Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:44:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Binh thư yếu lược  (Đọc 188664 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #120 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 11:24:43 pm »


Dây bay. Dây bay, mộ những người giỏi lội nước, mình bơi trên nước buộc dây vào lưng, lội trước sang sông mà kéo dây to qua, hai bên bờ dựng cột lớn buộc chắc dây vào đó; khiến người kẹp dây vào nách mà lội qua, khí giới thì đội trên đầu. Như đại quân thì có thể làm vài mươi cái mà sang.

Hình 20. Dây bay

Túi phao. Túi nổi là lột cả da một con dê, thổi hơi cho nó phòng lên, rồi thắt kỹ lại, buộc vào bên nách để lội qua sông.

Hình 21. Túi phao


Bè chum. Buộc chum lại làm thành cái bè, mỗi chum đựng 2 thạch thì sức đỡ được một người, các chum cách nhau 5 tấc, dưới buộc móc với nhau, kết thương ở trên, hình dài mà vuông, đàng trước đặt ván, đàng sau đặt giáo dài, hai bên tả hữu đặt chèo.

Hình 22. Bè chum

Bè giáo. Bè giáo, dùng giáo, mười cây làm một bó, sức vừa mang một người, lấy 5.000 cây làm suất, làm một cái bè; giáo làm thì rút lưỡi ra, tráo trở xếp ngang xếp dọc mà buộc lại, có thể chở độ 500 người; hoặc tả hữu đều buộc 20 cái túi nổi. Trước sai người giỏi lội nước bơi sang bờ kia dựng cột to, buộc hai sợi dây lớn ở hai bên bờ, để giáp trên bè, trên dây lớn lấy vòng gỗ hay vòng dây luồn vào, lấy dây buộc vào bè; đầu bè thì buộc dây khiến người ở trên bờ kéo, lấy dây lớn giữ lại để khỏi bị trôi giạt.
Hình 23. Bè giáo
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 12:07:46 am gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #121 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 11:43:51 pm »


*
*   *

Sách Thúy vi bắc chính lục:
 
Phép cấm lội ở sông hồ, không phải một cách mà đủ đâu. Sợ nông mà quân bộ kỵ có thể lội được, thì ta dùng sắt cong làm móc, buộc vào dây để kéo, gọi là tu câu1 đụng phải là bị tử thương; dùng sắt thẳng để làm chông cắm ở dưới nước, gọi là thiệp châm2, đi qua đụng phải hẳn bị tàn diệt; bện tre làm dây mà kết gai vào, gọi là thủy mao vị3, để dùi vào da thịt của người lội qua; chắn nước bằng cái trục cắm đinh sắt vào, gọi là thủy phát lê4, để đâm vào đùi vế người lính thủy; đan tre làm nơm cắm ở nơi bùn lầy, gọi là dịch thuyên5, để làm đau bàn chân những người lội nước; chôn gỗ làm cựa đặt ở chỗ cát nông, gọi là kê cự6, để đâm vào gót chân người ta. Phàm sáu cách ấy dù có thác ghềnh, giặc cũng không có thể lội vào bờ cõi ta được! Sợ nước sâu mà thuyền lái có thể sang, thì ta cắm móc sắt ở trên phao nổi, gọi là phù câu7, gặp thuyền giặc thì đâm vào đáy có thể làm cho chìm; quăng chạc và lưới ở giữa dòng sông gọi là cự lỗ8, gặp thuyền giặc thì có thể quấn lầy mái chèo, hay là lấy bông xơ, lấy rơm rạ để cho quấn vào bánh lái thuyền, như thế thì chèo lái cũng khó; cắt dây leo, cắt dây mây mà bỏ cho thuyền giặc vướng không chèo được; bằng như thế nước chảy mạnh, thì dựng những cây sắc nhọn, khiến cho thuyền giặc không đục cũng vỡ; thế nước êm nhẹ, thì dựng dùi gối cong9, mà khiến ván thuyền không dùi cũng thủng; đặt dây kéo ở đáy nước, khiến thuyền giặc gặp phải thì thước tấc không thể dời đi, nhà binh gọi là thần kéo; thả dây ở nơi nước xoáy, khiến thuyền giặc qua đó bị vướng mà xoay chuyển nghìn vòng, nhà binh gọi là quỷ xoay. Phàm mười điều ấy, dù có thuyền ghe, giặc khó có thể đổ bộ lên bờ bến ta được. Sợ quân giặc có chum nổi phao nổi để đánh úp bờ bến ta, thì ta chế tre chế gỗ ở nơi ghềnh thác khiến giặc không thể dùng được. Sợ giặc làm cầu bay cầu phao để vượt đường sông của ta, thì ta tạo bài lửa, bè húc ở giữa dòng nước xiết khiến giặc không thể thi hành được. Sợ giặc buộc lau bó lách để sang sông, thì ta chặt gỗ làm “tra thủ mộc”10, dùi gỗ làm “tạo dác mộc”11 đặt ở chỗ sang nửa chừng, mà khiến cho vật giặc dùng không thể đi được. Sợ nó lần dây kết sào để sang thì ta ngáng gỗ để ngăn sông, kết gỗ để triệt sông, đặt vào lúc chưa sang, để khiến khí cụ của nó không thể đến được. Sợ bờ ta dễ lên thì ta dựng “phục ngưu giao mã”12 khiến thuyền giặc gần bờ mà không thể bước xuống được. Sợ ngòi hào của ta dễ thông, thì ta đóng cọc ngầm, khiến thuyền giặc không thể lướt qua mà thuận dòng được. Sợ thuyền giặc thừa gió mà tiến, thì ta ngáng gió chắn nước làm cho buồm giặc chịu chết. Sợ thuyền giặc kéo dây mà đến, thì ta có những sào ngáng cây chống để ngăn dây không thể qua. Thượng lưu cao mà hạ lưu thấp, thì ta chiếm lấy thượng lưu, đắp kè đập để đổ nước xuống quân địch. Thế địch rộng mà thế ta hẹp thì ta nhân thế hẹp mà đắp túi cát cho mất lối đi. Địch đến sát bờ thì ta làm bốn dây phiên xa13 để đánh vỡ thuyền. Quân địch lên bờ thì ta một mặt đánh ngầm để chộp quân nó.

Những cái lợi như thế cũng chẳng hay ư? Nhưng thắng là ở chỗ địch chưa kịp biết, mà bại là ở chỗ ta không giữ được bí mật. Sự cơ không cùng, nếu không giữ được bí mật, thì cái ta dùng để hại địch, địch lại lợi dụng được để hại ta. Công-tôn Thuật chống Sầm Bành, Thuật làm cầu phao và dây móc để chống dây thuyền của Bành, xem mẹo thì dáng như được đấy. Nhưng Bành biết trước, phóng lửa đốt cầu và dây móc nên quân Thuật phải thua. Thường Chiếu-đạt đánh Lĩnh-nam, giặc đan lồng tre đựng cát đá để chống thuyền ghe của Chiếu-đạt, trí không phải là không khéo đâu. Không ngờ Chiếu-đạt biết trước, sai quân sĩ cầm dao chém lồng nên quân địch phải vỡ. Người Ngô chống Tấn, có thể bảo là đắc sách, nhưng thuật dùng xích sắt ngăn thuyền bị lộ, mà không khỏi Vương Tuấn dùng bè lớn chất lửa đốt cháy. Đó đều là thua vì tiết lộ cả, cho nên cần phải bí mật.
______________________________________
1. Móc râu, tức chùm móc.
2. Chông lội.
3. Con nhím nước.
4. Cày do nước đẩy.
5. Cái nơm nhảy.
6. Cựa gà.
7. Móc nổi.
8. Chống mái chèo.
9. Dùi gối cong, túc là cái dùi làm hình cong như đầu gối bẻ cong.
10. Không rõ là cái gì.
11. Tức gỗ gai bồ kết.
12. Không rõ khí cụ gì làm theo hình tượng trâu và ngựa.
13. Không rõ thể chế thế nào.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #122 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2008, 11:48:44 pm »


VII – LÂM CHIẾN


Sách Võ kinh:
 
Võ vương hỏi: Như gặp phải rừng lớn, ta cùng địch chia rừng mà chống nhau thì làm thế nào?

Thái công nói: Khiến quân ta chia làm xung trận, tiện chỗ quân đóng, cung nỏ ở ngoài, mộc giáo ở trong, chặt phá cây cối cho rộng đường, để tiện nơi đánh; dựng cờ xí ở cao, hiệu lệnh cho ba quân không được cho người biết tình hình của ta. Thế gọi là lâm chiến. Rừng nhiều hiểm trở, phải đặt xung trận để phòng trước sau. Ba quân đánh mau, quân địch dẫu nhiều mà có thể đánh cho chạy. Vừa đánh vừa nghỉ, cứ theo từng bộ mà thay đổi nhau, đó là kỷ luật đánh rừng1.


*
*   *

Sách Bảo giám:

Phép đánh rừng, ban ngày thì bày cờ xí, ban đêm thì đốt lửa đánh trống, lợi dụng đoản binh, khéo đặt quân phục, hoặc đánh ở trước, hoặc đánh ở sau. Phép đánh ở bụi rậm thì lợi dụng gươm và mộc. Nếu muốn đánh thì trước phải mở rộng đường sá, mười dặm làm một trường, năm dặm làm một xích hậu, ngả dẹp cờ xí, nghiêm giữ trống chiêng.

Cỏ cây rậm rạp thì lợi cho sự di động; rừng núi chồng chập thì lợi cho sự đánh không ngờ. Trời sáng rõ ràng thì lợi cho sự dùng sức mạnh; đường hẹp cỏ sâu thì lợi cho sự ngầm phục; lấy ít đánh nhiều thì lợi ở lúc buổi chiều; lấy nhiều đánh ít thì lợi ở sự thắng mau; qua vực cách sông, gió to mù tối, thì lợi ở sự đánh trước bắt sau.

Người đánh giỏi đời xưa, như chuyển gỗ đá, theo tính của gỗ đá, tròn thì đi, vuông thì đứng; đi không phải là hay đi mà đi, thế không thể không đi thôi; đứng không phải là hay đứng mà đứng, thế không thể không đứng thôi. Người đánh giỏi, đấu ở nơi sinh địa thì tản ra, gieo vào nơi tử địa thì đánh. Tản ra không phải là hay tản mà tản, thế không thể không tản thôi; đánh không phải là hay đánh mà đánh, thế không thể không đánh thôi! Đi hay đứng chẳng phải ở gỗ đá, mà do người khống chế. Tản hay đánh không phải ở người, mà là ở thế.

Sách Yên thủy thần kinh:

Phép đánh rừng. Phàm đánh rừng, thì nên mở rộng đường ta. Lợi cho việc đặt quân phục. Ra lệnh cho ba quân cẩn mật. Bày cờ xí ở chỗ cao để làm nghi binh.
___________________________________
1. Xem Võ kinh trực giải, phần “Lục thao”, chương 43.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #123 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:14:15 pm »


BINH THƯ YẾU LƯỢC
QUYỂN IV.


I - ĐÁNH THÀNH

Đuổi giặc vào thành lũy, bức tới gần mà vây, qua mấy tuần mà không thay đổi, đó không phải là thuật thắng giặc. Như ở trong vây mà giặc có quân ngựa mạnh giỏi, binh khí bền sắc, lương cỏ đầy đủ, ngoài có quân viện có thể chờ, thì nên đắp cồn đất, xẻ ngòi, cách vây trăm dặm(?) mở đường gián đạo, số người đắp đào ấy không nên nhiều, tùy đất rộng hẹp mà dùng, chứa quân du binh, chia từng bộ phận mà đi lại, cất nhắc, gặp cần kíp thì cứu ứng. Trong vây mà quân giặc cùng thiếu lo liều chết để giữ nên lại sinh kế khác thì ta phục tinh binh ở đường của giặc để chờ, ba mặt vòng vây thì quân sĩ nghiêm cẩn chuẩn bị chống đánh, mở vây một mặt để chừa cho giặc một đường sống. Giặc không chạy thì không đánh; giặc chạy thì cho quân phục nổi đánh khiến lòng nó hoang mang. Như thế có thể thắng được. Thế cho nên cái phép vây giặc, không nên lấy sự giữ chắc làm hay.

Binh pháp nói: Vây thành nên bỏ hở (một chỗ)1, là để cho giặc đem nhau trốn ra mà đánh. Trong thuật dùng binh, đánh thành là kém nhất, bất đắc dĩ mới phải làm2. Nay đem binh và công cụ đều tiến, địch phải sợ mà bền giữ. Đánh quân viện đến bất thần, khiến địch lương hết quân mỏi, ngoài không cướp bóc vào đâu, tiến thoái không đường, cũng không bằng lấy quân khinh kỵ thẳng đến dưới thành, nó thấy binh bản bộ chưa đến, ý hẳn thư lòng, ta bày quân gầy yếu để dụ nó ra mà đánh, gặp quân phục thì là bị bắt.


*
*   *

Thành ở kề sông lớn, lâu dài bền chắc, chớ có khinh thường. Vả địch dựa vào mặt thành mà đấu, ta ngửa lên mà đánh thì có khác gì đem quân sĩ mà gieo vào đống lửa? Không bằng hãy bao vây mà giữ. Ta cứ nghỉ quân chăn ngựa, ngồi ăn và vận chuyển, đợi cho trong thành hết lương, rồi sau dựng thang mây mà bức, ném hịch vào để kêu gọi. Tướng sĩ nó sẽ thoát thân mà trốn chết, cha con còn chẳng giữ được nhau, huống chi là quân ô hợp.
_______________________________________
1. Tôn tử, thiên VII.
2. Tôn tử, thiên III.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #124 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:16:05 pm »


*
*   *

Khí giới đánh thành, phá hại là quan trọng nhất, mà thế đáng sợ nhất thì không gì bằng súng. Nhưng cũng toàn tự người dùng cả. Nếu người đánh thành dùng được mà người giữ thành không thể chống được thì người đánh thành có thể thành công. Nếu người giữ thành dùng được thì người giỏi đánh thành cũng khó thành công.


*
*   *

Nếu giặc vì vây ngoài bền giữ, mà trong dinh cấp bách, xin hàng không cho, muốn ra không được nên phải liều đánh, muôn người một lòng còn chẳng đương nổi huống là mười vạn người. Không bằng triệt vây rút quân, trong thành thấy đã giải vây, thế tất tự ra, ra thì hoang mang, ắt là dễ phá.

Thành bền quân nhiều, đánh thì sức ta không nổi, nếu có giặc ở ngoài nữa thì trong ngoài bị địch, đó là đường nguy vậy. Nay bọn phản bội cùng họp ở trong cô thành, trời hoặc khiến chúng ở đấy để cùng chịu giết, ta nên dùng toàn sách để ràng buộc chúng. Chỉ bền giữ ba mặt, nếu giặc Ngô do lục địa mà đến, quân lương hẳn ít, ta đem quân khinh kỵ chẹt đường vận tải, thì không đánh mà vỡ. Giặc Ngô vỡ thì bọn Khâm ắt phải bị bắt.


*
*   *

Phép làm thang mây nối nhau. Phàm điều trọng yếu trong phép dùng binh, trèo núi lội nước, vượt chỗ hiểm tới chỗ nguy, không điều gì là không đầy đủ rõ ràng. Nếu gặp giặc ở trong thành cao vài mươi trượng, thì nên dùng phép gì để trèo lên? Nên dùng hai tầng thang mây. Thang thứ nhất dài 30 trượng 4 thước, thang thứ hai cũng dài 30 trượng 3 thước rưỡi. Trước đặt tầng thứ hai ở trong tầng thứ nhất, đầu thang lại dùng gỗ bền làm chốt ngang, đục lỗ xuyên qua hai thang để kết liền với nhau làm một. Ở đầu dưới thang thứ hai lại đóng móc sắt. Như muốn lên thành, trước phải đặt hai tầng thang kết làm một dựa vào bên thành; trước lên thang tầng thứ nhất, đến đầu thang thì lật dựng tầng thứ hai phóng vụt lên trên thành, đem móc sắt ở đầu thang móc vào đầu thành, rồi như kiến bám mà leo lên, không đâu là không tới. Đó là cách làm thang mây nối nhau vậy.

Hình 24. Thang mây
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #125 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:23:06 pm »


*
*   *

Sách Binh lược:

Thành bỏ không, không nên vào, vì thành không chẳng biết hư thực thế nào mà lường.

Thành liền không nên đánh, đánh thành là điều nhà binh rất kiêng. Vì ở thành là nơi chứa lương cỏ khí giới, quân tướng đóng giữ ở đó.

Người xưa đánh thành, có khi làm thang mây để leo lên; có khi làm cầu bay để vượt qua hào lũy; có khi tranh nhau mà leo lên; có khi chia quân vạch đất mà giữ; có khi chở đất đắp luỹ để vây; có khi làm da trâu để chắn mà đến dưới thành rồi đào hầm vào chân thành để cho thành sụp. Ta trộm nghĩ như thế nguy lắm. Vì nếu trong thành hết cả binh tướng đều lên trên thành, tên nỏ bắn xuống như mưa, hoặc bó cỏ tẩm dầu đốt mà ném xuống, thì chẳng nguy cho những binh bám leo sao? Họ lại làm sào gạc nai để chống thang mây; lại lấy dây sắt treo hỏa pháo từ trên thành thả xuống chỗ hầm đào mà nổ thì da trâu và người đều tan nát cả; lại làm thương phi hỏa cho thuốc vào lấy lửa đốt mà phóng; hoặc lấy người dũng cảm, mở cửa xông ra huyết chiến, trong ngoài tử thương cũng bằng nhau. Người ta lại có thể ở ngoài thành đắp núi giả để đặt pháo đắp luỹ cao giữ cho bền chắc khiến giặc phải khốn đốn mà đợi cho nó tự chết, như thế thì chỉ tranh nhau cái thành không mà thôi. Cho nên nhà binh gặp thế bắt đắc dĩ mới phải đánh thành.


*
*   *

Đánh thành. Ngu Hử đời Hậu Hàn làm thái thú Vũ-đô1 quân không đầy 3000 người, mà quân Khương có hàng vạn đánh vây Xích-đình2 mấy chục ngày. Hử bèn ra lệnh cho quân sĩ không bắn nỏ cứng mà ngầm bắn nỏ con. Người Khương cho rằng tên đạn yếu không thể bắn đến, dồn quân đánh gấp. Hử bấy giờ đem 2000 nỏ cứng cùng bắn, không phát nào là không trúng, người Khương sợ hãi mà rút lui.
___________________________________
Nay là đất tỉnh Cam-túc.
Ở phía tây-nam Thành huyện tỉnh Cam-túc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #126 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:24:25 pm »


Dụ vào thành. Cuối đời Hán, Tào Tháo và Lữ Bố cầm cự nhau ở Bộc-dương1. Trần Cung bảo Lữ Bố rằng: có thể sai nhà giàu họ Điền giả hiến mật thư xin làm nội ứng, dụ Tháo vào thành. Tháo tin lời. Lưu Việp bảo Tháo rằng: Trần Cung nhiều mưu, hoặc nhiều cách phản gián, không thể không đề phòng. Nên chia quân làm ba đội: một đội vào thành, hai đội phục ngoài thành để tiếp ứng. Họ Điền lại sai người dâng thư hẹn lúc canh một thì trên thành thổi ốc làm hiệu. Đến kỳ, Tháo đem quân đến vào thành. Súng nổ bốn bề, lửa bốc, quân phục đều ra. Tháo cả thua.

Ích-châu2 mục nhà Tấn là La Thượng sai Ngỗi Bá đánh thành Thục, cùng Lý Hùng giao chiến, có thua có được Hùng bèn mộ người Vũ-đô là Phác Tần, đánh cho thấy máu, sai đi lừa La Thượng là muốn làm nội ứng, lấy lửa làm hiệu. Thượng tin lời, ra hết tinh binh sai Ngỗi Bá đem theo Tần mà đánh Hùng. Hùng ra đánh. Tướng là Lý Nhương đặt quân phục ở đường. Tần lấy thang dài dựa vào thành đốt lửa. Quân Bá thấy lửa dấy lên, tranh nhau trèo thang. Tần lấy dây trói hết 500 người đem chém cả. Hùng nhân buông quân, trong ngoài giáp đánh, cả phá được quân La Thượng.

Nhàn làm cho nhọc. Doãn Tử-kỳ đánh Thư-dương3. Trương Tuần ở trong thành ban đêm khua trống nghiêm quân, làm như sắp ra trận. Giặc nghe, suốt đến sáng phòng bị. Khi đã sáng, Tuần nghỉ quân im trống. Giặc dùng phi lâu dòm vào trong thành, không thấy có gì, bèn cởi giáp nghỉ quân. Tuần cùng với Nam Tễ-vân, Lợi Vạn-xuân hơn 10 người tướng, mỗi tướng đem 50 quân kỵ, mở cửa ra thẳng xông vào dinh giặc, đến thẳng dưới cờ Tử-kỳ, chém giết rất nhiều.

Bọn chín tiết độ sứ Quách Tử-nghi4 vây Nghiệp-thành5, đào ba lần hào, đưa nước sông Chương rót vào, nguy ở sớm chiều. Tư-minh chạy đến cứu Nghiệp-thành, khiến các quân đặt dinh cách thành 50 dặm, mỗi dinh đánh 300 cái trống để uy hiếp ở xa; mỗi dinh kén 500 tinh binh, ngày ngày cướp bóc ở dưới thành; hễ quan quân ra thì lại tan về các quân. Người ngựa trâu xe trong thành ngày có bị mất, kiếm củi rất khó, ngày thì phòng đêm đến, đêm thì phòng ngày đến. Tư-minh bèn dẫn đại quân thẳng đến dưới thành, định ngày quyết chiến, quan quân cả thua.

Phàm giặc vây thành, đóng mãi không đi, muốn đánh cho được, không gì bằng đêm quấy rối. Đặc biệt kén binh sĩ 500 người, theo đúng trang phục của giặc, hiệu lệnh của giặc, có ám hiệu riêng, mỗi khi gặp đêm tối mưa tuyết, chợt thấy giặc có hơi trễ nải, thì mở cửa hoặc do cửa kín chạy ra, dùng súng, dùng gậy, dùng quả đấm, phá rối dinh giặc, tụ tan chớp nhoáng, ai nấy tự đánh. Gặp gió thuận thì dùng hỏa khí hỏa pháo để đốt kho tàng; giặc sợ thì giả cách cùng sợ, giặc ngủ lại giả cách cùng ngủ; nhưng lấy im lặng làm mầu, đánh ngầm làm diệu. Đại khái cứ trống canh hai thì ra thành, trống canh năm thì vào thành, đánh dinh tây thì vào cửa đông, đánh dinh nam thì vào cửa bắc, nhưng phải lấy ám hiệu nhận làm quân ta mới cho đi. Đó gọi là quân ma, phải kín như cò rò, nhanh như cắt vụt, không phải người cảm tử và người tập rèn thì không thể làm được; hay chỉ dùng súng lớn mà đều bắn vào dinh giặc.
______________________________________
1. Ở phía nam huyện Bộc-dương tỉnh Hà-bắc.
2. Nay là đất tỉnh Tứ-xuyên.
3. Ở phía nam huyện Thương-khâu tỉnh Hà-nam.
4. Quách Tử-nghi là công thần của nhà Đường, trong cuộc dẹp loạn An Sử, Quách Tử-nghi cùng tám tiết độ sứ khác là bọn Lý Quang-bật vây Nghiệp-thành, nhưng bị Sử Tư-minh đánh bại.
5. Tại tỉnh Hà-nam, huyện Lâm-chương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #127 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:28:53 pm »


No làm cho đói. Bọn chín tiết độ sứ Quách Tử-nghi vây Nghiệp-thành sắp được. Bấy giờ thiên hạ đói kém, việc chuyển lương phía Nam từ miền Giang Hoài, phía Tây từ miền Quan Phần, thuyền xe nối nhau. Sử Tư-minh1 sai nhiều tráng sĩ, dùng trộm trang hiệu của quan quân để lộn sòng vào mà đốc thúc việc vận chuyển, không cho chậm trễ, giết càn nhiều người. Người vận lương sợ hãi, hễ thuyền xe chở lương đến là ngầm phóng lửa đốt ngay. Đi lại tụ tán, quân địch cùng nhau quấy rối, quan quân không thể xét được, do đó các quân thiếu ăn, cả vỡ.

Lại Trương Tuần nhà Đường giữ Thư-dương, gặp lương thiếu, Lệnh-hồ Triều chở gạo muối cho giặc vừa đến. Tuần đêm đóng quân ở phía nam thành. Triều đem hết quân lại chống. Tuần sai dũng sĩ ngậm tăm đến bến sông, lấy được nghìn hộc gạo muối, còn dư thì đốt hết rồi về.

Chúa Kim có 7 vạn quân đóng ở dưới thành Sở-châu2, có 3.000 quân giữ lương ở Hoài-âm, lại có 3.000 chiếc thuyền chở lương đậu ở sông Thái-thành. Tổng Tất gặp được gián điệp mà biết, nói rằng: Quân địch gấp mười quân ta, khó dùng sức mà thắng, có thể dùng kế phá được. Bèn sai thống lĩnh là Hứa Phục lẻn đường đi tới Hoài-âm, trống canh hai ngậm tăm đến dinh địch, đều đem theo lửa ngầm phục ở dưới xe lương hơn 50 chỗ, nghe hiệu thì đốt. Địch rối sợ chạy trốn, lương cỏ đều hết. Sở-châu được giải vây.

Binh pháp nói: lấy tĩnh để thắng. Lại nói: Lánh kẻ mạnh mà tĩnh. Lại nói: Thấy địch tĩnh thì làm ồn. Tĩnh là khí giới lớn để giữ thành. Tổ Đĩnh3 nước Tề làm thứ sử Bắc Từ-châu, gặp khi có quân Trần đến cướp, trăm họ nhiều người làm phản. Đĩnh không mở cửa thành, các tỳ tướng đều sai xuống thành ngồi yên; đường phố cấm không cho người đi lại; gà chó không được gáy sủa; giặc không nghe thấy gì, không hiểu tại sao, hoặc ngờ người chạy bỏ thành không, không đặt cảnh bị gì hết. Đĩnh vụt khiến kêu la vang trời. Giặc cả sợ, tức thì tan chạy.
__________________________________
1. Sử Tư-minh là lãnh tụ nghịch quân chống nhà Đường.
2. Tức là quận Hoài-âm, trị sở cũ ở huyện Hoài-âm tỉnh Giang-tô.
3. Tổ Đĩnh: Tổ Đĩnh người Bắc Tề, làm thứ sử Từ-châu, khi ấy người nước Trần đến đánh, nhân dân nhiều người làm phản. Đĩnh sai không đóng cửa thành, người coi thành đều xuống cả dưới thành ngồi im lặng, đường thì cấm người đi lại. Địch không hiểu thế nào, tưởng là người chạy đi hết bỏ thành không, không phòng bị. Thốt nhiên Đĩnh đem quân xông ra hò hét, quân địch kinh hãi chạy tan.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #128 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:30:04 pm »


Lại chiến dịch Thuận-xương1. Lưu Ỷ nhà Tống không đầy 3 vạn quân. Mỗi buổi hôm tiếng trống của giặc đánh vang cả núi hang, dinh giặc huyên náo, thâu đêm có tiếng. Ỷ ở trong thành cứ yên lặng, chẳng nghe tiếng chó tiếng gà, chỉ lấy tĩnh mà đối phó với huyên náo. Và đại thắng.

Vương Hưu-phạm2 người Quế-dương nhà Tống làm phản, triều đình sợ hãi. Tiêu Đạo-thành đến Tân-đình, sửa đắp thành lũy chưa xong, tiền quân của Hưu-phạm đã đến Tân-lâm. Đạo-thành cởi áo nằm chơi cho yên lòng dân chúng.

Ngột-truật nước Kim đánh Thuận-xương. Bấy giờ trời nóng. Địch từ xa lại, ngày đêm chẳng cởi áo giáp. Lưu Ỷ thì sĩ khí nhàn rỗi. Quân Kim đều là người ở Bắc phương. Không khí buổi sáng mát lạnh, Ỷ giữ quân không động. Kịp đến giờ mùi, sức địch đã mệt và có ý rối ren, Ỷ bỗng sai mấy trăm người ra cửa Tây tiếp chiến; chốc lại đem mấy nghìn người ra cửa Nam, ra lệnh răn không được hò hét, chỉ dùng đao búa mà vào trận chém loạn. Từ giờ mùi đến giờ thân. Giặc thua lui. Tức thì dùng mộc mã mà chắn, nghỉ ngơi một chút; nhưng tiếng trống trên thành không dứt. Bèn đem cơm canh cho các chiến sĩ ngồi ăn, như lúc bình thời. Địch tan chạy, không ai dám đến gần. Khi ăn xong rồi, triệt bỏ mộc mã, lại phá giặc, liền phá được. Trong chiến dịch này, Ỷ ra đánh quân chỉ có gần 5.000 người, mà quân Kim kể có vài mươi vạn, duy dùng cách “dĩ dật đãi lao” mà thắng vậy.

Lại Lưu Ỷ giữ Thuận-xương, bấy giờ trời rất nóng, quân Kim mặc áo giáp tiền đến. Ỷ sai một người lính đứng ở trong nắng, hỏi biết là áo giáp nóng, không thể đụng tay, bèn đem hết cả 5.000 người trong thành chia làm 5 đội, hạ lệnh cho trong quân y theo thứ tự ăn cơm, sĩ tốt đổi phiên nhau mà nghỉ. Và cả bại quân Kim3.
Sửa trị. Trong khi giữ thành và tới trận, nên sửa trị những công cụ dùng để giữ hay để đánh, như làm lầu canh, treo màn chiên, đặt giá súng, đặt giường nỏ, chở gạch đá, làm đuốc bếp, sắm lửa dầu v.v...
_______________________________________
1. Thuận-xương: Tên đất, thuộc tỉnh An-huy, Trung-quốc, Lưu Ỷ đời Tống Cao-tôn đánh phá Kim thái tử là Ngột-truật ở đấy. Khi hai quân cầm cự nhau ở thành Thuận-xương, Ngột-truật đêm sai người đến gần thành nghe ngóng, thấy trong thành im lặng không có tiếng gà chó.
2. Thời Nam Tống, Lưu Dụ, Vương Hưu-phạm phản, Tiêu Đạo-thành (sau là Nam Tề Cao đế) đem quân đi đánh. Khi đến Tân-đình (nay thuộc tỉnh Giang-tô, Trung-quốc), thành lũy chưa đắp xong mà quân của Hưu-phạm đã đến Tân-lâm. Đạo-thành cởi áo nằm khềnh ở Tân-đình để yên lòng quân.
3. Nguyên văn chép vắn tắt. Tỷ dụ này ý nói quân Kim mặc áo giáp mà phơi nắng, rất là nhọc mệt, mà quân của Lưu Ỷ thì chia làm 5 đội thay phiên nhau mà vừa đánh vừa nghỉ, dùng cách “dĩ dật đãi lao” nên đánh bại quân Kim.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #129 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 11:37:18 pm »


*
*   *

PHÉP HỎA CÔNG.

Phép hỏa công đánh làm sao?1

Thưa rằng: Đợi ngày nắng ráo mới nên, hoặc sai 5, 3 người đột nhập mà đốt. Thấy nó có loạn động, quân ứng ở ngoài xông vào thì được. Nhược bằng có kiên tranh thì chớ đánh. Nếu nó đóng ở nơi thảo mộc, có thể đốt ngoài mà đánh, chẳng có nó lại đốt ở trong. Phép hỏa công là thế.

Quả dẫn lửa2. Dùng giấy làm quả cầu trong chứa gạch đá vụn, có thể nặng 3 cân hay 5 cân, nấu sáp ong, nhựa thông và bột than làm bùn bôi khắp vào vật ấy, rồi lấy dây gai xỏ qua. Phàm khi sắp ném hỏa cầu thì phóng quả cầu này trước để lấy mức xa gần3.

Hình 25. Quả dẫn lửa.

Quả mù thuốc độc. Quả này nặng 5 cân, dùng lưu hoàng 15 lạng, ô dầu thảo 5 lạng, diêm tiêu 1 cân 14 lạng, ba đậu 5 lạng, lang độc 5 lạng, đồng du (dầu trảu) 2 lạng rưỡi, bột than gỗ 5 lạng, nhựa thông 2 lạng rưỡi, thạch tín 2 lạng, sáp ong 1 lạng, trực nhự 1 lạng 1 phân, ma nhự 1 lạng 1 phân. Các thứ ấy giã với nhau rồi nặn làm quả tròn, xỏ qua một sợi dây gai dài 1 trượng 2 thước và nặng nửa cân, rồi lấy thuốc bao ngoài mà bao.

Hình 26. Quả mù thuốc độc
_______________________________________
1. Mục này đặc biệt viết bằng chữ nôm.
2. Những đồ hỏa công sau này là chép theo sách Võ kinh tổng yếu, quyển II và sách Võ bị chế thắng chí.
3. Quả này làm nặng bằng quả cầu thực, ném nó để lấy mức xa gần rồi theo mức ấy mà tiến lên hay lùi xuống để ném hỏa cầu cho trúng đích.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM