Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:07:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290909 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #490 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 04:27:09 pm »

Bằng sự cảm nhận văn thơ thôi, tôi cũng tán thành ý kến của Baoleo.
Giọng thơ này không thể là của bác Pham Tiến Duật được.

Bác ấy cũng không nhát đến nỗi bài thơ hay thế mà không dám công bố đâu. Nó chẳng có gì ủy mị cả, và tôi (dù ở chiến trường) cũng có nghe đọc đâu đó bài thơ này trước 1975

Chuyện anh lính ngụy nhặt được bản thảo bài thơ mà chép lại thì lại càng hoang tưởng.
Logged

nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #491 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 05:04:15 pm »

RE:ký ức một thời hoa lửa-phần 2 .
Chào các bác CCb.Tôi có ý kiến này .Trong khi chưa có kết luận chính xác  bài thơ "lính mà em"thuộc về tác giả nào!..ta cứ coi bài thơ là của N.Thơ Phạm tiến Duật.nhưng tôi nghĩ :tại sao cứ là chiến sỹ G.P.Quân thì không sáng tác được thơ-hoặc văn lãng mạn?
Tôi xin điểm lại:đầu T.K.20 nhiều nhà yêu nước V.N.xuất thân từ tầng lớp quan lại-vương tôn .Đ/C Trần phú là con một tri huyện:vẫn thảo ra :luận cương chính trịC.M.T.S.dân quyền của Đảng C.S.đông-dương đó sao?
Tôi nghĩ có thể N.Thơ Phạm tiến Duật sáng tác bài thơ Lính mà em chỉ để cho riêng mình!N/T cất dưới đáy  ba-lô lúc vắng vẻ thì lấy ra đọc!!!
Nhưng vì một lý do nào đó -bị lưu truyền ra ngoài xã hội???
Chào các bácCCB...N.H.Đ.356
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 05:13:51 pm gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #492 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 06:35:02 pm »



@binhyen1960: Bác cược thế này nguy hiểm quá vì dễ biến thành ... kiến  Grin

Chào bác tralientay! Grin

 Lớp các bác lên đường ngày đó ở tuổi đời cũng rất non trẻ, lớp đàn em như BY sau này cũng vậy khi nhập ngũ cũng còn rất trẻ con, bài hát "Nỗi lòng người đi" có lẽ được sáng tác trước khi bác hay BY em được sinh ra và nhất là một thời nó bị cấm không được trình diễn trước quảng đại quần chúng. Vì vậy, để biết trọn vẹn bài hát ở thời điểm bác hay BY em nhập ngũ lúc đó không phải ai cũng có điều kiện để hiểu biết.

  Grin Vâng! Bác hiểu chính xác những gì BY đã nói và đặt hoàn cảnh của bản thân mình vào như vậy thì đúng là BY em dễ biến thành ... kiến quá. Grin

 BY em muốn nói không phải cụ thể bài hát đó mà là lời cùng ý nghĩa của bài hát Nỗi lòng người đi kia, trai HN lúc lên đường thường mang theo bên mình trên mỗi bước hành quân "Nỗi lòng" của riêng mình.

... HN ơi! Nào biết ra sao bây giờ ... Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa ... Tôi xa HN khi em 16 xuân tròn đắm say... Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy.

 Khúc này dành cho tâm trạng những người lính HN lúc lên đường đang yêu và đã có người yêu, có người để nhớ thương. Grin

 Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi ... Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ.


 Còn khúc này thì dành cho những chàng trai HN lúc lên đường vẫn còn "cô đơn" không có người để nhớ để thương và tình cảm trọn vẹn chỉ dành cho phố phường nơi mình từng được sinh ra và lớn lên ở đó . Grin

 Xin bảo đảm với bác tralientay rằng BY em vẫn "cá" tất cả những chàng trai HN lúc lên đường vẫn mang trong mình "Nỗi lòng người đi" như vậy đấy và tất nhiên là "Ôi xương tan" của bác TichTuongNhuLe chắc chắn là không thể thiếu rồi. Grin
 

@binhyen1960: bài Nỗi lòng người đi, Hai mùa mưa, Sao rơi trên biển... rất phổ biến trong lớp trẻ HN những năm 1966-1970. Hồi ấy có xử 1 vụ tuyên truyền văn hóa đồi trụy của địch mà bị cáo là Toán xồm và ban nhạc của anh ta. Trước khi có đem ra xử công khai người ta có tổ chức 1 triển lãm trong phạm vị hẹp ở khu triển lãm Vân Hồ giới thiệu về các âm mưu của Mỹ trong nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực văn hóa. Tôi được 1 người bạn có người nhà làm ở bên an ninh văn hóa có giấy mời để vào xem. Lĩnh vực văn hóa trưng bày nhiều hiện vật như sách báo, tranh ảnh, truyền đơn, các tấm ảnh giới thiệu các kiểu đầu tóc, các mốt quần áo...đặc biệt có nhiều tập nhạc với mục lục ở trang đầu tôi đọc thấy có mấy bài tôi nêu ở trên. Người ta nói rằng tập nhạc này cùng với bài Gửi người em gái MN của Đoàn Chuẩn là để đánh vào tâm lý của những người lính phải xa quê, xa HN vào Nam chiến đấu.

Cũng phải nói cho rõ hơn trong thời gian chiến tranh đố ai được nghe Tình ca, Sơn nữ ca...trên đài hay trong các đêm văn nghệ. Lòng khát khao những ca khúc tình yêu trong giới HS-SV rất mãnh liệt, cũng may là có nhiều ca khúc của nước Nga Xô-viết đã giúp cho họ thêm các gia vị của đời sống tinh thần. Cùng với các ca khúc CM, những ca khúc vể tình yêu của người chiến sĩ Hồng quân, về tình cảm với quê hương đã ra trận cùng với thế hệ chúng tôi.

  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #493 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 06:54:15 pm »

Hầu tiếp các bác lời bài hát "Tình thư của lính":


Tình Thư Của Lính
Trần Thiện Thanh

Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác aó treilli
Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây
Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu,
Một thằng ước ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao.

Đồn anh bên sông cạn, và hoàng hôn ưa tắm đáy sông thư,
Nhiều tên trong đơn vị gọi đùa anh chiến sĩ của mộng mơ,
Thường khi hai ba thằng, chiều chiều ra bờ vắng ngắm mông lung.
Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm. Một thằng tìm hình lấy xem.

Thư của lính không xanh màu trời như mong nhớ đâu em.
Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.
Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngaỵ
Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.

Chiều hôm kia thăm làng, tiểu đội anh ra đứng gác ven ranh.
Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh.
Để cho anh nghe thèm, đường chiều xưa ngời sáng áo em xanh.
Thèm một nét môi, một lần về phép thôi, và mình thì lại có đôi.

Thư của lính thư không được dài như mong ước đâu em.
Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em

Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #494 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 07:10:38 pm »

Đây là tác giả của bài hát "Tình thư của lính" :

Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một nhạc sĩ Việt Namchuyên viết về nhạc trữ tình. Bút hiệu ông thường dùng là TTT nhưng thỉnh thoảng ông cũng ký tên Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận). Ông còn là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Nhật Trường. Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975. Ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng ("tứ trụ nhạc vàng"), ba người còn lại là:Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh.
Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết. Ông đến Sài Gòn năm 1958 và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt của ông được giới yêu nhạc Sài Gòn yêu mến.
Trần Thiện Thanh nguyên là giáo viên trung học, tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975. Ông làm việc tại Ðài Phát thanh và sau đó Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài và sau năm 1968 ông còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.
Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là “Tiếng Hát Đôi Mươi”. Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi ("nữ hoàng" của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) hát phụ họa cùng với ông.
Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh và đài Truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay ca diễn với Thanh Lan.
Hai chủ đề lớn trong sáng tác của ông là tình yêu và tình lính. Ông sáng tác nhiều nhạc về lính, nhưng nhạc lính của ông thường không có thù hận, gay gắt hoặc kích động, thúc quân hoặc u uất, bi thảm mà nhạc của ông thường trong sáng vui tươi làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ.
Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Tới năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Trần Thiện Thanh từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù trong những năm ít xuất hiện trên sân khấu, ông vẫn soạn nhạc.
Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết duyên với nữ ca sĩ Mỹ Lan.
Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster,Quận Cam do bệnh ung thư phổi.
"Tình thư của lính" sáng tác trong biến cố Tết Mậu Thân 1968. Trong dịp này ông là Trung đội trưởng Trung đội ứng chiến phòng thủ Biệt Khu Thủ Đô. Tình thư của lính, sáng tác trong biến cố Tết Mậu Thân 1968. Trong dịp này ông là Trung đội trưởng Trung đội ứng chiến phòng thủ Biệt Khu Thủ Đô.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #495 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 08:28:20 pm »

[quote author=chientruong link=topic=20537.msg323812#msg323812 date=13130533
  ...Bác lxt và các bác CCB ,  Tôi đã đọc hầu hết các bài của các bác, đã xem mhiều ảnh rất đẹp nhưng nơi mà các bác đá đến. Bác Lxt , có lẽ Bác  là CCB may mắn nhất đấy, đi khắp nơi, ở đâu cũng thấy dấu chân Bác. từ biển đảo, Điên biên phủ đến các mặt trận cam go thời kháng chiến đều thấy có hình của Bác. Bác thật hạnh phúc.
[/quote]

@chientruong: Tôi là một thằng có máu lãng tử. Hay lọ mọ đi đây đó trên khắp đất nước mình. Tôi có kế hoạch sẽ đi nốt những miền vùng chưa đến của đất nước. Mỗi năm có gần 20 ngày phép toàn để giành để đi. Được cái trong anh em chúng tôi cũng đều có máu như vậy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #496 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 09:27:23 pm »

        Bác LXT là người có máu đi du lịch,  khám phá, hai nữa bác làm ở Ngân hàng nên lương cao lắm và người hoạt động tích cực, và tình nghĩa trong hàng ngũ anh em CCB nên nơi nào cần là bác mõ LXT có mặt ngay. Nhiều lần bác đã rủ chúng tôi đi, có bố trí hẳn hoi nhưng vì điều kiện không thể vắng mặt ở nhà cũng như CQ lâu được nên xin cáo.

        Nhìn thấy bác kể chuyện đi du lịch bằng những hình ảnh chân thực anh em cũng mừng cho bác vì có Đ/K sức khỏe, kinh tế và thời gian, mong bác được đi sang Anh, Pháp Mỹ... về để kể chuyện cho anh em CCB " ếch ngồi đáy giếng" nghe Grin
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #497 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 09:45:55 pm »

RE:Ký ức một thời hoa lửa-phần 2
 Ồ Bạn Chiến c3 1972 ,kiến thức Âm nhạc của bạn quả là rất rộng,Nhạc sỹ Trần thiện Thanh-ca sỹ Nhật trường là một "hiện tượng " của nền Âm nhạc Việt nam Thế kỷ 20 Ông vừa sáng tác -vừa hát ,cả hai lĩnh vực đều xuất sắc!,...Về điều đó chỉ có Nhạc sỹ Trần Tiến(em ruột N.S.N.D.Trần Hiếu )ở miền bắc là có thể so sánhđược!!
Ngoài các bài hát mà bạn nêu ở trên N.S.Trần thiện Thanh còn là tác giả của bài hát Tuyết trắng ,cũng rất hay.:
Lời bài hát :
Anh biết chiều nay ,em anh buồn lắm.
đã hẹn nhưng chẳng thấy em sang
khi nắng công trường soi bóng em
...Những bài hát của N.S.Trần thiện thanh không hề có tính hiếu chiến như các N.S.ở chế độ cũ khác,
Một lần nữa xin cảm ơn Chiến C3 1972
N.H.Đ.356
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #498 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 09:58:34 pm »

@nguyenhongduc và các bác: các bác quá nhời chứ tôi đâu có được như các bác nói. Chỉ là chịu khó tìm tòi, "cần cù bù thông minh" ấy mà. Nhà tôi có ông cụ thông thái lắm, không biết cái gì tôi lại hỏi cụ ấy cả đấy. Cụ ấy tên Việt là Biết Tuốt còn tên Tây là Google đấy các bác ạ. Grin
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #499 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 10:27:08 pm »

        Bác LXT là người có máu đi du lịch,  khám phá, hai nữa bác làm ở Ngân hàng nên lương cao lắm và người hoạt động tích cực, và tình nghĩa trong hàng ngũ anh em CCB nên nơi nào cần là bác mõ LXT có mặt ngay. Nhiều lần bác đã rủ chúng tôi đi, có bố trí hẳn hoi nhưng vì điều kiện không thể vắng mặt ở nhà cũng như CQ lâu được nên xin cáo.

        Nhìn thấy bác kể chuyện đi du lịch bằng những hình ảnh chân thực anh em cũng mừng cho bác vì có Đ/K sức khỏe, kinh tế và thời gian, mong bác được đi sang Anh, Pháp Mỹ... về để kể chuyện cho anh em CCB " ếch ngồi đáy giếng" nghe Grin

@TMH: bác qua lời làm cho tôi ngượng quá. Máu lãng tử thì có nhưng đi ra khỏi nước nhà thì quá sức mình trong khi sức mình chỉ có thể đi trong nước mà đã đi hết đâu. Đi Âu, Mỹ trước mắt đã có du lịch qua màn ảnh nhỏ và bổ sung bằng Google vậy.




Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM