Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:33:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290614 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #520 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 09:00:03 pm »

Gửi các bạn CCB,
Tôi xin được góp tham gia chủ đề về tác giả bài thơ " LME". Đây là một chủ để rất thú vị : một bài thơ hay mà người lính rất thích ( với cả hai phía) đồng thời với câu hỏi - Tác giả là ai? Lần tìm tài liệu , tôi đã thấy đăng trong Việt báo ; Xin trích đăng để các CCB xem - và  qua bài báo cũng đã nói rõ : tác giả không phải là PTD.[/b][/size]                                                                                                    Vietbao.vn - Chủ nhật, 04 Tháng mười một 2007-
Một người lính đặc biệt trên đường mòn huyền thoại -Nhà thơ Phạm Tiến Duật
...
Cám ơn bác Luân, báo Tuổi Trẻ cũng có đăng bài này:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/227689/Mot-nguoi-linh-dac-biet-tren-duong-mon-huyen-thoai.html

Theo yta262 thấy thì câu chuyện này chả có gì ầm ỉ cả, 1 chuyện cỏn con đã được 1 tay nhà báo "nói áo  Cheesy ăn tiền" huyền thoại hóa lên thành một bài văn khá dài để đăng báo. Thực tế thì sự việc diễn ra một cách bình thường theo thể loại "chuyện thường ngày ở huyện", 1 bài nhạc hay được lính cả 2 bên VNCH và QĐNDVN chép tay với nhau và để trong 1 góc ba lô. Thời BGTN cũng vậy, đa số các anh bộ đội đều có 1 quyển sổ tay ghi thơ nhạc để khi rảnh rỗi đọc và hát cho nhau nghe.

Nếu quả thực nhà thơ PTD đặt bài này và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã đạo thơ thì sẽ nổ ra 2 quả bom trong làng văn nghệ VN:
1. Một nhà thơ lớn Miền Bắc sáng tác thơ yêu đương tiểu tư sản,
2. Một nhạc sĩ nổi tiếng ở Miền Nam công tác tại Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH lại đi đạo thơ của quân đội địch và nhận bậy là của mình.

Đây là một chuyện nổ phải lớn hơn chuyện "Màu Tím Hoa Sim" của bác Hữu Loan nữa mới đúng tầm cỡ của nó.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 09:08:12 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #521 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:43:24 am »

2. Một nhạc sĩ nổi tiếng ở Miền Nam công tác tại Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH lại đi đạo thơ của quân đội địch và nhận bậy là của mình.


 Cũng chẳng kỹ luật gì được TTT đâu Y Tá 262 ơi ! VÌ bài quốc ca VNCH còn vay mượn cã bài hát của Lưu Hữu Phước là nhạc sỹ của Việt Cộng . Ông Anh Bằng nhạc sỹ tiếng tăm còn hơn TTT , cũng là sỹ quan tâm lý chiến , cũng đã phổ nhạc từ bài thơ " Nhà Tôi " của Yên Thao là nhà thơ Việt Cộng , để thành bài hát chuyện giàn thiên lý ( ... anh pháo binh ơi ! Anh rót cho khéo nhé , kẻo trúng vào nhà tôi ..... ) . Chỉ có thời đó chính quyền Sài Gòn cho phát trên đài phát thanh mà không công bố thơ của ai thôi , những người biết cũng không ai dám nói . Tự do là ở chỗ đó .
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2011, 11:25:56 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #522 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 04:06:48 pm »

Thực ra những bài thơ, bài ca nào phù hợp với tâm trạng chúng ta lúc ấy thì nhớ lâu dù cho xuất sứ từ đâu. Tôi nhớ những ngày nằm ở đội điều trị 42 (ĐT42) ở Nam Đàn, Nghệ An thường được nghe T.A nhà ở phố Thuốc Bắc hát bài Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em với 1 giọng truyền cảm sao mà hay đến thế. Lúc ấy mình chưa có người yêu như T.A nhưng vẫn cảm nhận được sự nuối tiếc của đôi lứa khi xa nhau.T.A giờ đã là người thiên cổ vì căn bệnh nan y, mỗi khi được nghe bài hát này tôi lại nhớ đến bạn mình, một chàng trai hào hoa, đa tài. Còn Th thì hay ngêu ngao Anh đi lính em vừa tròn lên 10... một cách nghịch ngợm và tếu táo nhưng lại lôi cuốn cả lán thương binh hát theo.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2011, 09:20:35 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #523 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 05:25:14 pm »

...1 bài nhạc hay được lính cả 2 bên VNCH và QĐNDVN chép tay với nhau và để trong 1 góc ba lô. Thời BGTN cũng vậy, đa số các anh bộ đội đều có 1 quyển sổ tay ghi thơ nhạc để khi rảnh rỗi đọc và hát cho nhau nghe.



Thực ra những bài thơ, bài ca nào phù hợp với tâm trạng chúng ta lúc ấy thì nhớ lâu dù cho xuất xứ từ đâu. Tôi nhớ những ngày nằm ở đội điều trị 42 (ĐT42) ở Nam Đàn, Nghệ An thường được nghe T.A nhà ở phố Thuốc Bắc hát bài Bây giờ thãng mấy rồi hỡi em với 1 giọng truyền cảm sao mà hay đến thế. Lúc ấy mình chưa có người yêu như T.A nhưng vẫn cảm nhận được sự nuối tiếc của đôi lứa khi xa nhau. Còn Th thì hay ngêu ngao Anh đi lính em vừa tròn lên 10... một cách nghịch ngợm và tếu táo nhưng lại lôi cuốn cả lán thương binh hát theo.

 Tôi nghĩ trên đây là những ý kiến hợp lý. Lính mà, chẳng cần biết tác giả là ai người ở phía bên nào? Cứ thấy phù hợp với hoàn cảnh lính của mình lúc đó là thấy thích, nhất là những bài hát hay thơ đánh đúng tâm lý của người lính trên chiến trường.

 Những đồi hoa sim, Xuân này con không về, Biển mặn, Rừng lá thấp, Giờ này anh ở đâu? Cũng là những bản nhạc hay do nhiều nhạc sỹ VN sáng tác, nó đánh đúng vào tâm lý người lính cầm súng trên chiến trường và những người lính của cả 2 bên đều phải lắng nghe và thừa nhận nó thật là hay. Song những bài hát như Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Cô gái mở đường, Cô gái SG đi tải đạn, Bài ca trên cánh võng, Chào em cô gái Lam Hồng, 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng, Câu hò bên cầu Hiền Lương ..vv, cũng được nhiều người lính VNCH quan tâm, họ cũng thừa nhận là rất hay và thường mở đài của Quân Giải Phóng lúc đó để nghe.

 Ngoài ra có những chuyện ít người biết ở cuộc KCCM có những người lính của cả 2 bên thường dùng máy PRC25 liên lạc tâm sự riêng với nhau trên sóng ngắn, nhưng nếu ai đó thò đầu lên khỏi công sự lúc đó chắc người này không ngần ngại bắn vỡ sọ người kia ngay, ngược lại trên sóng phát nhận họ lại dốc bầu tâm sự cùng nhau như những người bạn bởi cuộc KCCM không giống như cuộc chiến BGTN. Vì vậy, chung nhau 1 bài hát 1 bài thơ hay, cùng chung 1 luồng nhạc đánh đúng vào tâm lý lòng người, cùng cảm nhận và cả cùng chia sẻ cảm xúc cũng là cái rất bình thường, nhưng có một điều mà chúng ta ai cũng thấy rõ là người lính ở 2 bên không cùng chung chiến tuyến.

 Ngay trong cuộc chiến ở K giữa lính ta và lính Pốt cũng có sự đồng cảm trong âm nhạc đó là thời kỳ chốt chặn ở BGTN năm 1978. BY không rõ lắm bài hát: Túp lều lý tưởng là của ai sáng tác và có từ bao giờ? Nhưng ở trên chốt tiền tiêu, lính ta hát và lính Pốt cũng hát bằng tiếng K đáp trả, hát chán rồi quay sang chửi nhau, cứ mang tên tuổi "Nguyên thủ Quốc Gia" của nhau ra mà chửi, chán rồi vác súng ra khua vào nhau xong rồi hỏi vọng sang là: Mày chết chưa?..vv Hôm sau lại hát, chúng tôi cũng chẳng biết tại sao lính Pốt lúc đó lại biết nhiều tiếng Việt giọng Nam Bộ đến thế, lúc đó có tin đồn là người Việt lính VNCH sau 1975 chạy sang đi lính cho Pốt nhưng chắc không phải mà là dân Khmer ở sát biên giới VN.

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #524 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 08:43:54 pm »

...
 Ngay trong cuộc chiến ở K giữa lính ta và lính Pốt cũng có sự đồng cảm trong âm nhạc đó là thời kỳ chốt chặn ở BGTN năm 1978. BY không rõ lắm bài hát: Túp lều lý tưởng là của ai sáng tác và có từ bao giờ? Nhưng ở trên chốt tiền tiêu, lính ta hát và lính Pốt cũng hát bằng tiếng K đáp trả, hát chán rồi quay sang chửi nhau, cứ mang tên tuổi "Nguyên thủ Quốc Gia" của nhau ra mà chửi, chán rồi vác súng ra khua vào nhau xong rồi hỏi vọng sang là: Mày chết chưa?..vv Hôm sau lại hát, chúng tôi cũng chẳng biết tại sao lính Pốt lúc đó lại biết nhiều tiếng Việt giọng Nam Bộ đến thế, lúc đó có tin đồn là người Việt lính VNCH sau 1975 chạy sang đi lính cho Pốt nhưng chắc không phải mà là dân Khmer ở sát biên giới VN.
...
Kể cũng lạ, âm nhạc như một nhịp cầu vượt qua dòng nước chủng tộc và hận thù! Chẳng những  dân Khmer sát biên giới biết nhạc VN mà ngay cả dân ở Siêm Riệp cách xa VN hàng 5-600 cây số cũng biết nhiều bài hát của VN. Đêm trừ tịch năm 1979, cả E262 đi nằm phục địch quanh phum Prey ChiRúc, yta262 nghe họ vặn cassette bài "Không" của Nguyễn Ánh 9 nghe nhớ nhà vô cùng, mời các bác nghe lại 1 trong những bài hát vượt biên giới:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=gi_OUA2S9tU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=gi_OUA2S9tU</a>
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2011, 08:49:04 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #525 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 08:50:29 pm »

 Đồng ý với các Bác những bài nhạc vang có nhiều bài phù hợp chung cho lính cã hai phía , bộ đội ta cũng rất có nhiều người nghêu ngao hát như bài xuân này con không về , những đồi hoa sim , rừng lá thâp , biển mặn , ngày trở về V.V... Chính trị viên thừa biết và cũng có cã chính trị viên C cũng đôi khi len lén hát một mình ( vì sợ anh em biết khó nói anh em ) . Nhất là sau năm 1975 , ở Việt Nam thì nhà nước quản lý rất kỹ , không cho hát nhạc vàng , nhưng sang Kampu chia thì các quán cà phê nhạc vàng tràn lan , nhất là những vùng có bộ đội ta đóng quân nhiều  , có lần trên đường hành quân đi tiền trạm cho E về buổi chiều mưa ngồi trên chiếc xe quân sự không mui che , cã mấy chục người ướt sủng , lại thêm bụi đất nhòe nhoẹt bám vào người , khi về đến một quán cà phê tại Kam Pong Thom , toàn hát nhạc tâm lý chiến , nghe lời ca Duy Khánh từ trong máy vọng ra " ...đường về thành phố đây rồi , chốn ... chốn vui ..... cho thỏa gian lao đời .... " Nghe cũng thấy hay hay , nhưng thực sự nó chẳng nhập tâm vào đâu hết . Còn Đức Thảo khi đóng ở sát biên giới Thái , bên kia sát biên giới họ còn cho lập cã sân khấu đèn sáng choang , đưa cã mấy con chân dài lên õng ẹo , nhằm dụ dổ và lung lạc tinh thần anh em ta , nhưng rốt cuộc hậu quả củng chẳng có gì , tinh thần anh em ta vẫn vững .
  Khi về nước có một lần đọc ở một tài liệu nào đó của hải ngoại , mình thấy họ khoe chiến công của Tâm lý chiến là sau năm 1975 họ đã dùng nhạc tâm lý chiến đẩy lùi nhạc Cách Mạng , ngay cã ở Kam pu chia , nhạc tâm lý chiến đã đi vào lòng anh em bộ đội ta . Mình mới thấy giật mình , ấy chứ ?
  Ngay cã bây giờ thỉnh thoảng vào mạng , vẫn thỉnh thoảng nghe nhạc tâm lý chiến để tìm hiểu thêm , nhưng nghe nó êm êm vậy thôi chứ làm sao mà bằng những bài ca Cách Mạng cho được , nhiều bài của ta cũng vui tươi tình cảm , còn khí thế hay hơn nhạc kích động nhiều , như bài trường sơn đông  trường sơn tây , tiếng chày trên sóc bom bo , nổi lửa lên em , lê anh nuôi, anh quân bưu vui tính , năm anh em trên một chiếc xe tăng , xuân chiến khu ,.... hàng trăm bài hát đi cùng năm tháng , không thể nào quên được  . Chỉ có cái là nhạc Cách Mạng không có mấy con chân dài lên đó ỏng ẹo , lắc mông thôi . Các Bác nào thích rửa mắt thì cứ sang dàn nhạc tâm lý chiến là tha hồ rửa mắt
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #526 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 10:02:54 pm »

Hồi ta "thực hiện cùng lúc 3 cuộc cách mạng, trong đó lấy cuộc cách mang tư tưởng văn hóa làm nền tảng, cách mạng quan hệ sản xuất làm ..." .. Có lúc "ta" cho rằng âm nhạc có giai cấp và phải phục vụ cho giai cấp ! Cho nên "giai cấp công nhân tiên tiến" thì không nghe, không hát và không được nghe, không được hát nhạc của giai cấp "phản động tiểu tư sản" khác ! Sau này "ta" cũng thừa nhận những sai lầm, ấu trĩ này vì bản thân âm nhạc không có giai cấp ! Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng cho đến anh sinh viên, chú kỹ sư hay bác nông dân đều có thể thích nghe cùng một bài hát chẳng hạn ! Vì vậy bộ đội ta với lính VNCH cũng có thể thích nghe, thích hát cùng một bài hát cũng là chuyện bình thường thôi ! Vấn đề là người ta sử dụng âm nhạc vào mục đích gì, nhắm vào đối tượng nào ... mà thôi !

Hồi cấm nhạc vàng nhưng trên xe các xếp có nghe nhạc đỏ đâu !? Tôi đã gặp một chuyện khôi hài thật 100% : Sau khi xuất ngũ, cuối năm 1984 tôi chuyển về làm việc ở một cơ quan huyện. Cơ quan hành chính thiếu thốn mọi bề, lương nhân viên chỉ vài chục đồng một tháng cộng với mấy cái tem phiếu, thủ trưởng phải tìm cách xoay xở để kiếm thêm thu nhập cho cơ quan và cho anh em. Cơ quan tôi cứ vài hôm lại xin đủ thứ giấy tờ, hết mua gạch lại đi mua gỗ, mua cây về bán lại lấy chênh lệch. Có hôm xin giấy đi mua củi cành ngọn ở Nha Bích - Chơn Thành, 3 xe bán 2 xe trả chi phí, còn 1 xe chia cho anh em về xài. Lúc đến nơi gom mua củi gặp anh bí thư xã là người dân tộc Xê-tiêng (phải trình giấy cho anh ta ký mới thu gom củi được), anh ta vừa cuốc đất sau nhà vừa quàng chéo ngang vai cái radio cassette "3 khúc", mở nhạc Chế Linh - Thanh Tuyền nghe ngon lành ! Sau khi ký được giấy rồi, bọn tôi làm bộ hỏi anh ta "Sao không nghe nhạc cách mạng mà nghe nhạc này?" Anh ta trả lời tự nhiên :"Dớ, nhac đo ma nghe cai gi?!". Bọn tôi chưng hững !.... Từ đó tôi nghĩ âm nhạc nếu đi vào lòng người, thỏa mãn nhu cầu "nghe" của họ thì họ nghe và hát theo thôi, chứ phân biệt vàng đỏ, giai cấp này nọ mà người ta không nghe cũng huề ! 99% người nghe nhạc, hát nhạc là để thỏa mãn nhu cầu tâm trạng cá nhân. Đâu phải vì nghe nhạc vàng, nhạc "ủy mị" mà quân ta nhụt ý chí chiến đấu, cũng đâu phải nghe được nhạc CM mà lính VNCH bỏ vũ khí chạy qua giới tuyến phía Bắc về với CM ?!

Thêm một link về bài hát "Không" nổi tiếng của N.A.9 bằng tiếng Hoa:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=eBNdVVF1ln
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2011, 10:14:11 pm gửi bởi ThaiE88 » Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #527 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 10:10:05 pm »

NHỮNG NGÀY KHÔNG BAO GIỜ XA (2)
(tiếp theo)

Đối diện với 4 tòa nhà 3 tầng ở ngõ ngoài là dãy nhà 1 tầng từ nhà số 7 sát tường với dãy nhà bên Yết Kiêu quay ra bên ngoài tới nhà 27. Kiểu nhà chung mái này có lẽ người chủ cho xây để cho thuê với phòng khách bên ngoài nhìn ra ngõ rợp bóng cây, tiếp đến phòng ngủ, rồi 1 khoảng sân có giếng thơi, một gốc cây ăn quả nhà thì nhãn, nhà thì na hoặc bưởi…cuối cùng dãy nhà bếp, nhà kho và khu phụ. Nhà nào cũng có cửa thông ra 1 ngách phía sau chung với dẫy nhà tương tự như thế ở ngõ trong.

Bên số chẵn của ngõ bắt đầu là nhà số 2 và kết thúc ở số nhà 24. Số nhà 24 là biệt thự  2 tầng của bác sĩ Trần văn Lai. Ông làm Đốc lý Hà Nội sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Ông có công trong việc cho giật  đổ các bức tượng thực dân Pháp dựng lên như tượng Paulbert ở vườn hoa Lý Thái Tổ hiện nay, tượng đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam…và đổi tên các phố ở Hà Nội mang tên tây của thực dân sang tên Việt mang tên các anh hùng dân tộc. http://bee.net.vn/channel/1984/201002/Doc-Ly-nguoi-Viet-dau-tien-cua-Ha-Noi-1742156/

Biệt thự của Bác sĩ Trần Văn Lai (bà con dân phố gọi bằng cái tên thân mật là cụ Đốc Lai) đẹp lắm, bên trong hàng rào sắt là vườn trồng các loại hoa như hoa hồng, hoa sói, rặng râm bụt, đường vào trải sỏi với viền cỏ trồng hoa tóc tiên, mười giờ. Góc sân sát với nhà 22 là 1 gốc hoàng lan cao vút như tôi đã nói ở trên. Ngoài các loại hoa trong vườn và xung quanh nhà được trồng nhiều loại cây ăn quả như bưởi, na, roi, lựu…và 2 hàng cau ở 2 bên tòa nhà chính. Mùa nào thức ấy bà con xung quanh và lũ trẻ chúng tôi được người nhà cụ mang cho những sản vật từ vườn nhà. Sát tường với khu đất bên trường Mỹ thuật là ga-ra ô-tô của cụ. Ngày ấy cụ có cái xe Pô-bê-đa hàng ngày đưa cụ đi làm. Buổi sáng, chú lái xe lấy xe đưa cụ đi làm, 11g trưa đưa cụ về nhưng xe để ở cổng nhà, đầu giờ chiều xe lại đưa cụ đi, chiều về xe mới đưa vào ga-ra. Buổi trưa nào cũng thế lũ trẻ chúng tôi xúm xít xung quanh xe của cụ, trầm trồ, suýt soa, sờ mó rất nương nhẹ, tuyệt nhiên không một trò nghịch ngợm dại dột nào với chiếc xe. Đây chính là biểu hiện sự kính trọng với cụ, mặc dù chúng tôi không hề ý thức cương vị của cụ lúc ấy. Mỗi khi nghe tiếng còi ô-tô của cụ ở đầu ngõ, cụ xuống xe đi bộ vào, lũ trẻ chúng tôi chơi gì thì chơi đều reo lên : “Bác Lai! Bác Lai về!” và ùa ra đầu ngõ xúm xít nắm lấy tay bác. Cụ Lai với nụ cười nhân hậu, chòm râu bạc phất phơ, tay trong tay với lũ trẻ có cái gì đó giống với hình ảnh của Bác Hồ với thiếu nhi.      

Ngõ trong đi từ nhà 31 cho đến nhà 59. Tương tự như dãy 1 tầng của ngõ ngoài, ngõ trong cũng chỉ có nhà 1 tầng kiểu cách cũng na ná giống nhau. Ngõ trong khác với ngõ ngoài không hề có một bóng cây nào mà lại theo trục Đông - Tây  cho nên nắng suốt từ sáng cho đến chiều.

Ngày ấy trong ngõ chỉ trừ 1 số ít nhà là có máy nước, những nhà còn lại đều có giếng nước để dùng. Người ta giặt giũ, tắm giặt bằng nước giếng, còn nước ăn thì lấy từ vòi nước công cộng ở đầu ngõ gần cổng vào nhà 107 Trần Hưng Đạo. Mãi đến sau 1975 người ta mới chuyển cái vòi nước công cộng từ ngoài đường THĐ vào giữa ngõ tạo thuận lợi hơn cho sinh hoạt của cư dân trong ngõ. Giữa những năm 90 của TK trước việc cấp nước sạch đến từng số nhà đã chấm dứt việc chầu chực hứng nước ăn ở vòi nước công cộng. Vai trò lịch sử của vòi nước công cộng chấm dứt vào thời gian này.

Ngôi nhà của ông nội tôi xây gồm 2 khối nhà 2 tầng. Khối nhà ngoài mang biển số nhà 14 được xây năm 1920 nhưng đi chung vào cổng số 16. Khối nhà trong dùng làm nhà khách và nhà thờ. Kiến trúc của 2 khối nhà mang đậm mầu sắc đầu TK 20. Từ ngoài ngõ đi vào qua 1 cái cổng cuốn với hai bên đắp những dòng câu đối đã mờ đi với thời gian, trên cổng có đắp những hình hoa lá theo phong cách thời đó. Từ cổng theo ngõ đi vào nhà (mọi người thường gọi là ngõ 16), một bên là bức tường ngăn với nhà 18, 1 bên là nhà 14.

Theo lời bà nội tôi kể lại: sau khi xây xong ông bà nội tôi cùng gia đình ở đây (khối nhà ngoài thuộc số 14), phía ngoài là nhà xép dùng cho người làm ( nhà xép này có cửa ở ngõ chính đeo biển số 14, giờ người ta phá đi xây lên một ngôi nhà 4 tầng theo phong cách mới và họ đã phá mất cái cổng ngõ 16 như tôi nói ở trên). Cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ qua cổng vào 1 khoảng sân nhỏ với bể nước mưa, 1 giàn  trầu không che nắng Tây rọi vào nhà, ngách trái thông sang nhà bếp liền với sân giếng của khối nhà trong bên 16, bên phải là phòng khách rộng rãi với hàng cửa sổ mở ra ngõ 16 rất thoáng mát. Hai cột nhà được trang trí những lá đề với bệ đỡ tạo ra 2 không gian sinh hoạt khác nhau. Bên trong cùng là buồng xép có cửa thông sang nhà xép của người làm. Bên này có cầu thang đưa lên tầng 2. Tầng 2 ban đầu là chỗ nghỉ của người nhà, sau các bác tôi đặt một bàn thờ rất lớn ở đây. Tầng 2 có sân thượng rộng nhìn xuống nhà xép ở dưới. Ở đây có rất nhiều cửa sổ, sàn được lát gỗ, trần vôi rơm tạo ra không khí rất thoáng đãng.

Khối nhà trong mang biển số 16, ông nội tôi xây vào năm 1922. Từ cổng ngoài ta vào đến cổng trong rộng hơn cũng với những hàng câu đối đắp nổi, bên trên cũng nhưng trang trí lá thiên tuế, lá đề, dây leo…Lô đất này không vuông vức mà lại van vát hình thang không đều nhau. Ông nội tôi cho xây phía ngoài dãy bếp, khu phụ kết hợp khu bếp của khối nhà ngoài lấy cổng vào chính giữa, phía trên là sân phơi lát gạch nem. Khối nhà trong có nhiều cái khác với khối ngoài mặc dù các họa tiết trang trí phia ngoài giống nhau. Tầng 1 gồm 3 gian, gian giữa làm phòng khách cũng có 2 cột như khối nhà bên ngoài nhưng không gian bên ngoài hẹp hơn. Gian giữa dùng làm phòng khách có các cửa thông sang 2 gian bên. Hai gian bên dung để cho người nhà nghỉ ngơi. Cửa vào của gian giữa làm bằng gỗ lim dầy có chạm trổ các họa tiết chùm nho, chữ thọ, đầu con dơi…những hoa gió của cửa được đúc bằng gang ghép với nhau bằng đinh tán có hình chữ thọ. Mái hiên dáng dấp của đình, chùa có mái đao 2 bên. Đặc biệt trên tầng 2 là không gian rộng với những hàng cột lim chia làm 7 gian với đầy đủ đòn tay, rui, mè, quá giang giống như một ngôi nhà truyền thống ở nông thôn Bắc bộ. Toàn bộ sàn nhà được lát bằng những tấm gỗ lim dầy. Dọc theo bức tường hậu là dãy cửa sổ mở rộng về hướng Tây, từ đây chúng tôi nhìn thấy đồng hồ ga Hàng Cỏ với hàng chữ số la-mã ngay ngắn trên nóc nhà ga, phía sau là nhà Minh Nam - 1 xưởng cơ khí sau này là NM cao su Thống Nhất, bây giờ là 1 tòa nhà lớn làm văn phòng cho thuê.

Gian giữa của khối nhà này chính là nơi tôi lớn lên và bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh, nơi gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ, nơi từ đây tôi đã chia tay gia đình để thành 1 người lính mà trong những đêm dài của chiến tranh hình ảnh thân thương ấy luôn trở về với tôi hàng đêm.  

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2011, 09:19:01 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #528 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 07:50:03 am »

Chào các bác"Cựu" Các bác kết luận về tác giả Lính mà em-e rằng hơi vội vàng ,Em có ý này các bác nghiên cứu xem:Tại sao lại là nhà thơ P.T.D,mà không phải nhà thơ khác -đến lúc lâm -chung mới giải thích (mình không phải là T.G. bài L.M.E.)Huh
Đằng sau những gì gọi là "Nổi tiếng"-là một sự huyền -bí ...Tôi lấy ví dụ Đằng sau cái chết của Xta-lin,Hitle. và cả Ngô đình Diệm .Ken-ne-di..V.V..là cả ngàn câu hỏi chưa có lời giải...
Kim-tự tháp Ai-cập cũng vậy, có người cho rằng:Người -ngoài hành tinh là tác giả của Kỳ quan số một thế giới này...Vậy nên Ai là tác giả của bai thơ :Lính-mà em"  Vẫn còn là một dấu" ?"
Kính chào các bác : CỰU",.N.H.Đ.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #529 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 11:22:17 am »

 Đúng đấy các Bác ạ! Cho đến bây giờ Hội Nhà Văn họ vẫn đang còn đặt dấu hỏi , bài thơ Lính Mà Em là của ai ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM