Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:21:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290985 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #230 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2011, 11:09:38 am »

CCBSV ĐHXD Nguyễn Đình Phùng (người ngồi bên trái trong ảnh), lính c1d1e101f325, hiện là Chủ tịch HĐQT Cty CPĐTPTN&XD Tây Hồ, một người rất có tâm với các liệt sĩ tại Thành cổ-Thị xã Quảng Trị. Hàng năm Cty đều có tổ chức cho anh em CCB, CB&CNV Cty vào thăm, thắp hương tưởng niệm cho các AHLS, CS tại đây. Cty cũng đã đóng góp xây dựng nhiều nhà tình nghĩa trên địa bàn Thị xã và Tỉnh QT. Ảnh chụp khi anh Phùng đang hóa vàng trong dịp 27/7/2009 tại Thành cổ. Ngồi cạnh là Phạm Việt Cường cũng là 1 CCB. Các bác để ý xung quanh hai người là rất nhiều đốm sáng, được giải thích là vong của các liệt sĩ hiện về. Tuy không tin nhưng tôi cũng thành tâm mong đó là sự thật.


Nguyễn Đình Phùng đầu tiên ở c3 sau khi đi học y tá về lên quân y của d1 sau về làm y tá của c1. Phùng chính là người đã băng bó cho tôi khi được khiêng từ chốt ra. Bây giờ gặp nhau vẫn nhắc chuyện Phùng pha cho tôi 1 cốc nước đường, tôi nốc hết và đòi uống nữa, P không cho, tôi đã chửi toáng lên, nó mếu máo cho mày uống nữa để mày chết à.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #231 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2011, 11:25:07 am »

Bác LXT về trường học lại gian nan vất vả thật.

Lúc đó quả thật trong không khí đất nước chiến thắng, lính tráng trở về đều háo hức nhưng vẫn có những thằng ở hậu phương "vốn lính hẳn hoi" nhưng lại bụng dạ hẹp hòi.

Tôi cũng bị một thằng cha thượng úy trong Sở TBXH định làm khó dễ, nhưng may có ông thiếu tá trong Quân khu Thủ đô được giao nhiệm vụ chuyên trách giải quyết cho lính về học ĐH khi đó lại rất tình người nên mọi việc xuôn xẻ.

Tôi được hưởng phụ cấp khi đi học là 53đ/tháng (bằng kỹ sư mới ra trường tập sự rồi), lại có thẻ mua nhu yếu phẩm hàng tháng trong trường (thuốc lá, đường...) được phân phối cả xăm lốp xe đạp hàng năm như cán bộ CNV nên cũng có nhiều thuận lợi.

Chờ nghe tiếp chuyện bác. chúc bác khỏe. Con người bác bây giờ vẫn tràn đầy nhiệt tình đậm chất lính, quý lắm bác ạ.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #232 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2011, 02:36:45 pm »

   Bác LXT ạ :
       Câu chuyện vui làm bác phiền lòng, em xin lỗi bác, số KNC và huy chương của ngành, CĐ ... là những kỷ niệm ghi nhận công sức đóng góp của cá nhân đối với các tổ chức đó và phải có thâm niên theo qui định, em cũng gần bằng Bác, nhưng người em nó yếu em không dám đeo sợ bị "ngã". Nhìn thấy bác đeo anh em cũng mừng cho bác vi chứng tỏ bác còn khỏe, sự nhiệt tình của Bác đối với hội chúng ta đáng nhẽ phải có "10 cái huy chương môn thục" nữa cơ, nhưng vì mấy anh em ở Thái bình, kể cả HN họ không hiểu nên mới đặt câu hỏi, em nghe được mách với bác 6971, nhưng bác lại xem  " những trang nhật ký viết lại " thành ra bác lại cho biết rõ thế! Xin cám ơn Bác, nếu còn làm được các loại KNC,huân huy chương gì cho anh em trong hội bác cứ phát huy nhé đừng có "rỗi" anh em lại mất nhờ đấy./.

Chào các bác, nói đến những cái lủng lẻng trên ngực, em xin góp vui tí. Có lần được báo có gặp mặt CCB Quân khu Trị Thiên ở khu nhà hàng sinh thái hồ Định Công, mấy ae bảo nhau ừ vào ngày cuối tuần rỗi rãi thì đi cho vui, giao lưu cho biết. Mấy ae gồm aVinh, Hùng côn, Duyên, Oánh SPNN và tôi. Ae bảo ăn mặc tươm tất và đeo vài cái lủng lẳng cho ra dáng CCB. Đến nơi, trên ngực mấy ae đều có lủng lẻng, mà cũng KNC mà của Hùng đẹp hơn của chúng tôi, mà a.Vinh còn có cả Huân chương LĐ, nhìn nhau cười. Còn các CCB khác, thôi thì lủng lẻng các loại đeo đầy ngực. QK Trị Thiên gặp mặt đông, cả cá CCB từ hồi chống Pháp. Cũng là lực lượng vú trang nhưng QK gặp mặt thành phần rộng, thấy cả văn công QK... chúng tôi nhận ra mình là lực lượng bộ đội chủ lực tuy chiến đấu và đóng quân lâu trên địa bàn Trị Thiên nhưng không phải trong cộng đồng này. Chơi một lúc mấy ae về nhà Oánh.

Thú thực những năm trước ae ta cũng ngại đeo mấy thứ này, cất kỹ, xem như là những kỉ niệm của một thời lính. Nhưng bây giờ, tuổi này rồi, tôi nghĩ những dịp gặp gỡ kỉ niệm hay về thăm lại chiến trường cũng nên mang những kỉ niệm này ra chứ nhỉ, và treo mấy cái bằng ở nhà nữa, để "kể" cho con cháu biết chứ.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2011, 02:43:55 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #233 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2011, 06:45:06 pm »

Câu chuyện trở về trường cua Bác tường vất vả quá
 em xin kể câu chuyện của em
         Câu chuyện kể khi về trường ĐHXD cũng đúng thôi, hồi đó khi có quyết định chuyển ngành về trường, em phải đạp xe từ Hà nội lên Hương Canh để nộp quyết định khi đó Trưởng phòng tổ chức của trường là Bác Lê Phước Nữa, còn người quản lý Sinh viên là anh Tô Đình Lực ( sau này anh làm  phó chủ tịch rồi làm Chủ tịch UBND phường Bách Khoa những năm 80-90 của thế kỷ trước). Sau khi nhận quyết định xong anh có ghi cho em cái giấy nhập trường và giấy nhận các loại giấy tờ ( tờ này đến bây giờ em vẫn còn giữ) và bảo em về khu A để nộp giấy tờ. Mình chẳng biết khu A ở đâu cả anh Lực bảo :” ở trong Bách Khoa ấy”. Cái quyết định chuyển ngành chủ yếu là nhập hộ khẩu và làm các giấy tờ chế độ tem phiếu, sổ gạo, biểu 3 do phòng TN quận cấp. Nhưng hồi đó trong QĐ tiếp nhận do bác Hà Trình Hiệu phó ký em cũng chỉ có được 30 đồng sinh hoạt phí thôi ( vì lúc đó đã khám thương  rồi nhưng chưa có thẻ TB) sau này khi quay lại đoàn 869 để nhận thẻ và lấy nốt mấy tháng gạo ,về trường xuất trình thì anh Lực đánh lại QĐ cho điều chỉnh lại sinh hoạt phí lúc đó được 34 đồng.
        Nhưng có một điều khốn nạn là lúc đó chỉ có 1 QĐ chuyển ngành thôi ( không có bản sao hay phôtô như bây giờ) mà đã nộp ở CA để làm hộ khẩu rồi thành ra hồ sơ lưu không có. Đến khi cơ quan đi làm sổ BHXH thì không có QĐ chuyển ngành họ nói sẽ cắt thời gian đi bộ đội và học trong trường. Em phải về lại Quân khu Thủ đô,  bộ phận giải quyết chế độ chính sách cho hạ sĩ quan và binh sĩ đóng ở trạm 99 Lê Duẩn sau khi trình bầy thì họ hỏi :’Đ/c còn giấy tờ gì không,” khi đó em xuất trình thẻ TB nhưng họ không đồng ý, cũng may mà mình còn một tờ giấy đen ghi là :” Phiếu nhập trạm” do các thủ trưởng Đoàn 869 ký . Họ bảo đúng là tờ này và họ làm lại quyết định cho em ghi trong quyết định chung chung là ( xuất ngũ, chuyển ngành) mà do Thủ trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố Hà Nội ký. Cũng may cho mình là quyết định tiếp nhận có ghi rõ là chuyển ngành nên BHXH không hành nữa. Qua câu chuyện trên đây để còn Bác nào chuẩn bị hoàn thành nhiệm vụ được nhà nước cho nghỉ chế độ còn mắc mớ gì nữa để rút kinh nghiệm không có thì khổ lắm đấy.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #234 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2011, 09:33:27 pm »

Câu chuyện trở về trường cua Bác tường vất vả quá
 em xin kể câu chuyện của em
         Câu chuyện kể khi về trường ĐHXD cũng đúng thôi, hồi đó khi có quyết định chuyển ngành về trường, em phải đạp xe từ Hà nội lên Hương Canh để nộp quyết định khi đó Trưởng phòng tổ chức của trường là Bác Lê Phước Nữa, còn người quản lý Sinh viên là anh Tô Đình Lực ( sau này anh làm  phó chủ tịch rồi làm Chủ tịch UBND phường Bách Khoa những năm 80-90 của thế kỷ trước). Sau khi nhận quyết định xong anh có ghi cho em cái giấy nhập trường và giấy nhận các loại giấy tờ ( tờ này đến bây giờ em vẫn còn giữ) và bảo em về khu A để nộp giấy tờ. Mình chẳng biết khu A ở đâu cả anh Lực bảo :” ở trong Bách Khoa ấy”. Cái quyết định chuyển ngành chủ yếu là nhập hộ khẩu và làm các giấy tờ chế độ tem phiếu, sổ gạo, biểu 3 do phòng TN quận cấp. Nhưng hồi đó trong QĐ tiếp nhận do bác Hà Trình Hiệu phó ký em cũng chỉ có được 30 đồng sinh hoạt phí thôi ( vì lúc đó đã khám thương  rồi nhưng chưa có thẻ TB) sau này khi quay lại đoàn 869 để nhận thẻ và lấy nốt mấy tháng gạo ,về trường xuất trình thì anh Lực đánh lại QĐ cho điều chỉnh lại sinh hoạt phí lúc đó được 34 đồng.
        Nhưng có một điều khốn nạn là lúc đó chỉ có 1 QĐ chuyển ngành thôi ( không có bản sao hay phôtô như bây giờ) mà đã nộp ở CA để làm hộ khẩu rồi thành ra hồ sơ lưu không có. Đến khi cơ quan đi làm sổ BHXH thì không có QĐ chuyển ngành họ nói sẽ cắt thời gian đi bộ đội và học trong trường. Em phải về lại Quân khu Thủ đô,  bộ phận giải quyết chế độ chính sách cho hạ sĩ quan và binh sĩ đóng ở trạm 99 Lê Duẩn sau khi trình bầy thì họ hỏi :’Đ/c còn giấy tờ gì không,” khi đó em xuất trình thẻ TB nhưng họ không đồng ý, cũng may mà mình còn một tờ giấy đen ghi là :” Phiếu nhập trạm” do các thủ trưởng Đoàn 869 ký . Họ bảo đúng là tờ này và họ làm lại quyết định cho em ghi trong quyết định chung chung là ( xuất ngũ, chuyển ngành) mà do Thủ trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố Hà Nội ký. Cũng may cho mình là quyết định tiếp nhận có ghi rõ là chuyển ngành nên BHXH không hành nữa. Qua câu chuyện trên đây để còn Bác nào chuẩn bị hoàn thành nhiệm vụ được nhà nước cho nghỉ chế độ còn mắc mớ gì nữa để rút kinh nghiệm không có thì khổ lắm đấy.


Nói chung tâm trạng của anh em mình khi được ra quân rất mừng và ù té thật nhanh, đơn vị đưa cho cái gì thì cầm cái ấy có biết gì đâu. Về đến nhà khi đi làm thủ tục mới thiếu cái này cái kia. Cho đến bây giờ nhà nước hoàn chỉnh các chế độ chính sách cho các quân nhân, sau mấy chục năm giấy tờ cái còn cái mất, đi làm các thủ tục vô cùng cực nhọc. Nhiều đơn vị đã giải tán, anh em ta không biết bấu víu vào đâu.

Khi thằng con trai tôi thi vào Đại học nó thi ĐHXD thiếu 1 điểm, ĐH kiến trúc thiếu 1/2 điểm vào khoa XD nhưng thừa những 2 điểm vào khoa khác nhưng không được chuyển khoa. Nó ấm ức nói với vợ chồng tôi:" Bố chúng nó đi bộ đội thì được cộng điểm, bố mình cũng là bộ đội mà con chẳng được thêm điểm nào Angry Angry Angry. Tôi tức quá trả lời:" Tại sao mày không nói bố mày là LS để được cộng thêm 3 điểm có phải tốt không Undecided Undecided Undecided

Đến mấy năm sau khi có chủ trương khám lại thương tật cho các quân nhân đã bị thương còn đầy đủ giấy tờ như Giấy chứng thương, giấy ra viện...Bạn bè khuyên tôi về đơn vị xin cấp lại giấy tờ, tôi bảo:" Thằng con tao đi làm rồi, cũng chẳng cần nữa". Họ bảo: "Mày bị thương như thế mà không khám lại là rất thiệt thòi, đơn vị ở ngay Lục Ngạn chứ đâu xa, để đấy chúng tao lo". Mấy hôm sau trong 1 ngày mưa bão. mấy anh em bên e95 gọi cho tôi lên ngay quán Anh Tú trên Nhật Tân và cho biết có bữa nhậu với mấy anh em ở sư đoàn. Tôi đội mưa phi lên NT và anh em đã ở đó đông đủ. H và D là 2 cán bộ của sư đoàn đang học tại HVQP, họ vốn ở e95 nên rất thân thiết với mấy bác cựu nhà mình. D chủ động nói với tôi:"Các bác đã nói với chúng em trường hợp của bác, bác cho em biết ngày bác bị thương và đơn vị lúc bị thương, em sẽ lục lại hồ sơ để xác nhận cho bác, bác khỏi phải lên đơn vị". Bẵng đi mấy tháng sau, D báo cho tôi đã tìm thấy hồ sơ gốc. Trong số hòm hồ sơ cũ của đơn vị hồ sơ thương tật của tôi nằm ở hòm cuối cùng đang bị mối xông. D báo tôi phải lên đơn vị để nhận trực tiếp vì không thể gửi theo đường BĐ hoặc gửi qua ai. Cũng may mấy hôm sau tôi có dịp lên đơn vị trong đoàn đại biểu của Quỹ MMT20 lên giao lưu với e101. Đây là trung đoàn của Nguyễn Văn Thạc, người đồng đội cùng tiểu đoàn 1 với tôi trong những tháng ngày ác liệt tại ven Thành cổ QT. Có đầy đủ giấy chứng thương do đơn vị cấp, bản sao sổ gốc đi viện cũng như khám thương tật lần đầu tại đơn vị cùng với những giấy tờ khác như QĐ chuyển ngành, giấy XYZ, lý lịch quân nhân tôi đi qua các cửa thủ tục như Phòng LĐ-TBXH, quận đội, BCH quân sự TP, Sở LĐ-TBXH mất thêm 6 tháng nữa và đầu năm 2006 tôi vào khám lại tại Viện giám định Y khoa TƯ. Hiện tại tôi là TB loại 3/4 với tỷ lệ mất sức khỏe là 41%.

Cũng thông qua mối quan hệ với đơn vị cũ tôi đã nhờ đơn vị tìm lại QĐ khen thưởng HCCCGP từ những năm chiến tranh cho chiênc3, Hùng bồ và mấy người nữa. Tôi rất xúc động khi Hùng bồ cầm tấm bằng HCCCGP hạng 3 nói rằng:"Tường à, tao sẽ mang tấm HC này đến trước bàn thờ ông già nói rằng: Đây là HC của con mà bao nhiêu năm trước bố đã chờ mong" Ông cụ thân sinh ra Hùng bồ vốn là một nhà TS về xuất bản. Ông đã hiến cho nhà nước tòa nhà ở phố Đương Thành giờ là Công ty KD nhà số 2 khi công tư hợp doanh. Ông rất tự hào khi biết con trai mình được thưởng HC, đó là niềm tự hào của của 1 lớp người đã từng bị coi là đối tượng cùa CM.

Qua câu chuyện trên mới thấy những thủ tục chế độ cho lớp người chúng ta tưởng như đơn giản mà vô cùng phức tạp. Chưa kể những phiền toái, tiêu cực khi phải đi qua các cửa của các cơ quan công quyền.  

          
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2011, 08:36:03 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #235 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2011, 11:27:30 pm »

Đây là bức ảnh "Vợ chồng nhà Mõ" bên  "chuông "
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #236 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2011, 12:37:52 am »

NGÀY ĐẦU VỀ TRƯỜNG (2)

(tiếp theo)

Những ngày tiếp theo đó sao mà dài thế. Tôi lang thang suốt ngày qua những thằng bạn ra trước tôi như Th., Đ. Tôi cũng đã gặp mấy thằng ra học ĐHKTQS như Ch., S., N., Đ...Tất cả chúng nó đều đang ở giai đoạn thi cử, chủ nhật về HN may ra mới gặp nhau.

Dịp đó HN bùng lên dịch sốt xuất huyết, các phòng y tế rất cần người để tham gia chống dịch, nhờ bà mẹ thằng Đ. giới thiệu, tôi hàng ngày đi phun thuốc muỗi tại khu HK. Công việc không lấy gì làm nặng nhọc, khái niệm nhiễm độc ngày ấy không có gì ghê gớm cả, mỗi ngày cơ quan y tế trả 2 đ. Ngày nào cũng được khu phố nơi mình phun thuốc cho ăn sáng, ăn trưa. Chính những ngày đi phun thuốc tôi thực sự mới biết thực trạng những hang cùng ngõ hẻm của khu phố cổ HN.

Khi xong đợt  phun thuốc tôi bị 1 trận sốt rét khủng khiếp nhất quật ngã. Có cái lạ những năm ở chiến trường tôi chỉ có những cơn gai lạnh, hâm hấp trong 1,2 ngày đến ngày thứ 3 là bình thường. Li bì gần 1 tuần, người nóng như hòn than, rét từ trong ruột rét ra, miệng đắng ngắt, ăn gì cũng cho ra, chỉ có uống nước. Mỗi khi mở mắt ra tôi lại thấy mẹ tôi âu lo ngồi bên cạnh với bát cháo trên tay cố ép tôi ăn được 1 chút."Con chỉ thèm canh chua, mẹ ơi". "Con đang sốt như thế này ăn canh chua là lâu cắt cơn lắm..."

Mấy hôm sau tôi nhúc nhắc được, mẹ tôi nấu cho tôi bát canh tôm nõn và vắt chanh vào. Ôi chao sao mà khoan khoái thế khi cả cơ thể bải hoải của tôi được bát canh tôm nõn vắt chanh xua đi hết. Kể từ khi ra bắc đây là lần sốt nặng nhất và sau này cứ trung bình 38-40 ngày tôi lại bị 1 trận tương đương như thế. Mãi tới năm 1978 tôi mới cắt cơn cuối cùng. Cho đến năm 1982 tôi lại bị quật lại khi đang làm chuyên gia giáo dục tại K.

Sức khỏe tôi đã khá hơn, một ngày cuối tháng 8/1975 tôi đạp xe sang 869 như lời hẹn của ông 1// phó đoàn và 4/ phó ban quân y. Không may cho tôi, các ông ấy đều đi họp đành phải đợi. Tôi đi lang thang trong khu vực đoàn bộ dừng lại tại Phòng quân lực nơi hỏi cung tôi cuối năm 1972. Chẳng còn ai là những người cũ, đội 4 đóng ngay tại gần đoàn bộ. Bây giờ đoàn chuyên đón tiếp bộ đội ở các chiến trường về làm thủ tục ra quân, chỉ có anh em nào là thương binh, bệnh binh sau khi đi viện về thì an dưỡng ở đây. Qua câu chuyện với mấy anh em đang nằm tại đoàn tôi biết được ông phó ban quân y là 1 bác sĩ bị địch bắt và được trao trả năm 1973, mới được phục hồi chức vụ. Có lẽ những người trong hoàn cảnh như ông đã thông cảm và chia sẻ với những người như tôi.

11g trưa phòng của Ban quân y có người mở cửa. Tôi bước vào, ông 4/ nhận ra tôi cười: Tôi tưởng cậu không quay lại nữa. Giờ cậu viết đi, tôi sẽ ký. Kể ra mang sang văn thư đánh máy là tốt nhất nhưng lại phải đến chiều. Cái đơn vị tiếp nhận cậu sẽ không thể bắt bẻ tại sao lại viết tay vì văn bản không quy định là viết tay hay đánh máy...

Ông ta đưa tôi 1 tờ giấy năm hào hai và bảo: "Cậu viết đi.Viết đúng như nội dung của chế độ để khỏi bị bắt bẻ". Tôi cầm bút và viết:

 Quân Đội nhân dân Việt Nam                            Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
       Bộ tư lệnh Thủ đô                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
              Đoàn 869

                                                 GIẤY XÁC NHẬN

Đoàn 869 BTL Thủ đô xác nhận:
Quân nhân LXT sinh ngày 23/5/1952 .
Quê quán: Định Công, Thanh Trì , Hà Nội
Chỗ ở hiện tại 16 ngõ Tức mạc, Hà Nội
Nhập ngũ 27/5/1972
Đơn vị: Đội 8 Đoàn 869.
Cấp bậc B1 Chiến sĩ
Là bệnh binh mắc bệnh mãn tính (đường ruột) tại chiến trường B (Quảng Trị).

                                                                               Ngày... tháng 8 năm 1975

Phó ban Quân y Đoàn 869                                                  Thủ trưởng Đoàn 869

            4/ XXX                                                                        1// YYYY

Sau khi viết xong ông ta ký tên bảo tôi ngồi đợi và cầm tờ giấy đi. Chừng 15 phút sau ông quay lại đưa cho tôi tờ giấy với đầy đủ chữ ký và con dấu của thủ trưởng Đoàn. Tôi nắm chặt tay ông cảm ơn, ông nói:"Thế là được rồi đấy, họ yêu cầu là Trung đoàn nhưng không thể khác được"  

Hôm sau tôi nhảy tầu lên Hương Canh và vào gặp ông N. đưa tờ giấy xác nhận. Ông ta cầm tờ giấy không nói gì và hẹn mấy hôm sau đến lấy QĐ tiếp nhận.

Lại quay về HN, nhưng lần này trong lòng đã nhẹ nhàng hơn.

Cho tới khi xong thủ tục tiếp nhận, lại về khu Bách khoa làm hộ khẩu. Có hộ khẩu mới có gạo và các loại tem phiếu. Sau mấy tuần những thủ tục được làm người hợp pháp đã lấy đứt của tôi 2 tháng lương thực và thực phẩm. 2 tháng gạo là 27kg đã đè nặng lên đôi vai người mẹ tần tảo của tôi. Khi ra đi sao mà nhẹ nhàng thế mà khi trở về đầy những khó khăn, phiền hà.

Tháng 9, tôi lên trường và vào lớp 19XA. Lớp có khoảng 3 chục SV, không có ai là bộ đội đi cùng tôi trở về chỉ có dăm người là bộ đội xuất ngũ thi vào trường. Giờ giải lao ở buổi học đầu tiên, tôi ngồi hút thuốc, tay mân mê chiếc vé tầu, đột nhiên có giọng con gái hỏi :" Anh đi tầu à !" - "Thế không đi tầu thì đi bằng gì ?"
Cô gái cười ré lên: "Anh mua vé tầu là 1 điều xấu hổ với trường ta đấy, cả các thầy cũng đều không mua vé tầu đâu..." Shocked Shocked Shocked

Và như thế từ đó tôi không mua vé tầu nữa, khi vào ga thì mua vé đi tiễn hay vào cửa Khâm Thiên, khi về thì xuống ga Trần Phú hoặc Điện Biên.

Dần dần bạn bè còn sống đều lục tục trở về tiếp tục đi học. Cuộc sống Hương Canh gian khổ quá, ăn uống thiếu thốn đã là một nhẽ nhưng thiếu nước mới là điều đáng sợ. Giếng sâu hun hút, đục ngầu. Trạm bơm của trường chỉ cung cấp cho bếp ăn và hiệu bộ. Có lần dân xung quanh phá tan đường ống dẫn nước vì máy bơm hút kiệt mạch nước ngầm làm cho giếng của họ cũng cạn theo. Muốn tắm phải ra mạn Tam Canh, chỗ có cây cầu bắc qua sông, gần chỗ quê của 6971 để tắm giặt, về sau toàn về HN để giải quyết khâu vệ sinh thân thể.

Ở HC tôi đã 2 lần phải vào bệnh xá vì sốt rét. Bố mẹ tôi khuyên tôi về HN học vì lo cho sức khỏe của tôi, suy nghĩ mãi tôi quyết định xin chuyển về ĐHSP ngoại ngữ. Cái thuận lợi lúc đó Bộ ĐH có 1 văn bản cho phép các quân nhân đang là SV các trường ĐH thuộc khối A được phép chuyển sang những trường thuộc C và D, nhưng không có trường hợp ngược lại. Tôi đến khu ĐHSP ở Cầu Giấy để tìm hiểu, ở đây có 2 trường ĐH là SP 1 (Văn, Sử, Địa) và Ngoại ngữ. Đâu đâu cũng thấy mầu xanh của lính. Đăc thù những trường này vốn ít nam,giờ đây chỉ toàn thấy lính là lính. Quân ta về ồ ạt đến nỗi thiếu chỗ ở đành phải thu xếp ra hội trường nghỉ tạm. Họ nghịch ngợm dựng 1 tấm cót ép lấy vôi viết lên dòng chữ Doanh trại QDNDVN trường ĐHSP ngoại ngữ. Rất nhiều anh em đã từng chiến đấu tai QT và là lính của f325 như Duyên a12 cùng Hùng côn, Hải lắc, Thành đen, Oánh...ở e95. Mấy người bạn khi học cấp 3 với tôi cũng đã thấy trở vê SP 1 như Đông, Lực ở pháo PK.

Tôi thông báo cho bạn bè trên HC biết việc tôi chuyển trường. Chúng nó đùa tôi khi về đó phải làm đầu cầu cho việc tiếp xúc với các em SP. Con gái SP nhất là SPNN đẹp có tiếng thời ấy và là niềm ước ao của dân các trường ĐH kỹ thuật như BK, XD, GT. Trong khi chờ đợi QĐ tiếp nhận của ĐHSPNN, tôi vẫn lên HC, lúc thì ở với Hùng côn, lúc thì ở với Hùng bồ, khi thì sang bên Tự vẫn... Tối tối lũ nhập ngũ 27/5 chúng tôi tập trung tại sân bóng. Cả sân bóng le lói cơ man là những ánh sáng từ những ngọn đèn dầu của hàng nước mà chúng tôi gọi là những ngọn đèn đứng gác. Mỗi khoa nằm ở 1 quả đồi, điện đèn chạy bằng máy nổ đến 9 giờ tối.

Chuyển chuyển trường của tôi không ngờ lại dẫn đến việc trục trặc trong chuyện riêng tư với cô gái hàng xóm của bà chị gái tôi. Câu chuyện bắt đầu từ những đêm B52 đánh bom Hà Nội mà tôi đã kể trong Ngược dòng ký ức và được bắt đầu lại khi tôi khoác ba-lô trở về cuối năm 1974. Chuyện riêng tư của người lính khi trở về sẽ có dịp trải lòng với các bạn. Nhưng có lẽ phải xin phép, cũng may cô bạn đó lại không biết tý gì về CNTT cả (may thế đấy). Nói trước cho các bạn biết cô ta chính là người làm dịu những phút bộc phát, an ủi những mất mát của 1 thằng lính khi trở về phải va chạm với đời thường như đã nói ở trên.

Cuối tháng 11/1975 tôi chia tay bạn bè, đồng đội để về học tại khoa Pháp ĐHSP ngoại ngữ. Măc dù với trường ĐHXD tôi là kẻ tuột xích giữa đường nhưng trong tôi vẫn là hình ảnh của 1 ước mơ cháy bỏng nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng đến ngày trở về giữa những cơn bão lửa của bom đạn kẻ thù, của cái chết kề gang tấc và hìng bóng những đồng đội thân yêu cùng tôi ra đi nhưng mãi mãi nằm lại không bao giờ trở về với Mẹ và mái trường thân yêu.

HẾT
__________

Nói thêm một chút về hồ sơ giấy tờ khi ở bộ đội chuyển về:

Hàng năm vào dịp 27/7, phường Cửa Nam nơi tôi cư trú đều tổ chưc khám sức khỏe cho các TB do phường quản lý. Tôi phát hiện mắc bệnh tiểu đường typ 2 từ năm 2004, năm 2009 phường báo cho tôi đi giám định bị phơi nhiễm chất độc mầu da cam. Tôi phải chuẩn bị hồ sơ ngoài Bệnh án điều trị thường xuyên tại BV tôi phải có Quyết định chuyển ngành, Giấy XYZ, lý lịch quân nhân, giấy chứng nhận Huân huy chương. Theo quy định tôi thiếu QĐ chuyển ngành và Lý lịch quân nhân, 2 loại giấy này tôi không còn giữ, may ra cơ quan có còn không. Tôi không hy vọng là còn vì đã mấy chục năm mà lại thuyên chuyển công tác bao nhiêu lần. Phòng tổ chức cơ quan tôi mở cặp hồ sơ mang tên tôi và điều bất ngờ là toàn bộ những gì về nhân thân của tôi từ khi ở bộ đội vẫn còn đầy đủ từ QĐ ra quân, Lý lịch quân nhân, đặc biệt Hồ sơ sức khỏe của tôi (tờ giấy mà ông Trưởng phòng TC của DHXD không chấp nhận) và cả tờ Giấy xác nhận bệnh binh mắc bệnh mãn tính do tự tay tôi viết vẫn còn đó...Cầm những giấy tờ trong tay cảm xúc dâng trào khi những chuyện cũ lại trỗi dậy trong lòng.

Tôi thành thực cám ơn những người làm công tác lưu giữ hồ sơ cán bộ của các cơ quan mà tôi đã kinh qua công tác đã gìn giữ cẩn thận những gì liên quan đến 1 quãng đời của 1 con người, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chế độ, chính sách sau này (đây là một điều thực sự may mắn).

Những cơ qua mà tôi đã trải qua:
- Đoàn 869 BTL thủ đô.
- Trường ĐHXD
- Trường ĐHSP Ngoại ngữ
- Cục I Bộ Giáo dục.
- Đoàn chuyên gia giáo dục tại K
- Cty KD Vàng Bạc-Đá quý Hà Nội.
- Ngân hàng Đống Đa
- Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
- Ngân hàng Công Thương TP Hà Nội
- Sở Giao dịch 1 NHCT Việt Nam
- Chi nhánh NHTMCPCT TP Hà Nội.    



« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2011, 09:13:35 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #237 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2011, 08:55:59 am »

@lexuantuong:
- Mỗi cuộc đời chúng ta đều có những uẩn khúc riêng. Bác còn giãi bầy được cho lòng khuây khỏa chứ tôi thì không thể làm được. Tôi tâm đắc câu các cụ đã dậy rằng "làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng ngu". Đằng này chúng ta nhiều khi phải làm tớ cả những thằng không những không khôn mà còn chẳng tử tế gì mới khổ thân chúng ta cơ chứ. Chung quy chúng ta chết vì cái câu "Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục". Alecxei Tolxtoi viết rât hay trong tiểu thuyết CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ: "Chiến tranh sẽ qua đi. Những cuộc CM sẽ thôi gào thét. Chỉ còn lại một tấm lòng em trong trắng, thủy chung và chan chứa tình yêu đời".
- Hôm nay mưa bão thế này có gặp nhau cuối tuần được không đây. Tôi rất muốn gặp bác để bàn về việc đi Quỳnh Lưu tuần tới. (hôm nay đi làm bỏ ĐT ở nhà nên phải nhắn bác qua diễn đàn này vậy).
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #238 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2011, 09:06:02 am »

CHƯƠNG TRÌNH KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY NHẬP NGŨ
06/9/1971 - 06/9/2011[/center]


THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ TRÁI TIM BẠN & TÔI


Kính gửi : Đồng đội một thời để nhớ


BAN TỔ CHỨC

   Lương Quốc Dũng      -Phó Trưởng ban thường trực   -Tel: 0913.227.119

-Email: dung.luongquoc@yahoo.com.vn
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #239 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2011, 09:09:13 am »

BAN TỔ CHỨC
1.   Thầy thuốc Nhân dân
Nguyễn Văn Khanh   -Trưởng ban   -Tel: 0904.430.606
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM