Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:41:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #510 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 11:07:04 pm »

 Các Bác ơi ! Trong quân đội không có cấp bậc chuẩn úy nhất , kễ cã quân đội ta và quân đội VNCH , lính VNCH chỉ có cấp bậc , hạ sỹ , hạ sỹ nhất , trung sỹ , trung sỹ nhất , thượng sỹ , thượng sỹ nhất rồi tới chẩn úy , thiếu úy .... . Như vậy tài liệu trên có thể xem như không chính xác lắm . Anh em mình cứ thu thập thêm nhiều thông tin nữa rồi mới có suy luận sau . Mình giới thiệu với các Bác thêm một thông tin về bài hát " lính mà em " bài nầy chính do Hùng Cường hát trước bài " lính mà em " của Anh Thy , lời bài hát đúng 100% của bài thơ Phạm Tiến Duật , nhưng chỉ trích có một đoạn . Các Bác hãy vào đường link nầy : (bài hát nầy của Trần Thiện Thanh , sáng tác trước bài Anh Thy )
 http://music.forvn.com/show/454243/linh-ma-em-hung-cuong-dia-nhua-45-vong.html
 Để đối chiếu với bài hát của Anh Thy .ời cac Bác vào đường link :Nhưng nói trước Các Bác đừng đọc lời bình luận ở phần dưới , nó bẩn lắm , chó sủa mặc kệ chó  , cac Bác cứ nhìn mấy em chân dài cho nó sướng mắt 
 http://www.youtube.com/watch?v=JPP5LrUbB7s
Mình cảm thấy có phần thú vị khi anh em mình lần tìm lại gôc gác của lời bài hát nấy . Xem coi bài thơ được phổ nhạc xuất phát từ đâu ?
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 11:27:33 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #511 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 11:42:49 pm »

...
Như vậy tài liệu trên có thể xem như không chính xác lắm . Anh em mình cứ thu thập thêm nhiều thông tin nữa rồi mới có suy luận sau . Mình giới thiệu với các Bác thêm một thông tin về bài hát " lính mà em " bài nầy chính do Hùng Cường hát trước bài " lính mà em " của Anh Thy , lời bài hát đúng 100% của bài thơ Phạm Tiến Duật , nhưng chỉ trích có một đoạn . Các Bác hãy vào đường link nầy : (bài hát nầy của Trần Thiện Thanh , sáng tác trước bài Anh Thy )
 http://music.forvn.com/show/454243/linh-ma-em-hung-cuong-dia-nhua-45-vong.html
Mình cảm thấy có phần thú vị khi anh em mình lần tìm lại gôc gác của lời bài hát nấy . Xem coi bài thơ được phổ nhạc xuất phát từ đâu ?
Bác 2R độc chiêu quá, sưu tầm được bài "Lính Mà Em" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũ rích thời thập niên 1960-70 này, khi nhạc còn thâu trên dĩa nhựa. Tới năm 1970, nhạc đã chuyển qua xài băng cassette cỡ lớn. Sau 1980 mới tới băng cassette cỡ nhỏ. Đúng là bài này Hùng Cường ca gần giống bài thơ "Lính Mà Em" mà các bác chép tay năm nào đây. Cám ơn bác Hai Ruộng nhiều. Ngoài chuyện thắc mắc tại sao không "bộ đội mà em" thay vì "lính mà em", yta262 lại có thắc mắc thêm là tại sao lời thơ lại giống nhạc đến thế? Thường thường (lại thường thường) thơ phổ ra nhạc chỉ giống chút chút thôi, đằng này giống gần như 100%. Theo yta thấy, thơ giống nhạc gần 100% thì khả năng "nhạc phổ ra thơ" chứ không phải "thơ phổ ra nhạc" rồi (chào đoàn kết quyết thắng) Grin.

Phụ bác 2R một chút (chào đoàn kết quyết thắng), các bác vô coi video clip của bài hát chachacha "Lính Mà Em" của Anh Thy này mà không cần đọc lời bình linh tinh:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=JPP5LrUbB7s" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=JPP5LrUbB7s</a>

Lính Mà Em (Nhạc & Lời: Anh Thy)

Trăng lên cao muôn hoa sóng giăng đầy
Tầu lắc lư làm sao viết thư tình
Trăng đại dương không đủ viết thư đêm
Nên thư muộn đừng trách “Lính Mà Em”

Hôm mình đi ciné về mưa nhiều
Áo dài xanh bên áo trắng hoa biển
Anh che cho em đừng làm ướt áo
Anh quên rồi mưa gió “Lính Mà Em”

Hỡi em yêu, nhớ đến với anh
Ngày nào anh về bến bên nhau
Chúng ta thương thật nhiều

Tầu về bến anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Thường dỗi anh "Kìa đi gì mau vậy?"
Anh mĩm cười khẽ nói "Lính Mà Em"

(Yta262 chép Bài thơ "Lính Mà Em" để tiếp nối vô, ca cũng được luôn)

Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ
Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ,
Lính mà em!

Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
Để làm quà không về được em ơi
Không dự lễ Nô- En cùng em được
Thôi đừng buồn em nhé,
Lính mà em!

Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh mỉm cười rồi nói,
Lính mà em!

Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
Anh che em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi không lạnh,
Lính mà em!

Anh kể em nghe chuyện trong này
Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu
Thư Anh viết chữ mờ nét vụng
Hãy hiểu dùm Anh nhé,
Lính mà em!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 12:50:48 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #512 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 12:34:12 am »

 Hai Ruộng rất cảm ơn Y TÁ 262 !
  Cã Trân Thiện Thanh và Anh Thy đều là hạ sỹ quan tâm lý chiến VNCH , đều là bạn bè ( huynh đệ chi binh với nhau ) nên hiểu nhau cã , nhưng Anh Thy thì thuộc tâm lý chiến của binh chủng hải quân VNCH , thấy bài " lính mà em " của Trần Thiện Thanh làm ăn được , cho nên đạo nhạc của Trần Thiện Thanh rồi sửa lại vài lời cho phù hợp với binh chủng hải quân , cho nên lính VNCH có câu ca dao : "Đường nào dài bằng đường Trần Hưng Đạo - lính nào xạo bằng lính hải quân " . Như vậy trong hai nhạc sỹ chắc chắn là đã có một nhạc sỹ đạo nhạc của người khác rồi đó .
Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #513 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 01:58:25 am »

        Bác Hai Ruộng hay thật sưu tầm được đường link những bản nhạc đĩa vào thập niên 60 mình nghe đúng là âm thanh của nhạc đĩa ngày xưa và đây là lần đầu tiên mình nghe bài "lính mà em" của Trần Thiện Thiện với một lời nhạc khác nhẳn với lời nhạc vẫn thường nghe.

       Về bài thơ "Lính mà em" có phải của nhà thơ Phạm Tiến Duật hay không thì có thể nói nó là một "Nghi án Văn Nghệ" vì hiện tại nhà thơ đã không còn để có thể xác minh được. Tuy nhiên tớ nghĩ như thế này xét về lời bài hát "Lính Mà Em" của Trần Thiện Thanh thì nó trùng khớp với bài thơ và bài thơ được phát hiện qua một bản chép tay do 1 người lính VNCH thu được. Thì tớ có một số nhận xét như sau:

       Nếu bài thơ "Lính mà em" thì thời điểm ra đời của nó vào khoảng 1964 - 1965 trước bài "Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây", thời điểm nhà thơ mới nhập ngũ (nhà thơ Phạm Tiến Duật nhập ngũ năm 1964) có thể đang trong thời kỳ huấn luyện hoặc chưa vào Trường Sơn, vì xét theo giọng điệu và ý thơ ở đây là lời tâm sự của người lính mới (lại là một sinh viên vừa tốt nghiệp ĐHSP) vẫn còn có thời gian về thăm, hẹn hò với người yêu (chính vì vậy mà có Bác nói nó có giọng điệu của một anh tiểu tư sản thành thị) khác với giọng điệu và ý thơ của "Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây", "Tiểu đội xe không kính" của một người lính đã dày dạn tháng ngày trên nắng gió Trường Sơn, có lẽ vì vậy mà bài thơ này chỉ mang tính chất cá nhân và bản thân nhà thơ không gửi đăng vì thời điểm này nhà thơ chưa được phát hiện (nhà thơ chỉ được phát hiện thông qua "Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây"), và bài thơ lưu truyền giữa những người lính với nhau bằng hình thức chép tay và đọc cho nhau nghe (giống như chúng ta những người lính trẻ lãng mạn ngày nào ở chiến trường K). Điều này có thể lý giải được lý do tại sao có bài thơ "Lính mà em" chép tay được nhặt được và vì lý do nào đó bài thơ này được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đọc và phổ nhạc vào năm 1965.

        Tuy nhiên do lời bài "lính mà em" của Trần Thiện Thanh bê nguyên si ý của một nhà thơ "Việt Cộng" nên sau này Anh Thi đã sửa lời bài hát lại cho phù hợp với  mục đích tuyên truyền, ca ngợi người lính VNCH (điều này vẫn thường xảy ra ở chế độ cũ với các bài thơ được phổ nhạc của các nhà thơ Hoàng Cầm, Quang Dũng, Hữu Loan hoặc các ca khúc kháng chiến của Phạm Duy, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, v.v...). Điều này cũng lý giải tại sao bài hát "lính mà em" có tới hai bài với lời khác nhau của Trần Thiện Thanh, Anh Thi và bài của Anh Thi chúng ta nghe phổ biến hơn còn bài của Trần Thiện Thanh tớ mới nghe lần đầu qua âm thanh nhạc đĩa theo đường link của Bác hai Ruộng.

       Tham gia một vài ý kiến trên có gì các Bác bỏ qua cho


Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #514 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 07:44:36 am »

RE:...
Chào các bác"CỰU"!...Hôm qua em đá "sân khách" nên không online cùng các bác ,hôm nay N.H.Đ.xin tiếp-chiêu các Cao thủ của K.Ư.M.T.H.lửa đây !
 em nói N/s T.T.T ,sáng tác các B.H,không có tính H.C.ý là :không :chống cộng"điên cuồng như  đa số S/Q T.L.C khác mà thôi,còn "chúa ai -người ấy thờ"đúng không các bác...Nguyễn Ánh "cõng rắn cắn gà nhà",nhưng một số địa danh ở Nam kỳ vẫn được mang tên ông?
Ta không đề cập tới khía cạnh C.T.Chỉ biết rằng Lính mà em-là một Thi phẩm tuyệt vời,viết về người lính,dù rằng người lính đó thuộc phe phái nào đi chăng nữa...
Tôi có ý kiến rằng "nhà thơ"lúc đầu chỉ S/T cho riêng "người-yêu +mình" ,nhưng đến khi Lính mà em trở thành bài "binh chủng -ca"của hải quân-V.N.C.H. thì "hoảng quá",từ chối luôn cả "quyền-tác giả" Để giữ lấy chỗ "Đội-nón" Tôi chỉ có vai lời mộc mạc vậy thôi,.N.H.Đ.
Xin nói thêm một chút Về chuyện Hát Hò:Em cũng rất thích Nhạc Đỏ,nhưng ngặt một nỗi chỉ hát được câu đầu ,sau đó "mất hút luôn" giọng mình không đủ cao,trong khi đó các bài hát của Trịnh C.S.Phạm Duy Trần Thiện Thanh...mình hát ngon lành Kể cả 2-điệp khúc -có lẽ vì thế lính thích các B/H,thuộc loại Trữ tình !!!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 07:55:28 am gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #515 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 07:52:44 am »

Chào bác các bác nguyenhongduc và yta262, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng người ta chỉ trả lương cho người nào phục vụ cho lợi ích của mình. Cục Tâm lý chiến QLVNCH trả lương cho nhân viên của mình để thực hiện nhiệm vụ chính trị là gì thì ai cũng hiểu. Bây giờ chiến tranh (chấm dứt, đất nước thống nhất đã 36 năm rồi, Nhạc sỹ TTT đã thành người thiên cổ mười mấy năm nay rồi kết tội ông ta làm gì nữa hả bác. Ai khét tiếng chống cộng, hiếu chiến bằng tướng Nguyễn Cao Kỳ, thế mà khi về nước phát biểu thật hay: Trong cuộc họp báo tại khách sạn Sheraton TP Hồ Chí Minh vào chiều 15/1/2004, ông Kỳ nói: "Tôi cũng muốn nói thêm rằng ...sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất và đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á.". Về khía cạnh nghệ thuật không ai phủ nhận TTT là một nhạc sỹ, ca sỹ có tài.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #516 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 09:03:14 am »

Chào bác Tường,

   Trong ngõ Tức Mạc nhà bác, hồi những năm 1983-1985 có ông Bạch (nhà ở tầng 2 của 1 biệt thự bên trái ngõ tính từ ngoài phố vào) chuyên bán lái tia đèn hình TV.

  Ông này cùng với ông Kính (ngõTràng Tiền) quấn cao áp và ông Tiến (28 Hàng Trống) bán linh kiện điện tử là bộ ba chuyên cung cấp vật tư cho thợ TV Hà Nội. Lúc ấy mà không có 3 ông này là thợ TV bí lắm vì TV toàn loại điện tử hoặc nửa bán dẫn đem từ trong Nam ra gặp khí hạu ẩm ngoài Bắc hỏng liên tục.

@trinh sat: Nhà của ông Bạch là nhà số 1 thuộc dãy nhà 3 tầng mà tôi đã kể.Gia đình ông B cũng là những cư dân ở đây từ sau CM tháng 8. Ông Bạch có 2 người em 1 trai, 1 gái thuộc lớp đàn anh, đàn chị của anh trai và chị gái tôi và 2 người này đều học SP dậy ở xa mãi sau này mới về HN. Ông B và chị D không lập gia đình. Ông B luôn đi 1 xe đạp cởi truồng với ghi-đông ca-rê quay ngược lên trên. Mọi người nói chuyện ông ta chỉ có 1 ước muốn thi vào ĐH Y để trở thành bác sĩ, nếu không vào được trường Y thì ở nhà làm thợ giầy. Quả thực hồi ấy chúng tôi chỉ thấy ông khâu giầy ở nhà vì căn buồng của ông ở tầng 2 có cửa sổ mở rộng nhìn xuống ngõ, mỗi khi tụi trẻ chúng tôi làm ồn quá ông ta thường xuất hiện bên cửa nhìn xuống ngõ với 1 cái tạo dề đeo cổ tay cầm cái dùi để khâu giầy. Đúng là sau này ông ta rất nổi tiếng về quấn các cuộn cao áp cho TV, nhưng trong ngõ tôi mọi người nhìn nhận ông ấy chỉ là 1 ông thợ giầy. Đúng là bụt chùa nhà không thiêng.  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 10:15:24 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #517 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 11:46:26 am »

 Từ cái bài hát "LME " mình mới nhớ tới lúc huấn luyện ở 2 BIS , nhắc lại có khi WanTa hay Y Tá 262 còn nhớ . ANH em có biết Dũng , người hơi mập , trắng trẻo , làm liên lạc cho ông Lan không ? Anh Dũng nầy thường hay hát bài "lính mà em " do Hùng Cường thường hát , bây giờ mình mới nhớ lại khi nghe âm điệu của bài hát nầy  . Nhưng có cái Dũng hát mà sửa lại lời , mà hát thật to , còn giả giọng giật giật như Hùng Cường , trông bộ dạng tếu lắm " ... người lính không quân giặt quần đàn bà  à ,à ,à .... Tay cầm bàn chà , tay cầm xà bông ,ông , ông , ông , ..... " . Bây giờ nhớ lại mình còn muốn ôm bụng mà cười một mình . Như vậy thì bài hát " lính mà em nầy QL VNCH có đủ bài hát cho ba binh chủng hải lục không quân rồi đó . Hơn nữa cái doanh trại số 2  BIS mà anh em mình đóng quân ngày trước khi giải phóng chính là trại của lính tâm lý chiến VNCH , anh em có nhớ những phòng mà tụi mình ngủ toàn là phòng cách âm , xung quanh hàng rào thì toàn phim nhựa vứt đầy , khi buồn buồn mình thường kéo phim dọi lên mặt trời để xem .
  Thôi đùa tý cho vui , bây giờ anh em mình trở lại đấu láo với nhau xem , bài thơ được phổ nhạc , hay nhạc phổ ngược lại thành thơ .
 - Anh em mình thống nhất với nhau là lời bài hát và lời bài thơ là nguyên si , không khác nhau một chữ , bài hát thì của Trần Thiện Thanh , rỏ ràng , không có gì bàn cải nữa .
  - Lúc đầu mình cũng có suy nghĩ như là Y Tá 262 , có thể bộ đội ta thỉnh thoảng cũng có lén nghe đài địch rồi thấy nội dung nó quá phù hợp với tâm trạng nên chép lại , vậy là nó thành thơ . Nhưng suy nghĩ kỹ lại mình thấy khó thuyết phục vì :
  1- Thời điểm trước năm 1969-1968 , ở Miền Nam , hàng hóa Tư Bản tràn ngập , nhưng tại thời điểm đó mua một cái radio là phải bán mấy chục giạ lúc , radio còn rất đắt  . Mỗi lần chạy giặc là gia đình nào cũng xách theo radio vì đó là tài sản quí lúc đó . Bộ đội ta tiền đâu mà mua ra dio , cùng lắm mỗi Tiểu đoàn có một cái là cùng , mà radio do D bộ quản lý thì làm gì có cửa để cho lính nghe đài địch , mà ghi lại bài hát mình thích .
  2- Từ xưa đến nay , bài thơ luôn luôn ra đời trước , rồi đến khi được nhiều người chấp nhận , phù hợp vơi tâm tư của nhiều người , lúc đầu chỉ là nội dung hay của bài thơ thôi , rồi mới tiến thêm bước nữa là nội dung bài thơ đó cần có âm điệu , để cảm nhận bài thơ hay hơn nên mới cần  gặp nhạc sỹ tài hoa để thăng hoa lên thành bài hát . Bây giờ đang là bài hát có nội dung âm điệu hay , ai nghe cũng hát lại theo bài hát là nó hay nhất rồi , tự nhiên đi sửa lại cho thành bài thơ làm gì .
  3- Trong công văn thì luôn luôn phải dùng từ bộ đội , nhưng trong thơ ca , bài hát , thì thiếu gì bài : ... vào lính xe tăng anh trước anh sau ...... Cồn Cỏ có con cá đua là con cua đá , lính ta ... quán nước gốc đa có chàng trai làng ra lính ...v.v và v.v... Như vậy không nên vì có từ lính mà ta chối bỏ bài hát đó không phải là của bộ đội Giải Phóng .
  Như vậy sau khi suy luận mình thấy cách nghĩ đầu tiên của mình , giống như Y Tá cho rằng bài hát có trước , nghe hay rồi bộ đội ta mới sửa lại thành bài thơ là không ổn rồi .
   
   Cách suy nghĩ của Wan Ta mình thấy hợp lý hơn ở chỗ :
  1- Phạm Tiến Duật sáng tác bài nầy lúc mới vào lính , còn đang huấn luyện gần thành phố , có lẽ Hà Nội , lúc đó PTD chỉ là một anh sinh viên ĐH SP , nên cón nhiều mộng mơ lãng mạn theo kiểu lính thành phố đi dã ngoại . vì vậy bài thơ chỉ truyền nhau trong một giới hạn bạn bè nào đó . Khi đã đi vào B rồi , thời điểm đó chiến đấu gian khổ , hy sinh ác liệt , người linh không còn chổ trong đầu để nghĩ đến về phép để dạo phố cùng em . Mình nghĩ các Bác thời đó đang tham gia đánh các trận như Quảng Trị , Khe Sanh , Mậu Thân sẽ không có đầu óc nào mà mơ mộng như bài thơ đó được nên lúc đó bài thơ nầy chỉ còn là kỹ vật thôi .
  3- Lúc huấn luyện dã ngoại thấy có bài thơ hay nên anh em truyền nhau chép cho vào đáy ba lô làm hành trang đi B , biết đâu trong những trận đánh một sống một còn , người lính hy sinh , hoặc là ba lô bị bỏ lại rơi vào tay quân địch , bài thơ lọt vào cục tâm lý chiến , thấy nội dung bài thơ không có một từ nào nói đến chính trị mà chỉ tả lại tâm tư , cái thua thiệt mà người lính phải chấp nhận đương nhiên ," lính mà em " . Trần Thiện Thanh là một nhạc sỹ tài hoa ( sau giải phóng TTT sáng tác bài hát " chiếc áo bà ba " cũng rất hay rất là Cách Mạng ( Chiếc áo bà ba bên dòng kênh quê mẹ  ... đất nước mình đây dẫu xuồng ghe bé nhỏ , Hậu Giang ơi ! chiến công tràn đầy ... ) , có lẽ TTT một người nhạc sỹ của tâm lý chiến VNCH , lấy nội dung bài thơ đó để phổ nhạc cho lính VNCH và phát trên đài phát thanh Sài Gòn , bài hát nầy phù hợp với lính VNCH hơn nên được lính Sài Gòn nhiệt tình đón tiếp .
  4- Ở chế độ Miền Nam lúc đó cũng có chương trình đọc và ngâm thơ trên đài phát thanh Sài Gòn , nhưng bài thơ lính mà em không ai được biết hay được nghe trước khi có bài hát lính mà em . Như vậy càng chứng tỏ suy nghĩ của Wan Ta là đúng . Khi lấy được bài thơ của đối phương nơi chiên trường nhạc sỹ TTT phổ nhạc nên cần phải giấu tung tích bài thơ trên , . Việc làm nầy có lợi cho TTT vì là bài thơ của phía bên kia , nên tha hồ mà phổ nhạc , không sợ ai kiện cáo gì , chỉ cần giấu đi tung tích nguồn gốc của bai thơ là ổn .
  Tất cã những người liên quan đến bài thơ , bài hát nầy đều đã qua đời , anh em mình bàn luận cho rôm rả trong lúc rảnh rổi thôi chứ không có gì là kết luận theo luật lệ hay pháp lý gì . Nhưng dù anh có suy luận hợp lô gíc thế nào đi nữa thì suy luận vẫn là suy luận cho vui thôi . Không biết anh em nào có đưa ra được hình ảnh như là : tờ giấy kỹ niệm hay lưu bút cùng với thời gian ngày tháng chép bài thơ đó không ? Dù nhà thơ hay nhạc sỹ đã qua đời nhưng nếu ta tìm được kỹ vật chứng minh là bài tho có trước bài hát , thì đó chính là câu trả lời chính xác nhất . MONG anh em mình giúp đở .
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #518 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 04:17:37 pm »

 Gửi các bạn CCB,
 Tôi xin được góp tham gia chủ đề về tác giả bài thơ " LME". Đây là một chủ để rất thú vị : một bài thơ hay mà người lính rất thích ( với cả hai phía) đồng thời với câu hỏi - Tác giả là ai? Lần tìm tài liệu , tôi đã thấy đăng trong Việt báo ; Xin trích đăng để các CCB xem - và  qua bài báo cũng đã nói rõ : tác giả không phải là PTD.[/b][/size]                                                                                                    Vietbao.vn - Chủ nhật, 04 Tháng mười một 2007- Một người lính đặc biệt trên đường mòn huyền thoại -Nhà thơ Phạm Tiến Duật
Khi ông vẫn đi như mộng du trên mặt đất này với thơ, rượu, bạn bè... thì một "kẻ lạ mặt" bước đến và chặn đường ông... Bây giờ, trong một phòng bệnh của khoa quốc tế, Quân y viện 108, ông đang ngày đêm đối chọi với sự nghiệt ngã của số phận.
Trong cuộc chiến này, một bên là ông với sự giúp sức của các bác sĩ, gia đình, bè bạn và một bên là thần chết, là căn bệnh ung thư phổi.
1.
Tôi trở thành một trong những người thân của gia đình nhà thơ Phạm Tiến Duật từ những ngày anh chị còn ở trong ngôi nhà, hay có thể gọi là căn phòng nằm trong ngõ Yên Thế, Hà Nội. Ngày ấy tôi chưa lấy vợ. Chính vì thế tôi thường xuyên đến đó. Chị Vân coi tôi như một đứa em trong nhà.
3.
Khoảng nửa tháng trước đây, bạn bè nhà thơ ở Công ty Dầu khí Việt Xô đã in một tập thơ nhỏ cho ông. Họ là những bạn đọc mến mộ thơ ông từ thời chiến tranh.
    Khi tôi đến, ông lấy tập thơ tặng tôi và mở tập thơ ra chỉ cho tôi xem một bài thơ và nói đó không phải là bài thơ của ông. Nhưng vì yêu quí mà những người làm sách đã đưa bài thơ đó vào.
Đó là bài Lính mà em. Phạm Tiến Duật nói đây là bài thơ của một nhà thơ nào đó của Sài Gòn viết trước 1975. Nhưng ông rất hạnh phúc với tập thơ mà bạn bè hâm mộ thơ đã in cho mình.
    Trong thời gian ông nằm viện có một nhà văn chiều nào cũng đến thăm ông. Và mỗi lần đến thăm đều mua cho ông một chiếc áo mới. Lần nào cũng vậy, khi nhận được áo mới đó Phạm Tiến Duật đều cởi chiếc áo đang mặc và thay vào đó là một chiếc áo còn nguyên mùi vải. Người đó chính là nhà văn Nguyễn Khắc Phục.
    Không phải Phạm Tiến Duật thiếu áo và cũng không phải Nguyễn Khắc Phục không biết mua quà gì cho bạn. Họ là những người lính cùng một thời với nhau. -Việt Báo (Theo_TuoiTre)
 Trở lại với bài thơ , tôi cùng các bạn có thể thấy rằng bài đó do một người lính ( chưa  biết ) đã viết ra, với những từ trong bài thơ , rất có thể là  ở  nửa phía Nam sáng tác. PTD đã thích bài thơ đó và chép để trong ba lô của mình .   
Và tôi vẫn thích lời  bài thơ mà Vũ Quốc Chấm (sưu tầm). Xin chép lại cả hai để cùng thưởng thức

LÍNH MÀ EM                          Lính mà em
 Phạm Tiến Duật                       Vũ Quốc Chấm (sưu tầm)

Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ        Em trách anh sao gửi thư chậm thế,
Em đợi hoài em sẽ giận cho xem            Em đợi hòai sẽ giận cho xem.
Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế            Biên thư cho em bao giờ anh muốn thế,
Hành quân hoài đấy chứ,                      Hành quân đường dài đấy chứ.   
Lính mà em!                         Lính mà em!            
Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại     Anh gửi cho em mấy cành hoa dại,
Để làm quà không về được em ơi         Để làm quà, không về được em ơi,   
Không dự lễ Nô- En cùng em được          Không dạo mát nửa đêm cùng em được,                                                     
Thôi đừng buồn em nhé,                          Thôi đừng buồn em nhé.
Lính mà em!                        Lính mà em!
Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố        Hẹn nghỉ phép, anh cùng em dạo phố,
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm     Tay chiến binh đan đầu ngón tay mềm,
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ                 Em xót xa đời anh nhiều đau khổ,
Anh mỉm cười rồi nói,                                    Anh chỉ cười và nói:
Lính mà em!                    Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm       Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm,
Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm      Trời mưa hai đứa đứng bên thềm,
Anh che em khỏi ướt tà áo tím               Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím,
Anh quen rồi không lạnh,                         Anh quen rồi, không lạnh.      
Lính mà em!                       Lính mà em!            
Anh kể em nghe chuyện trong này       Anh kể chuyện hành quân và gối súng,   
Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu      Trăng đêm đầu không đủ viết thư đâu,
Thư Anh viết chữ mờ nét vụng                 Biên thư cho em nét nhòe như vụng.   
Hãy hiểu dùm Anh nhé,                             Hiểu giùm anh, em nhé!         
Lính mà em!                        Lính mà em.
Ghét Anh ghê chỉ được tài biện hộ         Ghét anh ghê, chỉ có tài biện luận,   
Làm cho người ta thêm nhớ thương      Làm người ta thêm nhớ thương nhiều.
Em xa lánh những ngày vui trên phố      Em xa lánh những ngày vui trên phố,
Để nhớ người hay nói,                                 Để nhớ người hay nói   
Lính mà em!                       “Lính mà em”.
                                                                 Sân bay Đà Nẵng 1975
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #519 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 08:12:17 pm »

 Như vậy quả là phức tạp thật rồi các Bác ơi ! Ông nhà thơ và Ông nhạc sỹ đều nổi tiếng cã hai phía , qua đời rồi còn để lại cho chúng ta một câu hỏi to tướng . Vừa thú vị vừa mệt mỏi . Còn anh em nào có thông tin nào khác nữa không về đề tài LME nầy , xin đóng góp . Anh em ta rất cám ơn .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM