Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:33:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290623 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #500 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 10:51:11 pm »

 NGHE các Bác bàn về tác giả bài thơ " Lính mà em " . Nhạc Tâm lý chiến QLVNCH cũng có bài hát " Lính mà em " nhưng sửa lại một số từ cho phù hợp với linh Hải Quân VNCH ( tàu lắc lư làm sao viết thư tình = trăng đại dưông không đủ viết thư đêm ..... nên trả lời lính lính mà em ) . Nhạc sỹ phổ nhạc từ bài thơ nầy là nhạc sỹ Tâm Lý Chiến QLVNCH tên là Anh Thy , tử trận năm 1972 ở Đà Nẳng và cũng không ai biết nhạc sỹ nầy phổ nhạc từ bài thơ của ai . Mời các Bác xem nguồn thông tin nầy và suy luận :
 
 Nhạc sĩ Anh Thy là ai
Nhạc sĩ ANH THY là bút hiệu của Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh- ( Ghi chú của người viết : Những năm 1968 – 1972 một người tự nhận là Nhạc sĩ Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn - phục vụ tại P.TLC/BTL/HQ – cá nhân của Phạm Văn Khổn chẳng có chút năng khiếu gì về âm nhạc từ xứng thanh đến nhạc lý, Khổn rất thân với Nữ ca sĩ Như Thủy -Em ruột của Trần Thiện Thanh, có lẽ sự đội danh này có sự đồng ý của  Trần Thiện Thanh lúc bấy giờ, cũng lúc bấy giờ Trần Thiện Thanh phục vụ tại Đài phát thanh Tiếng nói Quân Đội VNCH – Khổn đã tử nạn trong một chuyến công tác Dân sự Vụ tại miền Trung  năm 1972- Đơn vị cuối cùng của Phạm văn Khổn là :BĐ.CTCT/P.TLC/HQ/QLVNCH)- Theo tài liệu của Nhạc Vàng thì Anh Thy là một  trong những bút hiệu của Nhạc sĩ : Trần Thiện Thanh.


 
Tôi nghe các tác phẩm của Nhạc sĩ Anh Thy thì thấy nó không có phong cách gì là của NS Trần Thiện Thanh hết

Anh Về Một Chiều Mưa  Duy Khánh - Anh Thy
Biển Tuyết  Anh Thy


 
Bốn Màu Áo  Anh Thy
Buông Xuôi  Anh Thy
Cô Bạn Học  Anh Thy
Đám Cưới Nghèo  Anh Thy
Đừng Gọi Anh Bằng Chú  Anh Thy
Đừng Khóc Nghe Em  Anh Thy
Hoa Biển  Anh Thy
Lính Mà Em  Anh Thy
Lời Nguyện Cầu Nửa Đêm  Anh Thy
Tâm Tình Người Lính Thủy  Anh Thy & Thanh Viên


 Thời VNCH có nhiều bài hát được mượn từ những bài hát Cách Mạng , sửa vài lời cho phù hợp với chế độ , được Phương Tây đánh bóng cho là chế độ Tự Do . Ví dụ :Bài Tiếng Gọi Thanh Niên của nhạc sỹ Cách Mạng Lưu Hữu Phước , đem sửa vài lời rồi làm bài hát quốc ca của VNCH , bài hát ( Những Đồi Hoa Sim ) được phổ nhạc từ bài thơ của Hữu Loan , rồi bài hát "Giàn thiên lý " phổ nhạc từ bài thơ ăn cắp của nhà thơ Cách Mạng  YÊN Thao tac giả bài thơ Nhà Tôi . Bài hát Hướng về Hà Nội cũng của nhạc sỹ Miền Bắc . vv...
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 11:16:50 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #501 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 12:43:19 am »

        Hôm nay tình cờ vào topic "Ký ức một thời hoa lửa - phần 2" thấy các Bác bình luận về thơ nên Wanta tôi xin ké một ý kiến.

        Nói về thơ (đúng nghĩa là thơ không phải là mang tính chất phục vụ cho một phong trào hay một cuộc vận động chính trị) thì theo tôi trước tiên nó phải nói về một chủ đề gì đó (thân phận con người, thực trạng xã hội, tình yêu) mà cá nhân nhà thơ muốn bày tỏ niềm vui, nổi buồn hoặc quan niệm sống của mình. Do đó, cùng một chủ đề có bài thơ buồn, có bài thơ vui. Cho nên chúng ta khi bình luận một bài thơ đều phải tìm hiểu hoàn cảnh, bối cảnh xã hội phát sinh bài thơ đó. Đừng vì giọng điệu bài thơ mà đánh giá "gia cấp" của nhà thơ ấy.

       Tôi sinh ra và sống ở miền Nam từ nhỏ trước 30/04/1975 tôi đã từng nghe những bản nhạc "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh và "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy phổ từ bài thơ "Màu Tím Hoa sim" của nhà thơ Hữu Loan phải nói rằng lúc đó tôi chưa biết gì về thơ ca cách mạng, nên nghe bài "Những Đồi Hoa Sim" tôi cho là bài hát nói về những người lính Cộng Hòa nhưng khi nghe bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy lần đầu tiên phát trên đài phát thanh Sài Gòn ngay câu đầu tiên "Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi" tôi tá hỏa nghĩ trong bụng ông Phạm Duy này liều quá vậy dám ca tụng "Việt cộng" sau đó có lẽ do áp lực của chế độ củ nên bài hát này vẫn được sử dụng nhưng chỉ thay 2 chữ "bộ đội" bằng chữ "quân đội"

       Sau 30/04/1975 tình cờ tôi có được một tuyển tập thơ của Cục Tâm Lý Chiến ngụy xuất bản, thưa các Bác trong cuốn đó có đầy đủ tất cả những bài thơ của các nhà thơ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp từ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan. Khi đọc bài "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan đối chiếu với lời bài hát "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy tôi mới ngộ ra rằng Phạm Duy đã phổ thơ của một nhà thơ "Việt cộng" và lúc đầu sử dụng từ đúng nguyên bản nên mới có chữ "bộ đội" ngay trong câu đầu tiên.

       Thứ hai nó phải lãng mạn vì thơ mà không lãng mạn, triết lý thì không phải là thơ. Các bác thử đọc 4 câu đầu trong bài "Từ ấy" của nhà thơ Tố Hữu xem:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
      Lãng mạn quá đi chứ các Bác, các nhà thơ Việt Nam những người đã trải qua kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh biên giới Tây Nam tất cả đều là những người cực kỳ lãng mạn và những bài thơ đó đều đi vào lòng những CCB của các thời kỳ. Tôi xin gửi tặng các Bác bài thơ của nhà thơ, nhà văn Phùng Quán cực kỳ lãng mạn đó là bài thơ "Hôn"

HÔN

Trời đã sinh ra em
Ðể mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Ðể yêu em tha thiết

Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải ra mặt trận

Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.
                                                                              Phùng Quán

       Cũng nói thêm với các Bác rằng trong phân loại thành phần giai cấp Đảng ta hiện nay không có thành phần tiểu tư sản (đã là tư sản thì là tư sản chứ nếu có tiểu tư sản thì lại phải có đại tư sản à). Khi tôi học Trung cấp chính trị thì thành phần giai cấp theo phân chia của Đảng ta hiện nay là:
       - Giai cấp công nhân
       - Giai cấp nông dân (không có bần cố nông, cố nông, địa chủ)
       - Giai cấp tư sản (tư sản yêu nước, tư sản mại bản)
       - Thành phần trí thức (không có trí thức tiểu tư sản)
       Do đó khi các Bác nói một người cụ thể nào đó có thành phần xuất thân là tiểu tư sản vào thời điểm trước 75 thì được nhưng nói tiểu tư sản chung chung thì người ta cười cho.
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
chientruong
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #502 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 08:32:07 am »

KG : Các Bác CCB,
Nói về thơ, ca, văn chương, Tôi cũng rất thich đọc Nhưng lại không biết làm thơ ,hối còn quân ngũ đôi khi buồn cũng muốn gửi tâm hồn váo các vần thơ nhưng bất thành.Khi đọc thơ gặp những bài thơ hay tôi cũng ghi lại để lúc rối rãi mở ra đọc . Xin gửi AE mầy bài thơ tôi sưu tầm để AE thưởng thức và comment. Những bài thơ này đều nói về người lính chúng ta.
Bài thơ : Ra sông giặt áo cho chồng> Tác giả : Hồ anh Tuấn.
      Ra sông giặt áo cho chồng
 Mây xanh thả xuống một dòng sông xanh
      Áo đạn xé ,người đâu lành
 Trường Sơn một cánh tay anh gửi rừng

     Bến sông bóng chị rưng rưng
 Sông bao nước mắt dửng dưng được nào
    Gái quê như hạt mưa rào
 Đã vào tay lính là trao trọn đời

    Mỗi năm chỉ một lần thôi
 Áo Trường Sơn giặt lại phơi nắng hồng
    Ra sông giặt áo cho chồng
 thời gian vò rối bòng bong tay người

   súng gươm một trận khóc cười
 Gái quê buồn thả sông trôi se lòng
   Ra sông giặt áo cho chồng
 Vắt vai cả một dòng sông mang về.

Bài thơ : NGƯỜI ẤY, Tác giả : Nguyến Đức Mậu.
     Mười năm người ấy yêu em
 Tình yêu suốt cuộc chiến tranh thật dài
    Yêu từ tóc xõa ngang vai
 Hoa cau thơm suốt những lời tiễn đưa

    Mừoi năm vần vũ nắng mưa
 Chiến tranh qua, bóng người xưa chẳng về
    Rối bời mái tóc chiều quê
 Một ai đứng  ở  bờ đe mỏi mòn

    Xưa nàng Tô Thị lên non
 Xa chồng nhưng đã có con bế bông
    Bây giờ người ấy tay không
  Con thuyền góa bụa trên dòng sông sâu

     Chiến tranh đã tắt từ lâu
 Cau vàng trái rụng, giàn trầu héo non
     Nửa đêm gió  lạnh trăng mòn
  Có ngừoi nghe tiếng ru con.... khóc thầm.

Bài thơ : Gió đất. Tác giả : Lê đình Cảnh.

   Người còn tên, người mất tên
 Giãi dầu bia đá nằm bên giãi  dầu
  nắng mưa cỏ dại phai mầu
 Nấm mồ liệt sĩ như nhau nấm mồ....

  Vợ nghèo nước mắt chưa khô
  nẻo đường rơm rạ tìm vô thăm chồng
  Quê nhà mấy lượt bão dông
  Vỡ đê nước ngập trắng đồng lúa xanh...

  Mải lo cơm đủ áo lành
  Còn đâu lúc rỗi để thành vọng phu

  Khói hương như thể mây mù
  Trắng trời lớp lớp lau gù đội tang
  Xạc xào gió lá ngụy trang
  Gió từ cõi đất gió sang cõi người.


 Bài thơ : Đôi dép.tac gia ; nguyen trung kien.

  Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
 Là bài thơ anh kể về đôi dép
 Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
  Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

 Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
 Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
 Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
 Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

 Cùng bước, cùng mòn,không kẻ thấp người cao
 Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
 Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
 Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

 Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
 Mọi thay thế đều trở thành  khập khiễng
 Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết
 Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
 
 Cũng giống như mình những lúc vắng  nhau
 Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
 Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
 Mà trong long nỗi nhớ cứ chênh vênh

 Đôi dép vô tri khăng khít song hành
 Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
 Chẳng hứa  hẹn mà không hề phản bội
 Lối  đi nào cũng có mặt cả đôi

 Không thể thiếu  nhau trên bước đường đời
 Dẫu mõi chiếc ở một bên phía trái
 Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại .
 Gắn bó nhau vì một lố đi chung

 Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
 Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
 Chỉ còn một là không còn gì hết
 Nếu không tìm được chiếc thư hai kia....

 K/C-Hẹn gặp lại.


 


   
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #503 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 11:23:26 am »

NGHE các Bác bàn về tác giả bài thơ " Lính mà em " . Nhạc Tâm lý chiến QLVNCH cũng có bài hát " Lính mà em " nhưng sửa lại một số từ cho phù hợp với linh Hải Quân VNCH ( tàu lắc lư làm sao viết thư tình = trăng đại dưông không đủ viết thư đêm ..... nên trả lời lính lính mà em ) . ...

Không ai có thể chối cãi là giữa 2 bài thơ "Lính Mà Em" và bài hát "Lính Mà Em" cuả Anh Thy tuy lời khác nhau gần như 90% nhưng lại có một liên hệ khá rõ rệt, nhất là câu "lính mà em" đã được lặp đi lặp lại rất hay. Nếu mình ghép bài thơ "Lính Mà Em" vô bài nhạc điệu chachacha "Lính Mà Em" cuả Anh Thy thì thấy hoàn toàn ca được, đúng câu đúng nhịp, tuy rằng lời 2 bài này gần như khác nhau hoàn toàn. Ý tưởng cuả 2 bài cũng rất giống như nhau: để tặng cho người yêu cuả lính. Bài thơ "Lính Mà Em" do một tác giả vô danh sáng tác, còn bài "Lính Mà Em" chắc chắn cuả nhạc sỹ Anh Thy, vậy tại sao các bác không lật ngược vấn đề là bài thơ này phỏng theo nhạc cuả Anh Thy? Năm 1972 nhạc sĩ Anh Thy đã mất, vậy bản nhạc này ra đời trước năm 1972. Chả lẽ anh bộ đội cụ Hồ chưa bao giờ nghe bản nhạc điệu chachacha "Lính Mà Em" cuả Anh Thy trong lúc hành quân áp sát địch hay hậu phương của địch, chưa nghe Hùng Cường & Mai Lệ Huyền ca bài này trên đài phát thanh cuả VNCH? Các bác có bao giờ hỏi tại sao lại "lính mà em" mà không là "bộ đội mà em", thường thường các bài do các nhạc sĩ thi sĩ phiá Bắc dùng chữ bộ đội hay chiến sĩ, còn phiá Nam ưa dùng chữ lính trong thơ nhạc, yta262 nói "thường thường" thôi nhé chứ không có phân biệt Bắc Nam gì, Bắc Nam đều dùng tất cả các chữ này như các bác đưa ra ví dụ rồi, yta262 không muốn lặp lại.

Bây giờ hãy nói về nhà thơ Phạm Tiến Duật (PTD), anh là một anh lính chiến lãng mạn, nhưng vài bài thơ lãng mạn cuả anh đã từng bị cấm lưu hành trong thời kỳ chiến tranh. Điển hình nhất là bài "Trường Sơn Đông, Trường Sơn  Tây", nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã phổ thơ cuả nhà thơ lính chiến PTD thành nhạc, rất sát thực, rất cụ thể, rất gần gũi với lính, để tạo thành 1 bài nhạc rất hay, ý nghiã sâu sắc. Biết đâu chừng 1 tuyệt phẩm như bài "Lính Mà Em" cũng do nhà thơ lính chiến PTD sáng tác ra? PTD đã dám đặt 1 bài thơ lãng mạn như bài "Trường Sơn Đông, Trường Sơn  Tây" mà lại sợ gì mà không dám công bố bài chả có gì ủy mị và có phần ít ướt át hơn bài "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây"?

Dù sao đi nữa, yta262 chắc chắc rằng tác giả bài thơ "Lính Mà Em" này không muốn ai biết tên tác giả vì một lý do riêng nào đó, như vậy anh em mình hãy cứ tôn trọng tác giả cứ đề là khuyết danh hay vô danh có phải hay hơn không? Ngày 27/7 các bác đi viếng mộ cuả những người lính vô danh hy sinh cho tổ quốc đó, tại sao giờ mình lại không tôn trọng ước muốn vô danh của tác giả bài thơ "Lính Mà Em" nhỉ? Biết đâu chừng tác giả bài thơ quan niệm:"chiến tranh là sự bắn giết nhau của những người không quen biết nhau để phục vụ cho những người quen biết nhau nhưng không hề bắn giết nhau!", chiến tranh như vậy đó, lính là vậy đó, "lính mà em", "chiến tranh mà em"  Grin, yta262 thấy anh em mình hãy tôn trọng tác giả, để tên bài thơ này là khuyết danh hay vô danh gì đó cũng được, tác giả bài thơ đâu cần công hầu khanh tướng hay bản quyền cầu chứng gì, bởi vì đơn giản là trong phạm vi bài thơ này, anh ta chỉ muốn anh là một "chiến sỹ vô danh" như bao chiến sỹ vô danh khác.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 10:16:00 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #504 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 01:58:51 pm »

@ Các bác CCB:

          Hôm nay là một ngày buồn đối với tôi, bên ngoài thì trời mưa , mình thì ốm người đau ê ẩm,  nước mắt nước mũi chảy ròng ròng có lẽ do thời tiết. Nhưng vẫn phải vào trang " một thời hoa lửa" thấy các bác bình thơ kinh quá , mình không có tâm trạng để góp vui với các bác.

         Check mail thì nhận được E-mail của bác Chiến c3 gửi để chỉnh lý và bổ xung  lời cho các bài hát sắp tới phục vụ chuyến đi Quảng Trị, đã bổ xung và chỉnh lý lại được một số bài.

        Đến 11h nhận được điện thoại của bác Hùng Cụt báo tin Bác Hậu cụt ( TB 68%) đang nguy kịch, bệnh viện trả về vì tai biến, đến 12h30 thì nhận được tin Bác Hậu Cụt đã về với tổ tiên.

           Anh em mới tìm thấy nhau được 5 năm, năm nào cũng sang nhà nhau chơi. Thế mà bây giờ đã ra đi ở tuổi 66 rồi . Xin chia buồn cùng gia đình bác Hậu Cụt và chúc bác yên giấc ngủ ngàn thu  Angry

Một số tấm ảnh chụp cùng bác tết tân mão vừa rồi , tại làng Thượng Phúc, xã Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội

          

                                          
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 07:05:40 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #505 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 09:54:12 pm »

NHỮNG NGÀY KHÔNG BAO GIỜ XA(1)

Ngõ nhỏ

Cái ngõ nhỏ ấy với tôi là hình ảnh chẳng có thể quên được với những  kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ. Cho đến nay sau mấy chục năm, ngõ nhỏ này đã thay đổi rất nhiều vì vấn nạn nhân mãn nhưng tôi vẫn hình dung ra nó như khi tôi vẫn còn là  đứa trẻ của hơn năm chục năm về trước.

Tên ngõ là tên của ngôi làng phát tích của một triều đại phong kiến lớn trong lịch sử Việt Nam, một triều đại đã có công đánh bại 3 lần xâm lược của 1 đế quốc lừng danh chinh phục một nửa thế giới thời đó, vó ngựa của chúng đã nghiền nát một vùng đất rộng lớn từ bờ Thái Bình Dương tới sông El-bơ. Ngõ nhỏ này nằm trên 1 phố lớn, mang cái tên Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

Theo lời kể của cha tôi, hồi ấy ông nội tôi là một tham biện lục lộ (nhân viên kỹ thuật) của Sở công chính Bắc kỳ sau nhiều năm lăn lộn trên các tuyến đường  số 2 đi Hà Giang, đường số 3 đi Bắc Kạn đã mua 1 lô đất trong cái ngõ nhỏ này và đưa gia đình đến ở trở thành một trong rất ít những cư dân đầu tiên của ngõ này vào những năm 19-20 của TK trước. Ngày ấy ngõ mang tên Tân Hưng, sau này nó được mang tên Tức Mạc, tên làng quê phát tích của triều đại nhà Trần, thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định.

Những năm cuối của thập kỷ 50, ngõ nhỏ nhà tôi thật là vắng vẻ cũng như Hà Nội lúc bấy giờ. Đầu ngõ sừng sững một cây gạo cổ thụ nằm trên đất của số nhà 107 lúc ấy là trụ sở của Tổng cục đường sắt rồi đến những cây bàng, cây sấu cùng với những cây hồng xiêm, roi, na, nhãn, ổi… và 1 bụi tre vàng bên nhà 101 làm thành những tán cây mát rượi những trưa hè oi ả. Dịp tháng ba, nếu đi từ phía phố Quang Trung về chúng tôi đã nhận ra sắc đỏ rực của những bông hoa gạo nơi đầu ngõ nhỏ thân thương.

Có cái lạ ở cái phố Trần Hưng Đạo này ngay từ khi tôi còn nhỏ cho đến bây giờ không có số nhà 103 và 105. Phải chăng từ ngày xưa những nhà quản lý đô thị đã trù liệu cho ngõ nhỏ này 2 biển số nhà nói trên (Huh).

Lối vào ngõ khấp khểnh được rải đá lẫn gạch vỡ lèn đất từ việc xây cất nhà cửa thải ra. Mãi tới những năm 80 người ta mới cho rải nhựa chấm dứt việc lầy lội mỗi khi mủa mưa đến. Nhưng ngõ bằng đất như thế lại phù hợp cho những trò chơi của lũ trẻ như đào lỗ đánh khăng, khoét lỗ đánh đáo, chơi bi, chôn kim…Từ đầu ngõ dọc theo 2 bức tường rào của nhà 101 và 107 là vỉa hè hẹp chỉ đủ một người đi, nhưng cũng lạ người ta lát gạch lá dừa đỏ au bên tường nhà 107. Bên vỉa hè này thường được quét sạch bong làm chỗ chơi cho đám trẻ hay chỗ ngả lưng buổi trưa cho những bác xích-lô hay mấy bà buôn đồng nát cũ. Ngược lại dọc bên tường nhà 101 người ta chỉ bó vỉa chứ không lát gạch cho nên mọc toàn cỏ dại lẫn chua me đất,  đặc biệt rất nhiều cỏ mần trầu. Thứ cỏ này chúng tôi có trò chơi chọi cỏ bằng cách mỗi đứa một cọng tết lại với nhau và kéo mạnh. Đứa nào thắng thì đầu cỏ của mình còn, còn đứa thua chỉ còn mỗi cọng trong tay. Ngoài ra còn có cỏ gà, dùng để chơi chọi nhưng bằng cách vụt. Những đám đất với cỏ hoang này là nơi tụi dế mèn hay làm tổ, rất thu hút đám trẻ chúng tôi lấy nước đổ vào tổ để bắt về làm dế chọi.

Ngõ gồm 1 ngõ dọc và 2 ngõ ngang mà đám trẻ chúng tôi gọi là ngõ trong và ngõ ngoài. Đi hết bức tường của 2 số nhà 101 và 107 là bắt đầu các nhà của các cư dân trong ngõ. Có tất cả 43 biển số nhà. Bên trái ngõ là nhà số lẻ (bao gồm cả ngõ trong và ngõ ngoài)  kết thúc ở số nhà 61. Số nhà chẵn chỉ ở ngõ dọc và kết thúc tại số nhà 24. Cuối ngõ là bức tường chắn, bên kia là trường Mỹ thuật quốc gia ở phố Yết Kiêu.

Ngõ ngoài rợp bóng mát của mấy cây hoàng lan cổ thụ. Đây chính là nơi tụi trẻ chơi đùa xung quanh gốc lan với những đoạn rễ lớn nổi trên mặt đất như sống lưng của những con trăn khổng lồ tạo thành những chỗ ngồi nghỉ, chỗ chơi cho mọi người. Vui nhất là những ngày người ta hái hoa lan cho các nhà bán hoa trên phỗ. Những cánh hoa lan mầu vàng xanh tỏa hương thơm ngát xếp đầy trong các rổ to để đi về các chợ. Bên trái của ngõ ngoài có 4 tòa nhà 3 tầng xây cùng một kiểu với những ô cửa rất rộng với cầu thang phía ngoài dẫn lên tầng hai. Những tòa nhà này người  để tầng 1 làm ga-ra, bếp, kho và chỗ ở cho người làm của chủ nhà. Lúc ấy hầu như các tầng 1 đều để không nên là nơi lũ con trai chúng tôi chơi trận giả hay trốn tìm. Ngõ nhà tôi ngoài mấy cây hoàng lan ở ngõ ngoài còn 2 cây ở nhà 18 và 24. Ngoài mấy cây hoàng lan còn có mấy cây ngọc lan, rặng hồng gai  bên tường rào, mấy cây ngâu, cây sói và mẫu đơn trong vườn nhà 18 và 24. Dọc dãy tường rào của nhà 101 ở đầu ngõ là rặng ăng-ti-gôn với những bông hoa nhỏ bằng đầu ngón tay út mầu hồng, mầu xanh hình trái tim vỡ. Dây leo của loại hoa này theo đường dây điện bám lên hiên tầng 2 của nhà số 1 và rủ xuống từng chùm từng chùm rất nên thơ. Nhà số 29 đối diện với nhà tôi là ăng-ti-gôn và hoa giấy tạo ra 1 giàn hoa rất đẹp trên sân thượng. Nếu như ai đã đọc các tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn sẽ thấy trong các trang sách của các tác giả đều có bóng dáng đâu đó của ăng-ti-gôn, của hoàng lan, ngọc lan…Dường như cái ngõ nhỏ này những năm ấy suốt 4 mùa đều phảng phất mùi hương của cuộc sống thanh bình.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 08:37:08 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #506 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:03:18 pm »

@nguyenhongduc: bác viết rằng ...Những bài hát của N.S.Trần Thiện Thanh không hề có tính hiếu chiến như các N.S.ở chế độ cũ khác". Nhưng Trần Thiện Thanh đã từng phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975. Là một nhạc sỹ ông ta đã sáng tác khá nhiều bài hát phục vụ cho nhiêm vụ chính trị của mình:
- Bài hát Tuyết trắng nhạc sỹ Trần Thiện Thanh viết tặng Không quân Việt Nam cộng hòa.
- Hoa biển, viết tặng Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
- Người ở lại Charlie, vinh danh Đại tá (ngụy) Nguyễn Ðình Bảo.
- Rừng lá thấp, viết tặng Đại úy Vũ Mạnh Hùng tử trận trên cầu Thị Nghè.
- Sư đoàn 1 Bộ binh hành khúc.
và bài Tình thư của lính như đã viết ở trên.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #507 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:16:40 pm »

Chào bác Tường,

   Trong ngõ Tức Mạc nhà bác, hồi những năm 1983-1985 có ông Bạch (nhà ở tầng 2 của 1 biệt thự bên trái ngõ tính từ ngoài phố vào) chuyên bán lái tia đèn hình TV.

  Ông này cùng với ông Kính (ngõTràng Tiền) quấn cao áp và ông Tiến (28 Hàng Trống) bán linh kiện điện tử là bộ ba chuyên cung cấp vật tư cho thợ TV Hà Nội. Lúc ấy mà không có 3 ông này là thợ TV bí lắm vì TV toàn loại điện tử hoặc nửa bán dẫn đem từ trong Nam ra gặp khí hạu ẩm ngoài Bắc hỏng liên tục.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #508 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:28:49 pm »

@Hai Ruộng: nói "Nhạc sĩ ANH THY là bút hiệu của Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh" xem ra không ổn bác nhỉ. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác bài hát Hoa biển tặng Hải quân Việt Nam Cộng hòa chung với Anh Thy, tên thật là Phạm Văn Khổn, cố chuẩn úy nhất hải quân. Chẳng biết đằng nào mà lần!
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #509 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:59:54 pm »

@nguyenhongduc: bác viết rằng ...Những bài hát của N.S.Trần Thiện Thanh không hề có tính hiếu chiến như các N.S.ở chế độ cũ khác". Nhưng Trần Thiện Thanh đã từng phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975. Là một nhạc sỹ ông ta đã sáng tác khá nhiều bài hát phục vụ cho nhiêm vụ chính trị của mình:
- Bài hát Tuyết trắng nhạc sỹ Trần Thiện Thanh viết tặng Không quân Việt Nam cộng hòa.
- Hoa biển, viết tặng Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
- Người ở lại Charlie, vinh danh Đại tá (ngụy) Nguyễn Ðình Bảo.
- Rừng lá thấp, viết tặng Đại úy Vũ Mạnh Hùng tử trận trên cầu Thị Nghè.
- Sư đoàn 1 Bộ binh hành khúc.
và bài Tình thư của lính như đã viết ở trên.

Chào bác Chiến, chỗ nhạc sỹ Trần Thiện Thanh (TTT) sáng tác các bài ca cho lính như bác kể ra là "Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu QLVNCH" tọa lạc tại số 2 Bis đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Hồng Thập Tự) cũng chính là nơi đã  huấn luyện bác Hai Ruộng và Wanta cho F317 đánh Fulro và đánh Pốt, huấn luyện yta262 và Sơn Tây cho F302 đánh Pốt. Nơi đây xe tăng của bác lixeta đi qua mà không chống đối gì hết (bác lixeta có kể trong hồi ký là đi qua 1 trại lính trên đường vô dinh Độc Lập nhưng không thấy phản ứng gì nên lướt qua luôn). Nhạc của nhạc sĩ TTT đã được anh em bộ đội mình hát hò an ủi nhau trong những tháng ngày gian nan làm nghĩa vụ quốc tế bên K., thiệt tình anh em hát với nhau cũng chả nghĩ nó đã từng vinh danh cho ai, chỉ thấy nó hợp với hoàn cảnh của mình thì hát, vậy nhạc sĩ TTT và số 2 Bis coi như hiếu chiến đi, nhưng vừa có công vừa có tội bác nhỉ  Grin.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 11:06:26 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM