Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:42:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290632 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #480 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2011, 11:05:26 pm »

Như thế thì phải tìm rỏ xuất xứ của bài thơ thì mới phân tích chính xác được. Bác có thể cho biết xuất xứ bài thơ này được không ? Tôi nhớ tác giả là Văn Thảo Nguyên, nhưng không biết tiểu sử tác giả. Còn nó ra đời trong hoàn cảnh nào cũng không rỏ.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #481 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 12:23:06 am »

@lamson1981: bạn đọc cái này nhé. Cho đến bây giờ cũng chẳng ai biết được người nào là tác giả của bài thơ "Lính mà em". Vậy thì bạn có thể thêm thắt hoặc thay đổi thế nào tùy ý.

Bài thơ "Lính mà em" của ai?

20.01.2008
 Sau khi Phạm Tiến Duật qua đời, tình cờ, một lần vào trang web nguyenkhacphuc.com, tôi thấy nhà văn Nguyễn Khắc Phục cho đăng bài thơ "Lính mà em" của nhà thơ quá cố. Bài thơ đã gây ấn tượng mạnh trong tôi bởi yếu tố lãng mạn trữ tình được thể hiện qua những dòng cảm xúc thật chân thành của một người lính trong cuộc chiến đang ở vào thời kỳ vô cùng khốc liệt. Xét về mặt thi pháp, "Lính mà em" thuộc một "kênh" khác hẳn với những gì trước đó Phạm Tiến Duật đã viết. Nó thuộc vào "phần chìm" của tư tưởng nghệ thuật, thoát ra khỏi những ràng buộc của hệ ý thức, khẳng định tư cách cá nhân của người nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo. Với bài thơ này, tất nhiên, lúc ấy, tốt nhất là nên cất dưới đáy ba lô, còn nếu dại dột mà hở ra thì cái "vạ" có khi còn "đậm" hơn cả "Vòng trắng" sau này.

Đang định viết vài dòng bình thi phẩm lãng mạn khá hiếm hoi thời chiến chinh này  gửi vào "trannhuong.com" để tưởng nhớ hương hồn nhà thơ Trường Sơn thì tôi lại đọc được một tư liệu khá bất ngờ trên Blog ABA.ABA.ABA của ông bạn Lưu Đình Tuân về bài thơ trên.( Lưu Đình Tuân, tuổi Hổ (1938), vốn là giáo viên giảng dạy môn toán PTTH, đa tài, giỏi tiếng Pháp, tiếng Bồ, viết thư pháp chữ Hán có hạng, đã từng làm chuyên gia giáo dục Phi châu, dịch nhiều sách của Viễn Đông bác cổ sang tiếng Việt. Là một tay giang hồ lãng tử, HọLưu (Chắc không phải là hậu duệ Lưu Bị) đã nhiều lần "du hành" xuyên Việt bằng con xe "bố già" long song sọc, chiếc laptop và chiếc máy ảnh"lười" kỹ thuật số...).

Lưu Đình Tuân hiện đang là phiên dịch tiếng Bồ và tiếng Pháp cho huấn luyện viên trưởng và một số cầu thủ nước ngoài của CLB bóng đá hạng nhất tỉnh Tây Ninh. Ông có một người anh họ là Vũ Quốc Chấm. Đầu năm 1975, Đà Nẵng thất thủ, ông Chấm khi ấy thuộc quân Giải phóng, nhân lúc lộn xộn ở phi trường, có lượm được cuốn sổ tay của người lính Việt nam cộng hòa nào đó để lại, trong đó chép bài thơ "Lính mà em". Chuyện ấy cũng là lẽ thường, miễn bàn luận nếu không có một cô bé phát hiện ra, trong sổ tay chị gái mình cũng có bài thơ giống hệt như thế (chỉ khác vài ba chữ) mà tác giả lại là... một người lính Sài gòn...

 ... Riêng bài thứ ba dưới đây, anh Chấm nói với tôi đại khái:" Cái bọn lính Ngụy chúng nó cũng thích thơ chú ạ. Năm 75, lúc vào sân bay Đà Nẵng, giấy tờ ngổn ngang, anh vớ được quyển sổ tay, chép nhiều bài thơ hay ra phết, bài này anh nhớ nhất, anh đọc chú nghe; ấy, cái thời nào nó phải theo thời ấy, chú ạ; nó là bài thơ của người em gái động viên cái bọn lính tiền tuyến ấy mà! Bài ấy như thế này:

Lính mà em

Em trách anh sao gửi thư chậm thế,
Em đợi hòai sẽ giận cho xem.
Biên thư cho em bao giờ anh muốn thế,
Hành quân đường dài đấy chứ.
Lính mà em!
Anh gửi cho em mấy cành hoa dại,
Để làm quà, không về được em ơi,
Không dạo mát nửa đêm cùng em được,
Thôi đừng buồn em nhé.
Lính mà em!
Hẹn nghỉ phép, anh cùng em dạo phố,
Tay chiến binh đan đầu ngón tay mềm,
Em xót xa đời anh nhiều đau khổ,
Anh chỉ cười nói:
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm,
Trời mưa hai đứa đứng bên thềm,
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím,
Anh quen rồi, không lạnh.
Lính mà em!
Anh kể chuyện hành quân và gối súng,
Trăng đêm đầu không đủ viết thư đâu,
Biên thư cho em nét nhòe như vụng.
Hiểu giùm anh, em nhé!
Lính mà em.
Ghét anh ghê, chỉ có tài biện luận,
Làm người ta thêm nhớ thương nhiều.
Em xa lánh những ngày vui trên phố,
Để nhớ người hay nói
 “Lính mà em”.
                         Vũ Quốc Chấm (sưu tầm)
                        Sân bay Đà Nẵng 1975
     

Trở lại bài thơ

Cái li kì của bài thơ này không phải là ở chỗ “người em” của Thôi Hộ không biết bây giờ đi đâu, mà ở chỗ nó ngược lên nữa mình chắp nối lại theo kỹ thuật “truyện trinh thám An Nam” như sau:

Nhà thơ Phạm Tiến Duật, khi ở Trường Sơn, làm bài thơ này nhưng dấu đơn vị vì nội dung ủy mị quá, không có lợi cho cách mạng. Nhưng có lẽ tiếc chiếc “áo gấm đi đêm” hay vì lí do nào đó, bài thơ được tên lính ngụy nào đó chép vào sổ tay, để rồi, khi tháo chạy/chết, quyển sổ tay rơi vào tay ông anh Chấm mình. Và cuối cùng, khi nhà thơ Phạm Tiến Duật chết rồi, nhà văn Nguyễn Khắc Phục mới công bố nó trên trang web của mình, mà 27-12-2007 mình tình cờ vào được, nay copy lại như sau:

LÍNH MÀ EM
                          Phạm Tiến Duật
 
Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ
Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ,
Lính mà em!
Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
Để làm quà không về được em ơi
Không dự lễ Nô- En cùng em được
Thôi đừng buồn em nhé,
Lính mà em!
Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh mỉm cười rồi nói,
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
Anh che em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi không lạnh,
Lính mà em!
Anh kể em nghe chuyện trong này
Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu
Thư Anh viết chữ mờ nét vụng
Hãy hiểu dùm Anh nhé,
Lính mà em!
Ghét Anh ghê chỉ được tài biện hộ
Làm cho người ta thêm nhớ thương
Em xa lánh những ngày vui trên phố
Để nhớ người hay nói,
Lính mà em!
Như vậy là ông Duật cho tới lúc chết vẫn là thằng cáy và ông Phục là thằng tốt với bạn bè, chẳng quản đến thân.

Nhưng khoan, vẫn chưa hết truyện li kì

Khi mình đang vào trang nguyenkhacphuc.com – canhcualieutrai@yahoo.com.vn, gọi cô phụ trách máy tới xem để in ra. Cô này liếc qua, nói “Ơ bác cũng thích thơ à?” – “Ừ, thế mày có thích không? Xem đi!”. Cô bé chăm chú một lúc, rồi nói: “Ơ, cháu cũng biết bài này, à không, nó có mấy chỗ khang khác. Giống cái bài trong sổ thơ của chị cháu. Để cháu về xem lại”."

Vậy thì rốt cuộc, bài thơ "Lính mà em" là của ai? Của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà người lính Cộng hòa nào đó vô tình "nhặt được" bản thảo rơi trên đường hành quân, chép vào sổ tay rồi đến khi thành phố thất thủ, anh ta "bỏ của chạy lấy người" di tản (hoặc tử thương) tại phi trường hay là ngược lại? Rất mong có sự minh định từ những người lính của cả hai bên đã từng tham gia cuộc chiến và bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến văn chương.


Xuân Mậu Tý
Đặng Văn Sinh
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #482 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 12:39:40 am »

Như thế thì phải tìm rỏ xuất xứ của bài thơ thì mới phân tích chính xác được. Bác có thể cho biết xuất xứ bài thơ này được không ? Tôi nhớ tác giả là Văn Thảo Nguyên, nhưng không biết tiểu sử tác giả. Còn nó ra đời trong hoàn cảnh nào cũng không rỏ.
Những bài thơ như vậy, tác giả thực là ai thì khó biết, nhưng đánh đúng tâm trạng một thời của một lớp người nên nó hay nằm trong sổ tay của các chàng, các nàng lính xuất thân học trò thời 6x-7x thế kỷ trước bất kể là ở phía nào trong cuộc chiến.

Còn Văn Thảo Nguyên thì có lẽ không phải đâu bác lamson1981 ạ, đó là một nhà thơ quân đội em đã từng gặp, tham gia quân đội từ thời chống Pháp, tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào. Các bác còn nhớ bài hát "Bài ca bên cánh võng" của nhạc sỹ Nguyên Nhung không, lời bài hát là thơ của bác Văn Thảo Nguyên đó.  

Còn đối với các bác CCB SV đã U60, đã trở về qua chiến tranh, đã đi hết những thăng trầm lớn nhất của cuộc đời mình, mỗi ngày còn sống là một ngày thấy "có lãi", em xin tặng các bác bài thơ "Đời" trong tập "Cửa đã mở" của nhà thơ Việt Phương, nguyên thư ký của cụ Phạm Văn Đồng hồi xưa, các bác nhớ cho là bài này cụ Việt Phương làm khi bát tuần đấy nhé :

Đời

Gian hùng thế cuộc đời ơi
Ngón đòn thật độc nụ cười như hoa
 
Vị tha lắm cuộc đời ta
Người là tình nghĩa thiết tha dâng người
 
Oan khiên thế cuộc đời ơi
Thổi lên kẻ xấu dập vùi người ngay
 
Thanh tao lắm cuộc đời này
Mái nghèo thơm thảo tháng ngày kiên trinh
 
Gian nan thế cuộc đời mình
Chưa qua máu lửa đã rình đau thương
 
Bao dung lắm cuộc đời thường
Chắt chiu từng chút áo cơm cho người
 
Công bằng lắm cuộc đời ơi
Nắng hanh nhắc nhủ những lời thề xưa
 
Sóng trời kiên nhẫn vô bờ
Đời người đằng đẵng gieo chờ niềm vui
 
Nhân tình lắm cuộc đời ơi
Niềm tin gửi ở những người hôm nay
 
Việt Phương (Cửa đã mở)
Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #483 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 06:56:20 am »

Không rỏ chắc chắn xuất xứ của bài thơ thì thôi đành công nhận bản gốc là bài thơ mà bác chienc3-1972 đưa ra. Vậy thì tôi đành phải làm " nhà bình luận thơ " để có những nhận xét như đã nói ở trên.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #484 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 10:56:22 am »

...
Còn đối với các bác CCB SV đã U60, đã trở về qua chiến tranh, đã đi hết những thăng trầm lớn nhất của cuộc đời mình, mỗi ngày còn sống là một ngày thấy "có lãi", em xin tặng các bác bài thơ "Đời" trong tập "Cửa đã mở" của nhà thơ Việt Phương, nguyên thư ký của cụ Phạm Văn Đồng hồi xưa, các bác nhớ cho là bài này cụ Việt Phương làm khi bát tuần đấy nhé :

Đời

Gian hùng thế cuộc đời ơi
Ngón đòn thật độc nụ cười như hoa
 
Vị tha lắm cuộc đời ta
Người là tình nghĩa thiết tha dâng người
 
Oan khiên thế cuộc đời ơi
Thổi lên kẻ xấu dập vùi người ngay
 
Thanh tao lắm cuộc đời này
Mái nghèo thơm thảo tháng ngày kiên trinh
 
Gian nan thế cuộc đời mình
Chưa qua máu lửa đã rình đau thương
 
Bao dung lắm cuộc đời thường
Chắt chiu từng chút áo cơm cho người
 
Công bằng lắm cuộc đời ơi
Nắng hanh nhắc nhủ những lời thề xưa
 
Sóng trời kiên nhẫn vô bờ
Đời người đằng đẵng gieo chờ niềm vui
 
Nhân tình lắm cuộc đời ơi
Niềm tin gửi ở những người hôm nay
 
Việt Phương (Cửa đã mở)


@qtdc: Nói về nhà thơ VP tôi còn nhớ năm 1969 khi mới vào trường DHXD thì ở trường có 2 câu chuyện nhiều xì xầm nhất của 2 ông P: Một ông là 1 nhà KH đưa ra luận thuyết nếu như phép tính toán của ông là đúng thì thuyết tuơng đối của Anhstanh chỉ là 1 trường hợp cụ thể của lý thuyết của ông ấy và nhà thơ VP với những câu thơ trong tập Cửa mở đại để như đã là đồng chí thì đều là tốt...đồng hồ LX tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ/ Trăng TQ tròn hơn trăng nước Mỹ.... thế kỷ này người ta đánh nhau để đến những năm 2000 mạng nhười như hòn sỏi... Tôi chỉ nhớ bập bõm như vậy. Sau đó nghe nói số phận của nhà thơ có nhiều long đong, lúc đó ông chưa đầy 50 tuổi. Cho đến bây giờ khi chúng ta ở U60 mới thấy những vần thơ của ông đã đi trước thời đại non nửa thế kỷ. Phải chăng ở cương vị công tác của ông cũng như với học vấn như thế ông đã biết nhiều điều mà chỉ dám gửi tâm sự của mình vào những vần thơ mà thôi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #485 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 11:48:26 am »



@binhyen1960: Bác cược thế này nguy hiểm quá vì dễ biến thành ... kiến  Grin

Chào bác tralientay! Grin

 Lớp các bác lên đường ngày đó ở tuổi đời cũng rất non trẻ, lớp đàn em như BY sau này cũng vậy khi nhập ngũ cũng còn rất trẻ con, bài hát "Nỗi lòng người đi" có lẽ được sáng tác trước khi bác hay BY em được sinh ra và nhất là một thời nó bị cấm không được trình diễn trước quảng đại quần chúng. Vì vậy, để biết trọn vẹn bài hát ở thời điểm bác hay BY em nhập ngũ lúc đó không phải ai cũng có điều kiện để hiểu biết.

  Grin Vâng! Bác hiểu chính xác những gì BY đã nói và đặt hoàn cảnh của bản thân mình vào như vậy thì đúng là BY em dễ biến thành ... kiến quá. Grin

 BY em muốn nói không phải cụ thể bài hát đó mà là lời cùng ý nghĩa của bài hát Nỗi lòng người đi kia, trai HN lúc lên đường thường mang theo bên mình trên mỗi bước hành quân "Nỗi lòng" của riêng mình.

... HN ơi! Nào biết ra sao bây giờ ... Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa ... Tôi xa HN khi em 16 xuân tròn đắm say... Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy.

 Khúc này dành cho tâm trạng những người lính HN lúc lên đường đang yêu và đã có người yêu, có người để nhớ thương. Grin

 Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi ... Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ.


 Còn khúc này thì dành cho những chàng trai HN lúc lên đường vẫn còn "cô đơn" không có người để nhớ để thương và tình cảm trọn vẹn chỉ dành cho phố phường nơi mình từng được sinh ra và lớn lên ở đó . Grin

 Xin bảo đảm với bác tralientay rằng BY em vẫn "cá" tất cả những chàng trai HN lúc lên đường vẫn mang trong mình "Nỗi lòng người đi" như vậy đấy và tất nhiên là "Ôi xương tan" của bác TichTuongNhuLe chắc chắn là không thể thiếu rồi. Grin
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #486 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 12:25:39 pm »

...
.....

Đời

Gian hùng thế cuộc đời ơi
Ngón đòn thật độc nụ cười như hoa
 
Việt Phương (Cửa đã mở)


@qtdc: Nói về nhà thơ VP tôi còn nhớ năm 1969 khi mới vào trường DHXD thì ở trường có 2 câu chuyện nhiều xì xầm nhất của 2 ông P: Một ông là 1 nhà KH đưa ra luận thuyết nếu như phép tính toán của ông là đúng thì thuyết tuơng đối của Anhstanh chỉ là 1 trường hợp cụ thể của lý thuyết của ông ấy và nhà thơ VP với những câu thơ trong tập Cửa mở đại để như đã là đồng chí thì đều là tốt...đồng hồ LX tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ/ Trăng TQ tròn hơn trăng nước Mỹ.... thế kỷ này người ta đánh nhau để đến những năm 2000 mạng nhười như hòn sỏi... Tôi chỉ nhớ bập bõm như vậy. Sau đó nghe nói số phận của nhà thơ có nhiều long đong, lúc đó ông chưa đầy 50 tuổi. Cho đến bây giờ khi chúng ta ở U60 mới thấy những vần thơ của ông đã đi trước thời đại non nửa thế kỷ. Phải chăng ở cương vị công tác của ông cũng như với học vấn như thế ông đã biết nhiều điều mà chỉ dám gửi tâm sự của mình vào những vần thơ mà thôi.


Bác Tường nói đúng: thời em vào trường vẫn nghe chuyện này, đó là thầy Nguyễn Hoàng Phương, dạy vật lý ở Tồng hợp, người lúc đầu có ý định chứng minh thuyết tương đối của Anhxtanh bằng toán học đấy, sau đó thầy thấy rằng nếu lý thuyết của thầy đúng, thuyết của Anhxtanh sẽ là một trường hợp riêng. Nghe nói thầy gửi công trình của mình ra nước ngoài, người ta xem xong trả về và nói đại ý rằng: chúng tôi đã từng làm cái việc mà ông đang làm, nhưng rồi thấy bế tắc nên thôi. Thầy rất khoái lý thuyết tập mờ (Fuzzy set) của nhà toán học Mỹ Zadeh.

Còn cụ Việt Phương thì tuyệt. Những trí thức như vậy bây giờ ít còn thấy. Họ-trong một nghĩa nào đó, đã đi trước thời đại nên lẻ loi và "vấp" và đó là cái mà ta hay gọi là "rất giỏi nhưng không thuộc bài". Nhưng có sao đâu, tinh thần lạc quan biện chứng của họ rất-rất đáng nể, tương lai sẽ chứng minh là họ đúng sai thế nào, mà có những cái ta đã thấy rồi. Không biết con cháu rồi có bằng nổi các cụ không đây. Học sinh thi Sử điểm kém cả loạt, Bộ trưởng Giáo dục nói rằng bình thường, ừ thì đúng là bình thường thật, khi mà Bộ trưởng đã nói thế, ông là Bộ trưởng mà.

Bác học tiếng Pháp, có nhớ nhà thơ Pháp cuối thế kỷ 19- "poète maudit"- Arthur Rimbaud và bài thơ "Nguyên Âm" (Voyelles") không?
A noir, E blanc, I rouge, U vert, O bleu: voyelles....
thì đây "Cửa mở" của Việt Phương hồi xưa, cũng rất hiện đại :

"....Đường phố như chiếc ống -vạn- hoa- giàu- đột- biến
Từng phút vụt đổi thay những cảnh huy hoàng
Ô hôm nay ta bỗng nhìn thấy màu của tiếng
Trẻ nhỏ tiếng màu xanh, xe điện tiếng màu vàng
Nhịp guốc đi đỏ màu mận chín
Còi ô tô đen nhánh màu than....


Em có thằng bạn Việt Kiều Mỹ bất đắc dĩ, sau hàng chục năm về lại Việt Nam, nó vẫn nhớ đến những con người như vậy đấy bác ạ.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #487 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 12:43:31 pm »

Re:ký ức một thời hoa lửa -phần 2
Chào các bácLe xuan tuong,Chienc3,Lam son 1981, Qtdc và anh em trong :topic"
Vậy là đã rõ Bài thơ :lính mà em" 90% là của nhà thơ Phạm tiến duật,còn 10% chỉ nhà thơ biết mà thôi!
Sức mạnh của ngòi bút nhiều khi còn đáng sợ hơn cả bom đạn:Một bài thơ của nhà thơ Phia Quân giải phóng,lại có thể nằm trong túi một người lính :Phía bên kia"...
Hồi 1972 tôi có được nghe Hùng cường song ca cùng Mai lệ huyền  bài Lính mà em,tuy lời có sửa để qua lưới kiểm duyệt! Một sỹ quan tâm lý chiến của phía bên kia hát bài hát của Q.G.Phóng...Với sự kỳ lạ đó thiết nghĩ Bài thơ Lính mà em Xứng đáng được đưa vào Topic:Những chuyện lạ có thật ở chiến trường"...Tôi trộm nghĩ như vậy có được không các bác"CỰU"...
N.H.Đ.356
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
chientruong
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #488 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 04:02:29 pm »

KG : Các bác CCB,
 Trước hết phải cám ơn Bác ChienC3 đã Pót lên mạng bài thơ "  Lính Mà Em " Rồi lại được nghe các bác Comment về bài thơ này. Thật đúng là một thi phẩm tuyệt tác, rất giản dị, rất chữ tình, rất lãng mạn và cũng rất đời thường về một mối tình chớm nở của ngừoi lính nói chung và một cô gái thư sinh trên  giảng đường. Bài thơ này không chỉ đúng với chúng ta mà còn cả với những người linh bên kia chiến tuyên, chả thế mà các bác phát hiên ra bài thơ này cũng nằm trong balô của người linh VNCH.Tôi nghĩ bài thơ này cũng có thể sang ngang với bài " Màu tím hoa sim " đấy. Tuần trươc toi có đọc Topic " Nghĩa tình đông đội " trong đó có đăng gần 50 bài thơ viết cho lính cũng thấy có bài thơi " lính mà em " ghi tác giả là Pham tiến Duật. Có thể đích  thị 100% tác giả của bài thơ này là của nhà thơ quá cố Pham tiến Duât.
  Bác lxt và các bác CCB ,  Tôi đã đọc hầu hết các bài của các bác, đã xem mhiều ảnh rất đẹp nhưng nơi mà các bác đá đến. Bác Lxt , có lẽ Bác  là CCB may mắn nhất đấy, đi khắp nơi, ở đâu cũng thấy dấu chân Bác. từ biển đảo, Điên biên phủ đến các mặt trận cam go thời kháng chiến đều thấy có hình của Bác. Bác thật hạnh phúc.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #489 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 04:16:02 pm »

Bài thơ 'Lính mà em" này, cá nhân baoleo tôi biết nó vào năm 1972, khi đi sơ tán bom B52, qua các bạn gái học cùng lớp, đọc tặng mấy bạn trai, khi nhận giấy Khám Nghĩa vụ.
Cho nên không thể nói là sau 75 mọi người mới biết.
Lúc đó, mọi người cũng chỉ nói là thơ khuyết danh.
Khẩu khí của bài thơ, theo tôi, không thể là của bác Duật.
Đây là khẩu khí của 1 người được liệt vào loại tiểu tư sản, chuyên sống ở thành thi. Bác Duyệt không thuộc lớp người này. Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM