòng thoát khỏi lực lượng đông đảo và hoả lực cực mạnh của địch, anh đã nhanh chóng quyết định, một mình từ dưới hầm cầm súng đứng lên và hô vang: - "Tất cả các đảng viên, đoàn viên hãy dũng cảm xông lên, trả thù cho những đồng đội chúng ta đã hy sinh!". Nhằm tập trung sự chú ý của địch về phía mình, để cho đồng đội rút ra ngoài theo cửa hầm lối sau.
Chúng tôi cùng đồng loạt đứng dậy nổ súng xông lên. Một loạt đạn tiểu liên AR 15 của tốp lính đối phương cách đó khoảng 15 mét đã bắn thẳng vào ngực, anh Tài gục đổ ngay trước cửa hầm công sự của mình.
Anh em liền nổ súng tiêu diệt hết 5 tên lính đó, rồi  nhanh chóng vượt qua khe hở bờ tre nhảy ra ngoài. Phía trong chùa, tiếng súng AK và lựu đạn của bộ đội ta rộ lên, độ khoảng 10 phút sau thì tắt hẳn. Lúc đó gần 5 giờ chiều".
Thật đau lòng thương tiếc các anh.  Đặc biệt với anh Tài, hai anh em đã có rất nhiều kỷ niệm trong những tháng ngày bên nhau. Một đôi lần tôi làm phật lòng, nhưng không bao giờ anh chấp cả, mà rất độ lượng với em út của mình.
Nhớ ngày ra trận đầu tiên ở bàu Statung, tỉnh Tây Ninh. Anh và một số người ở phía sau nấu cơm, khóc rất nhiều khi thấy bom và đạn pháo địch dội lên đầu chúng tôi ở phía trước. Trời gần tối, khi quân địch vừa rút về, anh kịp thời mang cơm, vừa gặp được nhau đã mừng mừng tủi tủi, nước mắt lưng tròng anh ôm chặt lấy từng người, rồi khóc hu hu như không muốn cho ai được rời xa mình nữa. Rồi cái lần giơ cao chiếc xẻng vừa chạy vừa huơ huơ trên đầu, miệng hô xung phong để chi viện cho tôi. Thế mà giờ đây, anh đã hy sinh nằm lại trên mảnh đất xa lạ này.
Sau 35 năm trôi qua, khi tóc đã ngả hai màu, tôi mới có điều kiện tìm lại danh sách những người hy sinh ngày ấy. Vẫn chưa thấy tên anh và một số bạn bè trong đó. Tuy vẫn biết rằng:
Giấy báo tử đã về đến gia đình thân nhân của các anh, từ ngày đầu thống nhất nước nhà. Lại một lần nữa xin các anh tha thứ cho tôi và đồng đội cũng như tất cả người dân luôn biết ơn và ghi nhớ công lao của các anh. Trong tim tôi và tất cả mọi người, các anh là một tượng đài bất diệt.
Sau ngày hôm đó, quân địch vẫn chốt giữ ở chùa Prây Chăm Na. Mãi đến mấy ngày sau, các tiểu đoàn 7 và 9 mới tấn công tiêu diệt được lực lượng địch để chiếm lại chùa, lúc đó xác các anh mới được đem về quy tập, nhưng vẫn không nhận diện được ai.
8-7-1972
Buổi sáng, tôi nhận được quyết định của cấp trên cử về trường Quân chính miền Đông Nam Bộ. Trong danh sách cử đi học đợt đầu tiên của trung đoàn 271 có 9 người, riêng cùng tiểu đoàn 8 của tôi có thêm anh Nguyễn Hải Đăng.
Thế là tôi lại phải chia tay anh em tiểu đội truyền đạt yêu quý của mình, chia tay trung đội thông tin và tiểu đoàn trưởng Dương Văn Hiêu, cùng Ban chỉ huy tiểu đoàn 8.
Quyết định đi học thật bất ngờ đối với tôi và mọi người. Trước đó, anh Hiêu gọi tôi lên nói là giao nhiệm vụ mới. Vừa gặp tôi, đã nói ngay:
- Anh và Ban chỉ huy tiểu đoàn đồng ý quyết định cho em đi học sĩ quan đợt này. Em biết đấy, trung đoàn ta lúc này đang rất thiếu người, anh cũng rất cần đến em, nhưng vì sự phát triển lâu dài của đơn vị, các em cần phải đi học để nâng cao trình độ chỉ huy. Ra đi nhớ giữ gìn sức khoẻ, cố gắng học tập thật giỏi, sớm trở về phục vụ đơn vị.
Tôi cảm động nghẹn ngào không biết nói gì hơn, mà chỉ hứa với anh sẽ quyết tâm học thật giỏi, nhất định sẽ trở về đơn vị cùng được chiến đấu bên cạnh các anh.

9-7-1972
9 giờ sáng, chín anh em tập trung tại Ban cán bộ của trung đoàn. Anh Đỗ Quang Quỳ trưởng ban, gặp chúng tôi nhắc nhở một số điều, chỉ dẫn tuyến đường đi đến trường Quân chính H12 đang đóng. Trung đoàn cử anh Nguyễn Xuân Biên, lớn tuổi nhất làm trưởng đoàn.
Một lúc sau, chúng tôi đến thăm và chào tạm biệt lãnh đạo trung đoàn. Rất may, tại thời điểm đó mọi người trong Ban chỉ huy đều có mặt đầy đủ, đang chuẩn bị có cuộc họp quân chính chiều nay.
Chúng tôi vừa bước tới phòng họp, chính uỷ Lê Đình Trân, đã tươi cười giới thiệu với mọi người trong đó:
- Đây là những đồng chí cán bộ ưu tú ở các đơn vị cơ sở được cử đi học ở Miền đợt này. Cậu Minh đâu rồi! Chúng tôi nghe tên đã lâu nhưng chưa biết mặt đấy.
- Em chào các thủ trưởng, em là Minh đây ạ. - Tôi trả lời.
- Sao trông gầy thế, anh em đều ca ngợi cậu dũng cảm, nhanh nhẹn, mưu trí trong chiến đấu. Ban lãnh đạo trung đoàn đã đề nghị lên cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công và Dũng sĩ Quyết thắng cho cậu rồi đó.
 Tôi bối rối về sự quan tâm của Chính uỷ, các thủ trưởng trung đoàn đã dành cho, mặc dù cả một thời gian dài vừa qua, các anh đã rất vất vả lãnh đạo đơn vị từng phút từng giây giành giật với địch từng mét đất một.
Tham mưu trưởng trung đoàn Cao Hồng Cửu đứng bên cạnh, nhìn tôi và bảo:
- Thế đồ đạc đâu hết rồi? Sao anh chả thấy em mang một thứ gì cả?
Lúc này tôi mới nhớ ra mình chỉ mặc trên người một bộ quần áo đã sờn. Trong túi vải đựng mìn Claymo đang khoác trên người có thêm mấy thứ linh tinh không đáng kể. Thực ra, trước đó, có một chiếc võng vải ni lon đã bị mảnh bom làm thủng đôi chỗ. Trước lúc chia tay, tôi đã kỷ niệm lại cho anh em trong tiểu đội truyền đạt rồi.
- Báo cáo thủ trưởng, em chỉ có vậy thôi ạ! - Tôi lý nhí
trả lời.
Anh định gọi bộ phận hậu cần đến cấp quân trang cho tôi, nhưng chợt nhớ giờ lên đường đi học của chúng tôi sắp đến.
- Em đứng đây đợi nhé, anh đang có một bộ quần áo ở trong ba lô sẽ về lấy ra cho em.
Một lúc sau anh mang ra cho tôi một bộ quần áo sơ mi vải mỏng và một chiếc võng ni lon màu xanh. Các anh lãnh đạo đang có mặt nhìn thấy thế ai nấy đều ái ngại, rồi mọi người lần lượt giúi vào túi tôi một số thứ cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày.
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:57:20 pm »

VỀ TRƯỜNG QUÂN CHÍNH



1-8-1972
Trường Quân chính miền Đông Nam Bộ H12 đóng quân ở gần thị trấn Tiêmpơlơng, Cămpuchia. Lớp học chúng tôi thuộc khoá 13, cũng là khoá cuối cùng của trường H12. Sau này, tách ra làm hai, đó là H28 và H30, là tiền thân của phân hiệu 2 Học viện Chính trị và trường Sĩ quan Lục quân sau này.
Cả lớp chúng tôi có gần 40 học viên ở các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương của cả mặt trận B2.
Thời gian khoá học của chúng tôi là 14 tháng, với các
môn học cơ bản: Chính trị, Kỹ thuật, Chiến thuật và sáu bài học lý luận.
Cuối tháng 6 năm 1973 kết thúc khoá học, tôi đạt thủ khoa. Nhà trường giữ lại làm giáo viên, nhưng tôi xin được trở về đơn vị để cùng anh em trực tiếp chiến đấu, thực hiện đúng lời hứa với các anh lãnh đạo trung đoàn 271 ngày nào.








TRỞ VỀ ĐƠN VỊ

1-7-1973
Chín người chúng tôi tạm biệt trường Quân chính H12 để về đơn vị nhận nhiệm vụ mới. Theo kế hoạch, đoàn hành quân liên tục trong 15 ngày, theo tuyến đường giao liên của Miền, sẽ gặp trung đoàn đang đóng quân ở Công Pông Rồ, Cămpuchia.
Qua hơn 15 ngày hành quân không nghỉ, chúng tôi đã về đến khu vực Công Pông Rồ, vẫn không biết hiện giờ trung đoàn 271 đóng quân ở đâu.
Thông qua trạm giao liên, anh em đã liên lạc với Quân khu 8 và được họ trả lời khá mơ hồ: "Có thể trung đoàn 271 hiện nay đang hoạt động ở khu vực Kiến Phong, Kiến Tường".
Cả đoàn chúng tôi lại tiếp tục hành trình đi sâu vào vùng đất phía Nam Tổ quốc, nhưng mọi thông tin về trung đoàn đang hoạt động ở địa bàn nào vẫn không có một ai biết cả.
Lương thực, thực phẩm hết nhẵn. Quân khu 8 đã cấp cho một ít gạo và tiền Cămpuchia để chúng tôi tiếp tục tìm đường trở về đơn vị.
Phải mất thêm 15 ngày nữa lang thang trên đường, vừa đi vừa xin ăn ở đất nước bạn, cũng còn may là người dân Cămpuchia rất nhân hậu tốt bụng và thương người đã cưu mang chúng tôi.
Những ngày đầu hết gạo và tiền, anh em trong đoàn đều đói cả, nhưng không biết xoay xở bằng cách nào. Tôi đã đề xuất: "Phải xin gạo người dân Cămpuchia". Tất cả đều nhanh chóng nhất trí, nhưng khi bắt tay thực hiện không ai dám nhận trách nhiệm cả. Trước tình thế đó, tôi phải liều mình thực thi.
Mạnh miệng là vậy, nhưng khi vừa bắt tay vào cuộc, tôi cảm thấy rất ngượng ngùng xấu hổ. Cả cuộc đời từ nhỏ đến giờ (kể cả mọi người ở đây) đều chưa biết ăn xin là gì. Phải chăng chỉ là những trò nghịch tếu đi ăn trộm những củ sắn, con gà cho anh em đồng đội. Nhưng việc đó, hầu như không ai biết. Còn ở đây....
Ghé vào một ngôi nhà cạnh đường để xin, gặp được chủ nhà là người phụ nữ trung niên khoảng 40 tuổi, qua mấy câu thăm hỏi xã giao, tôi đi thẳng vào chủ đề luôn.
- Oi khơ nhum Ăng co, oi khơ nhum Riêl (cho tôi gạo, cho tôi tiền).
Chị ta tươi cười, bước nhanh vào trong buồng xúc cho tôi một đĩa gạo, chừng 1, 2 lạng gạo và một vài đồng Riêl.
Nhìn thấy số gạo quá ít ỏi, không đủ một bữa cho tôi ăn. Trong lúc đó, ở phía sau mình còn tám người nữa, nên vội vàng giơ tay làm hiệu cho chị biết: Ở ngoài đường còn đông bộ đội lắm.
Chị nói mấy câu tiếng Cămpuchia, tôi nghe bập bõm nhưng vẫn không hiểu. Rồi nắm tay dắt sang nhà bên cạnh, tôi rất hoảng sợ nghĩ rằng: Phải chăng họ tìm cách bắt mình đây? nên vội vàng làm hiệu cho anh em đứng ngoài đường biết để cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu.
Chủ nhà bên cạnh là người đàn ông gần 60 tuổi, được chị giới thiệu là "Lục thum" (tiếng Việt gọi là "ông lớn"). Tôi đoán đây là Trưởng phum (trưởng thôn). Ông cười rất nhân hậu và ân cần hỏi thăm, biết mình đã gặp người tốt, nên vững tin và nói với ông rằng: "Oi cong tọp Việt Nam Ăng co, Riêl (Cho bộ đội Việt Nam gạo, tiền)" - Đồng thời tay phải tôi nắm lại và đấm đấm xuống đất và nói: "Banh Lon Non - Xi rích Ma tắc". ý nói xin gạo và tiền để đi đánh Lon Non - Xi rích Ma tắc.
Còn chị phụ nữ vội vàng đi đến từng nhà trong phum. Chỉ hơn chục phút sau, những người dân Cămpuchia đã nhanh chóng có mặt bao quanh anh em chúng tôi. Trên tay mỗi người đều cầm một chiếc đĩa sứ trắng đầy gạo, còn có thêm 1, 2 đồng Riêl nằm phía trên để đem đến cho.
Thật là diệu kỳ, ban đầu cứ nghĩ rằng những đĩa gạo như vậy là quá ít ỏi nhưng khi chúng tôi tập trung lại: Tổng cộng gạo vừa xin được độ khoảng 30 - 40 kg, cùng với một số tiền cũng kha khá.
Và cứ thế, mỗi lần hết gạo và tiền anh em lại ghé qua các phum hoặc chùa để xin trợ giúp. Rất may, trên đường đi, chúng tôi đã gặp một số cán bộ chiến sĩ ở đoàn pháo Biên Hoà, thường phối hợp chiến đấu với trung đoàn 271 cho biết: Hiện nay đơn vị đang đóng quân tại thị trấn Chi Phu.
2-8-1973
Vừa về đến Ban chỉ huy trung đoàn, tôi đã lân la tìm hiểu mọi người xung quanh về các thông tin sống còn của các bạn, nhất là Trần Ngọc Nam đang ở C2, D9. Cũng may có anh Biên trưởng đoàn là người cùng đơn vị của Nam, nên đã  giúp tôi tìm ra người tên là Thanh vừa từ C2, D9 đến đây.
Qua Thanh, tôi nhận được một tin sét đánh: Nam đã không còn nữa, anh đã hy sinh vào ngày 18 tháng 2 năm 1973, trong trận đánh ở xã Tân Phú (Đức Hoà, Long An) kéo dài từ sáng sớm đến chiều với bộ binh có xe tăng yểm trợ của sư đoàn 21 quân đội Việt Nam Cộng hoà. Trong khi đó, lực lượng của ta quá mỏng, chỉ gần hai chục tay súng tiểu liên AK và một vài khẩu súng chống tăng B40. Các anh đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, kiên quyết không chịu đầu hàng, không để bọn địch bắt. Rồi cứ thế từng người, từng người đã ngã xuống.
Sau trận chiến đấu gay go và ác liệt đó, bộ đội ta đã không lấy được xác các anh ra ngoài, mãi đến mấy ngày sau những người dân cơ sở mới đưa được các anh về.
Vậy là bộ ba chúng tôi Minh, Hồng, Nam bây giờ chỉ còn lại có một mình tôi.
3-8-1973
Tại phòng cán bộ của trung đoàn 271, chín người chúng tôi lần lượt chia tay nhau nhận quyết định về các đơn vị cơ sở. Tôi và anh Nguyễn Hải Đăng lại trở về tiểu đoàn 8.
Một năm xa cách tiểu đoàn bộ, trong lúc chờ đợi nhận quyết định về đơn vị, tôi tranh thủ về thăm tiểu đội truyền đạt ngày nào. Tiểu đội giờ đây không đông như trước nữa, người quen cũ còn lại rất ít. Phần lớn là anh em tân binh vừa ở ngoài Bắc vào.
Đi tìm hiểu nguyên nhân mới biết, trong thời gian tôi đi học ở Miền, ở nhà anh em trong tiểu đoàn đã tham gia rất nhiều trận chiến ác liệt. Một số người đã hy sinh và một số bị thương đi viện.
Một nỗi buồn nặng trĩu tràn ngập trong tôi. Đâu rồi những chiến sĩ liên lạc hôm nào đã cùng tôi vượt qua mưa bom bão đạn, truyền lệnh chính xác kịp thời của cấp trên xuống đơn vị. Một tập thể luôn gắn kết, thương yêu đùm bọc nhau, luôn luôn vì đồng đội đã quên mình thay bạn xông lên phía trước truyền tin.
Hai mắt nhoà đi bởi nước mắt đong đầy. Những kỷ niệm của đồng đội ngày nào đang ùa về trong tôi... Bỗng giật mình nghe tiếng ai đó gọi:
- Thủ trưởng Hiêu gọi anh Minh lên gặp đấy!
Tôi choàng tỉnh, vội trở về Ban chỉ huy tiểu đoàn.
- Em chào thủ trưởng! Thủ trưởng có khoẻ không ạ?
- Minh đấy à, chào em. Mới ngày nào đó tiễn em đi học, đến hôm nay đã hơn một năm rồi đấy! Thế nào?  anh em mình đi học về có khoẻ không? Đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ chưa?
- Báo cáo thủ trưởng, chúng em rất khoẻ. Đang sẵn sàng chờ lệnh phân công của thủ trưởng đấy ạ.
Thấy anh gầy đi nhiều so với ngày tôi chưa đi học. Hai mắt trũng sâu, thâm quầng, hốc hác, da đen sạm, hậu quả của nhiều ngày chiến đấu với quân thù rất cam go, ác liệt mà cả tiểu đoàn trải qua.
Sau một lúc của cuộc gặp, anh Nguyễn Hải Đăng thay mặt cho đoàn đứng dậy nói:
- Báo cáo thủ trưởng, chín người của trung đoàn ta đều đạt tốt nghiệp khá giỏi. Đặc biệt trong nhóm chúng em và kể cả khoá học này, chỉ có duy nhất một mình đồng chí Minh thi đạt thủ khoa với ba môn đạt loại giỏi: Chính trị, kỹ thuật, chiến thuật.
Anh Hiêu cười rất vui và động viên chúng tôi.
Tôi đã mạnh dạn đề xuất, xin được về nhận nhiệm vụ ở đại đội 3. Anh trầm ngâm đắn đo một lúc, cuối cùng chấp thuận đề nghị đó.

4-8-1973
Khoảng 9 giờ sáng, tôi có mặt ở Ban chỉ huy đại đội 3. Ra đón tôi có anh Trữ quản lý kiêm nuôi quân, Huyên y tá, Am trung đội trưởng và anh Đường chính trị viên là người ở đơn vị khác mới bổ sung về.
Khi chúng tôi vừa được gặp lại nhau của sau bao ngày xa cách, ai nấy đều mừng mừng, tủi tủi, nước mắt tuôn trào. Thấy quá vắng vẻ, tôi vội hỏi:
- Anh em mình đâu hết rồi các anh?
Vừa mới nghe đến đây, mọi người đã oà nức nở. Phải đến một lúc sau đó, anh Trữ mới nói trong tiếng nấc đứt đoạn:
- Em biết không?... Sau khi... em đi... học, ở nhà anh em trong đại đội đã hy sinh và bị thương rất nhiều. Trong các trận chiến đấu ở Công Pông Rồ, Tà Thia rồi về Long An… cả đơn vị ta đến bây giờ chỉ còn lại thế này thôi.
Anh dừng lại một lúc, rồi nói tiếp:
- Em có nhớ cậu Tịch thông tin 2W không?
- Em nhớ chứ, làm sao có thể quên Tịch, nhỏ con nước da trăng trắng. - Tôi vội đáp.
Rồi anh kể về những giờ phút cuối cùng trước lúc hy sinh của Tịch.
"- Đó là trận chiến đấu ngày 13-12-1972, giữa tiểu đoàn 8 chúng tôi với sư đoàn 21 quân đội Việt Nam Cộng hoà, tại khu vực Hoà Khánh, nằm phía tây nam thị xã Hậu Nghĩa (Đức Hoà, Long An). Trong ngày hôm đó, lực lượng chiến đấu của ta tập hợp lại chỉ được mấy chục người phải đối chọi với cả một trung đoàn lính Sài Gòn, có pháo, máy bay, xe tăng yểm trợ. Suốt từ sáng đến gần chiều tối, bộ đội ta quần nhau với địch không một lúc nào được nghỉ. Quân số bị thương, thương vong khá lớn, đạn dược đã cạn kiệt. Khoảng 4 giờ 30 chiều,  ở ngoài chúng tập trung lực lượng phản kích ta lần cuối trong ngày. Những anh em sống sót còn lại đã dũng cảm hy sinh sau khi bắn đến những viên đạn cuối cùng, kiên quyết không đầu hàng địch. Còn riêng Tịch, vừa phá huỷ xong chiếc máy 2W, thì bọn lính xông vào. Phát hiện ra anh là chiến sĩ thông tin, nên chúng đã tập trung quyết tâm bắt sống bằng được.
- Bọn bay ơi! Đây có một thằng truyền tin Việt cộng. Không được bắn chết nó, phải bắt sống.
Bọn địch la hét bao vây và cuối cùng đã bắt được anh.
- Mày tên gì? Đơn vị nào?
- Tao tên Tịch, đơn vị bộ đội giải phóng.
- Đ. má! Thằng này cứng đầu quá xá! Tao bắn vỡ sọ mày!
Chúng la hét lên, rồi lấy báng súng đánh vào người làm anh ngã ngửa, đầu đập xuống đất, hai mắt sưng vù, thâm tím, mồm toe toét máu đỏ ướt đẫm áo ngực. Một, hai răng đã bị gãy, anh phun bắn ra ngay trên mặt đất phía trước mặt.
 - Mày thuộc đơn vị nào?
- Giải... Giải phóng... - Tịch phều phào đáp lại.
Chúng lại đấm đá, thúc mũi giày vào người. Anh ôm bụng lăn lộn dưới mặt đất, dù biết đòn thù vượt quá sức chịu đựng về thể xác, nhưng vẫn kiên quyết không để lộ một chút thông tin nào. Không thể phản bội đồng đội của mình được.
Biết gặp phải một đối thủ cứng đầu, cứng cổ, kiên quyết không đầu hàng, bọn lính đối phương hiểu rằng không thể khai thác được gì hơn, nên tên chỉ huy đã rút khẩu Côn 45 bắn thẳng vào đầu anh.
Để thị uy nhân dân Đức Hoà cũng như bộ đội ta, chúng
rất hèn hạ và dã man, đã lấy dây buộc cổ anh vào sau chiếc xe Zep quân sự, lôi kéo thi thể vỡ toác đầu be bét máu, trượt xềnh xệch trên mặt đất, dọc theo con lộ 10 và các tuyến phố thị trấn Hậu Nghĩa vào sáng ngày 14-12-1972.
Anh Nguyễn Văn Tịch là chàng trai miền Trung, mồ côi bố mẹ từ lúc còn nhỏ , sinh ra tại xóm 14, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đã anh dũng hy sinh vào lúc tuổi đời vừa tròn 20 tại quê hương Đức Hoà này.
Giờ đây, trên mảnh đất nơi anh đã ngã xuống.
Có thể nhiều người vẫn còn nhớ và cũng có nhiều người đã quên. Nhưng tôi và đồng đội trong trung đoàn 271 này, không thể nào quên anh được. Cho dù lớp bụi thời gian ngày càng phủ dày
theo năm tháng, anh vẫn là chàng trai trẻ anh hùng,
mãi mãi sống trong lòng chúng tôi.
Không thể hỏi thêm điều gì được nữa, lòng tôi và mọi người đều quặn đau. Mới ngày nào đó, khi cả đại đội 3 từ rừng chuối Orăngâu, Cămpuchia kéo quân về đánh đồn Thiện Ngôn, Xa Mát còn đông đúc thế. Mọi người ai nấy đều trẻ trung, tuổi đời chỉ mới mười chín, đôi mươi, chân đi dép lốp, đầu đội mũ tai bèo, quần áo, ba lô một màu xanh phủ kín cả khu rừng, thế mà giờ đây...
Quá đau xót nghẹn ngào không còn nước mắt để mà khóc nữa. Cả đại đội lúc này chỉ còn 2 trung đội. Các chiến sĩ đều là tân binh mới vào, chưa được tham gia trận chiến. Tôi về nhận chỉ huy trung đội 1 chủ công.
 Ngay sau đó, cả trung đội 1 nhận nhiệm vụ mới, về chốt giữ ở Bờ Vét II sát với biên giới cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh. Tôi rất mừng, lần đầu tiên mình chỉ huy trung đội, được anh em tin tưởng, mặc dù trong đó có nhiều người lớn tuổi hơn.
Tôi bố trí trung đội đóng quân dọc suốt dãy phố của Bờ Vét, điểm chốt tiền tiêu cách con kênh đào phân chia biên giới của hai nước khoảng 300mét.
Binh lính Sài Gòn chốt giữ ở bên kia bờ kênh. Còn phía bên này ngay sát tuyến giáp ranh là chợ trời của dân hai nước buôn bán. Trong những thời điểm này, người dân Cămpuchia ở lại đây thưa thớt.
Không gian nơi đây lặng yên, trên đường không một bóng dáng xe ô tô hay xe gắn máy xuất hiện, chỉ  thấp thoáng những người dân và chúng tôi đi bộ trên hè phố. Lâu lâu mới có lác đác một vài chiếc xe đạp chạy qua, chạy lại đến cửa khẩu.
 Nhìn qua biên giới, từng tốp lính đối phương súng ống đạn dược đầy mình liên tục đi tuần. Hai bên đều nhìn thấy nhau, nhưng chúng không dám vượt qua con kênh ngăn cách, vì sợ chúng tôi nổ súng tấn công.
Chốt gần chợ trời biên giới, nên các bữa ăn của đơn vị được cải thiện rất nhiều. Lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức món cá nục biển ướp đá từ Sài Gòn mang đến đây. Những người dân Cămpuchia tốt bụng, chất phác luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong việc mua bán này.
Tôi ngỡ ngàng khi đang ở rất xa biển mà vẫn được hưởng hương vị như những ngày còn ở miền Bắc hậu phương.
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:58:08 pm »

23-8-1973
Cả đơn vị tôi được lệnh lên đường hành quân về Lộc Tấn, Lộc Ninh tỉnh Bình Phước. Tuyến đường đi lần này của chúng tôi cắt qua Xóm Giữa - Lò Gò, dọc theo con đường đất đỏ Tống Lệ Chân đến đường 22 Thiện Ngôn - Xa Mát.
Nơi đây ghi mãi những trận đánh vô cùng gay go ác liệt đầu tiên của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 271 anh hùng, trong những ngày đầu mới từ miền Bắc vào. Cũng tại đây, bao đồng đội tôi đã hy sinh nằm lại hoặc bị thương, trong đó có trung đoàn trưởng Lê Ổn đã để lại trên mảnh đất này một cánh tay.
Những trận chiến năm xưa cứ ngỡ như mới xảy ra hôm qua. Giờ đây tất cả khu vực này, cây cối đã nhú mầm xanh, che bớt đi những vết loang lở màu đất đỏ do bom đạn để lại.
Tất cả chúng tôi không được dừng chân nghỉ lại, mà tiếp tục hành quân đi về phía trước.
28-8-1973
Cả trung đoàn 271 đã có mặt ở Lộc Tấn thuộc huyện
Lộc Ninh. Đây là vùng giải phóng, địa chỉ chính thức thủ đô của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Những người dân nơi đây chủ yếu làm nghề khai thác mủ cao su. Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng với cách mạng là những người trung kiên, hy sinh tất cả, hết lòng vì công cuộc giải phóng dân tộc.
Một thời gian ngắn ở đây, tôi được cấp trên điều về tổ công tác thuộc Ban Chính trị trung đoàn.
Tổ công tác chúng tôi gồm 30 người, các thành viên đều là các trung đội trưởng, đại đội phó từ các đơn vị cơ sở rút về. Anh Dương Công Hợi là chính trị viên đơn vị về phụ trách kiêm bí thư chi bộ.
Những ngày đầu thành lập tổ, nhiệm vụ được giao chưa cụ thể, thời gian rảnh rỗi nhiều, chúng tôi thường tổ chức về Lộc Ninh xem đoàn văn công quân giải phóng biểu diễn. Những giờ phút thăng hoa được thưởng thức ca nhạc. Ai dám bảo rằng, ở chiến trường chỉ có khô khan, suốt đêm ngày phải sống trong mưa bom bão đạn? Với chúng tôi, dù sao ở nơi đây đã có những giây phút hạnh phúc tuyệt vời, không thể nào quên được.
3-9-1973
Buổi sáng, tôi được tin chính quyền Sài Gòn trao trả tù binh ở sân bay Lộc Ninh nên rất tò mò, háo hức. Biết đâu trong số những người trao trả hôm nay lại có tên bạn của mình. Trong trận đánh ở chùa Prây Chăm Na, Công Pông Rồ, Cămpuchia, đại đội tôi đã có 5 người mất tích không tìm thấy.
Sau khi  thông báo ý tưởng này, có một hai người nhanh chóng tán thành, đồng ý theo tôi đi về thị trấn Lộc Ninh. Một khó khăn nữa tưởng như không vượt qua được, đó là sân bay được cảnh vệ canh gác rất nghiêm ngặt, chỉ có những người thi hành công vụ có giấy phép riêng mới được ra vào. Còn lại tuyệt đối không một ai được lai vãng tới gần cổng.
Đã mất công đi bộ một quãng đường khá xa, chúng tôi không thể dễ dàng đứng ngoài nhìn vào sân bay được. Ai đó đã chỉ cho tôi khoảng hẹp nhất, chỉ có 6 hoặc 7 lớp hàng rào là đến đường băng.
Nhớ lại thời còn được huấn luyện ở miền Bắc, tôi đã học rất kỹ và thuộc các bài dò mìn, cắt hàng rào rồi. Không ngần ngại đắn đo, tôi xắn cao hai ống quần và  tay áo, mắt quan sát kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ trước mặt, đôi tay trần thọc nhẹ sát mặt đất, rồi từ từ giơ lên cao. Nếu trong khi đang thao tác hai tay có bị vướng vào một sợi dây nào, thì ngay lập tức nhẹ nhàng lần đến điểm cố định với chốt an toàn của quả mìn hay lựu đạn  ghim chặt chúnglại.
Mặt khác, tôi lấy mũi dao găm chọc nhẹ từ từ xuống mặt đất, kiểm tra xem mìn có chôn dưới đó không? Chúng tôi tiến lên phía trước từng đoạn một, chân người đi sau bước đúng vào vết chân của tôi đã đi trước, nếu chệch ra ngoài sẽ dẫm phải mìn ngay. Độ gần mười phút sau, tất cả chúng tôi đã có mặt ở trong đường băng sân bay.
Nơi đón tiếp tù binh có hai vị trí cách nhau độ khoảng 50 mét. Vị trí số 2 được dành cho những người tự nguyện. Nơi này chủ yếu dành cho những người lính Sài Gòn cài cắm vào tù binh của ta. Khi xuống máy bay làm thủ tục trao trả thì chạy sang đấy, để muốn nói rằng: Đây là chính sách nhân đạo của chính quyền Sài Gòn đối với tù binh.
Vị trí số 1 dành cho những người chiến sĩ cách mạng trung kiên bị bắt, bây giờ mới được trở về.
Máy bay vận tải C130 vừa dừng lại ở đường băng, cánh cửa máy bay vừa được mở, từng đoàn chiến sĩ áo quần bà ba, khăn rằn dìu nhau xuống (trong đó nhiều người không tự đi được), vừa đi vừa hô vang: "Đả đảo chính quyền Sài Gòn! Hồ Chí Minh muôn năm!".
Đoàn người trở về và  người ra đón vừa mới gặp mặt đã vội ôm nhau mừng mừng, tủi tủi rồi bật khóc nức nở hoặc oà lên. Hai mắt tôi nhoà di khi được chứng kiến các cô, bác, anh, chị đang trở về đều gầy gò, da thịt xanh xao, trắng bủng đã lâu ngày bị tra tấn, tù đày, đói khổ và hầu như không được tắm nắng. Ai nấy đều quá vui mừng, nước mắt giàn giụa... Đúng là: Nước mắt dành riêng cho ngày đoàn tụ, trở về với cuộc sống mới.
Tôi chăm chú lắng nghe tiếng người đọc danh sách những người được trao trả. Suốt cả một ngày có ba chuyến máy bay hạ cánh, nhưng  vẫn không nghe thấy tên những người bạn của tôi. Nỗi buồn trộn lẫn niềm vui làm nhiều lúc tôi không định thần được mình? Nên khi quay trở về trong lòng cứ hụt hẫng, suy nghĩ lung mung.
8-9-1973
Cả trung đoàn đã hành quân về đồi chè Bù Boong (đồn
điền chè của Pháp trước kia, nay đã bỏ hoang) dọc theo con đường Trương Tấn Bửu, nay gọi là đường 14C nối liền với ngã ba Tuy Đức, tỉnh Quảng Đức (nay là tỉnh Đắc Nông).
 Tôi bị cơn sốt rét hành hạ nên ở lại Lộc Tấn thêm hai ngày, sau đó đi về đơn vị cùng với  anh Dực Phó ban tác chiến và anh Huyến Chủ nhiệm trinh sát trung đoàn. Ba anh em chúng tôi hành quân theo con lộ nhựa cũ qua Bù Đốp, Bù Gia Mập để về nơi Ban chỉ huy trung đoàn 271 đón quân bên cạnh con đường Trương Tấn Bửu, chạy dọc theo sát biên giới Việt - Miên.
Phải nói thêm rằng, vùng Bù Gia Mập là nơi khí hậu khắc nghiệt nhất ở khu vực phía nam. ở phía nam, khí hậu rất nóng nực, hanh khô với nhiệt độ ngoài trời khoảng 35 - 370C, nhưng vừa đặt chân sang bên kia (phía Bắc) Bù Gia Mập thôi, nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 17 - 180C.
Tuy ban ngày trời vẫn còn nắng chói chang, nhưng cái rét vẫn chiếm ưu thế, buộc chúng tôi phải mặc thêm nhiều lớp áo; còn về đêm, không ai có thể ngủ được, nếu như không có một đống than củi đỏ hừng hực bên cạnh.
Đội công tác chúng tôi nằm ở bìa rừng cạnh con trảng
nhỏ (đồi cỏ rộng có rừng cây bao quanh) sát cạnh đường Trương Tấn Bửu. Phía bên kia suối là Ban chính trị và trung đoàn bộ đóng quân.
Trong những thời gian này, cả trung đoàn 271 đang tập trung chuẩn bị cho chiến dịch đánh chiếm căn cứ Bù Boong do quân đội Việt Nam Cộng hoà chiếm giữ, đang án ngữ con đường 14C chạy dài sang Cămpuchia. Đây là tuyến đường huyết mạch, tiếp tế quân lương của miền Bắc và miền Đông Nam Bộ cho mặt trận phía nam Tây Nguyên.
Nhiệm vụ của tổ công tác của chúng tôi được giao: Cùng với lực lượng địa phương thâm nhập về vùng sâu, vùng xa, động viên, vận động bà con bản làng dân tộc ở đây tham gia ủng hộ cách mạng, đồng thời nắm chắc mọi hoạt động của địch trong vùng.
Đội chúng tôi được chia làm nhiều tổ đi về các địa điểm được giao. Nơi đây, chủ yếu là dân tộc Êđê với tục lệ "cà răng, căng tai".
Cùng đi công tác với tôi còn có một cán bộ địa phương, người dân tộc dẫn đường. Tôi hỏi anh về tục lệ và dụng cụ để  dùng cưa răng đó.
- Người dân tộc Êđê chúng tôi cưa hàm răng trên bằng những thanh nứa cật sắc. Họ cứ cứa dần, cho đến khi cả hàm răng trên bị cắt đứt chỉ còn lại chân răng bằng phẳng. Còn hàm răng dưới người ta mài từng răng cho nhọn - Anh trả lời.
- Thế họ cưa và mài răng như vậy có đau lắm không anh? - Tôi hỏi lại.
- Tất nhiên là rất đau, máu chảy nhiều, nhưng ở đây là điều kiện bắt buộc mới chấp nhận cho con trai, con gái đến tuổi trưởng thành và xâu lỗ tai cũng thế.
Để cho nó sẽ lớn dần theo năm tháng, hàng ngày họ rất quan tâm chăm sóc, cố nhét một vật gì qua lỗ tai lớn hơn có thể. Đến khi đã già, hai lỗ đó bỏ lọt qua một đoạn ngà voi tròn to đeo lủng lẳng. Nếu nó bị đứt ra, được coi là người đại phúc, cả cộng đồng sẽ tôn vinh kính trọng.
 Người dân Êđê với bản chất mộc mạc, thật thà, chất phác có cuộc sống du canh du cư, tự cung, tự cấp rất ít bị ảnh hưởng của xã hội bên ngoài. Rừng đã sinh ra và nuôi họ lớn lên, rồi rừng cũng sẽ đưa họ trở về với cội nguồn. Những người dân sống ở đây đều quan niệm như vậy.
 Bản làng thưa thớt, từng gia đình co cụm quây quần lại với nhau ở một khu rừng riêng biệt, không tập trung nhiều nhà như ở nông thôn vùng đồng bằng.
Núi rừng Tây Nguyên rất nhiều loài thú, những lần đi công tác vùng sâu, vùng xa, tôi đã gặp rất nhiều hoẵng, nai ở dọc đường. Cũng vì điều này đã thôi thúc trong tôi: Nếu một lúc nào đó có cơ hội, mình sẽ phải đi săn tìm thú rừng để bắn. Đấy là lần tổ công tác chúng tôi vừa  từ nơi vùng sâu trở về và được nghỉ một ngày. Máu đi săn trong người nổi lên, không kìm hãm được, tôi rủ thêm mấy người trong đơn vị đi cùng. Nhưng anh em ái ngại, vì ở bên ngoài cơn mưa rừng còn rả rích. Cuối cùng, tôi quyết định một mình vẫn cứ lên đường.
Vượt qua những trảng trống, đi sâu vào trong rừng già. Dưới những tán cây cao là những cây lá "bép" (lá cây bộ đội ta hái để nấu canh ăn) mọc dày dưới mặt đất, cao gần bằng đầu người.Tôi nhìn bao quát xung quanh, phía trước chừng độ 15 mét, một khóm ngọn cây ngang tầm mắt lay động. Biết rằng dưới đó có con thú, tôi vội giương nòng khẩu súng AK trong tay về hướng đó, với ý định bóp cò gửi một loạt đạn vào đấy, nhưng vội dừng lại, vì sợ bắn nhầm phải bộ đội mình ở đó. Những chuyện như thế này đã xảy ra mấy trường hợp ở trong đơn vị rồi. Vì những giây phút chần chừ chưa nổ súng đó, đàn nai đã phát hiện ra tôi vội vàng bỏ chạy mất hút.
Tôi thần người một mình đứng tiếc nuối hùi hụi, vội đuổi theo dấu chân còn để lại trên mặt đất. Nhưng khi chạm đến đầu trảng cỏ tranh khá rộng thì mất dấu vết.
Đi sâu vào giữa bãi cây cỏ tranh mọc cao đến ngực, tôi bắt gặp một đống cỏ khô khá cao. Nghĩ rằng đây là lều lán của tụi biệt kích, nên rất cảnh giác,  nhẹ nhàng đến xem xét. Khi biết chắc không có gì nguy hiểm, tôi mới đứng lên cao đó để dễ quan sát xung quanh. Phía trước mặt không đầy chục mét có một đám cỏ tranh lung lay. Biết chắc chắn là có con thú ở dưới gốc cây, tôi vội giương khẩu tiểu liên AK lên ngắm bắn, nhưng sực nhớ về câu chuyện được nghe thời còn nhỏ: Những con thú rừng khi bị bắn, nếu chưa chết ngay, bao giờ nó cũng lao thẳng về nơi người vừa nổ súng.
Để xử lý nhanh tình huống này, tôi quyết định không ngắm nữa, mà chuyển sang đứng bắn găm, như vậy mới có phản ứng di chuyển vị trí của mình kịp thời được, "Pằng pằng", hai viên đạn bay ra vừa găm vào gốc khóm cây lung lay đó, một con vật lớn xé rạp những bụi cỏ tranh mọc dày, lao thẳng về nơi tôi dang đứng.
Không một chút hoảng sợ, từ trên cao tôi nhảy bật người về bên phải, đồng thời xoay nhanh nòng súng AK trong tay, hướng về con vật còn lao vun vút bóp cò. Chính một trong hai viên đạn đó đã trúng vào khớp vai chân trước của con thú, làm nó gục khuỵu xuống, thở hồng hộc ngay dưới chân đống cỏ khô mà mình vừa có mặt.
Tôi xách súng đi đến, bỗng giật mình sửng sốt khi thấy một con lợn rừng rất lớn, với chiếc mõm to và dài, có hai chiếc răng nanh nhô ra ngoài như hai chiếc răng bừa đổ kềnh bên cạnh.
Trong niềm vui vừa bắn được con thú lớn, tôi bẻ cò (bẻ đầu ngọn cây nhỏ để đánh dấu đường đi trong rừng) tìm đường về đơn vị, báo cho mọi người ở nhà biết. Con lợn nặng khoảng 150 kg, làm cho bốn anh em phải vất vả lắm mới khênh nó về đến nhà được.
18-10-1973
Đoàn 95 biên chế như một sư đoàn tăng cường, được thành lập trên cơ sở các trung đoàn bộ binh: 271, 201, 205;  pháo binh 262; đặc công 429 và một tiểu đoàn thiết giáp M26, do tướng Tư lệnh Hoàng Cầm chỉ huy.
Đây là lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, trung đoàn 271 chiến đấu trong đội hình Sư đoàn tổng hợp. Cũng phải nói thêm rằng: Lực lượng chủ chốt của trung đoàn 271 lúc này, có tiểu đoàn 9 do anh Kiệm chỉ huy và thêm tiểu đoàn 2 của anh Nguyễn Văn Huận. Tiểu đoàn 4 do anh Hà Văn Thái đảm nhận vừa mới bổ sung vào. Còn tiểu đoàn 8 bổ sung lực lượng cho tiểu đoàn 7 còn ở lại chốt giữ trên mảnh đất Long An. Trung đoàn chỉ rút một số cán bộ đi theo cùng.
Nhiệm vụ của trung đoàn chúng tôi, giữ vững tuyến đường Trương Tấn Bửu (đường 14 C), nối dài từ ngã ba Tuy Đức đến chốt Bù Boong, đồng thời phối hợp với lực lượng đặc công, pháo binh, xe tăng để tấn công tiêu diệt chốt này.
Trước lúc nhận nhiệm vụ, tất cả bộ đội được quán triệt: "Phải đánh chắc thắng", cho nên công việc chuẩn bị cho chiến dịch, được phân công cụ thể đến từng đơn vị, cá nhân một.
Chúng tôi rất phấn khởi và tin tưởng được chiến đấu dưới sự chỉ huy của vị tướng già lão luyện, nhất là trong những ngày vừa qua, được chứng kiến cách làm việc của ông: Phải biết chắc được lực lượng, hoả lực của chúng bố trí như thế nào, sau đó mới lên phương án tác chiến.
Trước khi quyết định cho trận đánh, ông đã cùng một số chiến sĩ trinh sát bò vào đến những hàng rào dây thép gai phía trong cùng của căn cứ Bù Boong điều nghiên, tận tay sờ được, mắt chứng kiến về sự bố trí lực lượng và hệ thống bảo vệ của địch như thế nào? Mặc dù trước đó đã nghe các cán bộ tham mưu, trinh sát và các bộ phận báo cáo rất cụ thể về cứ điểm này. Cuối cùng, ông đã có một phương án đánh địch cho bộ đội ta rất hoàn hảo.
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:59:10 pm »

3-11-1973
Khoảng 7 giờ tối, trung đoàn 271 cùng với các đơn vị khác trong đoàn 95 đồng loạt hành quân tập kết chiếm lĩnh các mục tiêu mà mình đảm nhiệm.
Đêm nay, tất cả bộ máy của các trung đoàn hoạt động hết công suất. Đơn vị bộ binh đổ quân đến những điểm trọng yếu, sẵn sàng chờ lệnh xuất kích.
Bộ đội đặc công tiền nhập ém sát cạnh các lô cốt và sở chỉ huy quân địch ở bên trong cứ điểm, chờ khi được lệnh cùng đồng loạt dùng bộc phá, thủ pháo tiêu diệt mục tiêu, với chiến thuật: "Đánh nở hoa trong lòng địch".
Bộ đội pháo binh chỉnh lại tầm hướng pháo lần cuối cùng đến các mục tiêu đã xác định từ trước.
Bộ đội thiết giáp vào các vị trí tập kết ở ngoài cứ điểm.
Tất cả đều chờ đợi đến giờ G của hợp đồng chiến đấu, cùng đồng loạt nổ súng, theo chiến thuật "Từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào".
11 giờ 30, đường dây thông tin liên lạc từ Ban chỉ huy trung đoàn 271 đến các tiểu đoàn bị đứt liên tục. Mặc dù lúc đó, trên tuyến dây không có pháo và bom địch dội vào. Đại đội thông tin (C20) đã cử một tốp ba chiến sĩ có mang theo súng tiểu liên AK và một khẩu B40 đi kiểm tra nối lại, nhưng đường dây vẫn bị đứt và không thấy ba chiến sĩ đó trở về.
Trước tình hình đó, chiến sĩ Nguyễn Văn Thành người Thanh Hoá, là tân binh vừa từ miền Bắc vào, được phân công mang theo một cuộn dây sau lưng và một khẩu súng AK lên đường, tìm bằng được vị trí để nối thông tuyến liên lạc bị đứt đó.
Lần theo đường đi, Thành cứ mải mê cầm dây điện đang nằm dưới đất giật nhẹ theo từng đoạn một. Khi anh đã vượt qua khoảng nửa quãng đường, bỗng nhiên sợi dây trong tay đang cầm để giật bị chững lại. Anh cố gắng mấy lần giật mạnh hơn, nhưng nó vẫn không hề di chuyển.
Dưới ánh trăng của ngày gần rằm, Thành đã tìm được vị trí. Ai đó đã cột chặt đoạn dây bị đứt vào thân cây mọc lúp xúp ngay sát canh lối đi.
Đang cúi xuống loay hoay gỡ đầu dây đó, anh giật mình khi có tiếng hô to cạnh kề sau lưng: "Đứng dậy giơ tay lên!"
Anh bàng hoàng ngước mặt lên: Xung quanh mình lúc này đầy lính đối phương đang chĩa súng vào. Cũng ngay sau đó bọn họ đấm đá vào người anh túi bụi, khẩu súng AK bật văng ra xa.
Quá bất ngờ, anh không có một phản ứng nào để tự vệ cả. Chúng đánh anh lăn lộn mấy vòng trên mặt đất, rồi sau đó lấy thắt lưng quần trói chặt hai tay về phía sau lại.
- Mày tên gì? Thuộc đơn vị nào?
- Tôi là lính mới nhập ngũ! - Thành gượng đau để trả lời.
Chúng lại tiếp tục đấm đá anh.
- Đ. má… Tao hỏi mày tên gì? Thuộc đơn vị nào?
- Tôi tên Chiến vừa từ ngoài Bắc vào đến đây chiều nay, nên không biết đơn vị tên gì?
- Sao chỉ có một mình mày đi nối dây?
- Các anh ở nhà bảo đi là đi, chứ tôi đâu biết gì?
- Mày quê ở đâu?
- Tôi quê ở Thanh Hoá!
- Đ. má … Tao hỏi mày ở ấp nào, huyện nào?
- Tôi ở Nga Hùng, Nga Sơn!
- Ba, má mày thế nào? Tên gì?
- Bố mẹ mất sớm, tôi mồ côi từ lúc còn nhỏ.
Không khai thác được một chút thông tin nào, chúng lại thi nhau đấm đá anh lăn lộn dưới mặt đất.
- "Báo Rừng" báo về Trung tâm, đã bắt được một tên Việt cộng. Nhưng nó không khai báo gì, xin chỉ thị! Hết!" - Cách nơi anh nằm độ 5 mét, một tên lính thông tin mang máy bộ đàm đang điện về xin lệnh của chỉ huy.
Tại Chỉ huy sở của tướng Hoàng Cầm, trong lúc ông đang đứng bên cạnh tấm bản đồ tác chiến, chăm chú theo dõi các mũi tiến quân của bộ đội ta tiền nhập vào cứ điểm Bù Boong, bất ngờ một sĩ quan thông tin, xông thẳng đến:
- Báo cáo thủ trưởng, bộ phận đài kỹ thuật (Bộ phận chuyên nghe đài địch) vừa nhận được tin: Một toán biệt kích đã bắt được một chiến sĩ thông tin của ta, nhưng đồng chí đó vẫn chưa khai báo gì!
Mới vừa nghe đến đây, một thoáng trên gương mặt ông chùng lại. Cũng ngay sau đó, ông lấy lại bình tĩnh, rồi giơ tay lên để xem đồng hồ. Thời điểm lúc đó mới là 0 giờ của ngày 4 tháng 11 năm 1973. Đang còn hơn bốn giờ nữa mới đến giờ G, giờ các đơn vị đã hợp đồng đồng loạt nổ súng.
Chỉ cần chiến sĩ bị bắt đó để lộ một chút thông tin về ta đang chuẩn bị đánh cứ điểm Bù Boong trong đêm nay thì tổn thất của quân mình sẽ lớn vô cùng. Vì đúng lúc này, tất cả bộ đội đặc công của ta đã vào hết phía bên trong hàng rào cứ điểm, không có một vật che chắn nào.
Ông quay mặt về phía sĩ quan tham mưu và sĩ quan thông tin đứng bên cạnh rồi chỉ đạo: Tăng cường theo dõi sát sao các nguồn tin của địch về diễn biến của chiến sĩ bị bắt đó. Mọi sự việc xảy ra như thế nào, phải báo cáo trực tiếp ngay cho ông.
Tốp lính biệt kích của địch gồm có chín người. Trong đó viên chỉ huy mặt gầy xương xương, râu quai nón phủ đầy mặt. Chính người này đã đấm đá tra khảo Thành nhiều nhất.
Nhiều lúc đau quá tưởng như không chịu được, anh vẫn cố kìm lại,  nén chịu những cơn đau để cho đầu mình luôn tỉnh táo, trước những đòn tra khảo của lính đối phương. Không thể phản bội đồng đội bạn bè của mình được, những người luôn bên anh, đã cùng vào sinh ra tử.
Anh hiểu rằng: Chỉ cần để lộ một chút thông tin, về trận đánh của ta trong đêm nay, chắc chắn sẽ có rất nhiều, rất nhiều đồng đội của mình phải hy sinh. Còn ở đây, nếu có phải hy sinh, thì chỉ riêng một anh chịu.
Bọn địch cứ điên cuồng đấm đá vào bất cứ vị trí nào trên người, có lúc đau quá nên đã mấy lần anh gục xuống suýt ngất. Lo sợ mình một lúc nào đó không làm chủ được rồi buột miệng để lộ thông tin, anh liên tục lẩm bẩm, lặp đi, lặp lại những câu đã khai cho chúng.
Biết rằng không khai thác được tin tức gì về bộ đội ta, chúng đã nản chí và điện về xin lệnh chỉ huy.
- "Báo Rừng" gọi trung tâm! "Báo Rừng" gọi trung tâm! Tên Việt cộng cứng đầu đó vẫn không khai báo gì, xin chỉ thị! Hết."
Tốp biệt kích được cấp trên chỉ thị cho phải đưa Thành về sở chỉ huy ở Khánh Hoà. Đúng 7 giờ sáng sẽ có máy bay trực thăng đến đón tại ngã ba Tuy Đức.
Lúc này, ở sở chỉ huy tướng Hoàng Cầm, các đơn vị đặc công đã báo về: Bộ đội ta đã ép sát mục tiêu, đang chờ lệnh tấn công. Các trung đoàn bộ binh, pháo binh, xe tăng đã chiếm lĩnh xong trận địa. Tất cả đang sẵn sàng đợi lệnh.
Cứ 10 đến 15 phút, một sỹ quan thông tin lại báo về diễn biến người chiến sĩ đã bị địch bắt đó. Kim đồng hồ chẳng chiều ông tý nào, mà cứ chậm rãi nhích dần, nhích dần…
Đã 3 giờ 30, cả mặt trận vẫn yên lặng, thỉnh thoảng mới có một loạt pháo cầm canh từ các cứ điểm Đắc Song; Đắc RLấp bắn về khu rừng xung quanh. Còn một tiếng nữa mới đến giờ nổ súng. Ông và Ban chỉ huy Đoàn 95 căng mắt chờ đợi, trong lòng thầm mong sao, thời gian giờ G đã đến.
4 giờ… Quá lo lắng cho trận đánh bị lộ, một sĩ quan đứng cạnh ông đã thốt lên:
- Báo cáo thủ trưởng, hay ta cho thời điểm nổ súng sớm hơn 30 phút.
Trong lòng ông đã có lúc muốn quyết định theo phương án đó, nhưng những kinh nghiệm chỉ huy từng trải đã mách bảo: Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn cố chờ đợi thêm.
Đến giờ này cả mặt trận vẫn yên lặng không một chút động tĩnh bất thường. Như vậy, chiến sĩ bị bắt vẫn chưa hề khai báo gì cho địch.
4 giờ 15… 4 giờ 25 rồi đến 4 giờ 30, ông thở phào nhẹ nhõm, trên gương mặt nở một nụ cười rạng rỡ, rồi đĩnh đạc ra lệnh cho các đơn vị nổ súng tấn công căn cứ Bù Boong.
"Ùng ùng, oàng oàng"… Cả tuyến đường Trương Tấn Bửu từ ngã ba Tuy Đức đến cứ điểm Bù Boong ầm ầm rung chuyển. Giờ G đã đến, quân ta đồng loạt phát hoả. Những tiếng nổ liên tiếp đanh vang, những cột lửa thay nhau bùng sáng lên cả một góc trời ở phía cứ điểm Bù Boong.
Các căn cứ pháo binh địch ở cứ điểm Đắc Song, Đắc RLấp lúc này câm tịt, không có cơ hội bắn pháo về trận địa ta. Chúng hoàn toàn bị khống chế, khi những loạt pháo đầu tiên của trung đoàn pháo binh 262 đang áp đảo mạnh liệt. Trận đánh hợp đồng binh chủng đã diễn ra đúng như phương án tác chiến ban đầu mà ông đã chỉ đạo.
Đầu tiên là bộ đội đặc công bất ngờ đánh thủ pháo vào sở chỉ huy, các lô cốt, trại lính, sau đó rút quân ra ngoài. Bộ đội pháo binh nã đạn tới tấp vào cứ điểm. Dưới làn pháo của ta, xe tăng và bộ binh đồng loạt xung phong tấn công áp đảo quân địch đang còn sống sót cố thủ trong cứ điểm Bù Boong...
Trời vừa sáng, chúng ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch đang chốt giữ trong cứ điểm.
Tốp thám báo đang trên đường dẫn Thành về tập kết tại ngã ba Tuy Đức để chờ máy bay trực thăng đón về  Khánh Hoà, bất ngờ nghe tiếng súng nổ bao quanh, chúng bối rối hoảng sợ, nhưng một lúc sau đó mới trấn tĩnh được, kéo nhau rút sâu vào trong rừng.
Trên đường chạy, để đảm bảo an toàn, chúng trói hai khuỷ tay Thành về sau lưng, bắt anh vác một khẩu súng B40 có lắp đầu đạn, nhưng đã tháo liều phóng, để không thể bắn quả đạn đi được. Rồi đẩy anh đi trước tốp biệt kích một khoảng cách (khẩu súng B40 này là của nhóm chiến sĩ thông tin đi nối dây trước Thành bị chúng phục kích giết chết).
Suốt cả ngày hôm đó, chúng nó nằm im trong rừng không dám ra ngoài sợ gặp bộ đội ta tiêu diệt.
Khoảng 5 giờ 30 phút chiều, chúng lại bắt Thành vác súng B40 đi trước để tìm đường về. Khi vừa từ trong rừng rậm ra ngoài gặp bãi sình, anh nhìn xuống mặt đất có lối mòn nhỏ, rất nhiều dấu dép ca rô (dép cao su Trung Quốc phía dưới khía cạnh ca rô). Biết chắc là đường chuyển quân của bộ đội mình, anh dẫn chúng đi theo lối mòn đó.
Khi đến chân một đồi trọc, anh dự đoán: Nhất định trên đồi có bộ đội ta chốt giữ, tốp lính Sài Gòn không hề nhận biết được điều này, mà vẫn cứ thản nhiên đi theo sau.
Dưới ánh trăng sáng của đêm rằm, anh phát hiện ở phía trước độ khoảng gần 10 mét, có một mô đất nhô lên cao. Biết chắc là có quân ta ở đó, nhất là khi  phát hiện thấy có người đang quan sát theo dõi mình đi cùng tốp lính.
Anh vội lăn mình xuống mặt đất và hô to:
- Em là Giải phóng đây! Phía sau là địch đấy!
Cũng ngay lúc đó, bộ đội ta ở các công sự xung quanh đồng loạt xông ra bắt sống toàn bộ tốp lính biệt kích.
Sau trận đại thắng của quân ta đánh chiếm căn cứ Bù Boong, tướng Hoàng Cầm đã quyết định đề nghị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba cho Nguyễn Văn Thành, chiến sĩ thông tin C20 thuộc trung đoàn 271.

6-11-1973
Vào khoảng 8 giờ sáng, tôi và ba người nữa được cấp trên giao nhiệm vụ dẫn giải tù binh vừa bị bộ đội ta bắt được trong trận đánh chiếm ở căn cứ Bù Boong về Miền. Một mình tôi chịu trách nhiệm hơn 60 lính Sài Gòn, phải đưa họ về nơi tập trung đầy đủ quân số và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Đường đi khá xa, hai bên đường là rừng cây rậm rạp, vắng vẻ không một bóng người qua lại. Trong khi đó, những người lính bị bắt đa số là người dân tộc. Họ thông thạo địa hình, rất có tài trong việc lẩn trốn khi đi vào rừng sâu.
Cứ trông thấy bộ mặt, dáng vóc của bọn lính, đã biết ngay cái năng khiếu rồi. Đấy! Người thì gầy nhom như thằng nghiện, da  nâu sẫm, hai mắt sâu trũng, tóc thì dài ngang vai. Nhìn người như vậy, đã biết độ lì lợm của chúng đến mức nào.
Thực tình, ban đầu tôi cũng lo sợ, nhất là tù binh bị bắt mà mình chịu trách nhiệm dẫn giải rất đông, không hề bị trói buộc. Dọc tuyến đường đi, họ có đồng loạt vây chặt, khống chế mình rồi để trốn thoát không? Biết rằng nhiệm vụ được giao rất nguy hiểm, nhưng đã là người lính không cho phép chùn bước, thoái thác dừng lại được, phải đưa chúng về giao nộp cho Miền đảm bảo thật an toàn và đầy đủ quân số.
Sau một lúc suy nghĩ, tôi quyết định trước lúc lên đường phải tập trung tất cả tù binh lại để làm công tác tư tưởng.
- Các anh có biết không? Chính các anh đang đứng ở đây là may mắn nhất rồi. Sự sống đã nằm chắc trong tay, các anh nên hiểu điều đó, vì một khi đã bị chúng tôi bắt, thì không phải lao vào mũi tên, hòn đạn nữa. Hãy cố lên để giành lấy sự sống, cách mạng sẽ có chính sách khoan hồng cho từng người. Hãy tìm một hướng đi khác, đừng có trở về cầm súng tham gia chiến trận nữa. Những người thân đang chờ mong các anh trở về nguyên vẹn.
Tôi nói đến đây, một số lớn trong đoàn tù binh sụt sùi khóc.
- Bây giờ các anh xếp hàng ba (để tôi dễ quan sát) theo tuyến đường mòn trước mặt đi về nơi tập trung! - Đồng thời giơ tay lên chỉ hướng cho chúng và ra lệnh: Xuất phát!
Đoàn lính tù binh đi trước, còn tôi đi sau cùng với khẩu súng tiểu liên AK đã lên đạn sẵn.
Khi cả đoàn vừa ra ngoài bìa rừng, nhìn về mép trảng bên cạnh, phát hiện ra một con quạ đen đang đậu trên ngọn măng tre, rất nhanh, tôi quỳ xuống giương nòng súng AK về phía con quạ, ngắm và bóp cò.
Một tiếng nổ "đoàng" bất ngờ vang lên, đoàn tù binh đang đi giật mình hoảng sợ, vội quay lại nhìn. Từ trên cao con quạ đen bị trúng đạn lao thẳng xuống mặt đất.
Tiếng xuýt xoa thán phục, tiếng xì xào bàn tán ồn ào trong đám tù binh râm ran. Tôi biết rằng, họ đã sợ tài thiện xạ bắn súng của tôi, nên không dễ dàng bỏ chạy khi đi qua những đoạn đường rừng già heo hút.
Khi về đến địa điểm tập trung của Miền, trong sáu đoàn dẫn đi, chỉ có mỗi mình đoàn tôi là giao nộp tù binh đầy đủ. Riêng các đoàn khác đều có một hai người bỏ trốn.
Tôi có hỏi một người bạn:
- Tù binh trong tay anh chạy thoát như thế nào?
- Minh biết không? Khi vừa đến đoạn rừng già bên cạnh vực sâu, mấy thằng lính người dân tộc đang đi trong đoàn bình thường như thế, bất ngờ chúng cuộn tròn mình lại, rồi lăn xuống vực sâu đó. Mà nó lao nhanh thật, mình bắn cả gần một băng đạn AK vào mà chẳng có hề hấn gì. - Anh ta trả lời.
28-11-1973
Tôi được cấp trên điều về tiểu đoàn 8, nơi mà trước đây đã sống chiến đấu và trưởng thành. Khi về đến tiểu đoàn bộ, ra đón tôi có anh Hùng, anh Trọng là chính trị viên và tiểu đoàn trưởng, cũng mới từ một đơn vị khác của Miền bổ sung về.
Lãnh đạo cũ của tiểu đoàn tôi không còn có ai nữa. Sau khi trung đoàn từ Bờ Vét hành quân về Lộc Tấn, phần lớn cán bộ chiến sĩ bổ sung cho tiểu đoàn 7 đang chốt giữ ở Long An, chỉ có một số ít cán bộ được điều về trung đoàn, trong đó có tôi. Giờ đây, chúng tôi là cán bộ khung về xây dựng lại từ đầu tiểu đoàn 8.
Tôi theo anh Hùng về nhận công tác ở đại đội 1 chủ công. Nói là đại đội, nhưng khi vừa về đến nơi, mới được biết cả đơn vị  được có bốn người: Đại đội trưởng Phạm Huy Thông, cùng với một cậu liên lạc, một y tá, một nuôi quân. Tất cả quây quần chỉ trong hai chiếc hầm công sự nối với nhau bằng một đoạn giao thông hào.
Tôi cùng anh Hùng vào công sự mà đại đội trưởng Thông đang ngồi trong đó. Khi vừa gặp nhau, hai anh bắt tay, chào nhau rất thân thiện, để cuộc nói chuyện được tự nhiên, tôi theo lối giao thông hào, sang hầm chiến sĩ liên lạc ở công sự kế bên. Qua câu chuyện, tôi biết cậu ta tên là Hoàn, rất đẹp trai, người thị xã Thanh Hoá.
Câu chuyện của chúng tôi đang vào giai đoạn rôm rả, đột nhiên, hai anh Hùng và Thông đến bên cửa hầm nói:
- Anh xin lỗi Minh. Em trẻ quá, cứ ngỡ đó là liên lạc cho ban chỉ huy tiểu đoàn  nên không biết để mời vào.
Giọng nói ồm ồm chứa đựng hối hận của anh Thông vang lên.
- Không sao đâu anh ạ! Em thấy hai anh đang bận với công việc nên sang bên này nói chuyện với cậu Hoàn liên lạc tý chút thôi mà.
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 02:59:51 pm »

29-11-1973
Khoảng 7 giờ tối, tôi và anh Thông đi về trung đoàn để nhận tân binh vừa từ ngoài Bắc vào. Lần này cả đơn vị được bổ sung 16 chiến sĩ. Trong số đó, có hai cán bộ tiểu đội trưởng.
Như vậy, đại đội 1 đã có quân cho một trung đội. Đó là trung đội 1 do tôi chỉ huy.
Trong lớp tân binh chúng tôi vừa nhận về, có một chiến sĩ tên là Tĩnh, quê ở Hải Dương. Ngay từ đầu, cậu ta đã gây cho tôi sự chú ý đặc biệt. Với cái đầu trọc, da trắng, người thì hơi mập, nhưng cái ngổ ngáo, bất cần đời cứ hiện rõ trên gương mặt.
Mà hình như cậu ta cũng chú ý nhiều đến mình. Mặc dù với mọi người trong trung đội tôi xử sự rất thân thiện và chân tình. Nhưng đối với cậu ta trong những ngày đầu tôi vẫn giữ một khoảng cách nhất định.
Có một lần, cậu ta thốt lên trước mặt tôi:
- Này ông Minh, chúng tôi vào đây là để chiến đấu với quân thù, chứ không phải giao tính mạng của mình cho một người còn trẻ măng, lãnh đạo ú ớ đâu nhé.
Lúc đó tôi 21 tuổi, có thể còn ít hơn tuổi cậu ta.
- Anh em chúng ta cùng một trung đội, rồi đây trong chiến đấu luôn sống chết bên nhau. Tĩnh cứ yên tâm, mình sẽ cố gắng. - Tôi trả lời.
Nghe tôi nói vậy, tính bộc trực của cậu ta có vẻ đã dịu đi.
2-12-1973
Tôi được lệnh dẫn trung đội của mình đi về chốt giữ ở lưng chừng cao điểm 904 nằm giữa hai con đường đều bắt nguồn từ trục đường 14 từ ngoài Đắk Mil chạy qua Đắk Song về Gia Nghĩa. Đó là, về phía tây có đường Trương Tấn Bửu (14C), còn về phía đông có đường 8B.
Cao điểm này có một vị trí rất lợi hại để khống chế kiểm soát được con lộ 14 chiến lược, đường vận chuyển quân lương của bộ đội ta trên hai chiến trường B2 và B3 Tây nguyên.
Rời ban chỉ huy đại đội, mười bảy anh em chúng tôi vượt qua một bãi sình lầy khá rộng và rất dài, chạy dọc ven hai bìa rừng già. Vị trí tôi chọn để triển khai lực lượng nằm giữa lưng đồi cây cổ thụ, cách bãi sình chừng một km và bố trí lực lượng ba tiểu đội theo đội hình chiến đấu chữ A.
 Đường liên lạc giữa các tiểu đội và hầm chỉ huy nằm ở giữa được nối bằng đường giao thông hào. Những bờ đất vừa mới được đào, tôi hướng dẫn cho anh em nguỵ trang rất kỹ, phù hợp với cảnh vật xung quanh.
Tôi chỉ thị cho các tiểu đội phải thay phiên nhau canh gác 24-24 giờ, để đề phòng địch tập kích bất kỳ lúc nào, và tất cả mọi hướng, vì xung quanh chúng tôi lúc này đều có địch. Chính sự nguy hiểm đó, buộc mình không thể lơ là được, mà phải thường xuyên đi đến từng công sự một kiểm tra công việc canh gác và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ta. Thực ra đối với tôi, lúc đó vẫn là tuổi ăn tuổi ngủ như đa số anh em trong đơn vị, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể nằm ngủ say sưa như chết.
Ban ngày có thể tỉnh táo đi kiểm tra anh em được, chứ ban đêm là một vấn đề nan giải. Mặc dù khi đó, tôi đã dùng nhiều biện pháp chống lại cơn buồn ngủ, nhưng xem ra cũng chẳng có mấy hiệu quả. Đã có những đêm, do ngủ quá say mà quên mất việc kiểm tra đôn đốc anh em.
Đôi khi ở trên chiến trường, chỉ cần một chút lơ là mất cảnh giác, để địch ở ngoài lọt vào trận địa mà không hề hay biết, sẽ phải trả giá rất nhiều sinh mạng, nhất là trong hoàn cảnh tôi đang phải chịu trách nhiệm trước đơn vị gần 20 mạng người này.
Cuối cùng, tôi đã tìm cho mình một giải pháp hữu hiệu. Đó là, sau khi ăn cơm tối, cố gắng uống một bụng căng tròn nước chè xanh (ở đây chè rừng mọc rất nhiều). Trong đêm, dù có ngủ say thế nào đi nữa, cũng phải thức dậy để giải quyết "mâu thuẫn nội tại" của mình. Chính vào những thời điểm này, là cơ hội cho tôi đi kiểm tra anh em canh gác.
Anh em trong đơn vị đều phải thay phiên nhau canh gác 24/24 giờ. Do có sự đề cao cảnh giác đấy, mà sáng ngày 22-12-1973, một đại đội thám báo địch đi cắt qua đội hình trung đội  đang chốt giữ, anh em đã nhanh chóng phát hiện ra chúng từ xa. Rất kịp thời, tổ gác đã cử người về báo cho tôi biết. Toàn trung đội được báo động. Những người đang còn say giấc ngủ vội vàng tỉnh dậy, mang ngay súng đạn về các vị trí chờ quân địch đến gần để nổ súng. Tốp lính đi đầu khoảng hơn chục tên đến cách chốt tiền tiêu khoảng mười mét, một số anh em đã nóng ruột muốn bắn ngay. Tôi đứng gần cạnh ra hiệu để bọn chúng đi gần hơn nữa. Vì biết rằng, quân địch không thể nào phát hiện ra chúng tôi ở đây được, với cách nguỵ trang công sự rất khó phát hiện, kể cả khi chúng đến ngay sát cạnh.
Đúng như tôi nhận định, khi khoảng cách đó chỉ còn lại độ hơn 5 mét, tốp lính đi đầu vẫn thản nhiên như không có gì khác lạ. Tôi ra lệnh tấn công. Tất cả anh em đồng loạt nổ súng vào đội hình hành quân của địch.
Tốp lính phía trước nháo nhào đổ ngã sóng soài trên mặt đất, kêu la thảm thiết. Còn những người đi sau lùi lại bỏ chạy vào trong rừng sâu, không kịp có một phản ứng nào.
Tôi dự đoán thế nào cũng có pháo binh địch ở các cứ điểm xung quanh dội đến, nên quyết định không cho bộ đội xuất kích truy đuổi bọn lính đối phương đang rút quân.
Chỉ mười lăm phút sau đó, từng loạt pháo chụp, pháo khoan, pháo đào tới tấp dội lên đầu chúng tôi. Nhờ có sự chuẩn bị từ trước, nên bộ đội ta nhanh chóng chui sâu vào công sự trú ẩn, chính vì thế mà sau trận đánh đó, cả trung đội của tôi đều an toàn, không ai bị thương vong.
Phía ngoài công sự có 11 xác lính đối phương nằm lại, chúng tôi chờ quân địch đến lấy đưa chúng về, nhưng suốt cả ngày hôm đó, không có một tên nào bén mảng tới.
Sau trận đánh này, tinh thần anh em trong trung đội phấn chấn và tự tin hơn. Tình cảm đồng chí, đồng đội trong đơn vị gắn bó thương yêu, đùm bọc nhau. Tôi rất mừng và tự hào với một tập thể thật sự đoàn kết do mình lãnh đạo. Đặc biệt là cậu Tĩnh ngang ngang, thái độ bây giờ đã thay đổi hẳn, ngay từ lối xưng hô, mặc dù có kém cậu ta một tuổi, nhưng mà cứ gọi tôi bằng anh và tự xưng mình bằng em.
Ban đầu tôi cũng hơi ngượng, đã bảo Tĩnh cứ xưng hô như trước đây cho dễ, nhưng cậu ta vẫn cứ khăng khăng nói:
- Anh là chỉ huy,  xưng hô như vậy là đúng lắm rồi! Lẽ ra bọn em ở đây phải gọi anh bằng thủ trưởng! Nhưng mà… thôi, thông cảm cho chúng em nhé.
Tôi chẳng biết nói gì hơn, thôi cứ để thế. Vấn đề chính lúc này, tập thể anh em trong trung đội phải thật sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu đùm bọc nhau. Đặc biệt mọi người rất tin tưởng tôi, là người đang chỉ huy họ. Có như vậy, trong chiến đấu khó khăn ác liệt với địch, chúng tôi mới chiến thắng và vượt qua được.
Sau khi bọn địch đã phát hiện ra nơi chốt giữ của chúng tôi, chúng liên tục nã pháo đến. Con số bộ đội thương vong trong đơn vị được hạn chế tối đa. Chính là nhờ những công sự nằm sâu trong lòng đất rất kiên cố và chắc chắn, mà anh em đã triển khai ngay từ khi vừa đặt chân đến.
Nhưng có một điều mà pháo binh đối phương đã gây khó khăn cho mọi người đang có mặt ở đây, đó là tuyến đường đi về đến Ban chỉ huy đại đội và tiểu đoàn khá xa, bị chúng dội pháo liên tục, nhất là đoạn đầu bãi sình lầy, nơi đấy không có vật che chắn nên bộ đội rất dễ bị thương khi đi qua đó.
23-12-1973
Theo kế hoạch, ngay trong buổi sáng ngày hôm qua, tôi đã cử người về phía sau nhận gạo và thực phẩm về cho đơn vị, nhưng do có trận chiến với tụi thám báo địch kéo dài suốt cả ngày, nên nhiệm vụ đó không thể thực thi được.
Mọi người cũng như tôi phải nhịn đói tính đến bây giờ đã gần hai ngày. Có hai chiến sĩ được cử đi từ sáng sớm mà vẫn chưa thấy về. Tôi cứ lo nghĩ mãi: Không biết có ai gặp trắc trở gì không? khi đạn pháo của địch vẫn còn dội đến tuyến đường đi liên tục.
Suốt cả ngày hôm qua còn lo đánh địch, nên hầu như tất cả mọi người đều quên đi các bữa ăn trong ngày của mình. Cả ngày hôm nay chỉ có ngồi chờ chúng đến, mà chẳng đứa nào bén mảng tới. Chính có sự nhàn rỗi này, càng tạo điều kiện cho cơn đói mò đến hành hạ anh em trong trung đội chúng tôi.
Mới có 10 giờ sáng, cái đói càng tăng cường giày vò tra tấn, làm cho bụng tôi và mọi người cứ cồn cào sôi ùng ục. Ban đầu cứ nghĩ rằng: Uống nước thật nhiều vào, sẽ lấp đầy cái dạ dày đang trống rỗng. Nhưng một khi trong bụng chỉ độc có nước không, lại càng thêm khó chịu hơn, nhiều anh em không chịu được đã lả đi.
Chúng tôi tìm kiếm mỏi mắt cả khu rừng già này cũng không có một thứ gì cho vào miệng được. Trăn trở, bàn luận mãi, cuối cùng anh em đi đến thống nhất, dùng lá "bép" (loại rau rừng) đang mọc đầy xung quanh chốt, hái về nấu canh ăn tạm để cho qua cơn đói.
Cũng vì giải pháp đó, đã đem đến cho chúng tôi một tình huống rất nguy hiểm. Không thể ngờ rằng đa số các chiến sĩ trong trung đội, kể cả tôi đã bị ngộ độc say sau khi ăn vào thứ lá rừng này. Nếu như chiều hôm đó mà có địch vào, thì cầm chắc anh em sẽ bị thương vong rất nhiều.
Mãi đến khi trời gần tối, số lương thực thực phẩm ban chỉ huy đại đội mới được mang về. Đến một lúc sau đó, cái đói trong hai ngày qua của anh em trung đội tôi thật sự chấm dứt.
Điều đặc biệt trong chuyến hàng vừa nhận về, chúng tôi rất vui mừng khi mọi người đều được nhận một bộ quần áo ka ki màu xanh vải Tô Châu. Quà của Bác Tôn vừa từ miền Bắc gửi vào, tặng các cán bộ, chiến sĩ ta ở chiến trường miền Đông Nam bộ nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội 22 tháng 12.
Cầm bộ quần áo màu xanh trên tay, tôi rưng rưng nước mắt, nhớ về ngày nào, anh em đồng đội cũng nhận những bộ quần áo như thế này ở ngoài Bắc xa xôi, để rồi đi vào đây chiến đấu.
Bao kỷ niệm tràn về trong tôi, khi các bạn Nam và Hồng đã cho máu để mình hoàn thành bản "Quyết tâm thư" trước lúc lên đường vào chiến trường.
Bao bạn bè đồng đội đứng đầy quanh tôi lúc đó, cũng đều khoác trên mình cùng một màu xanh như thế này cả. Thế mà, đi đâu rồi các bạn… Nước mắt tôi tự nhiên lăn dài trên hai má…
- Anh Minh ơi! Mời anh lại ăn cơm!
Tiếng cậu Tĩnh ở bên cạnh gọi đến, tôi giật mình thức tỉnh trở về với thực tại, vội vàng lấy ống tay áo lau nhanh nước mắt.
26-12-1973
Chiều ngày hôm nay, cấp trên bổ sung cho trung đội tôi thêm ba người nữa. Đó là anh Chương, tuy là chiến sĩ, lớn hơn tôi ba tuổi mới từ ngoài Bắc vào và các anh Thăng, Điền đều là trung đội phó. Hai anh vào đây từ thời những năm 65 - 66, là người của C50 từ Miền vừa bổ sung về.
Lần đầu tiên trong trung đội có người cấp dưới hơn mình rất nhiều tuổi, tôi cảm thấy ái ngại vô cùng. ở đây không phải vì việc đơn thuần xưng hô, mà ra mệnh lệnh chỉ huy họ ra sao? Các anh có hiểu cho không?
Trong chiến đấu, mệnh lệnh là mệnh lệnh, không hề có chút nể nang nào, vì sự sống còn của cả tập thể anh em trong đơn vị.
 Như đọc được những băn khoăn trong tôi, anh Thăng đã chủ động lên tiếng, đi ngay vào vấn đề:
- Minh cứ yên tâm, anh và anh Điền ở đây, tuy có hơn em nhiều tuổi, nhưng là cấp dưới. Trong chiến đấu, các anh sẽ tuyệt đối chấp hành mọi mệnh lệnh chỉ huy của em.
Nghe các anh nói, tôi đã mạnh dạn và tự tin hơn. Chúng tôi đã trao đổi với nhau về hoàn cảnh cuộc sống gia đình, quê hương ở ngoài Bắc yêu dấu. Chính vì những sự cởi mở đó, đã đẩy tôi vào hoàn cảnh khó xử và hơi ngượng ngùng. Đấy là khi  hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình anh Thăng.
- Anh chị ở ngoài Bắc được mấy cháu rồi? - Tôi lên tiếng hỏi.
- Gia đình anh được một cháu gái. - Anh trả lời.
- Thế cháu gái của anh chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
- Năm nay cháu đã mười bảy tuổi.
Tôi sững người, giật mình khi nghe anh nói. Vừa ngượng ngùng, vừa xấu hổ, khi cảm thấy mình đang có lỗi, với lối xưng hô kiểu ngang ngang này. Bởi vì lúc đó, tôi chỉ lớn hơn cô con gái  đang ở quê chỉ có bốn tuổi.
Chúng tôi lặng im một lúc, nhưng đã đâm lao thì phải theo lao. Tôi tiếp tục hỏi:
- Cho em xin lỗi!  anh Thăng tuổi gì?
- Anh đã sang tuổi 43, còn anh Điền ở đây hơn anh một tuổi.
Đến lúc này tôi thật sự mất bình tĩnh, hai anh biết điều đó nên đã trấn an ngay.
- Em đừng có ngại về cách xưng hô này. Anh em mình vào đây đã như con một nhà. Vấn đề chính là tất cả mọi người trong trung đội ta, rất tin tưởng vào sự chỉ huy của em. Khi các anh vừa về đến tiểu đoàn, mọi người đã ca ngợi em rất nhiều.
Cũng trong ngày hôm nay, đại đội 1 của tôi quy tụ về một địa điểm. Ban chỉ huy đại đội và thêm có trung đội 2 vừa mới thành lập, đóng quân ở phía sau lưng chúng tôi, gần cạnh con suối nhỏ.
Giờ đây, trung đội tôi đã có đồng đội ở xung quanh, trong chiến đấu với quân thù không còn lẻ loi như trước nữa. Mọi khó khăn, hiểm nguy đã được san sẻ. Đội hình chiến đấu đã nâng lên cấp đại đội. Trong Ban chỉ huy có thêm anh Nguyễn Văn Goòng đảm nhiệm chức đại đội phó.
2-1-1974
Vào khoảng 20 giờ, tôi cùng anh Goòng về khu vực đồi chè nhận anh em tân binh mới từ miền Bắc vào bổ sung cho đơn vị. Trung đội tôi được thêm sáu chiến sĩ, chủ yếu là người Nga Sơn (Thanh Hoá). Số tân binh này, phần lớn tập trung cho trung đội 3 vừa mới được cấp trên quyết định thành lập trong ngày.

4-1-1974
Khoảng 9 giờ sáng, sau đợt pháo đầu tiên của địch ở các
cứ điểm xung quanh dội đến nơi đại đội tôi đang chốt giữ, một tin buồn đến với chúng tôi, cậu Hoàn liên lạc bị một mảnh đạn pháo cắm vào cột sống, trong lúc đang trên đường xuống suối lấy nước.
Hoàn là con trai duy nhất của ông Giám đốc Ty Thương nghiệp Thanh Hoá. Khi còn đang ở ngoài Bắc, mặc dù còn thiếu một tuổi mới đủ tuổi nhập ngũ, nhưng cậu ta đã khai tăng tuổi để xung phong đi bộ đội. Chính vì sự trẻ trung, ngây thơ và rất thư sinh đó, mà Ban chỉ huy đại đội đã chọn cậu ta làm liên lạc.
22 giờ, tôi và anh Goòng tiếp tục trở về khu vực đồi chè để tiếp nhận anh em tân binh mới. Trong lớp tân binh này, đều là anh em sinh viên đang học ở các trường Đại học Bách khoa, Tổng hợp Hà Nội… như các anh Trần Anh Phương, Vũ An Ninh, Trương Hữu Chí, Lê Tất Vinh…
Logged
Vo Minh
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #29 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 03:00:49 pm »

10-1-1974
Suốt cả ngày hôm nay, pháo địch dội xuống trận địa chúng tôi liên tục. Phía lưng đồi bên kia bãi sình không lớn, tiếng
súng bộ binh của ta và địch rộ lên liên hồi. Một lúc sau, tôi nhận được thông tin: Có một đại đội biệt kích đang tấn công vào sau lưng đại đội 2 đang chốt giữ bên cạnh cao điểm 904.
Độ khoảng 14 giờ chiều, mọi hướng liên lạc đi ra vào của đại đội 2 bị đại đội biệt kích bao vây rất chặt. Kể cả nước ở dưới suối gần đó cũng không thể nào ra ngoài lấy về được, mặc dù hôm đó trời nắng nóng, anh em ở đấy rất khát và còn đói nữa.
Quân số của đại đội giờ đây chỉ còn lại có mười một, mười hai tay súng. Đạn dược các loại đã cạn kiệt, bởi gần một ngày liên tục nổ súng ngăn chặn địch tấn công. Trước nguy cơ bị chúng tràn vào trận địa, Ban chỉ huy đại đội quyết định xin tiểu đoàn cho quân đến cứu viện.
Đi giải vây là nhiệm rất khó khăn nguy hiểm nặng nề mà Ban chỉ huy tiểu đoàn và đại đội giao cho trung đội 1. Ngay từ đầu, tôi đã nhận thức được điều đó. Khi đã đưa quân ra ngoài công sự, xung quanh đều có địch tấn công từ mọi hướng vào chúng tôi. Mặt khác, bộ đội sẽ gặp các loại pháo địch dội vào mà không có một công sự nào để che chắn đạn cho mình được cả.
Trước nguy cơ đồng đội đang còn gặp nguy nan, tôi đã gạt bỏ mọi hiểm nguy đang chờ phía trước, nhanh chóng tổ chức anh em lên đường giải vây cho bạn.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bộ đội, tôi chỉ lấy 12 người của hai tiểu đội chia làm ba tổ, triển khai đội hình theo một hàng dọc, tạo thành một mũi nhọn, phân chia nhau cảnh giới địch về bốn hướng, tiến quân theo dạng sâu đo (tổ đi đầu có nhiệm vụ cảnh giới phía trước, khi tiến quân thì tổ ở giữa và sau dừng lại cảnh giới hai bên và phía sau. Khi hai tổ sau tiến, thì tổ ở đầu dừng lại để cảnh giới, hành tiến như vậy gọi là: Sâu đo), nếu gặp địch sẽ toả ra bốn phía để tấn công.
Để tạo thế bất ngờ, tôi dẫn anh em đi sâu về hướng đông - nơi quân địch đang chiếm giữ, sau đó quay ngược lại phía chốt của đại đội 2, chúng tôi sẽ tấn công từ phía sau lưng chúng.
Khi đi  đến gần vị trí chốt của đơn vị bạn, tôi nghe ở xa xa, phía trước mặt bên tay trái có tiếng rào rào, cứ như một đàn trâu điên đang bạt rừng đi qua. Biết chắc đây là tụi biệt kích, tôi nhanh chóng cho anh em tản ra xung quanh theo đội hình chữ V mở rộng, triển khai đội hình chiến đấu. Tiểu đội 1 nằm bên phía tay trái, tiểu đội 2 tay phải tôi. Còn anh Chương xạ thủ B40 và cậu Tĩnh AK cùng tôi ở giữa đội hình.
Các tay súng trong trung đội đã vào các vị trí, tất cả chờ lệnh nổ súng tấn công của tôi. Đại đội biệt kích đi cắt ngang trước mặt chúng tôi qua bãi trống, nơi mà cây rừng nằm đổ ngổn ngang trên mặt đất, do trúng các loại đạn pháo vừa rồi. Chúng có khoảng bốn mươi người, súng lăm lăm trong tay, không hàng, không lối ào ào kéo nhau chạy.
Khi người đi đầu vừa đặt chân đến điểm mốc đã được chọn trước, tôi ra lệnh cho anh em đồng loạt nổ súng vào đội hình địch đang chủ quan nghênh ngang tiến vào đó. Tiếng súng tiểu liên rào rào nhưng rất đanh, tiếng đạn B40 nổ ùng oàng vang dội cả một khu rừng. Đại đội biệt kích quá bất ngờ trước sự tấn công như vũ bão của chúng tôi. Chúng hoảng hốt bỏ chạy thục mạng vào phía sâu trong rừng, không có một sự chống cự nào.
Phía trước mặt chúng tôi lúc này, lính đối phương gục đổ, nằm la liệt, có người lính bị thương nằm còng queo dưới hố pháo ngay cạnh gốc cây đang khóc lóc kêu la thảm thiết.
Để đảm bảo an toàn cho cho anh em trong đơn vị, tôi quyết định không cho bộ đội truy kích địch, mà nhanh chóng bắt liên lạc với đơn vị bạn, đồng thời đưa bộ đội đang còn ở trên mặt đất, rút xuống những công sự gần nhất, tránh đợt pháo kích của địch có khả năng sắp dội đến.
Xung quanh chúng tôi, mặt đất bị cày xới nham nhở với màu đỏ loang lổ. Cây rừng đổ ngổn ngang, bịt hết tất cả mọi lối đi. Phía trước xa xa một chút, thân cây rừng nằm đổ vắt qua một mô đất. Tôi dự đoán dưới đó có công sự của bộ đội ta.
Tránh sự nhầm lẫn giữa ta và địch, lần thứ nhất tôi tróc miệng ba tiếng, nhưng phía trước vẫn không thấy trả lời. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy hơi mất tự tin, lại tiếp tục tróc miệng thêm ba tiếng nữa. Rất may ở phía đó có hai tiếng tróc miệng đáp lại (mật khẩu bằng tiếng tróc lưỡi của hai bên cộng lại bằng 5). Tôi và tất cả anh em rất phấn khởi vì đã nối thông liên lạc với quân ta.
Khi vừa gặp được chúng tôi, một số anh em cán bộ chiến sĩ của đại đội 2 mừng quá bật khóc, rồi ôm lấy từng chiến sĩ trong trung đội tôi. Được trực tiếp chứng kiến cuộc gặp gỡ này, lòng tôi tràn dâng một cảm xúc khó tả, thật sự cảm động trìu mến,  thân thương gắn bó như một cơ thể không thể tách rời ra được.
Tôi là người cuối cùng vừa nhảy xuống cửa hầm, thì ngay lúc đó, các loại pháo địch ở các cứ điểm xung quanh đã tới tấp nã đạn đến.
Một tiếng nổ "oàng" ù cả tai ngay trên miệng hầm, khói bụi bay mù mịt. Tôi cảm thấy hơi loạng choạng, nhưng cố trấn tĩnh lại ngay. Bất ngờ ngay sát cạnh tôi, tiếng ai đó la lên: "Em bị thương rồi…!" Không kịp quay mặt nhìn lại, tôi hỏi ngay:
- Bị thương vào đâu?
- Em bị thương vào bụng.
Mới nghe, tôi chột dạ lo lắng cho vết thương của đồng đội mình. Một lỗ thủng nhỏ ở hông bên trái cậu Thanh (chiến sĩ trong trung đội  tôi) đút lọt được ngón tay trỏ vào.
Mọi người ở trong hầm băng bó kịp thời cho cậu ta. Tranh thủ khi đang còn ở bên cạnh anh em đại đội 2, một mặt tôi vừa động viên họ, một mặt chỉ thị cho anh em trong trung đội chuyển hết những túi cơm nắm, bình tông đầy nước và kể cả phần lớn số đạn đang mang trên mình, đều để lại cho đơn vị bạn ở đây sử dụng..
Đại đội trưởng Nguyễn Việt Giới và chính trị viên phó Phạm Xuân Thụ(1) thay mặt cho đại đội 2 cảm ơn tất cả chúng tôi đã cứu nguy kịp thời.
Gần ba mươi phút sau, pháo địch ngừng dội xuống. Bên ngoài cạnh gốc cây, tiếng la hét của người lính Sài Gòn bị thương vẫn còn nghe não ruột. Tôi quyết định trên đường trở về cùng anh em trong trung đội phải bắt sống người lính đó.
Tôi hăm hở vớ vội khẩu tiểu liên AK nằm bên cạnh, lao nhanh ra khỏi công sự trước. Cùng đi bên trái và bên phải có anh Chương vác khẩu súng B40, cậu Tĩnh cầm trong tay một khẩu AK, còn anh em khác đang lục tục từ dưới hầm chui lên sau.
Khi khoảng cách đi đến người lính nằm  khuất sau khóm cây lúp xúp còn độ bảy mét, bất ngờ sát ngay mang tai trái tôi, tiếng đạn của súng tiểu liên AR15 sượt qua nghe chiu chiu, cứ như trong phim.
Theo phản xạ tự nhiên, tôi nghiêng người về bên phải, rồi xoài xuống mặt đất. Ngay trong thời điểm này,  hướng nòng súng AK vào khóm cây tôi bóp cò súng "Pằng, pằng, pằng..." một chùm đạn vừa bắn ra cắm thẳng vào đó, tiếng súng AR15 câm bặt, tôi biết chắc người lính ngoan cố đó đã bị tiêu diệt.
Nhưng sát ngay sau chân tôi, anh Chương la lên:
- Minh ơi! Anh bị thương rồi!
- Anh bị thương vào đâu?
- Anh bị thương vào trán.
Nghe đến đây, tôi bủn rủn hết chân tay. Thế là anh Chương đi rồi, chứ đạn nhọn đã cắm vào trán làm sao có thể sống được, nên vội vàng ra lệnh cho anh em còn ở phía sau:
- Tất cả mọi người nhanh chóng lùi lại rút xuống hầm!
Còn tôi ở lại trên mặt đất một lúc, đề phòng khi người lính còn sống sẽ nổ súng tiêu diệt, để đảm bảo an toàn cho anh em đồng đội của mình đang rút.
Khi vừa trở về hầm, tôi hỏi ngay mọi người về vết thương của anh Chương như thế nào?
Lúc này anh em mới bình tĩnh kể lại diễn biến sự việc vừa qua: Khi loạt đạn tiểu liên AR15 của người lính đối phương vừa bắn sạt qua, theo phản xạ tự nhiên, anh Chương và Tĩnh vội nằm xoài úp bụng xuống mặt đất. Lúc này khẩu AK trong tay Tĩnh nằm vượt lên phía trước, nên vội vàng cầm súng kéo lùi về dưới ngực mình để bắn.
Do các thao tác lúc đó của Tĩnh quá nhanh, anh Chương không phản ứng kịp để nghiêng đầu tránh đầu ruồi nhô cao của nòng súng AK đang lao vào trán mình. Trong lúc còn đang hoảng loạn, anh nghĩ vết thương đó do đạn nhọn của địch vừa bắn ra. Tôi thở phào nhẹ nhõm, khi biết được vết thương không có gì nguy hiểm cho anh Chương.
Sau đó, pháo địch lại tiếp tục dội xuống đầu chúng tôi. Tuy nhiên, ở dưới hầm mọi người vẫn bình yên không ai sứt mẻ.
Khoảng hai mươi phút sau, tiếng pháo dừng hẳn, tôi quyết định cho anh em trong trung đội cắt rừng trở về đơn vị.
Trời đã gần tối, một lần nữa tôi xác định lại phương hướng rồi dẫn bộ đội lên đường. Lúc này chúng tôi mới thật sự chia tay cán bộ chiến sĩ đại đội 2. Những lời cảm ơn, hẹn nhau, chúc nhau may mắn tốt lành râm ran cả một khu rừng. Không còn có tiếng ầm ầm gào thét của bom đạn kéo dài suốt cả một ngày, đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, buộc phải nằm lại mãi mãi trên mảnh đất heo hút này.
Từ dưới bãi sình đi lên đến gần giữa cao điểm, phải còn một đoạn nữa mới đến được vị trí đóng quân của mình, thế nhưng, vừa trông thấy chúng tôi đang trên đường trở về, anh em trong đơn vị đã chạy ùa ra đón.
- Anh em mình có bị sao không Minh? - Anh Thăng vừa chạy đến ôm chầm lấy tôi và nói.
- Bọn em không ai bị sao anh ạ. Chỉ có cậu Thanh bị thương vào bụng do mảnh đạn pháo xuyên vào. Anh chuẩn bị tổ chức người đưa cậu ta đi về tuyến sau điều trị.
- Minh biết không? khi em dẫn quân đi được một lúc thì pháo địch dội đến hướng đó. Các anh ở nhà đã rất lo cho em và mọi người trong trung đội, nhưng một lúc sau đó, tiếng súng bộ binh lại rộ lên. Biết rằng quân ta đã đụng phải địch, mọi người ở nhà cứ thấp thỏm lo âu, ruột gan như lửa đốt, không biết các em ở đó có bị sao không? - Anh Điền già nhẹ nhàng nói với tôi.
 Cũng ngay tại thời điểm đó, anh em trong đại đội đã đứng vây tròn xung quanh, chúc mừng chúng tôi chiến thắng trở về.
Mọi người công kênh tôi lên, còn anh Thông và anh Goòng đang đứng ngay sát cạnh liên tục khen:
- Cậu Minh giỏi thật!
14-1-1974
Suốt cả ngày hôm nay, pháo địch cứ dội xuống đầu chúng tôi liên tục. Đến chiều, một quả đạn pháo nổ ngay cạnh bếp Hoàng Cầm của trung đội tôi. Một bao ruột tượng đang treo bên gốc cây bị mảnh đạn xuyên vào, gạo trắng rơi xuống đầy mặt đất.
Quá tiếc cho số gạo rơi vung vãi đó, nhân cơ hội này, tôi báo cáo với anh Thông đại đội trưởng điện về tiểu đoàn xin bổ sung thêm, với nội dung: Pháo địch đã bắn trúng vào bao tải gạo lớn của trung đội 1.
Trong thời điểm này, bộ đội chúng tôi ăn rất đói, không đủ tiêu chuẩn, chỉ được 70% định lượng, không những thế còn phải độn vào hơn nửa là đậu xanh.
Cuối ngày, tôi cử hai chiến sĩ về tiểu đoàn nhận một bao tải gạo lớn. Như vậy, cái đói trong trung đội đã giải quyết dứt điểm được mấy ngày.
15-1-1974
Buổi chiều, tiểu đoàn điện về cho biết: Các đơn vị tổ chức cho bộ đội về nhận thịt trâu. Đó là bốn con trâu béo tròn bị lạc đàn khi quân ta nổ súng tấn công đánh chiếm căn cứ Bù Boong ngày nào. Giờ đây chúng đã bị ai đó bắn hạ.
Trời đã gần về tối, hai chiến sĩ được tôi cử đi đang khiêng về một đùi trâu to tướng. Cả đơn vị, ai cũng vui mừng, bàn tán râm ran. Trong khi một số anh em ở nhà đang chuẩn bị xong nồi để nấu, lại có hai người khênh đến một đùi trâu nữa cho chúng tôi và nói rằng:
- Đây là quà của anh Giới và anh Thụ ở đại đội 2 biếu trung đội 1.
Tôi thay mặt anh em cảm ơn hai anh và đại đội 2, đồng thời xin trả lại cho anh em bên ấy để cải thiện. Đôi bên đều giằng co từ chối, cuối cùng tôi đành phải nhận món quà đó.
Một khó khăn nữa đã xảy ra ở trong trung đội chúng tôi. Nồi xoong thì nhỏ, thịt trâu thì nhiều. Nếu để thịt trâu lâu không nấu sẽ bị hỏng ngay.
Trước tình thế đó, tôi nêu sáng kiến cho anh em xử lý. Đào một chiếc hố nhỏ, lót tấm vải nhựa nilon vào, thay cho chiếc nồi lớn. Sau đấy dùng những chiếc xong nhỏ nấu chín thịt làm nhiều mẻ, rồi đổ vào chiếc nồi vừa tự tạo đó.
21-1-1974
Hôm nay là ngày ba mươi Tết Giáp Dần, lại một Tết nữa tôi phải xa nhà, bao nỗi niềm thương nhớ bố mẹ, người thân ở nơi quê nhà xa ấy, nao nao tràn về, nước mắt của mình lại ứa ra. Để tránh đôi mắt của các chiến sĩ trong đơn vị bắt gặp sự biểu lộ cảm xúc yếu đuối đó, tôi đi về nơi khoảng rừng trống, đứng nhìn lên chòm sao Bắc Đẩu, thầm gửi về nơi ấy những tình cảm sâu
nặng với gia đình quê hương không bao giờ phai mờ được.
- Anh Minh ơi! Anh đang ở đâu? Ban chỉ huy đại đội 2 lại gửi quà Tết cho anh và trung đội ta đấy.
Tôi giật mình sực tỉnh khi nghe có tiếng gọi của cậu Tĩnh.
Mấy ngày Tết đến, cả mặt trận đều im lặng tiếng súng, tiếng bom. Hầu như chúng tôi không bận tâm lắm với cuộc chiến. Tất cả các đơn vị đang chuẩn bị cho mình mong đón một năm mới đến bình an.
6-2-1974
Hôm nay đúng ngày 15 Tết âm lịch, trong lúc này ở quê nhà xa xôi vẫn còn nghỉ ngơi "Tháng giêng là tháng ăn chơi". Riêng anh em ở nơi đây đang suốt ngày đêm phải sống trong mưa bom bão đạn, liên tục giáp mặt với quân địch, nhất là trong gần chục ngày trở lại đây, quân đội Việt Nam Cộng hoà tăng cường càn quét về vùng giáp biên giới Việt Nam - Cămpuchia, nơi khu vực chúng tôi đang chốt giữ.
Ngay như cao điểm 904 này, chúng đã lấn mất ba phần tư quả đồi rồi. Cuộc chiến giữa hai bên ngày càng gay go ác liệt. Có nhiều ngày, ta và địch tranh giành nhau từng mét đất một.
Cuộc họp quân chính tiểu đoàn đã triệu tập tất cả cán bộ trong đơn vị để tìm ra phướng án đánh địch hiệu quả nhất. Đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra rồi mổ xẻ, cân nhắc lợi hại, nhưng vẫn chưa có một giải pháp tối ưu nào cả. Bởi một lẽ, lực lượng địch quá mạnh so với ta, lại được trang bị vũ khí tối tân, ngoài ra còn có máy bay và pháo binh hỗ trợ.
Trước tình thế đó, tôi đưa ra ý kiến: Trong thời điểm này, ta không thể đánh trực diện được, mà phải đánh vào nơi chúng chủ quan không đề phòng nhất: Đó là dùng một mũi thật nhọn đi sâu vào nơi quân địch đang chốt giữ. Sau đó quay ngược lại, đánh vào sau lưng chúng.
Ý kiến của tôi nhanh chóng được Ban chỉ huy tiểu đoàn phê duyệt và quyết định tôi chỉ huy, triển khai bộ đội lên đường thực thi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM