Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:32:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bảy Viễn thủ lĩnh Bình Xuyên  (Đọc 70220 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #120 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 08:54:21 pm »

Thế ba chân vạc

Ngày Hiệp định Genève có hiệu lực, binh sĩ Bình Xuyên bắn súng thay pháo ăn mừng: "Hết chết rồi?", tất cả đều reo lên như thế. Bao năm sống trong lô cốt bảo vệ đường 15 Sài Gòn - Vũng Tàu, họ bị Việt Minh bắn sẻ hoặc pháo kích, sống đời cơ cực, ngày đêm luôn lo sợ. Có kẻ mất tinh thần than "chết còn sướng hơn?". Thế nên nay đột ngột được đình chiến, không còn sợ cảnh tên bay đạn lạc, còn nỗi vui nào lớn hơn.
Trung tá Tư Hiểu bàn với Bảy Viễn rước gánh hát bội Thành Tôn tới giúp vui binh sĩ, trước là cúng đình, cầu siêu binh sĩ Bình Xuyên tử trận trong những năm kháng chiến, sau vui hưởng cảnh hòa bình.

Các nghệ sĩ hát bội gánh Thành Tôn không sao quên được ba đêm diễn ở Tổng thành dinh Bình Xuyên. Diễn tại hội trường rộng lớn đủ sức chứa 500 người xem. Ở phía trên, thay vì hàng ghế thượng hạng như trong các rạp thì đặt nhiều bàn viết và ghế bành, mỗi bàn là một quan. Trên bàn có chai rượu Martell hay Cognac, chai soda và hai ly lớn nhỏ, ly lớn để uống consommation, ly nhỏ để uống "séc" .

Màn diễn nào có chuốc rượu thì Tư Hiểu xách chai Martell với cái ly con nhạy lên sân khấu, giật ném đạo cụ của diễn viên, róc rượu đầy ly ấn vào tay bắt uống:

- Rượu mấy cha sắm tuồng là rượu giả, còn đây mới là rượu thiệt. Uống đi ! Chăm phần chăm !

Tội nghiệp các diễn viên. Martell mà uống "séc" thì còn hơi sức đâu mà hát với diễn. Hát thì trật giọng, đàn thì lỗi nhịp. Ðêm hát trở thành trò vui nhộn.

Vãn tuồng ở lại ăn cháo gà nấu đậu xanh, lại thêm màn nhậu. Lần này thì nhậu chính thức tha hồ tùy theo tửu lượng. Ngà ngà, Tư Hiểu sai lính khiêng cần xé súng ra, phát cho đào kép mỗi người một cây ép bắn mừng hòa bình. Tội nghiệp các cô đào vừa bóp cò vừa bịt tai, toàn thân run như thằn lằn. Mấy chục năm sau, kép Thành Tôn hãy còn nhắc ba đêm hát phục vụ Bình Xuyên.

Dân giang hồ thưởng thức văn nghệ sân khấu không giống ai ! Ðược cái tấm lòng: chơi hết mình, đãi rượu hết mình và phong bao cũng dầy cộm.

Ngày kia có một chính khách tới tìm hiểu tướng Lê Văn Viễn. Ông ta trao danh thiếp:

"Trịnh Khánh Vàng, nguyên Khu bộ phó Chiến khu 9".

Bảy Viễn đang cố nhớ lại những ngày chưa xa. Khách tự giới thiệu:

- Những ngày kháng chiến, tôi là đồng nghiệp của Thiếu tướng. Thiếu tướng là Khu bộ phó Chiến khu 7 còn tôi là Khu bộ phó Chiến khu 9. Tôi là Trịnh Khánh Vàng....

Bảy Viễn gật, bất tay lần nữa:

- Nhớ ra rồi ! Tôi có anh bạn chí thân là Bảy Trấn làm Chính ủy ở dưới đó. Hôm nay ông tìm tôi chắc là có chuyện đáng bàn ?
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #121 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 08:59:33 pm »

Trịnh Khánh Vàng cười xã giao:

- Ðúng vậy ? Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Những người kháng chiến cũ bất mãn đã đành mà cho đến dân chúng trong vùng giải phóng cũng chê trách. Non sông gấm vóc bỗng nhiên chia hai, ai không bất bình? Chúng ta phải tỏ thái độ .

- Thái độ gì ?

Tình hình sẽ biến chuyển bất lợi cho chúng ta Mỹ đưa Ngô Ðình Diệm về làm Thủ tướng, chúng sẽ hất Bảo Ðại và những người thân Pháp ra. Chúng không thi hành hiệp định Genève không thống nhất đất nước. Miền Nam này sẽ là

Huê Kỳ , đất của "Thế giới Tự do", lệ thuộc vào Mỹ .

Bảy Viễn giật mình trước viễn cảnh mà Trịnh Khánh Vàng vẽ ra trước mắt.

- Ông có thể nói rõ hơn không?

Trịnh Khánh Vàng tiếp tục:

- Nếu Thiếu tướng muốn nghe thì chiều nay học giả Hồ Hữu Tường sẽ đích thân tới đây trình bày tình hình thế giới và trong nước cho ngài nghe. Ông Tường là trưởng nhóm của chúng tôi.

Hai giờ chiều, xe đưa Hồ Hữu Tường tới hội trường Bình Xuyên. Bảy Viễn và bộ tham mưu long trọng đón tiếp học giả số 1 của miền Nam.

Trên diễn đàn, Hồ Hữu Tường thao thao trình bày thế ba chân vạc khiến cử tọa mê say .

- Chúng ta đang đứng trước tình hình nước sôi lửa bỏng. Pháp đang bị chiến trường Bắc Phi ngày đêm chi phối nên sẽ giao miền Nam cho Mỹ để rảnh tay về nước lo đàn áp phong trào kháng chiến giành độc lập ở đó. Mỹ không ký hiệp định Genève nên không buộc phải tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miền, Việt Nam sẽ bị chia hai vĩnh viễn. Miền Nam của chúng ta mãi mãi là một tiền đồn của "Thế giới Tự do" dưới quyền của Mỹ. Ðó là tình hình chung...

Uống một ngụm nước, Hồ học giả nói tiếp:

- Chuyện sau đây mới thiết thực với chúng ta. Tôi nói về vấn đề giáo phái . Pháp yếu nên dựng giáo phái lên làm đồng minh trong cuộc đánh phá Việt Minh. Còn Mỹ là nước mạnh nên Mỹ không cần phải chia quyền cho ai. Chúng sẽ diệt giáo phái trước tiên rồi sau đó sẽ đánh Việt Minh mà nay chúng gọi là Việt cộng. Ðó là chiến lược chiến thuật của Mỹ trong những năm tới. Bây giờ, thái độ của ta phải như thế nào? Chữ "ta" tôi dùng ở đây là giáo phái. Hiện nay, trên bàn cờ có ba thế lực tương tranh quyền lực. Một là Mỹ :Diệm, hai là Việt cộng đang rút vào bí mật và ba là giáo phái gồm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Ðài. Pháp thì kể như chiến bại, tạm thời ở miền Nam trông coi trật tự và thi hành Hiệp định Genève, nhưng trên thực tế thì chúng đã "bán cái" cho Mỹ.

Do vậy, tôi có thể nói hiện nay chúng ta đang ở thế ba chân vạc như truyện Tam Quốc .
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #122 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 09:01:50 pm »

Ðã mua cả ... chỉ còn Bình Xuyên

Hồ Hữu Tường xoa hai bàn tay đi tới đi lui trên diễn đàn, cất giọng sang sảng:

- Ở đây tôi tin rằng ai cũng đã đọc vài ba lần bộ truyện hấp dẫn của Trung Quốc. Ðó là bộ Tam quốc diễn nghĩa, kể chuyện đời xưa bên Tàu có ba nước Ngụy của Tào Tháo, Thục của Lưu Bị và Ngô của Tôn Quyền. Cái hay của ba nước này là đều có quân sư. Họ đánh nhau không chỉ bằng quân đội mà chủ yếu bằng mưu kế. Mưu kế nguy hiểm gấp trăm lần binh bị. Ðúng như dân lao động nói "một thằng biết tính bằng chín thằng làm".

Quân sư của Tào Tháo là Tư Mã Ý, mưu sĩ của Lưu Bị là Khổng Minh, còn cố vấn của Tôn Quyền là Châu Du . Chiến thắng hay chiến bại là do ba anh quân sư này. Chiến lược của cả ba đều y khuôn như nhau: khi thì liên minh bên này đánh bên kia sau đó liên kết bên kia đánh bên này. Nói theo đá banh là lấy hai kẹp một. Chuyện hết sức đơn giản mà lại vô cùng hữu hiệu....

Bây giờ bắt qua chuyện của chúng ta: Lúc này cũng là "tam quốc" đây. Một là Mỹ -Diệm, hai là Việt Cộng, ba là giáo phái chúng ta. Việt Cộng tạm thời án binh bất động, tôn trọng hiệp định Genève, giáo phái phải liên kết với ai để chống Mỹ-Diệm? Tất nhiên là anh em Việt Cộng ngấm ngầm ủng hộ chúng ta. Ðồng minh lớn của chúng ta hiện nay là Pháp. Chín năm đánh đấm, rốt cuộc bị loại khỏi vòng chiến, Pháp đau như hoạn. Mỹ tự nhận là đồng minh của Pháp, từng viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Pháp nhưng thực chất chỉ muốn Pháp yếu kém ở Ðông Dương để sau này nhường chỗ cho Mỹ nhảy vô. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc là như thế. Bởi vậy Pháp hận Mỹ lắm. Mỹ đưa Diệm về Việt Nam là để hất Bảo Ðại, hất luôn Pháp ra. Tất nhiên Pháp sẽ đứng sau lưng ta nếu ta dám dũng cảm chống Diệm. Mà chống Diệm tức là chống Mỹ.

Bảy Viễn nghe nói có Pháp đứng sau yểm trợ Bảo Ðại là vui rồi:

- Ðây chỉ là suy luận hay có bằng chứng cụ thể ?

Hồ Hữu Tường tự tin:

- Tôi lập luận căn cứ trên bằng chứng cụ thể. Ông bạn Trịnh Khánh Vàng của chúng tôi sẽ thông báo cho quý vị một tin vui.

Trịnh Khánh Vàng hăm hở đứng lên:

- Một người bạn của chúng ta - xin giấu tên - tặng Thiếu tướng một đài phát thanh để chúng ta "đấu khẩu" với Ðài phát thanh Sài Gòn. Tôi cũng đã thuyết phục được anh Văn Thiệt, một phát thanh viên giỏi bỏ đài Sài Gòn để theo mình. Rồi đây dòng họ của nhà Ngô sẽ nghe Văn Thiệt kể từ đời ông cố ông sơ tới Ngô Ðình Khả trở xuống.

Cuộc nói chuyện của Hồ Hữu Tường mở màn cho đám chính khách sa lon đầu quân lực lượng Bình Xuyên, gồm có học giả Hồ Hữu Tường, kế đó là Trần Văn Ân, tới Trịnh Khánh Vàng, rồi Jean Baptiste Ðồng, một tay chạy áp phe rành nghề .

Bảy Viễn và đám thân tín vui mừng ra mặt.

Từ lâu anh em Bình Xuyên mặc cảm ít học, lép vế so với các đối thủ tư sản trí thức. Nay bỗng nhiên nhóm giả Hồ Hữu Tường kéo tới đầu quân dưới trướng, Bình Xuyên không còn là những cái đầu dốt đặc cán mai.
Công việc chuẩn bị nghinh chiến với Mỹ - Diệm được xúc tiến ráo riết.

Trịnh Khánh Vàng chính thức đảm trách đài phát thanh Bình Xuyên .

Máy móc được kỹ sư nhà binh Pháp đưa xuống một xà lan để cơ động trên sông rạch khi chiến cuộc bùng nổ trên bộ. Trần Văn ân phụ trách các bản tin chiến sự để phổ biến các chiến thắng của Bình Xuyên. Hồ Hữu Tường và Jean Baptisle Ðòng tiếp xúc với các giáo phái tiến tới thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất chống độc tài Ngô Ðình Diệm.

Trước nguy cơ bị Diệm tiêu diệt, các giáo phái sốt sắng gia nhập Mặt trận Quốc gia Thống nhất chống nhà Ngô. Ðài phát thanh Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi bới dòng họ nhà Ngô, đồng thời ca ngợi thế lực hùng mạnh của mình, ám chỉ xa gần sau lưng có đồng minh yểm trợ.

Khi Diệm dẹp các nhóm Ðại Việt ở miền Trung thì các nhóm này chạy vào Nam gia nhập Mặt trận Quốc gia
Toàn lực, do đó thanh thế của mặt trận này phất lên, khiến nhà Ngô lo sợ. Cố vấn Mỹ Lansdale cố trấn an:

- Chiến thuật "củ cải với cây gậy" của Mỹ chưa bao giờ thua. Trong tình thế hiện nay, Việt Cộng rút vô bí mật, chôn súng và "chém vè", tôn trọng Hiệp định Genève mà không đã ký. Còn chúng ta thì ngay từ dầu không chịu ký và khuyên Việt Nam Cộng Hòa cũng không ký. Vậy ta đâu có bổn phận phải làm theo hiệp định. Còn mấy giáo phái thì ta cứ xé lẻ mà mua chuộc thôi. Ðại tá Thế đã đớp hai triệu đô. Vậy là ta tách nhóm Liên Minh này khỏi thế lực Tây Ninh. Tên Nguyễn Thánh Phương với 25.000 quân đã chịu bán linh hồn cho ta với giá 3,6 triệu đô la. Rồi Năm Lửa với một triệu cho bản thân ông ta và một triệu nữa cho đám Hòa Hảo ở Cái Vồn. Vậy là ta đã mua cả Cao Ðài lẫn Hòa Hảo. Chỉ còn Bình Xuyên.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #123 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 09:02:49 pm »

Vô Dinh Ðộc Lập

Diệm có lần nói với Lansdale:

- Chính Bình Xuyên với tên Bảy Viễn là người tôi lo ngại nhất.

Lansdale cười tự tin:

- Tôi đã giao việc mua bán cho tướng O Daniel rồi. Chưa biết ông ta tiến hành ra sao. Hay là mời Bảy Viễn vô dinh ướm thử xem ?

Ngô Ðình Diệm về Sài Gòn chấp chính ngày 7.7.1954 đúng vào lúc tình hình Việt Nam sôi nổi nhất.

Pháp thất thủ ở Ðiện Biên Phủ và hội nghị về Việt Nam diễn ra ở Genève (Thụy Sĩ) .

Diệm than: "Tôi về nước đúng lúc Việt Nam như nước Pháp trong thời nữ thánh Jeanne d arc".

Nhưng Diệm là một nhà chính trị bén nhạy.

Về hội nghị Genève, Diệm thấy trước Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài nên ra lệnh cho Ngoại trưởng bác sĩ Trần Văn Ðỗ, trưởng đoàn thương thuyết của "quốc gia Việt Nam" đưa ra lời tuyên bố sau cùng: "Quốc gia Việt Nam tự dành cho mình quyền tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam thống nhất lãnh thổ, độc lập quốc gia và tự do".

Khi lên ghế Thủ tướng, Diệm Pháp dùng những người theo phe mình và loại phe thân Pháp .

Ngay từ đầu Diệm đã gặp nhiều chống đối từ các giáo phái. Chỗ dựa vào của giáo phái là quân đội do Pháp dựng lên và đứng đầu là tướng Nguyễn Văn Hinh, con của nguyên thủ tướng Nguyễn Văn Tâm - cả hai cha con đều thân Pháp.

Nghe lời cố vấn Lansdale, Diệm chủ động ra lệnh cho tướng Hinh qua Pháp. Hinh chẳng những không tuân lệnh mà còn chuẩn bị đảo chính.

Lansdale . cứu nguy cho Diệm bằng cách điện cho Tổng thống Magsaysay mời các sĩ quan tham mưu của tướng Hinh du hí Philippines một tuần. Do vậy cuộc đảo chính bất thành. Ðó là vào giữa tháng 9.1955. Sau đó Lansdale xúc tiến mua các tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương rồi mua luôn tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa).

Còn Bảy Viễn thì khó mua bởi Bảy Viễn là người thân tín của Quốc trưởng Bảo Ðại.

Ký giả Mỹ Robert Shaplen cả quyết Bảo Ðại bán đặc quyền khai thác Ðại Thế Giới, Kim Chung và Bình Khang 40 triệu bạc có là bao, chỉ bằng 80 ngày thu nhập của Ðại Thế Giới.

Khó mua Bảy Viễn nên Diệm đã đi nước cờ cao: mời Cao Ðài đưa hai đại biểu vào chính phủ. Hòa Hảo cũng được hai ghế trong nội các Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Nhưng bốn ghế bộ trưởng này chỉ hữu danh vô thực vì tất cả quyền hành đều nằm trong gia đình nhà Ngô. Dù vậy, khi tỏ lòng ưu ái với Cao Ðài, Hòa Hảo, Diệm muốn mọi

người thấy nhà Ngô đã cô lập Bình Xuyên của Bảy Viễn.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #124 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 09:03:43 pm »

Nghe lời quân sư Lansdale, cuối tháng 12.1954 Diệm bất đắc dĩ mời Bảy Viễn vô dinh Ðộc Lập. Bộ tham mưu Bình Xuyên lo ngại đây là bẫy rập Diệm giăng bắt chủ soái của mình, nhưng Bảy Viễn cương quyết gặp Diệm:

- Người ta mời mà mình không tới là mình nhát. Huống chi sau lưng Bình Xuyên còn có tướng Paul ély, Tổng
tư lệnh kiêm Cao ủy Pháp ở Ðông Dương.

Thế là Bảy Viễn lên xe tới dinh Ðộc Lập.

Năm Tài lập tức điện cho Trung tá Savani biết để báo cho tướng Ély can thiệp trong trường hợp Diệm bắt cóc Bảy Viễn giữ luôn trong dinh.

Tới nơi, Bảy Viễn thấy rõ không khí thù địch. Bọn sĩ quan phòng vệ Phủ thủ tướng võ trang tận răng, nhìn lãnh tụ Bình Xuyên như muốn nhảy tới cắn cổ.

Bảy Viễn cười ngạo nghễ tỏ vẻ rằng "tao đã vô đây là tao coi bây như thảo" .

Khi gặp Diệm , Bảy Viễn nói :

- Thủ tướng mời tôi đến ắt là có vấn đề quan trọng ?

Diệm:

- Hiệp đinh Genève chia hai đất nước. Miền Bắc rơi vào tay Cộng sản, chúng ta chớ để Cộng sản nuốt nốt miền Nam này. Muốn diệt cộng, phải đoàn kết giáo phái . Hai đạo Cao Ðài và Hòa Hảo đã chịu đưa quân về tăng cường quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Còn Bình Xuyên của ngài thì sao ?

Bảy Viễn ôn tồn nói:

- Ðấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc từ lâu là mục đích của quân đội Bình Xuyên chúng tôi . Riêng Việt Minh chống như quân Pháp được . Chúng tôi có lối đánh riêng, thích ứng với thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nay Thủ tướng đề nghị sáp nhập với quân đội Cộng hòa, tôi e rằng bộ đội Bình Xuyên sẽ chiến đấu không hữu hiệu như trước. Chi bằng Thủ tướng cứ làm như người Pháp .

Diệm không phải là nhà ngoại giao nên nghe Bảy viễn nói "trớt huơ" thì đâm bực.

Cuộc hội kiến kết thúc nhanh chóng, không đi tới đâu.

Không đầy 30 phút, Bảy Viễn rời dinh Ðộc Lập.

Không chịu thua cuộc, 20 ngày sau, Diệm nhờ tướng O Daniel tới Tổng hành dinh Bảy Viễn thuyết phục lần nữa. Lần này thì tình hình đã đổi khác. Mặt trận Quốc gia Thống Nhất đã làm áp lực mạnh, bốn bộ trưởng Cao Ðài, Hòa Hảo đã từ chức yêu cầu Diệm phải thay đổi nội các chính phủ quá nặng về gia đình trị. Báo chí Sài Gòn gọi đây là tối hậu thư mà giáo phái buộc Diệm phải cải tổ bộ máy hành chính trong vòng năm ngày.

Ngô Ðình Nhu lập tức tổ chức phong trào Công chức Cách mạng Quốc gia làm hậu thuẫn cho chính phủ đồng thời vận động Mỹ tăng tiền viện trợ để hoạt động.

Ðầu năm 1955, Diệm đánh một đòn chí tử vào Bình Xuyên: ra lệnh đóng cửa giải trí trường Ðại thế giới. "Bầu sửa" gần như vô tận của Bảy Viễn và cũng là của Bảo Ðại đột ngột tác nghẽn.

Lập tức Bảy Viễn bay qua Pháp gặp Bảo Ðại tính kế đối phó.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #125 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 11:02:00 pm »

Ai giết Tướng Trịnh Minh Thế ?

Tướng O Daniel được Tổng thống Mỹ phái sang Sài Gòn giúp Ngô Ðình Diệm chấn chỉnh quân Mỹ.

Tướng O Daniel ủng hộ Ngô Ðình Diệm triệt để dù Diệm sai hay đúng.

Gặp Bảy Viễn, tướng O Daniel vô đề ngay:

- Phải giải quyết vấn đề giáo phái nhanh gọn.

Bảy viễn lắc đầu:

- Chúng ta cần đầy đủ . Diệt giáo phái không khéo các ông đẩy họ vào bước đường cùng, nội chiến sẽ
không tránh khỏi. Và có thể họ sẽ nhảy theo Cộng sản.

O Daniel không thuyết phục được Bảy Viễn, dù chịu khó lui tới nhiều lần.

Ðến khi Diệm đóng cửa Ðại Thế giới thì cả Bảy Viễn lẫn Bảo Ðại đều nhất quyết đánh Diệm.

Bình Xuyên chỉ có ba tiểu đoàn, nhưng đánh đấm ra trò chỉ có tiểu đoàn của Mười Lực và Bảy Môn, còn hai tiểu đoàn kia của Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu thì chỉ là lính kiểng.... Ðể tăng cường quân đội Bình Xuyên, Cao Ðài biệt phái một tiểu đoàn, Năm Lửa gửi một tiểu đoàn, tướng Hinh cũng chi viện một tiểu đoàn dù.
Tổng cộng, lực lượng quân sự của Mặt trận Quốc gia Toàn lực có sáu tiểu đoàn, ra quân rất có khí thế.

Bảo Ðại quyết ra tay loại trừ Ngô Ðình Diệm trước khi Diệm trở mặt.

Ngày 9.5.1955, Bảo Ðại điện triệu Diệm sang Pháp, đồng thời giao chức Tổng tư lệnh quân đội cho tướng Nguyễn Văn Vỹ.

Diệm hỏi quan thầy Lansdale thì được khuyên không tuân lệnh Bảo Ðại, đồng thời tiến hành kế hoạch hạ bệ Bảo Ðại. Tướng J.Lawton Collins được đổng thống Mỹ biệt phái ở bên Diệm không ưa Diệm vì cá tính không hạp, lại thấy Diệm không được lòng dân và chính phủ của Diệm chỉ gồm bà con dòng họ Ngô mà thôi nên Collins đồng ý với tướng Ély là sẽ về Mỹ báo cáo và yêu cầu thay thế người khác. Trong khi Collins về Mỹ thì chiến sự đã nổ ra tại Sài Gòn.

Mấy tháng trước, Việt Minh đã thấy trước tình hình căng thẳng giữa Diệm và Bình Xuyên nên đã đưa cán bộ chi viện. Sau Hiệp định Genève 1954, hai cán bộ Bảy Khánh và Chín Ðạo được giao nhiệm vụ liên hệ với Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chàng để kéo Bình Xuyên của Bảy Viễn theo đường lối của ta. Năm Yên, một cán bộ tình báo móc nối với Bảy Môn, thuyết phục Bảy Môn giao một đại đội trong tiểu đoàn 3 của anh cho Ba Chậm chỉ huy. Ðại đội của Ba Chậm sẽ là ngòi pháo khoét sâu mâu thuẫn giữa nhà Ngô và Bình Xuyên.
Mâu thuẫn giữa hai bên lên tới cực điểm, Bảy Viễn ra lệnh cho Bảy Môn nổ trước. Kế hoạch đánh Diệm đã được bàn thảo cẩn thận. Các cầu nối qua cù lao Chánh Hưng được bí mật gài mìn, khi hữu sự là châm điện cho nổ. Chiều ngày 28.4, Bảy Môn cho các súng cối nổ, mục tiêu là dinh Ðộc Lập và các bót công an, cảnh sát của tên Mai Hữu Xuân vừa ngả theo Diệm.

Vài phút sau, quân Diệm phản pháo. Mục tiêu là Chánh Hưng. Quân Nùng tấn công các đầu cầu . Riêng cầu Tân Thuận thì Diệm giao cho quân Cao Ðài Liên Minh của Trịnh Minh Thế.

Bảy Môn cho châm điện nổ các cầu. Chỉ có cầu Nhị Thiên Ðường là còn nguyên.

Tình hình càng lúc càng nghiêm trọng. Quân Nùng qua được vùng Chánh Hưng vào những ngày chót, Diệm mua được một số đơn vị, lực lượng tăng lên bốn tiểu đoàn. Chỉ huy trưởng chiến dịch diệt Bình Xuyên là Trung tá Dương Văn Minh từ quân đội Pháp chuyển sang quân đội Việt Nam Cộng Hòa nên được đặc cách vinh thăng Ðại tá.

Phải quần nhau bốn ngày, quân của Dương Văn Minh mới qua được vùng Chánh Hưng, lọt vô tổng hành dinh Bảy Viễn. Quân Bình Xuyên rút về cầu Tân Thuận - đầu cầu rút xuống Rừng Sác.

Mặt trận cầu Tân Thuận gay go nhất. Nhiều đợt xung phong qua cầu đều bị chặn lại. Nguy hiểm nhất là các giang đỉnh của Bình Xuyên xả đại liên lên cầu. Rồi súng cối của Bảy Môn nhắm vào đội hình của tướng Thế mà nã giòn giã.

Một tin làm xôn xao mọi người: Trịnh Minh Thế tử thương. Một nhà báo Mỹ nói về cái chết của Thế . Ðang đứng trên xe Jeep chỉ huy, Thế gục đầu quỵ xuống. Một phát đạn bắn trúng ngay đầu . Trong túi còn ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Ai giết Trịnh Minh Thế? Diệm lúng túng vì kẻ chạy về với mình chết khó hiểu như thế thì sau này ai dám chạy về với mình nữa! Còn Nhu thì thích thú vì tiền mua Thế do Mỹ xuất, còn tiền trong túi Thế lại chạy vô túi nhà Ngô.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #126 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 11:02:57 pm »

Bảy Viễn tính sai nước cờ, đinh ninh quân đội Pháp sẽ yểm trợ mình, ngờ đâu Pháp không giúp gì được, vì sợ Mỹ cúp viện trợ. Tướng Ély cũng bất lực khi điện tới khuyên Diệm nên thận trọng trong chủ trương đánh Bình Xuyên. Tình báo cho biết ngày 28.4.1955, điện thoại phòng Cao ủy reo lên, Ély cầm ống nghe. Tiếng Diệm thất thanh báo tin Bình Xuyên đã nổ súng vào dinh Ðộc Lập. Một người tử thương, nhiều người bị thương. Diệm tuyên bố cử đại quân tiễu trừ Bình Xuyên. Ély liền khuyên Diệm suy nghĩ thêm, chớ nên đưa đất nước vô vòng binh lửa. Nhưng Diệm cúp máy. Chiến cuộc bùng nổ ác liệt. Bên chính phủ, số thương vong sơ khởi là 26 người chết và 152 bị thương, nhưng quân Diệm giữ được thành . Chiến trận kéo dài năm ngày. Quân Bình Xuyên thất thế tập kết tại Tân Thuận xuống tàu thuyền rút ra Rừng Sác. Mười Lực và Bảy Môn lần lượt trúng đạn, Pháp bí mật đưa họ vô bệnh viện Grall (Ðồn Ðất) điều trị. Vài ngày sau, quân Diệm đánh hơi được nhưng Mười Lực và Bảy Môn đã kịp thời chạy ra Rừng Sác cùng đồng đội của mình. Bảy Viễn rất mừng khi gặp lại hai chiến hữu.

Rút ra Rừng Sác là một sai lầm lớn của Bình Xuyên: Nước uống rất khan hiếm, bị bao vây lâu ngày, số nước dự trữ cạn kiệt, gây khó khăn cho mấy ngàn binh sĩ. Mặt khác, súng cối từ các tàu chiến hải quân nã vào, không có công sự vửng chắc , bộ binh thiệt hại nặng....

Trong tình hình nguy kịch như vậy, hai cán bộ Việt Minh là Bảy Khánh và Chín Ðạo đã dũng cảm xé rừng tìm gặp Bảy Môn và vạch cho thấy con đường sống còn là liên kết với bộ đội miền Ðông (số này không tập kết ra Bắc, có nhiệm vụ bảo vệ dân phòng khi Diệm không thi hành Hiệp định Genève). Bảy Môn vui mừng báo cáo với Bảy Viễn và lập tức Bảy Viễn phái Bảy Môn mời hai đại diện cao cấp của Việt Minh tới hội kiến. Biết hai tên Tài, Sang không tán thành bắt tay Cộng sản, Bảy Viễn không cho chúng dự cuộc họp quan trọng này.

Bảy Khánh và Chín Ðạo vô cùng ngạc nhiên khi Bảy Môn đưa hai anh lên chiếc xà lan mới toanh do Pháp tặng Bảy Viễn để làm chỉ huy sở trong rừng Sác. Bên cạnh Bảy Viễn là Trịnh Khánh Vàng, người phụ trách Ðài phát thanh

Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi nhà Ngô.

Bảy Khánh vô đề ngay:

- Ðại diện Hội Liên Việt Nam Bộ, chúng tôi theo dõi các hoạt động của Mặt trận Quốc gia Toàn lực
Cao-thiên-hòa-bình mà Bình Xuyên là lực lượng đầu tàu. Theo tinh thần Hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai viện binh cho anh Bảy, nhưng chúng tôi có thể giúp anh Bảy hai cán bộ quân sự xuất sắc là Ba Thu và Tư Thước. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên Tiểu đoàn 3 của anh Bảy Môn, còn anh Tư Thước sẽ đảm trách liên lạc giữa các anh và chúng tôi. đồng thời sẽ đưa bộ đội Bình Xuyên lên miền Ðông nếu các anh bị quân Diệm bao vây lâu ngày, lương khô cạn kiệt:

Hai bên soạn một thông cáo chung đại ý nêu rõ quân dội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Ðình Diệm.

Ba Thu và Tư Thượt tới nơi thật đúng lúc.

Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu đánh bật Bình Xuyên ra Rừng Sác. Sáu tiểu đoàn của Bình Xuyên bị kẹt trong vòng vây. Tinh thần binh sĩ xuống thấp trước các đợt pháo kích ác liệt. Chỗ nhược của Bình Xuyên là vợ con binh sĩ cùng theo rất đông, gây trở ngại cho việc chiến đấu.

Ba tiểu đoàn dù, Hòa Hảo và Cao Ðài chi viện cho quân đội Bình Xuyên không quen trận mạc, ra quân lần đầu gặp hỏa lực quá ác liệt nên bỏ súng chạy. Ðể chấn chỉnh tinh thần ba quân, Bảy Môn đưa thiếu tá Bay, chỉ huy Tiểu đoàn Cao Ðài ra Hội đông Quân sự xét xử.

Tư Thước đứng ra xin:

- Quân đội Cao Ðài tuy thành lập lâu nhưng thiếu trận mạc. Trận đấu quá ác liệt. Binh sĩ chưa quen chiến trường Rừng Sác, hoảng loạn bỏ chạy, Thiếu tá Bay không tài nào giữ được. Xin cho Thiếu tá Bay lập công chuộc tội. .

Vòng vây tàu chiến Mỹ - Diệm ngày càng xiết chặt. Binh sĩ Bình Xuyên hết nước uống và phải ăn cơm gạo sấy. Tinh thần càng lúc càng xuống.

Ba Thu bàn với Bảy Môn:

- Ðã tới lúc ta xé rừng đưa binh sĩ lên miền Ðông. Tình thế nguy ngập lắm rồi.

Bảy Môn đề nghị Bảy Viễn cho tiểu đoàn 3 mở đường máu lên Phú Mỹ làm bàn đạp để đưa hết lực lượng lên chiến khu miền Ðông.

Bảy Viễn do dự vì hai cận thần họ Lại không đồng ý.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #127 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 11:03:52 pm »

Ðồ dốt mà họp cả ngày

Những cuộc thì thầm to nhỏ giữa Bảy Viễn với chính khách Hồ Hữu Tường , Trần Văn Ân , Trịnh Khánh Vàng càng làm hai anh em họ Lai điên tiết. Từ khi chạy ra Rừng Sác, Bảy Viễn không hỏi ý kiến chúng nữa mà cứ thì thầm bàn tính với đám chính khách xôi thịt. Kể cũng đúng thôi: hai anh em chúng là người của Pháp, mà bây giờ thì Pháp đã "sọc dưa", không giúp gì cho Bình Xuyên, Bảy viễn phải cầu cứu nơi khác. Khi biết Bảy Viễn cầu cứu Việt Minh, hai tên tay sai Phòng Nhì điên tiết lên. Không dám cự Bảy Viễn, Nam Tài chĩa mũi nhọn Bảy Môn:

- Các anh tính sao mà đưa tiểu đoàn 3 lên rừng ? Các anh tính liên minh với Việt Minh à ? Các anh quên chúng ta suýt chết vì Việt Minh Cộng sản mấy năm trước sao ?

Bảy Môn quật lại:

- Anh lấy tư cách gì can thiệp vào việc chỉ huy của tôi ? Chẳng lẽ tiểu đoàn 3 đành khoanh tay chịu chết trong vòng vây như các anh? Tôi phải mở đường máu về Phú Mỹ để sau đó đưa hết lực lượng Bình Xuyên thoát vây, dù cho anh có chống đối. Tôi đã được sự đồng tình của anh Bảy.

Năm Tài chạy tìm Bảy Viễn hỏi.

Bảy Viễn xác nhận:

- Tôi cho phép Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 xé rừng lên Phú Mỹ. Phái tìm cách phá vây. Pháp không giúp gì được ta thì ta phải tự cứu lấy ta.

Năm Tài lo sợ:

- Nhưng ông Bảy quên Việt Minh đã cố tình hãm hại chúng ta trước đây sao ?

Bảy Viễn cười:

- Làm sao ta quên được. Nhưng mỗi thời một khác. Giờ đây thằng Diệm đang quơ dao kề cổ chúng ta, mà
Việt Minh cho người tới đưa chúng ta ra khỏi vòng vây, ngu sao không chộp lấy! Còn chuyện đối xử với nhau sau này như thế nào thì hồi sau phân giải.

Lý của Bảy Viễn vững lắm, nhưng hai tên Phòng Nhì lo sợ vì chúng dư biết bản án tử hình dành cho bọn Việt gian bán mình cho thực dân Pháp của chúng hãy còn trong hồ sơ các đội công an xung phong từng diệt tên Cò Bazin.

Trong khi Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 cắt đường rừng lên Phú Mỹ thì Trung tá Chiêu, chỉ huy khu vực Biên Hòa chận đánh dữ dội, nhưng tiểu đoàn 3 tướng quen chiến địa Bàu Bông, Vũng Gấm, xã Phước An, Long Thành nên chống cự mãnh liệt. Ðánh không thắng, địch quay sang dụ hàng. Trung tá Chiêu cho người tiếp cận Bảy Môn đưa thư của Ðại tá Dương Văn Minh - vừa được phong Thiếu tướng thưởng công đẩy lùi Bình Xuyên ra Rừng Sác -đề nghị Bảy Môn về với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, tài sản được hoàn trả và được vinh thăng Thiếu tướng như Trịnh Minh Thế.

Dương Văn Minh đã sai lầm lớn khi nhắc tới Thiếu tướng Trịnh Minh Thế vì ai cũng biết Thế bán mình cho Mỹ với giá hai triệu đô, nhưng chưa xài được đồng bạc nào thì chết bất đắc kỳ tử . Xe trước gãy, xe sau phải tránh.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #128 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 11:04:31 pm »

Bảy Môn trả lời sứ giả:

- Tôi chỉ là một con cờ, tướng ra lệnh đánh là đánh. Các ông đừng lui tới đề nghị chi cho mất công.
Không mua được Bảy Môn, tướng Minh tập trung quân lực đánh tới tấp khiến Tiểu đoàn 3 phải rút xuống bưng.

Diệm phạm một sai lầm lớn là nôn nóng dẹp giáo phái. Chưa diệt xong Bình Xuyên, Diệm đã bắt tay diệt Cao Ðài và Hòa Hảo. Ngày 25.5.1955, chiến dịch Thoại Ngọc Hầu hướng về miền Tây dẹp giáo phái Hòa Hảo. Thiếu tướng Dương Văn Minh được Diệm tín nhiệm giao chức tư lệnh. Lần này lực lượng tham chiến lên tới 50 tiểu đoàn.

Chiến dịch kéo dài hai tháng nhưng không đem lại kết quả mong muốn. Ðánh Hòa Hảo khó hơn đánh Bình Xuyên. Trước nhất quân đội Hòa Hảo của Năm Lửa (Trần Văn Soái) và Ba Cụt (Lê Quang Vinh) đông gấp mười quân số Bình Xuyên .

Thứ hai, chiến trường miền Tây rộng mênh mông, không như Rừng Sác. Thứ ba, đồng bào Hòa Hảo nuôi nấng, bao che quân đội Hòa Hảo. Do đó quân Mỹ -Diệm sa lầy ở miền Tây.

Một sự kiện bất ngờ: Thái Hoàng Minh bỗng dưng bỏ Sài Gòn chạy vô Rừng Sác xin Bảy Viễn tha tội. Bảy viễn thương tình cháu vợ nên bỏ qua, nhưng binh sĩ Bình Xuyên không tha kẻ đã theo địch đâm sau lưng mình. Chính vì Thái Hoàng Minh bợ bạc của Mỹ mà không phá cầu Nhị Thiên Ðường để quân Nùng đánh qua Chánh Hưng, gây khó khăn cho quân trấn thủ hành dinh ở dạ cầu Chữ Y. Quan tha nhưng ma bắt. Thái Hoàng Minh bị ám sát, thây thả trôi sông. Vảy là rồi đời một tên phản bội.

Dù Mỹ - Diệm lo ăn thua đủ với Hòa Hảo ở miền Tây, tình hình có hơi dễ thở nơi Rừng Sác, nhưng ai cũng biết số phận của mình. Như cá trong đăng, muốn bắt lúc nào cũng được.

Bảy Viễn càng bỏ nhiều thì giờ tham khảo các cố vấn Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng.
Năm Tài còn lạ gì các tay cơ hội, nắng phía nào, che phía ấy. Sợ các cha này xúi Bảy Viễn chạy theo Việt Minh, Năm Tài bực lắm cứ chửi thầm:

- Ðồ dốt mà cứ họp cả ngày .

Ðám thân tín không ưa hai anh em họ Lại nên mật báo "ông Năm nói xấu ông Bảy".

Ðang buồn bực lại nghe tay tâm phúc nói xấu, Bảy Viễn nổi giận, sai quân tóm cổ Năm Tài.

Năm Tài mặt cắt không còn hột máu, quỳ xuống lạy Bảy Viễn như tế sao.

Tư Sang thấy em chết như chơi, lật đật quỳ xuống xin cho em.

Bảy Viễn thấy hai anh em họ Lai xuống nước, khoát tay cho lui, quở nhẹ nhàng.

- Tha chết cho tụi bây đó. Nhớ đừng có làm tàng chê thiên hạ chung quanh dốt mà có ngày chết không toàn thây.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #129 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 11:05:30 pm »

Bảy Viễn chạy sang Pháp

Nhân lúc quân đội Ngô Ðình Diệm lo tảo thanh Hòa Hảo ở miền Tây, Tư Thước bàn với Bảy Môn xé rừng phá vây lần nữa.

Bảy Môn đồng ý ngay. Anh bàn với Mười Lực:

- Hai anh em mình lâu nay sống chết có nhau lúc đi giang hồ cũng như đi kháng chiến. Nay tôi đưa tiểu đoàn 3 đi trước, nếu suôn sẻ sẽ cho liên lạc rước anh sau.

Mười Lực dặn dò:

- Cẩn thận nghe ! Ðừng cho hai thằng Tài - Sang biết. Tụi nó đã đánh hơi nên mấy ngày nay cứ canh tao riết. Chúc mày thành công. Tao chờ mày ngày đêm.

Nhờ Tư Thước là tay sáng rừng nên tiểu đoàn 3 mở đường rừng về tới Phú Mỹ mà không đụng phải quân của Diệm . Công việc đầu tiên của Bảy Môn là cho hên lạc tức tốc trở vô rừng rước tiểu đoàn của Mười Lực lên miền Ðông. Rủi thay, địch đã biết lộ trình phá vây của Bảy Môn nên canh gác kỹ, đồng thời pháo kích ác liệt nơi Bình Xuyên đóng quân.

Lúc Bảy Viễn tha chết hai anh em Tài -Sang, nhiều người chê Bảy Viễn không kiên quyết loại trừ hai con rắn độc, nhưng Bảy Viễn chỉ cười.

Chưa phải lúc giũ sổ hai tên Phòng Nhì. Chúng còn có thể giúp Bảy Viễn thoát nguy bằng cách liên lạc với Trung tá Savani tìm cách nhờ nhà binh Pháp can thiệp vào giờ chót.

Bảy Viễn tính đúng.

Ðúng vào lúc quân Diệm siết vòng vây toan bắt sống tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên thì máy truyền tin của Năm Tài reo lên.

Tiếng Savani ra lệnh thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng theo người của ta cắt đường rừng ra Phú Mỹ, sẽ có xe đưa về Bà Rịa. Thế là bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do lính Pháp xây trước đây. Tư Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu.

Pháp đưa ba tên tay sai quan trọng sang Lào bằng phi cơ nhà binh và từ đó qua Paris trên máy bay Air France.

Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới thủ đô paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ các lực lượng giáo phái chống Diệm.
Vậy là cuộc chống trả bạo chúa nhà Ngô của Bảy Viễn kéo dài trên nửa năm, kể từ ngày 28.4 đến 7.11.1955.

Các chính khách quốc tế đánh giá Bảy Viễn cao hơn các chính khách salon và hai giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo - đa số thay đổi lập trường vì đồng đô la của CIA còn Bảy Viễn vẫn một lòng trung thành với quan thầy cũ là Pháp. Chính vì vậy Chính phủ Pháp, dù Thủ tướng thuộc chính đảng nào cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng Bảy Viễn, cũng như cựu hoàng Bảo Ðại, là những "người bạn tốt của nước Pháp".

Nhưng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, lại phải nhờ quan thầy Pháp. Sau cùng thì ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn. Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa. Nhưng việc con trai là Thiếu tá Lê Pau bị kẹt trong vòng vây bị Diệm bắt làm Bảy Viễn ăn ngủ không ngon. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị hốt, sau đó đưa ra tòa, lãnh án ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị Ngô Ðình Nhu tách ra giam riêng trong Phú Lâm. Vì sao Nhu tách Lê Paul ra? Sau này Bảy Viễn mới được ký giả Hilaire Du Berrier cho biết. Trận đánh quyết liệt trong giai đoạn chót từ ngày 20.9 tới 12.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đêu bị bắt sống. Khi chiếm tổng hành dinh Bảy Viễn tại Chánh Hưng, tiểu đội của Trung úy Nguyễn Văn Tâm tình cờ phát hiện một kho bạc. Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Bọn lính dù tha hồ nhét đầy vào áo choàng nhà binh. Trung úy Nguyễn Văn Tâm cố nhiên chiếm phần nhiều nhất. Ông ta còn xí phần cặp ngà voi dài trên thước rưỡi dâng cho Thủ tướng Diệm. Sau chiến công này, Tâm được vinh thăng Ðại úy, đề bạt quận trưởng Hốc Môn.

Ngô Ðình Nhu tịch thu tất cả tài sản mà Bảy Viễn gửi ngân hàng, Nhu tin rằng Bảy Viễn còn nhiều kho tàng cất giấu đâu đó nên dùng Lê Paul làm con tin buột Bảy Viễn phải nhả ra để chuộc tính mạng con mình. Nặng tình cốt nhục

Bảy Viễn cho Nhu biết tất cả tiền gửi nhà băng Bảy Viễn giao hết cho nhà Ngô để xin lại Lê Paul.

Nhưng Nhu quá tham cho rằng tiền trong nhà băng tất nhiên thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Chuộc Lê Paul phải là số tiền Bảy Viễn khôn giấu đâu đó trong nước - thật ra thì không có kho tàng nào. Thế là số phận người con trai 27 tuổi của Bảy Viễn đã được Ngô Ðình Nhu giải quyết theo luật giang hồ: ngày 14.4.1956, xe cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh, giữa đường xô xuống bắn chết.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM