Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:27:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290619 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #410 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 08:31:39 pm »

Báo cáo các bác CCB:

     Chiều nay theo chỉ thị của bác mõ LXT em sang nhà "Minh Điếc" để đưa sản phẩm quê hương Nam Định, tình cờ gặp lúc gia đình bắt đầu bầy mâm, Minh điếc mời em ở lại để có người tiếp ông em "dê" cuả vợ. Đang uống dở vợ gọi về, Minh gửi một số ảnh để đang lên diễn đàn.
Rượu vào lời ra em viết vội máy dòng xin ý kiến các bác như sau :

Kỷ niệm chiều mưa bão

Chiều nay sang nhà Đại Minh

Đưa ruốc của bạn Trực Ninh gửi về

Trời mưa giông bão dầm dề

Đại Minh mời chén rượu quê uống cùng

Gia đình em vợ ngồi cùng

Ăn uống vui vẻ chúc mừng chuyến đi

Uống rồi Minh " điếc" đem khoe

27 tháng 7 tại nhà Định Công

Tổ chức vui vẻ tưng bừng

Liên hoan văn nghệ chào mừng Thương binh

Gia đình chính sách, bệnh binh

Lão thành cách mạng, có công nhà mình

Cuộc vui dang dở phải dừng

Điện thoại vợ gọi, nhà mình ăn cơm

Cám ơn Minh "điếc" sớm hơn

Theo lời vợ gọi, ăn cơm ở nhà ./.



Một số ảnh chào mừng 27/7 /2011 tổ chức tại nhà CT1B, DN2 Định công , Hoàng Mai, Hà Nội
Lễ chào cờ




văn nghệ chào mừng



tặng quà Gia đình chính sách



Gia đình chụp ảnh lưu niệm Minh "điếc" và cháu nội, vợ Minh "điếc" ( Bích Liên bên trái)




« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 08:51:08 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #411 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 09:13:29 pm »

Hành trình về với đồng đội tại Quảng Tri (tiếp theo)

Từ TX QT đi xuôi theo đường 1 chừng 5km bên phía đường tầu là NTLS xã Hải Phú, huyện Hải Lăng.Tại đây có hơn 2000 mộ LS. Các anh ở nhiều đơn vị đã tham chiến và hy sinh trong khu vực này. Tại đây chúng tôi đã tìm thấy mộ của Nguyễn Hữu Sản cũng ở c17/e95/f325. Sản đã được đưa về quê tại Quế Võ, Bắc Ninh. Sản là SV K14X của ĐHXD, cùng nhập ngũ 27/5/1972. Số SV ĐHXD bổ sung cho c17/e95 là 10 người và hy sinh 3 là Nguyễn Trần Được, Lê Văn Huỳnh và Nguyễn Hữu Sản. Cả 3 đều hy sinh ở Tích Tường - Như Lệ giai đoạn sau khi mất Thành cổ QT.





Tại NT này chúng tôi đã tìm thấy mộ của LS Trịnh Hồng Ngại, chiến sĩ của c17/e95/f325 cùng đại đội với Lê Cường. Anh hy sinh ở Tích Tường-Như Lệ. Trên bia mộ lại để quê ở Nghệ An, đồng đội c17 đã thông báo vể quê của Ngại ở Yên Mỹ, Hưng Yên. Sau đó hơn 1 tháng ngày 16/9/2006 gia đình và chúng tôi đã vào đưa anh về quê hương. Hôm đó trùng với ngày mất Thành cổ QT cách đấy 34 năm.







NTLS huyện Hải Lăng








Vợ chồng ông bà quản trang của NTLS Hải Lăng. Ông nguyên là Trưởng phòng Nông nghiệp và PT nông thôn huyện Hải Lăng. Sau khi về hưu ông đã tình nguyện ra làm quản trang để chăm sóc phần mộ của hàng ngàn LS từ mọi miền quê hiện đang an nghỉ tại đây.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 01:36:21 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #412 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 10:26:24 am »

Tiếp sức cùng bác mõ LXT một số ảnh " hành trình về với đồng đội Quảng Trị ( bác mõ ghi chú hộ)





Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #413 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 10:33:22 am »

Tiếp ảnh

NTLS Triệu an

Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #414 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 01:03:10 pm »

Tiếp sức cùng bác mõ LXT một số ảnh " hành trình về với đồng đội Quảng Trị ( bác mõ ghi chú hộ)


NTLS Triệu Long trước khi được nâng cấp 4/2001


Những người lính cùng nhập ngũ và huấn luyện tại d60/f304B tại Tân Đức, Phú Bình, Bắc Thái (5/1972) gặp nhau trong ngày khánh thành Tháp chuông Thành cổ 30/4/2007. Đoàn Xuân Hòa cùng vợ con (2,3,4 từ trái sang). Hòa là SV ĐH Công nghiệp nhẹ huấn luyện ở c3/d60 còn anh em ĐHXD chúng tôi ở c1 và c2. Khi về e101/f325 Hòa ở c10/d3. Hiện tại Hòa là Cục phó cục chế biến sản phẩm sau thu hoạch (tôi gọi là Cục chế biến lông sản phụ Grin Grin Grin). Đây là nhà thơ đích thực (hội viên hội nhà thơ VN ) chứ không phải là loại bút le như anh em mình.  


Tháp chuông Thành cổ trong đêm khánh thành với chương trình Khúc tráng ca về một dòng sông 30/4/2007

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 09:31:38 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #415 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 07:00:59 pm »

Hành trình về với đồng đội tại Quảng Tri (tiếp theo)

NTLS xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng nằm xa các trục đường chính giữa 1 vùng cát trắng. Tại đây trong những năm chiến tranh đã diễn ra những trận chiến quyết liệt ven TX QT. Hưởng ứng phong trào Cả nước chung tay chăm sóc NTLS do báo Lao động phát động, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã tài trợ toàn bộ chi phí tu bổ và nâng cấp các hạng mục của NTLS.








Bức phù điêu mô tả quân ta tiến công về hướng Bắc  Shocked



 


Ngày 2/5/1972, tại cầu Bến Đá thuộc xã Hải Trường, huyện Hải Lăng đã diễn ra trận chiến quyết liệt của  tiểu đoàn 397/trung đoàn 203 Tăng-Thiết giáp. 40 chiến sĩ T-TG đã hy sinh và được chôn cất tại đây. Sau này địch đã tái chiếm lại khu vực này, chúng cho xe ủi hất toàn bộ mộ anh em ta xuống sông Bến Đá. Đồng bào địa phương đã lấy đây làm nơi thờ cúng các anh vào những ngày sóc vọng. Sau này BTL tăng-thiết giáp đã cho dựng tại đây một nhà bia để tưởng nhớ tới các LS đã hy sinh.








Người lính tăng-thiết giáp năm xưa cùng thế hệ trẻ kính cẩn trước vong linh các LS.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2011, 07:32:49 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #416 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 09:17:53 pm »

Hành trình về với đồng đội tại Quảng Trị (tiếp theo)

Thị trấn Ái Tử nằm trên đường 1 từ TP Đông Hà đi TX Quảng Trị. Đây là thị trấn huyện lỵ của huyện Triệu Phong. Trong những năm chiến tranh đây là căn cứ hậu cần tiền phương của vùng bắc chiến thuật 1 của QĐVNCH với hệ thống sân bay, kho tàng khổng lồ. Đây cũng là hậu cứ của Sư đoàn 3 VNCH với cái tên Bến Hải của viên chuẩn tướng Vũ Văn Giai. Tất cả đã trở thành hoang tàn sau những trận tấn công của ta tháng 4/1972 và liên tiếp bị các trận B52 và pháo binh địch tàn phá. Sau giải phóng, mảnh đất này đã hồi sinh trên đống tro tàn. NTLS huyện Triệu Phong với đài tưởng niệm uy nghi ngay bên đường 1. Tại đây khi bước qua cổng ngay tại dãy đầu tiên là mộ của 20 chiến sĩ của trung đội Mai Quốc Ca hy sinh tại đầu cầu Thạch Hãn khi chặn đường rút của địch. Đầu tháng 9/2001 chúng tôi đã tìm thấy mộ của các LS Lan, Huỳnh và Thiệm tại Thượng Phước, xã Triệu Thượng. Huỳnh và Thiệm được đưa về quê hương, riêng anh Lan, chính trị viên trưởng của c17/e95, quê anh ở Gia Viễn, Ninh Bình nhưng chẳng còn ai là người thân nên chúng tôi đưa anh vào NTLS Triệu Phong.  






Khu mộ nơi anh Lan yên nghỉ









« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2011, 09:38:16 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chientruong
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #417 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 09:58:31 am »

Các bác CCB thân mến,
Mấy hôn nay vào mạng xem phần 'Một thời máu và hoa "Tôi có đọc hầu hết một số Topics của các chiến hữu,tôi rất khâm phục trí nhớ tuyệt vời của các bác đấy mặc dù có nhưng sự kiện đã xẩy ra cách đây hàng vài chục năm nhưng các bác vẫn nhớ rất rõ tưng chi tiết, không những vậy nhiều truyện lại có ảnh minh họa nưa chứ.Không hiểu là các bác lấy tư liệu, số liệu ở nguồn nào mà chuẩn thế.Đăc biệt là các bài hồi ký của bác LXT,sauchinbaymot,chienc3,tmh,ttnl, tanvinh25......Các bac khác gì nhà sư học, xã hội học đâu, nếu cá bac mà đăng ký thi chương trình " ai là triệu phú hay đấu trương 100 " chăc 100%  là giật giải cao đấy.Ngay cả khi E 66 ,F 304 chúng tôi đánh nhau với quân lực VNCH ở khu vực Hải lăng, Triệu Phong -QT mà bác LXT cung biết và nhớ rõ nhiệm vụ của đơn vị, tôi ở trong cuộc mà chả biết, chỉ biết là chốt giữ trận địa,bảo rút lên rú là lên rú.Ngay cả viịec khi đi làm công tác khâm niệm tứ sĩ cũng không thể nhớ lại địa điểm chôn cất đòng đọi,
Nghe các bác kể chuyên ở địa phương các bác bác lam lễ kỷ niệm 27/7 thây trang trọng quá, giá mà ở đau cũng làm được một phần như vậy thì  tốt quá, an ủi một phần cho người còn sông.Ở địa phương tôi cung như cơ quan như không có gì khác biệt so với ngày thường. Có lẽ do nhận thức của các cấp lãnh đạo của địa phương.Nghĩ mà tủi thân.
Bac lxt thân mến,
Việc  đi thăm lại chiến trường xưa vào ngày 2/9/2011 ,như tôi đã  phone với Bác .Tôi, Hải, tanvinh đi theo đoàn của bác cho tiện,các  Bác đi đâu chung tôi theo đáy.khi nào có lịch đi chính thưc ( ngày, giờ ) Bác báo cho anh em biết để lên tập trung nhé. K/C.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #418 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 10:45:28 am »

Các bác CCB thân mến,
Mấy hôn nay vào mạng xem phần 'Một thời máu và hoa "Tôi có đọc hầu hết một số Topics của các chiến hữu,tôi rất khâm phục trí nhớ tuyệt vời của các bác đấy mặc dù có nhưng sự kiện đã xẩy ra cách đây hàng vài chục năm nhưng các bác vẫn nhớ rất rõ tưng chi tiết, không những vậy nhiều truyện lại có ảnh minh họa nưa chứ.Không hiểu là các bác lấy tư liệu, số liệu ở nguồn nào mà chuẩn thế.Đăc biệt là các bài hồi ký của bác LXT,sauchinbaymot,chienc3,tmh,ttnl, tanvinh25......Các bac khác gì nhà sư học, xã hội học đâu, nếu cá bac mà đăng ký thi chương trình " ai là triệu phú hay đấu trương 100 " chăc 100%  là giật giải cao đấy.Ngay cả khi E 66 ,F 304 chúng tôi đánh nhau với quân lực VNCH ở khu vực Hải lăng, Triệu Phong -QT mà bác LXT cung biết và nhớ rõ nhiệm vụ của đơn vị, tôi ở trong cuộc mà chả biết, chỉ biết là chốt giữ trận địa,bảo rút lên rú là lên rú.Ngay cả viịec khi đi làm công tác khâm niệm tứ sĩ cũng không thể nhớ lại địa điểm chôn cất đòng đọi,
Nghe các bác kể chuyên ở địa phương các bác bác lam lễ kỷ niệm 27/7 thây trang trọng quá, giá mà ở đau cũng làm được một phần như vậy thì  tốt quá, an ủi một phần cho người còn sông.Ở địa phương tôi cung như cơ quan như không có gì khác biệt so với ngày thường. Có lẽ do nhận thức của các cấp lãnh đạo của địa phương.Nghĩ mà tủi thân.
Bac lxt thân mến,
Việc  đi thăm lại chiến trường xưa vào ngày 2/9/2011 ,như tôi đã  phone với Bác .Tôi, Hải, tanvinh đi theo đoàn của bác cho tiện,các  Bác đi đâu chung tôi theo đáy.khi nào có lịch đi chính thưc ( ngày, giờ ) Bác báo cho anh em biết để lên tập trung nhé. K/C.

@chientruong: Thực ra những cái gọi là kiến thức đó được thu nhận và nhập tâm từ rất nhiều nguồn tài liệu trong đó có một nguồn vô cùng quan trọng lả các buổi giao lưu của các CCB chúng ta quanh bàn bia hay trên diễn đàn VMH. Bản thân chúng tôi cũng có ghi chép lại nhưng cũng mất mát nhiều đành phải chắp nối, đối chiếu và chọn lọc và trao đổi với nhau. Với sư đoàn 304 của bác, sư đoàn dày dạn chiến trận nhất trong QĐ2 với tôi là cả 1 sự kính phục nên để cả tâm trí và tình cảm của mình tìm hiểu về họ. Tôi quan niệm rằng mình tham chiến không nhiều nhưng lại ở giai đoạn ác liệt nhất của chiến trường QT cho nên mảnh đất này thẫm đẫm bao máu xương của cả 1 thế hệ chúng ta thì phải giành thời gian, tâm trí tìm hiểu kỹ mảnh đất này. Còn 1 lẽ nữa tôi là 1 người có nhiều đam mê với lịch sử nhất là lịch sử chiến tranh đương đại của dân tộc ta. Càng tìm hiểu nhiều thì cảm thấy bể kiến thức mênh mông quá và mình thấy càng dốt thêm.

Chương trình đi QT không có gì thay đổi, nhưng có 1 số vấn đề BTC chương trình muốn làm rõ. Tôi thông báo để bác biết như thế này:

Nhóm DHXD (do chúng ta chủ yếu là các CCB của DHXD) tham gia chuyến đi QT có 25 người. Chúng ta thuê xe để chủ động đi lại (coi như đây là sự tài trợ cho chương trình chung). BTC chương trình sẽ thu xếp chỗ ăn nghỉ cho nhóm chúng ta. Mọi hoạt động của cả đoàn lớn trong 2 ngày đầu (mùng 2 và 3/9) chúng ta sẽ tham gia đầy đủ. Ngày thứ ba (4/9) chúng ta tách khỏi đoàn lớn sẽ đi thẳng ra HN. Chúng ta chủ động ăn nghỉ trên đường. Ngày 5/9 về tới HN nhóm chúng ta giải tán và chủ động tham gia chương trình Gala tối 5/9 tại KS Khăn quàng đỏ. Ngày 6/9 tại ĐHBK tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ và trao KNC QT. Các bác đi 6/9 tham gia chương trình này. Những người khác chưa có KNC cũng có mặt tại đây để nhận KNC.

Đại để là như thế, cả đoàn là 7 xe 45 chỗ, xe chúng ta 30 chỗ. Tôi làm xe trưởng, Hùng côn làm xe phó. Từ nay đến hôm đó có nhiều việc phải làm theo kế hoạch của BTC, chúng tôi sẽ thông báo tiếp.  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #419 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 03:01:34 pm »

Hành trình về với đồng đội tại Quảng Tri (tiếp theo)



Ngày 2/5/1972, tại cầu Bến Đá thuộc xã Hải Trường, huyện Hải Lăng đã diễn ra trận chiến quyết liệt của  tiểu đoàn 397/trung đoàn 203 Tăng-Thiết giáp. 40 chiến sĩ T-TG đã hy sinh và được chôn cất tại đây. Sau này địch đã tái chiếm lại khu vực này, chúng cho xe ủi hất toàn bộ mộ anh em ta xuống sông Bến Đá. Đồng bào địa phương đã lấy đây làm nơi thờ cúng các anh vào những ngày sóc vọng. Sau này BTL tăng-thiết giáp đã cho dựng tại đây một nhà bia để tưởng nhớ tới các LS đã hy sinh.








Người lính tăng-thiết giáp năm xưa cùng thế hệ trẻ kính cẩn trước vong linh các LS.


Xin có đôi lời về Đài tưởng niệm liệt sĩ TTG ở Bến Đá:
Về trận Bến Đá, tôi đã cố công tìm hiểu qua nhiều nguồn song kết quả không mấy khả quan. Cho đến giờ cũng chỉ biết sơ sơ cũng như quê LXT đã giới thiệu ở trên.
Tuy nhiên,  về sự hình thành Đài tưởng niệm này thì có hơi khác, nó nhuốm  một chút màu sắc huỳen thoại. Đại khái thế này: trong những năm chiến tranh và đặc biệt là quãng năm 72 thì ở vùng này không hề có dân ở. Chỉ sau năm 1975, một số bà con mới ra đây dựng nhà, làm lều quán bán hàng cho khách đường xa trêN QL1. Những người đầu tiên đến đây sinh sống đã  chứng kiến rất nhiều hiện tượng lạ, chủ yếu là những giấc mộng thấy bộ đội ta hiện về dưới nhiều hình ảnh khác nhau. Người này kể với người kia thành ra tất cả đều thấy giống như nhau. Thế là họ bảo nhau dựng lên tại đó một cái đền nhỏ làm nơi thờ cúng các LS, cầu mong anh linh các LS phù hộ cho họ an cư lạc nghiệp, gặp nhiều may mắn. Chuyện này sau đó được phản ánh lên Sở LĐ-TB-XH Quảng Trị, kết hợp có một đoàn cán bộ của Lữ đoàn XT 203 vào tìm mộ LS ở khu vực này. Chính họ dã cung cấp danh sách LS hy sinh trong trận đó cho Sở LĐ-TB-XH Quảng Trị
Trên cơ sở nguyện vọng của nhân dân và thông tin do Lữ đoàn 203 cung cấp, Sở LĐ-TB-XH Quảng Trị mới dựng lên tại đó Đài tưởng niệm LS Bến Đá.  Đài tưởng niệm đó có hình dáng cơ bản giống như hiện nay nhưng sơ sài hơn và không có đường xuống (do đường QL1 đoạn này được tôn cao nên Đài LS thấp hơn mặt đường đén hơn 2 mét). Mãi đến năm 2002- nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 55 năm ngày TBLS (27.7.1947- 27.7.2002) BTLTTG mới vào tổ chức nâng cấp Đài tưởng niệm như hiện nay.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM