Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:31:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290603 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #400 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 06:33:56 am »

Hành trình về với đồng đội tại Quảng Trị (tiếp theo)

Xin ghi chú thêm vào ba bức ảnh bác lexuantuong pọt:



Bên mộ Trần Văn Bắc: chienc3 đang kể cho Bình K8QT nghe về trường hợp hy sinh của LS Trần Văn Bắc.


Trên bia TVB sinh 1951 nhưng thực tế là 1954. Một sự nhầm lẫn.





Bên mộ những đồng đội thân yêu: hai LS Nguyễn Văn Sơn và  Chu Ngọc Tiến hy sinh vì cùng một quả bom B52 ngày 5/9/72 mà chienc3 đã kể với các bác.



Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #401 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 10:07:32 am »

Trường hợp ghi sai năm sinh trên bia mộ của LS Trần Văn Bắc hóa ra cũng chỉ là chuyện thường ngày ở các NTLS! Xin mời các bác đọc bài viết sau, viết về chị-LS Trần Thị Bắc, nguyên mẫu trong bài thơ Núi Đôi của nhà thơ Vũ Cao mà lứa anh em chúng ta ai cũng thuộc...bẩy năm về trước em mười bẩy anh mới hai mươi trẻ nhất làng.... Tôi nghĩ rằng nhắc nhở của tác giả bài báo không chỉ dành cho NTLS xã Tiên Dược mà còn cần cho toàn ngành LĐTBXH!
Sơ suất ở Nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Dược
QĐND - Thứ Tư, 27/07/2011, 10:6 (GMT+7)
QĐND - Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng triệu tấm gương anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, không ít trường hợp khi quy tập vào các nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương, do sơ suất nên đã làm sai họ tên, hoặc không đúng với ngày, tháng, năm hy sinh của liệt sĩ, kể cả trên những tấm bia đá


Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Thủ đô, tôi có đến thôn Xuân Dục Đoài, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) để lấy tư liệu viết bài về tấm gương của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc - nhân vật nguyên mẫu trong bài thơ "Núi Đôi" của Vũ Cao. Sau khi đã gặp trực tiếp các nhân chứng lịch sử như: Ông Trần Văn Nhuận (em trai), cụ Nguyễn Thị Thân (thím ruột của Trần Thị Bắc) và cụ Lê Văn Túc (Tổ trưởng quân báo, huyện đội Đa Phúc-người trực tiếp phụ trách Trần Thị Bắc), tôi xin phép gia đình tới nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn), nơi liệt sĩ Trần Thị Bắc đang yên nghỉ để thắp hương trước khi viết bài về chị. Một điều hết sức ngạc nhiên là, tấm bia đá cỡ lớn được đặt trang trọng ở đài liệt sĩ và cả tấm bia trên phần mộ của liệt sĩ đều ghi: Trần Thị Bắc, hy sinh ngày 10-2-1952, hoàn toàn không đúng với tư liệu mà gia đình đã cung cấp, hy sinh ngày 16-3-1954, tức ngày 12 tháng hai âm lịch. Thấy có sự mâu thuẫn, tôi vội quay trở lại gặp ông Trần Văn Nhuận, em trai chị Trần Thị Bắc để hỏi cho rõ ngọn ngành, thì ông Nhuận bức xúc nói:
 - Đấy là do xã làm sai! Mấy năm nay gia đình tôi đã gửi đơn đề nghị sửa lại ngày, tháng, năm hy sinh của chị tôi mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì - Nói rồi, ông Trần Văn Nhuận rưng rưng nước mắt kể lại cho tôi nghe một câu chuyện đầy cảm động:

"... Hôm đó là ngày 16-3-1954, tức ngày 12 tháng hai năm Giáp Ngọ (sau 3 ngày quân ta mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ). Vào lúc 22 giờ đêm, sau khi đã bố trí xong lực lượng chuẩn bị cho trận mai phục quân địch ở chùa Táo, chị tôi (Trần Thị Bắc) nhận nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ khoảng 30 người từ vùng địch hậu Lương Châu ra "vành đai trắng" Phù Linh. Chị tôi đi trước thăm dò, vừa đến chân núi Đôi, không may rơi vào ổ phục kích của địch. Chúng bắt và bịt miệng chị tôi lại với mưu đồ phục chờ để bắt sống toàn bộ số người đi sau. Biết được âm mưu nham hiểm của địch, quyết không để cán bộ của ta rơi vào tay bọn chúng, chị tôi đã chống cự quyết liệt. Chị tôi lao thẳng vào tên quan Pháp và túm ngay vào chỗ hiểm, dùng hết sức mình bóp chặt lấy bộ hạ của hắn. Bị đòn đau bất ngờ, quên cả việc lớn, tên quan Pháp kêu rống lên như con bò bị chọc tiết. Một tên lính lê dương đứng cạnh đó vội lôi chị tôi ra và dùng súng xả trọn một băng đạn vào ngực chị tôi. Thấy động, đoàn cán bộ của ta đã rút lui an toàn tuyệt đối. còn chị tôi đã anh dũng hy sinh ngay tại dưới chân núi Đôi... và ngày đó, hằng năm đã trở thành ngày giỗ chị tôi".

Thời gian qua đi, cho mãi tới năm 2008, xã Tiên Dược mới tiến hành cho sửa lại ngày, tháng, năm hy sinh trên phần mộ của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc. Tuy nhiên, mới đây tôi có dịp trở lại thăm nghĩa trang xã Tiên Dược, thì thấy tấm bia đá trên mộ của chị đã được sửa lại đúng tháng, đúng năm, nhưng ngày hy sinh (ngày 17- 3) thì vẫn không đúng với ngày giỗ của gia đình (16-3)? Song điều đáng nói ở đây là: Mặc dù xã Tiên Dược đã sửa sai bia đá trên mộ, nhưng tấm bia lớn ở đài liệt sĩ thì vẫn giữ nguyên (ngày 10-2-1952). Hơn nữa, có tới hàng chục tên, tuổi, quê quán của liệt sĩ được khắc trên bia đá trong nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Dược hầu hết đều sai lỗi chính tả như: "Trần Thị Bắc, quê quán xã Phù Linh" thì lại ghi là: "xã Phù Ninh"...

Nghĩa trang liệt sĩ là một công trình văn hóa tâm linh, là nơi tôn nghiêm nhất để mọi người đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì dân, vì nước. Vì thế, tất cả các nội dung và hình thức thể hiện trong nghĩa trang đều phải được làm hết sức cẩn thận và chuẩn xác. Thiết nghĩ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), là địa phương được nhân dân tin tưởng gửi gắm, giao nhiệm vụ xây dựng, quản lý, trông coi nghĩa trang liệt sĩ cần kiểm tra lại, đồng thời chỉnh sửa ngay những sai sót do lỗi chủ quan của mình gây nên. Có như vậy mới thực sự yên lòng người đã khuất.

Bài và ảnh: Ngô Văn Học
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #402 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 11:17:40 am »

@ Các Bác CCB thân mến  

Từ hôm đi Nam định về em lại " xuất hiện năng khiếu" làm thơ  kiểu " con cóc"  sắp đến ngày Thứ Bẩy em gửi tặng các bác bài thơ sau :

                               Những người lính sinh viên “Thời Hoa lửa “

                             Thân tặng những người đồng đội thân thiết của tôi những CCB SV “ Một thời Hoa lửa”
                                          đã tham gia chiến đấu tại Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 1972
                                                                                 -------------------


Cựu chiến binh sinh viên
Một thời gác bút nghiên
Lên đường đi chiến đấu
Để giữ yên quê nhà

                             Ngày thứ Bẩy thường xuyên
                             Gặp nhau gần Lăng Bác
                             Để cùng nhau hàn huyên


                                                                Họ, một số thành viên
                                                                 Trên trang Quân sử Việt
                                                                   Một thời “ Máu và Hoa”
                                                                    Những chủ đề họ viết,
                                                                    “Ký ức thời Hoa Lửa,
                                                                     “Những chuyện không thể quên”,
                                                                         trang “Nhật ký Viết lại”,
                                                                           những “ Chuyện của một thời”,
                                                                            chuyện” Người lính Công binh,
                                                                              trên bến vượt Tích Tường”,
                                                                               câu chuyện “Nó và tôi”
                                                                                 và nhiều chuyên mục khác,
                                                                                  bạn muốn xem hãy tìm.


                                       Những câu chuyện họ viết
                                       Thật một trăm phần trăm
                                       Kỷ niệm thời chiến tranh
                                      Kể những ngày chiến đấu,
                                      và địa danh thủa nào.
                                      Kể về những người bạn
                                      cùng ngọt bùi sẻ chia,
                                      những tháng ngày vất vả,
                                      đêm hành quân ngày nghỉ,
                                       những trận quyết sống mái
                                       để giữ vững trận địa,
                                       những trận đánh vùng ven,
                                       tất cả đều xông lên
                                       để tiến vào giải phóng,
                                        thống nhất cả hai miền,


Kể về những kỷ niệm,
Những trường hợp hy sinh
Của đồng đội thân thiết,
cùng chung một chiến hào
như vừa mới ngày nào
 đã qua 40 năm
không quên một chi tiết

Lại cùng nhau bàn bạc
Thăm nhà này, bạn kia
Rồi cùng nhau lên đường
Thăm lại những chiến trường
Đã cùng nhau chiến đấu
Thắp hương , thăm đồng đội
Rải khắp các nghĩa trang
Từ Thành cổ, Triệu Phong,
Triệu Thành, rồi Triệu Long
Hải Phú, đến Triệu An,
Triệu Vân và Cửa Việt

Còn nhiều chuyện chưa kể
Nhưng mỗi lần gặp nhau
Lại ôn lại chuyện cũ,
Kể mãi không biết chán,
Kể đi rồi kể lại
Như buổi đầu gặp nhau.

Kể chuyện xong lại vui
Nhâm nhi vài cốc bia
với dăm, ba gói lạc,
đôi khi vài con mực
rồi cùng nhau cười đùa.

Tuần trước thăm hai bạn
Định già ở Hải Hậu
Đức Duyên ở Trực Ninh
Đường xa chẳng quản ngại
Bởi  một lẽ thường tình
Họ là bạn chúng mình
Những người cựu chiến binh,
Một thời là sinh viên
Đã cùng nhau chiến đấu,
Khi đất nước hòa bình,
Lại về trường cùng học.
Lâu nay không gặp lại,
Một chuyến đi vui vẻ,
Sẽ không bao giờ quên

Vui xong vẫn chẳng quên
Về ăn cơm với vợ
Kết thúc chiều vui vẻ
Tuần sau lại gặp nhau
Vẫn địa điểm, giờ ấy
Mọi người lại chuẩn bị
Những ký ức, kỷ niệm
Để cùng nhau hàn huyên
Cùng với những người bạn
Cựu chiến binh sinh viên


                                                                                                              Hà Nội. 29/7/2011
                                                                                                              Thái Minh Hùng







« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2011, 02:56:43 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #403 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 10:15:22 pm »


Hành trình về với đồng đội tại Quảng Trị (tiếp theo)

Từ TX Quảng Trị theo đường 64 (đường 4 cũ) chừng gần hai chục cây số theo hướng Bắc ta ra đến khu vực Nam Cửa Việt. Đây là nơi sông Thạch Hãn đổ ra biển. Tại đây trong chiến tranh quân đội Mỹ đã xây dựng 1 hệ thống cảng và căn cứ hải quân để bảo vệ tuyến vận tải từ biển lên cảng Đông Hà. Những năm đó con sông Cửa Việt đã trở thành con đường đầy máu lửa đối với tầu bè vận tải của địch trên sông. Chiến công của các chiến sĩ đặc công trên sông Cửa Việt đã trở thành 1 huyền thoại trong chiến tranh VN. Sau khi giải phóng Quảng Trị cuối tháng 4 đầu tháng 5/1972, Cửa Việt trở thành con đường vận tải sống còn của chúng ta. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về hòa bình ở VN được ký kết. Việc ngừng bắn theo Hiệp định Paris có hiệu lực từ 7 giờ sáng ngày 28/1/1973. Trước đó đêm 25/1 địch tiến hành cuộc hành quân Tăng-gô City âm mưu chiếm lại khu vực Nam Cửa Việt nhằm ngăn chặn con đường vận chuyển của ta từ biển qua Cửa Việt để lên Đông Hà và từ đó sẽ cắt ngang đường 1 ở khu vực Nam sông Bến Hải nhằm chiếm lại những vùng chúng đã mất trước ngày 30/3/1972. Dưới sự yểm trợ của máy bay B52 và các máy bay chiến thuật cùng các pháo hạm của Hạm đội 7 Mỹ với hàng chục trận địa pháo từ Gia Đẳng, Hải Lăng liên tục bắn phá vào khu vực Nam Cửa Việt, địch dùng một lữ đoàn đặc nhiệm bao gồm lữ đoàn 147 TQLC với một thiết đoàn hơn 100 xe tăng và xe bọc thép từ Gia Đẳng, Tam Cát theo mép biển chọc sâu vào sau  lưng tuyến chốt của chúng ta ở Long Quang và Thanh Hội. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt giữa các đơn vị chốt giữ của ta chống lại các đợt tấn công của lũ Trâu điên, Cọp biển. Xe tăng thiết giáp của địch phát huy tác dụng trên những trảng cát phẳng mênh mông không hạn chế tầm nhìn, trong khi các ổ đề kháng của chúng ta hoàn toàn bị phơi mình giữa cát trắng không hề có vật che chắn. Nhiều xạ thủ chống tăng buộc phải vùi mình trong cát để chiến đấu. Cho tới 9 giờ sáng 28/1 hai bên ngừng chiến, lúc này  địch chiếm được cảng Mỹ ở mép biển còn cảng ngụy nằm ở phía trong sông, ta và địch mỗi bên một nửa. Ở nhiều vị trí khác xe tăng địch đã thọc sâu vào đội hình của e101 như cao điểm 12 nơi e bộ 101, đã diễn ra những trận chiến quyết liệt của các cán bộ chiến sĩ e bộ dưới sự chỉ huy của thủ trưởng Bùi Đức Ngoan chỉ với AK và lựu đạn. Đằng sau chúng ta đã là sông Cửa Việt, không còn đường rút.

 Quyết không cho địch cắt con đường vận chuyển của ta vào Đông Hà, sau khi được tăng cường các đơn vị bạn từ phía bờ Bắc, đêm 29/1 ta nổ súng phản kích địch giành lại những phần đất bị mất. Đến ngày 31/1 toàn bộ lữ đoàn 147 TQLC và hơn 100 xe tăng thiết giáp của địch bị tiêu diệt buộc địch phải lui về vị trí xuất phát. Trận Cửa Việt kết thúc, ý định của địch định tràn ngập lãnh thổ bị phá sản. Tuyến phòng thủ cánh Đông của ta được giữ vững cho đến khi ta giải phóng hoàn toàn Quảng Trị ngày 19/3/1975.

Tổn thất của e101 ngày đó lớn quá, suốt dải Nam Cửa Việt qua các xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng trong các NTLS ở đây có hàng ngàn ngôi mộ đồng đội chúng ta chưa được tìm thấy tên đã hy sinh trong những ngày ấy.

Ngày ấy khu vực cảng thuộc xã Triệu Vân. Sau đó tách ra làm 2 xã Triệu Vân và Triệu An. Cảng thuộc xã Triệu An.

NTLS xã Triệu Vân
 







NTLS xã Triệu An sau khi đã được nâng cấp.






Hiện tại trong NTLS này bạn chúng tôi là Nguyễn Hữu Tuấn ở 87 Thuốc Bắc, đang nằm ở đâu trong những ngôi mộ chưa biết tên, mặc dù tên của Tuấn vẫn được khắc trong nhà bia, vì sao thế Tuấn ơi, khi bạn nằm ở ven cao điểm 12 vẫn còn tên cơ mà. Đấy là tháng 7/1973 tôi đi đắp mộ đã thấy tên của bạn trên bia cùng mấy người nữa. Lúc đó đã im tiếng súng rồi cơ mà. Làm gì còn bom pháo nữa để mà đào xới ...

Cảng Cửa Việt ngày nay. Bờ bắc bên kia là cảng thương mại, bên này bờ Nam là cảng cá.








Cầu Cửa Việt nối 2 bờ sông.

« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:08:16 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #404 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 06:24:28 am »


Hành trình về với đồng đội tại Quảng Trị (tiếp theo)
(Xin ăn theo bác lexuantuong nhé)


NTLS xã Triệu Vân
 


LVC, LXT, Sơn, Hùng côn, chienc3 và Khư



Xin hãy để cho tôi được khóc
với những ngôi mộ có tên, không tên, hàng ngang, hàng dọc
hết giặc rồi sao không dậy mà vui





NTLS xã Triệu An sau khi đã được nâng cấp: X, XX, thaiminhhung, LVC, chienc3, Sơn, Hùng bồ, Tam (c1)



Tôi gọi mãi sao không ai trả lời
lạnh trắng một màu cắt da cắt thịt
Tổ quốc sum vầy các anh đâu hết
cứ vô tình hay rong hay chơi





Đồng đội ơi! Chiều trắng xóa những linh hồn trắng
mây trắng bay và bướm trắng chập chờn
sương khói trắng lòng ta trắng lặng
đồng đội ơi chớp bể mưa nguồn



Hiện tại trong NTLS này bạn chúng tôi là Nguyễn Hữu Tuấn ở 87 Thuốc Bắc, đang nằm ở đâu trong những ngôi mộ chưa biết tên, mặc dù tên của Tuấn vẫn được khắc trong nhà bia, vì sao thế Tuấn ơi, khi bạn nằm ở ven cao điểm 12 vẫn còn tên cơ mà. Đấy là tháng 7/1973 tôi đi đắp mộ đã thấy tên của bạn trên bia cùng mấy người nữa. Lúc đó đã im tiếng súng rồi cơ mà. Làm gì còn bom pháo nữa để mà đào xới ...

Cảng Cửa Việt ngày nay. Bờ bắc bên kia là cảng thương mại, bên này bờ Nam là cảng cá.



Ba mươi tư năm sau ngày mất TCQT, tại cảng cá Cửa Việt



CCBSV ĐHXD cùng các đồng đội c3e101.



Cầu Cửa Việt nối 2 bờ sông: Lê Hồng Đức (c17e101) và Diêm (c3)

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2011, 01:23:16 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #405 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 10:14:18 am »


Hành trình về với đồng đội tại Quảng Trị (tiếp theo)
(Xin ăn theo bác lexuantuong nhé)
...
NTLS xã Triệu An sau khi đã được nâng cấp: vợ Tam, Duyên À, thaiminhhung, LVC, chienc3, Sơn, Hùng bồ, Tam (c1)


...
Đây không phải là vợ Tam mà là vợ của người mặc áo kẻ xanh đứng cạnh Tam. Hôm ấy Tam đi xe riêng và hẹn gặp chúng mình tại Đông Hà.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #406 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 01:29:39 pm »

Xin lỗi lexuantuong cùng các bác, nhất là vợ bác Tam. Mình chỉ nhớ đợt đó có vợ chồng Tam nên cứ nghĩ là vợ bác Tam rồi tương đại vào  Grin Grin Grin chứ có nhớ mặt vợ bác Tam đâu (ngoài bà cựu hiệu trưởng ra mình ít nhớ mặt hơn 50% bên kia lắm).
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #407 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:07:05 am »


Hành trình về với đồng đội tại Quảng Trị (tiếp theo)

NTLS Thị xã Quảng Trị nằm tại thôn Tích Tường, trên 1 quả đồi với cảnh quan đẹp. Đài tưởng niệm cùng với nơi an nghỉ của các LS được thiết kế đẹp. trang trọng trong 1 khuôn viên xanh.





Các LS được quy tập từ khu vực TX và Thành cổ QT. Hầu hết câc anh đều chưa có tên. Trong quá trình xây dựng lại TX đâu đâu cũng thấy hài cốt các anh, thậm chí có những ngôi mộ tập thể của nhiều LS cùng chung một mộ. Cho đến bây giờ sau gần 40 năm, vẫn liên tục tìm thấy các anh và đưa các anh vào đây...chỉ một nỗi đau chưa thể giải tỏa: các anh tên gì, quê quán ở đâu...





Kỷ niệm 60 năm ngày TB - LS 27/7/2007





Đêm tri ân những người đã hy sinh cho Tổ quốc tổ chức tại NTLS TX QT 27/7/2007
  








« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2011, 09:14:13 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #408 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:49:46 am »

Cùng góp với bác mõ một số ảnh hành trình về với đồng đội Quảng Trị ( kích thước lớn hơn )







Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #409 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:54:04 am »

tiếp ảnh







Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM