Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:29:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290611 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #570 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 08:14:48 pm »

@Các bác Hội ta, lọ mọ mãi hôm nay việc chuẩn bị cho ra đời tập lời bài hát "Những ca khúc còn mãi với thời gian" cũng đã hoàn tất. Tôi đang chuẩn bị "xuất bản" để kịp trao tận tay các bác khi lên xe đi QT vào 02/9/2011.
Các bác xem thử mẫu bìa xem có được không, nếu bác nào rỗi cho xin mẫu khác nhé.
Phương án 1
Phương án 2





Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #571 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 10:23:50 pm »

NHỮNG NGÀY KHÔNG BAO GIỜ XA (4)
(tiếp theo)

Theo lời kể lại của mẹ tôi, lúc này gia đình ở phố Goussard còn gọi là phố Chợ Đuổi (phố Tuệ Tĩnh bây giờ). Ông bà nội tôi có mua 1 căn nhà trong 1 hẻm ở đây. Ngày ấy khu vực này rất vắng vẻ, cái hẻm này chỉ có mấy nhà rồi đến một bãi đất hoang. Thời gian ấy ban đêm hay có trộm cướp nên cư dân thường gõ mâm đồng, nồi xoong…để đánh động cho mọi người xung quanh để biết.

Hàng ngày mẹ tôi đạp xe lên Hàng Gai giúp một người em của bà ngoại tôi là bác sĩ mở phòng mạch. Phòng khám của ông trẻ tôi rất đông khách, họ hầu hết là những nhà buôn, tri thức và các công chức…Mẹ tôi cũng đã học qua y tá nên bà tiêm thuốc, băng bó các vết thương rất thành thục, bà còn được ông tôi cử đến các nhà bệnh nhân để chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe. Về sau này các phòng mạch tư không được hành nghề nữa nhưng với người trong nhà mẹ tôi vẫn có thể chăm sóc y tế như một y tá thực thụ.

Khi hai mẹ con tôi vào đến Hà Nội, bà ngoại tôi đưa một người giúp việc đến trông nom tôi để hàng ngày mẹ tôi lên làm trên phòng mạch. Bà giúp việc này mà cả nhà chúng tôi đều gọi là u Khải hay u già. U quê ở Thái Bình bị gia đình ép gả làm lẽ mọn, u không cam chịu rời bỏ quê ra Hà Nội kiếm sống bằng cách làm thuê làm mướn. U bị đau mắt nặng nhưng không có tiền chữa trị, nhà chủ đuổi u ra đường. Một lần bà ngoại đi đâu về  thấy u đang ngồi dưới hiên nhà. Thấy hoàn cảnh của u như thế bà ngoại tôi cũng lại nhờ một người em đưa u vào nhà thương đau mắt, cũng may chữa trị kịp thời nên mắt u không bị hỏng. Nhớ ơn người đã giúp mình trong cơn hoạn nạn, u tự nguyện ở với bà ngoại tôi như người trong nhà. Mấy tháng sau u lên ở với gia đình tôi, chăm sóc tôi rất chu đáo như con đẻ của mình. Sau này tôi đã lớn, u vẫn ở với gia đình tôi để chăm sóc bà nội tôi lúc ấy đã già yếu. U còn tiếp tục chăm nom những đứa em con ông cậu tôi, mấy đứa cháu con anh họ tôi. Những năm 80, khi tôi đang ở Kampuchia, u già yếu và không qua khỏi, gia đình tôi đã làm trọn vẹn nghĩa tình với u như người thân trong nhà. Hiện nay mộ phần của u đã được con cháu đưa về quê nhà.

Những năm chuẩn bị tiếp quản, Hà Nội chộn rộn vì người đi người ở. Những gia đình có người nhà đi kháng chiến náo nức chờ đón ngày trở về của người thân. Những người thuộc tầng lớp trên có gia sản hoặc có người thân làm việc cho Pháp lục tục bán chạy nhà cửa và tài sản để vào Nam.

Khu nhà ở Tức Mạc lúc này do mấy người bác họ bên bố tôi quản lý. Các bác cũng có người đi người ở, người ở lại cũng ngại ngần vì không biết mai này liệu có bị tịch biên nhà cửa tài sản như người Pháp tuyên truyền không? Một bà bác đến gặp bà nội tôi (người nắm rất rõ chuyện nhà cửa ở Tức Mạc) và có lời mời gia đình tôi về ở để trông nom tài sản của ông bà tổ tiên…Bối cảnh lúc ấy ở Chợ Đuổi hẻo lánh quá nhất là lúc giao thời trộm cướp xảy ra như cơm bữa, bà nội và mẹ tôi đã có ý định bán căn nhà đang ở để tìm mua 1 ngôi nhà ở phố Yết Kiêu. Trước lời mời của mấy bà bác, gia đình tôi chuyển về ở tại 16 ngõ Tức Mạc (khối nhà bên trong), còn khối nhà bên ngoài thuộc số 14 các bác đang ở đấy.

Thoạt đầu gia đình tôi ở 2 căn tầng 1, toàn bộ tầng 2 rộng mênh mông không ai ở. Trên đó có bầy 1 bức tượng phật ngồi trên 1 trống đồng đen xì mà các bác tôi mang từ bên Lào về. Trong trí nhớ của một đứa trẻ thơ lúc ấy bức tượng đồng đen ấy có cái gì dữ dằn không giống như những bức tượng phật trong chùa Quán Sứ, chùa Bích Lưu mà mẹ tôi hay dẫn tôi đi lễ vào những dịp lễ tết.

Năm 1955 cha tôi cùng cơ quan trở về Hà Nội. Thời kỳ mới về cha tôi vẫn phải sinh hoạt cùng cơ quan cuối tuần mới được về nhà. Mỗi lần cha tôi về không khí ở nhà tôi vui lắm, tôi thường được ông cho ngồi trên đùi rung tít. Một thời gian sau ông được về hẳn nhà, nhưng không lâu ông mắc bệnh lao do hậu quả của những năm tháng gian khổ trong vùng kháng chiến. Tôi nhớ lúc ấy gia cảnh còn sung túc, hàng ngày mẹ tôi đặt mua thịt bò vừa mới mổ lấy quả thăn chỉ ép lấy nước cho bố tôi bồi dưỡng. Vào chủ nhật mẹ tôi đưa mấy anh chị em tôi lên viện A ở Hoàng Hoa Thám để thăm cha tôi. Ấn tượng với tôi đó là 1 chuyến đi chơi xa tới nơi xanh mướt một mầu xanh của cây lá.

Lớn lên 1 chút, tôi thấy nhà tôi không ở gian bên cạnh nữa, thì ra bà bác nói với bố tôi thu lại diện tích ở để bà cho thuê. Thế là tầng 1 của nhà 16 có thêm 1 gia đình đến ở đó là gia đình cụ T. Còn gian kia là một gia đình công giáo không đi Nam được cũng thuê để ở. Cụ Th. Lấy tên người con cả làm nghề thợ giầy. Tôi cứ bắt chước mấy người con cụ gọi là me Th.

Dần dần thấy thái độ của chính quyền mới chưa động chạm đến các tài sản của tư nhân, một bà bác nữa muốn đưa gia đình về ở gian nhà tôi và toàn bộ trên gác đến vận động bà nội tôi đi chỗ khác nhưng bà nội và mẹ tôi cương quyết không đi vì đã mời về ở vì sợ mất nhà, thì giờ nhất định không đi nữa. Thời kỳ ấy tôi còn nhớ 12 cô con gái của bà bác kéo về suốt ngày nhẩy ầm ầm trên gác rồi kéo nhau ra giếng nước tắm gội ầm ĩ nhằm gây sức ép với gia đình tôi.  

(còn tiếp)  
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2011, 10:35:44 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #572 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 10:31:37 pm »

@Các bác Hội ta, lọ mọ mãi hôm nay việc chuẩn bị cho ra đời tập lời bài hát "Những ca khúc còn mãi với thời gian" cũng đã hoàn tất. Tôi đang chuẩn bị "xuất bản" để kịp trao tận tay các bác khi lên xe đi QT vào 02/9/2011.
Các bác xem thử mẫu bìa xem có được không, nếu bác nào rỗi cho xin mẫu khác nhé.
Phương án 1
Phương án 2

@Chiếnc3: Theo tôi lấy phương án 2 nhưng lô gô lệch về bên trái và dòng chữ CỰU CHIÉN BINH SINH VIÊN ĐẠI HỌC XÂY DỰNG có gạch đậm bên dưới chạy từ giữa sát lô gô sang bên phải

Bên dưới lấy tháng 9/2011 phù hợp hơn.






Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #573 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 08:42:13 am »

@ Bác Chiến C3:

        Phương án 2 là hay hơn nhưng phải đi in mầu thì sẽ có " đơn giá cao hơn", Thống nhất với bác Mõ
       
        Sáng nay đi làm gặp Bác Sơn 14 kiến trúc , ngồi cạnh bác kể lại những câu chuyện từ hồi ở khu C,  40 năm rồi còn gì nữa nhắc lại kỷ niệm hồi bác dạy cho hợp ca Khoa Cơ bản bài hát "Hát về rừng núi Điện Biên".  Ơ chiều xuống rừng núi Điện biên chìm trong khói mù ...... Bác nói hiện đang ở 215 Tôn Đức Thắng
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #574 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 10:29:55 am »

@ Bác Chiến C3:

        Phương án 2 là hay hơn nhưng phải đi in mầu thì sẽ có " đơn giá cao hơn", Thống nhất với bác Mõ
        
        Sáng nay đi làm gặp Bác Sơn 14 kiến trúc , ngồi cạnh bác kể lại những câu chuyện từ hồi ở khu C,  40 năm rồi còn gì nữa nhắc lại kỷ niệm hồi bác dạy cho hợp ca Khoa Cơ bản bài hát "Hát về rừng núi Điện Biên".  Ơ chiều xuống rừng núi Điện biên chìm trong khói mù ...... Bác nói hiện đang ở 215 Tôn Đức Thắng

K14 DHXD có rất nhiều anh tài là các cầu thủ bóng đá của các đội bóng tên tuổi như Sơn, Xuân là ở Thể công, Bình ở QK3, Thắng ở Thanh niên Hà Nội... Những con người này lại rất đa tài ngoài bóng đá ra lại đàn hát rất hay nên chị em mê lăn mê lóc...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2011, 12:59:12 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #575 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 02:41:06 pm »

@ Bác Chiến C3:

        Phương án 2 là hay hơn nhưng phải đi in mầu thì sẽ có " đơn giá cao hơn", Thống nhất với bác Mõ    ......
       
                Gửi các Bác Quản ca xe ,

      Nhân xem dự thảo của các Bác, tôi có đề nghị chỉnh  trình bày tờ bìa cho đẹp hơn: biểu tượng dịch trái, thêm vào dòng chữ ngang    biểu tượng. Dòng chữ thiết kế cho phù hợp ( chữ , phông và kích cỡ - các Bác chọn ). Tôi thiết kế tạm theo hình kèm để các Bác nghiên cứu.
 Vì đang ở cơ quan. máy tính không có phần mềm chỉnh sửa ảnh và màu nên chỉ thiết kế tạm như hình gửi. Phần  màu nền và  màu chữ  tùy theo màu bìa hoặc các Bác chọn )
        Bìa  phác thảo thiết kế như sau:

                   

         Hẹn gặp các Bác
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #576 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 04:00:47 pm »

@ các bác lexuantuong, thaiminhhung: tôi đã gửi email cho các bác. Các bác xem xong cho ý kiến để tổ chức xuất bản nhé.
Đề nghị giao cho mõ Tường tuyên truyền, giác ngộ bác Sơn KT14 kết nạp vào hội ta. Vui lắm đấy.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #577 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 04:16:31 pm »

@ các bác lexuantuong, thaiminhhung: tôi đã gửi email cho các bác. Các bác xem xong cho ý kiến để tổ chức xuất bản nhé.
Đề nghị giao cho mõ Tường tuyên truyền, giác ngộ bác Sơn KT14 kết nạp vào hội ta. Vui lắm đấy.

Riêng anh Sơn tôi e hơi khó vì bác ấy chất nghệ sĩ hơi nhiều có lẽ không hòa được chất võ biền của chúng ta Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2011, 06:48:07 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #578 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2011, 10:24:09 pm »


NHỮNG NGÀY KHÔNG BAO GIỜ XA (5)
(tiếp theo)

Dòng họ Lê nhà tôi là 1 trong mấy họ lớn ở làng Đình Công cùng họ Mai, họ Phạm, họ Nguyễn và họ Trịnh. Đình Công có nghề thợ bạc, nổi tiếng nhất là làm hàng đậu, đây là một trong 4 công nghệ làm hàng của nghề kim hoàn (trơn, đấu, đậu, chạm). Trong họ Lê hồi ấy mặc nhiên phân định công việc của nghề khá rõ ràng: chi trưởng có tay nghề rất cao nhưng chỉ là những thợ đi làm thuê cho các cửa hàng trên phố hoặc nhận việc về nhà làm theo phương thức đổi hàng lấy nguyên liệu, chi thứ tay nghề không cao nhưng lại lanh lợi có đầu óc buôn bán cho nên nhiều người trong chi này mở tiệm kim hoàn trên phố để buôn bán và thuê thợ làm công, trong số thợ ấy có không ít là người của chi trưởng, còn chi út của ông nội tôi thì hầu hết làm công chức, dậy học, thầy thuốc và buôn bán ở xa…chỉ có phụ nữ ở chi út này là theo nghề tổ. Bà nội tôi là con gái Hàng Bát về làm dâu nhưng được truyền nghề và trở thành 1 thợ làm hàng đậu nổi tiếng, đào tạo nhiều học trò. Những năm 80 khi tôi công tác ở Cty KD vàng bạc có dịp làm việc với HTX mỹ nghệ Hồng Châu ở Hàng Bồ có gặp 1 cụ già năm ấy đã ngoài 70 chuyên làm mặt hàng đậu lại là người gốc Đình Công, qua câu chuyện của người cùng gốc Đình Công với nhau và biết tôi là cháu cụ tham Nhu, ông cụ cho tôi biết chính cụ học làm hàng đậu từ bà nội tôi. Nghề tổ chỉ truyền đến bà nội tôi là hết, mặc dù tôi có một bà cô ruột cũng biết làm nghề sơ sơ nhưng rồi bối cảnh xã hội lúc ấy không khuyến khích làm nghề nên trong nhà không còn ai theo nghề nữa. Ông nội tôi làm công chức cho Tây, cha tôi cũng theo con đường làm công chức.

Theo gia phả của dòng họ thì nơi phát tích của cụ tổ họ Lê là ở khu vực Dốc Bói mạn Phủ Lý. Nguyên gốc là họ Nguyễn nhưng nhiều nguyên nhân cụ đã phải rời bỏ quê hương, thay tên đổi họ lưu  lạc lên đất Kẻ Chợ để làm ăn và định cư tại làng Đình Công. Cho đến đời cha tôi cũng là đời thứ bẩy.

Đình Công (sau này khi Bác Hồ về thăm đặt tên Định Công có nghĩa là nhất định thành công) là một làng cổ nằm bên sông Tô Lịch thuộc huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông cũ. Mỗi khi được cha cho về quê, tôi vô cùng háo hức. Cha tôi đèo tôi bằng xe đạp qua Khâm Thiên, Ô Chợ Dừa, gò Đống Đa thì phố xá đã bớt đi những nhà xây và xuất hiện nhiều nhà lá, rồi đến những ruộng rau muống với những vạt cỏ mênh mông ngập nước giờ là khu ĐH Thủy lợi. Đoạn này đi  song song cùng với đường tầu điện qua Ngã Tư Sở đến Cầu Mới. Khu Cầu mới ngày ấy trong trí nhớ của tôi là một công trường lớn với rất nhiều người đang lao động đào đắp đất để xây dựng Nhà máy cơ khí trung quy mô và khu Cao - Xà - Lá. Tới Cầu Mới cha con tôi rẽ vào con đường đá khấp khểnh chạy ven sông Tô qua Khương Đình, Kẻ Lủ qua cầu Lủ xây bằng gạch cuốn vòm bắc qua sông Tô để vào làng. Đầu xóm Thượng làng tôi có một cái chợ nhỏ gọi là Chợ Lủ. Kể cũng lạ chợ đặt bên đất Định Công mà gọi là Chợ Lủ trong khi bên kia sông là làng Lủ giờ là đất Kim Giang! Nguyên do được kể lại rằng ngày xưa Chợ Lủ bên đất làng Lủ, làng này là làng làm đường mật, bỏng mật…cho nên trồng nhiều mía để kéo mật. Một lần có con ngựa bên Đình Công xổng cương chạy sang phá mía của làng Lủ, người làng bắt ngựa và đòi bên Định công nộp phạt. Bên ĐC không chịu, thế là dân làng Lủ giết luôn ngựa cho bõ tức. Chuyện kiện cáo mang ra công đường cũng không xong, bên Lủ có nhiều anh tài đỗ đạt, bên ĐC có nhiều thợ khéo làm hàng vàng bạc trong cung vua, phủ Chúa. Chuyện đến tai vua, vua xử bên ĐC thắng kiện và Chợ Lủ chuyển sang đất ĐC để dân ĐC được thu thuế chợ. Người ta bảo rằng chủ nhân của con ngựa bị giết là con cháu của 1 gia đình nhiều đời làm giám mã trong cung vua nên được vua bênh vực và cho thắng kiện. Angry Angry Angry

Ngày ấy tôi còn nhớ tuy chợ không lớn nhưng khá tấp nập với nhiều sản vật của cư dân 2 bên bờ sông mang ra bán như ổi găng ĐC quả nhỏ mầu vàng ươm thơm nức mũi, những quả bứa chua chua, ngòn ngọt ăn nhiều là say, những quả mít to như thùng gánh nước tỏa hương thơm ngào ngạt, những hàng đường phên, mật mía, bỏng ngô, bỏng mật, bỏng cốm cùng kẹo vừng, kẹo bột vô cùng hấp dẫn trẻ nhỏ. Tôi không bao giờ quên được vị bùi, ngậy, mầu hồng của khoai nước ăn với kẹo bột được gói trong lá khoai xanh mướt - một món quà quê vô cùng hấp dấn những đứa trẻ thành phố. Làng tôi từ xưa đã có nghề trồng ớt, phơi khô và giã làm ớt bột. Ớt bột ĐC nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, lái buôn mang ớt ĐC sang tận các nước láng giềng như Lào, Miên…Năm 1960 người ta cải tạo sông Tô Lịch lần thứ nhất, cây cầu xây vòm cuốn bằng gạch bị phá đi, những cầu chợ bán hàng cũng bị giải tỏa để nạo vét  sông. Chợ Lủ truyền thống trong ký ức mất đi từ đấy.

(còn tiếp)                      
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2011, 02:23:29 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #579 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 09:12:22 pm »

Bác mõ LXT đã có thông tin về chuyến đi QT vào ngày 2/9 " Thành cổ Quảng Trị, Trái tim bạn & tôi" bác thông tin lên mạng để anh em nhớ và chấp hành cho đúng thời gian và địa điểm Cheesy
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM